Thực hiện chính sách đối với người khuyết tật trên địa bàn

Thực hiện chính sách đối với người khuyết tật

Thực hiện chính sách đối với người khuyết tật trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam

  1. Tính cấp thiết của đề tài

Đất nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập với toàn thế giới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội về kinh tế, chính trị, văn hóa- xã hội, đặc biệt chú trọng tới nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Mỗi con người sống trong cuộc sống này đều có những số phận khác nhau. Cuộc sống vốn không có sự hoàn hảo toàn vẹn, có người giàu, người nghèo, người hạnh phúc, người bất hạnh, đó là bức tranh toàn cảnh về xã hội.

Con người ai cũng có những mong ước, điều mong ước giản dị nhất là có một cuộc sống bình thường như những người bình thường khác. Có những người suốt cả cuộc đời không thể bước đi trên đôi chân của mình, có những người ao ước được một lần nhìn thấy ánh sáng…Đó là phần không may mắn mà người khuyết tật (NKT) đang phải gánh chịu.

NKT là một bộ phận không nhỏ của thế giới, trong bất kỳ một xã hội nào dù phát triển hay kém phát triển, dù phải hứng chịu chiến tranh hay không phải trải qua chiến tranh cũng tồn tại một bộ phận người khuyết tật. Việt Nam là một đất nước nghèo, trải qua mấy chục năm chiến tranh, vì thế một bộ phận NKT là một phần của dân số nước ta. Chính vì thế NKT là những người được đặc biệt quan tâm, chăm sóc từ cộng đồng trong xã hội, cả về vật chất lẫn tinh thần.

Nhà nước cần phải có nhiều chính sách xã hội hỗ trợ NKT để họ được tham gia vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, giúp họ hòa nhập với cộng đồng và trở thành người có ích cho xã hội. NKT luôn cảm thấy mặc cảm, tự ti về khuyết điểm của mình, cuộc sống của họ bị bó hẹp trong một không gian nhất định, sống thu hẹp, ngại giao lưu tiếp xúc với bên ngoài. Vì vậy, việc thực hiện chính sách xã hội rất quan trọng, đặc biệt cho NKT trong tình hình kinh tế, xã hội phát triển ngày nay. Đó thể hiện tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, giúp NKT vươn lên trong cuộc sống, làm chủ bản thân, hòa nhập với cộng đồng, xã hội.

Ở nước ta, sau chiến tranh hàng triệu người bị thương và tàn tật, những người còn sống tiếp tục phải đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng về kinh tế, xã hội và môi trường mà cuộc chiến đã gây ra. Ngoài hậu quả của chiến tranh, việc gây ra khuyết tật còn do ô nhiễm môi trường, thiên tai, dịch bệnh, tai nạn…Sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, Việt Nam đã có nhiều chương trình đề án hỗ trợ NKT nhưng trong thời kỳ đó nước ta còn nghèo do đó việc hỗ trợ , chăm sóc cho NKT là rất hạn chế.

Nhà nước đặc biệt quan tâm những người yếu thế trong xã hội, trong đó có NKT. Chính sách xã hội dành cho NKT đã được hình thành cùng với những chính sách xã hội cho các đối tượng khác. Hiện nay có rất nhiều chính sách dành cho NKT. Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản luật, Nghị định liên quan đến NKT như: Luật NKT năm 2010, Nghị định 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật NKT, Nghị định 136/20143/NĐ-CP ngày 21/10/2013 về quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; đề án giúp NKT giai đoạn 2012-2020, nhiều chính sách cho NKT đã được xây dựng và tổ chức thực hiện. Các văn bản đã quy định rất rõ những chính sách dành cho NKT, nhưng vẫn chưa đáp ứng được cuộc sống tối thiểu của NKT, hiệu quả thực hiện chính sách chưa cao. Hiện nay, có rất nhiều địa phương chưa thực sự quan tâm tới đời sống NKT, các chính sách trợ cấp Nhà nước không được triển khai hoặc thực sự chưa hiệu quả, còn có nhiều NKT không hề biết về các chính sách, quyền lợi mà họ đáng được hưởng.

Thành phố Tam Kỳ là một thành phố thuộc trung tâm tỉnh lỵ Quảng Nam. Tổng diện tích tự nhiên 9.281,93 ha với dân số khoảng 122.374 người. Theo thống kê của phòng Lao động và Thương binh Xã hội, hiện nay thành phố Tam Kỳ có khoảng 3.199 người khuyết tật và nhiều người đang sống tại gia đình và cộng đồng chưa được chăm sóc sức khỏe, giáo dục và các dịch vụ khác. Trước thực trạng này Đảng và Nhà nước đưa ra nhiều chủ trương, chính sách, đề án hỗ trợ người khuyết tật nhằm tạo điều kiện tốt nhất để NKT có cuộc sống tốt đẹp và được hưởng đầy đủ các quyền về cả tinh thần và vật chất như những người bình thường khác; cấp giấy phép hoạt động cho các Trung tâm chăm sóc NKT, trung tâm phục hồi chức năng cho NKT, hỗ trợ chính sách cho những người chăm sóc NKT, đưa các chương trình giáo dục phù hợp cho NKT tại các cơ sở bảo trợ xã hội, các Trung tâm chăm sóc NKT, hỗ trợ kinh phí nuôi dưỡng hàng tháng, thành phố đã tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về các chính sách của Nhà nước đối với NKT. Song với số NKT quá lớn như hiện nay, việc thực hiện chính sách đối với NKT chưa được đồng bộ, thiếu kinh phí hoạt động, thiếu cán bộ, nhân viên có trình độ, chuyên môn và kỹ năng trong lĩnh vự này, việc xác định mức độ khuyết tật của NKT còn lúng túng và nhiều bất cập, nhiều trẻ em còn bị lãng quên và bị phân biệt, đối xử. Để NKT phát triển với khả năng thực sự của mình, hòa nhập với gia đình, với cộng đồng nơi sinh ra, đưa các chương trình chăm sóc y tế, phục hồi chức năng và giáo dục hòa nhập tại cộng đồng là một vấn đề khó khăn và đầy thách thức. Tháo gỡ và đổi mới công tác chăm sóc NKT như mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đặt ra phải quan tâm đến việc xây dựng một hệ thống chích sách đồng bộ, phù hợp cho NKT, đặc biệt trong điều kiện kinh tế – xã hội nước ta hiện nay.

Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài luận văn về “Thực hiện chính sách đối với người khuyết tật trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam” là cần thiết, vừa có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, vừa có ý nghĩa đóng góp vào sự phát triển chung, nâng cao hiệu quả đối với người khuyết tật tại TP Tam Kỳ.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu hệ thống chính sách hiện có và thực trạng về thực hiện chính sách đối với người khuyết tật tại TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, từ đó đề xuất giải pháp tăng cường thực hiện chính sách đối với NKT nói chung và tại TP Tam Kỳ nói riêng.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

– Rà soát và đánh giá lại cơ sở lý luận về thực hiện chính sách đối với NKT.

Hệ thống hóa chính sách của Việt Nam đối với NKT.

– Đề xuất giải pháp tăng cường thực hiện chính sách đối với NKT tại TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam nói riêng và cả nước nói chung.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Là quá trình Thực hiện chính sách đối với NKT TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.

Thực hiện chính sách về bản chất là tổ chức các hoạt động để hiện thực hoá mục tiêu chính sách, do đó có thể đánh giá thực hiện chính sách được tìm hiểu ở các cấp độ: (1)Các hoạt động của cơ quan tổ chức thực hiện chính sách; (2) Kết quả thực hiện; và (3) Tác động của thực hiện chính sách.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: địa bàn TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam

Phạm vi thời gian: nghiên cứu việc thực hiện chính sách đối với NKT ở TP Tam Kỳ từ năm 2017 đến năm 2019.

Phạm vi nội dung nghiên cứu: Trong luận văn này, Chính sách đối với NKT được tìm hiểu thông qua các chính sách thành phần bao gồm chính sách trợ cấp xă hội hàng tháng, chính sách trợ giúp y tế, chính sách trợ giúp giáo dục đào tạo, chính sách về dạy nghề và việc làm, hỗ trợ vay vốn để thoát nghèo bền vững…cho NKT đang được thực hiện trên địa bàn TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận

Luận văn vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tuởng Hồ Chí Minh, và các quan điểm của Đảng, Nhà nuớc Việt Nam làm phương pháp luận cơ bản thực hiện nghiên cứu.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

– Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để phân tích hiện trạng thực hiện chính sách. Học viên sẽ tiến hành điều tra xã hội học bằng bảng hỏi nhằm tìm hiểu thực trạng thực hiện chính sách ưu đãi xã hội tại địa phương cũng như đối chiếu với tình hình, phân tích kết quả kết quả thực hiện chính sách để đưa ra đánh giá chung.

– Ngoài ra đề tài còn sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp quan sát, phương pháp so sánh, diễn giải, quy nạp, phương pháp phân tích, tổng hợp.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận

Luận văn nghiên cứu và làm sáng tỏ cơ sở lý luận về thực hiện chính sách đối với NKT, qua đó bổ sung và làm phong phú thêm về cách nhìn nhận, đánh giá về thực hiện chính sách đối với NKT trên địa bàn TP Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam nói riêng và trên cả nước nói chung. Các phát hiện nghiên cứu gợi mở các vấn đề về phát triển lý thuyết thực hiện chính sách công.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Đối với địa phương: nghiên cứu đưa ra cái nhìn tổng thể về t́ình h́ình thực tế của NKT, góp phần giúp địa phương có những điều chỉnh, quy hoạch, hỗ trợ phù hợp trong quá tŕnh ban hành các chính sách phát triển kinh tế xă hội, thực hiện các chính sách ưu đãi xã hội, an sinh xã hội, góp phần nâng cao đời sống người dân.

Đối với bản thân người nghiên cứu, thông qua quá trình nghiên cứu, bản thân học viên có cơ hội áp dụng những lí thuyết và phương pháp đã được học vào thực tiễn quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, từ đó tìm kiếm và đề xuất các giải pháp góp phần thúc đẩy việc thực hiện chính sách với NKT ở tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới.

Kết quả nghiên cứu là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích đối với những người có quan tâm đến Chính sách nói chung và thực hiện chính sách đối với NKT nói riêng..

7. Kết cấu của luận văn

Phần nội dung của luận văn được chia làm ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách đối với người khuyết tật.

Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách đối với người khuyết tật tại TP Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam.

Chương 3: Giải pháp tăng cường thực hiện chính sách đối với người khuyết tật tại TP Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới.

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT

1.1. Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách đối với NKT

1.1.1. Người khuyết tật và vấn đề của NKT

1.1.1.1. Khái niệm Người khuyết tật

Theo quan điểm của Tổ chức Quốc tế Người khuyết tật, người khuyết tật trở thành tàn tật là do thiếu cơ hội để tham gia các hoạt động xã hội và có một cuộc sống giống như thành viên khác. Do vậy, khuyết tật là một hiện tượng phức tạp, phản ánh sự tương tác giữa các tính năng cơ thể và các tính năng xã hội mà trong đó người khuyết tật sống.

Ở Việt Nam, khuyết tật và tàn tật là hai từ để chỉ cùng một khái niệm, từ năm 2009 trở về trước chúng ta vẫn dùng song song hai từ này trên cả phương tiện truyền thông đại chúng và văn bản pháp quy. Đến năm 2010, Quốc hội Việt Nam đã chính thức sử dụng cụm từ người khuyết tật thay cho tàn tật trong các bộ luật ban hành có liên quan. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết tật năm 2010 có hiệu lực từ ngày 01/01/2011, NKT được định nghĩa như sau: “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”

Người khuyết tật có những đặc điểm cơ bản như: NKT là nhóm thiểu số lớn nhất thế giới và cũng là một trong những nhóm dễ bị tổn thương nhất; NKT có ở mọi nơi trên thế giới và các quốc gia phải có trách nhiệm bảo vệ NKT.

Về nguyên nhân dẫn đến khuyết tật:

Các nguyên nhân dẫn đến khuyết tật như: Bẩm sinh, bệnh tật, chiến tranh, sinh hoạt, tai nạn giao thông, tai nạn lao động. Nếu như giai đoạn trước đây, các nguyên nhân như: bẩm sinh, bệnh tật, chiến tranh là nguyên nhân chính dẫn tới khuyết tật. Thì trong những năm tới, các nguyên nhân như: tai nạn giao thông, tai nạn lao động, ô nhiễm môi trường sẽ khiến cho số lượng NKT có xu hướng ngày một gia tăng.

1.1.1.2. Vấn đề của người khuyết tật

Phân loại khuyết tật

Theo phân loại khuyết tật ở Việt Nam được cụ thể hóa trong Luật Người khuyết tật năm 2010, phân loại mức độ khuyết tật thường được dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau: dựa vào các dạng tật và dựa vào các mức độ khuyết tật [8].

* Các dạng khuyết tật:

Theo quy định tại khoản 1, Điều 3, Luật Người khuyết tật Việt Nam 2010 các dạng tật được quy định cụ thể:

a. Khuyết tật vận động: tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.

b. Khuyết tật nghe, nói: là khó khăn khi nói hoặc không nói được, khó khăn khi nghe hoặc không nghe được, bị biếng dạng ở vùng tai, mũi, miệng.

c. Khuyết tật nhìn: là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường.

d. Khuyết tật thần kinh, tâm thần: là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường.

đ. Khyết tật trí tuệ: tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc.

e. Khuyết tật khác tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường hợp được quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.

* Người khuyết tật được chia theo mức độ khuyết tật sau đây:

Tại Điều 3 của Nghị định số 28/NĐ-CP qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật NKT chia thành 3 mức độ khuyết tật:

a. Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;

b. Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dơi, trợ giúp, chăm sóc.

c. Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

* Đặc điểm của người khuyết tật

Người khuyết tật có những dạng tật khác nhau, tình hình sức khỏe cũng khác nhau. Sự khiếm khuyết về thể chất dẫn tới khả năng hoạt động chức năng của người khuyết tật có thể bị giảm sút, vì vậy họ gặp nhiều khó khăn, trở ngại trong sinh hoạt, lao động, học tập… Ở người khuyết tật vận động do chấn thương hay do bị bệnh gây ra như què cụt, khèo, liệt chân tay ngoài ra người khuyết tật vận động do tổn thương khu vận động não bộ.

Những người hạn chế nghe, nói, khó khăn khi nói, kém hiểu biết về các quy luật xã hội căn bản, không ý thức về hậu quả về các hành vi của mình, khó khăn khi tự phục vụ, phân tích màu sắc, dấu hiệu, chi tiết sự vật kém, thiếu tích cực trong quan sát, tư duy của họ thường biểu hiện tính không liên tục, chậm hiểu cái mới, quên nhanh cái vừa mới tiếp thu, thời gian chú ý của những người này chậm phát triển trí tuệ kém hơn nhiều người bình thường.

Người khuyết tật cũng như những người bình thường có những đòi hỏi thỏa mãn các nhu cầu ngày càng tăng về vật chất, tinh thần và nhu cầu hoàn thiện chính bản thân mình như những người bình thường khác. Người khuyết tật luôn muốn được hòa nhập xã hội, mong muốn được học tập, muốn được tôn trọng để xóa đi những mặc cảm tự tị, mặc cảm với bản thân mình.

1.1.2. Chính sách đối với người khuyết tật

1.1.2.1. Khái niệm chính sách đối với NKT

– Chính sách đối với NKT: là các quan điểm, cách thức, biện pháp của nhà nước nhằm cụ thể hóa đường lối của Đảng cầm quyền tác động đến lĩnh vực giáo dục, bảo vệ và chăm sóc NKT. Đó là các chính sách và chương trình hỗ trợ nuôi dưỡng, chăm sóc thay thế; trợ giúp giáo dục, y tế, chỉnh hình, phục hồi chức năng; hỗ trợ học nghề, tạo việc làm; chính sách và chương trình tiếp cận công trình công cộng, tham gia giao thông và công nghệ thông tin đối với NKT; chính sách và chương trình hỗ trợ gia đình NKT có hoàn cảnh đặc biệt; các chương trình mục tiêu quốc gia trong đó có hợp phần hoặc nội dung bảo vệ NKT; các chương trình dành riêng cho NKT.

1.1.2.2. Nội dung chính sách đối với NKT

a. Chính sách giáo dục

Khoản 3, Điều 61, Hiến pháp năm 2013 khẳng định “ Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên sử dụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hóa và học nghề”. Trên cơ sở đó Luật người khuyết tật đưa ra những quyền cơ bản về giáo dục đối với NKT, cụ thể là:

  • Nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật được học tập phù hợp với nhu cầu và khả năng của người khuyết tật.
  • Người khuyết tật, đặc biệt là trẻ em khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi quy định đối với giáo dục phổ thông; được ưu tiên trong tuyển sinh; được miễn, giảm một số môn học mà khả năng của cá nhân không thể đáp ứng; được miễn, giảm học phí, chi phí đào tạo, các khoản đóng góp khác; được xét cấp học bổng, hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập.
  • Người khuyết tật được cung cấp phương tiện, tài liệu hỗ trợ học tập dành riêng trong trường hợp cần thiết; người khuyết tật nghe, nói được học bằng ngôn ngữ ký hiệu; NKT nhìn được học bằng chữ nổi Braille theo chuẩn quốc gia.
    • Phương thức giáo dục người khuyết tật
  • Phương thức giáo dục người khuyết tật bao gồm giáo dục hòa nhập, giáo dục bán hòa nhập và giáo dục chuyên biệt.

– Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục chủ yếu đối với trẻ em khuyết tật.

Giáo dục bán hòa nhập và giáo dục chuyên biệt được thực hiện trong trường hợp chưa đủ điều kiện để người khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập.

      • NKT, cha, mẹ hoặc người giám hộ NKT lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp với sự phát triển của cá nhân NKT. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để NKT được học tập và phát triển theo khả năng của cá nhân.

– Nhà nước khuyến khích NKT tham gia học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập.

b.Chính sách bảo trợ xã hội

* Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:-Người khuyết tật đặc biệt nặng, trừ trường hợp quy định, Người khuyết tật nặng.

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định mức chuẩn trợ cấp, trợ giúp xã hội (sau đây gọi chung là mức chuẩn trợ giúp xã hội) là 270.000 đồng/ tháng.

Căn cứ theo Điều 16 Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định hệ số tính mức trợ cấp xã hội hằng tháng cho NKT như sau:NKT đặc biệt nặng hệ số 2, NKT đặc biệt nặng NCT, trẻ em hệ số 2.5, NKT nặng hệ số 1.5, NKT nặng NCT, trẻ em hệ số 2.

* Đối tượng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng bao gồm:

  • Gia đình có NKT đặc biệt nặng đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc NKT đó được hưởng mức hỗ trợ chăm sóc là hệ số 1.
  • Người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc 1 NKT đặc biệt nặng được hưởng chế độ chăm sóc hệ số 1.
  • Người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc 2 NKT đặc biệt nặng trở lên được hưởng chế độ chăm sóc hệ số 3.

Theo Điều 18 Nghị định 28/2012/NĐ-CP hệ số tính mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng và các mức cấp kinh phí chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng không nơi nương tựa, không tự lo được cuộc sống được tiếp nhận vào nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội.

Nhà nước cấp kinh phí để cơ sở bảo trợ xã hội nuôi dưỡng người khuyết tật đặc biệt nặng không nơi nương tựa, không tự lo được cuộc sống theo quy định sau đây:

Hệ số tính mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng là ba (3,0); trường hợp người khuyết tật đặc biệt nặng là trẻ em hoặc người khuyết tật đặc biệt nặng là người cao tuổi thì hệ số mức trợ cấp là bốn (4,0).

Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động cho cơ sở chăm sóc người khuyết tật công lập.

  1. Chính sách chăm sóc y tế

Như những người bình thường, NKT có quyền được chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe, được khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng,được chăm sóc sức khỏe ban đầu, được tham gia và hưởng BHYT như mọi công dân khác trong xã hội.

Điều 21 Luật Người khuyết tật 2010 quy định việc chăm sóc sức khỏe cho NKT như sau:

Trạm y tế cấp xã có trách nhiệm sau đây:

  • Triển khai các hình thức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức phổ thông về chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật; hướng dẫn người khuyết tật và gia đình có người khuyết tật phương pháp phòng bệnh, tự chăm sóc chăm sức khỏe và phục hồi chức năng;
  • Khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với phạm vi chuyên môn cho người khuyết tật.

*Phục hồi chức năng:

Theo quy định của pháp luật về người khuyết tật, cụ thể tại Điều 24 và Điều 25 Luật người khuyết tật 2010 quy định nội dung phục hồi chức năng người khuyết tật bao gồm: Phục hồi chức năng thông qua các cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

Phục hồi chức năng thông qua các cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng.

Cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng là cơ sở cung cấp dịch vụ chỉnh hình, phục hồi chức năng cho người khuyết tật. 

Cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng bao gồm:

  • Viện chỉnh hình, phục hồi chức năng;
  • Trung tâm chỉnh hình, phục hồi chức năng;
  • Bệnh viện điều dưỡng, phục hồi chức năng;
  • Khoa phục hồi chức năng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
  • Bộ phận phục hồi chức năng của cơ sở bảo trợ xã hội;

Việc thành lập và hoạt động của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng được thực hiện theo quy định của pháp luật.

d.Chính sách về văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch

Theo Luật NKT 2010 và Nghị định 28/2012/ND-CP quy định về hoạt động văn hóa, TDTT, giải trí và du lịch đối với NKT như sau:

  • Người khuyết tật đặc biệt nặng được miễn, người khuyết tật nặng được giảm giá vé và giá dịch vụ khi sử dụng một số dịch vụ văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch theo quy định của Chính phủ.

Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho người khuyết tật phát triển tài năng, năng khiếu về văn hóa, nghệ thuật và thể thao; tham gia sáng tác, biểu diễn nghệ thuật, tập luyện, thi đấu thể thao.

đ. Chính sách ưu tiên cho người khuyết tật khi tham gia thông bằng phương tiện giao thông công cộng

Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 39/2012/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kết cấu hạ tầng giao thông, công cụ hỗ trợ và chính sách ưu tiên NKT tham gia giao thông công cộng do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành thì nội dung này được quy định như sau:

    • Ưu tiên khi mua vé, sắp xếp chỗ ngồi:
  • Người khuyết tật khi tham gia giao thông bằng phương tiện giao thông công cộng được ưu tiên mua vé tại cửa bán vé; được sử dụng chỗ ngồi dành cho các đối tượng ưu tiên.
      • Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách công cộng có trách nhiệm trợ giúp, hướng dẫn, sắp xếp chỗ ngồi thuận tiện cho người khuyết tật; hỗ trợ người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng khi lên, xuống phương tiện và sắp xếp hành lý khi cần thiết.
    • Thực hiện miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ cho người khuyết tật khi tham gia giao thông bằng phương tiện giao thông công cộng:

– NKT nặng, NKT đặc biệt nặng khi tham gia giao thông bằng phương tiện giao thông công cộng được miễn, giảm giá vé theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP.

    • Mức giảm giá vé, giá dịch vụ cho NKT do tổ chức, cá nhân quản lý, kinh doanh vận tải hành khách bằng phương tiện giao thông công cộng tự xây dựng và công bố thực hiện nhưng không thấp hơn mức giảm giá vé quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP.
  • NKT sử dụng xe lăn thông dụng không gắn động cơ hoặc sử dụng các dụng cụ cầm tay để phục vụ việc đi lại của bản thân thì được miễn cước hành lý đối với xe lăn, dụng cụ đó khi tham gia giao thông bằng phương tiện giao thông công cộng.
  • NKT đồng thời thuộc đối tượng được giảm giá vé, giá dịch vụ theo các chế độ khác nhau thì chỉ được hưởng một mức giảm giá vé cao nhất.
  • Tổ chức, cá nhân quản lý, kinh doanh vận tải hành khách bằng phương tiện giao thông công cộng có trách nhiệm bố trí thiết bị, công cụ và nhân viên để trợ giúp NKT lên, xuống phương tiện được thuận tiện. Phương án trợ giúp này phải được thông báo ở những nơi dễ nhận biết tại các bến, nhà ga để NKT tiếp cận, sử dụng.
  • Khuyến khích tổ chức, cá nhân quản lý, kinh doanh điểm dừng, đỗ, bến, nhà ga; kinh doanh vận tải hành khách bằng phương tiện giao thông công cộng tổ chức bộ phận, cổng thông tin để tiếp nhận phản ảnh, hướng dẫn, trả lời và trợ giúp NKT tham gia giao thông bằng phương tiện giao thông công cộng.

e. Chính sách công nghệ thông tin và truyền thông

Theo Điều 43 Luật NKT, Nhà nước khuyến khích các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin cho NKT.

  • Cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của người khuyết tật.
  • Đài truyền hình Việt Nam có trách nhiệm thực hiện chương trình phát sóng có phụ đề tiếng Việt và ngôn ngữ ký hiệu dành cho người khuyết tật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
  • Nhà nước có chính sách miễn, giảm thuế, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi và hỗ trợ khác cho hoạt động nghiên cứu, chế tạo, sản xuất và cung cấp dịch vụ, phương tiện hỗ trợ NKT tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông; hỗ trợ việc thu thập, biên soạn và xuất bản tài liệu in chữ nổi Braille dành cho NKT nhìn, tài liệu đọc dành cho NKT nghe, nói và NKT trí tuệ.

1.1.3. Thực thi chính sách đối với NKT

1.1.3.1. Khái niệm thực hiện chính sách đối với NKT

Thực hiện chính sách đối với người khuyết tật là quá trình biến các chính sách thành những kết quả trên thực tế thông qua các hoạt động có tổ chức trong bộ máy nhà nước nhằm hiện thực hóa các chính sách đối với người khuyết tật đã đề ra.

1.1.3.2. Nội dung tổ chức thực hiện CSC đối với NKT

a. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách đối với NKT

Tổ chức thực thi chính sách đối với NKT là quá trình phức tạp, diễn ra trong một thời gian dài, nếu không có kế hoạch thì chắc chắn sẽ không khoa học và khó thành công, bởi vậy việc xây dựng kế hoạch cho một hoạt động là cực kỳ quan trọng, vì thế chúng cần được lập kế hoạch, chương trình để các cơ quan nhà nước triển khai thực hiện chính sách một cách chủ động hoàn toàn. Để đạt được kết quả tốt và có hiệu quả trong tổ chức thực hiện chính sách đối với NKT, trước tiên cần phải tiến hành xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện một cách chi tiết, cụ thể, rõ ràng: kế hoạch tổ chức điều hành, kế hoạch về các nguồn lực, kế hoạch thời gian triển khai, kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực thi chính sách phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; đồng thời phải đảm bảo tuân thủ theo đúng quan điểm, mục tiêu, yêu cầu của chủ thể ban hành. Kế hoạch triển khai thực thi chính sách đối với người khuyết tật bao gồm những nội dung cơ bản.

Kế hoạch tổ chức điều hành: Dự kiến cơ quan chủ trì phải phân công rõ trách nhiệm cho từng cơ quan, tổ chức, từng cán bộ, công chức trong thực thi chính sách, tránh chồng chéo nhiệm vụ giữa cơ quan này với cơ quan khác, cán bộ này với cán bộ khác.

  • Kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách là những dự kiến về tiến độ, hình thức, phương pháp kiểm tra, giám sát tổ chức thực thi chính sách. Dự kiến những nội quy, quy chế: Nội quy, quy chế trong thực thi chính sách đối với người khuyết tật bao gồm nội quy, quy chế về tổ chức, điều hành; về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của cán bộ, công chức và các cơ quan nhà nước tham gia tổ chức điều hành chính sách; về các biện pháp khen thưởng, kỷ luật cá nhân, tập thể trong tổ chức thực thi chính sách đối với NKT.

Kế hoạch triển khai chính sách ở lĩnh vực nào do lãnh đạo lĩnh vực đó xem xét góp ý dự thảo. Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách có giá trị pháp lý khi được mọi người đồng ý thực hiện, sau khi các lĩnh vực quyết định thông qua. Kế hoạch này có thể điều chỉnh nếu nó không phù hợp với thực tế. Việc điều chỉnh kế hoạch do cấp có thẩm quyền thông qua kế hoạch quyết định.

b. Phổ biến, tuyên truyền chính sách

Trong quá trình thực hiện chính sách, trước tiên phải tuyên truyền,vận động nhân dân tham gia thực hiện chính sách đối với người khuyết tật. Tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách đối với NKT cần được thực hiện thường xuyên, liên tục, kể cả khi chính sách công đang được thi hành, để mọi đối tượng cần được tuyên truyền thực thi chính sách.

Công tác phổ biến, tuyên truyền được thể hiện bằng nhiều hình thức như thông qua báo chí, phát thanh, truyền hình, tổ chức hội nghị, tờ rơi, các hình thức tuyên truyền khác. Phổ biến, tuyên truyền rất quan trọng trong việc tổ chức thực hiện chính sách. Phổ biến, tuyên truyền chính sách phải kịp thời và hiệu quả để đối tượng chính sách tiếp cận, kê khai, thụ hưởng chính sách nhanh chóng. Điều này cũng giúp các cơ quan và cán bộ, công chức thực thi chính sách rút ngắn thời gian, triệt để, đạt đến mục tiêu đề ra. Nếu đối tượng thụ hưởng không hiểu chính sách thì thời gian thực hiện kéo dài, bổ sung nhiều lần, gây khó khăn, phiền hà cho các tổ chức, cá nhân và các cơ quan trực tiếp tổ chức thực hiện chính sách trong quá trình tổng kết, đánh giá thực hiện chính sách.

c. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách đối với NKT.

Để việc thực hiện chính đối với NKT đạt hiệu quả cao, cần phải phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý, các ngành, các cấp, chính quyền địa phương. Sự phân công phải đảm bảo tính cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ, khoa học và hợp lý, xác định cơ quan, cá nhân nào đóng vai trò chủ trì, cơ quan và cá nhân nào có chức năng phối hợp, tránh trường hợp nêu chung chung. Từ đó, đảm bảo quá trình thực hiện chính sách diễn ra suôn sẻ, thuận lợi, không bị chồng chéo, thiếu sót hoặc bị tắc nghẽn, khi kế hoạch thực hiện chính sách đã được phê duyệt.

Thực tế, chính sách mới ban hành xong nhưng không thể triển khai thực hiện hoặc thực hiện không mang lại hiệu quả, đó là do sự phân công, trách nhiệm cho các cơ quan chủ quản và cơ quan phối hợp bị chồng chéo và không rõ ràng, thống nhất giữa các cơ quan chủ quản và cơ quan phối hợp dẫn đến gặp khó khăn, xảy ra tình trạng né tránh, đùn đẩy hoặc ôm đồm dẫn đến không ai làm hết trách nhiệm hoặc làm nửa vời không đến nơi, đến chốn. Chính vì vậy, để việc tổ chức thực hiện chính sách đối với NKT có hiệu quả, cần phải có sự thống nhất cao về quan điểm, mục tiêu, kế hoạch và hệ thống chính trị, từ công tác lãnh đạo, chỉ đạo đến công tác tuyên truyền, vận động, công tác cung ứng nguồn lực tài chính, trang thiết bị và cơ sở vật chất đảm bảo đến thực hiện chính sách.

d. Duy trì thực hiện, bổ sung giải pháp thực hiện chính sách

Duy trì chính sách đối với NKT là hoạt động, là khâu nhằm bảo đảm cho chính sách tồn tại được và phát huy tác dụng trong môi trường thực tế. Vì thế, các cơ quan và người thực hiện chính sách phải thường xuyên quan tâm tuyên truyền, vận động các đối tượng chính sách và toàn xã hội tích cực tham gia vào quá trình thực thi chính sách để có những tham mưu, đề xuất những giải pháp phù hợp.

Nếu việc thực thi chính sách đối với NKT gặp phải những khó khăn do môi trường thực tế biến động thì cơ quan nhà nước chủ động sử dụng các công cụ quản lý tác động nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc thực hiện chính sách. Trong một chừng mực nào đó, các cơ quan nhà nước có thể phối hợp, sử dụng biện pháp hành chính để duy trì thực thi chính sách. Việc đồng bộ của các chủ thể tham gia thực hiện chính sách làm góp phần duy trì một cách tích cực chính sách.

Bổ sung, điều chỉnh các giải pháp thực hiện chính sách đối với NKT là một việc làm hết sức quan trọng trong quy trình tổ chức thực hiện chính sách. Việc điều chỉnh giải pháp thực hiện chính sách được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến chính sách và phải phù hợp với thực tế. Chính vì vậy các cơ quan nhà nước, các ngành, các cấp phải chủ động điều chỉnh cơ chế, chính sách để thực hiện có hiệu quả hơn, nhưng không được thay đổi mục tiêu chính sách. Nguyên tắc cần phải chấp hành khi điều chỉnh chính sách là để chính sách tiếp tục tồn tại, chỉ được điều chỉnh các biện pháp, cơ chế thực hiện mục tiêu, hoặc bổ sung, hoàn chỉnh mục tiêu theo yêu cầu thực tế, chứ không cho phép điều chỉnh mà làm thay đổi mục tiêu, nghĩa là làm thay đổi chính sách, thì coi như chính sách không thất bại. Trong tổ chức thực hiện chính sách đối với NKT cần chú ý các nguyên tắc. Việc điều chỉnh chính sách đòi hỏi phải chính xác, hợp lý, nếu không sẽ làm sai lệch chính sách, biến dạng chính sách, làm chính sách trở nên kém hiệu quả, thậm chí không tồn tại được.

e. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện chính sách đối với NKT

Đôn đốc thực hiện chính sách đối với người khuyết tật là hoạt động của cơ quan, cán bộ, công chức có thẩm quyền thực hiện thông qua các công cụ hữu ích nhằm làm cho các chủ thể thực thi chính sách nêu cao ý thức trách nhiệm trong thực hiện các biện pháp theo định hướng chính sách. Trên thực tế, khi triển khai tốt, làm nhanh như nhau, vì thế cần có hoạt động đôn đốc để vừa thúc đẩy các chủ thể nỗ lực nhiều hơn để hoàn thành nhiệm vụ, vừa phòng, chống những hành vi vi phạm quy định trong thực hiện chính sách đối với người khuyết tật.

Phải theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chính sách đối với NKT. Công việc này phải thường xuyên, liên tục từ cơ quan có thẩm quyền ban hành chính sách, đến các cơ quan và cán bộ, công chức được phân công thực hiện chính sách; kiểm tra chính sách đã được triển khai đúng không? tiến độ thực hiện như thế nào? việc tổ chức thực hiện có đúng nguyên tắc, quy trình, kế hoạch đã ban hành hoặc đến được các đối tượng chính sách chưa? Kiểm tra tổ chức thực hiện chính sách đối với NKT với mục đích phòng ngừa các vi phạm sai sót có thể xảy ra; xử lý nghiêm khắc vi phạm và chấn chỉnh sai sót đã xảy ra. Vì vậy, việc kiểm tra thực hiện chính sách đối với NKT cần được tiến hành đúng kế hoạch, bảo đảm các yêu cầu, các nguyên tắc kiểm tra, đánh giá; kết luận các vi phạm sai sót phải chính xác và khách quan, xem xét xử lý nghiêm khắc, chấn chỉnh và đúng mực. Kiểm tra thực hiện chính sách nhằm đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu trong việc tổ chức thực hiện chính sách, để phát hiện những sai sót trong việc lập kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách nhằm kịp thời điều chỉnh; cần tập trung thống nhất trong việc thực hiện mục tiêu, giải pháp chính sách; kịp thời khuyến khích những tích cực trong tổ chức thực hiện chính sách.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\VIEN HAN LAM DOT 11\SAU BAO VE\DOT 2/ TRAN THI KIM PHUONG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *