THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN TỪ THỰC TIỄN CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

 

1. Tính cấp thiết của đề tài

Đà Nẵng là một trong số 28 thành phố ven biển của cả nước; một thành miền Trung với 6/8 quận, huyện của thành phố tiếp giáp với biển, trong đó có huyện đảo Hoàng Sa. Nhắc đến Đà Nẵng là nhắc đến thành phố đáng sống nhất Việt Nam, một thành phố xinh đẹp mà vẫn giữ nét cổ kính hai bên bờ sông Hàn. Với hơn 92km bờ biến, với nhiều bãi tắm đẹp lý tưởng như: Mỹ Khê, Non Nước, Bắc Mỹ An, Nam Ô, Xuân Thiều.. Các bãi tắm ở Đà Nẵng đều có bãi cát trắng, mực nước nông, có độ mặn vừa phải và quanh năm trong xanh. Để khai thác lợi thế của đường bờ biển dài cùng những bãi biển hoàn hảo, những năm gần đây Đà Nẵng đã nhanh chóng xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển, trong đó, đặc biệt tập trung khai thác thế mạnh về du lịch và ngành công nghiệp chế biến thủy sản. Với một vị trí đia lý đặc biệt cùng với sự phát triển nhanh chóng về đô thị Đà Nẵng luôn là điểm đến du lịch hàng đầu của các du khách trong và ngoài nước,

Tuy nhiên, Thành phố hiện đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về môi trường đáng báo động vì nhiều nguyên nhân. Toàn thành phố với 44 cửa cống xả nước thải ra biển tính từ quận Liên Chiểu, Thanh Khê, Hải Châu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn. Tất cả hệ thống cống thoát này bao gồm cả cống xả và hệ thống thu gom nước mưa và nước thải đều không được thiết kế để xử lý nước trước khi chảy thải ra môi trường. Bên cạnh đó còn có một số tác động gây ô nhiễm môi trường biển như: tốc độ gia tăng dân số ngày càng nhanh, nhu cầu phát triển kinh tế ngày càng cao trong bối cảnh các nguồn tài nguyên đất liền ngày càng cạn kiệt, càng đẩy mạnh khuynh hướng tiến ra biển, khai thác biển, làm giàu từ biển.

Nhưng đi kèm với việc tăng cường khai thác tài nguyên biển lại là các phương thức thiếu tính bền vững. Các hoạt động khai thác chủ yếu chỉ tập trung vào các mục tiêu phát triển kinh tế để đạt được lợi nhuận tối đa, trong khi xem nhẹ công tác bảo vệ môi trường. trong nhiều trường hợp bị khai thác quá mức, hệ sinh thái biển bị đe dọa nghiêm trọng, môi trường biển nhiều nơi trở nên ô nhiễm đến mức báo động; chất lượng các nguồn nước suy giảm mạnh; điều kiện vệ sinh môi trường chưa được đảm bảo. Đặc biệt trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu với các biểu hiện chính là sự gia tăng mực nước biển và nhiệt độ của trái đất tăng cao đang làm cho nhiều nguồn tài nguyên biển bị khai thác cạn kiệt, … là những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến môi trường biển hay nói một cách khác Môi trường ven biển hiện nay đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ, thách thức, tác động không nhỏ đến phát triển kinh tế – xã hội đất nước và bảo đảm nguồn sống cho người dân. Hiện nay ô nhiễm môi trường biển đã là một vấn đề mà cả xã hội phải quan tâm. Đặc biệt là những thành phố lớn như Đà Nẵng.

Một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường biển tại Đà Nẵng là do việc thiếu chính sách bảo vệ môi trường biển và việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường biển khi triển khai thực hiện còn nhiều bất cập chưa phù hợp với thực tiễn.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn này là Nhằm làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách bảo vệ môi trường biển. Qua đó, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện chính sách bảo vệ môi trường biển tại thành phố Đà Nẵng, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác thực hiện chính sách bảo vệ môi trường biển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói riêng và trên cả nước nói chung.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn có nhiệm vụ:

Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn, làm rõ các khái niệm nghiên cứu cơ bản về thực hiện chính sách bảo vệ môi trường biển.

Thứ hai, khảo sát, phân tích thực trạng việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường biển ở thành phố Đà Nẵng từ đó xác định những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân.

Thứ ba, đề xuất những giải pháp tăng cường thực hiện chính sách bảo vệ môi trường biển từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường biển từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

– Về nội dung, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn liên quan đến việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường biển.

– Về không gian, luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách bảo vệ môi trường biển từ thực tiễn phố Đà Nẵng.

– Về thời gian, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách thành phố Đà Nẵng trong vòng 05 năm trở lại đây (2014- Đến nay).

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận

Luận văn vận dụng cách tiếp cận nghiên cứu chính sách công đa ngành, liên ngành khoa học xã hội, trong đó chú ý nhiều đến tiếp cận thực hiện chính sách có sự tham dự, tham gia của các chủ thể chính sách.

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu chính sách công kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và thực tế.

  • Phương pháp thu thập thông tin: còn gọi là phân tích và tổng hợp, được sử dụng để thu thập, phân tích và khai thác thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm các văn kiện, tài liệu, nghị quyết, quyết định của Đảng, Nhà nước, bộ, ngành ở Trung ương và địa phương; các công trình nghiên cứu, các báo cáo, tài liệu thống kê của chính quyền, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức, cá nhân liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới chính sách bảo vệ môi trường biển ở nước ta nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng. Đồng thời, thu thập thông tin từ các tài liệu của các tổ chức và học giả trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài.
  • Phương pháp khảo sát thực địa: nhằm quan sát và thu thập thông tin ở các điểm đen về ô nhiễm môi trường biển, gồm quan sát tại chỗ kết hợp với gặp gỡ, trao đổi và phỏng vấn nhanh, đánh giá nhanh thực tế.
  • Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu là phương pháp được dùng khá phổ biến trong nghiên cứu xã hội học, đó là phương pháp đối thoại trực tiếp với đối tượng nhằm thu thập thông tin và kiểm tra các giả định, theo đó tác giả tiếp xúc với một số cán bộ phụ trách quản lý môi trường, một số tổ chức, đoàn thể và người dân địa phương để tìm hiểu, phỏng vấn sâu về một số vấn đề trọng yếu của thực hiện chính sách bảo vệ môi trường biển với các câu hỏi đã được chuẩn bị trước.
  • Phương pháp phân tích chính sách: Là đánh giá tính toàn vẹn, tính thống nhất, tính khả thi và hiệu quả của chính sách nhằm điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu và thực tế.
  • Phương pháp thống kê: Là phương pháp thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và đề ra các quyết định.Phương pháp này được sử dụng chủ yếu phục vụ cho nội dung về thực trạng và đánh giá thực trạng thực hiện chính sách tại thành phố Đà nẵng.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận

  • Nghiên cứu này đã vận dụng các lý thuyết về chính sách công và quy trình phân tích một chính sách công để làm rõ một số vấn đề về khoa học và thực tiễn của một chính sách cụ thể; làm rõ một số vấn đề thực hiện chính sách bảo vệ môi trường từ góc độ tiếp cận lý thuyết khoa học chính sách công.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

– Luận văn giúp Nhận thức sâu sắc hơn vai trò của môi trường đối với sự phát triển bền vững giữa kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Cung cấp luận cứ khoa học cho việc nhận thức, quán triệt sâu rộng quan điểm bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp, các ngành, các tổ chức, cộng đồng và của mọi người dân và trên cơ sở đó cụ thể hóa chính sách và tổ chức thực hiện chính sách BVMT một cách hiệu quả hơn.

  • Kết quả đánh giá nghiên cứu làm sáng tỏ, minh chứng cho các thuyết liên quan đến chính sách công, từ đó hình thành các tiến trình đề xuất các giải pháp chính sách nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả chính sách đã ban hành.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được chia làm ba chương lần lượt thực hiện ba nhiệm vụ nghiên cứu đã nêu ở trên:

Chương 1. Những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách bảo vệ môi trường biển ở nước ta hiện nay.

Chương 2. Thực tiễn xây dựng và triển khai thực hiện chính sách môi trường biển ở Đà Nẵng.

Chương 3. Quan điểm và giải pháp tăng cường thực hiện chính sách bảo vệ môi trường biển tại thành phố Đà Nẵng.

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN

1.1. Các khái niệm cơ sở

1.1.1. Khái niệm Chính sách bảo vệ môi trường biển

Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào đó của Chính phủ nó bao gồm các mục tiêu mà chính phủ muốn đạt được và cách làm để thực hiện các mục tiêu đó. Những mục tiêu này bao gồm sự phát triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế – văn hóa – xã hội – môi trường.

Chính sách môi trường là những chủ trương, biện pháp mang tính chiến lược, thời đoạn, nhằm giải quyết một nhiệm vụ bảo vệ môi trường cụ thể nào đó, trong một giai đoạn nhất định.

Chính sách bảo vệ môi trường là những chủ trương, biện pháp mang tính chiến lược, thời đoạn, nhằm giải quyết một nhiệm vụ bảo vệ môi trường cụ thể nào đó, trong một giai đoạn nhất định.

Chính sách bảo vệ môi trường (hay chính sách môi trường) là chính sách công. Như vậy, có thể định nghĩa Chính sách bảo vệ môi trường là tập hợp các quyết định của Nhà nước nhằm đưa ra các mục tiêu, giải pháp, công cụ chính sách để giải quyết các vấn đề về bảo vệ môi trường nhằm thực hiện các mục tiêu bảo vệ môi trường cho phát triển bền vững của đất nước.

Theo khoản 3, Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2005 định nghĩa “Bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học”[19, tr.78].

Môi trường biển được định nghĩa trên nhiều phương diện khác nhau, nếu xét về phương diện phạm vi địa lý, môi trường biển là toàn bộ vùng nước biển của trái đất với tất cả những gì có trong đó. Theo Điều 1, khoản 4 Công ước của Liên hợp quốc tế Luật biển năm 1982, môi trường biển được hiểu bao gồm các tài nguyên sinh vật, các hệ sinh thái biển và chất lượng nước biển, cảnh quan biển [12]. Năm 1992, tại Hội nghị thượng đỉnh trái đất về bảo vệ môi trường họp tại Rio De Janeiro (Brazil), là chương trình hành động phát triển bền vững. Ở chương 17 trong chương hành động 21 (Agenda 21) định nghĩa: “Môi trường biển là vùng bao gồm các đại dương và các biển, các vùng ven biển tạo thành một tổng thể, một thành phần cơ bản của hệ thống duy trì cuộc sống toàn cầu và là tài sản hữu ích tạo cơ hội cho sự phát triển bền vững”. Định nghĩa này được coi là định nghĩa chính thức về “môi trường biển”.

Bảo vệ môi trường biển là những chủ trương, chính sách và hoạt động thực tiễn của Đảng, Nhà nước, nhân dân nhằm giữ gìn, khai thác, bảo vệ, cải tạo, phục hồi các yếu tố cấu thành môi trường biển gồm:nước biển, các sinh vật thủy, hải sản trong lòng biển, rêu rong tảo trong nước biển và các tài nguyên thiên nhiên có trong lòng biển.

Chính sách bảo vệ môi trường biển là một loại chính sách công nhằm bảo vệ môi trường biển, tập trung vào các vấn đề môi trường biển và có liên quan chặt chẽ với các bộ phận khác của chính sách bảo vệ môi trường.Theo PGS.TS Đỗ Phú Hải thì “Chính sách công là tập hợp các Quyết định chính trị có liên quan của Nhà nước nhằm lựa chọn mục tiêu, giải pháp và công cụ thực hiện nhằm giải quyết các vấn đề của xã hội theo mục tiêu tổng thể đã xác định”.

Như vậy,chính sách bảo vệ môi trường biển là một tập hợp các quy định, quyết định quản lýnhà nước về bảo vệ môi trường biển nhằm lựa chọn các mục tiêu, giải pháp và công cụ thực hiện nhằm giải quyết các vấn đề môi trường biển theo mục tiêu tổng thể đã xác định.

Tài nguyên biển và hải đảo bao gồm tài nguyên sinh vật và tài nguyên phi sinh vật thuộc khối nước biển, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển, vùng đất ven biển và quần đảo, đảo, bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam. Nhà nước ta có những chính sách về bảo vệ môi trường biển là bảo vệ tài nguyên, môi trường biển và hải đảo cụ thể:

Một là, nhà nước bảo đảm bảo vệ môi trường biển, tài nguyên biển và hải đảo được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả, bền vững theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Hai là, nhà nước huy động các nguồn lực, khuyến khích đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; ưu tiên cho vùng biển sâu, biển xa, hải đảo, vùng biển quốc tế liền kề và các tài nguyên mới có tầm quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo.

Ba là,tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo; nâng cao hiệu quả công tác phối hợp trong việc kiểm soát ô nhiễm, phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường biển và hải đảo, biến đổi khí hậu, nước biển dâng; quản lý chặt chẽ hoạt động nhận chìm ở biển.

Bốn là, đầu tư nâng cao năng lực quan trắc, giám sát, dự báo về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; thiết lập hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tổng hợp, đồng bộ về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo phục vụ phát triển kinh tế biển, quốc phòng, an ninh.

Năm là, mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo trên nguyên tắc giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia.

1.1.2. Đối tượng của Chính sách bảo vệ môi trường biển

Trong những năm qua, cùng với sự hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu sắc và toàn diện, kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, ngày càng khẳng định được vị thế trên trường quốc tế. Kinh tế luôn đạt mức tăng trưởng cao, tạo nhiều thuận lợi cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội, thực trạng môi trường đang nảy sinh nhiều hệ lụy phức tạp, trong đó, vấn đề ô nhiễm, suy thoái môi trường biển đang có xu hướng gia tăng, ngày một gay gắt, đe dọa trực tiếp tới các thành quả về phát triển kinh tế – xã hội. Vì vậy đối tượng của chính sách bảo vệ môi trường biển ở đây chính là:

– Áp lực môi trường biển đe dọa tới sự phát triển bền vững, đó là các áp lực lên môi trường do các hoạt động sản xuất và dân sinh đang ngày càng rõ nét như: nuôi trồng và chế biến thuỷ sản; chế biến thực phẩm; hoạt động dân sinh; hoạt động phát triển công nghiệp và các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu…

– Việc phát triển các khu công nghiệp ở nước ta diễn ra khá nhanh, công tác quản lý, BVMT tại các khu công nghiệp đã có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên, vẫn còn tồn tại tình trạng nhiều khu công nghiệp đang hoạt động chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, chưa xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn đạt yêu cầu, gây ô nhiễm môi trường biển và ảnh hưởng đến đời sống của người dân

– Mặt khác, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước khi đầu tư xây dựng các dự án mới chỉ chú trọng tới lợi nhuận mà bỏ qua một số điều kiện về công tác BVMT biển, như không đánh giá tác động môi trường, không chú trọng việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Ô nhiễm môi trường không khí ở khu vực đô thị cũng ngày càng gia tăng, chủ yếu từ phương tiện giao thông, hoạt động xây dựng và chất thải sinh hoạt.

1.1.3. Mục tiêu và nguyên tắc của Chính sách bảo vệ môi trường biển

Chính sách bảo vệ môi trường biển của nước ta hiện nay phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:

Một là, chính sách bảo vệ môi trường biển phải là sự thể chế hóa chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng về công tác bảo vệ môi trường.

Trong quá trình đổi mới, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác ứng phó biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và BVMT, đã được nêu trong các nghị quyết, chỉ thị Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, trong chính sách, pháp luật về đất đai, chiến lược biển, khoáng sản và bảo vệ môi trường. Để chủ trương của Đảng về bảo vệ môi trường biển đi vào cuộc sống, các cấp chính quyền phải cụ thể hóa bằng các chính sách môi trường bằng Luật Bảo vệ Môi trường (trong nước) và các Công ước quốc tế về môi trường.

Hai là, chính sách bảo vệ môi trường biển phải bám sát thực trạng môi trường của đất nước.

Việt Nam có một vùng biển đặc quyền kinh tế trên 1.000.000 km2 và hơn 3.000 đảo lớn, nhỏ, hai quần đảo là Trường Sa và Hoàng Sa, bờ biển kéo dài trên 3.260 km. Đây là những tiền đề cho phép hoạch định một chiến lược biển, phù hợp với xu thế phát triển của một quốc gia biển. Nhưng thực trạng về ô nhiễm môi trường biển đang là vấn đề báo động “đỏ”.

Ba là, chính sách bảo vệ môi trường biển đóng vai trò quyết định cho sự phát triển bền vững của quốc gia.

Trước tình trạng môi trường biển đảo Việt Nam đang có những biểu hiện ô nhiễm nghiêm trọng, làm mất đi môi trường sống của nhiều sinh vật biển và ảnh hưởng tới sự phát triển xã hội của con người, có khả năng chúng ta không hoàn thành được mục tiêu thiên niên kỷ là phát triển bền vững. Do vậy, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm tới việc bảo vệ môi trường biển đảo thông qua việc ký kết, ban hành các chủ trương, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật các cấp.

  • Việt Nam cũng đã ký kết các văn bản pháp lý quốc tế về bảo vệ môi trường biển; Chính phủ đã ban hành Nghị định số 25/2009/NĐ-CP về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo. Hội nghị lần thứ tư ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X) đã thông qua Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 “Về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 ”, trong đó nhấn mạnh “Thế kỷ XXI được thế giới xem là thế kỷ của đại dương”.

Chính phủ đã ra Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP, ngày 30-5-2007 và Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 137/2007/QĐ-TTg, ngày 21-8-2007, phê duyệt Đề án tổ chức thông tin phục vụ công tác phòng, chống thiên tai trên biển; Quyết định số 373/QĐ-TTg, ngày 23-3-2010, phê duyệt Đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam… Các cơ quan ở Trung ương và địa phương, cùng với các lực lượng vũ trang đã chủ động xây dựng kế hoạch, trực tiếp triển khai chương trình hành động của Chính phủ và đã đạt được những kết quả quan trọng.

Nhà nước thay mặt xã hội, thể hiện ý chí xã hội, biến ý chí đó thành pháp luật. Vì vậy, các mục tiêu chung về BVMT biển, vì lợi ích chung của cộng đồng, xã hội cần được thể chế hóa, pháp luật hóa trong Luật và mọi chủ thể trong xã hội phải có trách nhiệm thi hành.

1.1.4. Nội dung của Chính sách bảo vệ môi trường biển

Trước đây, ở Việt Nam do nhận thức về tài nguyên biển còn hạn chế, chưa chú trọng các dạng tài nguyên phi vật chất, khai thác quá mức, gây lãng phí tài nguyên, suy thoái môi trường biển và hải đảo. Trong xu thế chung của thế giới, coi “Thế kỷ XXI là thế kỷ của đại dương” cũng như nhận thức được những tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, Việt Nam đã bước đầu thiết lập chính sách quản lý TN&MT biển và hải đảo theo phương thức tổng hợp trong bối cảnh đẩy mạnh hội nhập quốc tế với các nội dung chủ yếu:

Một là, quản lý TN&MT biển hợp lý, hiệu quả, bền vững theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm quốc phòng an ninh. Để thực hiện nội dung trên, thời gian qua, nhà nước đã thành lập hệ thống cơ quan quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo từ Trung ương đến địa phương; hoạch định và tổ chức thực hiện các chính sách, cơ chế, công cụ điều phối liên ngành, liên vùng để bảo đảm tài nguyên biển và hải đảo được khai thác, sử dụng hiệu quả, duy trì chức năng và cấu trúc của hệ sinh thái nhằm phát triển bền vững, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trên biển, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1570/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và BVMT biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 2295/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quản lý đới bờ Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Hai là, khuyến khích đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học về TN&MT biển và hải đảo; thiết lập hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tổng hợp, đồng bộ về TN&MT biển và hải đảo phục vụ phát triển kinh tế biển, quốc phòng, an ninh; khuyến khích tổ chức cá nhân khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, BVMT biển và hải đảo, phát triển kinh tế biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Ba là, tăng cường BVMT biển và hải đảo; kiểm soát ô nhiễm môi trường biển; ứng phó sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển; nhận chìm ở biển; trách nhiệm của nhà nước, tổ chức, cá nhân trong BVMT biển và hải đảo. Triển khai Quyết định số 1278/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Tuyên bố chung và Chương trình khung giữa Việt Nam, Campuchia, Thái Lan về hợp tác sẵn sàng ứng phó sự cố tràn dầu vùng vịnh Thái Lan”, Quyết định số 1864/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Chính phủ nước Cộng hòa Philipin về hợp tác trong lĩnh vực ứng phó sự cố tràn dầu trên biển”.Việc triển khai các quyết định này nhằm thực hiện các nghĩa vụ mà Việt Nam đã cam kết hợp tác trong việc sẵn sàng ứng phó kịp thời, hiệu quả sự cố tràn dầu tại vùng biển tiếp giáp giữa Việt Nam và các nước liên quan.

Bốn là, nâng cao năng lực quan trắc, giám sát, dự báo về TN&MT biển và hải đảo; thiết lập hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tổng hợp, đồng bộ về TN&MT biển và hải đảo nhằm quản lý hiệu quả TN&MT biển và hải đảo, ứng phó kịp thời và phòng chống thiên tai từ biển, kết nối và chia sẻ thông tin bảo đảm thông suốt từ Trung ương đến địa phương; tham gia các hệ thống quan trắc, giám sát biển và đại dương của khu vực, thế giới.

Năm là, mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên, BVMT biển và hải đảo trên nguyên tắc giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia; bảo đảm nguyên tắc xây dựng vùng biển hòa bình, hợp tác, hữu nghị cùng phát triển trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tôn trọng pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan.

Để thực hiện đầy đủ và có hiệu quả những nội dung chính sách về BVMT biển, hệ thống cơ quan quản lý phải được xây dựng từ Trung ương đến địa phương; cần phải tổ chức thành hệ thống các cơ quan có nhiệm vụ BVMT biển; thiết lập chính sách quản lý TN&MT biển và hải đảo hợp lý, hiệu quả, bền vững pháp lý để điều chỉnh các hoạt động phát triển có liên quan đến môi trường nhằm BVMT biển hiện nay.

1.1.5. Công cụ của Chính sách bảo vệ môi trường biển

Về cơ bản, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và bảo vệ môi trường biển hiện nay dựa trên cơ sở các Luật pháp chung bao gồm:

– Luật pháp Quốc tế:

Công ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển hiện nay có khoản 300 công ước quốc tế về bảo vệ môi trường. Trong đó, có các công ước sau về bảo vệ môi trường biển:

+ Công ước năm 1982 của Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS).

+ Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu (MARPOL 73/78).

+ Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển 1974 (SOLAS).

+ Công ước quốc tế sẵn sàng ứng phó và hợp tác đối với việc xử lý ô nhiễm dầu năm 1990 (OPRC).

+ Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm biển và do chất thải và những vật liệu khác (London 1972).

+ Công ước quốc tế Hồng Kông về tái sinh tàu an toàn, thân thiện môi trường năm 2009 (SR 2009)…

Cấp Trung ương

Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam được thành lập đã khẩn trương xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định 25/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2009 về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo. Đặc biệt, Luật Biển Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 21-6-2012 đã có những quy định cụ thể về gìn giữ, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển (Điều 35). Luật quy định cấm những hành vi hủy hoại, làm suy thoái môi trường, hệ sinh thái biển, hải đảo; vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng biển, quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và công bố;

Ngoài Luật BVMT biển, nhà nước có các văn bản pháp lý khác dưới luật để quản lý, chỉ đạo việc BVMT biển bao gồm: pháp lệnh do ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua, Chủ tịch nước ký lệnh ban hành; nghị định và quyết định do Chính phủ ban hành để hướng dẫn và cụ thể hóa luật; quyết định và quy định do các Bộ và ủy ban nhân dân các cấp ban hành; chỉ thị và thông tư hướng dẫn do Cục Môi trường, Bộ TN &MT và Cục BVMT biển ban hành.

Cấp địa phương

Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo trên địa bàn địa phương, trong đó có môi trường biển. Trên cơ sở những văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành, năm 2010, Bộ Nội vụ và Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục ban hành Thông tư liên tịch số 26/2010/TTLT-BNV-BTNMT ngày 05/11/2010 hướng dẫn hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Chi cục Biển và Hải đảo trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường. Theo đó, Chi cục Biển và Hải đảo là cơ quan quản lý nhà nước về biển và hải đảo ở cấp địa phương.

Hệ thống công cụ pháp lý để BVMT biển của quốc gia chính là khung khổ pháp lý để điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong các hoạt động phát triển có liên quan đến môi trường nhằm BVMT của con người. Nếu hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về BVMT của quốc gia rõ ràng, cụ thể, phù hợp với thực tế, được ban hành kịp thời, đồng bộ, đầy đủ thì nó sẽ đi vào cuộc sống, được các tổ chức, cá nhân chấp nhận và thực hiện tốt. Ngược lại, văn bản quy phạm pháp luật về BVMT của quốc gia không rõ ràng, không sát với thực tế, chồng chéo, mâu thuẫn nhau thì sẽ khó khăn trong tổ chức triển khai thực hiện.

Với chức năng: nhận thức, giáo dục, điều chỉnh, phân công xã hội, bảo vệ và giải quyết các xung đột, Luật BVMT biển giúp nhà nước quản lý công việc BVMT biển hiệu quả trong xã hội.

1.2. Các yếu tố tác động tới việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường biển

1.2.1. Yếu tố bên trong

Thứ nhất yếu tố con người

  • Tỷ lệ gia tăng dân số ở các vùng biển cũng thường cao đột biến, dẫn đến các hoạt động phát triển kinh tế như dịch vụ, thương mại của con người cũng tăng cao cộng với việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên lãng phí. Kết quả, gây sức ép rất lớn đến môi trường biển, làm suy giảm, suy thoái tài nguyên biển ở những vùng ven bờ.
  • Lối sống và trình độ dân trí còn thấp: người dân cư ven biển chủ yếu đến từ nhiều nơi, họ là dân nhiều vùng miền; họ sống tập trung thành cụm, hình thành những “vạn chài”; ngoài mục đích kiếm tiền nuôi sống bản thân thì việc bảo vệ nguồn lợi từ biển, môi trường biển coi như nằm ngoài sự để tâm của họ.
  • Các hoạt động trên biển như: vận tải hàng hải, nuôi và đánh bắt hải sản, phát triển cảng và nạo vét đáy biển, du lịch biển, thăm dò và khai thác khoáng sản biển (chủ yếu dầu khí), nhận chìm tàu; tràn dầu, thải dầu, đổ thải phóng xạ, hoá chất độc hại…, các chất thải không qua xử lý đổ ra sông, suối cuối cùng “trăm sông đổ ra biển cả” gây ô nhiễm môi trường biển.

Thứ hai, yếu tố quản lý

Vẫn còn các cấp chính quyền chưa hoặc chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đối với công tác bảo vệ môi trường như buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát về môi trường biển nên việc thực hiện các chính sách bảo vệ môi trường biển còn hạn chế.

Vì thế việc tăng cường công tác quản lý, nâng cao vai trò trách nhiệm của các sở, ban, ngành và đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác bảo vệ môi trường biển là rất cần thiết thì chính sách báo vệ môi trường biển mới được thực thi, đưa vào cuộc sống hiệu quả hơn và giảm thiểu ô nhiễm môi trường biển.

Thứ ba, yếu tố luật pháp, chính sách

  • Luật Môi trường quốc tế là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia và tổ chức quốc tế trong việc ngăn chặn, loại trừ thiệt hại gây ra cho môi trường của từng quốc gia và môi trường ngoài phạm vi sử dụng của quốc gia.

– Luật Môi trường quốc gia là tổng hợp các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc pháp lý điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình các chủ thể sử dụng hoặc tác động đến một hoặc một vài yếu tố của môi trường trên cơ sở kết hợp các phương pháp điều chỉnh khác nhau, nhằm bảo vệ một cách có hiệu quả môi trường sống của con người.

Cho đến nay, đã có hàng nghìn các văn bản luật quốc tế về môi trường. Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều văn bản trong số đó. Song pháp luật quốc tế về BVMT biển do nhiều nước ký kết hoặc tham gia lại không có hiệu lực trực tiếp trên lãnh thổ một quốc gia cụ thể nào. Muốn thi hành trên phạm vi lãnh thổ quốc gia nào đó, các quy phạm của Luật quốc tế về BVMT biển cần phải chuyển hóa thành quy phạm pháp luật quốc gia, nghĩa là nhà nước phải phê chuẩn các văn bản này.

Vì vậy, các mục tiêu chung về BVMT biển, vì lợi ích chung của cộng đồng, xã hội cần được thể chế hóa, pháp luật hóa trong Luật và mọi chủ thể trong xã hội phải có trách nhiệm thi hành

Bên cạnh yếu tố pháp luật, còn là những yếu tố về chính sách. Hiện nay, cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường biển và việc tổ chức thực hiện của các cơ quan chức năng vẫn còn những hạn chế, bất cập. Theo thống kê của Bộ Tư pháp (2014), hiện có khoảng 300 văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, hệ thống các văn bản này vẫn còn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, thiếu chi tiết, chưa bám sát thực tế, tính ổn định không cao, tình trạng văn bản mới được ban hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung, từ đó làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế,… trong việc bảo vệ môi trường biển.

Mặt khác trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác bảo vệ môi trường biển hạn chế, dẫn đến không chỉ làm cho các chính sách về bảo vệ môi trường biển bất cập so với thực tiễn đòi hỏi mà còn làm cho chính sách chậm hoặc khó đi vào cuộc sống, thậm chí cản trở thực hiện các mục tiêu bảo vệ môi trường.

1.2.2. Yếu tố bên ngoài

Yếu tố tự nhiên

  • Các vi sinh vật gây hại: các loại vi sinh vật biển, vi tảo biển gây hại cho biển gia tăng về số lượng, tham gia vào hiện tượng thuỷ triều đỏ, làm suy giảm các sinh vật biển có lợi.
  • Các hoạt động địa chất như: núi lửa dưới lòng đất, bão, các cơn địa chấn, sóng thần… làm chết hàng loạt vi sinh vật biển, xác của chúng không được xử lý đã gây ô nhiễm vùng biển đới bờ. Bên cạnh đó sự đứt gãy của vỏ trái đất làm rò rỉ những mỏ dầu ở đáy đại dương cũng đã góp phần gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường biển.
  • Không khí ô nhiễm: Các hoạt động tương tác biển – khí cũng kéo theo hiện tượng lắng đọng các chất gây ô nhiễm xuống biển. Nồng độ CO2 được hoà tan vào trong nước biển tăng lên nhanh chóng cùng với nhiều chất gây nguy hại và bụi kim loại nặng được không khí mang ra biển. Sự gia tăng nhiệt độ trong khí quyển của trái đất do hiệu ứng nhà kính đã kéo theo sự dâng cao của mực nước biển và thay đổi môi trường sinh thái biển.

Tiểu kết Chương 1

Trong chương 1, luận văn đã trình bày khái quát những vấn đề lý luận về chính sách bảo vệ môi trường biển và những vấn đề liên quan đến chính sách bảo vệ môi trường biển ở Thành Phố Đà Nẵng.

Thứ nhất, luận văn nêu khái niệm chung về môi trường biển, ô nhiễm môi trường biển là gì? Bảo vệ môi trường biển, Chính sách bảo vệ môi trường biển của Việt Nam; phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường biển; nêu ra các chính sách chủ yếu nhằm bảo vệ môi trường biển.

Thứ hai, luận văn tập trung phân tích cơ sở thực tiễn về thực hiện chính sách bảo vệ môi trường biển của Việt Nam, bài học kinh nghiệm cho Đà Nẵng từ các chính sách đó và nhiệm vụ của Đà Nẵng trong việc bảo vệ môi trường biển.

Kết quả nghiên cứu của Chương 1 sẽ là cơ sở lý luận để thực hiện các nội dung tiếp theo của đề tài, đồng thời là cơ sở lý luận có thể áp dụng vào việc thực thi hiệu quả chính sách bảo vệ môi trường biển của thành phố Đà Nang.

CHƯƠNG 2

THỰC TIỄN XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH

MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐÀ NẴNG

2.1. Khái quát về môi trường biển ở Đà Nẵng

2.1.1 Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội Thành phố Đà Nẵng

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Thành phố Đà Nẵng nằm ở 15055’20” đến 16014’10” vĩ tuyến Bắc, 107018’30” đến 108020’00” kinh tuyến Đông dọc theo vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Với một vị trí địa lý đặc biệt có thể nói Đà Nẵng thuận lợi về các tuyến đường biển, đường hàng không quốc tế; là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, đông bắc Campuchia, Thái Lan và Myanma.

Bờ biển Đà Nẵng dài khoảng 92 km, có vịnh nước sâu với cửa biển Liên Chiểu, Tiên Sa, có vùng lãnh hải thềm lục địa với độ sâu 200m; các bãi tắm ở Đà Nẵng đều có bãi cát trắng, mực nước nông, có độ mặn vừa phải và quanh năm trong xanh; hàng năm, nơi đây đón rất nhiều lượt du khách phương xa đến thưởng thức vẻ đẹp và tham gia các trò chơi trên biển sở hữu bờ biển cát trắng mịn với nhiều bãi tắm trong sạch.

Hơn 5 năm qua Đà Nẵng đã tích cực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường, nâng cao an sinh xã hội và được coi là “Thành phố đáng sống” của Việt Nam.  Đà Nẵng nổi tiếng không chỉ với Việt Nam và với cả thế giới Năm 2018, Đà Nẵng được chọn đại diện cho Việt Nam lọt vào top 10 địa điểm tốt nhất để sống ở nước ngoài do Tạp chí du lịch Live and Invest Overseas (LIO) bình chọn.

2.1.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội

Nằm ở Cửa ngõ phía Đông của Hành lang Kinh tế Đông – Tây (EWEC) là một trong năm hành lang kinh tế được phát triển theo sáng kiến của Ngân hàng Phát triển Châu Á ở khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông. Đà Nẵng được xác định là thành phố đóng vai trò hạt nhân tăng trưởng, tạo động lực thúc đẩy phát triển cho cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Với nền kinh tế khá đa dạng bao gồm cả công nghiệpnông nghiệp, dịch vụ, du lịch, thương mại; về thế mạnh kinh tế biển của Đà Nẵng, không thể không nhắc đến nguồn tài nguyên biển; vùng biển Đà Nẵng có ngư trường rộng trên 15.000 km2, với trữ lượng nguồn lợi thủy sản khoảng 1.140.000 tấn, chiếm 43% tổng trữ lượng của cả nước. Khu vực biển Nam Hải Vân – Bán đảo Sơn Trà có các hệ sinh thái với tính đa dạng sinh học cao như rạn san hô, thảm cỏ biển, rong biển và các chủng loại sinh vật quý.

Do đó Thành phố Đà Nẵng luôn xác định, biển là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế – xã hội Đà Nẵng.Vì thế du lịch biển được xác định là một trong các ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố.

2.1.2. Những ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội đến môi trường biển Thành phố Đà Nẵng

2.1.2.1. Những ảnh hưởng tích cực

Thông qua việc phân tích, đánh giá các số liệu về điều kiện tự nhiên, KT-XH đến môi trường biển cho thấy công tác bảo vệ môi trường biển trên địa bàn Thành phố có những thuận lợi sau:

Thứ nhất, việc xây dựng, cụ thể hóa chính sách, pháp luật về BVMT biển được triển khai nhanh chóng, đầy đủ, kịp thời đáp ứng yêu cầu của thực tiễn

Thứ hai, tổ chức bộ máy trong QLNN đã thực hiện được như: thành lập hệ thống cơ quan quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo từ Trung ương đến địa phương; phân cấp quản lý biển cho Thành phố; thành lập Phòng Quản lý đa dạng sinh học trực thuộc Chi cục BVMT; thành lập Phòng Biển và Hải đảo trực thuộc UBND cấp huyện đối với Huyện đảo;

Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1570/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và BVMT biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 2295/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quản lý đới bờ Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Thứ ba, có nhiều tổ chức quốc tế hợp tác thực hiện các chương trình, dự án như: Môi trường và Khoa học, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Cơ quan Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA), Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN) trong dự án QLTHVB…

Thứ tư, việc triển khai, tổ chức thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về Quản lý nhà nước, bảo vệ môi trường, bảo vệ biển có những thuận lợi nhất định, trách nhiệm của nhà nước, tổ chức, cá nhân trong BVMT biển và hải đảo trong việc thực hiện các chủ trương được triển khai nhanh chóng; đạt hiệu quả cao hơn và khá đồng đều ở khu vực ven biển;

2.1.2.2. Những ảnh hưởng tiêu cực

Bên cạnh những mặt tích cực cũng còn có những tồn tại trong công tác bảo vệ môi trường biển tại thành phố:

Thứ nhất, quá trình mở rộng không gian đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác tài nguyên đất… đã gây nên những tác động đến môi trường sinh thái và đa dạng sinh học của thành phố” các khu công nghiệp cũng như kinh tế biển đã làm cho những áp lực về ô nhiễm với môi trường biển ngày càng nghiêm trọng

Thứ hai, việc tiếp giáp biên giới biển với Trung Quốc, là nước có mức độ ô nhiễm biển ngày càng lớn cũng gây ra những khó khăn nhất định trong BVMT biển của Đà Nẵng.

Thứ ba, con người đã khai thác thiên nhiên và làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên không thể tái tạo được (dầu mỏ, kim loại,….), gây ô nhiễm môi trường đất (xả rác bừa bãi, xả thải các chất ô nhiễm mà đất không có khả năng làm sạch…); nước (thải các nguồn nước chưa qua xử lý và mức ô nhiễm vượt quá khả năng tự làm sạch của nước, các sự cố tràn dầu….); không khí (các phương tiện giao thông, các nhà máy không có hệ thống xử lý khí thải…)

Thứ tư, ngành dịch vụ chiếm trên 50% trong cơ cấu kinh tế, do đó lượng khách du lịch ngày càng tăng, đặc biệt, vào những ngày lễ hội với sự tập trung lớn du khách như vậy, thì càng gây áp lực cho môi trường nói chung và môi trường biển Đà Nẵng nói riêng.

Thứ năm, QLNN về BVMT biển gặp khó khăn khi phải điều hòa lợi ích giữa nhiều ngành, lĩnh vực, nhiều chủ thể có liên quan đến biển.

Thứ sáu, so với thực tiễn BVMT thì bộ máy quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay, còn mỏng, thiếu kinh nghiệm, địa bàn rộng, tính chất và mức độ gây ô nhiễm BVB bờ ngày càng phức tạp. Do đó yêu cầu BVMT Đà Nẵng phục vụ phát triển du lịch bền vững ngày càng trở thành áp lực đối với hoạt động quản lý.

Thứ bảy, công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hành vi gây ô nhiễm BVB gặp khó khăn khi địa bàn rộng, nguồn gây ô nhiễm đa dạng.

2.2. Thực trạng môi trường biển Đà Nẵng

2.2.1. Điểm mạnh

Nằm sát Biển Đông thành phố Đà Nẵng với nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ dễ dàng phát triển toàn diện mọi mặt, trên mọi lĩnh vực:

Về hệ sinh thái biển, theo tài liệu khảo sát năm 2002 của Viện Hải dương học Nha Trang, thì Đà Nẵng khá đa dạng về hệ sinh thái: hiện có 7 điểm tạo ra rạn san hô, chạy dọc ven biển từ chân đèo Hải Vân đến bán đảo Sơn Trà.

Quần thể các rạn san hô này tập trung nhiều nhất ở ven vùng bờ phía Bắc vịnh Đà Nẵng và vùng phía Nam bán đảo Sơn Trà với diện tích trên 58ha. Các rạn san hô vùng biển ven bờ Đà Nẵng này còn là nơi cư trú của gần 74 loài thuộc 44 giống và 26 họ cá rạn san hô đã được xác định.

Về chất lượng nước biển, kết quả phân tích chất lượng nước biển ven bờ ngày 07/5/2016 của Sở Tài nguyên và Môi trường tại 08 vị trí khu vực bãi tắm gồm: Phạm Văn Đồng, Mỹ Khê, Non Nước, Bãi Rạng; cầu cảng Tiên Sa; cửa sông Phú Lộc; cửa sông Cu Đê; cảng Liên Chiểu theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho thấy các thông số đều nằm trong giới hạn cho phép, đảm bảo yêu cầu phục vụ mục đích thể thao, giải trí dưới nước.

Tài nguyên biển Đà Nẵng, nằm trong ngư trường trọng điểm của miền Trung, với trữ lượng khoảng 1.140.000 tấn, chiếm 43% tổng trữ lượng cả nước, gồm trên 670 giống, loài, trong đó hải sản có giá trị kinh tế cao là 110 loài. Khu vực biển Nam Hải Vân – Bán đảo Sơn Trà có các hệ sinh thái đa dạng cao như rạn san hô, thảm cỏ biển, rong biển và các chủng loại sinh vật quý, là tài sản phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế xã hội.

Về hải sản nuôi trồng, hiện nay, thành phố có hơn 1 nghìn ha mặt nước với nhiều ao hồ, vịnh biển, thuận lợi cho nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt và lợ có mức tăng trưởng cao về giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản từ 14 – 15%/năm. Đây là lợi thế cho việc khai thác và phát triển nghề nuôi trồng thủy sản của thành phố.

Về chế biến hải sản, trên địa bàn Đà Nẵng hiện có hơn 20 đơn vị chế biến hải sản xuất khẩu, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản được thành phố quan tâm hỗ trợ đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ cao. Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản hằng năm đạt trên 150 triệu USD; phấn đấu đến năm 2020 đạt 320 triệu USD.

  • Hình ảnh môi trường bảo đảm là 1 trong những yếu tố quan trọng được Đà Nẵng đề cao trong chiến lược phát triển (Phụ lục 01)

Bên cạnh đó, thành phố phát triển nhanh số lượng tàu cá công suất lớn và cải hoán nâng cấp tàu cá công suất nhỏ để vươn khơi hình thành các đội tàu cùng nghề 10 – 15 chiếc/đội để hỗ trợ nhau khai thác trên biển, đầu tư đóng mới 130 – 150 tàu có công suất từ 200 CV/chiếc trở lên và cải hoán nâng cấp ít nhất 800 tàu cá có công suất nhỏ, đưa tổng công suất tàu cá Đà Nẵng lên 30.000 CV.

*Hình ảnh quận Sơn Trà, Đà Nẵng luôn chú trọng phát triển đội tàu vỏ thép (Phụ lục 02)

Về du lịch biển đảo, bên cạnh lợi thế khai thác hải sản, Đà Nẵng còn sở hữu tiềm năng lớn về du lịch từ biển đảo với nhiều bãi biển đẹp nằm rải rác từ bắc đến nam như: Nam Ô, Xuân Thiều, Thanh Bình, Tiên Sa, Sơn Trà, Mỹ Khê, Bắc Mỹ An, Non Nước… Đến Đà Nẵng, du khách có thể thư giãn nghỉ ngơi, tắm biển và tham quan nhiều điểm du lịch của thành phố như: Bảo tàng nghệ thuật điêu khắc Chămpa, khu du lịch Bà Nà – Suối Mơ, danh thắng Ngũ Hành Sơn, bán đảo Sơn Trà… với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí, ẩm thực hấp dẫn.

Với lợi thế trên Đà Nẵng có thế mạnh về du lịch di sản gắn với du lịch sinh thái biển và nghỉ dưỡng ven bờ đủ sức thu hút và giữ chân du khách. Thành phố Đà Nẵng cũng đã tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ vùng ven biển, để thúc đẩy phát triển kinh tế chung, trong đó có mũi nhọn kinh tế biển.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\VIEN HAM LAM DOT 10\CHINH SACH CONG\NGUYEN MINH NHAT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *