Thực hiện chính sách quản lý rủi ro từ thực tiễn Cục Hải quan

Thực hiện chính sách quản lý rủi ro từ thực tiễn Cục Hải quan tỉnh Bình Phước

Thực hiện chính sách quản lý rủi ro từ thực tiễn Cục Hải quan tỉnh Bình Phước

  1. 1. Tính cấp thiết của đề tài

Quá trình hội nhập cùng xu thế toàn cầu hoá đã tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động thương mại quốc tế, khiến dòng chảy hàng hoá gia tăng không ngừng. Để tạo thuận lợi cho các hoạt động này, cộng đồng quốc tế muốn giảm thiểu sự can thiệp của Hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất nhập cảnh, rút ngắn thời gian thông quan nhưng vẫn phải đảm bảo việc kiểm soát sự tuân thủ pháp luật hải quan của các tổ chức và cá nhân.

Nhằm đạt tới sự cân bằng giữa tạo thuận lợi thương mại và kiểm soát, cơ quan Hải quan đã dần từ bỏ phương thức quản lý hải quan truyền thống là kiểm tra đối với hầu hết hàng hoá xuất, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất, nhập cảnh để chuyển sang áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro với những cách thức khác nhau. Việc này đã đem lại hiệu quả to lớn đối với nhiều quốc gia, trong đó bao gồm cả Việt Nam.

Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, khi thương mại quốc tế ngày càng phát triển nhanh chóng, vấn đề đặt ra với cơ quan hải quan là phải cân bằng giữa chức năng kiểm soát và chức năng tạo thuận lợi cho thương mại và phù hợp với các thỏa thuận, cam kết quốc tế về thương mại đã ký kết. Chính vì thế cải cách, hiện đại hóa, hài hòa thủ tục hải quan nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực trong quản lý nhà nước về Hải quan đối với hoạt động XNK của các quốc gia là yêu cầu cấp bách, cần thiết nhằm đáp ứng sự phát triển ngày càng lớn của dòng chảy thương mại quốc tế.

Một trong những nội dung cải cách hoạt động hải quan của nhiều nước trong quá trình hội nhập, trong đó có Việt Nam, là áp dụng phương thức quản lý rủi ro (QLRR) vào các hoạt động của của cơ quan hải quan. QLRR cho phép cơ quan hải quan tập trung nguồn lực kiểm soát các đối tượng có xác suất rủi ro cao, nhờ đó vừa tạo điều kiện cho hàng hóa thông quan nhanh, vừa thực thi được chức năng kiểm soát hiệu quả của Nhà nước.

Từ năm 2005, Hải quan Việt Nam đã từng bước áp dụng quản lý rủi ro vào quy trình thủ tục Hải quan, qua một số năm triển khai, quản lý rủi ro đã thu được những kết quả tích cực, góp phần quan trọng tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, giảm kiểm tra thực tế hàng hoá từ trên 60% năm 2005 xuống còn 11% năm 2012, giảm thời gian thông quan trung bình từ 4-8 tiếng năm 2005 xuống còn hơn 1 tiếng năm 2016, đồng thời tạo lập môi trường tuân thủ pháp luật hải quan cho các doanh nghiệp.

Mặc dù QLRR có vai trò quan trọng trong quản lý hải quan hiện đại, nhưng hiện nay, việc nhận thức về lĩnh vực này còn hạn chế đối với một bộ phận không nhỏ công chức Hải quan Việt Nam nói chung, trong đó có Cục Hải quan tỉnh Bình Phước, dẫn đến tình trạng áp dụng QLRR thiếu thống nhất, nên hiệu quả chưa cao. Bên cạnh đó, cơ sở lý luận về QLRR vẫn còn chưa đồng bộ. Vì vậy, đã ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động của cơ quan hải quan nói chung và Cục Hải quan tỉnh Bình Phước nói riêng.

Xuất phát từ những căn cứ nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Thực hiện chính sách quản lý rủi ro từ thực tiễn Cục Hải quan tỉnh Bình Phước” để viết luận văn tốt nghiệp thạc sĩ.

  1. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài
  2. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở các lý luận chung về QLRR và tình hình thực tế tại Cục Hải quan tỉnh Bình Phước, đề xuất một số các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng QLRR trong các hoạt động của Cục Hải quan tỉnh Bình Phước.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

– Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về quản lý rủi ro và các hoạt động của cơ quan hải quan.

– Đánh giá ưu điểm và nhược điểm trong quá trình áp dụng QLRR tại Cục Hải quan Bình Phước.

– Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng QLRR vào các hoạt động của Cục Hải quan Bình Phước.

  1. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu: Áp dụng quản lý rủi ro vào các hoạt động của Cục Hải quan Bình Phước.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: nghiên cứu trong phạm vi Cục Hải quan tỉnh Bình Phước

Phạm vi thời gian: nghiên cứu từ năm 2012 đến 2017.

  1. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận: Nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước, những quy định pháp lý của WTO, của Nhà nước Việt Nam trong lĩnh vực hải quan và những cam kết của Việt Nam với các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực này.

5.2. Phương pháp nghiên cứu: Trong luận văn này, học viên sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: thống kê, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa… trên cơ sở sử dụng số liệu thống kê từ tiếp cận thực tế, tư liệu của Cục Hải quan Bình Phước cung cấp và thu thập thông tin, số liệu trên sách báo, internet.., để phân tích, so sánh, đối chiếu, đánh giá và rút ra kết luận cho vấn đề nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, học viên có tiếp thu và kế thừa các kiến thức, tài liệu liên quan để đưa ra những giải pháp thiết thực nhất, khả quan nhất.

  1. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận: Luận văn tổng hợp những lý luận cơ bản về QLRR và các hoạt động của cơ quan Hải quan

6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Những giải pháp của luận văn là cơ sở để Cục Hải quan Bình Phước tham khảo nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.

  1. 7. Cơ cấu của luận văn

Luận văn chia làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về chính sách quản lý rủi ro trong hoạt động của cơ quan hải quan

Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách quản lý rủi ro trong hoạt động của Cục Hải quan tỉnh Bình Phước

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách quản lý rủi ro vào các hoạt động của Cục Hải quan tỉnh Bình Phước

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN HẢI QUAN

1.1. Một số vấn cơ bản về chính sách công và chính sách quản lý rủi ro

1.1.1. Chính sách công

Chính sách công là một tập hợp các quyết định chính trị có liên quan nhằm lựa chọn mục tiêu cụ thể và lựa chọn các giải pháp, các công cụ nhằm giải quyết các vấn đề của xã hội theo mục tiêu tổng thể đã xác định.

1.1.2. Chính sách quản lý rủi ro

Chính sách QLRR là chính sách của Nhà nước nhằm tác động đến một số đối tượng trong xã hội nhằm hạn chế các thiệt hại do các hoạt động của đối tượng đó vô tình hoặc cố tình tạo ra.

1.1.3. Chính sách quản lý rủi ro trong hoạt động của cơ quan Hải quan

a. Rủi ro trong lĩnh vực hải quan

* Theo nguồn gốc của rủi ro, có ba loại:

– Rủi ro tiềm ẩn.

  • Rủi ro quy định.
  • Rủi ro phát hiện.

* Theo các lĩnh vực xuất hiện rủi ro, có các loại:

  • Rủi ro trong khâu vận chuyển hàng hóa qua biên giới
  • Rủi ro trong khâu làm kê khai hải quan.
  • Rủi ro trong khâu thực hiện nghiệp vụ của công chức hải quan.
  • Rủi ro trong khâu cung cấp thông tin.
  • Rủi ro bất khả kháng.

b. Chính sách Quản lý rủi ro trong hoạt động hải quan

Trong hoạt động của cơ quan hải quan, QLRR được hiểu là dự báo những khả năng không tuân thủ pháp luật hải quan để áp dụng các biện pháp cần thiết cho việc kiểm soát và làm giảm thiểu những khả năng không tuân thủ đó. Có thể hiểu đơn giản, chính sách QLRR của cơ quan hải quan bao gồm các hoạt động nghiệp vụ của hải quan nhằm hạn chế sự không tuân thủ pháp luật về hải quan của các đối tượng là hàng hoá, phương tiện vận tải xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh.

1.1.4. Vai trò chính sách quản lý rủi ro trong hoạt động cơ quan hải quan

Một là, phân bố nguồn nhân lực hiệu quả hơn.

Hai là, tăng nguồn thu ngân sách;

Ba là, nâng cao được tính tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp;

Bốn là, cải thiện mối quan hệ cộng tác giữa cơ quan Hải quan và Doanh nghiệp;

Năm là, giảm bớt thời gian giải phóng hàng;

Sáu là, cắt giảm chi phí giao dịch.

1.2. Nội dung chính sách quản lý rủi ro trong hoạt động cơ quan hải quan

1.2.1. Mục tiêu của chính sách quản lý rủi ro

Mục tiêu chung nhất của việc áp dụng QLRR vào thủ tục hải quan là tạo thuận lợi thương mại. Bên cạnh đó, QLRR cũng hướng tới mục tiêu kiểm soát, ngăn chặn các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại.

1.2.2. Đối tượng của của chính sách quản lý rủi ro

Đối tượng của chính sách quản lý rủi ro chính là các rủi ro được dự báo trước trong quá trình làm thủ tục hải quan.

1.2.3. Nội dung quản lý rủi ro đối với hoạt động cơ quan hải quan

1.2.3.1 Bước 1: Thiết lập bối cảnh

Thiết lập bối cảnh là giai đoạn đầu tiên để chuẩn bị cho một quy trình QLRR, trong đó phải xác định các yếu tố liên quan trong môi trường diễn ra hoạt động nghiệp vụ hải quan. Trong thực tế, việc thiết lập bối cảnh thường được thực hiện ngay khi xây dựng các chương trình, kế hoạch về QLRR và thiết lập bối cảnh với hoạt động tác nghiệp được thực hiện trong quá trình xác định, phân tích và đánh giá rủi ro.

1.2.3.2. Bước 2: Xác định rủi ro

Xác định rủi ro là quá trình thu thập, phân tích thông tin để làm rõ khả năng vi phạm pháp luật về hải quan có thể xảy ra, nguyên nhân và nội dung của nguy cơ đó.

1.2.3.3. Bước 3: Phân tích rủi ro

Phân tích rủi ro là việc sử dụng kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ thuật và công nghệ thông tin để xem xét một cách có hệ thống các nguồn thông tin hiện có nhằm xác định tần suất và hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật hải quan.

1.2.3.4. Bước 4: Đánh giá rủi ro

Đánh giá rủi ro là việc xem xét một cách có hệ thống các rủi ro đã được xác định, phân tích bằng việc đối chiếu, so sánh với tiêu chí QLRR đã được thiết lập và những rủi ro đã được xử lý lúc đó để xác định mức độ và yêu cầu cần thiết cho việc xử lý đối với rủi ro đó.

1.2.3.5. Bước 5: Xử lý rủi ro

Xử lý rủi ro là việc cơ quan Hải quan áp dụng các biện pháp để phòng ngừa, ngăn chặn hoặc giảm thiểu khả năng và hậu quả của rủi ro.

1.2.3.6. Bước 6: Theo dõi, kiểm tra và đo lường mức độ tuân thủ

Theo dõi và kiểm tra: để duy trì hiệu quả của hệ thống QLRR, cơ quan Hải quan phải theo dõi, đánh giá lại những rủi ro đã được xác định và xử lý trước đó, thu thập phản hồi về những rủi ro mới nhằm đánh giá hiệu quả của quá trình áp dụng QLRR.

Đo lường mức độ tuân thủ: đo lường tuân thủ là việc sử dụng kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên theo phương pháp thống kê để xác định mức độ tuân thủ pháp luật hải quan của các tổ chức, cá nhân thực hiện xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh.

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách quản lý rủi ro trong hoạt động của cơ quan hải quan

1.3.1. Các yếu tố bên ngoài

a. Các yếu tố thuộc về Nhà nước

Thứ nhất, một Nhà nước thi hành đường lối phát triển kinh tế mở cửa, hội nhập sẽ ưu tiên các vấn đề hiện đại hóa và hài hòa thủ tục hải quan với các nước trong chương trình nghị sự của Chính phủ.

Thứ hai, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước ở mức cao sẽ tạo môi trường tốt khuyến khích doanh nghiệp tuân thủ pháp luật nói chung, pháp luật về hải quan nói riêng.

Thứ ba, đường lối phát triển kinh tế – xã hội đúng đắn của Nhà nước tạo điều kiện cho ngoại thương hoạt động chuẩn tắc, tạo điều kiện cho ngành Hải quan triển khai áp dụng quy trình quản lý rủi ro trong quy trình thủ tục hải quan một cách thuận lợi.

b. Sự tác động, chi phối của các chính sách quản lý từ các Bộ, ngành liên quan đối với hoạt động hải quan

c. Sự hợp tác giữa các Bộ, ngành với cơ quan Hải quan

d. Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp

e. Hoạt động xuất nhập cảnh

f. Các yếu tố thuộc về hàng hóa xuất, nhập khẩu

g. Các yếu tố thuộc về thị trường thế giới

h. Các quy định pháp lý của các tổ chức quốc tế về thủ tục hải quan: Quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Quy định của các tổ chức quốc tế khác

      1. Các yếu tố bên trong
  • Thứ nhất, trước hết là quyết tâm chính trị của ngành hải quan, thể hiện ở sự chỉ đạo của Lãnh đạo hải quan cao nhất.
  • Thứ hai, thái độ và sự thành thạo nghiệp vụ quản lý rủi ro của công chức hải quan quyết định mức độ thành công của quản lý rủi ro.
  • Thứ ba, trang bị kỹ thuật và cơ sở vật chất của cơ quan hải quan ảnh hưởng đến quá trình quản lý rủi ro

1.4. Kinh nghiệm thực hiện quản lý rủi ro trong hoạt động của hải quan một số nước

1.4.1 Kinh nghiệm quản lý rủi ro của Hải quan Anh

1.4.2. Kinh nghiệm quản lý rủi ro của Hải quan Mỹ

1.4.3. Kinh nghiệm quản lý rủi ro của Hải quan Nhật Bản

1.4.4. Kinh nghiệm quản lý rủi ro của Hải quan Singapore

1.4.5. Bài học kinh nghiệm cho Hải quan Việt Nam

Thứ nhất, áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro là một yêu cầu tất yếu của hải quan các nước nhằm cân bằng giữa kiểm soát và tạo thuận lợi cho thương mại, giữa khối lượng công việc của hải quan tăng lên hàng ngày và nguồn lực không tăng tương ứng.

Thứ hai, để áp dụng kỹ thuật rủi ro, cần có cơ sở bảo đảm thông tin đầy đủ, đồng bộ, cập nhật, nhất là hệ thống thông tin cảnh báo trước, thông tin tình báo ở nước ngoài. Hệ thống đảm bảo thông tin này đòi hỏi sự đầu tư lớn về phương tiện, tài chính và con người, nhất là những người làm nhiệm vụ phân tích phải có trình độ cao.

Thứ ba, quản lý rủi ro phải được triển khai gắn với quá trình hiện đại hóa hải quan, trong đó áp dụng tin học vào quá trình thực hiện thủ tục hải quan sẽ tạo điều kiện triển khai quản lý rủi ro một cách hiệu quả.

Thứ tư, phải xây dựng tổ chức thực thi quản lý rủi ro chuyên nghiệp để chuẩn hóa các tiêu chí lựa chọn và làm đầu mối tổng hợp thông tin.

Thứ năm, áp dụng các hình thức quản lý rủi ro đa dạng phong phú trong quy trình nghiệp vụ hải quan nói chung, trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Thứ sáu, tùy theo các điều kiện về địa lý, kinh tế, xã hội, con người và đặc biệt là yêu cầu quản lý kinh tế của mỗi quốc gia để có những hoạt động tiêu chí đặc thù, song cần dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế.

Thứ bảy, tạo căn cứ pháp lý đủ mạnh cho việc áp dụng quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Thứ tám, áp dụng QLRR phải trên nền tảng thực hiện thủ tục hải quan hiện đại. Ứng dụng công nghệ thông tin vào quy trình thủ tục hải quan đã tạo điều kiện cho các nước thực hiện QLRR dễ dàng hơn. Thứ chín, coi trọng công tác phối hợp liên ngành trong áp dụng quản lý rủi ro.

Thực hiện chính sách quản lý rủi ro từ thực tiễn Cục Hải quan tỉnh Bình Phước
Thực hiện chính sách quản lý rủi ro từ thực tiễn Cục Hải quan tỉnh Bình Phước

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ

RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CỤC HẢI QUAN TỈNH

BÌNH PHƯỚC

2.1. Khái quát hoạt động của Cục Hải quan tỉnh Bình Phước giai đoạn 2013-2017

Bảng 2.1 dưới đây thể hiện rất rõ thành tích thu Ngân sách của Cục.

Bảng 2.1. Số thu ngân sách các năm của Cục HQ tỉnh Bình Phước

NămChỉ tiêu Tổng cục

HQ giao

(ĐVT: tỷ đồng)

Số thu Ngân sách thực tế

(ĐVT: tỷ đồng)

Tăng so với chỉ tiêu được giao (%)
20131551603,2
20141621705
201520530150
2016265464175
2017360492140

Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2013 đến 2017 Cục Hải quan tỉnh Bình Phước

Bảng 2.2. Kim ngạch XNK và số doanh nghiệp tham gia làm thủ tục hải quan trên địa bàn Cục HQ tỉnh Bình Phước

NămKim ngạch xuất nhập khẩu

(ĐVT: tỷ USD)

Số doanh nghiệp tham gia làm thủ tục hải quan trên địa bàn

(ĐVT: doanh nghiệp)

20141,5226
20151,9335
20162,5414
20173535

Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2014 đến 2017 Cục Hải quan tỉnh Bình Phước

Bên cạnh các thành công nổi trội, địa bàn Cục HQ tỉnh Bình Phước cũng gặp không ít khó khăn trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại. Bình Phước có tuyến biên giới dài 260,4km với 1 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu quốc gia, 1 cửa khẩu phụ, 1 lối mở và rất nhiều đường mòn, lối tắt phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân khu vực biên giới. Mặc dù đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng hữu quan trong cuộc chiến chống buôn lậu nhưng do lực lượng hải quan còn mỏng, địa bàn rộng và phức tạp, trong khi các đối tượng xấu thường tìm cách lôi kéo người dân tiếp tay, vận chuyển hàng lậu nên việc ngăn chặn các vụ buôn lậu gặp rất nhiều khó khăn vì hoạt động của bọn tội phạm buôn lậu trên địa bàn hoạt động ngày càng tinh vi, liều lĩnh, manh động, sẵn sàng chống trả lực lượng chức năng để cướp lại hàng khi bị bắt.

2.2. Thực trạng thực hiện chính sách quản lý rủi ro trong các hoạt động của Cục Hải quan tỉnh Bình Phước

2.2.1. Khuôn khổ pháp lý cho thực hiện quản lý rủi ro

  • Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ.
  • Thông tư số 38/2015/TT-BTCngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính
  • Quyết định số 464/QĐ-BTC ngày 29/6/2015 của Bộ Tài chính
  • Quyết định số 465/QĐ-BTC ngày 29/6/2015 của Bộ Tài chính
  • Quyết định số 200/QĐ-TCHQ ngày 02/08/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan

– Quyết định số 282/QĐ-TCHQ ngày 10/11/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan

2.2.2. Thực trạng công tác tuyên truyền và đào tạo về quản lý rủi ro

Về tuyên truyền: Công tác tuyên truyền luôn được thực hiện thường xuyên, liên tục. Công tác tuyên truyền đến thời điểm hiện tại đã có bước thành công nhất định.

Về đào tạo:

Bảng 2.3. Thống kê về hoạt động đào tạo của Cục HQ

tỉnh Bình Phước

NămTham gia chương trình đào tạo của Tổng cục, Trường HQ Việt NamTham gia lớp đào tạo do Cục tổ chứcTổ chức các đoàn công tác học tập kinh nghiệm
2014100 lượt cán bộ

tham gia 24 lớp

120 lượt cán bộ

tham gia 9 lớp

2 đoàn
2015140 lượt cán bộ

tham gia 40 lớp

170 lượt cán bộ

tham gia 10 lớp

2 đoàn
2016199 lượt cán bộ

tham gia 60 lớp

200 lượt cán bộ

tham gia 14 lớp

4 đoàn
2017150 lượt cán bộ

tham gia 37 lớp

160 lượt cán bộ

tham gia 11 lớp

2 đoàn

Nguồn: báo cáo tổng kết các năm 2014 đến 2017 Cục Hải quan tỉnh Bình Phước

Nhìn chung, công tác đào tạo được thực hiện rất nghiêm túc và với số lượng lớn, liên tục. Tuy nhiên, do QLRR cũng chỉ là một mảng việc trong hoạt động quản lý hải quan nên nội dung này được đào tạo cùng các nội dung khác trong các lớp tập huấn.

2.2.3. Thực trạng tổ chức bộ máy làm công tác quản lý rủi ro của Cục Hải quan tỉnh Bình Phước

Cục Hải quan tỉnh Bình Phước là một Cục có cơ cấu nhỏ so với 34 Cục Hải quan địa phương trên cả nước, bộ phận QLRR chuyên trách được bố trí thuộc Phòng Nghiệp vụ, hiện nay có 01 Lãnh đạo Phòng được và 01 công chức chuyên trách tất cả các công việc liên quan đến QLRR; ngoài ra có 01 Lãnh đạo Cục phụ trách. Ở cấp Chi cục thuộc Cục Hải quan tỉnh Bình Phước, mỗi Chi cục phân công 01 công chức kiêm nhiệm thực hiện các công việc có liên quan.

2.2.4. Thực trạng áp dụng quản lý rủi ro trong thông quan hàng hóa

1.Thiết lập bối cảnh

1.1.Xác định mục tiêu, phạm vi

1.2.Xác định thông tin

1.3.Phân tích các yếu tố liên quan

1.4.Xây dựng tiêu chí

4.Giám sát kiểm tra, đo lường mức độ tuân thủ pháp luật, quy định, quy trình của ngành hải quan

5. Quản lý cung cấp thông tin, lưu trữ hồ sơ, chỉ đạo – hướng dẫn thực hiện

2.Đánh giá rủi ro

2.1.Xác định rủi ro

2.2. Phân tích, đánh giá, xếp hạng mức độ rủi ro

2.3.Đánh giá tuân thủ pháp luật

2.4.Quản lý đối tượng trọng điểm

3.Xử lý rủi ro

3.1.Kiến nghị mức độ ưu tiên

3.2.Kiến nghị mức độ kiểm tra, kiểm soát

3.3.Cảnh báo rủi ro

3.4.Tiến hành các hoạt động tác nghiệp

Hình 2.2: Quy trình quản lý rủi ro trong thông quan hàng hóa

Nguồn: Cục quản lý rủi ro – Tổng cục Hải quan

Có thể diễn tả lại như sau:

Bước 1: Xây dựng tiêu chí quản lý rủi ro đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan, quản lý thuế trong từng thời kỳ; thu thập, phân tích thông tin dữ liệu hải quan; quản lý, ứng dụng hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan.

Bước 2: Xác định, phân tích, đánh giá mức độ rủi ro; đánh giá tuân thủ pháp luật của người thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; quản lý hồ sơ rủi ro đối với các đối tượng trọng điểm vi phạm pháp luật hải quan, pháp luật thuế.

Bước 3: Kiến nghị, áp dụng chính sách ưu tiên hoặc áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, biện pháp quản lý thuế và các biện pháp nghiệp vụ cần thiết khác trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

Bước 4: Theo dõi, kiểm tra, thu thập thông tin phản hồi về kết quả thực hiện nội dung; đo lường, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

Bước 5: Quản lý, lưu trữ, cung cấp thông tin, dữ liệu; chỉ đạo, hướng dẫn điều chỉnh, bổ sung việc áp dụng quản lý rủi ro để đảm bảo hiệu quả quản lý hải quan, quản lý thuế.

2.2.5. Thực trạng về triển khai các hoạt động nghiệp vụ đặc thù cho việc áp dụng quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

1. Quản lý, áp dụng tiêu chí quản lý rủi ro trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.

2. Quản lý, ứng dụng hệ thống thông tin dữ liệu liên quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

3. Đánh giá tuân thủ pháp luật hải quan, pháp luật thuế, đánh giá xếp hạng mức độ rủi ro đối với người thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu.

4. Phân tích rủi ro, xác định trọng điểm trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.

5. Quản lý hồ sơ rủi ro đối với doanh nghiệp trọng điểm và các đối tượng khác có nguy cơ không tuân thủ pháp luật hải quan;

6. Xây dựng, quản lý, áp dụng danh mục rủi ro hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

7. Quản lý, ứng dụng hệ thống thông tin nghiệp vụ để xác định hình thức, mức độ kiểm tra, giám sát hải quan.

8. Đo lường, đánh giá tuân thủ pháp luật hải quan, pháp luật thuế trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.

9. Theo dõi, kiểm tra, đánh giá hiệu lực, hiệu quả thực hiện các biện pháp kiểm tra, giám sát hải quan và các biện pháp nghiệp vụ khác trong quản lý hải quan, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

2.3. Đánh giá thực hiện quản lý rủi ro tại Cục Hải quan tỉnh Bình Phước giai đoạn 2014-2017

2.3.1. Kết quả

  • Cho đến nay việc triển khai hệ thống QLRR đã được tiến hành từ cấp Cục đến các Chi cục, các quyết định liên quan đến cán bộ đảm trách công tác quản lý rủi ro được ban hành đảm bảo không bị ách tắc, gây ảnh hưởng đến hoạt động phân luồng tờ khai, kiểm tra thực tế hàng hoá và công tác kiểm soat chống buôn lậu, gian lận thương mại của các đơn vị trực thuộc Cục.
  • Các Tổ QLRR (gồm 1 cán bộ kiêm nhiệm dưới sự chỉ đạo của 01 Lãnh đạo Chi cục) tại Chi cục Hải quan đã bước đầu tiến hành phân loại nguyên nhân rủi ro theo định lượng, bao nhiêu % rủi ro do doanh nghiệp, bao nhiêu % rủi ro do quy trình nghiệp vụ quản lý, bao nhiêu % rủi ro do từ phía cán bộ, công chức.
  • Trên cơ sở hệ thống thông tin đã hình thành, Tổ QLRR tại Chi cục dựa trên kết quả thu thập, phân tích, đánh giá thông tin để quyết dịnh hình thức kiểm tra hải quan thích hợp.
  • Cán bộ, công chức hải quan tại đơn vị làm thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh đã bước đầu tự giác thực hiện đúng các quy định, quy trình quản lý rủi ro của ngành.
  • Thu thập thông tin cho công tác xây dựng cơ sở dữ liệu doanh nghiệp để lựa chọn doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan nhằm xác định những nội dung ưu tiên khi làm thủ tục hải quan; xác định đối tượng và lập kế hoạch kiểm tra sau thông quan…
  • Đơn vị đã triển khai QLRR thông qua việc đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát và xử lý rủi ro dưới hình thức kiểm tra sau thông quan, coi công tác kiểm tra sau thông quan là một trong những công việc quan trọng để kiểm soát rủi ro.
  • Các Chi cục Hải quan đã thực hiện tốt công tác nắm tình hình hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh; Chú trọng công tác phòng chống ma túy, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại theo đúng kế hoạch đã được đơn vị xây dựng.

Kết quả thông quan qua con số tờ khai được phân luồng như bảng dưới đây:

Bảng 2.4. Kết quả phân luồng tờ khai giai đoạn 2014-2017

NămTổng số tờ khaiSố tờ khai luồng xanh/ %tổng sốSố tờ khai luồng vàng/%tổng sốSố tờ khai luồng đỏ/%tổng số
201437.65425.654/67,5%10.167/27%2.070/5,5%
201541.83827.195/65%12.572/29,78%1.999/4,78%
201653.20834.908/67%14.846/28%2.705/5%
201761.35640.715/66,36%18.480/30,12%2.184/3,56%

Nguồn: báo cáo tổng kết các năm 2014 đến 2017 Cục Hải quan tỉnh Bình Phước

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

2.3.2.1. Hạn chế

a. Việc triển khai QLRR chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế

Thực tế hiện nay, ngành Hải quan nói chung và Cục Hải quan tỉnh Bình Phước nói riêng mới triển khai được một phần trong nội dung của các tiêu chuẩn 6.3 (áp dụng QLRR trong kiểm tra hàng hóa XNK) và tiêu chuẩn 6.4 (sử dụng kỹ thuật phân tích rủi ro để xác định những hàng hoá cần được kiểm tra).

b. Việc tổ chức bộ máy và phối hợp còn nhiều bất cập

Tại cấp Cục Hải quan tỉnh Bình Phước: mô hình đơn vị QLRR chưa thống nhất theo cấp Phòng. Đơn vị có chức năng tham mưu công tác QLRR tại Cục Hải quan tỉnh Bình Phước không được cơ cấu thành một phòng riêng mà chỉ là một bộ phận thuộc Phòng Nghiệp vụ, theo đó, chỉ phân công 01 Lãnh đạo cấp phòng và 01 công chức tham mưu cho tất cả các công việc thuộc lĩnh vực quản lý rủi ro: công tác quản lý tuân thủ, đánh giá xếp hạng doanh nghiệp; công tác thu thập, xử lý thông tin quản lý rủi ro; công tác xây dựng, quản lý và áp dụng tiêu chí, danh mục hàng hóa rủi ro. Điều này đã dẫn đến hạn chế trong công tác tham mưu xử lý, chỉ đạo, kiểm tra hướng dẫn các đơn vị về công tác quản lý rủi ro; đồng thời cũng hạn chế trong việc nghiên cứu hồ sơ, phát hiện kịp thời các vi phạm của doanh nghiệp.

Tại cấp các Chi cục Hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnh Bình Phước: Hiện nay, các văn bản về tổ chức của ngành Hải quan chưa quy định rõ nhiệm vụ của Chi cục trong việc thực hiện công tác QLRR cũng như chưa quy định mô hình tổ chức QLRR chuyên trách tại Chi cục Hải quan.

Nhìn chung, công tác chỉ đạo, điều hành, phối hợp QLRR giữa các đơn vị còn chưa đạt hiệu quả cao.

Bên cạnh đó, công tác luân chuyển cán bộ chưa phù hợp, chủ yếu nghiêng về công tác tổ chức cán bộ, sắp xếp nhân sự (theo quy đình thì 3-5 năm thì mỗi CBCC phải luân chuyển, điều động một lần) trong khi chưa tính đến nhu cầu công việc của từng cấp, đơn vị, đặc thù của từng lĩnh vực chuyên môn, cũng như việc luân chuyển còn nhằm phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kinh nghiệm của công chức hải quan.

c. Về công tác nghiệp vụ quản lý rủi ro

(i) Việc triển khai QLRR trong thông quan chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của tự động hóa và đơn giản hóa thủ tục hiện nay,

(ii) Công tác thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan còn bị phân tán chưa được chuẩn hóa theo quy trình thống nhất.

(iii). Năng lực phân tích, đánh giá rủi ro còn hạn chế, thiếu tính dự báo; khả năng đối phó với các nguy cơ buôn lậu, gian lận thương mại còn chậm, thậm chí bị động.

(iv) Bộ tiêu chí quản lý rủi ro còn cứng nhắc chủ yếu dựa trên chế độ chính sách và quy trình, quy định, chưa được điều chỉnh linh hoạt theo các miền rủi ro.

(v). Công tác xây dựng, quản lý, ứng dụng hồ sơ doanh nghiệp, hồ sơ rủi ro còn mang tính hình thức; thông tin chưa được cập nhật đầy đủ, kịp thời. Điều này dẫn đến hệ thống thiếu những thông tin cần thiết để phục vụ cho các hoạt động nghiệp vụ.

(vi). Hoạt động đo lường, đánh giá tuân thủ mới được thực hiện ở một số lĩnh vực đơn lẻ, chưa hình thành một công tác nghiệp vụ cơ bản trong quy trình tổng thể về QLRR; do vậy chưa phát huy được vai trò định hướng cho các hoạt động nghiệp vụ hải quan.

(vii). Hoạt động theo dõi, đánh giá quá trình chấp hành pháp luật của doanh nghiệp mới được thực hiện qua bộ tiêu chí “cứng”, thiếu tính đầy đủ, khoa học, chủ yếu dựa vào thông tin trên hệ thống. Kết quả đánh giá còn chưa cụ thể.

(viii). Hoạt động kiểm tra hải quan còn mang tính hình thức, hiện tượng chuyển luồng tùy tiện, không đúng quy định xảy ra còn nhiều.

d. Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý rủi ro

Hệ thống thông tin, dữ liệu còn phân tán, chưa được quan tâm nâng cấp, xây dựng kịp thời. Dữ liệu trên các hệ thống của ngành còn chưa đầy đủ, thiếu tính thống nhất, đồng bộ. Hầu hết thông tin từ các cơ quan chức năng thuộc các Bộ, ngành chưa được kết nối, chia sẻ với hệ thống thông tin của ngành Hải quan. Điều này làm hạn chế rất lớn đến khả năng xử lý dữ liệu tự động và đánh giá rủi ro của Cục HQ tỉnh Bình Phước.

2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

  1. Khung pháp lý cho hoạt động QLRR còn chưa hoàn thiện
  2. Tổ chức bộ máy còn chưa hợp lý
  3. Một số kỹ thuận nghiệp vụ QLRR còn chưa sát thực tế
  4. Công tác phối hợp giữa cơ quan hải quan với các đơn vị trong Ngành và với doanh nghiệp còn hạn chế
Thực hiện chính sách quản lý rủi ro từ thực tiễn Cục Hải quan tỉnh Bình Phước
Thực hiện chính sách quản lý rủi ro từ thực tiễn Cục Hải quan tỉnh Bình Phước

Chương 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RỦI RO VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CỤC

HẢI QUAN TỈNH BÌNH PHƯỚC

3.1. Bối cảnh và mục tiêu phát triển của Cục Hải quan tỉnh Bình Phước

3.1.1. Bối cảnh chính trị

3.1.2. Mục tiêu phát triển về quản lý rủi ro của Cục HQ tỉnh Bình Phước

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách quản lý rủi ro vào các hoạt động của Cục Hải quan tỉnh Bình Phước

3.2.1. Giải pháp về khung pháp lý cho hoạt động QLRR

– Bổ sung, hoàn thiện các quy định về thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ và QLRR trong chương trình sửa đổi.

– Xem xét, rà soát, xây dựng, và trình Bộ Tài chính ban hành sửa đổi các Quyết định 464 và Quyết định số 465 nêu trên theo hướng: quy định cụ thể quy trình và nội dung các công việc của cơ quan Hải quan thực hiện trong áp dụng QLRR: thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ, đo lường, đánh giá tuân thủ, tiêu chí QLRR, tiêu chí đánh giá doanh nghiệp, áp dụng kết quả đánh giá rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan theo đúng tinh thần Luật Hải quan 2014 và quy định của WCO.

– Tổng cục Hải quan sẽ xây dựng, ban hành các quy trình, quy định về áp dụng QLRR trong các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan mà QLRR còn chưa can thiệp sâu.

3.2.2. Giải pháp về tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng cán bộ

  1. Kiện toàn bộ máy và chức năng, nhiệm vụ trong công tác QLRR đối với Cục HQ tỉnh Bình Phước

– Kiện toàn đơn vị quản lý rủi ro tại các cấp theo hướng chuyên trách, chuyên sâu về nghiệp vụ.

– Phân cấp nhiệm vụ và quy định cụ thể trách nhiệm của các cấp, đơn vị trong việc tổ chức thực hiện công tác quản lý rủi ro; trong đó tập trung phân quyền trách nhiệm cho đơn vị cấp Cục và Chi cục Hải quan trong việc tổ chức công tác quản lý rủi ro nhằm đảm bảo việc điều phối phân luồng kiểm tra trong phạm vi cấp Cục.

– Trong điều kiện khó khăn về biên chế như hiện nay, cần bố trí theo phương án tối thiểu có thể được theo tình hình thực tế tại mỗi đơn vị.

  1. Nâng cao chất lượng cán bộ

3.2.3. Giải pháp về các kỹ thuật nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tại Cục HQ tỉnh Bình Phước

a. Hoàn thiện các tiêu chí lựa chọn kiểm tra

b. Đẩy mạnh việc áp dụng quản lý rủi ro trong giám sát hải quan

c. Nâng cấp hệ thống thông tin phục vụ QLRR

d. Công tác phân tích, đánh giá rủi ro

e. Thực hiện một số hoạt động kỹ thuật hỗ trợ khác

3.2.4. Giải pháp về tăng cường sự phối hợp, trao đổi với các đơn vị trong và ngoài Ngành Hải quan

3.2.4.1. Đối với các đơn vị là các cơ quan quản lý nhà nước

Tăng cường công tác thu thập, trao đổi, cung cấp thông tin giữa bộ phận Quản lý rủi ro với các đơn vị nghiệp vụ trong Cục.

3.2.4.2. Đối với doanh nghiệp

Tăng cường quan hệ hợp tác với doanh nghiệp trong việc trao đổi cung cấp thông tin phục vụ phân tích, đánh giá rủi ro. Quá trình này cần được thực hiện một cách thống nhất, bao gồm việc ký kết các thoả thuận, cam kết trong việc: doanh nghiệp trao đổi cung cấp thông tin về hàng hoá, trị giá hàng hoá giao dịch trong từng thời điểm, các phương thức, thủ đoạn gian lận về thuế, vi phạm sở hữu trí tuệ…, cơ quan Hải quan cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến chính sách hàng hoá, chính sách thuế, và cung cấp các điều kiện tạo thuận lợi trong quá trình làm thủ tục hải quan.

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ

– Tạo cơ chế và hỗ trợ về mặt pháp lý, thủ tục, ngoại giao để Ngành Hải quan có thể thu thập được thông tin từ nước ngoài phục vụ hoạt động phân tích và phòng ngừa rủi ro, nhất là hỗ trợ của các cơ quan của Chính phủ ở nước ngoài.

– Hỗ trợ Ngành Hải quan đào tạo và xây dựng đội ngũ công chức hải quan có trình độ học vấn và tri thức khoa học cao làm việc trong hệ thống đảm bảo thông tin cho QLRR.

– Tăng kinh phí cho các hoạt động hiện đại hóa hải quan, nhất là mở rộng áp dụng hải quan điện tử nhằm tạo tiền đề QLRR hiệu quả.

– Hỗ trợ ngành hải quan tái cơ cấu bộ máy và xây dựng thêm một số đầu mối thực hiện nhiệm vụ bảo đảm thông tin cho hoạt động hải quan nói chung, QLRR nói riêng.

– Tạo cơ chế để Hải quan Việt Nam có thể hợp tác với hải quan các nước nhằm hài hòa thủ tục QLRR, nhất là Hải quan các nước có cùng biên giới, lãnh thổ giáp ranh.

3.3.2. Kiến nghị với Bộ Tài chính

– Nhanh chóng chỉ đạo Tổng cục Hải quan hoàn thiện các quy trình để có cơ quan phụ trách QLRR chuyên trách ở cấp cục và chi cục.

– Chỉ đạo Tổng cục Hải quan trong công tác tổ chức theo hướng: ưu tiên bố trí cán bộ có trình độ cho khâu phân tích và thu thập thông tin rủi ro.

– Ưu tiên đầu tư phương tiện hiện đại cho các khâu thông quan hàng hóa, nhất là khâu xử lý tờ khai trên cơ sở nguồn thông tin về rủi ro và khâu kiểm tra hàng hóa trực tiếp để đảm bảo tốc độ thông quan nhanh.

– Chỉ đạo Tổng cục Hải quan ra quy trình phối hợp chặt chẽ bộ phận hải quan cửa khẩu với bộ phận kiểm tra sau thông quan để nâng cao hiệu quả QLRR.

– Chỉ đạo Tổng cục Hải quan đưa nội dung áp dụng QLRR vào hoạt động hải quan thành một tiêu chí trong bình xét thi đua toàn ngành.

3.3.3. Kiến nghị với Tổng cục Hải quan

  • Thường xuyên hoàn thiện các quy trình để các cơ quan hải quan địa phương triển khai áp dụng hiệu quả quản trị rủi ro chuyên trách ở cấp cục và chi cục.
  • Chỉ đạo, ưu tiên cho việc bố trí cán bộ có trình độ cho khâu phân tích và thu thập thông tin rủi ro. Đề nghị Tổng cục Hải quan xây dựng tiêu chuẩn công chức làm công tác QLRR.
  • Ưu tiên đầu tư phương tiện hiện đại cho các khâu thông quan hàng hóa, nhất là khâu xử lý tờ khai trên cơ sở nguồn thông tin về rủi ro và khâu kiểm tra hàng hóa trực tiếp để đảm bảo tốc độ thông quan nhanh.
  • Chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ bộ phận hải quan cửa khẩu với bộ phận kiểm tra sau thông quan để nâng cao hiệu quả QLRR.
  • Tuyển dụng và đào tạo Hải quan cần giải quyết những nhu cầu đó. WCO đã chuẩn bị một số mô-đun đào tạo mà sẽ có giá trị cho cơ quan Hải quan trong việc tổ chức đào tạo nhân viên của mình.

KẾT LUẬN

Nâng cao năng lực quản lý rủi ro đem lại cho Doanh nghiệp cũng như hải quan nhiều lợi ích mà nổi bật là tác dụng cân bằng giữa kiểm soát hiệu quả và tạo thuận lợi cho thương mại. Áp dụng công tác QLRR tạo được môi trường định hướng, khuyến khích thái độ tuân thủ của doanh nghiệp XNK. Doanh nghiệp chính là những người được hưởng lợi trực tiếp từ việc áp dụng QLRR trong hoạt động nghiệp vụ Hải quan. Việc áp dụng QLRR đã góp phần làm giảm các thủ tục hành chính, giảm sự can thiệp của cán bộ Hải quan. Nhờ đó doanh nghiệp không bị lệ thuộc vào thủ tục hành chính, giảm chi phí phát sinh; đặc biệt loại trừ các điều kiện làm nảy sinh việc gây phiền hà, sách nhiễu của cán bộ. Áp dụng QLRR tạo ra cơ chế cạnh tranh công bằng cho doanh nghiệp trên nền tảng tuân thủ pháp luật.

Luận văn “Thực hiện chính sách quản lý rủi ro từ thực tiễn Cục Hải quan tỉnh Bình Phước” đã khái quát về hệ thống lý thuyết về chính sách quản lý rủi ro nói chung, đánh giá và rút ra những hạn chế mà chính sách này đang thực hiện tại Cục Hải quan tỉnh Bình Phước. Trên cơ sở đó, luận văn đã xây dựng hệ thống các giải pháp từ hệ thống pháp lý, thay đổi cơ cấu tổ chức, tăng cường các quan hệ trong và ngoài ngành Hải quan cho đến các giải pháp về kỹ thuật nghiệp vụ. Tất cả đều có chung một đích, nhằm nâng cao hiệu quả khi áp dụng chính sách QLRR đến 2020.

Luận văn ngoài mục đích khoa học còn có thể là tài liệu nghiên cứu áp dụng vào thực tế tại Cục Hải quan tỉnh Bình Phước, vì những giải pháp xây dựng là dựa trên điều kiện thực tế có thể thực hiện được của Cục và được tham khảo nhiều ý kiến của các cán bộ làm thực tế QLRR tại địa phương.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\VIEN HAN LAM DOT 7\CHINH SACH CONG\NGUYEN THI THU HIEN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *