Thực hiện chính sách cải cách hành chính từ thực tiễn huyện Tư Nghĩa

Thực hiện chính sách cải cách hành chính từ thực tiễn huyện Tư Nghĩa

Thực hiện chính sách cải cách hành chính từ thực tiễn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi

1. Tính cấp thiết của đề tài

Nguồn nhân lực (NNL) là một trong những nguồn lực quan trọng, yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của một tổ chức, một ngành hay một địa phương.

Trong những năm qua, ngành Y tế tỉnh Quảng Ngãi đã không ngừng phát triển và đạt được nhiều thành tựu trong công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu; đội ngũ cán bộ y tế được tăng cường, phát triển cả về số lượng và chất lượng; chính sách thu hút, đãi ngộ nhân lực bước đầu đã được quan tâm,…Tuy nhiên, với quy mô dân số ngày càng tăng, tình trạng ô nhiễm môi trường chưa được kiểm soát chặt chẽ, sự thay đổi của mô hình bệnh tật theo chiều hướng ngày càng phức tạp, khó lường, sự tiến bộ không ngừng của khoa học công nghệ… ngành Y tế tỉnh Quảng Ngãi đang đối mặt với nhiều thách thức, mà thách thức lớn đó là sự thiếu hụt, mất cân đối của nguồn nhân lực y tế (NLYT), chế độ đãi ngộ đối với cán bộ y tế chưa kịp thời, chậm đổi mới.

Xuất phát từ thực tế này, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài “Chính sách phát triển nhân lực ngành y tế từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi” làm luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Chính sách công, với mong muốn tìm ra giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện chính sách phát triển NLYT tỉnh Quảng Ngãi, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của người dân.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở đánh giá thực trạng chính sách phát triển nhân lực y tế tỉnh Quảng Ngãi, luận văn đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển nhân lực y tế tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

– Làm rõ lý luận về chính sách phát triển nhân lực ngành y tế.

– Đánh giá thực trạng chính sách phát triển nhân lực ngành y tế tỉnh Quảng Ngãi.

– Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành y tế tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu hệ thống chính sách của Nhà nước có liên quan đến phát triển nhân lực y tế tỉnh Quảng Ngãi trong đó chủ thể là các cơ quan của Nhà nước ở Trung ương và chính quyền địa phương tỉnh Quảng Ngãi, khách thể là nguồn nhân lực y tế tỉnh Quảng Ngãi.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

– Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu về chính sách phát triển NLYT tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn 2011-2015; đề xuất các giải pháp thực hiện đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

– NLYT tỉnh Quảng Ngãi được đề cập trong luận văn gồm: cán bộ, viên chức y tế đang làm việc tại các cơ sở y tế công lập của tỉnh Quảng Ngãi.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận

Đề tài được nghiên cứu trên những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước Việt Nam về nhân lực y tế và chính sách phát triển nhân lực y tế nhằm nhận thức, đánh giá, đề xuất các vấn đề liên quan đến chính sách phát triển nhân lực y tế tỉnh Quảng Ngãi.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

– Phương pháp phân tích: Phân tích thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng tác động đến cơ hội và thách thức của chính sách phát triển NLYT.

– Phương pháp thống kê: Sử dụng nhiều các số liệu thống kê trong đề tài; làm nổi bật đối tượng nghiên cứu, sự cần thiết và tính thực tiễn cao của đề tài nghiên cứu.

– Phương pháp thu thập thông tin: Được sử dụng để thu thập và khai thác thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận

Đề tài luận văn vận dụng và bổ sung lý thuyết khoa học chính sách công về nhân lực, NLYT và chính sách phát triển NLYT.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Chỉ ra những hạn chế, khó khăn trong việc hoạch định và thực hiện chính sách; kết quả nghiên cứu giúp ngành Y tế Quảng Ngãi có cái nhìn bao quát và thực tiễn hơn về tình hình phát triển NLYT ở địa phương; giúp Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Sở Y tế và các ngành liên quan, các nhà hoạch định chính sách có cơ sở khoa học và thực tiễn để vận dụng, điều chỉnh, hoàn thiện chính sách và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển NLYT tỉnh Quảng Ngãi.

7. Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Danh mục bảng biểu và Mục lục, luận văn được cơ cấu thành 03 chương:

Chương 1. Lý luận về chính sách phát triển NLYT.

Chương 2. Thực trạng chính sách phát triển NLYT tại tỉnh Quảng Ngãi.

Chương 3. Định hướng, giải pháp hoàn thiện chính sách và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển NLYT từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi.

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH

PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC Y TẾ

1.1. Nhân lực y tế và chính sách phát triển nhân lực y tế

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm nhân lực y tế

1.1.1.1. Khái niệm

Trên cơ sở phân tích một số quan niệm khác nhau về NL và NLYT, theo tác giả:

– Khái niệm nhân lực: Nhân lực là nguồn lực của mỗi con người, bao gồm thể lực, trí lực và nhân cách.

– Khái niệm nhân lực y tế: Nhân lực y tế là tổng thể những người có khả năng lao động với thể lực, trí lực và phẩm chất đạo đức phù hợp với đặc điểm nghề nghiệp trong lĩnh vực y tế, đang tham gia vào các hoạt động nhằm bảo vệ và nâng cao sức khoẻ của nhân dân, của cộng đồng.

1.1.1.2. Đặc điểm của nhân lực y tế

– Nghề y là nghề đặc biệt, đối tượng phục vụ là bệnh nhân.

– Được đào tạo theo chương trình nghiêm ngặt, với thời gian dài hơn các ngành khác.

– Làm việc trong môi trường căng thẳng gấp nhiều lần so với các ngành khác; môi trường độc hại, rủi ro; chịu sức ép lớn từ phía dư luận.

– Là lao động đặc thù, gắn với trách nhiệm cao trước sức khỏe và tính mạng của người bệnh; yêu cầu đạo đức nghề nghiệp cao.

– Đặc điểm của NLYT cần có sự can thiệp của Chính phủ.

1.1.1.3. Sự cần thiết của phát triển nhân lực y tế:

– NLYT là nguồn lực quan trọng nhất của hệ thống y tế, có mối liên hệ rất chặt chẽ và không thể thiếu đối với các thành phần khác của hệ thống y tế.

– NLYT là yếu tố chính bảo đảm hiệu quả và chất lượng dịch vụ y tế, có vai trò ảnh hưởng quyết định tới việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

– Do nhu cầu phát triển của xã hội: Quy mô dân số gia tăng hàng năm, điều kiện kinh tế – xã hội phát triển; quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nhu cầu NLYT trong nước phát triển.

1.1.2. Khái niệm về phát triển nhân lực y tế, chính sách phát triển nhân lực y tế

– Khái niệm phát triển NLYT: Phát triển NLYT là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm tạo ra sự thay đổi tích cực về số lượng, chất lượng và cơ cấu NLYT, được biểu hiện ở việc hoàn thiện và nâng cao kiến thức, kỹ năng, nhận thức của NLYT, nhằm đáp ứng đòi hỏi về nguồn NLYT cho sự phát triển trong từng giai đoạn phát triển.

– Khái niệm chính sách phát triển NLYT: Chính sách phát triển NLYT là một chính sách công, do đó khái niệm về chính sách phát triển NLYT được hiểu là một tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của Nhà nước về phát triển NLYT nhằm lựa chọn các mục tiêu cụ thể, giải pháp và công cụ chính sách để giải quyết vấn đề phát triển NLYT theo mục tiêu tổng thể của Đảng và Nhà nước đã xác định.

1.1.3. Vấn đề chính sách phát triển nhân lực ngành y tế

Phát triển NLYT ở Việt Nam trong những năm qua đã đạt được những kết quả đáng kể. Nếu năm 2010, số bác sĩ, dược sĩ ĐH trên vạn dân có tỷ lệ là 7,2 và 1,76 thì đến năm 2015 các tỷ lệ này lần lượt là 7,61 và 2,2. Tuy nhiên, so với các nước trên thế giới thì đây vẫn là một tỷ lệ khá thấp. Vì vậy, theo Quy hoạch phát triển NLYT giai đoạn 2015-2020, để phấn đấu đến năm 2020 đạt tỷ lệ 8 bác sĩ, 2 dược sĩ ĐH, 8 kỹ thuật viên và 20 điều dưỡng trên vạn dân, Bộ Y tế dự báo cần bổ sung 55.254 bác sĩ, 10.887 dược sĩ ĐH, 65.261 kỹ thuật viên và 83.851 điều dưỡng.

NLYT ở nước ta không chỉ thiếu về số lượng mà chất lượng, cơ cấu NLYT cũng còn nhiều bất cập. Chất lượng đào tạo NLYT chưa đáp ứng được yêu cầu, không sát với thực tiễn, còn nặng về truyền đạt lý thuyết, khả năng thực hành hạn chế. Cơ cấu NLYT phân bố không đều giữa các vùng miền, các tuyến điều trị và các chuyên khoa. Đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên sâu tập trung chủ yếu ở tuyến trung ương và các tỉnh, thành phố lớn. Tình trạng mất cân đối, thiếu hụt NLYT xảy ra ở một số chuyên ngành.

Chế độ chính sách tiền lương, đãi ngộ đối với NLYT còn bất hợp lý, chậm đổi mới; môi trường làm việc chưa hấp dẫn so với khu vực y tế tư nhân, khiến chất xám “chảy” từ bệnh viện công sang bệnh viện tư hoặc dẫn đến tình trạng “chân ngoài dài hơn chân trong”.

Vì vậy, cần có chính sách phát triển NLYT đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, có cơ cấu hợp lý, đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân.

1.2. Nội dung chính sách phát triển nhân lực ngành y tế

– Chính sách phát triển số lượng nhân lực y tế

– Chính sách nâng cao chất lượng nhân lực y tế

– Phân bố cơ cấu nhân lực y tế hợp lý

Chính sách đãi ngộ đối với nhân lực y tế

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phát triển NLYT

– Định hướng của Đảng về phát triển NLYT.

– Năng lực của chủ thể hoạch định, thực thi chính sách phát triển NLYT.

– Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội.

1.4. Giải pháp chính sách phát triển nhân lực ngành y tế

– Giải pháp về chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ: Có chính sách đặc thù trong tuyển dụng, thu hút, sử dụng, đãi ngộ NLYT; cơ hội phát triển nghề nghiệp, cơ hội thăng tiến đối với NLYT được thu hút về làm việc ở vùng nông thôn, địa bàn khó khăn.

– Giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng: Mở rộng và cân đối quy mô đào tạo NLYT theo các bậc học, ngành học nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng về NLYT; ưu tiên đào tạo liên tục và đào tạo theo địa chỉ cho các địa phương.

– Giải pháp về tài chính: Tăng phân bổ ngân sách đầu tư phát triển NLYT.

– Giải pháp về quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin: Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong quản lý nhân lực, chuẩn hóa hệ thống thông tin quản lý bệnh viện.

– Giải pháp hợp tác quốc tế: Tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ các nguồn tài chính, huy động vốn ODA, nguồn công nghệ cao và các điều kiện quốc tế khác cho phát triển NLYT.

1.5. Công cụ chính sách phát triển nhân lực y tế

– Công cụ dựa vào quyền lực: Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc xây dựng, thực hiện đối với chính sách phát triển NLYT.

– Công cụ dựa vào tổ chức: Là các phương pháp tác động dựa vào các mối quan hệ tổ chức của hệ thống quản lý, tức là hệ thống của chủ thể thực hiện chính sách.

– Công cụ dựa vào tài chính: Ngân sách nhà nước là nguồn lực chủ yếu để phát triển NNL nói chung và NLYT nói riêng.

– Công cụ tuyên truyền: Giúp cho mọi người hiểu rõ về chính sách, về tính đúng đắn của chính sách để họ tự giác thực hiện.

1.6. Chủ thể và thể chế chính sách phát triển NLYT

Chủ thể ban hành chính sách là Nhà nước, cụ thể là các cơ quan có thẩm quyền trong bộ máy Nhà nước, gồm: Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính,… Trong đó, Bộ Y tế là cơ quan đóng vai trò chính trong việc tham mưu và trực tiếp xây dựng chính sách phát triển NLYT.

Từ những cơ sở trên, các Bộ, ngành, địa phương cụ thể hóa thành những chính sách phù hợp với đặc điểm về tình hình phát triển KTXH, thực trạng NLYT của ngành, địa phương và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân trong từng giai đoạn phát triển.

Thực hiện chính sách cải cách hành chính từ thực tiễn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi
Thực hiện chính sách cải cách hành chính từ thực tiễn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN

NHÂN LỰC Y TẾ TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI

2.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội tỉnh Quảng Ngãi ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách phát triển nhân lực y tế

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

– Vị trí địa lý: Quảng Ngãi là tỉnh ven biển thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp tỉnh Bình Định, phía Tây giáp với hai tỉnh là Kon Tum và Gia Lai, phía Đông giáp biển với đường bờ biển dài 129 km.

– Địa hình: Địa hình tương đối phức tạp, có xu hướng thấp dần từ Tây sang Đông với các dạng địa hình đồi núi (chiếm gần 2/3 lãnh thổ), đồng bằng ven biển.

– Đất đai: Diện tích tự nhiên là 5.153 km2, trong đó chủ yếu là đất nông nghiệp; điều đó cho thấy nông nghiệp vẫn đóng vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi.

Khí hậu: Khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân hóa thành 2 mùa gồm mùa mưa và mùa nắng. Điều kiện khí hậu ẩm, phù hợp cho côn trùng phát triển, ảnh hưởng đến tính chất bệnh tật và dịch tễ học.

2.1.2. Đặc điểm về xã hội

– Dân số: Năm 2015, dân số tỉnh Quảng Ngãi có khoảng 1.247.644 người; dân cư tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn, chiếm 85,2%; chỉ có 14,8% dân số sống ở thành thị. Mật độ dân số toàn tỉnh là 242 người/km². Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 10,2%. Cơ cấu dân số trẻ, từ 0-59 tuổi chiếm khoảng 88,51%, dưới 15 tuổi chiếm 25,55%, đây là lực lượng lao động dự trữ dồi dào của tỉnh.

Lao động: Tổng lực lượng lao động đang làm việc trên địa bàn tỉnh khoảng 730.000 người, tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm khoảng 37%. Bình quân mỗi năm giải quyết việc làm khoảng 39.000 lao động.

2.1.3. Đặc điểm về kinh tế

– Cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng (61,48%) và dịch vụ (23,96%), giảm dần tỷ trọng nông – lâm nghiệp – thủy sản (14,56%).

– Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi tăng khá nhanh, nhất là khi Nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động từ năm 2010. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2015 ước đạt 12.808,5 tỷ đồng. GRDP bình quân đầu người tăng lên 52,6 triệu đồng/năm, tương đương 2.447 USD/người.

Tuy nhiên, so với các tỉnh thành lân cận thì nền kinh tế tỉnh Quảng Ngãi vẫn còn nhiều khó khăn. Với điều kiện kinh tế – xã hội, địa lý của tỉnh còn khó khăn (xuất phát điểm thấp, kinh tế phát triển chậm, khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, địa hình chia cắt, cơ sở hạ tầng hạn chế,…) là rào cản đối với mục tiêu phát triển NNL nói chung và NLYT nói riêng.

2.2. Đặc điểm hệ thống y tế tỉnh Quảng Ngãi

2.2.1. Y tế công lập

– Cơ quan quản lý nhà nước về y tế: Cấp tỉnh có Sở Y tế và 02 Chi cục trực thuộc Sở. Cấp huyện có 14 phòng Y tế.

– Khối Y tế dự phòng: Có 09 đơn vị sự nghiệp y tế dự phòng tuyến tỉnh và 28 đơn vị sự nghiệp y tế dự phòng ở tuyến huyện.

– Khối Khám, chữa bệnh: Tuyến tỉnh có 07 Bệnh viện (đa khoa, chuyên khoa); tuyến huyện có 14 Bệnh viện Đa khoa và 5 Phòng khám Đa khoa khu vực trực thuộc Bệnh viện Đa khoa huyện.

– Tuyến xã: Toàn tỉnh có 184 xã, trong đó 183 xã có Trạm Y tế; riêng xã An Vĩnh thuộc huyện đảo Lý Sơn chưa có Trạm Y tế xã.

– Các đơn vị khác: Trực thuộc Sở Y tế có 02 đơn vị (Trung tâm Giám định Y khoa tỉnh, Trường Cao đẳng Y tế Đặng Thùy Trâm); 01 Bệnh xá trực thuộc Công an tỉnh; 01 Bệnh xá trực thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; 01 Bệnh xá thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh.

2.2.2. Y tế ngoài công lập

Có 1.140 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân hiện đang hoạt động trên địa bàn tỉnh.

2.3. Thực trạng thực hiện chính sách phát triển nhân lực y tế tại tỉnh Quảng Ngãi

2.3.1. Thực trạng nhân lực y tế

2.3.1.1. Cơ cấu nhân lực theo trình độ chuyên môn

Tổng số NLYT tỉnh Quảng Ngãi tính đến ngày 31/12/2015 là: 3.470 người. Trong đó:

– Trình độ sau Đại học (Tiến sĩ, Thạc sĩ, Bác sĩ CKI, Bác sĩ CKII, Dược sĩ CKI): 309 người, chiếm 8,9%.

– Trình độ Đại học (Bác sĩ, Dược sĩ ĐH, Cử nhân điều dưỡng, Cử nhân hộ sinh): 609 người, chiếm 13,9%.

– Tỷ lệ NLYT tính trên một vạn dân chỉ đạt: 5,76 bác sĩ; 0,54 dược sĩ ĐH, 7,9 điều dưỡng và 1,74 kỹ thuật viên. Đây là tỷ lệ khá thấp so với cả nước. Đội ngũ cán bộ y tế có trình độ cao chiếm tỉ lệ khá thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh trong tình hình mới.

2.3.1.2. Cơ cấu nhân lực theo ngành nghề đào tạo

Trong tổng số 3.470 cán bộ y tế, cán bộ ngành y có 3.204 người (chiếm 92,33%), cán bộ ngành dược có 266 người (chiếm 7,67%).

Cán bộ ngành y gồm bác sĩ, kỹ thuật viên y tế tuy có tăng hàng năm nhưng không đáng kể. Cán bộ ngành dược thì tập trung chủ yếu là dược sĩ trung cấp, chiếm 69,17%.

2.2.1.3. Cơ cấu nhân lực phục vụ khám chữa bệnh

– Cơ cấu bộ phận: Lâm sàng có 2.735 người, chiếm 78,82% (mức quy định từ 60-65%); Cận lâm sàng và Dược có 483 người, chiếm 13,92% (mức quy định 22%). Cần bổ sung khối Cận lâm sàng và Dược.

– Cơ cấu chuyên môn: Bác sĩ/Chức danh chuyên môn y tế khác (Điều dưỡng, hộ sinh, KTV): có 706/2.498 người, tỷ lệ 28% (quy định ≥ 33%); Dược sĩ ĐH/Bác sĩ: có 62/706 người, tỷ lệ 9% (quy định ≥ 13%); Dược sĩ ĐH/Dược sĩ trung học: có 62/184 người, tỷ lệ 34% (quy định ≥ 40%). Cần bổ sung bác sĩ và dược sĩ ĐH.

2.3.1.4. Cơ cấu nhân lực phân theo tuyến điều trị

– Tuyến tỉnh: có 320 bác sĩ (45,33%), 30 dược sĩ ĐH (48,39%).

– Tuyến huyện: có 212 bác sĩ (30,03%), 32 dược sĩ ĐH (51,61%).

– Tuyến xã: có 174 bác sĩ/183 trạm y tế xã, không có dược sĩ ĐH, dược sĩ trung cấp cũng chỉ có 39 dược sĩ/183 trạm ytế xã.

Cơ cấu NLYT phân bố không đều giữa các tuyến điều trị, tập trung nhiều ở tuyến tỉnh và khu vực thành thị. Sự phân bố bất cập thể hiện rõ nhất ở nhóm NLYT trình độ cao: bác sĩ, dược sĩ có trình độ ĐH và sau ĐH ở tuyến tỉnh chiếm 45,57%, tiếp theo là tuyến huyện chiếm 31,77%. Cán bộ y tế có trình độ trung cấp, sơ cấp chiếm tỷ lệ cao ở tuyến xã.

2.3.1.4. Cơ cấu nhân lực phân theo giới tính

Trong tổng số 3.470 cán bộ y tế, nam có 1.196 người (chiếm 34,47%); nữ có 2.274 người (chiếm 65,53%).

2.3.2. Vấn đề đặt ra hiện nay trong thực hiện chính sách phát triển nhân lực y tế

Thực trạng NLYT tỉnh Quảng Ngãi hiện nay thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, cơ cấu phân bố mất cân đối. Do đó, vấn đề đặt ra hiện nay trong thực hiện chính sách phát triển NLYT tỉnh Quảng Ngãi là phải có sự chuyển biến mạnh mẽ, đồng bộ về cả số lượng và chất lượng NLYT, có cơ cấu phân bố hợp lý, nhằm nâng cao chất lượng công tác chăm sóc, khám và điều trị cho người bệnh.

2.3.3. Tình hình thực hiện chính sách phát triển NLYT

2.3.2.1. Chính sách thu hút, tuyển dụng

Giai đoạn 2011-2015, ngành Y tế tỉnh Quảng Ngãi đã thu hút 133 cán bộ y tế có trình độ cao về làm việc tại các cơ sở y tế công lập thuộc tỉnh. Trong đó: Thạc sĩ: 05; Bác sĩ CKI: 03; Bác sĩ nội trú: 01; Bác sĩ: 32; Dược sĩ ĐH: 07.

Cán bộ y tế được thu hút, tuyển dụng không qua thi tuyển, được sắp xếp vào vị trí việc làm phù hợp với trình độ chuyên môn được đào tạo [56]. Tuy nhiên, so với nhu cầu phát triển nguồn NLYT của tỉnh Quảng Ngãi thì số lượng cán bộ y tế được thu hút trong giai đoạn này vẫn chưa đáp ứng nhu cầu đặt ra và dự báo sẽ còn thiếu hụt NLYT trong nhiều năm đến.

2.3.2.2. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng

Giai đoạn 2011-2015, cử 448 cán bộ y tế đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, gồm: đào tạo Tiến sĩ: 03; Bác sĩ CKII: 32; Thạc sĩ: 33; Bác sĩ CKI: 96; Đại học: 282.

NLYT được cử đi đào tạo bồi dưỡng tăng dần qua các năm. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2011-2012, việc cử đi đào tạo chủ yếu là nhằm chuẩn hóa NNL (đào tạo đại học). Từ năm 2013-2015, đã chú trọng cử đi đào tạo chuyên sâu, nhờ đó NLYT có trình độ đào tạo sau đại học ngày càng tăng. Tuy nhiên, kết quả đào tạo bồi dưỡng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu về cả số lượng và chất lượng.

Chính sách đối với cán bộ y tế được cử đi đào tạo ĐH, sau ĐH: Được tạo điều kiện thuận lợi về thời gian để học tập; được hưởng nguyên lương và các khoản hỗ trợ về kinh phí học tập, sinh hoạt phí và các khoản hỗ trợ bổ sung hàng tháng theo quy định của tỉnh [57] (gồm: mức hỗ trợ chung, mức hỗ trợ bổ sung, mức hỗ trợ thêm). Ngoài các chế độ hỗ trợ hàng tháng nêu trên, cán bộ y tế được cử đi đào tạo sau ĐH được hưởng chế độ hỗ trợ một lần sau khi tốt nghiệp với mức từ 10-30 triệu đồng tùy theo trình độ đào tạo và kết quả học tập [57].

2.3.2.3. Chính sách tiền lương, đãi ngộ

NLYT là bác sĩ, dược sĩ ĐH, những người có trình độ sau ĐH chuyên ngành y, dược đang công tác trong ngành y tế công lập thuộc tỉnh, ngoài việc hưởng lương, phụ cấp và các chế độ, chính sách theo quy định hiện hành của Nhà nước, còn được hưởng chính sách đãi ngộ hàng tháng theo quy định của tỉnh [62], mức thấp nhất là 0,7 lần và mức cao nhất là 2 lần mức lương cơ sở/tháng, tùy theo địa bàn công tác và tính chất đặc thù của đơn vị nơi công tác. Kinh phí chi trả theo chính sách đãi ngộ này khoảng 20 tỷ đồng/năm.

Bác sĩ, dược sĩ ĐH và những người có trình độ sau ĐH được tuyển dụng theo chính sách thu hút, ngoài việc được hưởng lương, phụ cấp và các chế độ chính sách đãi ngộ hàng tháng, còn được nhận hỗ trợ kinh phí một lần khi nhận nhiệm vụ, với mức từ 180 triệu đồng (bác sĩ, dược sĩ đại học) đến 350 triệu đồng (Giáo sư).

Ngoài ra, cán bộ y tế thuộc đối tượng tuyển dụng theo chính sách thu hút, sau khi hết thời gian cam kết tự nguyện về công tác tại tỉnh theo quy định, nếu tiếp tục công tác tại tỉnh sẽ được hưởng chính sách đãi ngộ hàng tháng theo chính sách của tỉnh [62].

Nhờ có hai chính sách quan trọng về thu hút và đãi ngộ nhân lực nên ngành Y tế tỉnh Quảng Ngãi đã đạt 5,76 bác sĩ/vạn dân vào năm 2015, vượt chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đã đề ra (chỉ tiêu 5,5 bác sĩ/vạn dân vào năm 2015). Tuy nhiên, chỉ tiêu đạt được này vẫn còn thấp so với toàn quốc (toàn quốc đạt 7,61 bác sĩ/vạn dân vào năm 2015).

2.3.2.4. Công tác khen thưởng

Hàng năm đã tiến hành xét thi đua khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác, có những đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành. Biểu dương, khen thưởng kịp thời những cán bộ y tế tận tâm, có nhiều sáng kiến, cải tiến để bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân; kịp thời phê bình và xử lý nghiêm minh những cán bộ y tế vi phạm vấn đề y đức, có biểu hiện tiêu cực trong công tác khám, chữa bệnh, ….

2.3.2.5. Công tác đề bạt, bổ nhiệm

Đối với đội ngũ bác sĩ, dược sĩ trẻ thuộc diện thu hút, có năng lực, trình độ cao, tâm huyết với nghề, được cơ quan, đơn vị tạo điều kiện môi trường làm việc thuận lợi để phát huy năng lực và sở trường công tác; được xem xét quy hoạch, bổ nhiệm vào các chức danh lãnh đạo, quản lý.

2.4. Đánh giá việc thực hiện chính sách phát triển nhân lực y tế tại tỉnh Quảng Ngãi

2.4.1. Kết quả đạt được

– NLYT tỉnh Quảng Ngãi không ngừng được nâng cao cả về số lượng và chất lượng; tỷ lệ cán bộ y tế trên vạn dân tăng dần qua các năm, đáp ứng sự gia tăng về nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ở địa phương.

– Các cấp, các ngành chủ động trong việc xây dựng và triển khai các kế hoạch thực hiện chính sách PTNL trên địa bàn tỉnh. Chú trọng công tác tuyên truyền chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và toàn xã hội, nhận được sự ủng hộ cao.

– Đảm bảo cơ bản nguồn lực vật chất cho việc thực hiện chính sách phát triển NLYT. Kịp thời kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết việc tổ chức thực hiện chính sách theo định kỳ hàng năm.

Thực hiện chính sách cải cách hành chính từ thực tiễn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi
Thực hiện chính sách cải cách hành chính từ thực tiễn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi

2.4.2. Khó khăn, bất cập, hạn chế

– NLYT tuy có tăng lên về số lượng nhưng vẫn thiếu hụt so với nhu cầu. Sự phân bố NLYT không đồng đều giữa các tuyến đã gây ra tình trạng thiếu hụt NLYT ở tuyến dưới.

– Trình độ, kỹ năng NLYT tuy có chuyển biến nhưng chưa đáp ứng kịp với việc đầu tư trang thiết bị y tế kỹ thuật cao và nhu cầu chất lượng chăm sóc sức khỏe của cộng đồng đang tăng nhanh.

– Thiếu NLYT có trình độ chuyên môn giỏi, chuyên gia đầu đàn để đào tạo kỹ năng, truyền thụ kinh nghiệm cho NLYT đang làm việc hoặc mới tuyển dụng.

2.4.3. Nguyên nhân của bất cập, hạn chế

– Chính sách thu hút, đãi ngộ của tỉnh đối với NLYT chưa tương xứng, chậm đổi mới, không đủ mạnh để thu hút NLYT.

– Việc hỗ trợ kinh phí một lần ban đầu đối với NLYT thuộc diện thu hút có mức hỗ trợ giống nhau, không có sự khác biệt giữa các tuyến hoặc cơ sở y tế có tính đặc thù (lây nhiễm, khó thu hút) nên khó thu hút NLYT ở lĩnh vực, địa bàn khó tuyển.

– Môi trường làm việc tại các cơ sở y tế chưa hấp dẫn, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị ngành y tế chưa được đầu tư kịp thời.

– Điều kiện kinh tế – xã hội, địa lý của một số vùng miền còn khó khăn, là rào cản đối với mục tiêu phát triển NLYT tại nơi đây.

CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH

VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC Y TẾ TỪ THỰC TIỄN

TỈNH QUẢNG NGÃI

3.1. Định hướng hoàn thiện chính sách và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển NLYT từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi

3.1.1. Mục tiêu và phương hướng thực hiện chính sách phát triển NLYT đến năm 2020

– Phát triển NLYT cân đối và hợp lý, bảo đảm đạt được các chỉ tiêu cơ bản: 7 bác sĩ; 1 dược sĩ ĐH trên vạn dân vào năm 2020; tuyến huyện có ít nhất 1 – 2 dược sĩ ĐH; cơ cấu NLYT khám chữa bệnh đạt 4 – 4,5 điều dưỡng/bác sĩ. Bổ sung biên chế dược sĩ cho trạm y tế xã phục vụ công tác cung ứng thuốc; tỷ lệ trạm y tế xã có bác sĩ đạt 100%.

– Bảo đảm đủ nhân lực có trình độ cho phòng Y tế, Trung tâm Y tế cấp huyện và các trạm y tế cấp xã.

– Tuyển dụng, bố trí, sắp xếp NLYT cân đối, hợp lý giữa các chuyên khoa, giữa các tuyến; đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng.

– Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng NLYT. Có chính sách hợp lý để giữ chân NLYT phục vụ lâu dài cho tỉnh, hạn chế thấp nhất cán bộ y tế chuyển công tác đi nơi khác.

3.1.2. Định hướng hoàn thiện chính sách phát triển NLYT

– Tiếp tục quán triệt nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, ý nghĩa của chính sách phát triển NLYT và việc tổ chức thực hiện chính sách.

– Tổ chức thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp chính sách phát triển NLYT, đặc biệt là NLYT chất lượng cao.

– Đổi mới công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức việc thực hiện chính sách phát triển NLYT.

    1. 3.2. Các giải pháp hoàn thiện chính sách và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển nhân lực y tế từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi
    2. 3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển nhân lực y tế

3.2.1.1. Đổi mới chính sách tuyển dụng, thu hút nhân lực y tế

– Xây dựng cơ chế chính sách đặc thù trong tuyển dụng, bố trí cán bộ y tế; nhất là đối với NLYT ở lĩnh vực, địa bàn khó tuyển phải có chính sách đột phá mới có thể thu hút NLYT.

– Đổi mới hình thức tuyển dụng, thu hút NLYT theo hướng thiết thực, khoa học và minh bạch. Áp dụng rộng rãi hình thức tuyển dụng theo chức danh, vị trí việc làm.

3.2.1.2. Có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với NLYT

– Phải có chính sách đãi ngộ tốt mới tạo động lực làm việc cho cán bộ y tế. Chính sách hỗ trợ kinh phí ban đầu một lần đối với NLYT được thu hút phải tương ứng với các tỉnh, thành lân cận mới có thể thu hút NLYT có trình độ cao về làm việc, yên tâm công tác phục vụ lâu dài tại các cơ sở y tế công lập của tỉnh. Đặc biệt, mức hỗ trợ kinh phí đối với NLYT ở địa bàn, lĩnh vực khó tuyển phải có sự khác biệt (mức hỗ trợ về “nơi khó” phải cao hơn các nơi khác).

– Chính sách đãi ngộ NLYT trình độ cao phải đồng bộ cho người đã được thu hút và cả tài năng đang làm việc tại chỗ, phù hợp với đặc điểm chung của tỉnh và đặc thù từng loại NLYT. Cụ thể là có chính sách phụ cấp và đãi ngộ đặc biệt hàng tháng đối với NLYT trình độ ĐH và sau ĐH, nhất là NLYT làm việc tại trạm y tế xã và các cơ sở y tế vùng miền núi, khó khăn.

3.2.1.3. Đổi mới chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhân lực y tế

– Có chính sách hợp lý trong đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ y tế theo chức danh và công việc dự kiến bố trí sắp xếp; ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng những chuyên ngành còn thiếu, yếu.

– Chú trọng và tăng cường hình thức đào tạo cầm tay chỉ việc, hợp đồng đào tạo chuyển giao kỹ thuật theo ê kíp với các bệnh viện tuyến trung ương. Tăng cường đào tạo kỹ năng mềm, kỹ năng thực hành theo nhu cầu thực tế để đáp ứng cho từng vị trí việc làm; hạn chế và tiến tới chấm dứt đào tạo liên thông (trừ một số đơn vị có tính chất đặc thù hoặc đặc biệt khó khăn về thu hút, tuyển dụng).

3.2.1.4. Đổi mới công tác bố trí, sử dụng nhân lực y tế

– Có cơ chế đột phá trong bố trí, sử dụng NLYT được đào tạo bài bản; tạo điều kiện cho cán bộ y tế có trình độ cao có cơ hội được thăng tiến, đề bạt, bổ nhiệm. Việc sử dụng đúng đắn và hợp lý NLYT có trình độ cao đang làm việc tại các cơ sở y tế và những người đã được thu hút là một giải pháp quan trọng có tác động lớn đến chính sách phát triển NLYT, tạo dựng hình ảnh và thu hút nguồn nhân lực mới.

– Đổi mới tư duy trong sử dụng, quản lý, đề bạt cán bộ; xóa bỏ quan niệm phải có thâm niên công tác mới được đề bạt đảm nhận các chức danh quan trọng.

3.2.1.5. Xây dựng môi trường và điều kiện làm việc thuận lợi

– Cải thiện và xây dựng môi trường làm việc dân chủ, văn minh, từng bước hiện đại, nhằm tạo điều kiện tốt nhất để đội ngũ cán bộ y tế làm việc có hiệu quả, yên tâm công tác và gắn bó lâu dài.

– Có chính sách hỗ trợ và thúc đẩy công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực y, dược; tạo điều kiện, khuyến khích, hỗ trợ cán bộ y tế tham gia nghiên cứu khoa học ứng dụng vào thực tiễn công tác khám chữa bệnh (tạo điều kiện về thời gian, kinh phí, được bảo hộ bản quyền kết quả nghiên cứu khoa học,…). Kết quả nghiên cứu khoa học là cơ sở để xem xét khen thưởng, đánh giá năng lực cán bộ, cơ hội phát triển và thăng tiến nghề nghiệp.

    1. 3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển nhân lực y tế

3.2.2.1. Giải pháp về tổ chức

– Tập trung hoàn thiện bộ máy quản lý phát triển NLYT, đổi mới phương pháp quản lý, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý phát triển NLYT.

– Tăng cường chỉ đạo nhiệm vụ phát triển NLYT, nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội và người dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của phát triển NLYT; tạo sự đồng thuận và phối hợp có hiệu quả trong việc triển khai thực hiện chính sách phát triển NLYT.

3.2.2.2. Giải pháp nâng cao y đức đội ngũ cán bộ, nhân viên ngành y tế

– Triển khai thực hiện nghiêm túc Quy tắc ứng xử và 12 điều y đức của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế. Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với tiêu chí chuẩn mực đạo đức 10 chữ vàng: Trung thực, tận tụy, sáng tạo, khiêm nhường, vị tha. Thường xuyên phát động phong trào với khẩu hiệu “Bệnh nhân đến tiếp đón niềm nở, bệnh nhân ở chăm sóc tận tình, bệnh nhân về dặn dò chu đáo

Triển khai thùng thư góp ý, tăng cường sử dụng đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản hồi của bệnh nhân và người thân; xây dựng văn hóa tiếp xúc với người bệnh; văn hóa ứng xử giữa các đồng nghiệp. Thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện nâng cao y đức tại các cơ sở y tế, tiến tới thành lập Hội đồng đạo đức xét duyệt trong các vụ việc cụ thể.

– Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý, chấn chỉnh kịp thời các trường hợp sai phạm trong việc thực hiện quy chế chuyên môn, vi phạm đạo đức, y đức.

3.2.2.3. Giải pháp đảm bảo nguồn lực tài chính cho phát triển nhân lực y tế

– Ưu tiên đầu tư ngân sách cho phát triển NLYT thông qua các chương trình, đề án quy hoạch phát triển NLYT.

– Có cơ chế, chính sách đủ mạnh để tăng cường huy động các nguồn vốn của người dân, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư và đóng góp cho phát triển NLYT, đầu tư xây dựng các bệnh viện, cơ sở y tế với trang thiết bị hiện đại; hình thành các quỹ hỗ trợ phát triển NLYT.

– Tranh thủ các nguồn vốn, chương trình hỗ trợ của nước ngoài cho phát triển nguồn NLYT, nhất là nguồn vốn hỗ trợ của ADB. Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn của nước ngoài hỗ trợ phát triển NLYT; tạo cơ chế đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cho phát triển NLYT.

KẾT LUẬN

Nhân lực y tế là nhân tố then chốt cho việc nâng cao hiệu quả chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân của ngành Y tế. Ngành y tế là một ngành đặc thù, liên quan trực tiếp tới tính mạng và sức khỏe của con người, do vậy việc phát triển nhân lực y tế lại càng trở nên quan trọng, luôn được quan tâm và đặt lên hàng đầu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân. Phát triển nhân lực y tế và sử dụng có hiệu quả nhân lực y tế sẽ giúp nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, bảo đảm công bằng trong chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.

Luận văn được nghiên cứu dưới góc độ khoa học chính sách công. Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn về chính sách phát triển NLYT, thực trạng thực hiện chính sách phát triển NLYT tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015, làm rõ những kết quả đạt được, đồng thời chỉ ra những bất cập, hạn chế, nguyên nhân của những bất cập, hạn chế; tác giả đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển NLYT tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, gồm: i) Giải pháp về chính sách tuyển dụng, thu hút NLYT; Giải pháp về chính sách đãi ngộ đối với NLYT; Giải pháp về chính sách đào tạo, bồi dưỡng NLYT; Giải pháp về bố trí, sử dụng NLYT; Giải pháp về xây dựng môi trường và điều kiện làm việc thuận lợi cho đội ngũ NLYT; Giải pháp về tổ chức; Giải pháp nâng cao y đức đội ngũ cán bộ, nhân viên ngành y tế; Giải pháp bảo đảm nguồn lực tài chính cho phát triển NLYT.

Thực hiện đồng bộ hệ thống các giải pháp nêu trên sẽ góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập, tranh thủ những nhân tố có tác động tích cực để phát triển NLYT tăng về số lượng, mạnh về chất lượng, có cơ cấu phân bố hợp lý, bảo đảm nguồn nhân lực y tế cho khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian đến./.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\VIEN HAN LAM DOT 6\CHINH SACH CONG\HUYNH THI THU HANH\SAU BAO VE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *