Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn quận Thanh Khê

Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

1. Tính cấp thiết của đề tài

Thanh Khê là một quận nội thành của Thành phố Đà Nẵng được thành lập ngày 23-01-1997 theo Nghị định số 07/CP của Chính Phủ khi thành phố Đà Nẵng trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương. Những năm qua, chương trình mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn quận được triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, đã tạo tiền đề để hộ nghèo cải thiện chất lượng cuộc sống, vươn lên thoát nghèo. Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo trên địa bàn quận Thanh Khê trong những năm qua chưa thật sự vững chắc, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, nhưng không ổn định, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, tình trạng phát sinh hộ nghèo còn diễn ra hằng năm. Đây là thách thức lớn đối với Đảng bộ và chính quyền địa phương trong việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội trong thời gian tới.

Vì vậy, giảm nghèo là vấn đề đang được cả nước nói chung, quận Thanh Khê nói riêng đặc biệt quan tâm. Việc đề xuất những giải pháp để thực hiện chính sách giảm nghèo có tính khả thi nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu giảm nghèo ở quận Thanh Khê là một yêu cầu cấp thiết hiện nay. Với lý do đó, tôi chọn đề tài: : “Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng” để làm đề tài luận văn cao học chuyên ngành chính sách công

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

3. Mục đích nghiên cứu

Luận văn nhằm phân tích, đánh giá việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn ở quận Thanh Khê thành phố Đà Nẵng, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực hiện chính sách này.

4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc thực hiện chính sách giảm nghèo

4.2. Khách thể nghiên cứu

Những hộ nghèo ở quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng và áp dụng các chính sách giảm nghèo của thành phố, quận.

4.3. Phạm vi nghiên cứu

– Phạm vi không gian: trên địa bàn quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng

– Phạm vi về thời gian: từ năm 2009 đến năm 2014.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Cách tiếp cận nghiên cứu

Luận văn vận dụng cách tiếp cận đa ngành, liên ngành xã hội học và luận văn triệt để vận dụng phương pháp nghiên cứu chính sách công. 5.2. Câu hỏi nghiên cứu

– Những vấn đề lý luận về chính sách xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay là gì?

– Thực trạng thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại quận Thanh Khê hiện nay như thế nào? Những kết quả đạt được đã đáp ứng được mục tiêu chính sách đã đề ra hay chưa?

– Giải pháp nào đổi mới, thực hiện có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững ở quận Thanh Khê trong thời gian tới?

5.3. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài vận dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp để thu thập, phân tích và khai thác thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu, Kết hợp cùng với các phương pháp thống kê, khái quát thực tiễn, phương pháp phân tích định tính, suy luận logic, diễn giải trong quá trình phân tích, đánh giá chính sách. 

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận

– Luận văn làm rõ cơ sở lý luận về nghèo và giảm nghèo bền vững.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

– Phân tích thực trạng nghèo ở quận Thanh Khê trong thời gian qua. Tìm ra nguyên nhân và hạn chế.

– Phương hướng và những giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả thực hiện công tác giảm nghèo ở quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng 7. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục bảng biểu và sơ đồ, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, Luận văn được trình bày theo 3 chương sau:

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở QUẬN THANH KHÊ

Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở QUẬN THANH KHÊ

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

1.1. Các quan niệm về nghèo và giảm nghèo bền vững

1.1.1. Quan niệm về nghèo

* Quan niệm của một số tổ chức quốc tế

Có khá nhiều khái niệm khác nhau về nghèo đói, tùy thuộc vào cách tiếp cận, thời gian nghiên cứu và sự phát triển kinh tế của một quốc gia mà có những khái niệm khác nhau về nghèo đói.

Hội nghị bàn về giảm nghèo đói khu vực Châu Á – Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức vào tháng 9/1993 tại Bangkok (ThaiLan), các quốc gia trong khu vực đã thống nhất cho rằng: “nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận, tùy theo trình độ phát triển kinh tế -xã hội và phong tục tập quán của từng địa phương”.

* Quan niệm của Việt Nam

Các nhà nghiên cứu và quản lý ở nước ta thừa nhận và sử dụng khái niệm nghèo đói do Uỷ ban Kinh tế- xã hội khu vực châu Á- Thái Bình Dương (ESCAP) đưa ra. Bên cạnh đó, luận văn còn có một số khái niệm liên quan như hộ nghèo, hộ tái nghèo, xã nghèo, vùng nghèo…

1.1.2. Quan niệm về chuẩn nghèo

* Tiêu chí xác định chuẩn nghèo của thế giới

– Tiêu chí xác định chuẩn nghèo của UNDP

Để đánh giá nghèo đói, UNDP dùng cách tính dựa trên cơ sở phân phối thu nhập theo đầu người hay theo nhóm dân cư. Thước đo này tính phân phối thu nhập cho từng cá nhân hoặc hộ gia đình nhận được trong thời gian nhất định, nó không quan tâm đến nguồn mang lại thu nhập hay môi trường sống của dân cư mà chia đều cho mọi thành phần dân cư. Phương pháp tính là: Đem chia dân số của một nước, một châu lục hoặc toàn cầu ra làm 5 nhóm, mỗi nhóm có 20% dân số bao gồm: Rất giàu, giàu, trung bình, nghèo và rất nghèo.

– Tiêu chí xác định chuẩn nghèo của WB

Hiện nay, Ngân hàng thế giới (WB) đưa ra các chỉ tiêu đánh giá mức độ giàu, nghèo của các quốc gia dựa vào mức thu nhập quốc dân bình quân tính theo đầu người trong một năm với 2 cách tính đó là: Phương pháp Atlas tức là tính theo tỷ giá hối đoái và tính theo USD. Phương pháp PPP (purchasing power parity), là phương pháp tính theo sức mua tương đương và cũng tính bằng USD.

* Tiêu chí xác định chuẩn nghèo của Việt Nam

Đối với Việt Nam, ngoài cách xác định chuẩn nghèo đói theo mức hưởng thụ Kcalo từ bữa ăn hàng ngày qui đổi ra thu nhập theo cách tính của WB, còn có các cách xác định chuẩn nghèo khác nhau, điển hình là cách xác định của Tổng cục Thống kê (TCTK) và của Bộ Lao động Thương binh và xã hội (Bộ LĐ-TB&XH).

Ở Việt Nam trong những năm qua đã dựa trên 2 căn cứ để xác định chuẩn nghèo. Một là căn cứ vào chuẩn nghèo của Chính phủ do Bộ Lao động -Thương binh và xã hội công bố. Hai là chuẩn nghèo của Tổng cục Thống kê và Ngân hàng Thế giới. Hiện nay, chủ yếu là sử dụng chuẩn nghèo do Bộ Lao động -Thương binh và xã hội đưa ra. Chuẩn nghèo này được tính toán dựa vào nhu cầu chi tiêu cơ bản của lương thực, thực phẩm (nhu cầu ăn hàng ngày) và nhu cầu chi tiêu phi lương thực, thực phẩm (mặc, nhà ở, y tế, giáo dục, văn hóa, đi lại, giao tiếp xã hội).

* Các chỉ tiêu đánh giá hộ nghèo

Nghèo khổ gồm các khía cạnh cơ bản sau:

– Trước tiên và trước hết là sự khốn cùng về vật chất đo lường một tiêu chí thích hợp về thu nhập hoặc tiêu dùng.

– Đi kèm với sự khốn cùng về vật chất là sự hưởng thụ thiếu thốn về giáo dục và y tế.

– Nguy cơ dễ bị tổn thương và dễ gặp rủi ro, tức khả năng một hộ gia đình hay cá nhân bị rơi vào cảnh đói nghèo về thu nhập và về sức khoẻ.

– Cuối cùng là tình trạng không có tiếng nói và quyền lực của người nghèo.

1.1.3. Quan điểm, mục tiêu giảm nghèo bền vững ở Việt Nam

Quan điểm về giảm nghèo bền vững ở Việt Nam

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến mục tiêu xóa đói giảm nghèo, nhằm góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước về xóa đói, giảm nghèo được thể hiện qua các kỳ Đại hội của Đảng từ Dại hội lần thứ VIII ( tháng 6/1996) đến Đại hội XI (tháng 01/2011)

Trên quan điểm của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng về giảm nghèo, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 về định hướng giảm ngheo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020 và phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012- 2015.

Mục tiêu giảm nghèo bền vững

Cụ thể hóa quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, ngày 19/5/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 80/NQ-CP về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020. Nghị quyết cũng đã đề ra mục tiêu tổng quát, đó là: “Giảm nghèo bền vững là một trọng tâm của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011-2020 nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, trước hết là khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư”.

1.2. Các nguyên nhân dẫn đến nghèo

1.2.1. Nguyên nhân liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội

* Nguyên nhân về điều kiện tự nhiên:

Xa trung tâm kinh tế của tỉnh, thành phố, giao thông đi lại khó khăn; đất đai cho nông nghiệp bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa, diện tích bình quân trên đầu người cao; đất đai cằn cỗi, chưa chủ động hoàn toàn về nước; thời tiết khác nghiệt bão lụt thiên tai.

* Nguyên nhân về kinh tế:

– Ảnh hưởng không thuận lợi của những nhân tố thuộc về kinh tế đối với XĐGN bao gồm: Quy mô của nền kinh tế nhỏ bé, cơ cấu kinh tế lạc hậu, tốc độ tăng trưởng chậm, thu nhập của dân cư thấp, khả năng huy động nguồn lực vật chất cho XĐGN khó khăn, thị trường bị bó hẹp…; ưu tiên đầu tư nhiều vào vùng động lực phát triển kinh tế sẽ làm giảm nguồn lực cho đầu tư các vùng nghèo, hỗ trợ người nghèo.

* Nguyên nhân về xã hội:

Những nhân tố xã hội tác động đến nghèo đói và hoạt động XĐGN bao gồm: Dân số và lao động, trình độ dân trí, đầu tư cho giáo dục, chăm sóc sức khỏe, phong tục, tập quán, vấn đề cán bộ và tổ chức bộ máy quản lý, điều hành.

1.2.2. Các nguyên nhân thuộc bản thân người nghèo

Quy mô hộ lớn, đông con, tỷ lệ phụ thuộc cao; trình độ học vấn thấp; không có việc làm hoặc việc làm không ổn định; thiếu vốn hoặc thiếu phương tiện sản xuất; do ốm yếu, bệnh tật.

1.3. Vấn đề chính sách giảm nghèo bền vững ở Việt Nam

1.3.1. Giải pháp và công cụ giảm nghèo bền vững của Việt Nam

Giải pháp và công cụ giảm nghèo bền vững của Việt Nam hiện naybao gồm các chính sách hỗ trợ giảm nghèo chung, các chính sách hỗ trợ giảm nghèo đặc thù được thực hiện thông qua các chương trình, dự án giảm nghèo bền vững.

Các chính sách hỗ trợ giảm nghèo chung là nhóm các chính sách mà Chính phủ đưa ra để hỗ trợ cho người nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 trên cả nước, bao gồm :Chính sách hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo; chính sách hỗ trợ về giáo dục và đào; chính sách hỗ trợ về y tế và dinh dưỡng; chính sách hỗ trợ về nhà ở; chính sách hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí ; chính sách hỗ trợ người nghèo hưởng thụ văn hóa, thông tin…

1.3.2. Chủ thể chính sách giảm nghèo bền vững

“Có ba loại chủ thể chính tham gia chính sách giảm nghèo: Một là, cơ quan nhà nước; hai là người nghèo; ba là các tổ chức kinh tế, xã hội, chính trị” [7].

1.3.3. Những nhân tố tác động đến chính sách giảm nghèo bền vững ở Việt Nam

– Tác động của tăng trưởng kinh tế đến đói nghèo

– Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa ảnh hưởng đến đói nghèo

– Tàn phá môi trường, thiên tai, dịch bệnh – một nguyên nhân gây ra nghèo đói

– Sự hạn chế về năng lực tổ chức, quản lý của bộ máy nhà nước các cấp ảnh hưởng đến đói nghèo

1.3.4. Thể chế và nội dung chính sách giảm nghèo bền vững của Việt Nam hiện nay

Ở Việt Nam, Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng khóa XI (tháng 01/2011) là văn bản mang ý nghĩa định hướng giảm nghèo bền vững ở Việt Nam. Trên cơ sở định hướng của Đảng, tháng 5/2011, Chính phủ đã cụ thể hóa bằng Nghị quyết số 80/NQ-CP về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020. Về cơ cấu tổ chức bộ máy thực hiện chương trình giảm nghèo ở Việt Nam được quy định như sau:

Chính phủ Thành lập Ban Chỉ đạo chương trình giảm nghèo và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong Ban Chỉ đạo theo chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị là thành viên của Ban chỉ đạo giảm nghèo để thực hiện.

Ban chỉ đạo giảm nghèo được thành lập theo cấp từ Trung ương đến các tỉnh, thành, đến các huyện/thành phố thuộc tỉnh, rồi đến cấp cơ sở xã, phường, thị trấn.

Trên cơ sở định hướng của Đảng về giảm nghèo bền vững, Chính phủ ban hành các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững trên phạm vi cả nước. Một số chính sách giảm nghèo bền vững của Việt Nam hiện nay đang được triển khai thực hiện như sau:

– Chính sách tín dụng đối với hộ nghèo

– Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở

– Chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo

– Chính sách hỗ trợ giáo dục cho người nghèo

– Chính sách hỗ trợ đất sản xuất, nước sinh hoạt

– Hỗ trợ về trợ giúp pháp lý đối với người nghèo

1.3.5. Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ

Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đã đề ra mục tiêu tổng quát của Chương trình là: “Tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các huyện nghèo, bảo đảm đến năm 2020 ngang bằng các huyện khác trong khu vực. Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, theo hướng sản xuất hàng hóa, khai thác tốt các thế mạnh của địa phương”.

1.3.6. Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững theo Quyết định số 1489/2012/QĐ-TTg ngày 18/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ

Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững đã đề ra mục tiêu là: “Cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, ưu tiên người nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo thuộc huyện nghèo, xã biên giới, xã an toàn khu, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện về công tác giảm nghèo ở các vùng nghèo; góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư”.

1.4. Kinh nghiệm giảm nghèo ở một số quốc gia

Luận văn cũng tham khảo kinh nghiệm giảm nghèo của một số quốc gia ở khu vực Châu Á có đặc điểm gần giống với Việt Nam, như là:

1.4.1. Hàn Quốc

1.4.2. Đối với các nước ASEAN

1.4.3. Trung Quốc

Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

Chương 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở QUẬN THANH KHÊ

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội quận Thanh Khê

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Quận Thanh Khê nằm trung tâm về phía Tây – Bắc thành phố Đà Nẵng. Phía Đông và Nam giáp quận Hải Châu, phía Tây giáp quận Cẩm Lệ và Liên Chiểu, phía Bắc giáp Vịnh Đà Nẵng, với bờ biển dài 4,3km. Quận Thanh Khê có diện tích tự nhiên là 9,44 km2, bằng 0,74% diện tích thành phố Đà Nẵng, dân số trung bình năm 2006 là 165.788 người, bằng 20,9% dân số toàn thành phố. Năm 2009 dân số trên địa bàn quận là 171.776 người, chiếm trên 20% dân số thành phố. Quận Thanh Khê được chia thành 10 phường: An Khê, Hoà Khê, Thanh Khê Đông, Thanh Khê Tây, Xuân Hà, Tam Thuận, Tân Chính, Chính Gián, Thạc Gián, Vĩnh Trung.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội quận Thanh Khê

– Đặc điểm kinh tế:

Thời kỳ 2005-2010, cơ cấu “Thương mại- dịch vụ, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thủy sản” đã thực sự làm thay đối tổng quan nền kinh tế quận, tạo đà cho sự phát triển nhanh và bền vững. Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành dịch vụ đạt 20,3%/năm, đến cuối năm 2010, chiếm tỷ trọng 55% cơ cấu kinh tế. Công nghiệp tăng trưởng bình quân là 11,57%/năm. Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng bình quân 15,3%/năm.

* Sản xuất nông nghiệp: Diện tích đất nông nghiệp, diện tích đất canh tác giảm mạnh do tốc độ đô thị hóa trên địa bàn Quận diễn ra nhanh chóng, chỉ còn một số hộ nông dân chuyển sang trồng hoa, cây cảnh, trồng nấm, nuôi cá nước ngọt, ếch… với qui mô nhỏ lẻ, sản lượng và giá trị không đáng kể.

* Thủy sản: Ngành thủy sản của Thanh Khê chủ yếu là đánh bắt hải sản tập trung ở 3 phường Xuân Hà, Thanh Khê Đông, Thanh Khê Tây.

* Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Từ năm 2005 đến nay, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tuy có xu hướng giảm dần do tốc độ đô thị hóa, việc di dời cơ sở sản xuất ra ngoài khu dân cư về khu qui hoạch tập trung.

* Thương mại – dịch vụ: Những năm gần đây, cùng với mạng lưới hạ tầng kỹ thuật đô thị phát triển, các loại hình dịch vụ phát triển nhanh, hạ tầng thương mại được đầu tư lớn với hệ thống các siêu thị, ngân hàng, khách sạn, viễn thông, vận tải, hệ thống các chợ… cùng với chủ trương ổn định thuế đã góp phần tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động thương mại phát triển….

* Du lịch: Lượng khách du lịch chủ yếu là khách nội địa và nghỉ qua đêm ở các khu vực ven biển, chưa hình thành các tua du lịch trên địa bàn. Vì vậy chưa thu hút khách đến tham quan nghỉ lại lâu ngày, các hình thức du lịch còn đơn điệu.

* Thu, chi ngân sách:

Công tác thu ngân sách được đổi mới theo cơ chế phân cấp nguồn thu cho các phường, góp phần ổn định, thúc đẩy phát triển kinh tế.

– Đặc điểm về văn hóa, xã hội:

* Dân số, nguồn nhân lực, lao động và việc làm: Năm 1997, dân số Quận 146.730 người, đến năm 2010 là 178.447 người, với mật độ dân số là 18.903 người/km2, là quận có mật độ dân số cao nhất của thành phố Đà Nẵng. Số lao động chưa có việc làm vẫn thuộc loại cao. Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch rõ nét theo hướng công nghiệp hóa và phù hợp với hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của quận. Tỷ lệ lao động qua đào tạo ngày càng tăng.

* Về giáo dục đào tạo: Chủ trương xã hội hóa giáo dục, xây dựng xã hội học tập, phong trào khuyến học, khuyến tài được toàn xã hội quan tâm đem lại hiệu quả thiết thực.

* Về y tế: Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng ngày càng được quan tâm. Cơ sở vật chất của ngành y tế được tăng cường. Ngành y tế Quận còn thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, phòng chống các dịch bệnh, quan tâm đến công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.

* Văn hoá – thông tin, thể dục – thể thao:

Hoạt động văn hoá thông tin và thể dục thể thao đã được các cấp chính quyền quan tâm chỉ đạo, tăng ngân sách đầu tư, do đó đã đạt được sự chuyển biến tích cực.

2.2. Vấn đề nghèo ở quận Thanh Khê

2.2.1. Khái quát thực trạng nghèo ở quận Thanh Khê

Quận Thanh Khê trong những năm qua đời sống của người dân đã từng bước được cải thiện, công tác xoá đói giảm nghèo của Quận đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, nghèo đói vẫn còn tồn tại và ngày càng khó nhận dạng hơn.

Để đánh giá tình trạng đói nghèo, quận dựa trên 5 chuẩn mực đói nghèo theo từng giai đoạn của thành phố Đà Nẵng

Theo chuẩn trên cho thấy thành phố Đà Nẵng chỉ áp dụng 1 chuẩn nghèo chung cho cả khu vực thành thị và nông thôn, do dân số nông thôn ở Đà Nẵng chỉ chiếm tỷ lệ 12% và đời sống, thu nhập của người dân nông thôn Đà Nẵng cũng cao hơn so với trung bình cả nước. Từ năm 2004 trở về trước, chuẩn nghèo của thành phố Đà Nẵng tương đương với chuẩn nghèo của cả nước, nhưng từ năm 2005 đến nay, chuẩn nghèo của thành phố có những thời điểm cao hơn, đồng thời việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo thường hoàn thành trước thời gian theo kế hoạch đề ra của từng giai đoạn. Nguyên nhân là do từ năm 2005 trở lại đây, kinh tế xã hội của thành phố có sự phát triển với tốc độ cao hơn tốc độ phát triển chung của cả nước, đời sống của các tầng lớp nhân dân được nâng lên rõ nét.

2.2.2. Nguyên nhân dẫn đến nghèo

Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến nghèo trên địa bàn quận Thanh Khê là thiếu vốn, thiếu việc làm, thiếu kinh nghiệm làm ăn hoặc không có tay nghề. Do đặc thù của quận Thanh Khê mặc dù là quận trung tâm của thành phố, nhưng ở các phường vùng ven, các phường ven biển và nhiều khu dân cư nghèo ở các phường trung tâm phần đông tập trung các hộ dân do trình độ dân trí thấp, không có tay nghề, nên không có việc làm ổn định, chủ yếu là lao động phổ thông, buôn gánh bán bưng. Bên cạnh đó, thực hiện chủ trương chỉnh trang đô thị của thành phố, từ năm 2000 đến nay, toàn quận có trên 13.000 hộ dân phải di dời giải toả. Quá trình giải tỏa đã tạo bước đột phá trong xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng của quận, bộ mặt của quận thay đổi nhanh chóng theo hướng văn minh, hiện đại. Tuy nhiên, việc giải toả cũng phần nào ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của nhân dân, gần 3 ngàn hộ nông dân mất đất sản xuất, trong đó, đa số chuyển đổi ngành nghề sang buôn bán nhỏ, nhưng lại thiếu vốn. Hiện nay, chỉ còn một số hộ nông dân chuyển từ trồng lúa, chăn nuôi gia súc, gia cầm sang trồng hoa, cây cảnh, trồng nấm… nhưng lại gặp khó khăn do thiếu đất, thiếu vốn, phương tiện sản xuất.

Thiếu lao động cũng là một nguyên nhân chiếm tỷ lệ khá lớn dẫn đến nghèo (20,63%). Sức khoẻ yếu kém là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và chi tiêu của người nghèo làm cho họ vướng vào vòng luẩn quẩn của đói nghèo, họ phải gánh chịu 2 gánh nặng: một là mất đi thu nhập từ lao động, hai là phải chịu chi phí cao cho việc điều trị bệnh. Các chi phí về y tế là một trong những nguyên nhân khiến người nghèo rơi vào tình trạng khốn quẫn, nhất là đối với những người bị bệnh hiểm nghèo như: ung thư, suy tim, suy thận… Kết quả điều tra còn cho thấy, một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng nghèo là do gia đình có đông con, đông người phụ thuộc (chiếm tỷ lệ 38,24%). Đông con vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của nghèo đói.

2.3. Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở quận Thanh Khê

Từ những năm đầu tiên thành lập quận (01/01/1997), phong trào xóa đói giảm nghèo đã được các cấp ủy đảng và chính quyền đặc biệt quan tâm. Các chương trình xóa đói giảm nghèo tại quận Thanh Khê luôn được quan tâm chỉ đạo sâu sát và có hiệu quả trong từng giai đoạn. Việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở quận Thanh Khê thể hiện rất thiết thực qua việc áp dụng các chính sách, chế độ được Thành phố, quận ban hành để giúp đỡ trực tiếp cho người nghèo như:

2.3.1. Thực hiện chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người nghèo

2.3.2. Thực hiện hướng dẫn người nghèo cách làm ăn thông qua dự án khuyến nông –ngư

2.3.3. Thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo

2.3.4. Thực hiện chương trình xóa nhà tạm, hỗ trợ điện, nước sinh hoạt

2.3.5. Thực hiện chính sách hỗ trợ về y tế, giáo dục cho hộ nghèo

2.3.6.Thực hiện Chính sách bảo trợ xã hội

2.4. Đánh giá chung về kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở quận Thanh Khê giai đoạn 2013 – 2017

2.4.1. Công tác giảm nghèo đạt kết quả tích cực góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế – xã hội của quận

Luận văn đã đánh giá kết quả giảm nghèo trên địa bàn quận Thanh Khê qua từng giai đoạn. Chương trình hỗ trợ vốn vay, vốn tiết kiệm nội lực trong nhân dân đã giải quyết cho hộ nghèo vay phát triển sản xuất, tạo việc làm, thu nhập ổn định; chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển dân sinh, kinh tế – xã hội như: điện, đường giao thông, nước sinh hoạt, trường học, chợ.. kết quả đạt được trong công tác giảm nghèo đã góp phần tích cực thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế, xã hội của quận.

2.4.2. Những hạn chế, tồn tại trong công tác giảm nghèo của quận Thanh Khê

Luận văn cũng đưa ra một số tồn tại như: kết quả giảm nghèo tuy cao nhưng số hộ thoát nghèo chưa thực sự bền vững; Công tác tuyên truyền giáo dục tạo nhận thức đối với hộ nghèo, người nghèo thực hiện chưa quyết liệt và thường xuyên; Nguồn vốn trợ hộ nghèo được bổ sung tăng lên những năm gần đây, nhưng chưa đáp ứng nhu cầu; Tốc độ đô thị hóa nhanh, nông dân mất đất sản xuất số lao động dư thừa, thiếu việc làm ngày càng tăng lên, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấ;.Công tác điều tra, khảo sát để nắm chắc số lượng hộ nghèo và xây dựng kế hoạch giảm nghèo còn nhiều bất cập.

2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém

Luận văn đã đưa ra những nguyên nhân từ điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế – xã hội của quận; Nguyên nhân từ hộ nghèo; Nguyên nhân từ phía các cơ quan, tổ chức thực hiện chương trình giảm nghèo. Để từ đó tìm giải pháp trong thời gian tới.

Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở QUẬN THANH KHÊ

TRONG THỜI GIAN ĐẾN

3.1. Phương hướng và mục tiêu thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở quận Thanh Khê trong thời gian đến

3.1.1. Phương hướng

Trong nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ X Đảng bộ quận Thanh Khê, nhiệm kỳ 2010-2015: “Tập trung các nguồn lực…để thực hiện hiệu quả mục tiêu giảm nghèo, xóa nhà tạm, sửa chữa nhà cấp 4 hộ nghèo xuống cấp, các hoạt động hỗ trợ xã hội. Xây dựng các giải pháp lâu dài, hỗ trợ bằng việc tạo sinh kế cụ thể giúp các hộ thoát nghèo bền vững. Giảm hộ nghèo theo chuẩn mới của thành phố vào cuối năm 2015 (cuối năm 2011 không còn hộ đặc biệt nghèo…phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế xã hội, quốc phòng –an ninh năm 2010; tạo tiền đề thuận lợi để thực hiện kế hoạch 5 năm 2011-2015, với mục tiêu cao nhất là sự phát triển bền vững, là ấm no, hạnh phúc của nhân dân Thanh Khê)”.

Đồng thời trong phương hướng giải quyết vấn đề giảm nghèo của Quận khẳng định: “Tăng cường lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn để đầu tư cơ sở hạ tầng cho các phường nghèo. Thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng đối với người nghèo, đặc biệt là các đối tượng gia đình chính sách, người có công. Vận động toàn dân tích cực tham gia xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, Quỹ “Vì người nghèo”, cứu trợ các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn”… Đẩy mạnh xã hội hoá nhằm huy động mọi nguồn lực, trí tuệ của các thành phần kinh tế, của các tổ chức xã hội và của mọi người để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu xã hội.”

3.1.2. Mục tiêu giảm nghèo

Đại hội đại biểu Đảng bộ quận Thanh Khê lần thứ X (2010-2015) đã đề ra mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh đến năm 2015. Trong đó, đã đề ra mục tiêu “Giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới của thành phố còn 0% vào cuối năm 2015 (cuối năm 2011 cơ bản không còn hộ đặc biệt nghèo)”, với những định hướng cho công tác giảm nghèo là:

Đảng bộ quận Thanh Khê đã đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2017 là cơ bản giảm nghèo xuống dưới 3,67% theo chuẩn mới

Trên cơ sở mục tiêu chung trên Đảng bộ quận Thanh Khê đã đưa ra các mục tiêu như sau:

* Mục tiêu chung

Trên cơ sở hỗ trợ của thành phố, tập trung huy động các nguồn lực nhằm từng bước cải thiện và nâng cao mức sống của người nghèo, nhất là hộ đặc biệt, phấn đấu đến cuối năm 2016 cơ bản không còn hộ nghèo có mức thu nhập bình quân dưới 800.000 đồng/người/tháng.

* Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu giảm hộ nghèo hàng năm như sau:

Năm 2013 giảm 700 hộ;

Năm 2014 giảm 700 hộ;

Năm 2015 giảm 650 hộ;

Năm 2016 giảm 551 hộ.

– Đến cuối năm 2015 không còn hộ đặc biệt nghèo.

– Đảm bảo 100% hộ nghèo có nhu cầu được vay vốn ưu đãi.

– Xoá 100% nhà tạm hợp lệ có đất ở ổn định, sửa chữa 100% nhà cấp 4 xuống cấp hiện có và phát sinh trong giai đoạn.

– Đảm bảo 100% hộ nghèo được tiếp cận các nguồn lực hỗ trợ và dịch vụ, nhất là y tế, giáo dục và vay vốn để làm ăn.

3.2. Một số giải pháp cần chú trọng trong chính sách giảm nghèo bền vững ở quận Thanh Khê đến năm 2017

Qua phân tích thực trạng giảm nghèo của quận Thanh Khê, đã thấy những kết quả đạt được và những tồn tại trong quá trình thực hiện, từ đó tìm ra nguyên nhân của nó. Với phương hướng, mục tiêu giảm nghèo chung của toàn thành phố Đà Nẵng và của riêng quận Thanh Khê, nhằm nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trong giai đoạn 2013 – 2017 cần thực hiện hệ thống các giải pháp mạnh hơn, quyết liệt, đồng bộ hơn, phù hợp hơn, bao gồm các nhóm giải pháp chính sau:

3.2.1. Nhóm giải pháp tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập

* Đào tạo nghề, giải quyết việc làm và hướng dẫn cách làm ăn, nhân rộng mô hình, chuyển giao kỹ thuật

– Dự án dạy nghề gắn với tạo việc làm cho người nghèo:

– Hướng dẫn cách làm ăn thông qua các mô hình:

* Chính sách tín dụng ưu đãi người nghèo

Bảo đảm cho 100% hộ nghèo có nhu cầu vay vốn được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội với điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời hạn vay, gắn với hướng dẫn cách làm ăn, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ để sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống.

3.2.2. Các chính sách tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội

* Chính sách hỗ trợ về y tế cho người nghèo

– Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người nghèo

– Hỗ trợ cho người nghèo khám chữa bệnh

Đảm bảo cho 100% người nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế; tiếp tục thực hiện Quyết định số 139/2002/QĐ-TTG ngày 15 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc khám, chữa bệnh miễn phí cho người nghèo.

* Chính sách hỗ trợ về giáo dục cho người nghèo

Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục cho người nghèo. Đảm bảo 100% học sinh nghèo các cấp học được miễn, giảm học phí, học sinh, sinh viên nghèo được vay vốn ưu đãi để học tập.

* Chính sách hỗ trợ nhà ở, điện, nước sinh hoạt

Trợ giúp cho người nghèo chưa có nhà ở ổn định hoặc nhà tạm bợ, hư hỏng nặng có nhà ở ổn định để tập trung lao động sản xuất, ổn định sản xuất và vươn lên. Phấn đấu đến năm 2017, 100% hộ nghèo có nhu cầu được hỗ trợ kinh phí xây dựng “Nhà đại đoàn kết” và sửa chữa nhà cấp 4 xuống cấp…

* Chính sách trợ giúp pháp lý

Khảo sát nhu cầu và tổ chức các hoạt động tư vấn, trợ giúp pháp lý miễn phí cho những hộ nghèo có nhu cầu về các lĩnh vực: đất đai, nhà ở, thừa kế, hộ khẩu, hôn nhân gia đình, bảo hiểm xã hội, lao động việc làm, về chế độ chính sách, pháp luật…

* Chính sách bảo trợ xã hội

Thực hiện trợ cấp đột xuất cho đối tượng có hoàn cảnh khó khăn do tai nạn, thiên tai, bệnh hiểm nghèo; trợ cấp thường xuyên cho đối tượng bảo trợ xã hội, trong đó có người nghèo đơn thân đang nuôi con nhỏ theo Nghị định 136/2013/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.

3.2.3. Giải pháp về công tác tổ chức thực hiện

* Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ giảm nghèo

Tổ chức các khoá đào tạo, tập huấn cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo các cấp và đội ngũ cộng tác viên làm công tác XĐGN ở cơ sở.

* Đẩy mạnh huy động nguồn lực cho công tác giảm nghèo

Chú trọng đầu tư nguồn lực vào các mục tiêu ưu tiên đẩy nhanh tốc độ và qui mô giảm hộ nghèo, hỗ trợ các đối tượng đặc thù và các địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao trong khi nguồn lực hạn chế.

* Tăng cường sự tham gia của người dân

Thông qua cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” do Mặt trận chủ trì và các phong trào thi đua của hội đoàn thể để tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân, cộng đồng và bản thân hộ nghèo tham gia cuộc chiến chống đói nghèo.

* Giám sát và đánh giá

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá, kiểm tra hiệu quả chương trình, đồng thời đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng và người dân trong trong hoạt động giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các mục tiêu chương trình giảm nghèo ở từng địa phương

KẾT LUẬN

Để tiếp tục thực hiện Nghị quyết 80 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững trong thời gian đến. Luận văn này đánh giá việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng, là một trong số các tỉnh, thành phố Miền Trung đang cùng với cả nước triển khai thực hiện các chính sách, dự án Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo. Đóng góp của Luận văn là Phần đánh giá chính sách giảm nghèo từ thực tiễn quận Thanh Khê từ năm 2009 đến năm 2015; đánh giá những mặt được và chưa được trong từng công cụ chính sách giảm nghèo tại quận Thanh Khê. Đây là cơ sở thực tiễn cho việc hoàn thiện chính sách giảm nghèo bền vững trong thời gian tới.

Một số giải pháp hoàn thiện chính sách giảm nghèo bền vững đối với quận Thanh khê được trình bày trong bài Luận văn, nhằm góp phần hoàn thiện chính sách giảm nghèo bền vững của quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng từ nay đến năm 2020, để làm cho từng chính sách giảm nghèo bền vững ngày càng đem lại hiệu quả, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giảm nghèo, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo theo hướng bền vững ở quận Thanh Khê.

  Trong những năm tới, Đảng và Nhà nước ta xác định đảm bảo an sinh xã hội là mục tiêu hàng đầu, tập trung đảm bảo mức sống tối thiểu cho người dân là việc làm cấp bách. Để đạt được mục tiêu này, việc nghiên cứu, rà soát lại các chính sách giảm nghèo trong thời gian qua là thật sự cần thiết. Nhìn một cách tổng quan, các chính sách giảm nghèo ở nước ta hiện nay là rất rộng, giàn trãi ở nhiều lĩnh vực, nhưng phân tán, hiệu quả hạn chế, chưa thực sự khuyến khích các hộ nghèo vươn lên. Hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững, các Bộ ngành Trung ương cần rà soát lại các chính sách giảm nghèo hiện nay, nhằm hoàn thiện chính sách giảm nghèo bền vững thật phù hợp với từng vùng, từng địa phương, bên cạnh đó cần thiết kế khung giám sát, đánh giá, xây dựng đội ngũ nhà chính sách, giúp Đảng và Nhà nước ta hoạch định một cách chính xác các chính sách giảm nghèo phù hợp với từng giai đoạn, điều kiện từng địa phương đem lại hiệu quả cao nhất cho mục tiêu giảm nghèo bền vững ở Việt Nam.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\LUAT HINH SU DOT 2\CUA THUONG\NGUYEN TAN NGHIAsau bao ve

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *