Quản trị dự án đầu tư xây dựng tại Công ty Điện lực Đắk Lắk

Quản trị dự án đầu tư xây dựng tại Công ty Điện lực Đắk Lắk

Quản trị dự án đầu tư xây dựng tại Công ty Điện lực Đắk Lắk

1. Tính cấp thiết của đề tài

Công ty Điện lực Đắk Lắk (ĐLPC) là đơn vị thuộc Tổng công ty Điện lực miền Trung, đóng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, hiện đang quản lý bán điện hơn 560.000 khách hàng.

Từ việc phân tích, đánh giá kết quả đạt được cũng như những tồn tại hạn chế trong công tác quản trị dự án đầu tư xây dựng. Nêu ra được những nguyên nhân khách quan, chủ quan trong từng khâu từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị dự án đầu tư xây dựng tại Công ty Điện lực Đắk Lắk.

Việc đầu tư các dự án nâng cấp lưới điện ngoài việc đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk còn góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, giúp giữ vững an ninh trật tự xã hội ở địa phương. Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả quản trị dự án của các doanh nghiệp, với tình hình hiện nay tại Công ty Điện lực Đắk Lắk chưa có ai nghiên cứu vì vậy tôi chọn đề tài: “Quản trị dự án đầu tư xây dựng tại Công ty Điện lực Đắk Lắk” để nghiên cứu.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá hoạt động quản trị dự án đầu tư xây dựng làm căn cứ đề xuất hàm ý quản trị để cải thiện hiệu quả hoạt động quản trị dự án đầu tư xây dựng tại Công ty Điện lực Đắk Lắk.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

– Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động Quản trị dự án đầu tư xây dựng của Công ty Điện lực Đắk Lắk;

– Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu này được thực hiện tại Công ty Điện lực Đắk Lắk trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến năm 2020 và tầm nhìn giải pháp cho những năm đến.

4. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu nói trên, luận văn đã sử dụng tổng hợp các phương pháp sau:

– Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết

– Phương pháp thống kê, tổng hợp

5. Bố cục đề tài

Chương 1: Cơ sở lý luận chung về quản trị dự án đầu tư xây dựng.

Chương 2: Phân tích thực trạng công tác quản trị dự án đầu tư xây dựng tại Công ty Điện lực Đắk Lắk.

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị dự án đầu tư xây dựng tại Công ty Điện lực Đắk Lắk.

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

6.1. Các luận văn đã được công nhận

6.2. Các sách, bài báo chuyên ngành

6.3. Các tài liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Điện lực Miền trung và Công ty Điện lực Đắk Lắk.

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ DỰ ÁN

ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

1.1. ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

1.1.1. Đầu tư

  1. Khái niệm về hoạt động đầu tư

Đầu tư là hoạt động kinh tế của con người, hoạt động đầu tư là việc huy động các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực, đất đai, vốn) ở hiện tại, thực hiện một dự án cụ thể, với mong muốn trong tương lai sẽ thu được hiệu quả (lợi ích) mong muốn. Như vậy, trong hoạt động đầu tư, nhà đầu tư phải chấp nhận sự hy sinh tiêu dùng ở hiện tại, để tập trung tiền bạc, vốn cho việc thực hiện một hoạt động sản xuất kinh doanh để hy vọng trong tương lai sẽ kiếm được nhiều tiền lợi ích hơn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nhiều hơn.

  1. Phân loại hoạt động đầu tư:

1.1.2. Dự án đầu tư xây dựng.

Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp những đề xuất liên quan đến việc sử dụng vốn để thực hiện hoạt động xây dựng để xây dựng mới, cải tạo và sửa chữa công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì và nâng cao chất lượng công trình hay sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn, cũng như chi phí xác định.

1.2. QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

1.2.1. Khái niệm, mục tiêu quản trị dự án đầu tư xây dựng

a. Khái niệm quản trị dự án đầu tư xây dựng

Quản trị dự án là sự vận dụng lý luận, phương pháp, quan điểm có tính hệ thống để tiến hành quản lý có hiệu quả toàn bộ công việc liên quan tới dự án dưới sự ràng buộc về nguồn lực có hạn. Để thực hiện mục tiêu dự án, các nhà đầu tư phải lên kế hoạch tổ chức, chỉ đạo, phối hợp, điều hành, giám sát, khống chế và đánh giá toàn bộ quá trình từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc dự án. Quản trị dự án được thực hiện trong tất cả các giai đoạn khác nhau của chu trình dự án.

b. Mục tiêu của quản trị dự án

– Kết quả cuối cùng cần đạt được (chất lượng của dự án):

– Nguồn lực cần sử dụng (Nhân lực, vật lực, tiền vốn, đất đai, tài lực,…)

– Thời gian (tiến độ hoàn thành)

1.2.2. Vai trò của quản trị dự án đầu tư xây dựng

– Tạo ra sự liên kết tất cả các hoạt động, công việc của dự án một cách trình tự và hợp lý;

– Tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên hệ thường xuyên, gắn bó giữa nhóm quản lý dự án với chủ đầu tư (khách hàng) và các nhà cung cấp đầu vào cho dự án người bán hàng);

– Quản lý dự án bảo đảm phát hiện sớm và giải quyết nhanh chóng những khó khăn, vướng mắc nảy sinh trong quá trình triển khai thực hiện dự án để kịp thời xử lý, điều chỉnh;

– Bảo đảm hoàn thành dự án đúng theo kế hoạch tiến độ;

– Góp phần tạo ra sản phẩm và dịch vụ xây dựng có đảm bảo chất lượng.

1.2.3. Các giai đoạn quản trị dự án đầu tư xây dựng

Theo quy định hiện hành ở Việt Nam, trình tự quản trị đầu tư xây dựng công trình được chia thành 3 giai đoạn chính đó là: giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện đầu tư, giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng

1.3. NỘI DUNG QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

1.3.1. Quản trị quá trình quy hoạch và lập kế hoạch dự án

1.3.2. Quản trị công tác tổ chức thiết kế và dự toán dự án

a. Quản trị công tác tổ chức thiết kế

b. Quản trị công tác lập, thẩm tra, thẩm định dự toán dự án

1.3.3. Quản trị công tác tổ chức đấu thầu dự án

a. Khái niệm về đấu thầu

b. Quản trị công tác tổ chức đấu thầu dự án

1.3.4. Quản trị chất lượng thi công dự án

1.3.5. Quản trị tiến độ dự án

1.3.6. Quản trị an toàn kỹ thuật và lao động dự án

1.3.7. Quản trị công tác giải ngân và quyết toán dự án

a. Thanh toán vốn đầu tư xây dựng

b. Quyết toán vốn đầu tư xây dựng

1.3.8. Công tác thanh tra giám sát và xử phạt sai phạm

a. Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động đầu tư xây dựng:

b. Xử phạt sai phạm trong hoạt động đầu tư xây dựng:

1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

1.4.1. Quy trình quản trị dự án

1.4.2. Nhân tố con người

1.4.3. Kỹ năng, kiến thức và các nội dung được áp dụng trong quản lý dự án đầu tư xây dựng

1.4.4. Nhân tố cơ chế quản lý dự án đầu tư xây dựng

1.5. QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG NGÀNH ĐIỆN

1.5.1. Đặc điểm dự án đầu tư xây dựng ngành Điện

Dự án đầu tư xây dựng trong ngành điện nói chung và lưới điện nói riêng thường là các dự án đầu tư lớn, có giá trị cao, thời gian thu hồi vốn dài. Tuy nhiên, không phải bất cứ dự án đầu tư nào cũng sinh lời, có những dự án phải chịu thua lỗ do mục tiêu kinh tế xã hội được đặt lên hàng đầu. Vì vậy khi tiến hành đầu tư thường phải so sánh các phương án và lựa chọn phương án hiệu quả nhất, hướng vốn đầu tư hiệu quả nhất. Lưới điện là ngành đòi hỏi trình độ kỹ thuật công nghệ cao với công nghệ tiên tiến. Thiết bị kỹ thuật công nghệ chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài. Do đó khi thực hiện dự án phải có thông tin về kỹ thuật công nghệ thiết bị mà dự án sử dụng, xem xét và lựa chọn thiết bị, kỹ thuật công nghệ phù hợp với đặc điểm của ngành và điều kiện sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn.

Quản trị dự án đầu tư xây dựng tại Công ty Điện lực Đắk Lắk
Quản trị dự án đầu tư xây dựng tại Công ty Điện lực Đắk Lắk

1.5.2. Đặc điểm công tác quản trị dự án của ngành Điện

Các dự án đầu tư xây dựng ngành Điện có vốn đầu tư lớn, thời gian đầu tư kéo dài. Các dự án nguồn thủy điện thường là các dự án nhóm A hoặc nhóm đặc biệt quan trọng liên quan đến an ninh quốc phòng. Các dự án lưới điện là các dự án nhóm B. Đặc biệt đối với các dự án đầu tư xây dựng, để thực hiện cần có số vốn lớn, với nhiều lực lượng tham gia, thời gian thực hiện đầu tư kéo dài, có nhiều yếu tố tác động đến quá trình thực hiện và cần thiết phải thiết lập một kế hoạch chi tiết về huy động và sử dụng vốn có hiệu quả.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐẮK LẮK

2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐẮK LẮK

Công ty Điện lực Đắk Lắk là doanh nghiệp nhà nước hạch toán phụ thuộc Tổng Công ty Điện lực Miền Trung – Tập Đoàn Điện lực Việt Nam, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, có con dấu, biểu tượng, điều lệ tổ chức và hoạt động.

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Điện lực Đắk Lắk

Tiền thân của Công ty Điện lực Đắk Lắk là Sở Quản lý và Phân phối điện tỉnh Đắk Lắk trực thuộc Công ty Điện lực miền Trung được Bộ Điện và Than thành lập vào ngày 28/12/1976. Sau ngày Miền nam hoàn toàn giải phóng, tiếp quản cơ sở điện lực của chính quyền cũ để lại, các cán bộ của Uỷ ban Quân quản tỉnh Đắk Lắk đã vận động lực lượng thợ đường dây, thợ vận hành máy tiếp tục trở lại làm công việc cũ. Từ đó đến nay, Công ty Điện lực Đắk Lắk đã có những bước phát triển rất lớn về nguồn – lưới điện, số lượng khách hàng và cơ cấu tổ chức; nhiều lần chuyển đổi tên gọi.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Điện lực Đắk Lắk

Ngoài chức năng chủ yếu là quản lý lưới điện phân phối, phân phối và kinh doanh điện năng còn có các chức năng khác như sau: sửa chữa, đại tu thiết bị điện; sản xuất, kinh doanh điện năng; hành nghề tư vấn và lập quy hoạch lưới điện đến 35 kV; tư vấn và lập dự án đầu tư các công trình lưới điện đến 35 kV; khảo sát, thiết kế, giám sát, thi công các công trình lưới điện đến 35 kV; xây dựng và cải tạo các công trình đường dây và trạm biến áp đến 35 kV…

2.1.3. Mô hình tổ chức quản trị của Công ty Điện lực Đắk Lắk.

Công ty Điện lực Đắk Lắk (ĐLPC) là đơn vị thuộc Tổng công ty Điện lực miền Trung, đóng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, hiện đang quản lý bán điện hơn 560.000 khách hàng.

– Tổng số lao động hiện có 981 người (nam chiếm 89,7%, nữ chiếm 10,3%) trong đó khối phòng ban công ty và đội Hotline 2 là 168 người.

– Quy mô quản lý: 14 Điện lực, 01 Đội QLVH LĐCT; 13 phòng, ban chức năng và 1 đội hotline 2.

– Phục vụ bán điện đến 15/15 huyện, thị xã, thành phố.

– Tỷ lệ số xã, phường có điện lưới Quốc gia: 184/184, đạt 100%.

– Tỷ lệ số hộ có điện: 488.914 hộ, đạt 99,1%.

2.2. PHÂN TÍCH QUY TRÌNH VÀ ĐỘ NGŨ QUẢN TRỊ DỰ ÁN CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐẮK LẮK

2.2.1. Phân tích quy trình quản trị dự án

Công tác quản trị dự án đầu tư xây dựng tại Công ty Điện lực Đắk Lắk được thể hiện theo lưu đồ sau:

LƯU ĐỒ MÔ TẢ SỰ PHỐI HỢP THỰC HIỆN QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐTXD

Thực hiện theo quy trình hiện nay cơ bản đáp ứng được yêu cầu về công tác quản trị dự án tại Công ty. Hiện tại, Ban QLDA là đầu mối, chủ trì trong việc theo dõi xuyên suốt các dự án từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến giai đoạn kết thúc đầu tư. Các Phòng liên quan (TCKT, KT, KHVT, QLĐT …) đã thực hiện phối hợp chặt chẽ trong từng khâu công tác để hoàn thành tốt các chỉ tiêu về quản lý chi phí, quản lý chất lượng, tiến độ thi công và thanh quyết toán công trình.

2.2.2. Cơ cấu và quy mô nguồn nhân lực thực hiện công tác quản trị dự án

Quy mô và cơ cấu nguồn nhân lực quản trị dự án đầu tư gồm: 1 Ban QLDA và 5 Phòng chức năng gồm 30 người (Ban QLDA: 12 người, Phòng QLĐT: 5 người, Phòng Kỹ thuật: 4 người, Phòng TCKT: 3 người, Phòng KH&VT: 4 người, Phòng TTPCBV: 2 người)

2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐẮK LẮK

2.3.1. Thực trạng quản trị quá trình quy hoạch và lập kế hoạch dự án

Số dự án đầu tư xây dựng của Công ty Điện lực Đắk Lắk tăng dần trong các năm qua và kế hoạch vốn đầu tư xây dựng của Công ty hàng năm thường lấy từ nguồn vốn khấu hao cơ bản là 30% và từ vốn tín dụng thương mại là 70%. Việc huy động vốn tín dụng thương mại, Công ty đã chủ động liên hệ với các ngân hàng, tổ chức tín dụng để thực hiện các thủ tục vay vốn và giải ngân theo các dự án hoàn thành.

2.3.2. Thực trạng quản trị công tác tổ chức thiết kế và dự toán dự án

Hầu hết các dự án đều thực hiện công tác khảo sát, thiết kế, thẩm định cơ bản tuân thủ đúng trình tự, thủ tục quy định. Thực hiện khảo sát, thiết kế kỹ thuật tương đối bám sát mục tiêu dự án, tuy nhiên trong công tác khảo sát thiết kế còn một số tồn tại.

2.3.3. Thực trạng quản trị công tác tổ chức đấu thầu dự án

Hiện nay ĐLPC đã thực hiện đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh qua mạng 100% các gói thầu tư vấn, xây lắp, mua sắm. Các gói thầu được ĐLPC tổ chức đấu thầu qua mạng tăng dần theo từng năm từ 5,9% năm 2018 tăng lên đạt 32,3% trong năm 2020.

Tuy nhiên công tác tổ chức đấu thầu dự án tại Công ty còn một số tồn tại hạn chế cần khắc phục như: một số hồ sơ mời thầu (khoản 10%) thiếu tính chặt chẽ từ khâu chuẩn bị hồ sơ thầu bao gồm công tác khảo sát, thiết kế, bóc tách khối lượng; công tác chuẩn bị đấu thầu một số dự án chưa tốt, chất lượng HSMT chưa được nâng cao, một số điểm chưa rõ ràng trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu chưa được đưa vào trong thương thảo hợp đồng trên cơ sở bảo vệ quyền lợi bên A…

2.3.4. Thực trạng quản trị chất lượng thi công dự án

Hầu hết các dự án lưới điện do ĐLPC quản lý đều đảm bảo chất lượng thi công. Tuy nhiên còn một số dự án còn tồn tại việc thi công chậm và chất lượng chưa cao, do nguyên nhân khách quan và chủ quan chủ yếu như: chất lượng, trình độ của các nhà thầu thi công chưa đảm bảo, bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công do tư vấn lập chưa hoàn chỉnh và sai khác so với thực tế nên phải xử lý, hiệu chỉnh nhiều lần, chất lượng của vật tư thiết bị không đạt, thay thế vật tư hư hỏng kéo dài thời gian, các quy phạm, quy định còn thiếu tính thống nhất, lực lượng tư vấn giám sát công trình còn mỏng, yếu và chưa thực sự làm tốt trách nhiệm của mình…

2.3.5. Thực trạng quản trị tiến độ dự án

Phần lớn các dự án đảm bảo tiến độ thực hiện, khối lượng và giá trị khối lượng thực hiện; chất lượng công việc đạt yêu cầu so với yêu cầu của thiết kế đã được phê duyệt,

Năm 2018 có 04 dự án bị chậm tiến độ. Đến năm 2019 và năm 2020 ĐLPC đã đảm bảo được 100% các dự án hoàn thành đạt tiến độ trong năm.

2.3.6. Thực trạng quản trị an toàn kỹ thuật và lao động dự án

Hầu hết các dự án thi công xây dựng do ĐLPC quản lý đều đảm bảo an toàn, kỹ thuật. Trong các năm vừa qua ĐLPC không có tai nạn điện trong công tác thi công xây dựng. Định kỳ hàng năm Công ty đều mua sắm và trang bị dụng cụ an toàn cho các đơn vị trực thuộc.

Trong quá trình kiểm tra hiện trường thi công trong các năm qua, Công ty đã phát hiện một số vụ vi phạm trong công tác an toàn và đã tiến hành lập biên bản thông báo vi phạm an toàn điện của đơn vị ngoài (nhà thầu) thi công trên lưới điện Công ty Điện lực Đắk Lắk, nhằm ngăn ngừa rủi ro tai nạn điện trong thi công.

2.3.7. Thực trạng quản trị công tác giải ngân và quyết toán dự án

  1. Thực trạng quản trị công tác giải ngân

Trong các năm qua, Công ty Điện lực ĐăkLăk đã thực hiện giá trị giải ngân đạt tỷ lệ từ 85% trở lên so với kế hoạch vốn Tổng Công ty giao. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân chưa cao

b. Thực trạng quản trị công tác quyết toán dự án

Công tác quyết toán dự án đầu tư xây dựng tại ĐLPC trong các năm qua cơ bản đạt chỉ tiêu Tổng Công ty giao cho đơn vị. Tuy nhiên, việc quyết toán các dự án trong năm tài chính đạt chưa cao (khoảng trên 50%)

2.3.8. Thực trạng công tác thanh tra giám sát và xử phạt sai phạm

a. Công tác thanh tra giám sát:

Năm 2018-2020 công tác kiểm tra trong nội bộ Công ty về đầu tư xây dựng, chú trọng đến trình tự thủ tục, tuân thủ các bước thực hiện theo quy định hiện hành về công tác đầu tư xây dựng. Đặc biệt là công tác lựa chọn nhà thầu, công tác đề bù giải phóng mặt bằng không để xảy ra khiếu kiện. Công tác thanh tra của cấp trên, các cấp dưới được triển khai sâu rộng để củng cố tăng cường quản lý dự án hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại về hồ sơ pháp lý cần khắc phục.

  1. Công tác xử phạt sai phạm:

Sau khi có kết luận của các đoàn kiểm tra hoặc báo cáo của Công ty kiểm toán độc lập về việc khắc phục sai sót sau kết quả báo cáo kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành. ĐLPC sẽ tổ chức họp các lãnh đạo quản lý công tác ĐTXD và các thành viên trực tiếp quản lý các dự án để tìm phương án khắc phục các lỗi sai phạm, đồng thời quy trách nhiệm tập thể và cá nhân theo quy định tại Nội quy lao động của Công ty.

Do trong các năm qua, Công ty chưa phát hiện các lỗi vi phạm trọng yếu trong công tác quản trị dự án ĐTXD nên việc xử lý các lỗi sai sót như đã nêu trên là hợp lý và đúng quy định.

2.4. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐẮK LẮK

2.4.1. Những kết quả đạt được

a. Kết quả đạt được trong công tác quản trị quá trình quy hoạch và lập kế hoạch dự án

Số dự án đầu tư xây dựng của Công ty Điện lực Đắk Lắk tăng dần trong các năm qua và kế hoạch vốn đầu tư xây dựng của Công ty hàng năm thường lấy từ nguồn vốn khấu hao cơ bản là 30% và từ vốn tín dụng thương mại là 70%. Công ty đã chủ động liên hệ với các ngân hàng, tổ chức tín dụng để thực hiện các thủ tục vay vốn và giải ngân theo các dự án hoàn thành.

b. Kết quả đạt được trong công tác tổ chức thiết kế và dự toán dự án

Hầu hết các dự án đều thực hiện công tác khảo sát, thiết kế, thẩm định cơ bản tuân thủ đúng trình tự, thủ tục quy định. Thực hiện khảo sát, thiết kế kỹ thuật tương đối bám sát mục tiêu dự án

c. Kết quả đạt được trong công tác tổ chức đấu thầu dự án

Các gói thầu được ĐLPC tổ chức đấu thầu qua mạng tăng dần theo từng năm từ 5,9% năm 2018 tăng lên đạt 32,3% trong năm 2020.

Hiện nay ĐLPC đã thực hiện đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh qua mạng 100% các gói thầu tư vấn, xây lắp, mua sắm.

d. Kết quả đạt được trong công tác quản trị chất lượng thi công dự án

Công ty thường xuyên chỉ đạo cán bộ quản lý dự án thực hiện đôn đốc, kiểm tra định kì, đột xuất các nhà thầu thi công, tư vấn thiết kế thực hiện các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Về việc quản lý chất lượng công trình bằng hình ảnh: Công tác quản lý chất lượng công trình bằng hình ảnh của Công ty hiện đảm bảo yêu cầu 100% các vị trí thi công phần ngầm và ép nối dây đều có hình ảnh và được cập nhật đầy đủ lên chương trình ĐTXD.

e. Kết quả đạt được trong công tác quản trị tiến độ dự án

ĐLPC đã thực hiện lập kế hoạch tổng thể và phê duyệt tổng tiến độ 100% các dự án được giao quản lý. Trong quá trình thực hiện nếu có dự án có phát sinh, vướng mắc hoặc có sự thay đổi đều được điều chỉnh kế hoạch phù hợp với tình hình thực hiện dự án.

Trong năm 2019 và năm 2020 vừa qua, ĐLPC đã đảm bảo được 100% các dự án hoàn thành đạt tiến độ theo kế hoạch giao.

f. Kết quả đạt được trong công tác quản trị an toàn kỹ thuật và lao động dự án

Hầu hết các dự án thi công xây dựng do ĐLPC quản lý đều đảm bảo an toàn, kỹ thuật. Đơn vị thường xuyên kiểm tra việc lập và thực hiện biện pháp thi công của các nhà thầu thi công xây dựng đảm bảo an toàn tuyệt đối với người lao động khi tham gia thi công xây dựng trên công trường. Bên cạnh đó, định kỳ hàng năm Công ty đều mua sắm và trang bị dụng cụ an toàn cho các đơn vị trực thuộc.

g. Kết quả đạt được trong công tác giải ngân và quyết toán dự án

Trong các năm qua, Công ty Điện lực ĐăkLăk đã thực hiện công tác giải ngân, quyết toán dự án đầu tư xây dựng cơ bản đạt chỉ tiêu Tổng Công ty giao cho đơn vị. Trong năm 2021, dự kiến thực hiện giải ngân đạt trên 95% kế hoạch Tổng Công ty giao.

h. Kết quả đạt được trong công tác thanh tra giám sát và xử phạt sai phạm

Công tác thanh tra giám sát được đơn vị thực hiện thường xuyên đối với công tác an toàn, công tác quản lý chi phí, quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng.

2.4.2. Những tồn tại, hạn chế

a. Một số tồn tại trong quá trình quy hoạch và lập kế hoạch dự án

– Một số phương án đầu tư xây dựng lưới điện bị trùng lặp một số hạng mục dự án khác.

– Khái toán giá trị một vài công trình chưa phù hợp với suất đầu tư do EVN ban hành.

b. Một số tồn tại trong công tác tổ chức thiết kế và dự toán dự án

Chất lượng khảo sát, thiết kế của một số đề án thiết kế chưa cao dẫn tới việc phát sinh nhiều trong khi thi công, phát sinh dự toán làm tăng chi phí dự án và chậm tiến độ thi công.

Một số dự toán được lập chưa áp dụng chính xác các định mức hiện hành, và chưa phù hợp với Suất vốn đầu tư do EVN ban hành.

c. Một số tồn tại trong công tác tổ chức đấu thầu dự án

Một số hồ sơ mời thầu (khoản 10%) thiếu tính chặt chẽ từ khâu chuẩn bị hồ sơ thầu bao gồm công tác khảo sát, thiết kế, bóc tách khối lượng…dẫn đến trong quá trình thực hiện hợp đồng phải thay đổi thiết kế, phát sinh khối lượng kéo dài tiến độ thi công, ảnh hưởng đến chất lượng công trình, thay đổi giá hợp đồng.

Một số gói thầu xây lắp, đấu thầu thường bị kéo dài so với kế hoạch, hầu hết các gói thầu từ thời gian lập hồ sơ mời thầu đến khi có kết quả đấu thầu vượt kế hoạch thông thường từ 1 dến 2 tháng.

d. Một số tồn tại trong công tác quản trị chất lượng thi công dự án

Một số nhà thầu thi công không tuân thủ đúng các yêu cầu của hồ sơ thiết kế, việc tổ chức bố trí tiến độ không hợp lý.

Các nhà thầu thi công nhiều công trình lưới điện cùng một thời điểm nên lực lượng thi công của các nhà thầu bị dàn trải, thiếu cán bộ chủ chốt và công nhân lành nghề, điều này đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện cam kết.

Lực lượng tư vấn giám sát công trình còn mỏng, yếu và chưa thực sự làm tốt trách nhiệm của mình

e. Một số tồn tại trong công tác quản trị tiến độ dự án

Năm 2018 có 04 dự án bị chậm tiến độ do nguyên nhân khác đó là Lắp đặt điện mặt trời áp mái tại các cơ sở Điện lực – giai đoạn 2; Nâng cấp hệ thống SCADA/DMS tại PC Đắk Lắk; Lắp đặt tụ bù lưới điện trung hạ áp năm 2018; Xây dựng TTĐK tỉnh Đăk Lăk với các nguyên nhân chủ yêu là dự án chưa được EVNCPC cấp vật tư thi công và do phát sinh một số gói thầu để đáp ứng tiêu chuẩn vận hành TBA không người trực.

f. Một số tồn tại trong công tác an toàn kỹ thuật và lao động dự án

Trong quá trình kiểm tra hiện trường thi công phát hiện các lỗi vi phạm an toàn thường gặp như sau: nhân viên nhóm công tác không sử dụng dây đeo an toàn, dây choàng phụ khi làm việc trên cao; nhân viên thao tác gắn tiếp địa trung thế lên đường dây không thử điện thế, không sử dụng găng tay, sào tiếp địa; nhân viên đơn vị công tác sử dụng xe cẩu hàng để nâng người làm việc trên cao, công trình thi công trên đường giao thông nhưng không có biển cảnh báo nguy hiểm, hạn chế tốc độ…

g. Một số tồn tại trong công tác công tác giải ngân và quyết toán dự án

Tỷ lệ giải ngân và quyết toán dự án đạt chưa cao do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Một số nhà thầu chậm trễ trong việc lập và gửi bảng tính giá trị quyết toán hợp đồng (quyết toán A-B).

h. Một số tồn tại trong công tác thanh tra giám sát và xử phạt sai phạm

Trong quá trình kiểm tra công tác quản trị dự án ĐTXD tại ĐLPC trong các năm qua còn một số tồn tại về hồ sơ pháp lý cần khắc phục như: Một số hồ sơ thiếu dấu pháp lý Công ty; các thành viên tổ chuyên gia, tổ thẩm định chưa lập bản cam kết đánh giá hồ sơ thầu gói thầu Tư vấn khảo sát, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật; Bản vẽ hoàn công không có bảng liệt kê …

2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại

a. Nguyên nhân khách quan:

Hệ thống các quy phạm pháp luật còn một số vấn đề chưa thật rõ ràng, đầy đủ, thiếu nhất quán, thiếu đồng bộ.

Công tác đền bù giải phóng mặt bằng ở các địa phương gặp nhiều khó khăn do chế độ đền bù ở các địa phương không được nhất quán, đơn giá đền bù chưa phù hợp, ý thức của người dân chưa được nâng cao.

Hệ thống quy hoạch cơ sở hạ tầng một số địa phương có nhiều thay đổi, do vậy khi triển khai dự án bị ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ, nhiều dự án phải phê duyệt điều chỉnh nhiều lần, thậm chí có khối lượng đã thi công phải bỏ dở gây lãng phí và rất khó khăn trong việc xử lý thanh quyết toán.

Năng lực của các nhà thầu tư vấn, nhà thầu xây dựng còn chưa đáp ứng được yêu cầu cả về lượng và chất.

Một số dự án đã phê duyệt nhưng triển khai chậm nên khi Nhà nước điều chỉnh đơn giá tiền lương phải điều chỉnh dự toán.

Một số nhà thầu thi công lập hồ sơ nghiệm thu và quyết toán chậm, chất lượng hồ sơ chưa đúng theo quy định phải hiệu chỉnh lại, có dự án đã xong nhưng thủ tục nghiệm thu rất chậm hoặc chưa hoàn thành.

Nguyên nhân chủ quan:

Chất lượng tư vấn của các tổ chức tư vấn trong nước hiện nay rất thấp dẫn đến công tác lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật – tổng dự toán của nhiều dự án còn chưa đảm bảo chất lượng, phải chỉnh sửa mất nhiều thời gian.

Việc áp dụng sai định mức, đơn giá là nguyên nhân dẫn đến ách tắc trong quá trình thực hiện thẩm tra, phê duyệt quyết toán.

Công tác nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào sử dụng của nhiều công trình còn chậm so với quy định.

Những cán bộ chuyên gia trong các phòng chức năng cũng không nhiều, hơn nữa Ban chưa tạo được môi trường làm việc năng động chuyên nghiệp để phát huy tính sáng tạo của cán bộ công nhân viên chức trong Ban.

Tổ chức quản lý đầu tư xây dựng công trình còn chậm đổi mới

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐẮK LẮK

3.1. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐẮK LẮK

Qua thực tế nghiên cứu cho thấy việc quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng các công trình điện tại Công ty Điện lực Đắk Lắk hiện đang có một số vấn đề cần phải khắc phục và công tác quản trị thực hiện đầu tư xây dựng hiện hành chưa thực sự phát huy hiệu quả và có tính khả thi trên thực tế. Với nỗ lực nhằm mục đích cải thiện tình hình quản trị thực hiện dự án đầu tư xây dựng tại Công ty Điện lực Đắk Lắk, khắc phục những điểm yếu còn tồn tại, những vấn đề còn chưa thực sự hoàn thiện.

3.2. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐẮK LẮK

3.2.1. Các nguyên tắc hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng

a. Nguyên tắc khoa học

b. Nguyên tắc xã hội hoá

c. Nguyên tắc thị trường

d. Nguyên tắc hiệu quả và khả thi

3.2.2. Quan điểm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng

Quản trị dự án nói chung, dự án đầu tư xây dựng nói riêng luôn đòi hỏi sự đổi mới, sáng tạo, khoa học và hoàn thiện không ngừng, đặc biệt là trong điều kiện tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ đổi mới không ngừng.

3.2.3. Các căn cứ đề xuất giải pháp

Căn cứ vào thực trạng quản trị dự án đầu tư xây dựng tại Công ty Điện lực Đắk Lắk. Phân tích những mặt đã đạt được và những mặt còn tồn tại, hạn chế. Từ đó sẽ đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị dự án đầu tư xây dựng cụ thể cho từng khâu từ chuẩn bị đầu tư đến thực hiện và kết thúc đầu tư.

3.3. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐẮK LẮK

3.3.1. Nâng cao chất lượng công tác lập, thẩm tra, thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư.

– Nâng cao chất lượng công tác khảo sát: cần yêu cầu các nhà thầu tư vấn khảo sát thực hiện nghiêm túc các số liệu khảo sát bằng cách trong hợp đồng cần ghi rõ: Nếu các số liệu khảo sát không chính xác dẫn đến sự cố công trình thi nhà cung cấp số liệu phải chịu bù số tiền xử lý, khắc phục sự cố và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Chỉ có như vậy mới hy vọng cải thiện các số liệu về khảo sát.

– Đẩy mạnh công tác giám sát, nghiệm thu khối lượng, chất lượng của công tác khảo sát: đơn vị Tư vấn khảo sát, thiết kế phải thực hiện nghiêm túc công tác khảo sát phục vụ lập dự án đầu tư và thiết kế kỹ thuật, bởi vì kết quả khảo sát là đầu vào cho công tác lập dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật thi công – tổng dự toán.

– Nâng cao chất lượng công tác thiết kế

– Hoàn thiện công tác thẩm tra, thẩm định

3.3.2. Hoàn thiện quản lý công tác đền bù giải phóng mặt bằng

– Đối với các Đơn vị tư vấn xây dựng điện: các đơn vị tư vấn cần tuân thủ theo quy định về công tác quy hoạch của từng địa phương

– Đối với Công ty Điện lực Đắk Lắk: Công ty Điện lực Đắk Lắk là chủ đầu tư cần làm việc với UBND các tỉnh đề nghị họ tạo điều kiện giúp đỡ các Công ty trong việc triển khai thực hiện đầu tư xây dựng các dự án công trình điện và giải quyết các vướng mắc về cơ chế bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

3.3.3. Nâng cao công tác quản lý đấu thầu, lựa chọn nhà thầu

  • Hoàn thiện công tác lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu
  • Nâng cao chất lượng hồ sơ mời thầu
  • Nâng cao chất lượng đánh giá hồ sơ dự thầu
  • Hoàn thiện công tác thương thảo, ký kết hợp đồng
  • Nâng cao chất lượng cán bộ xét thầu

3.3.4. Nâng cao công tác giám sát và kiểm soát quá trình thi công

– Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị thi công: trước khi triển khai thi công công trình, Công ty phải yêu cầu nhà thầu phải lập biện pháp tổ chức xây dựng, tiến độ thi công xây dựng, phù hợp với tổng tiến độ của dự án đã được phê duyệt để trình Công ty thống nhất, đặc biệt cần lưu ý phương án cắt điện, đầu nối và dự phòng tiến độ cho những yếu tố chưa dự kiến trước được.

– Nâng cao chất lượng công tác thực hiện thi công: công tác giám sát phải được thực hiện ngay từ khi bắt đầu dự án đến khi dự án kết thúc và được bàn giao, đưa vào vận hành.

3.3.5. Hoàn thiện khâu thanh toán, quyết toán vốn đầu tư

Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành phải xác định đầy đủ, chính xác tổng chi phí đầu tư đã thực hiện, phân định rõ nguồn vốn đầu tư, chi phí đầu tư được phép không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư dự án. Đồng thời phải đảm bảo đúng nội dung, thời gian lập theo quy định.

Thường xuyên đôn đốc các nhà thầu thi công lập hồ sơ nghiệm thu và quyết toán ngay khi hoàn thành từng hạng mục công trình. Yêu cầu về chất lượng hồ sơ phải đảm bảo tính đầy đủ, chính xác nhằm tránh việc phải hiệu chỉnh lại nhiều lần gây ảnh hướng đến tiến độ quyết toán giải ngân công trình.

Đẩy nhanh thủ tục phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng lưới điện, đặc biệt đối các dự án cấp bách như chống quá tải, xử lý mất an toàn. Tiến hành nghiệm thu ngay khi dự án đã thi công hoàn thành hoặc hoàn thành giai đoạn nhằm đẩy nhanh việc hoàn thành đóng điện đưa vào sử dụng theo mục đích đã đề ra.

Việc quyết toán sẽ chỉ thực hiện đối với các trường hợp có hồ sơ, chứng từ phù hợp theo quy định.

3.3.6. Nâng cao chất lượng tổ chức, đào tạo cán bộ QLDA

Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác quản trị dự án đầu tư xây dựng tại Công ty Điện lực Đắk Lắk, cần thực hiện tốt các công tác sau: bố trí sử dụng cán bộ hợp lý, thực hiện tốt công tác đào tạo cán bộ, có chế độ đãi ngộ tốt…

KẾT LUẬN

Hàng năm, Công ty Điện lực Đắk Lắk đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để cải tạo, xây dựng mới dự án đầu tư xây dựng các công trình lưới điện dưới 110kV trên địa bàn Tỉnh Đắk Lắk, nhằm đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho sự phát triển của kinh tế – xã hội. Đồng thời, công tác quản trị dự án đầu tư xây dựng các công trình lưới điện đảm bảo dự án có hiệu quả, tránh tình trạng lãng phí và thất thoát, mặt khác phải thực hiện để đưa dự án vào vận hành đảm bảo đúng tiến độ.

Do đó việc phân tích thực trạng công tác quản trị dự án đầu tư xây dựng của Công ty Điện lực Đắk Lắk, xem xét các khó khăn vướng mắc trong quá trình quản trị dự án đầu tư xây dựng, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị dự án đầu tư xây dựng, đưa các dự án hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng các dự án cung cấp đủ và đảm bảo chất lượng nguồn năng lượng cho nền kinh tế phát triển là hết sức cần thiết. Trên cơ sở đó, luận văn “Quản trị dự án đầu tư xây dựng tại Công ty Điện lực Đắk Lắk ” được trình bày.

Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị dự án đầu tư xây dựng đã phác hoạ một cách tổng quát về công tác đầu tư xây dựng tại Công ty Điện lực Đắk Lắk. Góp phần cho công tác này đạt hiệu quả cao hơn để ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng điện cho sự phát triển Kinh tế Xã hội trên địa bàn Tỉnh Đắk Lắk.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN DONG A\LUAN VAN DONG A\LE THI HOAI THU

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *