Thực hiện chính sách giáo dục hướng nghiệp cho học sinh Trung học cơ sở

Thực hiện chính sách giáo dục hướng nghiệp cho học sinh Trung học cơ sở

Thực hiện chính sách giáo dục hướng nghiệp cho học sinh Trung học cơ sở trên địa bàn Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

1. Tính cấp thiết của đề tài

Nguồn nhân lực là nguồn lực con người và là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế- xã hội. Đó là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của một tổ chức/ Quốc gia. Trình độ phát triển của nguồn nhân lực là một thước đo chủ yếu sự phát triển của các Quốc gia. Vì vậy, các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đều rất coi trọng phát triển nguồn nhân lực.

Hiện nay, Việt Nam đã và đang từng bước hội nhập quốc tế sâu rộng và cạnh tranh trên thị trường, đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa thâm nhập vào các quốc gia, các khu vực trên thế giới. Vì vậy, theo quyết định 126/CP ngày 19 tháng 03 năm 1981 của Hội đồng Chính phủ về công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông và sử dụng hợp lý học sinh phổ thông các cấp tốt nghiệp ra trường đã không còn phù hợp với sự phát triển trong giai đoạn hiện nay và giai đoạn sắp tới.

Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông là một trong những vấn đề quan trọng luôn được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Nghị quyết 29 – NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 Khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: “Đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở, định hướng nghề nghiệp ở trung học phổ thông”, “bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở, trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn sau phổ thông có chất lượng[5, tr.2].

Song, trên thực tế, những năm qua công tác giáo dục hướng nghiệp, phân luồng cho cho học sinh phổ thông ở Thị xã Điện Bàn mặc dù đã được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo, nhưng vẫn đang gặp nhiều khó khăn khi mà chất lượng hoạt động hướng nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu của học sinh và xã hội; học sinh cuối các cấp học và bậc học chưa được chuẩn bị chu đáo để lựa chọn nghề nghiệp, lựa chọn ngành cho phù hợp với bản thân và yêu cầu xã hội. CBQL ở các trường THCS chưa thật sự chú trọng đến công tác phân luồng học sinh sau THCS, công tác giáo dục hướng nghiệp ở các trường THCS chưa đáp ứng được yêu cầu; giáo viên kiêm nhiệm chưa được đào tạo bài bản về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác hướng nghiệp. Ngoài ra, ngành GDĐT và LĐTB&XH chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác đào tạo nghề, các doanh nghiệp trên địa bàn vẫn còn chú trọng đến bằng cấp, đặc biệt là phải có bằng tốt nghiệp THPT hoặc bằng nghề.

Để mang đến sự lựa chọn tốt nhất cho các em học sinh thì hướng nghiệp là sự định hướng vô cùng quan trọng. Nhất là trong thời điểm hiện nay, ngày càng có nhiều nghề mới xuất hiện khiến cho việc lựa chọn nghề nghiệp đối với các em học sinh càng trở nên khó khăn hơn. Do đó, việc xem nhẹ công tác tư vấn hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS dẫn đến tình trạng bỏ học, chất lượng ở các trường THPT đi xuống, hệ lụy của các vấn đề tệ nạn xã hội tăng cao. Nhiều học sinh dù được tuyển sinh vào lớp 10, học ở các trường công lập, nhưng do không đủ sức để theo kịp chương trình và sự lôi kéo của tệ nạn xã hội đã phải bỏ học giữa chừng.

Điện Bàn là thị xã của tỉnh Quảng Nam với nhiều doanh nghiệp có nhu cầu cao về nguồn lao động tập trung tại cụm Công nghiệp Điện Nam- Điện Ngọc với nhiều công ty, nhà máy sản xuất như: Công ty sản xuất giày da Ricker, nhà máy bia Henekien, Nhà máy Gạch Đồng Tâm, Công ty cáp Việt- Hàn, Công ty may mặc Hòa Thọ, Công ty chế biến Lâm đặc sản,… Tuy nhiên, tiêu chuẩn lựa chọn nhân công lao động của các doanh nghiệp đều đòi hỏi tối thiểu phải có bằng THPT hoặc sơ cấp nghề phù hợp với yêu cầu và đặc biệt phải nằm trong độ tuổi lao động. Trên địa bàn thị xã hiện nay có 18 trường THCS với số lượng học sinh gần 14.500 học sinh [34, tr.12]. Đa số người dân (phụ huynh) chủ yếu là lao động nông nghiệp, chưa có ý thức và cũng chưa được tuyên truyền một cách đầy đủ về tầm quan trọng của việc định hướng nghề nghiệp cho con em mình một hướng đi đúng đắn phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động; bên cạnh đó, các CBQL cũng chưa được tập huấn chuyên sâu trong công tác hướng nghiệp và phân luồng cho học sinh THCS để xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm định hướng giúp học sinh lựa chọn ngành nghề cho tương lai. Mặt khác, tỉ lệ hộ nghèo, cận nghèo ở địa bàn vẫn còn, điều kiện kinh tế khó khăn nên việc học tập của thanh thiếu niên chưa được đảm bảo, một số phải bỏ học giữa chừng.

Nếu công tác giáo dục hướng nghiệp được triển khai một cách đồng bộ, kịp thời và thực hiện tốt phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, chuyển các học sinh trong những đối tượng trên sang đào tạo nghề rút ngắn thời gian học, giải quyết khó khăn về kinh tế cho gia đình, tránh lãng phí trong giáo dục, giúp thanh niên có được việc làm phù hợp với năng lực và sở thích, tự tin trong cuộc sống, đảm bảo nguồn lực cho sự phát triển kinh tế địa phương.

Việc chuẩn bị nghề nghiệp cho thế hệ trẻ một cách có hiệu quả, giúp cho học sinh, những người lao động trẻ có cơ hội hoà nhập nhanh với cuộc sống lao động sản xuất, đang là một trong những yêu cầu cấp bách cần được các cấp ủy Đảng, Chính quyền, các tổ chức toàn xã hội quan tâm.

Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Thực hiện chính sách giáo dục hướng nghiệp cho học sinh Trung học cơ sở trên địa bàn Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam” để làm Luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Chính sách công. Đây là vấn đề có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận lẫn thực tiễn trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần tổ chức hiệu quả, nâng cao chất lượng thực thi chính sách giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCS trên địa bàn Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về giáo dục hướng nghiệp và tổ chức thực hiện chính sách giáo dục hướng nghiệp;

Thứ hai, chỉ rõ, phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện chính sách giáo dục hướng nghiệp; nêu rõ những thành tựu và hạn chế, bất cập trong việc tổ chức thực hiện chính sách giáo dục hướng nghiệp trên địa bàn Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam;

Thứ ba, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị để góp phần nâng cao tính hiệu quả trong việc thực hiện chính sách giáo dục hướng nghiệp trên địa bàn Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu việc thực hiện chính sách giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCS và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về mặt không gian: Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Phạm vi về mặt thời gian: Chính sách giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh sau tốt nghiệp Trung học cơ sở giai đoạn 2013-2018 và định hướng đến năm 2025.

5. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập thông tin: Phân tích tài liệu sẵn có bao gồm các bài báo khoa học, sách, luận văn, luận án, các văn bản, các bài viết, các trang web có liên quan đến vấn đề giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS. Thông tin thu được không chỉ là một bức tranh tổng thể về định hướng giáo dục hướng nghiệp của học sinh THCS mà còn giúp người nghiên cứu tìm ra những khía cạnh mới cần khai thác sâu hơn trong đề tài;

– Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Dùng phiếu hỏi nhằm thu thập thông tin và từ kết quả khảo sát thu được giúp người nghiên cứu thu thập thông tin định lượng để bổ sung và làm sáng tỏ cho phần nghiên cứu mang tính chất định tính;

– Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: Trao đổi, nói chuyện với các

đồng nghiệp, nhất là cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ phụ trách công tác giáo dục hướng nghiệp ở các trường THCS để nắm bắt những thông tin liên quan đến đề tài.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận

Luận văn đã góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về việc thực hiện chính giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCS ở Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo để vận dụng trong quá trình thực hiện công tác giáo dục hướng nghiệp không chỉ riêng Thị xã Điện Bàn, mà còn thực hiện được ở một số địa phương có điều kiện kinh tế tương đồng. Ngoài ra, Luận văn còn giúp các nhà quản lí giáo dục tại địa phương khắc phục những tồn tại, hạn chế, đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm ba chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách giáo dục hướng nghiệp cho học sinh Trung học cơ sở;

Chương 2. Thực trạng thực hiện chính sách giáo dục hướng nghiệp cho học sinh Trung học cơ sở ở Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam;

Chương 3. Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giáo dục hướng nghiệp cho học sinh Trung học cơ sở tại Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1. Tổng quan nghiên cứu về thực thi chính sách

1.1.1. Khái niệm chính sách công

Trên thế giới, việc nghiên cứu về Chính sách công được khởi động từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, tiêu biểu là các nghiên cứu của các học giả Mỹ. Cho đến nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về chính sách công bởi nó đang là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Bởi vì, mỗi người có cách tiếp cận, cách hiểu về chính sách công không giống nhau. Theo Wiliam Jenkin, “Chính sách công tà tập hợp các quyết định liên quan với nhau được ban hành bởi một hoặc một nhóm các nhà hoạt động chính trị cùng hướng đến lựa chọn mục tiêu và các giải pháp để đạt được các mục tiêu đó”; Thomas R. Dye lại cho rằng: “Chính sách công là bất kỳ những gì nhà nước lựa chọn làm hoặc không làm” [22, tr.8]. Còn theo Krafty Furloy: Chính sách công là quá trình hành động hoặc không hành động của chính quyền để đáp lại một vấn đề công cộng. Charles O. Jones định nghĩa: “Chính sách công là tập hợp các yếu tố gồm: Dự định, Mục tiêu, Đề xuất, Các quyết định hay các lựa chọn, Hiệu lực”. B Guy Peters định nghĩa: “Chính sách công là toàn bộ quá trình trực tiếp hay gián tiếp qua các đại lý, tác động đến cuộc sống của mọi người”. [29, tr.123]. Còn theo Doctor Eric: “Chính sách công là sản phẩm của một tiến trình tương tác giữa các cá nhân theo các nhóm làm việc nhỏ trong khuôn khổ do các tổ chức đặt ra – các tổ chức này hoạt động trong một hệ thống thể chế chính trị, luật pháp và chịu ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa – xã hội”. [22, tr.8-9]

Đối với Việt Nam, do đặc điểm của hệ thống chính trị và hệ tư tưởng cho nên vấn đề nghiên cứu về chính sách công mới chỉ được đề cập trong khoảng gần 20 năm trở lại đây, đặc biệt từ khi chúng ta chấp nhận cơ chế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Hiện nay, ở Việt Nam khái niệm về chính sách công có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Theo Từ điển giải thích thuật ngữ hành chính: “Chính sách công là chiến lược sử dụng nguồn lực để làm dịu bớt những vấn đề của quốc gia hay những mối quan tâm của Nhà nước. Chính sách công cho phép Chính phủ đảm nhiệm vai trò của người cha đối với cuộc sống của nhân dân. Nó tạo thời cơ, giữ gìn hạnh phúc và an toàn cho mọi người; tạo ra an toàn tài chính và bảo vệ an toàn Tổ quốc” [26, tr.99-100]. Theo quan điểm các nhà khoa học của Viện Chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, cho rằng chính sách công là “Chương trình hành động của nhà nước nhằm giải quyết các vấn đề cụ thể” [45, tr.25]. Nội hàm của định nghĩa này có 3 nội dung cần quan tâm:

Một là, Chính sách công là những “chương trình” gồm các đường lối, chính sách, biện pháp liên quan với nhau, phụ thuộc lẫn nhau, mang tính hệ thống, được luận giải một cách khoa học; nó khác với các chính sách với các quyết định nhất thời mang tính tình thế. Bởi vì, các quyết định nhất thời, mang tính tình thế chỉ nhằm đến giải quyết một vấn đề cụ thể trong những thời điểm nhất định thì không được coi là chính sách công;

Hai là, Chính sách công mang “tính hướng đích, cụ thể”, tức là nhằm vào giải quyết các vấn đề cụ thể của thực tiễn. Ở đây cần phân biệt ba khái niệm: đường lối, chính sách, biện pháp, theo mức độ cụ thể hóa của nó. Đường lối bao gồm những nguyên tắc và định hướng phát triển chung nhất. Chính sách là sự cụ thể hóa và thể chế hóa của đường lối. Các biện pháp là sự cụ thể hóa của chính sách và gắn với hành động thực tiễn;

Ba là, Chính sách công mang “tính hợp pháp”. Vì chủ thể đưa ra chính sách công chính là Nhà nước, có quyền dùng sức mạnh của bộ máy quyền lực để cưỡng chế thi hành. Tuy nhiên, không phải chính sách công nào hay khi nào cũng dùng sức mạnh quyền lực để cưỡng chế. Cơ sở xã hội của chính sách công lại chính là sự nhất trí và đồng thuận của nhân dân. Tính hợp pháp là điểm khác biệt giữa chính sách công với các chính sách của các tổ chức trong khu vực tư nhân hay của các đảng phái và đoàn thể xã hội, là những chủ thể không nắm giữ quyền lực công cộng dù trực tiếp hay gián tiếp, ít hay nhiều có những ảnh hưởng nhất định đến quyền lực đó.

Mặc dù có sự khác biệt đáng kể nhưng các định nghĩa trên kể cả của thế giới và Việt Nam đều có một xu hướng chung là muốn thâu tóm khái niệm chính sách công trong tính hệ thống, tổng thể của nó. Các định nghĩa đều khẳng định: Chính sách công là một vấn đề mang bản chất xã hội- Nhà nước, nó không tồn tại một cách độc lập mà luôn phụ thuộc nhiều chính sách liên quan, ràng buộc bởi các mối quan hệ nhân quả chồng chéo vượt ra ngoài mọi sự phân tích từng chủ thể cá nhân. Đối tượng tác động của nó chính là nhân dân.

Từ những quan niệm trên chúng ta có thể hiểu Chính sách công một cách khái quát là tổng thể chương trình hành động của Đảng và Nhà nước, nhằm giải quyết những vấn đề có tính cộng đồng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội theo phương thức nhất định nhằm đạt được các mục tiêu đề ra và đảm bảo cho xã hội phát triển bền vững, ổn định.

Về phân loại chính sách công: có nhiều cách phân loại khác nhau tùy theo góc độ tiếp cận của chủ thể. Phân theo lĩnh vực gồm có: chính sách kinh tế, chính sách chính trị, chính sách xã hội, chính sách quốc phòng an ninh, chính sách văn hóa, … Theo mức độ tổng quát có chính sách chung và chính sách riêng. Phân loại theo quy mô vấn đề: chính sách chiến lư­ợc và chính sách tác nghiệp. Theo mức độ về mặt thời gian: chính sách dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Phân loại theo chức năng của chính sách có chính sách khai thác, phân phối, chính sách điều chỉnh, điều tiết, can thiệp, khuyến khích, hỗ trợ, thí điểm…

1.1.2. Thực thi chính sách và ý nghĩa thực thi chính sách

Tổ chức thực thi chính sách có vị trí rất quan trọng, nó là một khâu hợp thành chu trình chính sách, nếu thiếu công đoạn này thì chu trình chính sách không thể tồn tại vì nó là trung tâm kết nối các bước trong chu trình chính sách thành một hệ thống, nhất là với thực thi chính sách. Chúng ta đều nhận thấy hoạch định một chính sách tốt là hết sức khó khăn và trải qua rất nhiều công đoạn nhưng cho dù chính sách có tốt đến mấy nhưng không được tổ chức thực thi hay thực thi kém thì nó cũng không mang lại hiệu quả, không đạt được mục tiêu mà uy tín của Nhà nước còn bị ảnh hưởng. Như vậy qua sự phân tích trên thì chúng ta có thể thấy được vai trò quan trọng của thực thi chính sách công.

Tổ chức thực thi chính sách là để từng bước thực hiện các mục tiêu chính sách và mục tiêu chung. Mục tiêu của chính sách có liên quan đến nhiều vấn đề, nhiều lĩnh vực nên không thể cùng một lúc giải quyết hết tất cả mà phải lần lượt và việc thực thi chính sách công phải giải quyết các vấn đề trong mối quan hệ biện chứng với mục tiêu chung.

Thực thi chính sách để khẳng định tính đúng đắn của chính sách có nghĩa là chính sách này được triển khai rộng rãi trong đời sống xã hội và được xã hội chấp nhận thì điều này cũng phản ánh tính đúng đắn của chính sách này và ngược lại.

Quá trình thực thi giúp chính sách ngày càng hoàn thiện vì chúng ta đều biết chính sách không tránh khỏi tính chủ quan làm ảnh hưởng tới hiệu quả của chính sách. Để khắc phục điều này thì qua thực thi chính sách sẽ rút ra bài học kinh nghiệm và chỉnh sửa để hoàn thiện chính sách.

1.1.3. Vị trí, vai trò của đánh giá trong xây dựng (chu trình) chính sách công

Theo khoa học chính trị, một chính sách công có chu trình gồm 4 bước:

Một là, xác lập chương trình nghị sự với mục đích tìm kiếm sự nhất trí về mục tiêu;

Hai là, ra quyết định chính sách nhằm tìm kiếm sự nhất trí về biện pháp để đạt được mục tiêu;

Ba là, triển khai chính sách là thi hành các biện pháp đã được nhất trí;

Bốn là, đánh giá chính sách tức đánh giá việc thực hiện mục tiêu, đặt ra các vấn đề mới.

Như vậy, chúng ta thấy rằng đánh giá chính sách công là một trong bốn khâu của một chu trình chính sách công. Mặc dù, đánh giá chính sách là khâu thứ tư, khâu cuối cùng trong một chu trình chính sách nhưng nó có vai trò hết sức quan trọng. Để muốn biết một chính sách nào đó có phù hợp với thực tiễn, có vướng mắc và có mang lại hiệu quả hay không thì cần phải có sự đánh giá khách quan về nó. Bởi vì, khi chính sách được thiết kế không ai có thể lường hết các khía cạnh khác nhau trong các vấn đề xã hội mà nó tạo ra. Mặt khác, các nhà chính trị khi hoạch định chính sách thường đưa ý chí chủ quan của họ vào chính sách, do đó khi chính sách ra đời va chạm thực tế sẽ bộc lộ nhiều vấn đề cần được điều chỉnh, bổ sung.

Đánh giá chính sách là một khâu quan trọng trong chu trình chính sách. Dù dưới hình thức nào, bất cứ chính sách nào cũng phải được tổng kết, đánh giá và kết luận về tính hiệu quả và sự thành công của nó. Vấn đề ở chỗ, trong thực tế, việc đánh giá kết quả tưởng như đơn giản nhưng thực ra lại không đơn giản, vì thế trong thực tế thì đây là khâu thường bị quên lãng hoặc nếu có thì cũng không được tiến hành một cách nghiêm túc, khoa học mà đánh giá chỉ mang tính hình thức, qua loa, đại khái cho xong, cuối cùng các chính sách đưa ra đều được đánh giá là tốt và hiệu quả thế nhưng trên thực tế có khi ngược lại.

Đánh giá hiệu quả chính sách phải bao gồm cả đánh giá kết quả thực tế của việc triển khai chính sách cũng như việc đánh giá bản thân quá trình xây dựng và triển khai chính sách để tổng kết các kinh nghiệm. Tuy nhiên, để đánh giá được một cách khoa học thì khả năng đo lường được chính xác các chi phí và kết quả (định lượng cụ thể) cũng như khả năng quy được trách nhiệm là rất quan trọng nhưng cũng rất khó. Đây là vấn đề được nhiều cải cách hành chính hiện nay trên thế giới cũng như ở nước ta quan tâm nhưng vẫn chưa mang lại hiệu quả như mong đợi.

1.2. Một số vấn đề lý luận về giáo dục hướng nghiệp

1.2.1. Hiểu thế nào về khái niệm “Giáo dục hướng nghiệp” ?

Mặc dù thuật ngữ “Hướng nghiệp” xuất hiện trên thế giới cách đây hàng trăm năm nhưng cho đến nay vẫn còn rất nhiều người hiểu chưa đúng hoặc hiểu chưa đầy đủ. Có người nghĩ đơn giản hướng nghiệp là hướng dẫn, quyết định việc chọn ngành, nghề cho học sinh chuẩn bị tốt nghiệp phổ thông; có người cho rằng đây là quá trình định hướng cho các em lựa chọn những ngành, nghề có giá trị trong xã hội. Có người lại cho rằng hướng nghiệp là công việc dành riêng cho nhà trường và chỉ có nhà trường mới làm được hướng nghiệp… Vậy, nên hiểu về hướng nghiệp như thế nào cho đúng? “Hướng nghiệp trong giáo dục là hệ thống các biện pháp tiến hành trong và ngoài nhà trường để giúp học sinh có kiến thức về nghề nghiệp và có khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội”. [13, tr.2]

Khái niệm trên cho thấy: Thực chất của hướng nghiệp không phải là sự quyết định nghề mà là giúp các em có được những hiểu biết cần thiết về bản thân, về thế giới nghề nghiệp xung quanh, về những yếu tố ảnh hưởng, tác động tới bản thân trong việc chọn nghề để lựa chọn nghề phù hợp và giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa cá nhân với nghề, giữa cá nhân với xã hội.

Hướng nghiệp là giáo dục sự lựa chọn nghề một cách có chủ đích nhằm đảm bảo cho các em hạnh phúc trong lao động nghề nghiệp, lao động đạt hiệu suất cao và cống hiến được nhiều nhất cho xã hội. Hướng nghiệp không chỉ được thực hiện trong nhà trường bởi các thầy, cô giáo mà hướng nghiệp được tiến hành tại gia đình và cộng đồng với sự tác động, hỗ trợ của các cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội, đặc biệt là cha mẹ học sinh.

Giáo dục hướng nghiệp là hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, trong đó nhà trường giữ vai trò quyết định giúp người học chọn nghề trên cơ sở khoa học. Khi đó nhà trường phải sử dụng các biện pháp mang tính chất hướng dẫn, không áp đặt cho người học nhưng lại mang tính thuyết phục cao dựa trên nguyên tắc hình thành hứng thú, uốn nắn và điều chỉnh động cơ chọn nghề của học sinh sao cho có sự nhất trí cao với nguyện vọng của bản thân, với yêu cầu nguồn nhân lực của các thành phần kinh tế, giữa năng lực cá nhân với đòi hỏi nghề. Trong mối quan hệ phức hợp từng cặp một giữa cá nhân và xã hội, giữa cá nhân và nghề phải được giải quyết bằng những biện pháp giáo dục đồng bộ, nếu coi nhẹ cặp quan hệ nào sẽ dẫn đến tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”, lao động ở nơi này thừa, lao động ở nơi khác thiếu, năng suất lao động không cao do không có sự phù hợp nghề nghiệp. Rõ ràng là giáo dục hướng nghiệp phải gắn với công tác giáo dục tư tưởng, chính trị và đạo đức nhằm giúp học sinh giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa “ước mơ” và “hiện thực”, giữa cái “muốn” cái “có thể” và cái “cần phải làm” để luôn biết điều chỉnh hài hòa giữa lợi ích của xã hội và lợi ích của bản thân.

Như vậy, giáo dục hướng nghiệp là bộ phận của giáo dục toàn diện giúp mỗi người học có được hiểu biết về tính chất của ngành nghề mà mình hướng tới, biết phân tích ngành nghề và có hướng rèn luyện bản thân từ đó. Người học sẽ tự xác định được đâu mới thực là nghề nghiệp phù hợp hoặc không phù hợp với mình.

1.2.2. Phương hướng của công tác giáo dục hướng nghiệp cấp Trung học cơ sở

Công tác hướng nghiệp góp phần điều chỉnh việc lựa chọn nghề của thanh thiếu niên, học sinh theo hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế:

Một trong những mục đích chính của công tác giáo dục hướng nghiệp là điều chỉnh hướng chọn nghề của thế hệ trẻ cho phù hợp với những yêu cầu phát triển của kinh tế. Vì thế, trong công tác giáo dục hướng nghiệp luôn đòi hỏi thanh thiếu niên, học sinh phải trả lời được câu hỏi: “Nghề định chọn có nằm trong những nghề mà xã hội đang cần phát triển hay không?”

Đất nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa, cơ cấu kinh tế sẽ chuyển đổi theo hướng giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ trong thu nhập quốc nội. Xu hướng chọn nghề của thanh thiếu niên, học sinh phải phù hợp với xu hướng dịch chuyển cơ cấu kinh tế là một yêu cầu của giáo dục hướng nghiệp. Chính điều này đã đặt ra trong giáo dục hướng nghiệp phải nắm thông tin chính xác về yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế để học sinh có cơ sở cân nhắc, định hướng chọn nghề cho bản thân. Và vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải được nhà trường quan tâm như là một định hướng chuẩn bị cho học sinh ra trường;

Hướng nghiệp phát huy tác động giáo dục ý thức chính trị và lý tưởng nghề nghiệp cho người lao động:

Trong giáo dục hướng nghiệp những bài toán tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội phải được đặt ra trước cho học sinh khi các em quyết định con đường lao động nghề nghiệp của mình. Hiện nay, nước ta đang bước vào thời kỳ mở cửa, mở rộng thị trường ra bên ngoài, sự cạnh tranh về thị trường hàng hóa trong quá trình phát triển kinh tế giữa quốc gia càng quyết liệt. Đòi hỏi thị trường lao động phải đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH của quốc gia.

Thông qua những thông tin về thị trường lao động, phân tích cho học sinh thấy sự cần thiết phải vươn lên nắm lấy những công nghệ cao… Bởi các công nghệ lạc hậu sẽ làm chi phí đầu tư quá lớn, từ đó năng suất lao động và chất lượng sản phẩm thấp.

Bên cạnh, cũng cho học sinh thấy sự cần thiết phải nâng cao năng lực sản xuất, năng lực tiếp thị và năng lực sáng tạo. Đó là những yếu tố sẽ quyết định năng lực cạnh tranh của cở sở sản xuất, của doanh nghiệp. Là một nước nông nghiệp lạc hậu, trên con đường công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, cần phải thật sự có một cuộc cách mạng trong nông nghiệp, phát triển nền nông nghiệp sinh thái, nền nông nghiệp sạch, bảo đảm chất lượng cao về những mặt hàng nông sản. Chúng ta không chỉ quan tâm đến an ninh lương thực mà còn phải đề cao an toàn thực phẩm, đây là vấn đề quyết định đến việc phát triển thị trường hàng hoá nông nghiệp.

Mặt khác, qua công tác giáo dục hướng nghiệp và các hoạt động khác trong nhà trường nhằm cho học sinh thấy tính tất yếu của việc chuyển nhà nông sang các nghề thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp với khẩu hiệu “ly nông bất ly hương”. Ngay trong quá trình học ở trường phổ thông, học sinh phải được định hướng đi vào những nghề mà chính địa phương đang có, các khu công nghiệp hoặc các khu chế xuất mọc lên…;

Hướng nghiệp gắn với việc học tập làm chủ công nghệ mới:

Thông qua giáo dục hướng nghiệp, học sinh thấy được sự sống còn của nghề nghiệp gắn bó chặt chẽ với đổi mới công nghệ với việc làm chủ những tri thức hiện đại, với việc học hỏi liên tục và đào tạo suốt đời.

Nền sản xuất hiện nay đang thừa hưởng thành quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. Với vòng đời của công nghệ rút ngắn, các sản phẩm có mặt hàng trên thị trường không thể kéo dài hàng năm, mà là hàng tháng, hàng tuần. Các doanh nghiệp buộc phải nâng cao tính cạnh tranh trên cơ sở nâng cao năng lực làm chủ những công nghệ mới. Lẽ sống của các doanh nghiệp là đổi mới công nghệ, mở rộng thị trường. Trong điều kiện này, hệ thống trường học, bệnh viện, nhà in, nhà xuất bản, các nhà hát, thư viện, câu lạc bộ…cũng thay đổi về nội dung và hình thức hoạt động theo nhịp độ đổi mới công nghệ. Công tác giáo dục hướng nghiệp trong giai đoạn hiện nay phải chỉ ra hướng phát triển của các nghề theo hướng ứng dụng những tri thức mới, những công nghệ mới và vẽ nên viễn cảnh phát triển của nghề.

Đây là chỗ khó của công tác giáo dục hướng nghiệp và cũng là lẽ tồn tại của hướng nghiệp. Học sinh chỉ thấy được thực trạng của nghề trong hiện tại, không thấy được những biến đổi mau lẹ của nội dung, hình thức, phương pháp công tác trong nghề bằng những công nghệ mới, không hình dung hết được con đường hiện đại hoá của nghề nên khó có thể quyết định việc lựa chọn lĩnh vực lao động sau khi rời trường học;

Hướng nghiệp chuẩn bị con người năng động thích ứng với thị trường:

Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế đã đặt ra cho công tác giáo dục hướng nghiệp những yêu cầu mới như cùng với việc giới thiệu nghề cụ thể cho học sinh, mà còn phải cho học sinh thấy rằng, thiếu năng lực sáng tạo sẽ không bảo đảm được sức cạnh tranh trên thị trường.

Song song, trong quá trình làm một nghề, người lao động còn phải tăng tính thích ứng của mình với những thay đổi lớn lao của thị trường hàng hoá, có những trường hợp còn phải có năng lực chuyển sang nghề khác. Đây là tinh thần mới của công tác giáo dục hướng nghiệp. Trong thời đại mới, do sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, rất nhiều thành tựu khoa học mới được ứng dụng rộng rãi trong đó có công nghệ thông tin. Việc “máy tính hoá” các hoạt động nghề nghiệp và phổ cập Internet đang ngày càng bức bách buộc người lao động phải nắm chắc việc sử dụng máy tính và ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh trước khi dự tuyển vào bất kỳ ngành, nghề nào.

Trong điều kiện phát triển của thị trường, công tác giáo dục hướng nghiệp cần hướng một bộ phận không nhỏ những học sinh tốt nghiệp phổ thông đi vào lĩnh vực kinh doanh. Đây là đội ngũ có một vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của nước nhà. Chân dung các nhà doanh nghiệp được mô tả khoa học trong các giờ học hướng nghiệp để học sinh có năng khiếu kinh doanh chú ý đến các nghề thuộc lĩnh vực này.

Trên đường tiếp cận với kinh tế tri thức, trong sinh hoạt hướng nghiệp cần dành một thời gian thích đáng cho việc làm quen với những lĩnh vực công nghệ mũi nhọn: như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và công nghệ tự động hoá nhằm giúp cho học sinh hiểu được phương hướng và các mục tiêu phát triển các công nghệ này ở nước ta. Mặt khác, trong nội dung hướng nghiệp cũng cần nói đến những đặc điểm kinh tế tri thức và những yêu cầu đặt ra trước cho người lao động phục vụ nền kinh tế hiện nay.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\VIEN HAM LAM DOT 10\CHINH SACH CONG\TRAN PHUOC CONG\SAU BAO VE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *