Chính sách phát triển nhân lực từ thực tiễn các tổ chức Đảng

Chính sách phát triển nhân lực từ thực tiễn các tổ chức Đảng

“Chính sách phát triển nhân lực từ thực tiễn các tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy Quảng Nam

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong các nhân tố tạo nên sự phát triển KT-XH thì nhân tố con người có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Đảng ta luôn luôn xác định, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, đầu tư cho nguồn lực con người là đầu tư cho sự phát triển nhanh và bền vững. Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, sự hưng thịnh hay suy tàn của Đảng tùy thuộc rất lớn vào đội ngũ CB, CC, VC có tâm – trí – tài, có khả năng thích nghi với môi trường đầy biến đổi như hiện nay.

Công tác xây dựng, PTNL các tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy từ ngày thành lập đến nay đã có những chuyển biến quan trọng về nhận thức, quan điểm tư tưởng, được thể hiện trong cơ chế, chính sách, pháp luật từ khâu tuyển dụng, đào tạo, quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển và quản lý đã từng bước đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong điều kiện phát triển KT-XH của tỉnh hiện nay.

Về chất lượng, phần lớn đội ngũ CB, CC, VC hiện nay đã được rèn luyện, thử thách trong thực tiễn công tác, có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với sự nghiệp cách mạng. Kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực hoạt động thực tiễn của đội ngũ CB, CC, VC từng bước được nâng cao về mọi mặt, góp phần tích cực vào thành công của sự nghiệp đổi mới đất nước trong giai đoạn vừa qua. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm mạnh trên, đội ngũ CB, CC, VC của các tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy còn tồn tại những hạn chế về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực, chất lượng chưa đồng đều, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật của một bộ phận công chức còn yếu, phong cách làm việc chậm đổi mới… Bên cạnh đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ CB, CC, VC hiện nay chưa hợp lý, vẫn còn nhiều bất cập.

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015 – 2020 đã nhấn mạnh: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức từ tỉnh đến cơ sở đủ số lượng, bảo đảm chất lượng, có cơ cấu hợp lý, vững vàng về chính trị, thật sự có tâm và có tầm để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Thực hiện tốt các khâu trong công tác cán bộ trên cơ sở bảo đảm thật sự dân chủ, công khai, minh bạch. Hết sức coi trọng việc xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn, cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ là người dân tộc thiểu số, cán bộ khoa học và công nghệ…”.

Trước yêu cầu về phát triển nguồn nhân lực trong tình hình mới, việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, phân tích các yếu tố tác động đến chính sách PTNL các tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy Quảng Nam là rất cần thiết. Qua đó, đề xuất các giải pháp đổi mới, hoàn thiện chính sách PTNL các tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển KT-XH của tỉnh. Chính vì những lý do như trên, học viên đã lựa chọn nghiên cứu “Chính sách phát triển nhân lực từ thực tiễn các tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy Quảng Nam” để làm đề tài luận văn cao học chuyên ngành chính sách công.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Đánh giá thực trạng chính sách PTNL, từ đó đề xuất giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện chính sách phát triển CB, CC, VC của các tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy Quảng Nam nói riêng và cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở nói chung.

3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu

Làm rõ khung lý luận của đề tài. Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách PTNL từ thực tiễn các tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy Quảng Nam. Các giải pháp hoàn thiện chính PTNL các tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy Quảng Nam.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Là chính sách PTNL từ thực tiễn các tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy Quảng Nam.

– Là nhân lực các tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy Quảng Nam.

4.2. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian ở tỉnh Quảng Nam; Về thời gian từ năm 2011 đến 2016.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận: Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và phương pháp tiếp cận khoa học chính sách công.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

+ Phương pháp tổng hợp.

+ Phương pháp phân tích, thống kê.

+ Phương pháp đánh giá hệ thống chính sách…

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận: Góp phần cung cấp một số luận cứ trong việc bổ sung, hoàn thiện chính sách PTNL nói chung và PTNL các tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy nói riêng.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Có thể là tài liệu cho những người nghiên cứu chủ đề có liên quan tham khảo. Cũng có thể là một nguồn dữ liệu để các chủ thể có thẩm quyền tham khảo trong đánh giá chính sách PTNL các tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy Quảng Nam.

7. Cơ cấu của luận văn

Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách PTNL của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Chương 2: Thực trạng chính sách PTNL các tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy Quảng Nam.

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện chính sách PTNL các tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy Quảng Nam.

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN

NHÂN LỰC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

1.1. Một số khái niệm

1.1.1. Khái niệm về nhân lực

Nhân lực là sức lực con người, nằm trong mỗi con người và làm cho con người hoạt động. Sức lực đó ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của cơ thể người và đến một mức độ nào đó, con người đủ điều kiện tham gia vào quá trình lao động – con người có sức lao động.

1.1.2. Khái niệm về chính sách, chính sách công

Chính sách là chương trình hành động do các nhà lãnh đạo hay nhà quản lý đề ra để giải quyết một vấn đề nào đó thuộc phạm vi thẩm quyền của mình.

Khái niệm chính sách công, theo GS.TS Võ Khánh Vinh (chương trình đào tạo thạc sĩ chính sách công năm 2013 Học viện Khoa học xã hội) thì “Chính sách công là những đường hướng ứng xử cơ bản của nhà nước với những vấn đề chính sách phát sinh trong đời sống cộng đồng bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm thúc đẩy phát triển xã hội và quản lý xã hội”.

1.1.3. Khái niệm về chính sách PTNL

Chính sách PTNL là tập hợp các quyết định chính trị của chủ thể cầm quyền nhằm lựa chọn mục tiêu, giải pháp, công cụ thực hiện việc tối ưu hóa các hoạt động của con người để đạt được mục đích nhất định.

1.2. Chính sách PTNL của Đảng cộng sản Việt Nam trong thể chế chính trị Việt Nam

1.2.1. Đặc điểm của thể chế chính trị Việt Nam

Như đã biết thể chế chính trị ở Việt Nam là thể chế chính trị một đảng cầm quyền duy nhất – Đảng Cộng sản Việt Nam. Hay nói cách khác là: “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”

1.2.2. Khái niệm tổ chức Đảng và hệ thống tổ chức Đảng

Tổ chức Đảng là tổ chức chính trị liên kết những người có giác ngộ lý tưởng, tự nguyện gia nhập cùng nhau hành động và vì mục tiêu chung. Tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập ở bốn cấp: cơ sở, huyện, tỉnh, Trung ương. Tổ chức Đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng. Tổ chức Đảng quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình, song không được trái với nguyên tắc, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của cấp trên”.

Hệ thống các tổ chức đảng là toàn bộ các tổ chức đảng chính trị được lập ra trong cả nước theo nguyên tắc nhất định, thích ứng với tình hình đất nước và yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của đảng đó trong mỗi thời kỳ, bảo đảm cho các hoạt động toàn đảng liên tục. Xương sống của hệ thống đảng là cấp ủy và tổ chức đảng được thành lập tương ứng với hệ thống tổ chức hành chính nhà nước từ cơ sở đến các cấp huyện, tỉnh và Trung ương. Đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội Đại biểu toàn quốc, cơ quan lãnh đạo cao nhất ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên; giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là ban chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp có ban chấp hành đảng bộ, chi bộ. Cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy Đảng là các ban do cấp ủy cùng cấp lập theo hướng dẫn của Trung ương.

1.2.3. Khái niệm về CB, CC, VC

Theo Khoản 2 và Khoản 1 Điều 4 của Luật cán bộ, công chức đã nêu rõ khái niệm về cán bộ, công chức. Và tại Điều 2 của Luật Viên chức 2010 cũng đã nêu rõ khái niệm viên chức. Ngoài ra, tại Điều 3 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP, ngày 25-01-2010 của Chính phủ đã nêu rõ công chức trong cơ quan Đảng.

Như vậy, theo tác giả “CB, CC, VC trong các tổ chức Đảng” là công dân Việt Nam được bầu cử tại đại hội đại biểu đảng bộ các cấp; được phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam; đang công tác trong các cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc. Có chức năng triển khai thực hiện và tổ chức thực hiện đường lối, chính sách, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước và nhiệm vụ do Đảng, Nhà nước giao.

“Chính sách phát triển nhân lực từ thực tiễn các tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy Quảng Nam
“Chính sách phát triển nhân lực từ thực tiễn các tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy Quảng Nam

1.2.4. Khái niệm về chính sách PTNL của Đảng Cộng sản Việt Nam

Chính sách PTNL của Đảng Cộng sản Việt Nam bao gồm nhiều hoạt động từ tuyển dụng, tiếp nhận, đánh giá, bố trí, sử dụng, quy hoạch, điều động, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện các chế độ chính sách… đối với CB, CC, VC để hình thành một tập thể CB, CC, VC bảo đảm về chất lượng, phù hợp về số lượng và cơ cấu để hoàn thành nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Đảng, Hiến pháp và pháp luật.

1.2.5. Chính sách PTNL cho hệ thống tổ chức Đảng vừa là trách nhiệm của Đảng vừa là trách nhiệm của Nhà nước

1.2.5.1. Yêu cầu

Thứ nhất, bảo đảm PTNL cho hệ thống tổ chức Đảng nói riêng và nguồn nhân lực nói chung là một trong ba khâu đột phá cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã được đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.

Thứ hai, xây dựng đội ngũ CB, CC, VC, đảng viên “vừa hồng vừa chuyên” phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân, với chế độ xã hội chủ nghĩa; đủ năng lực để điều hành và quản lý đất nước trong tình hình mới.

Thứ ba,sự PTNL hệ thống tổ chức Đảng cần đáp ứng yêu cầu phát triển cân bằng hơn giữa các cấp, giữa các vùng miền, phải xuất phát từ yêu cầu giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng để phát triển đất nước. 

1.2.5.2. Các giải pháp

Thứ nhất, đầu tư PTNL bằng cách cử đi học tập, đào tạo ở trong và ngoài nước để hình thành đội ngũ có chất lượng cao.

Thứ hai, đổi mới chính sách tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bố trí, sử dụng, trọng dụng và phát huy nhân lực.

Thứ ba, huy động các nguồn lực cho đầu tư PTNL.

Thứ tư, tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế.

Thứ năm, tăng cường giáo dục ý thức cách mạng, nâng cao bản lĩnh chính trị cho đội ngũ CB, CC, VC.

1.2.5.3. Công cụ chính sách

– Công cụ dựa vào quyền lực

– Công cụ dựa vào tổ chức

– Công cụ dựa vào tài chính

– Công cụ dựa vào thông tin, tuyên truyền

1.2.5.4. Chủ thể chính sách

Chủ thể ban hành chính sách là Đảng và Nhà nước, cụ thể: Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính Phủ, Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong số các cơ quan kể trên, Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo là các cơ quan đóng vai trò chính trong việc tham mưu và trực tiếp xây dựng chính sách.

1.2.6. Thể chế chính sách PTNL của Đảng

Thể chế giúp phát triển và quản lý sự phát triển mọi hoạt động của đời sống xã hội có trật tự theo hệ thống nhất định. Các thể chế chính sách PTNL các tổ chức của Đảng bao gồm:

– Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam.

– Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, lần thứ XII của Đảng.

– Các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương: Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 06/8/2008 về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 31/10/2012 về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế…

– Hiến pháp năm 2013.

– Luật Cán bộ, công chức năm 2008.

– Luật Viên chức năm 2010.

1.2.7. Vai trò của chính sách PTNL của Đảng

Trong những năm qua, công tác phát triển nguồn nhân lực trong các tổ chức của mình luôn được Đảng quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, ban hành nhiều chính sách để triển khai thực hiện. Nhờ vậy, sự nghiệp đổi mới nhiều khó khăn, thách thức đã được đội ngũ CB, CC, VC trong các tổ chức Đảng có những tham mưu, đề xuất, lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời góp phần không nhỏ vào thành tựu chung của công cuộc đổi mới đất nước.

1.2.8. Một số nhân tố ảnh hưởng đến chính sách PTNL của Đảng

– Điều kiện tự nhiên, KT-XH: Điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho nhiều người, nhất là nhân lực các tổ chức của Đảng. Sự phát triển và triển vọng phát triển KT-XH có ảnh hưởng lớn đến PTNL các tổ chức của Đảng.

– Hệ thống chính trị: Hệ thống chính trị tác động mạnh đến chính sách công. Hệ thống Chính trị gồm ba thành tố: Văn hóa chính trị, Hiến pháp và Thể chế chính trị.

– Môi trường công tác, chế độ đãi ngộ: Môi trường công tác, đặc biệt là môi trường bên trong của tổ chức, có ảnh hưởng lớn đến việc PTNL các tổ chức của Đảng. Môi trường sống và môi trường xã hội là điều kiện cần thiết, là những yếu tố quan trọng để PTNL các tổ chức của Đảng.

Tiểu kết Chương 1

Mục tiêu nghiên cứu của Chương 1 là làm rõ lý luận về chính sách PTNL các tổ chức của Đảng cộng sản Việt Nam. Tác giả đã làm rõ được một số khái niệm có liên quan đến nội hàm nghiên cứu: Khái niệm về nhân lực, PTNL của Đảng cộng sản Việt Nam, chính sách công và chính sách PTNL của Đảng cộng sản Việt Nam. Nghiên cứu vấn đề PTNL của Đảng cộng sản Việt Nam và chính sách phát triển PTNL của Đảng cộng sản Việt Nam bao gồm cả những vấn đề chung và tính đặc thù của nhân lực trong các tổ chức Đảng; các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách PTNL của Đảng cộng sản Việt Nam; chính sách của Đảng và Nhà nước về PTNL trong các tổ chức của Đảng cộng sản Việt Nam.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰCCÁC TỔ CHỨC ĐẢNG TRỰC THUỘC

TỈNH ỦY QUẢNG NAM

2.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, KT-XH tỉnh Quảng Nam

2.2. Thực trạng chính sách về PTNL các tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy Quảng Nam

2.2.1. Vấn đề chính sách PTNL các tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy Quảng Nam

CB, CC, VC các tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy Quảng Nam hiện có 1.900 người. Trong đó, có 973 CB, CC, VC làm việc trong các cơ quan Đảng và đơn vị sự nghiệp trực thuộc (không phải là cấp ủy viên). Tỷ lệ CB, CC, VC có trình độ đại học trở lên chiếm 89,7%; trình độ tiến sỹ chiếm 0,3%, trình độ thạc sỹ chiếm 6,8%; có trình độ lý luận chính trị cao cấp, cử nhân chiếm 63,6%. Tuy nhiên, số CB, CC, VC, có trình độ sau đại học, có trình độ chính trị cao cấp, cử nhân tập trung rơi vào những CB lãnh đạo, quản lý. Trong khi đó, số CB, CC, VC trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho cấp ủy, tổ chức Đảng có trình độ chuyên môn, trình độ chính trị còn hạn chế.

Thời gian qua, các tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy đã nhận thức đúng về vị trí, vai trò của chính sách PTNL, kịp thời cụ thể hóa các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp của chính sách phát triển nhân để tập trung lãnh đạo, tổ chức thực hiện. Chất lượng đội ngũ CB, CC, VC ngày càng được nâng lên. Tuy vậy, nhân lực các tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy chất lượng còn thấp, cơ cấu chưa đồng bộ. Công tác quy hoạch; đào tạo, bồi dưỡng; thu thút, tuyển dụng, bố trí; luân chuyển, bổ nhiệm; nhận xét, đánh giá còn hạn chế.

– Ngoài ra, triển khai thực hiện Đề án vị trí việc làm theo Hướng dẫn số 04- HD/BTCTW ngày 12-9-2016 của Ban Tổ chức Trung ương về xây dựng vị trí việc gặp nhiều vướng mắc.

2.2.2. Mục tiêu, giải pháp và công cụ về PTNL các tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy Quảng Nam

2.2.2.1. Mục tiêu: Tiếp tục xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC, VC trong các tổ chức Đảng thuộc Tỉnh ủy cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực lãnh đạo, quản lý điều hành, thực thi công vụ; đồng thời bảo đảm về số lượng, đồng bộ và có cơ cấu hợp lý. Tăng cường công tác quản lý, giáo dục CB, CC, VC; chú trọng xây dựng và từng bước trẻ hoá đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, bảo đảm tính liên tục, kế thừa và phát triển; chủ động tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý cho các nhiệm kỳ tiếp theo. Xây dựng môi trường làm việc thuận lợi để thu hút những cán bộ có trình độ chuyên môn cao vào bộ máy.

2.2.2.2. Các giải pháp và công cụ PTNL các tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy Quảng Nam

– Giải pháp về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng

– Giải pháp tuyển dụng, thu hút, bố trí, sử dụng

– Giải pháp về nhận xét, đánh giá CB, CC, VC

– Giải pháp về quản lý, quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển

– Giải pháp thực hiện chế độ, chính sách

2.2.3. Các chủ thể tham gia vào phát triển nguồn nhân lực của các tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy Quảng Nam

Trên cơ sở Nghị quyết Trung ương, nghị quyết, chỉ thị của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã các cơ chế, chính sách để xây dựng PTNL, phù hợp với tình hình thực tế và đảm bảo tính thống nhất của pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi để đáp ứng nhu cầu xây dựng nguồn nhân lực đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng và có cơ cấu hợp lý. Đơn vị chủ trì, có chức năng tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chính sách PTNL các tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy là: Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Sở Nội vụ; Sở Tài chính.

2.2.4. Thể chế chính sách PTNL các tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy Quảng Nam

Để PTNL các tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy, trong thời gian qua, tỉnh Quảng Nam đã ban hành các văn bản về PTNL các tổ chức Đảng. Việc ban hành các văn bản trên đã tạo ra cơ sở pháp lý để các tổ chức Đảng căn cứ triển khai thực hiện.

“Chính sách phát triển nhân lực từ thực tiễn các tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy Quảng Nam
“Chính sách phát triển nhân lực từ thực tiễn các tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy Quảng Nam

2.2.5. Nhân tố tác động đến chính sách PTNL các tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy

– Nhân tố bên ngoài: Hội nhập quốc tế, khoa học kỹ thuật phát triển và sự hình thành nền kinh tế tri thức.

– Nhân tố bên trong: Quảng Nam có lợi thế về địa chính trị, địa kinh tế, truyền thống hiếu học và cầu tiến, cần cù trong lao động, có ý thức học tập để vươn lên thoát nghèo.

2.3. Tổ chức thực hiện chính sách PTNL các tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy

2.3.1. Kết quả việc thực hiện mục tiêu tổng quát chính sách PTNL các tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy

Trong những năm qua Tỉnh ủy Quảng Nam đã ban hành nhiều chính sách cũng như chỉ đạo các cơ quan liên quan triển khai thực hiện nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC, VC toàn tỉnh nói chung và nhân lực các tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy nói riêng, hướng đến mục tiêu tổng quát chung là PTNL đảm bảo về số lượng, chất lượng, cơ cấu nhân lực hợp lý. Bên cạnh đó, việc đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch để xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao cũng được chú trọng. Hiện tại, CB, CC, VC các tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy có trình độ đại học trở lên chiếm 89,74% và có trình độ lý luận trung cấp lý luận chính trị trở lên chiếm 63,6%.

2.3.2. Kết quả triển khai các giải pháp và công cụ chính sách PTNL các tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy

– Về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng: Từ năm 2011 – 2016, đã cử 237 CB, CC, VC đào tạo lý luận chính trị (trong đó, cử nhân là 26 người, cao cấp là 100 người, trung cấp và sơ cấp là 111 người); đã cử 537 lượt CB, CC, VC đi đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ; trong đó, đào tạo trong nước là 55 người (03 nghiên cứu sinh; 52 thạc sỹ), đào tạo nước ngoài 08 người (theo Đề án 165 là 08 người); cử 120 CB, CC, VC đi đào tạo chuyên môn trình độ cao đẳng, trung cấp. Đồng thời, đã xây dựng được các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng từ tỉnh đến huyện, thành phố và thực hiện liên kết đào tạo có hiệu quả với các cơ sở đào tạo ngoài tỉnh.

– Về tuyển dụng, thu hút, bố trí, sử dụng: Trong những năm qua các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh luôn quan tâm thực hiện chính sách tuyển dụng, đãi ngộ và thu hút nguồn nhân lực. Tuy nhiên, việc thu hút nhân lực chất lượng cao làm việc tại các cơ quan Đảng trong tỉnh vẫn chưa thật sự hiệu quả. Từ năm 2011 – 2016 các cơ quan Đảng, đơn vị sự nghiệp trực thuộc đã tuyển dụng 138 trường hợp; trong đó, thạc sĩ 02 trường hợp; đại học 97 trường hợp; cao đẳng 24 trường hợp; trung cấp 15 trường hợp. Xét chuyển CB, CC cấp xã thành công chức cấp huyện 59 trường hợp.

– Về nhận xét, đánh giá : Việc kiểm điểm, đánh giá CB, CC, VC được thực hiện đúng theo hướng dẫn của Trung ương và của tỉnh, tạo được nhiều chuyển biến cả về nhận thức, cách làm, quy trình, phương pháp đánh giá. Nhờ đó, góp phần xây dựng đội ngũ CB, CC, VC có bản lĩnh chính trị vững vàng, năng lực thực thi công vụ tăng lên, công tác kiểm điểm, đánh giá CB, CC, VC ngày càng đi vào nền nếp, đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch, chính xác, khách quan, tạo cơ sở tin cậy cho việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển.

– Về quản lý, quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển: Công tác quy hoạch cán bộ đảm bảo phương châm “động” và “mở”, mỗi chức danh quy hoạch từ 02 – 03 người và một người quy hoạch từ 02 – 03 chức danh. Cơ cấu, số lượng, tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ người dân tộc thiểu số trong quy hoạch cơ bản đảm bảo theo quy định. Công tác quy hoạch được thay đổi theo hướng mở rộng, dân chủ, khắc phục tình trạng quy hoạch khép kín trong từng cơ quan, đơn vị, địa phương; thực hiện tốt việc công khai, minh bạch, công bằng, dân chủ. Công tác bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ được thực hiện tốt. Trong giai đoạn 2011 – 2016, đã luân chuyển 155 lượt cán bộ; trong đó, luân chuyển 20 cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh về giữ chức vụ bí thư, phó bí thư, chủ tịch UBND, phó chủ tịch UBND cấp huyện và tương đương; 133 cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện về cấp xã giữ chức vụ bí thư đảng ủy, phó bí thư đảng ủy, chủ tịch UBND, phó chủ tịch UBND. Việc đề bạt, bổ nhiệm cũng được quan tâm. Từ năm 2011 – 2016, đã đề bạt, bổ nhiệm 201 lượt cán bộ, bổ nhiệm lại 33 lượt cán bộ; chỉ định bổ sung cấp ủy huyện, thị, thành ủy và các đảng ủy trực thuộc 163 đồng chí; ban thường vụ cấp ủy 79 đồng chí; bí thư 12 đồng chí; phó bí thư 12 đồng chí. Đối với các huyện, thị, thành ủy đã thực hiện bổ sung 483 đồng chí ủy viên ban chấp hành đảng bộ cơ sở; 170 đồng chí ủy viên ban thường vụ; 18 đồng chí bí thư; 34 đồng chí phó bí thư cấp ủy cơ sở.

– Về thực hiện chế độ, chính sách: Việc thực hiện chế độ, chính sách cho CB, CC, VC kịp thời. Giai đoạn 2011 – 2016 đã chi nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng và giải quyết chế độ, chính sách cho CB, CC, VC khoảng 10 tỷ đồng.

2.3.3. Đánh giá vai trò của các chủ thể tham gia thực hiện chính sách PTNL các tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy Quảng Nam

Trong thời gian qua, thực hiện những chủ trương định hướng của Đảng, Nhà nước, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, XXI, Tỉnh ủy đã ban hành 03 nghị quyết về công tác PTNL và 01 nghị quyết, 01 chỉ thị chuyên đề về phát triển nguồn nhân lực; HĐND tỉnh ban hành 03 Nghị quyết, UBND tỉnh ban hành 08 quyết định có liên quan về phát triển nguồn nhân lực và đã có nhiều Nghị quyết, quyết định, kế hoạch có nội dung về phát triển nguồn nhân lực, trong đó có nhân lực các tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy. Tuy nhiên, công tác PTNL các tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy vẫn còn nhiều hạn chế. Một số tổ chức Đảng chưa quan tâm đúng mức, chưa chủ động trong việc thực hiện chính sách PTNL, dẫn đến kết quả việc thực hiện các chính sách trên chưa đạt được kết quả mong muốn.

2.3.4. Đánh giá môi trường thể chế chính sách PTNL các tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy Quảng Nam

Trong thời gian qua nhiều nghị quyết, chủ trương của Đảng, chính sách mới của Chính phủ được ban hành đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức Đảng, CB, CC, VC có cơ hội phát huy nội lực để tham gia vào hoạt động chính trị, phát triển KT-XH. Đây là những định hướng, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước ta, là cơ cở pháp lý và là điều kiện để các cấp ủy, chính quyền các cấp cụ thể triển khai thực hiện. Đặc biệt, kinh tế tỉnh Quảng Nam ngày càng phát triển và giữ được tính ổn định, tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội ngày càng được bảo đảm, môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện… đây điều kiện rất thuận lợi cho việc định hướng, xây dựng và thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực cả tỉnh nói chung và nhân lực các tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy nói riêng. Tuy nhiên, chính sách PTNL được ban hành chậm, thiếu tính đột phá, chậm ban hành, hiệu quả thực hiện chính sách chưa cao, thiếu tính đột phá.

2.3.5. Đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách PTNL các tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy Quảng Nam

2.3.5.1. Những tác động tích cực

Những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Quảng Nam đặc biệt quan tâm đến PTNL trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương, phục vụ cho sự nghiệp phát triển KT-XH của tỉnh, thể hiện ở việc ban hành nhiều nghị quyết, quyết định về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến năm 2020, đã tạo ra khung pháp lý, những điều kiện thuận lợi để phát triển nguồn nhân lực của tỉnh nói chung và nhân lực các tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy nói riêng.

2.3.5.2. Những khó khăn, thách thức

Cùng với những kết quả đạt được thì việc thực hiện chính sách PTNL các tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy gặp phải những khó khăn, thách thức: Đội ngũ CB, CC, VC xét về số lượng, chất lượng và cơ cấu, có mặt chưa đáp ứng yêu cầu cả trước mắt và lâu dài, chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ. Thiếu đội ngũ chuyên gia, cán bộ trình độ cao ở các lĩnh vực chuyên môn trong công tác Đảng. Tinh thần trách nhiệm, tính năng động, sáng tạo, năng lực quản lý, điều hành và thực thi nhiệm vụ của một bộ phận CB, CC, VC chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Nhận xét, đánh giá vẫn còn là khâu yếu, có mặt chậm được khắc phục, chưa có cơ chế để các cấp, các ngành tham gia nhận xét, đánh giá và sử dụng kết quả nhận xét, đánh giá. Quy hoạch cán bộ, đào tạo bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ để đào tạo thực tiễn có mặt còn hạn chế; một số trường hợp đào tạo chưa gắn với quy hoạch; đào tạo sau đại học ở nước ngoài và đào tạo ngoại ngữ theo chuẩn quốc tế đạt kết quả thấp. Công tác đề bạt, bổ nhiệm, bố trí, sử dụng cán bộ ở một số nơi còn bị động, chưa gắn với quy hoạch. Các quy định chế độ chính sách của tỉnh mặc dù đã có những cố gắng bổ sung, điều chỉnh nhưng vẫn còn thấp so với yêu cầu của thực tế.

Tiểu kết Chương 2

Bằng những khảo sát thực tiễn kết hợp với các tài liệu từ những nguồn chính như Ban Tổ chức Tỉnh ủy. Chương 2 đã đánh giá, phân tích về vấn đề chính sách PTNL của các tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy Quảng Nam; mục tiêu, giải pháp và kết quả thực hiện chính sách PTNL của các tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy Quảng Nam. Đã đánh giá vai trò của các chủ thể, môi trường thể chế và các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách PTNL của các tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy Quảng Nam (những tác động tích cực và khó khăn thách thức). Từ đó làm cơ sở cho việc đề ra giải pháp hoàn thiện chính sách PTNL của các tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy Quảng Nam ở Chương 3.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CÁC TỔ CHỨC ĐẢNG

TRỰC THUỘC TỈNH ỦY QUẢNG NAM

3.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu về chính sách PTNL các tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy Quảng Nam

3.1.1. Quan điểm

– Thực hiện nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo toàn diện.

– Đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ về công tác cán bộ; thực hiện có hiệu quả, nền nếp các khâu trong công tác cán bộ; chú trọng công tác bảo vệ chính trị nội bộ.

– Quán triệt quan điểm giai cấp công nhân của Đảng, phát huy truyền thống yêu nước và cách mạng, tập hợp rộng rãi các loại cán bộ, trọng dụng nhân tài, không phân biệt vùng miền, dân tộc, nam nữ.

– Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể quyết định đi đôi với việc thực hiện đầy đủ trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý cán bộ.

3.1.2. Định hướng

– PTNL trong các tổ chức Đảng phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên của các cấp ủy, tổ chức Đảng. Phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức Đảng phải hướng đến phục vụ mục tiêu, định hướng và yêu cầu phát triển địa phương về KT-XH, đảm bảo quốc phòng, an ninh và xây dựng hệ thống chính trị của tỉnh.

– Ưu tiên đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại chỗ.

– Đẩy mạnh xã hội hóa công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực. Đào tạo, bồi dưỡng phải gắn với quy hoạch, nhu cầu sử dụng.

– Thực hiện chính sách trọng dụng nhân tài, nhất là tài năng trẻ.

– Đẩy mạnh rà soát và cân đối lại nguồn lực tài chính và các nguồn lực vật chất khác để bảo đảm cho việc xây dựng và thực hiện Chính sách PTNL các tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy.

3.1.3. Mục tiêu

Tiếp tục đổi mới và đột phá về công tác PTNL. Xây dựng đội ngũ CB, CC, VC từ tỉnh đến cơ sở đảm bảo chất lượng, có cơ cấu hợp lý, vững vàng về chính trị, có đạo đức cách mạng trong sáng, có trình độ, kỹ năng và tính chuyên nghiệp cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đưa PTNL các tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy trở thành nền tảng để phát triển bền vững tỉnh nhà, ổn định xã hội; nâng cao trình độ năng lực cạnh tranh của đội ngũ CB, CC, VC tỉnh nhà lên mức tương đương với các tỉnh, thành phố phát triển trong cả nước.

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện Chính sách PTNL các tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy

3.2.1. Giải pháp về nâng cao nhận thức của các chủ thể về công tác cán bộ của Đảng và tầm quan trọng của chính sách; tổ chức thực hiện chính sách PTNL trong các tổ chức Đảng

– Về nâng cao nhận thức của các chủ thể về công tác cán bộ của Đảng và tầm quan trọng của chính sách

– Về tổ chức thực hiện chính sách

3.2.2. Giải pháp về thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng

3.2.3. Giải pháp về thực hiện chính sách tuyển dụng, bố trí, sử dụng

3.2.4. Giải pháp về nhận xét, đánh giá và quản lý CB, CC, VC

3.2.5. Giải pháp chính sách về quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển

– Về quy hoạch

– Về bổ nhiệm, luân chuyển

3.2.6. Giải pháp thực hiện chế độ, chính sách và kinh phí, nguồn lực đảm bảo cho việc thực hiện Chính sách PTNL các tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy

3.2.7. Giải pháp kết hợp sự lãnh đạo của Đảng với quản lý của Nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực của các tổ chức Đảng

3.2.8. Giải pháp thực hiện hiệu quả Đề án vị trí việc làm – một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chính sách PTNL các tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy

Tiểu kết Chương 3

Để hoàn thiện hệ thống chính sách PTNL các tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy Quảng Nam, tác giả đã xác định những quan điểm, mục tiêu, định hướng của Tỉnh ủy về PTNL của các tổ chức Đảng trực thuộc. Trên cơ sở đó, tác giả đã làm rõ hệ thống các giải pháp vừa mang tính hệ thống vừa mang tính thực tiễn. Hệ thống các giải pháp gồm 8 giải pháp nhằm tăng cường hoàn thiện hệ thống chính sách PTNL các tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy Quảng Nam trong thời gian tới: 1-Giải pháp nâng cao nhận thức của các chủ thể về công tác cán bộ của Đảng và tầm quan trọng của chính sách, tổ chức thực hiện chính sách PTNL trong các tổ chức Đảng; 2- Giải pháp đào tạo, bồi dưỡng; 3- Giải pháp bố trí, sử dụng nhân lực; 4- Giải pháp nhận xét, đánh giá; 5- Giải pháp quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển; 6- Giải pháp thực hiện chế độ, chính sách đối với CB, CC; 7- Giải pháp kết hợp sự lãnh đạo của Đảng với quản lý của Nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực của các tổ chức Đảng; 8- Giải pháp thực hiện hiệu quả Đề án vị trí việc làm một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chính sách PTNL các tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy.

Để thực thi được những nội dung trên đây cần phải xác định nhân lực các tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy là tài nguyên vô cùng quý giá trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng. Xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về nhân lực các tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy, đào tạo, bồi dưỡng, thu hút, luân chuyển, bổ nhiệm, chế độ, chính sách; chính sách về môi trường, điều kiện, phương tiện làm việc và tổ chức thực hiện tốt các chính sách đó. Đổi mới cách thức quản lý của Tỉnh ủy và các cơ quan liên quan về PTNL các tổ chức Đảng trực thuộc; hoàn thiện bộ máy quản lý PTNL các tổ chức Đảng nhằm nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý; đổi mới phương pháp giáo dục, quản lý nhân lực… là những việc làm cần thiết và cấp bách.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, thực hiện cải cách hành chính, xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế, việc phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ trình độ năng lực và phẩm chất đạo đức đã trở thành một đòi hỏi thực tiễn cấp bách đối với Việt Nam nói chung và các tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng.

Phát triển kinh tế thị trường, cải cách hành chính, xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế là những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước và đang được thực hiện từ nhiều năm nay. Những chủ trương đó cùng đan xen lẫn nhau và tác động mạnh mẽ đến nhiều mặt của đời sống xã hội và đặt ra những đòi hỏi cấp thiết đối với hoạt động công vụ. Trước những yêu cầu đó đặt ra đòi hỏi trực tiếp đối với PTNL các tổ chức của Đảng nói chung và nhân lực các tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy Quảng Nam nói riêng. Nhiều nội dung, yêu cầu của các chủ trương lớn trên đã và đang được Đảng và Nhà nước đáp ứng bằng việc hoàn thiện thể chế và chỉ đạo tổ chức thực hiện. Vì vậy, việc đổi mới tư duy và tổ chức thực hiện công tác phát nhân lực các tổ chức của Đảng phải hướng đến mục tiêu đáp ứng các yêu cầu chung của thế giới, hội nhập quốc tế, cải cách hành chính và những chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

Chính sách phát nhân lực các tổ chức của Đảng đúng đắn sẽ góp phần đáng kể cho phát triển KT-XH, ổn định chính trị của đất nước và càng khẳng định những chủ trương, hành động của Đảng tất cả vì lợi ích của giai cấp lao động, lợi ích của nhân dân và dân tộc. Như vậy luận văn “Chính sách phát triển nhân lực từ thực tiễn các tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy Quảng Nam” góp phần xây dựng lý thuyết và thực tiễn về chính sách PTNL các tổ chức của Đảng. Tuy nhiên trong thời gian có hạn, đây còn là đề tài mới dưới góc độ khoa học chính sách công, chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, học viên rất mong nhận được sự góp ý của các nhà khoa học để hoàn chỉnh cơ sở lý luận cũng như thực tiễn cho chính sách PTNL các tổ chức của Đảng.

Trong quá trình thực hiện luận văn “Chính sách phát triển nhân lực từ thực tiễn các tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy Quảng Nam” tác giả xin đề xuất một số kiến nghị:

Thứ nhất đối với Trung ương:

– Tiếp tục tiếp thu các kiến nghị của các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương về Đề án vị trí việc làm trong khối Đảng, Mặt trận – Đoàn thể cũng như khối chính quyền để điều chính sát đúng thực tế.

– Nghiên cứu, sửa đổi chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo hướng chuyên sau, chuyên nghiệp, phù hợp với vị trí việc làm, chức danh công chức theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XX của Đảng.

Thứ hai, đối với tỉnh Quảng Nam:

– Cần sớm ban hành Đề án đào tạo, bồi dưỡng cũng như chế độ, chính sách hỗ trợ CB, CC, VC đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.

– Tiếp tục thí điểm thi tuyển một số chức danh lãnh đạo, quản lý trên địa bàn tỉnh.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\VIEN HAN LAM DOT 6\CHINH SACH CONG\HUYNH VAN PHAT\SAU BAO VE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *