Thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển DSVH thế giới từ thực tiễn

Thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển DSVH thế giới từ thực tiễn

Thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển DSVH thế giới từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong nền văn hóa Việt Nam, DSVH thể hiện một vị thế hết sức quan trọng. Qua DSVH, chúng ta có thể nắm bắt, hiểu biết lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc, là nơi lưu giữ những nét độc đáo, những giá trị tinh hoa của văn hóa dân tộc. Ngày nay, cùng với việc mở cửa hội nhập quốc tế, bên cạnh những mặt tích cực thì những luồng văn hóa khác nhau đang hàng ngày, hàng giờ xâm nhập vào đời sống xã hội gây ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đến văn hóa truyền thống, đáng chú ý là nguy cơ phai mờ, biến dạng bản sắc văn hóa dân tộc. Do vậy, việc bảo tồn và phát triển DSVH dân tộc là nhiệm vụ quan trọng vừa mang tính cấp bách, vừa có ý nghĩa chiến lược lâu dài.

Năm 1999, tại phiên họp thứ 23 của Ủy ban Di sản thế giới, Đô thị cổ Hội An và khu di sản Mỹ Sơn thuộc tỉnh Quảng Nam được công nhận là DSVH thế giới. Đây là vinh dự không chỉ của tỉnh Quảng Nam nói riêng mà còn của cả nước nói chung .Thông qua việc giao lưu và hợp tác quốc tế, DSVH ở tỉnh Quảng Nam được nhiều người biết đến. Bằng con đường này, vấn đề hợp tác về kinh tế và chính trị cũng nhờ thế mà dễ dàng hơn. Tuy nhiên bên cạnh việc làm cho thế giới trở nên lung linh hơn, đa sắc hơn thì quá trình toàn cầu hóa cũng có thể dần san bằng những DSVH, làm phai nhạt dần những bản sắc riêng. Chính vì vậy, việc bảo tồn và phát huy giá trị của các DSVH, nhất là những di sản được công nhận là DSVH thế giới đang là một vấn đề rất bức thiết, đòi hỏi cần có và thực hiện tốt các chính sách về bảo tồn và phát triển, đảm bảo theo hướng bền vững.

Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết của thực tế nêu trên, tôi chọn đề tài “Thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển DSVH thế giới từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam” làm Luận văn Thạc sĩ Chính sách công của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Từ việc phân tích tình hình thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển DSVH thế giới từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam, luận văn sẽ đưa ra những ý kiến và giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách bảo tồn và phát triển DSVH thế giới ở tỉnh Quảng Nam.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

– Nghiên cứu cơ sở lý luận, lý thuyết về chính sách công và vận dụng vào đối tượng nghiên cứu của đề tài.

– Vận dụng lý thuyết chính sách công để phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển DSVH thế giới từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam.

– Đưa ra các giải pháp tăng cường tổ chức thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển các giá trị của DSVH thế giới từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

– Đối tượng nghiên cứu: Quá trình thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển DSVH thế giới từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

– Không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển Khu di tích Mỹ Sơn và Đô thị cổ Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam.

– Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2008 đến nay.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận

Theo phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác bảo tồn và phát triển DSVH. Luận văn vận dụng cách tiếp cận nghiên cứu chính sách qua tiếp cận liên ngành. Hệ thống hóa lý luận việc thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển DSVH thế giới qua cách tiếp cận quy phạm chính sách công về chu trình chính sách từ khâu hoạch định chính sách, xây dựng, thực thi chính sách đến đánh giá chính sách bảo tồn và phát triển DSVH thế giới có sự tham gia của các chủ thể chính sách.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

– Phương pháp thu thập thông tin: Phân tích và tổng hợp, thu thập, phân tích và khai thác thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu.

– Phương pháp thống kê: Là phương pháp thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và đề ra các quyết định.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận

Kết quả nghiên cứu làm sáng tỏ, minh chứng cho các lý thuyết liên quan đến chính sách công, từ đó hình thành các quá trình đề xuất các giải pháp chính sách nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả việc thực hiện chính sách đã ban hành.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Cung cấp thông tin thực tiễn và đề xuất những giải pháp tham khảo đối với các nhà quản lý về thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển các giá trị của DSVH thế giới từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam.

7. Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương:

Chương 1. Cở sở lý luận chung về chính sách bảo tồn và phát triển DSVH thế giới.

Chương 2. Thực trạng thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển DSVH thế giới ở tỉnh Quảng Nam.

Chương 3. Một số giải pháp tăng cường thực hiện sách bảo tồn và phát triển DSVH thế giới từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam.

CHƯƠNG 1

CỞ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI

    1. 1.1. Hệ thống các khái niệm
      1. 1.1.1. Di sản văn hóa

Tại Việt Nam tại Điều 1 của Luật DSVH xác định: “DSVH bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Năm 2009, Luật này được sửa đổi bổ sung nhưng khái niệm về DSVH vẫn được giữ nguyên.

      1. 1.1.2. Bảo tồn và phát triển

Bảo tồn là bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại của sự vật hiện tượng theo dạng thức vốn có của nó.

Phát triển DSVH là hành động của chủ thể lãnh đạo và quản lý tập trung sự chú ý của công chúng một cách tích cực tới DSVH đó, làm cho đông đảo người biết đến giá trị của di sản bằng cách truyền đạt trực tiếp hoặc thông qua một hình thức nào đó.

Bảo tồn và phát triển là hai mặt hoạt động, phải có sự tương hỗ với nhau. Có thể hiểu bảo tồn là để phát triển cũng nhằm tạo khả năng tăng trưởng kinh tế nhanh, kinh tế phát triển tốt sẽ tạo điều kiện vật chất và kỹ thuật để bảo tồn DSVH tốt hơn. Vấn đề quan trọng là tạo ra sự cân bằng hợp lý giữa bảo tồn và phát triển.

      1. 1.1.3. Chính sách bảo tồn và phát triển di sản văn hóa

Chính sách bảo tồn và phát triển DSVH thế giới là tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của Nhà nước nhằm lựa chọn các mục tiêu cụ thể với giải pháp và công cụ thực hiện giải quyết các vấn đề về bảo tồn và phát triển DSVH thế giới theo một mục tiêu tổng thể đã xác định.

      1. 1.1.4. Thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển di sản văn hóa thế giới

Thực hiện chính sách là một khâu quan trọng trong chu trình chính sách, được tiến hành ngay sau khi chính sách được ban hành. Theo PGS. TS Nguyễn Hữu Hải, ông cho rằng tổ chức thực hiện chính sách là toàn bộ quá trình hoạt động của các chủ thể theo các cách thức khác nhau nhằm hiện thực hóa nội dung chính sách công một cách có hiệu quả.

    1. 1.2. Các quan điểm trong bảo tồn và phát triển di sản văn hóa thế giới

Quyết định số 1706/2001/QĐ-BVHTT ngày 24/7/2001 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa thông tin (nay là Bộ Văn hóa thể thao và du lịch) phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử – văn hóa và danh lam thắng cảnh đến năm 2020 nêu rõ các quan điểm như sau:

Thứ nhất, việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản phải đảm bảo tính trung thực của lịch sử hình thành các di tích, không được làm sai lệch các giá trị và đặc điểm vốn có của di tích, phải giữ gìn nguyên vẹn, không làm biến đổi những yếu tố cấu thành của di tích, đảm bảo tính nguyên gốc của di tích.

Thứ hai, bảo tồn phải gắn với phát huy những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của di tích, với sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, sự phát triển của các ngành hữu quan. Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích nhằm đặt cơ sở pháp lý và khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của các ngành và địa phương.

Thứ ba, tạo lập sự hài hoà giữa phát triển kinh tế, quá trình đô thị hóa với bảo vệ các di tích; ngăn chặn tình trạng lấn chiếm đất đai và xây dựng các công trình không phù hợp trong các khu vực bảo vệ của di tích.

Thứ tư, nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước, thực hiện xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị các di tích. Huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước, nâng cao nhận thức và sự tham gia đóng góp của toàn xã hội trong việc quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị di tích.

    1. 1.3. Nội dung chính sách bảo tồn và phát triển di sản văn hóa

– Xây dựng và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo tồn và phát triển DSVH, các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình mục tiêu bảo tồn các DSVH tiêu biểu.

– Khen thưởng tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc bảo vệ và phát huy giá trị DSVH; xét tặng danh hiệu vinh dự nhà nước và thực hiện các chính sách ưu đãi về tinh thần và vật chất đối với nghệ nhân, nghệ sĩ nắm giữ và có công phổ biến nghệ thuật truyền thống, bí quyết nghề nghiệp có giá trị đặc biệt.

– Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị DSVH.

– Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đóng góp về tinh thần và vật chất hoặc trực tiếp tham gia các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị DSVH.

– Mở rộng các hình thức hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị DSVH; xây dựng và thực hiện các dự án hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật.

– Nghiên cứu áp dụng thành tựu khoa học công nghệ vào các hoạt động tu bổ, chống xuống cấp di sản; tôn tạo di sản và sử dụng, khai thác di sản.

– Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc bảo tồn và phát triển di sản.

    1. 1.4. Các bước thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển di sản văn hóa

Vận dụng lý thuyết về tổ chức thực thi chính sách công của PGS. TS Nguyễn Hữu Hải thì việc thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển DSVH thế giới ở tỉnh Quảng Nam cũng trải qua các bước sau:

– Bước 1: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển DSVH thế giới

– Bước 2: Phổ biến, tuyên truyền chính sách bảo tồn và phát triển DSVH thế giới

– Bước 3: Phân công, phối hợp thực hiện chính sách chính sách bảo tồn và phát triển DSVH thế giới

– Bước 4: Duy trì chính sách bảo tồn và phát triển DSVH thế giới

– Bước 5: Điều chỉnh chính sách bảo tồn và phát triển DSVH thế giới

– Bước 6: Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển DSVH thế giới

– Bước 7: Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển DSVH thế giới

    1. 1.5. Các yếu tố tác động đến việc thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển di sản văn hóa
      1. 1.5.1. Tính chất của vấn đề chính sách bảo tồn và phát triển di sản văn hóa
      2. 1.5.2. Môi trường thực thi chính sách bảo tồn và phát triển di sản văn hóa
      3. 1.5.3. Mối quan hệ giữa các đối tượng thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển di sản văn hóa thế giới
      4. 1.5.4. Tiềm lực của các nhóm đối tượng chính sách
      5. 1.5.5. Đặc tính của đối tượng thực hiện chính sách
      6. 1.5.6. Thực hiện đúng, đầy đủ các bước trong quy trình tổ chức thực hiện chính sách
      7. 1.5.7. Năng lực thực hiện chính sách của đội ngũ cán bộ công chức
      8. 1.5.8. Các điều kiện vật chất để thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển di sản văn hóa
      9. 1.5.9. Sự đồng tình ủng hộ của người dân
    2. 1.6. Ý nghĩa và những yêu cầu cơ bản trong tổ chức thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển di sản văn hóa
    3. 1.6.1.Ý nghĩa của thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển di sản văn hóa
    4. – Thực hiện chính sách nhằm biến ý đồ chính sách thành hiện thực.
    5. – Thực hiện chính sách nhằm từng bước thực hiện các mục tiêu chính sách và mục tiêu chung.
    6. – Thực hiện chính sách nhằm khẳng định tính đúng đắn của chính sách .
    7. – Thực hiện chính sách nhằm giúp cho chính sách ngày càng hoàn chỉnh.
    8. 1.6.2. Những yêu cầu cơ bản trong tổ chức thực hiện chính bảo tồn và phát triển di sản văn hóa
      1. – Yêu cầu thực hiện đúng mục tiêu chính sách.
      2. – Yêu cầu đảm bảo tính hệ thống trong thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển di sản văn hóa.
      3. – Yêu cầu đảm bảo tính pháp lý, khoa học và hợp lý trong tổ chức thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển di sản văn hóa.
      4. – Yêu cầu đảm bảo lợi ích thực sự cho đối tượng thụ hưởng chính sách bảo tồn và phát triển di sản văn hóa.
Thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển DSVH thế giới từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam
Thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển DSVH thế giới từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN DSVH THẾ GIỚI Ở TỈNH QUẢNG NAM

    1. 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của tỉnh Quảng Nam và tình hình các di sản văn hóa thế giới
      1. 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Quảng Nam

Từ ngày 01/01/1997, tỉnh Quảng Nam chính thức được tách ra từ tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Diện tích tự nhiên là 10.438 km2. Toàn tỉnh có 02 thành phố, 01 thị xã và 15 huyện với 244 đơn vị hành chính cấp xã. Tính đến cuối năm 2016, dân số toàn tỉnh có gần 1,5 triệu người. Về địa lý, tỉnh Quảng Nam giáp với biển Đông ở phía Đông, phía Tây giáp với tỉnh Sê-Kông (Lào) và Tây Nguyên, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng. Về tự nhiên, Quảng Nam có các vùng sinh thái: miền núi, trung du, đồng bằng ven biển và biển – đảo. Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa khu vực Nam Trung bộ. Tỉnh Quảng Nam thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và hành lang kinh tế Đông – Tây với nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển công nghiệp, nhất là dịch vụ du lịch.

Quảng Nam, vùng đất có bề dày văn hóa, nơi hiện có hàng trăm di tích lịch sử – văn hóa, với 52 di tích cấp quốc gia và 283 di tích cấp tỉnh. Khu phố cổ Hội An và Khu đền tháp Mỹ Sơn vừa là DSVH thế giới, vừa là Di tích quốc gia đặc biệt.

      1. 2.1.2. Các di sản văn hóa thế giới ở tỉnh Quảng Nam

2.1.2.1. Khu di tích Mỹ Sơn

Khu di tích Mỹ Sơn thuộc địa phận xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 60 km về phía Tây Nam, cách thành phố Hội An khoảng 40 km, cách TP. Đà Nẵng 68 km và cách cố đô Huế 145 km. Khu di tích Mỹ Sơn nằm ở tọa độ: 150 độ 515 phút vĩ Bắc, 108 độ 573 phút kinh Đông.

Tuy chỉ là những công trình xây dựng có kích thước vừa và nhỏ, nhưng kiến trúc của Mỹ Sơn đã chắt lọc được những tinh hoa của người nghệ sĩ, sự kết hợp giữa kỹ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí người Champa xưa đã tạo cho các đền tháp một vẻ uy nghiêm và kỳ bí. Thời gian và chiến tranh đã tàn phá di tích nặng nề nhưng những gì còn lại ở Mỹ Sơn vẫn đóng một vài trò cực kỳ quan trọng trong di sản lịch sử văn hóa kiến trúc nghệ thuật thế giới.

Năm 1999, Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận và xếp vào Danh mục DSVH thế giới với những giá trị nổi bật được ghi nhận, đó là:

– Khu đền tháp Mỹ Sơn được coi là điển hình tiêu biểu về sự giao lưu văn hoá với sự hội nhập những ảnh hưởng văn hoá từ bên ngoài vào xã hội bản địa, đặc biệt là nghệ thuật và kiến trúc Ấn Độ giáo.

– Khu đền tháp Mỹ Sơn phản ánh sinh động tiến trình phát triển lịch sử văn hoá Champa trong lịch sử khu vực Đông Nam Á [30].

2.1.2.2. Đô thị cổ Hội An

Thành phố Hội An cách thành phố Đà Nẵng khoảng 25 km, cách thành phố Tam Kỳ khoảng 50 km, Bắc giáp biển Đông, xa xa cách bờ biển 18 km là đảo Cù Lao Chàm. Trung tâm thành phố có toạ độ 108 độ 15 phút – 108 độ 52 phút kinh Đông và 17 độ 52 phút – 17 độ 63 phút vĩ Bắc. Theo thống kê, phố cố Hội An có khoảng 1.148 di tích (trong đó có 08 di tích quốc gia và 05 di tích cấp tỉnh) với nhiều loại hình như cửa hiệu, đình, chùa, miếu, cầu, nhà thờ tộc, mộ, giếng, hội quán… các di tích sở hữu Nhà nước chiếm 15,8% và các di tích sở hữu tư nhân, tập thể chiểm 84,2%.

Hội An là đô thị, thương cảng tiêu biểu ở Việt Nam thế kỷ XVII đến XIX, là một di tích kiến trúc cư dân đô thị của thời Trung Đại duy nhất còn tồn tại hầu như nguyên vẹn ở Việt Nam, là địa chỉ văn hóa duy nhất của khu vực Đông Nam Á còn lưu giữ hầu như nguyên vẹn các nét chính về quy hoạch, kiến trúc của một đô thị – thương cảng cổ. Trải qua bao thăng trầm, biến động suốt theo chiều dài lịch sử, Hội An ngày nay vẫn giữ tư cách là một đô thị – thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam.. Ngày 04/12/1999 Đô thị Hội An được chính thức ghi vào danh sách DSVH thế giới bởi giá trị nổi bật toàn cầu với tiêu chí 2 và tiêu chí 5 theo quy chuẩn đặt ra, đó là:

Hội An là biểu hiện vật thể nổi bật của sự kết hợp các nền văn hoá qua các thời kỳ trong một thương cảng quốc tế.

– Hội An là điển hình tiêu biểu về một cảng thị châu Á truyền thống được bảo tồn một cách hoàn hảo.

    1. 2.2. Thực trạng thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển di sản văn hóa thế giới ở tỉnh Quảng Nam
      1. 2.2.1. Thực trạng thực hiện bảo tồn và phát triển di sản văn hóa thế giới ở tỉnh Quảng Nam

2.2.1.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện

Từ nhận thức và trách nhiệm trong việc bảo tồn di tích, trong thời gian qua, trên cơ sở của những văn bản pháp lý về DSVH, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Quảng đã có nhiều chiến lược cho vấn đề bảo tồn và phát triển DSVH Mỹ Sơn và Hội An, có thể kể đến như:

– Quyết định số 28/2010/QĐ-UBND ngày 26/11/2010 của UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích và danh thắng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

– Quy chế quản lý quy hoạch và kiến trúc đô thị thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam ban hành kèm Quyết định số 777/QĐ-UBND ngày 15/3/2016 của UBND tỉnh Quảng Nam.

– Quyết định số 28/2012/QĐ-UBND ngày 18/9/2012 của UBND tỉnh Quảng Nam quy định mức thu nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan các công trình văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Trên cơ sở đó, chính quyền Hội An và Duy Xuyên đã ban hành các văn bản như:

– Quyết định số 800/QĐ-UBND ngày 08/6/2011 của UBND TP. Hội An về việc thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu bộ máy tổ chức của Trung tâm quản lý bảo tồn Di sản văn hóa Hội An theo Đề án phê duyệt tại Quyết định số 1246/QĐ-UBND ngày 21/4/2011 của UBND tỉnh Quảng Nam.

– Quy chế quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thương mại trong khu phố cổ Hội An và một số vùng phụ cận ban hành kèm theo Quyết định số 06/2008/QĐ-UBND ngày 30/6/2008 của UBND thành phố Hội An.

2.2.1.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách bảo tồn và phát triển di sản văn hóa thế giới

Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Nam đã không ngừng nỗ lực đổi mới, sáng tạo, thực hiện nhiều hình thức tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân nhân để bảo tồn và phát triển các DSVH thế giới của tỉnh nhà như tổ chức các lớp dạy nghề mời các nghệ nhân giàu kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy; triển khai thực hiện chương trình “Thanh niên tình nguyện bảo tồn di sản” do UNESCO và Trung ương Đoàn TNCS HCM giúp đỡ; xây dựng các bảo tàng tổng hợp và bảo tàng chuyên đề để có thể giới thiệu thêm với các du khách về giá trị của các di sản; tổ chức các hoạt động thi viết về Mỹ Sơn, thi tìm hiểu về di tích Mỹ Sơn, thi “Em là hướng dẫn viên” bằng tiếng Anh và Việt; trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã mở và duy trì thường xuyên chuyên mục phát thanh Bảo tồn Di sản trên sóng Đài Truyền thanh – Truyền hình thành phố; phối hợp với các kênh truyền hình xây dựng và phát sóng nhiều phim tài liệu, phóng sự chuyên đề về lịch sử văn hóa Hội An; các tour tham quan du lịch được mở rộng, nhiều lễ hội, chương trình giao lưu được tổ chức nhằm tôn vinh và quảng bá giá trị của các di sản…

2.2.1.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách chính sách bảo tồn và phát triển di sản văn hóa thế giới

Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát triển DSVH, trong thời gian qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND đã ban hành nhiều Nghị quyết về lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, phân công nhiệm vụ thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển DSVH trên địa bàn, chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến các xã phường và từng tổ chức chính trị xã hội nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa.

2.2.1.4. Duy trì chính sách bảo tồn và phát triển di sản văn hóa thế giới

Nhằm tăng cường công tác quản lý di tích, từ tháng 8 năm 2010, UBND thành phố Hội An đã ban hành quyết định hỗ trợ kinh phí bảo vệ một số di tích trọng điểm trên địa bàn thành phố (gồm 49 di tích).

Các nhà chuyên môn đã vẽ, ghi hiện trạng, lập hồ sơ di tích kiến trúc tại Khu di tích Mỹ Sơn và Đô thị cổ Hội An, tạo cơ sở quản lý, tu bổ, phục hồi di tích khi đủ điều kiện.

Thành lập và đưa vào hoạt động các văn phòng tư vấn trùng tu di tích tại Hội An, Mỹ Sơn; hướng dẫn cho nhân dân tự tu bổ các di tích. Tiếp nhận và đưa vào hoạt động trưng bày, giới thiệu, nghiên cứu Mỹ Sơn do Chính phủ Italia tài trợ, nghiên cứu Hội An do Chính phủ Nhật Bản tài trợ.

Thực hiện chính sách giao lưu rộng mở, đón tiếp và làm việc với hàng trăm lượt khách quốc tế, các chuyên gia đầu ngành đến tham quan, hợp tác nghiên cứu khoa học, trao đổi kinh nghiệm.

2.2.1.5. Điều chỉnh chính sách bảo tồn và phát triển di sản văn hóa thế giới

Do chỉ số giá tiêu dùng ngày càng tăng, lượng du khách đến tham quan tại hai di sản này ngày càng nhiều khiến áp lực về kinh phí để tu bổ các di tích, huy động nguồn lực phục vụ và tạo nguồn lực tài chính để tổ chức các dự án phát triển các di sản nên chính quyền TP. Hội An và huyện Duy Xuyên đã nhiều lần thực hiện điều chỉnh giá vé tham quan.

Ngày 26/8/2016, UBND huyện Duy Xuyên đã ký quyết định số 4813/QĐ-UBND thành lập Ban quản lý DSVH Mỹ Sơn.

Kể từ ngày 07/01/2011 đưa vào khai trương tuyến xe buýt Đà Nẵng – Mỹ Sơn đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trên địa bàn và tạo điều kiện để thúc đẩy hoạt động du lịch, thuận tiện cho việc nối liền các di sản Mỹ Sơn – Hội An.

2.2.1.6. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách

Công tác theo dõi, thanh tra, kiểm tra hoạt động bảo tồn và phát triển DSVH đã được chính quyền tỉnh Quảng Nam và hai địa phương Hội An và Duy Xuyên đẩy mạnh nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước và kiểm tra giám sát tình hình thực hiện Luật Di sản văn hóa và các văn bản quản lý có liên quan. Qua đó đã kịp thời chấn chỉnh, xử lý các sai phạm của CBCC và của các đơn vị có liên quan trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện chính sách; phát hiện những hạn chế, vướng mắc, báo cáo kịp thời và đề xuất các cấp có thẩm quyền có hướng giải quyết cụ thể; tạo được sự đồng thuận trong nhân dân, dư luận xã hội và góp phần xây dựng hình ảnh chính quyền thân thiện, thu hút đông đảo du khách đến tham quan. Tuy nhiên, công tác kiểm tra, giám sát đôi lúc còn chưa sâu rộng, việc phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm trong thực hiện chính sách có lúc còn chưa kịp thời, hình thức xử lý còn nhẹ.

Thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển DSVH thế giới từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam
Thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển DSVH thế giới từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam

2.2.1.7. Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm

Trong quá trình triển khai thực hiện chính sách, hàng năm chính quyền Hội An và Duy Xuyên, Trung tâm quản bảo tồn DSVH Hội An và Ban quản lý DSVH Mỹ Sơn đều tổ chức các Hội nghị đánh giá tổng kết, rút kinh nghiệm quá trình triển khai thực hiện chính sách thông qua Hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác hàng năm. Trong đó nêu lên những thành tựu đạt được, chỉ rõ những hạn chế và đưa ra các phương hướng, nhiệm vụ thực hiện trong thời gian đến trong công tác bảo tồn và phát triển di sản.

Khi kết thúc những dự án hay nhân kỷ niệm 10 năm, 15 năm được công nhận là DSVH thế giới, tại Duy Xuyên và Hội An cũng đã tổ chức các Hội nghị, Hội thảo trong nước và quốc tế đánh giá tổng kết công tác bảo tồn và phát triển DSVH một cách đầy đủ, cụ thể, chuyên môn đồng thời khen thưởng, tôn vinh những cá nhân, tập thể trong và ngoài nước có công lao đóng góp cho việc bảo tồn và phát triển các DSVH của tỉnh nhà.

    1. 2.3. Kết quả đạt được và hạn chế trong thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển di sản văn hóa thế giới tại tỉnh Quảng Nam
    2. 2.3.1. Kết quả đạt được trong thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển di sản văn hóa thế giới tại tỉnh Quảng Nam

Cùng với nỗ lực của cả cộng đồng, hình ảnh Khu di tích Mỹ Sơn và Đô thị cổ Hội An đã có nhiều thay đổi đáng kể, hoạt động bảo tồn và phát triển hai di sản này đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Nhận thức của cả cộng đồng được nâng cao. Hầu như ở Hội An và Duy Xuyên từ một CBCC cho đến từng người dân, các ngành, các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội đều nhận thức rõ về trách nhiệm, ý thức phải giữ gìn, phát huy DSVH của địa phương để làm kinh tế du lịch, đem lại lợi ích cho cả cộng đồng.

Từ khi được công nhận đến nay, tại đô thị cổ Hội An, đã tiến hành được 08 đợt khai quật, thám sát khảo cổ tại Hội An và hàng chục cuộc nghiên cứu, thám sát khảo cổ học Về đề tài nghiên cứu khoa học, đến nay, đã thực hiện 03 đề tài nghiên cứu quốc tế, 04 đề tài cấp ngành, 03 đề tài cấp tỉnh, nhiều đề tài cấp cơ sở; đã tổ chức và phối hợp tổ chức 120 cuộc hội thảo, triển lãm chuyên đề về DSVH và lịch sử Hội An. Qua 15 năm kế từ ngày được công nhận là DSVH thế giới, Hội An đã tu bổ và tôn tạo được 425 di tích với tổng kinh phí 188 tỷ đồng. Tại Mỹ Sơn, đến nay đã từng bước cứu vãn, trùng tu nhằm đảm bảo sự bền vững và ổn định lâu dài cho di tích với số tiền đầu tư gần 85,4 tỷ đồng. Hơn 250 bộ di tích kiến trúc tại Khu di tích Mỹ Sơn và Hội An đã được lập.

Lượng du khách đến tham quan, du lịch và nghiên cứu ở hai di sản này ngày càng tăng. Cuối năm 2016 lượng du khách đến Mỹ Sơn là 314.823 lượt, tăng 21% so với chỉ tiêu đề ra, trong đó khách quốc tế là 264.083 khách, so với chỉ tiêu 210.000 khách vượt 26%, khách Việt Nam là 50.740 khách, so với chỉ tiêu 50.000 khách vượt 1,5% với tổng doanh thu: 48,93 tỷ đồng, doanh thu qua vé là 44,7 tỷ đồng. Tại Hội An chứng kiến số lượng khách tăng kỷ lục vượt ngưỡng con số 2,6 triệu lượt, riêng khách mua vé tham quan phố cổ đạt gần 1,6 triệu lượt, doanh thu trên 172,5 tỷ đồng.

    1. 2.3.2. Hạn chế trong thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển di sản văn hóa thế giới ở tỉnh Quảng Nam

Việc phân công, phân cấp và mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan quản lý, bảo tồn và khai thác, phát triển DSVH ở tỉnh Quảng Nam và giữa hai địa phương Hội An và Duy Xuyên vẫn còn biểu hiện sự chồng chéo, bất cập nhất định; lực lượng cán bộ chuyên môn còn thiếu, còn yếu, phương tiện kỹ thuật bảo tồn DSVH còn lạc hậu, chưa ngang tầm và chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý DSVH; nguồn kinh phí đầu tư cho tu bổ, bảo tồn di tích; áp lực to lớn của sự phát triển kinh tế, nhất là việc bùng nổ của ngành du lịch – dịch vụ đã làm gia tăng sức ép về quy mô, mật độ dân số, tăng nguy cơ suy thoái về môi trường; điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nguồn vật liệu truyền thống cung cấp cho việc tu bổ, nâng cấp, tu bổ các di tích kiến trúc đã ngày càng khan hiếm, nguy cơ hỏa hoạn là những những khó khăn trong công tác bảo tồn các di sản.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN DSVH THẾ GIỚI

TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM

    1. 3.1. Những định hướng và quan điểm bảo tồn và phát triển di sản văn hóa thế giới tại tỉnh Quảng Nam

– Đối với Khu di tích Mỹ Sơn:

+ Bảo vệ tính nguyên gốc và xác thực của các di tích, đền, tháp thuộc khu di tích Mỹ Sơn.

+ Bảo tồn và bảo vệ những yếu tố đặc trưng cơ bản của cảnh quan thiên nhiên, văn hóa, lịch sử của khu di tích Mỹ Sơn.

+ Hướng dẫn sự phát triển du lịch theo hướng bền vững, cân bằng, tôn trọng và không tác động xấu đến môi trường thiên nhiên, cảnh quan văn hóa, các đền tháp, di tích khảo cổ của khu di sản.

+ Hỗ trợ nhân dân địa phương sống trong và xung quanh khu vực di sản có thêm cơ hội việc làm và nâng cao mức sống, theo cách tôn trọng và bảo vệ các giá trị cảnh quan thiên nhiên và cảnh quan văn hóa, các yếu tố gốc tạo nên giá trị nổi bật toàn cầu của khu di tích.

+ Tạo cơ hội để cộng đồng góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch văn hóa địa phương, đồng thời tăng cường sự hiểu biết, tôn trọng của khách du lịch với di sản và cộng đồng địa phương.

– Đối với đô thị cổ Hội An:

+ Mọi hoạt động liên quan đến công tác bảo tồn, phát huy và khai thác giá trị của Đô thị cổ Hội An phải xuất phát từ điều kiện lịch sử, kinh tế cụ thể của địa phương và trung ương, kết hợp với kinh nghiệm, giải pháp truyền thống với thành tựu khoa học và kinh nghiệm thế giới.

+ Gắn chặt việc bảo tồn từng di tích với việc bảo tồn toàn thể quần thể Khu phố cổ, bảo vệ môi trường sinh thái nhân văn đồng thời phải giữ gìn môi trường xã hội gắn với sinh hoạt văn hóa truyền thống. Phát triển phải gắn bó với việc đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự xã hội.

+ Xác định trách nhiệm bảo tồn, phát huy và khai thác giá trị của Đô thị cổ Hội An là trách nhiệm trước hết thuộc về trọng trách của từng chủ di tích, của các cấp chính quyền và nhân dân Hội An, Quảng Nam, Việt Nam chứ không phải chỉ trông chờ, dựa dẫm vào sự trợ giúp của nước ngoài.

    1. 3.2. Những giải pháp bảo tồn và phát triển di sản văn hóa thế giới tại tỉnh Quảng Nam
      1. 3.2.1. Tiếp tục xây dựng, bổ sung và hoàn thiện quy hoạch tổng thể Khu di tích Mỹ Sơn và Đô thị cổ Hội An

Tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp quy, cơ chế tổ chức quản lý bao gồm con người, phương tiện để có đủ điều kiện, năng lực và trình độ quản lý ngang tầm với nhu cầu của quản lý di sản thế giới; hoàn thiện cơ chế chính sách bảo vệ di sản; đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học cả về văn hóa vật thể và phi vật thể; nâng cao ý thức cộng đồng về giá trị của di sản và sự cần thiết của công tác bảo tồn; thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn; tăng nguồn kinh phí hỗ trợ trong công tác bảo tồn di tích; áp dụng những thành tựu mới nhất của khoa học kỹ thuật trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

      1. 3.2.2. Tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước và pháp luật, phát huy vai trò của các tổ chức xã hội và của toàn dân trong hoạt động bảo tồn và phát triển di sản văn hóa

Trước hết cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác quy hoạch nhằm có những định hướng cụ thể cho từng hoạt động, từng di tích, từng khu vực theo hướng lành mạnh, bền vững và ổn định.

Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện về cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước về quản lí di sản như đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, xác định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan quản lý về di sản để quá trình triển khai thực hiện các công tác đạt hiệu quả cao, tránh sự chồng chéo giữa các cơ quan, thành lập các tổ chức nghề nghiệp, các tổ chức xã hội nhằm hỗ trợ Nhà nước trong công tác quản lý.

Bên cạnh việc tăng cường sự quản lý của Nhà nước và pháp luật thì cũng phải kể đến vai trò của nhân dân trong hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản.

      1. 3.2.3. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong công tác bảo tồn và phát triển di sản văn hóa

Trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực, cần tăng cường tổ chức các khóa tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho các cán bộ. Các trường đại học trong tỉnh và trong khu vực cần nghiên cứu để bổ sung thêm các ngành học mới, phù hợp với yêu cầu thực tế ở tỉnh Quảng Nam. Thêm vào đó, nên có những chính sách trả lương cao cho các thành viên trong hội di sản để họ có thể có cơ hội phát huy hết khả năng của mình.

Mặt khác, đào tạo nguồn nhân lực không chỉ dừng lại là đào tạo những người quản lý, đào tạo chuyên môn mà cần chú ý đến các đối tượng là xích lô, cán hộ kinh doanh thương mại, các chủ cơ sở thủ công mỹ nghệ, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch… tổ chức thành lớp để truyền thụ cho họ kiến thức liên quan đến kinh doanh, đến nghệ thuật ứng xử nhằm thuận tiện trong quá trình giao tiếp, nâng cao chất lượng dịch vụ và tạo văn minh trong thương mại.

      1. 3.2.4. Tiếp tục quảng bá rộng rãi và giới thiệu hình ảnh của Khu di tích Mỹ Sơn và Đô thị cổ Hội An ra thế giới

Quảng bá hình ảnh Khu di tích Mỹ Sơn và Đô thị cổ Hội An không chỉ dừng lại ở việc quảng bá các giá trị vật thể mà còn phải đẩy mạnh hình ảnh của các di sản phi vật thể và hình ảnh các nghệ nhân.

Xây dựng các chương trình quảng cáo thường xuyên và dài hạn. Đa dạng hoá các sản phẩm du lịch cũng là một cách để thu hút du khách.

Tận dụng khai thác tính nhanh, mạnh, rộng khắp của thành tựu khoa học công nghệ để việc quảng bá hình ảnh di sản Mỹ Sơn và Hội An đạt hiệu quả cao.

Ngoài ra cần tăng cường công tác thông tin và dịch vụ phục vụ du khách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho du khách quốc tế trong việc chi tiêu thanh toán dịch vụ du lịch và hàng hóa.

Trong công tác quảng bá hình ảnh di sản cần có sự phối kết hợp giữa các địa phương trong vùng miền và cả nước để tránh sự đơn điệu.

Một kênh thông tin nữa để quảng bá hình ảnh Mỹ Sơn và Hội An là thông qua các cá nhân có quan hệ tốt đẹp với Mỹ Sơn và Hội An để quảng bá hình ảnh Mỹ Sơn và Hội An.

      1. 3.2.5. Huy động ngân sách cho hoạt động bảo tồn và phát triển di sản văn hóa thế giới ở tỉnh Quảng Nam

Để có nguồn ngân sách cho các hoạt động bảo tồn, tôn tạo các di tích thì phương án huy động nguồn kinh phí từ nhiều đối tượng là tốt nhất và khả quan nhất. Trước hết là nguồn ngân sách từ Nhà nước (TW, tỉnh, thành phố và xã phường), tiếp đó là từ sự đóng góp của các doanh nghiệp du lịch thương mại trên địa bàn được hưởng lợi kinh tế từ việc tổ chức các sự kiện văn hóa, từ những dự án khai thác DSVH hay đơn giản là việc kinh doanh nhờ sự tồn tại của các di sản; từ các dịch vụ và từ các cá nhân có mối quan tâm ủng hộ công tác bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản.

Huyện Duy Xuyên cũng như thành phố Hội An cần thực hiện các biện pháp như tăng tỉ lệ điều tiết từ các nguồn thu hoạt động du lịch ở mỗi địa phương, vốn đầu tư của các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội; đóng góp của cộng đồng; sử dụng quỹ đất, phát triển kinh tế hạ tầng du lịch, kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài…

Mỗi địa phương cũng cần tranh thủ các nguồn tài trợ trên, đồng thời cần tìm kiếm và thu hút vốn đầu tư mới bằng nhiều hình thức khác nhau trên cơ sở phát huy thế mạnh từ việc giao lưu văn hoá qua các di sản Mỹ Sơn với Ấn Độ, Hội An với Nhật Bản và Trung Quốc.

KẾT LUẬN

Đô thị cổ Hội An và Khu di tích Mỹ Sơn là hai DSVH thế giới thuộc tỉnh Quảng Nam. Việc thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển DSVH thế giới tại tỉnh Quảng Nam nằm trong chiến lược và định hướng phát triển chung của đất nước và đã có những đóng góp tích cực trong công tác bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp vốn có của mình vào cuộc sống hiện đại. Những thành tựu trong công tác bảo tồn mà Hội An và Mỹ Sơn đạt được đã góp phần lưu giữ các giá trị của DSVH để các di sản này trở thành mẫu mực trong công tác bảo tồn văn hóa, được bạn bè thế giới đánh giá cao. Hình ảnh hai di sản được quảng bá khắp nơi, du khách tìm đến Hội An và Mỹ Sơn ngày càng nhiều, thu nhập từ việc khai thác các giá trị của di sản ngày càng nâng cao, thay đổi bộ mặt của vùng đất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương. Những thành tựu này phần nào đã thể hiện được việc thực hiện chính sách một cách đúng đắn từ khâu xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, công tác phổ biến tuyên truyền chính sách, sự phân công phối hợp lẫn nhau trong quá trình thực hiện, duy trì, điều chỉnh cho đến khâu thanh tra, kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện.

Cùng với những kết quả đạt được vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế làm ảnh hưởng đến hiệu quả của chính sách. Vì vậy trong thời gian sắp tới, cần tiếp tục xây dựng bổ sung hoàn thiện các văn bản pháp quy, các cơ chế tổ chức quản lý; nâng cao chất lượng trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; tích cực tìm kiếm nguồn ngân sách cho hoạt động bảo tồn và tu bổ di tích trong khu vực di sản và tăng cường hoạt động quảng bá giới thiệu hình ảnh hai di sản Khu di tích Mỹ Sơn và Đô thị cổ Hội An ra khắp thế giới để Mỹ Sơn và Hội An mãi xứng đáng là di sản văn hóa thế giới, để “Quảng Nam – một điểm đến – hai di sản” luôn là niềm tự hào của người dân Quảng Nam nói riêng và Việt Nam nói chung.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\VIEN HAN LAM DOT 6\CHINH SACH CONG\PHAN THI ANH TUYET\SAU BAO VE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *