Thực hiện chính sách đối với người có công đối với cách mạng

Thực hiện chính sách đối với người có công đối với cách mạng

Thực hiện chính sách đối với người có công đối với cách mạng từ thực tiễn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam

1. Tính cấp thiết của đề tài

Chúng ta ai cũng hiểu rằng, để có được thắng lợi vĩ đại trong các cuộc kháng chiến lâu dài và thần thánh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta, đã có biết bao xương máu, công sức, nước mắt của các thế hệ người Việt Nam đã đổ; hàng triệu con người đã ngã xuống, hàng triệu người bị thương tật hay phải mang di chứng suốt đời. Sự hy sinh ấy là vô giá, không có gì có thể cân đo được.

Trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc, cũng như một số địa phương khác của miền Trung, huyện Đại Lộc là địa bàn đánh phá trọng điểm của kẻ địch, nhất là trong kháng chiến chống Mỹ. Nhiều làng quê tiêu điều, xơ xác; núi sông, đồi bãi đầy rẫy bom mìn. Thế nhưng, kiên cường đối mặt với kẻ địch, đối mặt với cái chết, quân và dân Đại Lộc anh hùng đã góp phần cùng với cả nước đánh bại kẻ thù, làm nên Đại thắng Mùa xuân năm 1975. Thắng lợi thật vẻ vang và thật vĩ đại. Thế nhưng, để có kết quả chói ngời ấy, chúng ta phải đánh đổi bằng bằng mồ hôi, bằng nước mắt và bằng máu xương của bao lớp người.

Để trân trọng quá khứ hào hùng như thế,trong những năm qua, huyện đã triển khai, tổ chức thực hiện nghiêm túc và hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có công đối với cách mạng.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số bất cập, hạn chế như: Công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách chưa được thực hiện rộng rãi trong nhân dân. Một số văn bản hướng dẫn chậm, thiếu đồng bộ hoặc chưa rõ ràng. Thủ tục xét công nhận còn rườm rà, chưa rõ ràng, gây khó khăn cho các đối tượng. Chế độ trợ cấp chậm được bổ sung, điều chỉnh, chưa đáp ứng được nhu cầu cho các đối tượng. Việc triển khai thực hiện có nơi còn chủ quan, thiếu chặt chẽ trong quá trình xét duyệt, thẩm định nên việc xác định đối tượng được hưởng còn chưa đúng; thậm chí sót đối tượng hoặc có một số trường hợp cố tình khai man, làm sai, sót hồ sơ, chưa được xử lý dứt điểm, dẫn đến tình trạng khiếu nại, khiếu kiện, ảnh hưởng đến chính sách… Những bất cập, hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách nếu không có những giải pháp kịp thời để khắc phục, hoàn thiện, sẽ ảnh hưởng đến chủ trương và chính sách lớn, rất đúng đắn của Đảng và Nhà nước.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu với nội dung: “Thực hiện chính sách đối với người có công đối với cách mạng từ thực tiễn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam”, để làm luận văn tốt nghiệp chương trình cao học ngành Chính sách công với mong muốn thông qua thực tiễn việc đánh giá, phân tích những thành tựu, cũng như những tồn tại, hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện, nhằm giúp cho cấp có thẩm quyền nhìn nhận bổ sung, hoàn thiện, nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đối với người có công đối với cách mạng trong cả nước nói chung và huyện Đại Lộc nói riêng.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

3.1.1. Mục đích chung

Xem xét cơ sở lý luận về ưu đãi đối với người có công đối với cách mạng; nghiên cứu, đánh giá hệ thống cơ chế, chính sách đối với người có công đối với cách mạng hiện hành và giải pháp phát triển chính sách này trong mối quan hệ biện chứng với sự phát triển, ổn định xã hội.

3.1.2. Mục đích cụ thể

Đánh giá về về thực trạng công tác thực thi chính sách đối với người có công đối với cách mạng trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam thời gian qua. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đối với người có công đối với cách mạng trên địa bàn huyện trong thời gian đến.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu việc tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công đối với cách mạng; quy trình thực hiện chính sách cho các nhóm đối tượng thuộc diện thụ hưởng chính sách theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi đối với người có công đối với cách mạng trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.

– Là những người có công được qui định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công, cụ thể:

+ Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;

+ Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa Tháng Tám 1945;

+ Liệt sĩ;

+ Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

+ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;

+ Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh.

+ Bệnh binh;

+ Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;

+ Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;

+ Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;

+ Người giúp đỡ cách mạng.

Các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện các chính sách, chế độ đối với người có công.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu việc thực hiện chính sách đối với người có công đối với cách mạng từ thực tiễn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam và trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2016.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận

Luận văn vận dụng cách tiếp cận nghiên cứu chính sách qua tiếp cận đa ngành, liên ngành khoa học xã hội và phương pháp nghiên cứu chính sách công. Đó là cách tiếp cận quy phạm chính sách công về chu trình chính sách, từ hoạch định đến xây dựng, thực hiện và đánh giá chính sách công có sự tham gia của các chủ thể chính sách. Lý thuyết chính sách công được soi sáng qua thực tiễn của chính sách công giúp hình thành lý luận về chính sách chuyên ngành người có công.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Một số phương pháp định tính được sử dụng trong quá trình nghiên cứu khoa học như:

Phương pháp sưu tầm tài liệu: Sử dụng các dữ liệu ghi chép sử học, thu nhập dữ liệu mô tả và phân tích đặc điểm, thông tin toàn diện phục vụ cho việc nghiên cứu lịch sử của quá trình chính sách công, chính sách đối với người có công đối với cách mạng: giới thiệu về con người, sự kiện của Đại Lộc qua các thời. Phương pháp này được sử dụng ở phần mở đầu, Chương 1, Chương 2 của luận văn.

– Phương pháp thống kê: Tổng hợp, đo lường các số liệu, thông tin một cách chính xác, khách quan nhằm phân tích, đánh giá phục vụ cho suốt quá trình nghiên cứu luận văn.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận

Đóng góp bổ sung tri thức lý luận về thực hiện chính sách đối với người có công ở nước ta hiện nay.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Trên cơ sở đánh giá, phân tích thực trạng tình hình thực hiện chính sách người có công; nhằm tiếp tục duy trì, phát huy những ưu điểm, cách làm mới, hay mang lại hiệu quả thiết thực; đồng thời khắc phục những bất cập, hạn chế, đề ra các giải pháp để tổ chức thực hiện tốt hơn chính sách đối với người có công đối với cách mạng trên địa bàn huyện Đại Lộc.

7. Cơ cấu của luận văn

Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được cấu trúc trong ba chương:

Chương 1. Những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách đối với người có công đối với cách mạng.

Chương 2. Thực trạng thực hiện chính sách đối với người có công đối với cách mạng từ thực tiễn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.

Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đối với người có công đối với cách mạng từ thực tiễn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG

    1. 1.1. Khái niệm và đặc điểm người có công

1.1.1. Khái niệm người có công

Thuật ngữ “người có công” thì theo quy định của Nhà nước ta và trong một số công trình đã nêu khái niệm “người có công” theo 2 nghĩa sau:

Theo nghĩa rộng: “Người có công là những người không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc, nam nữ, tuổi tác, đã tự nguyện cống hiến sức lực, tài năng, trí tuệ, có người hy sinh cả cuộc đời mình cho sự nghiệp dựng nước, giữu nước và kiến thiết đất nước. Họ là người có những thành tích đóng góp hoặc những cống hiến xuất sắc phục vụ vì lợi ích của đất nước, của dân tộc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận theo quy định của pháp luật”. Ở đây có thể thấy rõ những tiêu chí cơ bản của người có công, đó là phải có đóng góp, cống hiến xuất sắc và vì lợi ích dân tộc. Những đóng góp, cống hiến của họ có thể là trong các cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho Tổ quốc và cũng có thể là trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước [30, tr.11-12].

Theo nghĩa hẹp: “Người có công là những người không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc, nam nữ, tuổi tác có những đóng góp, những cống hiến xuất sắc trong thời kỳ trước cách mạng tháng Tám năm 1945, trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, được các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận theo quy định của pháp luật”. Ở khái niệm này, người có công bao gồm người tham gia hoặc giúp đỡ cách mạng, họ đã hy sinh cả cuộc đời mình hoặc một phần thân thể hoặc có thành tích đóng góp cho sự nghiệp cách mạng [30, tr.15].

1.1.2. Đặc điểm của người có công đối với cách mạng

    1. 1.2. Khái niệm, sự cần thiết của việc thực hiện chính sách đối với người có công đối với cách mạng

1.2.1. Khái niệm chính sách đối với người có công

1.2.2. Sự cần thiết của việc thực hiện chính sách đối với người có công

    1. 1.3. Lý luận về thực hiện chính sách đối với người có công

1.3.1. Xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách đối với người có công

1.3.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách đối với người có công

1.3.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách đối với người có công

1.3.4. Duy trì chính sách đối với người có công đối với cách mạng

1.3.5. Điều chỉnh, bổ sung chính sách đối với người có công

1.3.6. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chính sách đối với người có công đối với cách mạng

1.3.7. Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm thực hiện chính sách đối với người có công đối với cách mạng

    1. 1.4. Các công cụ tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công

1.4.1. Công cụ kinh tế

1.4.2. Công cụ giáo dục, thuyết phục

1.4.3. Công cụ hành chính

1.4.4. Kết hợp các công cụ trên

    1. 1.5. Các chủ thể tham gia và các yếu tố tác động đến việc thực hiện chính sách đối với người có công đối với cách mạng

1.5.1. Các chủ thể tham gia

    1. 1.5.2. Các yếu tố tác động đến việc thực hiện chính sách đối với người có công đối với cách mạng

– Các yếu tố thuộc về chính sách

– Yếu tố nhận thức

– Yếu tố kinh tế, xã hội

– Yếu tố nguồn lực: Con người, tài chính, cơ sở vật chất

Tiểu kết Chương 1

Chương 1 của luận văn đã đề cập một số vấn đề về lý luận, nội dung khoa học chủ yếu sau:

Thứ nhất, khái quát hóa một số vấn đề về lý luận, các nội dung khoa học về chính sách công, chính sách ưu đãi người có công, chính sách ưu đãi người có công tại Việt Nam qua các thời kỳ; các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với người có công đối với cách mạng; vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của chính sách đối với người có công đối với cách mạng và luận giải sự cần thiết phải ban hành chính sách đối với người có công.

Thứ hai, phân tích cơ sở lý luận các bước trong thực thi chính sách đối với người có công đới với cách mạng và các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách đối với người có công đối với cách mạng để có cách nhìn tổng thể các bước trong việc triển khai, tổ chức thực hiện chính sách.

Qua nghiên cứu các nội dung trên, có thể thấy rằng việc ban hành, thực hiện chính sách người có công là chủ trương, chính sách hoàn toàn kịp thời và đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Vấn đề nay đã được Đảng, Nhà nước ta khảo sát, xem xét, đánh giá cân nhắc và quyết định xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, phù hợp điều kiện, tình hình của đất nước và đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của đối tượng và nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội. Việc tổ chức thực hiện chính sách người có công về mặt lý thuyết đã được các cơ quan có thẩm quyền chuẩn bị hết sức chặt chẽ, kỹ lưỡng về tính pháp lý, cơ sở lý luận, cũng như quan điểm chỉ đạo được thể hiện trong các Nghị quyết của Đảng, Hiến pháp và các văn bản pháp luật của Nhà nước. Trong quá tình chuẩn bị tổ chức thực hiện đã đề ra các bước thực hiện theo quy trình chặt chẽ, từ khâu xây dựng kế hoạch; phổ biến, tuyên truyền; phân công, phối hợp thực hiện,… đến khâu đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công; đồng thời cũng đã phân tích, đánh giá, dự lường các yếu tố tác động trong quá trình thực hiện chính sách để có những giải pháp cho phù hợp.

Đây là những luận cứ khoa học quan trọng, làm cơ sở cho việc xây dựng ban hành kế hoạch và tổ chức thực hiện chính sách người có công của nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Thực hiện chính sách đối với người có công đối với cách mạng từ thực tiễn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam
Thực hiện chính sách đối với người có công đối với cách mạng từ thực tiễn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG ĐỚI VỚI CÁCH MẠNG TẠI HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM

    1. 2.1. Thực trạng người có công tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam

Huyện Đại Lộc nằm ở phía bắc của Quảng Nam. Phía Bắc giáp với thành phố Đà Nẵng, phía Đông giáp thị xã Điện Bànphía Đông Nam giáp huyện Duy Xuyênphía Nam giáp huyện Quế Sơnphía Tây Nam giáp huyện Nam Giangphía Tây Bắc giáp huyện Đông Giang.

Huyện Đại Lộc có 18 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 1 thị trấn Ái Nghĩa và 17 xã: Đại AnĐại ChánhĐại CườngĐại ĐồngĐại HiệpĐại HòaĐại HồngĐại HưngĐại LãnhĐại MinhĐại NghĩaĐại PhongĐại QuangĐại SơnĐại TânĐại ThắngĐại Thạnh.

Đất đai ở Đại Lộc bao gồm các loại đất cát, đất phù sa, đất xám bạc màu, đất đỏ vàng, có sông Vu Gia là sông chính, chảy ngang qua huyện theo hướng Tây – Đông.

Người dân Đại Lộc đa phần sinh sống bằng các nghề trồng lúa nước, cây công nghiệp ngắn ngày, cây hoa màu, trồng dâu nuôi tằm, trồng bông dệt vải, đan lát, làm nhang, thợ hồ, chế tác đá, đi rừng, tìm trầm, kỳ nam, khai thác dầu rái, buôn bán trao đổi. Nổi tiếng nhất huyện là thôn Bàu Tròn – xã Đại An, nơi đây là vùng chuyên sản xuất các loại rau như các loại rau cải, đậu tây, đậu đũa (đậu que), bí đao, khổ qua, dưa leo (dưa chuột), đu đủ, dưa hấu, bí đỏ, ớt… Cung ứng cho nhân dân trong vùng và TP.Đà Nẵng. Thôn Bàu Tròn là địa phận giáp ranh giữa xã Đại An và xã Đại Cường(ngăn cách bởi chiếc cầu Quảng Huế bắc qua sông Vu Gia thơ mộng). Món ăn đặc thù là Mỳ Quảng, Bánh tráng cuốn thịt heo luộc, hoặc Bánh tráng cuốn cá nục trụng, bê thui…

Trong hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. “Đại Lộc là vành đai, tuyến đầu diệt Mỹ; là nơi diễn ra các trận đánh ác liệt của quân và dân ta với các lực lượng quân đội chính quy của địch. Khi đất nước hoàn toàn độc lập; bước ra từ chiến tranh, Đại Lộc phải chịu đựng những hậu quả vô cùng nặng nề, đối diện với cảnh hoang tàn, đổ nát của chiến tranh; nhà cửa, trường học, đình, chùa, đường sá, cầu cống bị tàn phá nghiêm trọng cùng với hơn 29.000 người trở thành nạn nhân chiến tranh, chiếm 23,32% dân số của huyện vào năm 1975 (trong đó 19.330 người chết, 9.670 người bị thương). Toàn huyện có 95/143 thôn bị bom đạn hủy diệt thành vùng trắng, 65% diện tích đất đai bị hoang hóa, trên 1.000 ha đất bị địch chiếm đóng, xây dựng căn cứ quân sự; hơn 8.000 ha đất bị nhiễm chất độc hóa học; bom, đạn, chông, mìn, dây thép gai,… nằm rải rác khắp đồng ruộng, núi đồi, thôn xóm, luôn đe dọa đến tín mạng con người” [19, tr.17-23].

“Toàn huyện có 12.500 đối tượng chính sách, 37Anh hùng LLVTND, 1550 Bà mẹ VNAH, 7.900 Liệt sĩ, 1443 Thương binh, 344 bệnh binh, 270 người bị nhiễm CĐHH, 994 người hưởng chính sách tù đầy và 4500 người tham gia cách mạng được tặng Huân, Huy chương các loại.

    1. 2.2. Tình hình thực hiện chính sách đối với người có công đối với cách mạng tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam theo quy trình thực hiện chính sách

2.2.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách đối với người có công đới với cách mạng

2.2.2. Thực trạng phổ biến, tuyên truyền chính sách đối với người có công đối với cách mạng

2.2.3. Thực trạng phân công, phối hợp thực hiện chính sách đối với người có công đối với cách mạng

2.2.4. Thực trạng duy trì thực hiện chính sách đối với người có công

2.2.5. Thực trạng điều chỉnh thực hiện chính sách đối với người có công

2.2.6. Thực trạng theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách đối với người có công đối với cách mạng

2.2.7. Thực trạng tổ chức đánh giá tổng kêt thực hiện chính sách đối với người có công đối với cách mạng

2.3. Kết quả thực hiện nội dung chính sách đối với người có công

2.3.1. Thực hiện các chế độ đối với người có công theo quy định

2.3.1.1. Công tác xác nhận đối tượng

2.3.1.2. Thực hiện các chính sách, chế độ ưu đãi

– Thực hiện việc chi trả trợ cấp hàng tháng cho các đối tượng:

– Thực hiện các chính sách Y tế, Giáo dục và Đào tạo cho các đối tượng chính sách đối với người có công trên địa bàn huyện Đại Lộc:

– Thực hiện việc cấp thẻ BHYT cho đối tượng chính sách:

– Thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe, điều dưỡng, phục hồi sức khỏe:

– Thực hiện hỗ trợ học phí cho các thân nhân đối tượng người có công, đào tạo nghề, giới thiệu, giải quyết việc làm:

– Thực hiện chính sách hỗ trợ, cải thiện nhà ở cho các đối tượng chính sách đối với người có công đối với cách mạng

Thực hiện nâng cấp, tu bổ nghĩa trang liệt sĩ

Xây dựng, tu bổ các Bia chiến tích, nhà lưu niệm Đảng bộ huyện

– Tổ chức tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ:

2.3.1.3. Tổ chức các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.

– Thực hiện vận động quỹ đền ơn đáp nghĩa và chăm sóc, phụng dưỡng BMVNAH.

– Phong trào làm đẹp bàn thờ và tổ chức giỗ liệt sĩ đối với các liệt sĩ không có thân nhân trực tiếp thờ cúng, hoặc đối với các thân nhân đơn thân, già yếu.

– Hoạt động thắp nến tri ân và tổ chức dâng hương mộ nghĩa trang liệt sĩ

– Hoạt động tuyên truyền, kể chuyện các tấm gương anh dũng trong đấu tranh chiến đấu với kẻ thù.

– Hoạt động trao quà cho các đối tượng chính sách

– Hoạt động hành quân về nguồn

– Hoạt động giúp các đối tượng chính sách người có công đối với cách mạng phát triển kinh tế, xóa nghèo.

2.3.1.3. Công tác tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công đối với cách mạng

2.3.2. Công tác quản lý nhà nước về chính sách đối với người có công

2.3.2.1. Về tổ chức bộ máy để thực hiện chính sách người có công trên địa bàn huyện

2.3.2.2. Về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm

    1. 2.4. Đánh giá chung về thực hiện chính sách đối với người có công đối với cách mạng tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam

2.4.1. Những thành tựu và nguyên nhân

2.4.1.1. Những thành tựu trong việc thực hiện chính sách người có công

2.4.1.2. Nguyên nhân của những thành tựu

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.4.2.1. Những hạn chế

2.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Tiểu kết Chương 2

Chương 2 của luận văn đã tập trung đi sâu phân tích, đánh giá làm rõ một số nội dung như sau:

Thứ nhất, khái quát hóa điều kiện kinh tế-xã hội đặc thù, về tình hình đối tượng người có công đối với cách mạng của huyện Đại Lộc; đánh giá, nhấn mạnh sự tác động của các điều kiện này đến quá trình triển khai thực hiện chính sách đối với người có công đối với cách mạng trên địa bàn huyện.

Thứ hai, trên cơ sở nghiên cứu, luận văn đã đi sâu đánh giá một cách toàn diện, khách quan, trung thực tình hình thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công đối với cách mạng trên địa bàn huyện.

Thứ ba, nhận xét, đánh giá chung về những kết quả, thành tựu đạt được; cũng như những tồn tại, hạn chế, những khó khăn, vướng mắc, đồng thời chỉ ra những nguyên nhân của những ưu, khuyết điểm trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn huyện.

Đây là những vấn đề thực tiễn có vai trò quan trọng trong việc đề ra phương hướng và các nhóm giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, góp phần hoàn thiện và thực hiện tốt hơn chính sách đối với người có công đối với cách mạng trên phạm vi cả nước nói chung, địa bàn huyện Đại Lộc nói riêng.

Qua những kết quả, số liệu, hình ảnh thực tế đã được thể hiện ở chương 2, đã cho thấy toàn bộ quá trình triển khai, tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công đối với cách mạng trên địa bàn huyện Đại Lộc được các cấp, các ngành thực hiện một cách nghiêm túc, đảm bảo đúng nguyên tắc, quy trình theo quy định, hướng dẫn của trên. Việc thực hiện chính sách đối với người có công không chỉ bó hẹp trong phạm vi, nhận thức bởi đối tượng hưởng lợi và các cơ quan chức năng thực hiện, mà đã có sức lan tỏa tích cực, sâu rộng trong đời sống xã hội; được toàn xã hội đón nhận một cách tự giác; được các cấp, các ngành và nhân dân từ huyện đến xã tích cực hưởng ứng, tham gia với nhiều hình thức, cách làm sáng tạo; nhiều phong trào mang lại hiệu quả thiết thực giúp cho các đối tượng chính sách có điều kiện, cơ hội vươn lên hòa nhập với xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các đối tượng chính sách, được tỉnh ghi nhận và đánh giá cao.

Nếu được lựa chọn để đánh giá một cách công bằng, trung thực, khách quan đối với những chính sách, đồng thời triển khai tổ chức thực hiện cùng với chính sách đối với người có công trên địa bàn huyện; có thể khẳng định rằng, chính sách ưu đãi người có công là một chính sách nhận được sự đồng tình ủng hộ của đại đa số nhân dân và được triển khai thực hiện, mang lại hiệu quả lớn, thiết thực trên địa bàn huyện. Điều này được thể hiện bởi những con số, bởi những phong trào, bởi những việc làm thường xuyên như đã nêu ở chương 2. Thực tế cho thấy, từ khi triển khai thực hiện chính sách đối với người có công đến nay, chưa có trường hợp có đơn thư khiếu kiện, khiếu nại hoặc có ý kiến so bì, thiệt hơn giữa những người dân đối với các đối tượng được hưởng về các chế độ trợ cấp ưu đã của Nhà nước, cũng như sự trợ giúp của toàn xã hội. Đây chính là sự thành công của chính sách ưu đãi người có công của Đảng và Nhà nước ta.

Thực hiện chính sách đối với người có công đối với cách mạng từ thực tiễn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam
Thực hiện chính sách đối với người có công đối với cách mạng từ thực tiễn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG TỪ THỰC TIỄN HUYỆN ĐẠI LỘC,TỈNH QUẢNG NAM

    1. 3.1. Định hướng hoàn thiện chính sách đối với người có công

Trong những năm đến, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục xác định quan điểm, định hướng và quyết tâm đẩy mạnh thực hiện chính sách đối với người có công . Trong phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 5 năm giai đoạn 2016 – 2020 của Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã nêu: “Nhà nước sử dụng thể chế, các nguồn lực, công cụ điều tiết, chính sách phân phối và phân phối lại để phát triển văn hóa, thực hiện dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội; đảm bảo an sinh xã hội, từng bước nâng cao phúc lợi xã hội, chăm lo cải thiện đời sống mọi mặt của nhân dân, thu hẹp khoảng cách giàu – nghèo” [13. tr.269]. Đồng thời đề ra giải pháp “Tiếp tục hoàn thiện chính sách, nâng cao mức sống người có công. Rà soát, hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an sinh xã hội” [13, tr.300].

Trong phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2016-2020, văn kiện Đại hội Đại biểu lần thứ XII Đảng bộ tỉnh Quảng Nam cũng đã nêu rõ: “… hỗ trợ, tạo điều kiện cho hộ gia đình chính sách, hộ nghèo có phương tiện sinh kế để sản xuất, trợ giúp việc học tập, học nghề, chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm,… tiếp tục thực hiện tốt Pháp lệnh ưu đãi người có công; duy trì 100% xã, phường làm tốt công tác thương binh – liệt sĩ. 100% gia đình chính sách của tỉnh có nhà ở ổn định, có mức sống cao hơn mức sống trung bình của dân cư nơi cư trú” [11, tr.34].

Văn kiện Đại hội Đại biểu huyện Đại Lộc lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2016 – 2020 cũng đã nhấn mạnh: “Tập trung chăm lo thực hiện tốt các chính sách đối với người có công. Tăng cường vận động, hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho các gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn. Thực hiện tốt an sinh xã hội …” [12, tr.26].

Đây là cơ sở định hướng quan trọng để huyện có những phương hướng, giải pháp phù hợp tổ chức thực hiện chính sách người có công trong thời gian đến.

3.1.1. Đảm bảo triển khai thực hiện đúng, đầy đủ và hiệu quả các chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về người có công

3.1.2. Từng bước hoàn thiện, đồng bộ thể chế, chính sách đối với người có công; khắc phục kịp thời những hạn chế, bất cập trong tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công

3.1.2.1. Hoàn thiện thể chế, chính sách ưu đãi người có công phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội

3.1.2.2. Hoàn thiện các quy định, điều kiện, thủ tục xác nhận đối tượng

3.1.2.3. Hoàn thiện các chế độ trợ cấp ưu đãi

3.1.3. Tăng cường nguồn lực để duy trì thực hiện tốt chính sách đối với người có công đối với cách mạng; phấn đấu đến năm 2020 huyện không có hộ chính sách thuộc diện nghèo theo chuẩn mới của Trung ương và của Tỉnh

    1. 3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đối với người có công đối với cách mạng

3.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách đối với người có công đối với cách mạng

3.2.2. Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chính trị – xã hội trong thực hiện chính sách đối với người có công đối với cách mạng

3.2.3. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực tham gia thực hiện chính sách đối với người có công đối với cách mạng nhằm từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần đối với người có công

3.2.4. Củng cố bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức thực thi chính sách đối với người có công và cải cách hành chính trong lĩnh vực người có công

3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện, chấn chỉnh, xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm việc thực hiện chính sách đối với người có công đối với cách mạng

Tiểu kết Chương 3

Trong chương 3, luận văn đã tập trung đề cập một số nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, tác giả luận văn đã khái quát quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước về chính sách ưu đãi đối với người có công đối với cách mạng nói chung và các mục tiêu, giải pháp thực hiện chính sách đối với người có công đối với cách mạng trên địa bàn huyện Đại Lộc nói riêng.

Thứ hai, trên cơ sở những quan điểm, định hướng, mục tiêu và các giải pháp của Đảng và Nhà nước về chính sách ưu đãi đối với người có công từ nay đến năm 2020; cũng như qua thực tiễn tình hình chính sách đối với người có công trên địa bàn huyện Đại Lộc trong thời gian qua, tác giả luận văn đã mạnh dạn nêu lên 3 định hướng lớn để góp phần hoàn thiện thể chế, chính sách đối với người có công và 5 nhóm giải pháp chính, nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, tổ chức thực hiện tốt hơn chính sách đối với người có công đối với cách mạng trên địa bàn huyện và tỉnh.

Thứ ba, triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cần phải có sự quan tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Đa dạng hóa các hình thức để thực hiện các giải pháp, chú trọng giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức cho toàn xã hội, tham gia chăm lo cho các đối tượng chính sách người có công; đặc biệt là tập trung vào các nhóm giải pháp hỗ trợ phương tiện, công cụ sản xuất, nhằm giúp các đối tượng chính sách có điều kiện tham gia vào sản xuất, tự làm ra sản phẩm để tạo thêm nguồn thu nhập, bớt phụ thuộc vào nguồn trợ cấp của Nhà nước, dần từng bước nâng cao mức sống cho các đối tượng chính sách.

KẾT LUẬN

Thực hiện chính sách đối với người có công đối với cách mạng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn Đảng, toàn dân. Qua các thời kỳ, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn dành sự quan tâm đối với người có công với nước. Chăm lo đời sống người có công vừa là nhiệm vụ chính trị quan trọng, vừa thể hiện đạo lý truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” cao đẹp của dân tộc Việt Nam. Có thể nói, chính sách ưu đãi người có công luôn chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống chính sách an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước ta. Gần 70 năm qua, khởi đầu từ Sắc lệnh 20/SL, ngày 16/2/1947, “Quy định chế độ hưu bổng thương tật và tiền tuất tử sĩ” với 3 đối tượng và 2 chính sách. Đến nay, hệ thống chính sách ưu đãi người có công đã ngày càng được hoàn thiện, đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của các đối tượng chính sách qua từng thời kỳ phát triển của đất nước. Pháp lệnh ưu đãi đối với những người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng từng bước được bổ sung, sửa đổi. Số người hưởng chính sách ưu đãi được mở rộng, đúng đối tượng, đúng chính sách, các nội dung ưu đãi người có công được luật pháp của Nhà nước bảo vệ, là nhân tố động viện, khích lệ tinh thần và góp phần quan trọng, bảo đảm cuộc sống của những người có công và gia đình có công với nước.

Từ khi triển khai tổ chức thực hiện chính sách người có công đến nay, nhất là giai đoạn 2011 – 2016, huyện Đại Lộc đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc pháp lệnh ưu đãi người có công đã đạt được những thành tựu rất quan trọng. Đến nay, toàn huyện có 12.500 đối tượng người có công, trong đó có 4.168 đối tượng được hưởng trợ cấp hàng tháng và 2.648 đối tượng được hưởng trợ cấp một lần. Các đối tượng chính sách được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng; các chế độ ưu đãi về đào tạo; điều dưỡng, chăm sóc y tế; cấp thẻ BHYT; sửa chữa, xây mới nhà ở; được quan tâm hỗ trợ cất, bốc hài cốt liệt sĩ… Trong bối cảnh tình hình kinh tế – xã hội còn nhiều khó khăn, song kinh phí để thực hiện các chính sách ưu đãi đối với người có công đối với cách mạng trên địa bàn huyện vẫn được đảm bảo kịp thời, đầy đủ. Hằng năm, số tiền chi thực hiện các chế độ, chính sách cho các đối tượng trên địa bàn huyện gần 80 tỉ đồng; trong đó chi trợ cấp thường xuyên hơn 60 tỉ đồng; mua thẻ BHYT 2,5 tỉ đồng; chi sửa chữa, xây dựng mới nhà chính sách 9,2 tỉ đồng; chi quà cho các đối tượng chính sách trong các dịp lễ, tết hơn 4 tỉ đồng…

Cùng với vai trò chủ đạo của Nhà nước, công tác chăm sóc người có công, huyện đã huy động tiềm năng to lớn của cộng đồng tham gia bằng những hoạt động, phong trào có ý nghĩa thiết thực như: Huy động quỹ đền ơn đáp nghĩa; phụng dưỡng, chăm sóc BMVNAH; tặng quà hàng năm cho các gia đình chính sách; hoạt động hành quân về nguồn; hành quân về địa chỉ đỏ; giỗ liệt sĩ cho các thân nhân liệt sĩ đơn thân; thắp nến tri ân mộ ngĩa trang liệt sĩ; kể chuyện các tấm gương liệt sĩ; phong trào áo lụa tặng bà, làm đẹp bàn thờ; phong trào các cựu chiến binh tham gia giúp nhau làm kinh tế, xóa đói, giảm nghèo,… góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các đối tượng chính sách người có công vừa làm giàu thêm truyền thống nhân văn của dân tộc Việt Nam.

Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công đối với cách mạng vẫn còn những hạn chế nhất định; đó là: về mức chuẩn để tính trợ cấp còn thấp so với nhu cầu thực tiễn đời sống xã hội của người có công đã được quy định tại pháp lệnh ưu đãi người có công. Một số chính sách ưu đãi, như hỗ trợ nhà ở, việc làm cho người có công còn chưa đáp ứng được nhu cầu; việc tìm kiếm và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin, chưa đáp ứng được mong mỏi của thân nhân liệt sĩ; một bộ phận nhỏ người có công vẫn chưa được xác nhận và thụ hưởng các chế độ ưu đãi.… Những hạn chế, bất cập trên đã không những gây thiệt thòi cho các đối tượng chính sách, khó khăn đối với chính quyền các cấp trong việc tổ chức thực hiện chính sách, mà còn ảnh hưởng đến chủ trương, chính sách chung của Đảng và Nhà nước về chính sách ưu đãi người có công. Vì vậy, hoàn thiện chính sách ưu đãi người có công cách mạng là một đòi hỏi mang yếu tố khách quan và cần thiết để chính sách thực đi vào cuộc sống một cách đầy đủ, chính xác, công bằng, hợp lý, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của người dân.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\VIEN HAN LAM DOT 6\CHINH SACH CONG\MAI DINH TINH\sau bao ve

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *