Thực hiện chính sách đối với người có công từ thực tiễn thị xã Điện Bàn

Thực hiện chính sách đối với người có công từ thực tiễn thị xã Điện Bàn

Thực hiện chính sách đối với người có công từ thực tiễn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm qua, thị xã Điện Bàn đã triển khai, tổ chức thực hiện nghiêm túc và hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với NCC. Ngoài những chính sách ưu đãi của Trung ương và tỉnh Quảng Nam, thị xã Điện Bàn đã huy động cả hệ thống chính trị từ thị xã đến các xã, phường và các tổ chức, cá nhân tham gia tích cực vào việc thực hiện chính sách đối với NCC bằng những việc làm cụ thể.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số hạn chế như: Công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách chưa được thực hiện rộng rãi trong nhân dân. Nhận thức của một số người dân về chính sách chưa đầy đủ, nên còn nhiều thắc mắc về chính sách. Một số văn bản hướng dẫn chậm, thiếu đồng bộ hoặc chưa rõ ràng. Thủ tục xét công nhận còn rườm rà, chưa rõ ràng, gây khó khăn cho các đối tượng chính sách, NCC…. Những hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách, nếu không có những giải pháp kịp thời để khắc phục, hoàn thiện, sẽ ảnh hưởng đến chủ trương và chính sách rất đúng đắn của Đảng và Nhà nước.

Xuất phát từ những lý do trên, em đã chọn đề tài: “Thực hiện chính sách đối với người có công từ thực tiễn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam” để làm luận văn thạc sỹ chính sách công, với mong muốn thông qua việc đánh giá, phân tích những thành tựu, cũng như những hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách đối với NCC tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, luận văn sẽ đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đối với NCC trong cả nước nói chung và thị xã Điện Bàn nói riêng.

Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn

      1. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
        1. Mục đích nghiên cứu

Thông qua việc phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách đối với người có công qua thực tiễn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đối với NCC trong cả nước nói chung và thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam nói riêng.

        1. Nhiệm vụ nghiên cứu

Thứ nhất, là hệ thống hóa lý luận bao gồm ý nghĩa, mục đích, tầm quan trọng; quy trình các bước; yêu cầu và các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện chính sách đối với NCC.

Thứ hai, khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng tình hình; đặc biệt là phương pháp, cách thức thực hiện; nêu rõ những thành tựu, kết quả đạt được so với mục tiêu đề ra và những hạn chế, bất cập trong tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công ở thị xã Điện Bàn trong giai đoạn 2012 – 2017.

Thứ ba, đề xuất các giải pháp để tổ chức thực hiện hiệu quả chính sách trên địa bàn thị xã Điện Bàn và kiến nghị các nội dung nhằm góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đối với NCC trong cả nước nói chung và thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam nói riêng.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu luận văn

        1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu việc tổ chức thực hiện chính sách đối với NCC thuộc các nhóm đối tượng thụ hưởng chính sách theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

        1. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu việc thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2012 – 2017.

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

        1. Phương pháp luận

Luận văn vận dụng cách tiếp cận nghiên cứu chính sách qua tiếp cận đa ngành, liên ngành khoa học xã hội và phương pháp nghiên cứu chính sách công.

        1. Phương pháp nghiên cứu

Một số phương pháp định tính được sử dụng trong quá trình nghiên cứu khoa học như:

– Phương pháp lịch sử: Sử dụng các dữ liệu ghi chép sử học phục vụ cho việc nghiên cứu lịch sử của quá trình chính sách công, chính sách đối với NCC; giới thiệu về con người, sự kiện của Điện Bàn qua các thời kỳ.

– Phương pháp định tính: Thu thập dữ liệu mô tả và phân tích đặc điểm, thông tin toàn diện về các điều kiện kinh tế, xã hội của thị xã Điện Bàn phục vụ cho quá trình nghiên cứu.

– Sử dụng một số các phương pháp khác như: Phương pháp thu thập thông tin; phương pháp điều tra, khảo sát; phương pháp thống kê; phương pháp chuyên gia; phương pháp khảo cứu tài liệu để tổng hợp, lượng hóa, đo lường các số liệu, thông tin một cách chính xác, khách quan nhằm phân tích, đánh giá phục vụ cho suốt quá trình nghiên cứu luận văn.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

        1. Về lý luận: Đóng góp bổ sung, hoàn thiện những vấn đề lý luận về chính sách chuyên ngành là chính sách đối với người có công ở nước ta hiện nay.

6.2. Về thực tiễn: Trên cơ sở đánh giá, phân tích thực trạng tình hình thực hiện chính sách đối với NCC với cách mạng; nhằm tiếp tục duy trì, phát huy những ưu điểm, cách làm mới, hay mang lại hiệu quả thiết thực; đồng thời khắc phục những bất cập, hạn chế, đề ra các giải pháp để tổ chức thực hiện tốt hơn chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Cơ cấu của luận văn

Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được cấu trúc trong ba chương:

Chương 1. Những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách đối với người có công.

Chương 2. Thực tiễn thực hiện chính sách đối với người có công tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Chương 3. Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH NGƯỜI CÓ CÔNG

    1. Khái niệm và đặc điểm người có công

Khái niệm người có công

+ Liệt sĩ là người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của nhân dân được Nhà nước truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công” thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 19 của Pháp lệnh này chết vì vết thương tái phát.

+ BMVNAH là những bà mẹ có chồng, con hoặc bản thân đã cống hiến hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế.

+ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến bao gồm: Người được Nhà nước tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” theo quy định của pháp luật; người được Nhà nước tuyên dương Anh hùng lao động vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sản xuất phục vụ kháng chiến.

+ Thương binh là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên, được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận thương binh và “Huy hiệu thương binh”.

+ Người hưởng chính sách như thương binh là người không phải là quân nhân, công an nhân dân, bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được cơ quan có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận Người hưởng chính sách như thương binh”.

+ Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên khi xuất ngũ về gia đình được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận bệnh binh”.

+ Người HĐKC bị nhiễm CĐHH là người được cơ quan có thẩm quyền công nhận đã tham gia công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu từ tháng 8 năm 1961 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại các vùng mà quân đội Mỹ sử dụng CĐHH và do nhiễm CĐHH dẫn đến một trong các trường hợp sau đây: Mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên; vô sinh; sinh con dị dạng, dị tật.

+ Người hoạt động cách mạng hoặc HĐKC bị địch bắt tù, đày: là người được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền công nhận trong thời gian bị tù, đày không khai báo có hại cho cách mạng, cho kháng chiến, không làm tay sai cho địch.

+ Người HĐKC giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế là người tham gia kháng chiến được Nhà nước tặng Huân chương kháng chiến, Huy chương kháng chiến.

+ Người giúp đỡ cách mạng là người đã có thành tích giúp đỡ cách mạng trong lúc khó khăn, nguy hiểm, bao gồm: Người được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước”; người trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước” trước cách mạng tháng Tám năm 1945; người được tặng Huân chương kháng chiến hoặc Huy chương kháng chiến; người trong gia đình được tặng Huân chương kháng chiến hoặc Huy chương kháng chiến.

Đặc điểm của người có công

Người có công cũng như bao người dân bình thường khác trong xã hội, đều có nhu cầu, mong muốn có được gia đình đông đủ, sum vầy, mạnh khỏe, có cuộc sống vật chất và tinh thần đầy đủ, ấm no và hạnh phúc. Hầu hết những NCC luôn luôn trân trọng quá khứ và tự hào về những công lao đóng góp của bản thân và gia đình cho sự nghiệp cách mạng.

1.2. Khái niệm chính sách người có công

Quan niệm về chính sách người có công

“Uống nước nhớ nguồn”,“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là truyền thống hết sức tốt đẹp và quý báu của dân tộc Việt Nam chúng ta, việc tri ân, biết ơn đối với NCC khai phá, mở mang bờ cõi, chống chọi với thiên tai khắc nghiệt và chống giặc ngoại xâm đã được người Việt chúng ta thực hiện từ rất lâu trong lịch sử. Để ghi nhận và biết ơn đối với những NCC lập nước, khai phá đất đai, giúp dân giữ làng, những tấm gương hy sinh vì nước chống giặc ngoại xâm; Nhân dân ta đã tự phát vận động đóng góp tiền của xây dựng Đền thờ, Lăng, Miếu, Đình làng… và thường xuyên thờ cúng.

Chính sách của Nhà nước đối với người có công

Chính sách đối với NCC là một bộ phận của hệ thống chính sách xã hội mà cụ thể là chính sách bảo đảm xã hội. Chính sách bảo đảm xã hội (hay còn gọi là an toàn xã hội – an sinh xã hội) là sự bảo vệ của Nhà nước, của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua một loạt các biện pháp công.

Chính sách đối với người có công là phương tiện, công cụ quản lý có hiệu lực mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần trong lĩnh vực ưu đãi xã hội đối với NCC.

Từ quan niệm về “Chính sách công” và “Người có công” nêu trên, chúng ta có thể định nghĩa về chính sách đối với người có công như sau: “Chính sách đối với người có công là tập hợp các quyết định chính trị- pháp lý có liên quan nhằm lựa chọn mục tiêu giải pháp và công cụ chính sách để giải quyết các vấn đề của người có công nhằm tôn vinh, ưu đãi, chăm sóc, nuôi dưỡng theo mục tiêu tổng thể của chính sách đã được xác định”.

1.3. Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách người có công

Khái niệm thực hiện chính sách người có công

Tổ chức thực hiện chính sách đối với NCC là một khâu quan trọng hợp thành chu trình chính sách, là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí của chủ thể chính sách đến đội tượng chính sách, được hiện thực bởi các cộng cụ chính sách bao gồm các hoạt động của các chủ thể do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định nhằm đưa chính sách đối với NCC vào cuộc sống thông qua các nội dung công việc cụ thể để đảm bảo nguyên tắc, tuân thủ theo một trình tự, thủ tục nhất định nhằm đạt được mục tiêu của chủ thể chính sách.

Ý nghĩa, tầm quan trọng của tổ chức thực hiện chính sách người có công

Tổ chức thực hiện chính sách đối với NCC có ý nghĩa rất quan trọng, là bước hiện thực hóa chính sách vào thực tiễn đời sống xã hội. Tổ chức thực hiện chính sách đối với NCC là trung tâm kết nối các khâu (các bước) trong chu trình chính sách thành một hệ thống hoàn chính; là cầu nối giữa lý luận và thực tiễn trong thực thi chính sách.

    1. Các bước tổ chức thực hiện chính sách người có công

Xây dựng kế họach triển khai thực hiện chính sách đối với người có công

Để việc thực hiện một cách hiệu quả chính sách đối với NCC, cần phải tiến hành xây dựng kế hoạch thực hiện một cách chi tiết, cụ thể, rõ ràng từ kế hoạch tổ chức điều hành, kế hoạch chuẩn bị các nguồn lực để thực hiện, kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực thi chính sách phù hợp với tình hình thực tế của địa phương;

1.4.2. Phổ biển, tuyên truyền chính sách đối với người có công

Phổ biến, tuyên truyền chính sách đối với NCC là họat động mang tính thông tin, là hình thức công khai chính thống chính sách cho các cơ quan có thẩm quyền, các đối tượng chính sách và các bên tham gia hiểu rõ về mục đích, yêu cầu, về tính đầy đủ, tính đúng đắn của chính sách để các bên có liên quan tự giác tham gia thực hiện.

1.4.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách đối với người có công

Việc phân công, phối hợp trong thực hiện chính sách là một trong những vấn đề vướng mắc và yếu ở nước ta hiện nay. Có những chính sách khi ban hành xong không thể triển khai thực hiện do sự phân công, phân nhiệm cho các cơ quan chủ quản và cơ quan phối hợp thực hiện không rõ ràng hoặc chồng chéo, không có sự thống nhất giữa các cơ quan chủ quản và cơ quan phối hợp nên xảy ra tình trạng đùn đẩy, né tránh hoặc ôm đồm dẫn đến không ai làm hoặc làm nửa vời không đến nơi, đến chốn.

1.4.4. Duy trì chính sách đối với người có công

Duy trì chính sách đối với NCC là hoạt động nhằm bảo đảm cho chính sách tồn tại được và phát huy tác dụng trong môi trường thực tế. Để xây dựng, ban hành và tổ chức triển khai thực hiện đã là rất khó, nhưng để duy trì chính sách ổn định lâu dài lại càng khó hơn. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường đầy biến động và thay đổi, tác động rất lớn đến việc duy trì thực hiện chính sách.

1.4.5. Điều chỉnh, bổ sung chính sách đối với người có công

Điều chỉnh, bổ sung chính sách đối với NCC là hoạt động được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo hướng điều chính chính sách đối với NCC ngày càng phù hợp với yêu cầu quản lý và tình hình thực tiễn phát triển của xã hội.

1.4.6. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chính sách đối với người có công

Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách đối với NCC là họat động diễn ra thường xuyên, liên tục của hệ thống các cơ quan Nhà nước từ cơ quan có thẩm quyền ban hành chính sách, đến các cơ quan và cán bộ, công chức được phân công thực hiện chính sách; kể cả đối tượng chính sách nhằm xem xét chính sách đã được triển khai tổ chức thực hiện chưa, tiến độ thực hiện đến đâu, việc tổ chức thực hiện có đảm bảo đúng nguyên tắc, đúng theo quy trình, kế hoạch đã ban hành hoặc đã đến tận được với các đối tượng chính sách không.

1.4.7. Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công

Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm tổ chức thực hiện chính sách đối với NCC là quá trình xem xét, kết luận về chỉ đạo điều hành và chấp hành chính sách của các cơ quan và cá nhân liên quan được phân công thực hiện chính sách, cũng như hiệu quả, lợi ích mang lại cho xã hội, cho đối tượng hưởng lợi từ chính sách.

    1. Những yêu cầu cơ bản đối với việc tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công

. Yêu cầu thực hiện đúng mục tiêu chính sách đối với người có công

. Yêu cầu bảo đảm tính hệ thống trong thực hiện chính sách đối với người có công

. Yêu cầu bảo đảm tính pháp lý, khoa học, hợp lý trong thực hiện chính sách đối với người có công

. Yêu cầu bảo đảm lợi ích thực sự cho các đối tượng thụ hưởng chính sách đối với người có công

1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công

1.6.1. Yếu tố thuộc về chính sách

1.6.2. Yếu tố nhận thức

1.6.3. Yếu tố kinh tế, xã hội

1.6.4. Yếu tố nguồn lực (Con người, tài chính, cơ sở vật chất…)

1.6.5. Yếu tố thực hiện chính sách trong điều kiện kinh tế thị trường

Các phương pháp thực hiện chính sách đối với người có công

Phương pháp kinh tế

Phương pháp hành chính

Phương pháp tổng hợp các phương pháp trên

1.8. Tổ chức bộ máy để thực hiện chính sách đối với người có công

Hệ thống tổ chức bộ máy hoạt động quản lý Nhà nước và thực hiện chính sách ưu đãi NCC được triển khai trên phạm vi cả nước bao gồm 4 cấp: Cấp Trung ương, tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương), cấp huyện (thành phố trực thuộc tỉnh, quận, thị xã), cấp xã (phường, thị trấn) do Chính phủ và UBND các cấp quản lý, chỉ đạo, điều hành; đồng thời do Bộ LĐ-TB&XH, và ngành LĐ-TB&XH các tỉnh (thành phố) đến cơ sở chủ trì thực hiện.

Thực hiện chính sách đối với người có công từ thực tiễn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
Thực hiện chính sách đối với người có công từ thực tiễn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

CHƯƠNG 2

THỰC TIỄN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG TẠI THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM

    1. Thực trạng người có công tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

Hiện nay, Điện Bàn là thị xã có số lượng đối tượng chính sách đối với người có công đông nhất tỉnh Quảng Nam, qua các cuộc kháng chiến Điện Bàn có 18.920 liệt sỹ, 2.553 BMVNAH (trong đó có 168 Mẹ còn sống), hơn 7.000 thương, bệnh binh (trong đó, 2.578 người còn sống), gần 5.000 người HĐCM bị địch bắt tù đày tra tấn (còn sống 1.656 người), 61 cá nhân được phong tặng và truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (còn sống 2 người), hiện có hơn 10.000 đối tượng đang hưởng chế độ trợ cấp ưu đãi hàng tháng, được phân bổ ở 20 xã, phường trên địa bàn thị xã.

Kết quả thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách đối với người có công

Sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh ưu đãi NCC với cách mạng năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2012, Chính phủ, các bộ, ngành liên quan và tỉnh Quảng Nam đã ban hành các văn bản cụ thể hóa các chính sách đối với NCC. Căn cứ vào Nghị quyết hàng năm và các văn bản chỉ đạo Thị ủy, UBND thị xã đã xây dựng các kế hoạch tương ứng với từng nội dung cụ thể để triển khai thực hiện. Trong các kế hoạch đã nêu rõ các mốc thời gian, lộ trình thực hiện, tiến độ hoàn thành.

Phổ biến, tuyên truyền chính sách đối với người có công

Công tác phổ biến, tuyên truyền còn được UBMTTQVN thị xã, các đoàn thể chính trị – xã hội và các tổ chức xã hội như: Hội tù yêu nước, Hội cựu thanh niên xung phong, Hội cựu quân nhân, Câu lạc bộ công an hưu trí … thông qua các buổi họp và họat động của tổ chức mình tuyên truyền cho đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân được biết và hiểu về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về NCC.

Phân công, phối hợp thực hiện chính sách đối với người có công

Việc triển khai, tổ chức thực hiện chính sách đối với NCC là nhiệm vụ hết sức khó khăn, không thể tự thân một ngành nào có thể thực hiện được. Vì vậy, cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, phân công, phối hợp và tham gia của cả hệ thống chính trị; trong đó cấp ủy Đảng giữ vai trò lãnh đạo chung đảm bảo cho việc thực hiện chính sách đồng bộ, thống nhất đúng theo nguyên tắc, chủ trương của Đảng và Nhà nước. UBND thị xã và UBND các xã, phường là cơ quan điều hành, quản lý các cơ quan chuyên môn và có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với mặt trận, các đoàn thể chính trị – xã hội, các tổ chức xã hội để thực hiện.

Duy trì thực hiện chính sách đối với người có công

Để đảm bảo chính sách đối với người có công được thực hiện thường xuyên, liên tục, thị xã xác định cần phải đảm bảo được các yếu tố sau:

Thứ nhất là phải duy trì được các nguồn lực con người, tài chính, cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của đội ngũ cán bộ thực thi chính sách.

Thứ hai là phải duy trì thường xuyên các họat động phối hợp, tham gia của các cơ quan, ban ngành liên quan.

Thứ ba là phải ứng phó kịp thời với các biến động xã hội, biến động do thiên tai.

Điều chỉnh thực hiện chính sách đối với người có công

Việc xem xét sửa đổi, điều chính các nội dung quy định trong các chính sách nói chung và thực hiện chính sách đối với NCC là cần thiết. Qua thực tế triển khai thực hiện chính sách đối với NCC trên địa bàn thị xã Điện Bàn, đã phát hiện vẫn còn nhiều vấn đề phát sinh mới mà trong các văn bản pháp luật đối với NCC chưa đề cập hoặc đã quy định, hoặc có quy định, nhưng đến nay không còn phù hợp, trong các báo cáo hàng năm và báo cáo tổng kết 20 năm thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công cách mạng (1997 – 2017).

Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện chính sách đối với người có công

Công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra là một khâu quan trọng nhằm đảm bảo chính sách đối với NCC được tiến hành kịp tiến độ, thời gian, đúng mục tiêu và đúng pháp luật. Để duy trì tốt công tác tổ chức triển khai thực hiện chính sách đối với NCC, sau khi ban hành kế hoạch và các văn bản chỉ đạo, UBND thị xã và Phòng LĐ-TB&XH thị xã thường xuyên theo dõi, đôn đốc UBND các xã, phường trong tất cả các khâu, từ khâu tổ chức quán triệt, triệt khai thực hiện các kế hoạch, văn bản của thị xã đến thời gian để đảm bảo khối lượng công việc và tiến độ theo kế hoạch đề ra.

Đánh giá, tổng kết thực hiện chính sách đối với người có công

Sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả tổ chức triển khai thực hiện chính sách đối với NCC trên địa bàn thị xã là nhiệm vụ thường xuyên của UBND thị xã Điện Bàn, UBND các xã, phường và Phòng LĐ-TB&XH nhằm biểu dương, động viên, khen thưởng, khuyến khích những tập thể, đơn vị, cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện.

    1. Kết quả thực hiện chính sách đối với người có công tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

Thực hiện chính sách đối với người có công theo quy định

        1. Công tác xác nhận đối tượng
        2. Tổ chức các hoạt động đền ơn đáp nghĩa
        3. Tổ chức các họat động đền ơn đáp nghĩa
        4. Công tác tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công

Công tác quản lý nhà nước về chính sách đối với người có công

        1. Về tổ chức bộ máy để thực hiện chính sách người có công trên địa bàn thị xã Điện Bàn
        2. Về thanh tra kiểm tra và xử lý vi phạm

Đánh giá chungvề thực hiện chính sách đối với người có công tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

Những thành tựu và nguyên nhân

        1. Những thành tựu

Có thể khẳng định rằng việc thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Điện Bàn thời gian qua đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, giúp cho các đối tượng người có công được thụ hưởng đầy đủ các chế độ, chính sách của nhà nước; tác động tích cực, toàn diện lên mọi mặt đời sống xã hội đối với các đối tượng chính sách…

2.4.1.2. Nguyên nhân

Để đạt được những thành tựu về thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã trong thời gian qua, có 6 nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất, Đảng, Chính phủ, các bộ, ngành ở Trung ương đã ban hành đầy đủ các chủ trương, chính sách, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người có công, làm cơ sở cho việc triển khai, tổ chức thực hiện.

Thứ hai, có sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, kịp thời của Thị ủy, UBND thị xã Điện Bàn trong việc quán triệt, triển khai tổ chức thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách, pháp lệnh, các văn bản pháp luật, hướng dẫn của cấp trên liên quan đến chính sách đối với người có công.

Thứ ba, có sự phối hợp tham gia, hưởng ứng vào cuộc hết sức nhiệt tình, có trách nhiệm của các ngành, Mặt trận, các đoàn thể chính trị – xã hội từ thị xã đến các xã, phường; với nhiều hình thức vận động, hỗ trợ hiệu quả; nhiều họat động phong phú, thiết thực.

Thứ tư, tổ chức bộ máy bố trí hợp lý số lượng cán bộ, công chức làm công tác LĐ- TB&XH từ thị xã đến các xã, phường; sự phân công trách nhiệm cho từng ngành, cơ quan, đơn vị và từng bộ phận cán bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ nhiệm vụ một cách khoa học, rõ ràng; nên quá trình thực hiện chính sách diễn ra một cách đồng bộ, thống nhất; không có tình trạng đùn đẩy, chồng chéo.

Thứ năm, đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện chính sách ưu đãi người có công từ thị xã đến xã, phường hầu hết là thân nhân của gia đình người có công, nên họ luôn thấu hiểu, chia sẻ và dành hết tâm huyết cho công việc.

Thứ sáu, Nhà nước (từ Trung ương đến thị xã) luôn dành nguồn kinh phí ổn định đảm bảo chi đúng, chi đủ và kịp thời cho các đối tượng chính sách.

Hạn chế, bất cập trong tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công tại thị xã Điện Bàn và nguyên nhân

2.4.2.1. Hạn chế, bất cập

– Một số quy định trong các văn bản hướng dẫn còn gây khó khăn trong việc xác nhận cho các đối tượng như:

+ Căn cứ để xác nhận đối với đối tượng người có công được quy định là phải có hồ sơ, lý lịch gốc, có kê khai rõ ràng; hoặc được hai người cùng đơn vị công tác còn sống xác nhận và thời gian xác nhận đó phải được thể hiện trong lý lịch của người xác nhận… Tuy nhiên, do chiến tranh và nhiều nguyên nhân khác nên hồ sơ, lý lịch đã bị thất lạc, bị hư hại; thậm chí hồ sơ, lý lịch còn, nhưng đối tượng chủ quan không khai, hoặc khai sót (bởi vì lúc tham gia cách mạng là để cứu dân, cứu nước, chứ đâu ai nghĩ khai để sau này được hưởng chế độ);

+ Các quy định, hướng dẫn cụ thể trong việc thực hiện giám định thương tật, giám định sức khỏe đối với thương binh, bệnh binh; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học… để công nhận được hưởng chế độ ưu đãi người có công còn một số vấn đề chưa thống nhất, chưa đủ cơ sở khoa học và chưa rõ ràng.

+ Chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể về thủ tục, hồ sơ xác nhận liệt sỹ đối với trường hợp bị bắt, bị tra tấn trong tù.

+ Bất hợp lý trong quy định giải quyết công nhận danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” cho vợ liệt sĩ lấy chồng khác với giải quyết chính sách, chế độ trợ cấp vợ liệt sĩ lấy chồng khác, đó là tại điểm d, khoản 6, Điều 20 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định: “Vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc lấy vợ khác nhưng nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc bố mẹ liệt sĩ khi còn sống được Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng”…

– Đối với công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ hiện nay có một số trường hợp xác định mộ bằng những nguồn thông tin, hoặc phương pháp ngoại cảm, chứ chưa áp dụng các phương pháp hiện đại hơn như giám định ADN, nên mức độ chính xác chưa cao, dễ xảy ra trường hợp cất bốc, quy tập không đúng hoặc nhầm lẫn hài cốt.

+ Một số đối tượng chính sách chưa hiểu rõ các quy định, chế độ nên trong quá trình thực hiện kê khai còn lúng túng, sửa đi, sửa lại nhiều lần; một số trường hợp chưa đủ điều kiện để công nhận hưởng các chế độ người có công theo quy định đã được giải thích nhiều lần, nhưng vẫn có đơn kiến nghị đến nhiều cơ quan gây hiểu lầm, ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách trên địa bàn thị xã.

+ Việc chọn đối tượng đi tham quan, điều dưỡng hàng năm còn có biểu hiện thiên vị hoặc bỏ sót đối tượng; có trường hợp được chọn đi tham quan nhiều lần, nhưng có đối tượng thì không.

+ Việc chọn đối tượng để xây dựng, sửa chữa nhà chính sách, do chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa Phòng LĐ-TB&XH thị xã với UBMTTQVN thị xã, nên một vài trường hợp còn trùng lắp.

+ Việc sử dụng phương tiện sinh kế, vốn vay làm ăn đối với các hộ chính sách đối với người có công ở một số nơi, ở một số đối tượng chưa đúng mục đích, chưa phát huy hiệu quả.

2.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập

– Về nhận thức:

– Về hệ thống văn bản pháp luật

– Về chế độ trợ cấp ưu đãi

– Về công tác quản lý nhà nước

Thực hiện chính sách đối với người có công từ thực tiễn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
Thực hiện chính sách đối với người có công từ thực tiễn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH NGƯỜI CÓ CÔNG TẠI THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM

    1. Định hướng về thực hiện chính sách đối với người có công

Trong phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 5 năm giai đoạn 2016- 2021 của Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã nêu: “Nhà nước sử dụng thể chế, các nguồn lực, công cụ điều tiết, chính sách phân phối và công bằng xã hội; đảm bảo an sinh xã hội, từng bước nâng cao phúc lợi xã hội, chăm lo cải thiện đời sống mọi mặt của nhân dân, thu hẹp khoảng cách giàu – nghèo”.

Đặc biệt, Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 19/7/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công cách mạng” với 7 quan điểm, chủ trương lớn. Đây là cơ sở, định hướng quan trọng để thị xã Điện Bàn có những phương hướng, giải pháp phù hợp tổ chức thực hiện chính sách đối với NCC trong thời gian đến.

Đảm bảo triển khai thực hiện đúng, đầy đủ và hiệu quả các chủ trưởng, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về người có công

Tiếp tục quán triệt, triển khai kịp thời các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về chính sách đối với người có công nhất là các nội dung, phương hướng trong các văn kiện, Nghị quyết của Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2016-2020 liên quan đến chính sách đối với NCC.

Từng bước hoàn thiện, đồng bộ thể chế, chính sách đối với người có công; khắc phục kịp thời những hạn chế, bất cập trong tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công

        1. Hoàn thiện thể chế chính sách ưu đãi đới với người có công phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội

“Nâng cao năng lực lãnh đạo, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với công tác người có công. Nghiên cứu, ban hành Pháp lệnh thay thế Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng hiện hành; rà soát hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách người có công với cách mạng, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, phù hợp với thực tiễn…

        1. Hoàn thiện các quy định, điều kiện, thủ tục xác nhận đối tượng

Qua thực tiễn thực hiện chính sách đối với NCC trên địa bàn thị xã Điện Bàn có rất nhiều trường hợp họ thật sự có tham gia HĐCM, đã bị thương, hy sinh hoặc có những cống hiến, đóng góp đặc biệt cho cách mạng trong thời kỳ kháng chiến nhưng do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau đến nay họ chưa được xác nhận để giải quyết hưởng chế độ ưu đãi đối với NCC.

        1. Hoàn thiện chế độ trợ cấp ưu đãi

Nhà nước cần nghiên cứu điều chính chế độ trợ cấp ưu đãi, cải tiến phương pháp quản lý và chi trả. Thực hiện điều chính trợ cấp ưu đãi theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi NCC, tách độc lập với cải cách chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội.

Tăng cường nguồn lực để duy trì thực hiện tốt chính sách đối với người có công; phấn đấu đến năm 2020 thị xã không còn hộ chính sách nghèo theo chuẩn tiếp cận đa chiều

Song song với phát triển kinh tế, phải đi đôi với thực hiện chính sách an sinh xã hội; nhất là chính sách đối với NCC, đảm bảo xã hội phát triển hài hòa, công bằng, tránh nguy cơ xung đột về lợi ích, nhất là trong cơ chế thị trường hiện nay.

3.2. Những giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đối với người có công

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng của chính sách đối với người có công và thực hiện chính sách đối với người có công

Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chính trị – xã hội trong thực hiện chính sách đối với người có công

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực tham gia thực hiện chính sách đối với người có công, nhằm từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần đối với người có công

Củng cố tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức thực thi chính sáchh người có công và cải cách hành chính trong lĩnh vực người có công

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện, chấn chỉnh, xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm việc thực hiện chính sách đối với người có công

KẾT LUẬN

Cùng với vai trò chủ đạo của Nhà nước, công tác chăm sóc người có công, thị xã Điện Bàn đã huy động tiềm năng to lớn của cộng đồng tham gia bằng những họat động, phong trào có ý nghĩa thiết thực như: Huy động quỹ đền ơn, đáp nghĩa; phụng dưỡng, chăm sóc Bà mẹ Việt Nam anh hùng; tặng quà hàng năm cho các gia đình chính sách; họat động hành quân về nguồn; hành quân về địa chỉ đỏ; thắp nến tri ân các anh hùng liệt sỹ tại nghĩa trang liệt sĩ; kể chuyện các tấm gương liệt sĩ; phong trào áo lụa tặng bà, làm đẹp nơi anh nằm; phong trào các cựu chiến binh tham gia giúp nhau làm kinh tế, xóa đói, giảm nghèo… góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các đối tượng chính sách người có công, vừa làm giàu thêm truyền thống nhân văn của dân tộc Việt Nam.

Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách người có công vẫn còn những hạn chế nhất định, đó là: về mức chuẩn để tính trợ cấp còn thấp so với nhu cầu thực tiễn đời sống xã hội của người có công đã được quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công. Một số chính sách ưu đãi, như: hỗ trợ sửa chữa, xây mới nhà ở, giải quyết việc làm cho người có công còn chưa đáp ứng được nhu cầu; việc tìm kiếm và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin chưa đáp ứng được mong mỏi của thân nhân liệt sĩ; một bộ phận nhỏ người có công vẫn chưa được xác nhận và thụ hưởng các chế độ ưu đãi… Những hạn chế, bất cập trên đã không những gây thiệt thòi cho các đối tượng chính sách, khó khăn đối với chính quyền các cấp trong việc tổ chức thực hiện chính sách; mà còn ảnh hưởng đến chủ trương, chính sách chung của Đảng và Nhà nước về chính sách ưu đãi đối với người có công.

Vì vậy, việc hoàn thiện chính sách ưu đãi đối với NCC là một đòi hỏi mang yếu tố khách quan và cần thiết để chính sách thực đi vào cuộc sống một cách đầy đủ, chính xác, công bằng, hợp lý đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của người dân.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\VIEN HAN LAM DOT 7\CHINH SACH CONG\NGUYEN VAN TUAN\NGUYEN VAN TUAN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *