Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Hòa Vang

Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng

Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong hàng ngàn năm phát triển, nông thôn là nơi hình thành và lưu giữ nhiều nét bản sắc văn hóa của dân tộc. Ngày nay, nông thôn vừa là nơi cung cấp lương thực thực phẩm cho tiêu dùng xã hội, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, nông sản hàng hóa cho xuất khẩu, nhân lực cho các hoạt động kinh tế và đời sống của đô thị, vừa là nơi tiêu thụ hàng hóa do các nhà máy ở thành phố sản xuất ra.

Đến nay, tuy quá trình đô thị hóa đã diễn ra khá mạnh mẽ nhưng vẫn còn hơn 70% dân số sinh sống và hơn 54% lao động làm việc ở nông thôn. Trước thực trạng nêu trên, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, giải pháp để hạn chế những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường và hội nhập

Nghị quyết số 26-NQ/TƯ của Ban Chấp hành Trung ương ngày 05/8/2008, “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” đã chỉ rõ: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế – xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước.

Trong những năm qua huyện Hòa Vang luôn nhận được sự đầu tư, giúp đỡ của trung ương, thành phố. Hạ tầng kinh tế-xã hội của huyện không ngừng được đầu tư, mở rộng; hệ thống đường liên thôn, liên xã, đường thôn, xóm, kiệt hẽm được nhựa hóa hoặc bêtông hóa đã làm thay đổi diện mạo nông thôn Hòa Vang; các công trình thủy lợi, giao thông nội đồng, kênh mương nội đồng không ngừng được đầu tư xây dựng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp; hệ thống trường học, cơ sở vật chất văn hóa thôn, xã ngày càng hoàn thiện; đầu tư xây dựng mới, cải tạo một số chợ nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa; …. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi vẫn còn nhiều khó khăn như: công tác quy hoạch chưa được thực hiện, đặc biệt quy hoạch đất ở cho khu vực nông thôn; hạ tầng giao thông được đầu tư song vẫn còn hạn chế; nhà ở nông thôn xây dựng chủ yếu là tự phát; thu nhập bình quân đầu người so với mức bình quân chung của thành phố còn thấp; việc huy động nguồn lực đóng góp của nhân dân còn khó khăn,…

Do đó, việc nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm, chính sách và phương thức tổ chức, triển khai các chương trình phát triển nông thôn; đề xuất phương pháp, cơ chế và cách tiếp cận phù hợp để giải quyết những tiêu chí còn tồn tại, xây dựng điển hình, nhân rộng địa bàn và đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình xây dựng NTM ở Đà Nẵng nói chung và huyện Hòa Vang nói riêng là rất cần thiết.

Với nhận thức trên, tôi chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng” đăng ký làm đề tài Luận văn cao học Quản lý công.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích

– Phân tích tình hình thực tiễn xây dựng NTM và đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện tốt

3.2. Nhiệm vụ

– Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong sự nghiệp đổi mới theo quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước ta.

– Phân tích thực trạng (kết quả, thành tựu, hạn chế, nguyên nhân…) quản lý nhà nước về xây dựng NTM trên địa bàn huyện Hòa Vang.

– Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị trong quản lý nhà nước về xây dựng NTM ở địa bàn huyện Hòa Vang

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1. Đối tượng nghiên cứu

4.2. Phạm vi nghiên cứu

– Địa bàn nghiên cứu: Huyện Hòa Vang – Thành phố Đà Nẵng

-Thời gian: Từ năm 2009 đến nay

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở phương pháp luận: Đề tài được thực hiện dựa trên quan điểm mác –xít về phát triển bền vững; các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

5.2. Phương pháp nghiên cứu:

– Thống kê định lượng, tổng hợp, phân tích, so sánh, kết luận;

– Tham khảo ý kiến các chuyên gia, các nhà khoa học và thảo luận.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

– Nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta và vận dụng vào điều kiện cụ thể thành phố Đà Nẵng

– Kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ góp phần cụ thể hóa “Chương trình hành động số 30-CTr/TU ngày 25-10-2008 về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2009-2015”

7. Kết cấu đề tài: Ngoài Phần Mở đầu; Kết luận và Kiến nghị, Tư liệu tham khảo; Đề tài được kết cấu thành 3 chương

Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng

Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

1.1. Cơ sở lý luận của xây dựng nông thôn mới

1.1.1. Quản lý nhà nước về nông thôn

Quản lý nhà nước đối với phát triển nông thôn là hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước trên cơ sở các quy luật phát triển xã hội, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội để đạt được mục đích ổn định và phát triển nông thôn.

1.1.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với nông nghiệp và phát triển nông thôn

1.1.2.1. Hoạch định phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn

1.1.2.2. Xây dựng đồng bộ và ban hành hệ thống thể chế tạo môi trường pháp lý cho phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn.

1.1.2.3. Quản lý và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp.

1.1.2.4.Quản lý, quy hoạch xây dựng các điểm dân cư nông thôn

1.1.2.5. Quản lý, xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn

1.1.2.6. Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, sự tham gia của các đoàn thể chính trị – xã hội trong lĩnh vực nông nghiệp – phát triển nông thôn.

1.1.2.7. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối, chính sách, các thể chế quản lý của Nhà nước, uốn nắn các sai lầm lệch lạc, xử lý nghiêm các vi phạm.

1.1.3. Vai trò của phát triển nông thôn đối với phát triển kinh tế – xã hội

1.1.3.1.Phát triển nông thôn đảm bảo cho quá trình sản xuất, cung cấp lương thực, thực phẩm và các nguyên liệu gia dụng khác cho đời sống con người.

1.1.3.2.Sự phát triển của kinh tế nông thôn sẽ góp phần tạo ra những tiền đề quan trọng và thực hiện có hiệu quả tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

1.1.3.3.Phát triển nông thôn là nhân tố kích thích các ngành phi nông nghiệp phát triển.

1.1.3.4. Phát triển bền vững nông thôn góp phần to lớn trong việc bảo vệ và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái, đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch và phòng chống ngăn ngừa thiên tai.

1.1.3.5.Phát triển nông thôn tạo điều kiện cho xuất khẩu thu ngoại tệ, tạo tích lũy ban đầu đầu tư trở lại cho phát triển kinh tế xã hội.

1.1.3.6. Phát triển nông thôn có vai trò tích cực trong tạo việc làm cho người nông dân, nhất là đối với những nước có tiềm năng phát triển nông, lâm, ngư nghiệp.

1.1.3.7.Góp phần ổn định chính trị xã hội, an ninh trật tự được giữ vững.

1.1.3.8. Sự phát triển của kinh tế nông thôn sẽ tạo cơ sở vật chất cho sự phát triển văn hóa ở nông thôn.

1.1.4. Nội dung xây dựng nông thôn mới

1.1.4.1. Khái niệm xây dựng nông thôn mới

Nông thôn mới là nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, xã hội dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh trật tự được giữ vững.

Từ Quyết định số 491/QĐ-TTg và Quyết định 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì “Xây dựng nông thôn mới là xây dựng nông thôn đạt 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới”.

1.1.4.2. Đơn vị nông thôn mới

Đơn vị nông thôn mới có 3 cấp:

– Xã nông thôn mới (đạt 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới);

– Huyện nông thôn mới (khi có 75% số xã nông thôn mới);

– Tỉnh nông thôn mới (khi có 75% số huyện nông thôn mới).

1.1.4.3. Chức năng của nông thôn mới

a.Chức năng sản xuất nông nghiệp hiện đại

b.Chức năng giữ gìn văn hóa truyền thống

c.Chức năng sinh thái

1.1.4.4. Chủ thể xây dựng nông thôn mới

1.1.4.5. Nguồn gốc động lực xây dựng nông thôn mới

a. Động lực từ đô thị hóa

b. Động lực từ công nghiệp hóa

c. Động lực từ các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp và các tổ chức hợp tác

1.1.4.6. Nguyên tắc thực hiện xây dựng nông thôn mới

1.1.4.7. Các nội dung cụ thể về xây dựng nông thôn mới.

a.Quy hoạch xây dựng nông thôn mới

b. Phát triển hạ tầng kinh tế xã hội

c. Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập

d. Giảm nghèo và an sinh xã hội

e. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn

f. Phát triển giáo dục đào tạo

g. Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân

h. Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông

i. Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

k. Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị – xã hội trên địa bàn

l. Giữ vững an ninh, trật tự xã hội ở nông thôn

1.1.4.8. Các bước xây dựng nông thôn mới

1.1.5. Quan điểm của Đảng về xây dựng nông thôn mới

1.1.5.1. Các quan điểm của Đảng về xây dựng NTM trước Đại hội VI

1.1.5.2. Các quan điểm của Đảng về xây dựng NTM từ Đại hội VI đến nay

1.2. Tình hình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam

1.2.1. Thành lập bộ máy chỉ đạo từ Trung ương đến cơ sở

Ngày 01 tháng 7 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1013/QĐ-TTg Thành lập Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2010 – 2020. Ban Chỉ đạo Trung ương có 24 thành viên, do đồng chí Nguyễn Sinh Hùng – Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ làm Trưởng ban, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Đức Phát làm Phó trưởng ban thường trực.

Theo Kế hoạch của Ban chỉ đạo Trung ương, trong năm 2010, các cấp chính quyền từ tỉnh đến huyện đều đã thành lập ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Ở cấp xã, thành lập Ban quản lý Chương trình nông thôn mới (do Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban, các ủy viên Ủy ban phụ trách các lĩnh vực nông nghiệp, kinh tế, giao thông công chính, đại diện Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể quần chúng làm thành viên) và Ban giám sát công đồng (gồm đại diện của Hội đồng nhân dân, Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội và đại diện của cộng đồng dân cư).

Cấp thôn bản: Mỗi thôn, bản thành lập một Ban phát triển thôn làm nòng cốt trong quá trình thực hiện nội dung xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Nhiệm vụ của Ban phát triển thôn là động viên, khuyến khích nhân dân tham gia xây dựng, thực hiện, giám sát các quá trình xây dựng các nội dung về nông thôn mới ở xóm, bản.

1.2.2. Tổ chức quán triệt, tuyên truyền, chọn điểm chỉ đạo

Ban chỉ đạo Trung ương đã chọn 5 tỉnh là Phú Thọ, Thái Bình, Hà Tĩnh, Bình Phước, An Giang và 05 huyện là Nam Đàn – tỉnh Nghệ An, Hải Hậu – tỉnh Nam Định, Phước Long – tỉnh Bạc Liêu, Phú Ninh – tỉnh Quảng Nam, K’Bang – tỉnh Gia Lai làm điểm chỉ đạo.

1.2.3. Ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo

Các Bộ, ngành khác đều đã căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo chỉ đạo của Chính phủ.

1.2.4. Chỉ đạo cơ sở tập trung thực hiện một số nội dung

Song song với việc quy hoạch, các địa phương đang từng bước thực hiện các nội dung như xây dựng đường giao thông, thủy lợi, chuyển dịch kinh tế…

1.3. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nước trên thế giới và một số địa phương ở các vùng trong nước

1.3.1. Kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới

1.3.1.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc

1.3.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc

1.3.1.3. Kinh nghiệm Nhật Bản

1.3.2. Kinh nghiệm một số điển hình tiên tiến ở các vùng trong nước

1.3.2.1. Xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Quảng Ninh

1.3.2.2. Xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình

1.3.2.3. Xây dựng nông thôn mới tại Đăk Lăk

1.3.2.4. Xây dựng nông thôn mới ở Bình Phước

1.3.2.5. Xây dựng nông thôn mới tại Yên Bái

1.3.2.6. Xây dựng nông thôn mới tại Tuyên Quang

Chương 2

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Ở HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1. Một số nhân tố tác động, ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xây dựng NTM ở huyện Hòa Vang – Thành phố Đà Nẵng

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1.Vị trí địa lý:

Huyện Hoà Vang nằm ở vị trí toạ độ từ 15055đến 16013 vĩ độ Bắc và 107049’ đến 108013 kinh độ Đông, bao bọc quanh phía Tây khu vực nội thành thành phố Đà Nẵng:

2.1.1.2. Diện tích tự nhiên

Huyện Hoà Vang hiện nay có diện tích tự nhiên là 73.488,7 ha, chiếm khoảng ¾ diện tích toàn thành phố Đà Nẵng. trong số 11 xã của huyện có 3 xã đồng bằng ( Hoà Châu, Hoà Phước, Hoà Tiến), 04 xã trung du ( Hoà Nhơn, Hoà Phong, Hoà Khương, Hoà Sơn) và 4 xã vùng núi ( Hoà Liên, Hoà Bắc, Hoà Bắc và Hoà Phú).

2.1.1.3. Đặc điểm địa hình

2.1.1.4. Khí hậu, thuỷ văn

2.1.2. Tài nguyên

2.1.2.1 Đất đai

2.1.2.2 Rừng

2.1.2.3.Khoáng sản

2.1.2.4. Tài nguyên du lịch

2.1.3. Điều kiện kinh tế – xã hội

Dân số là 123.024 người ( năm 2011), chiếm khoảng 13% dân số toàn thành phố, trong đó tỷ lệ nam là 49,47% và 50,53% nữ, mật độ dân số của huyện là 167 người/km2.

Trong tổng số 123.024 người thì dân số trong độ tuổi lao động là 75.926 người, chiếm tỷ lệ 61,71%. Lao động có việc làm là 62.717 người, chiếm 82,6% dân số trong độ tuổi lao động.

Văn hóa, xã hội có nhiều kết quả tích cực, cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho giáo dục đào tạo trên địa bàn huyện được đầu tư theo hướng kiên cố hoá, khang trang. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên từng bước chuẩn hoá, chất lượng giáo dục được nâng lên. Nhìn chung, đời sống nhân dân toàn huyện được cải thiện, thu nhập hiện nay đạt 18,75 triệu đồng/người/năm, tăng 5,75 triệu đồng/người/năm so với năm 2006. Sự nghiệp văn hoá, thể thao tiếp tục phát triển. Nếp sống văn hóa, văn minh từng bước được hình thành trong cộng đồng dân cư.

2.1.4. Đánh giá chung

2.1.4.1. Thuận lợi

Là địa bàn tập trung nhiều dự án khu công nghiệp, những cơ sở sản xuất phục vụ trực tiếp quá trình phát triển của khu vực đô thị Đà Nẵng như: sản xuất vật liệu xây dựng, cung cấp các sản phẩm nông nghiệp, huyện đã tận dụng lợi thế về tài nguyên để thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, do có điều kiện bố trí mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Trong điều kiện nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều, địa thế ở độ cao trung bình so với mực nước biển, quá trình đô thị hoá diễn ra tương đối thuận lợi. Giao thông thuỷ bộ dễ dàng bởi quy hoạch mạng lưới đường xá, cầu cống, trong đó có đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, đường sắt Bắc – Nam.

Tài nguyên du lịch đang được khai thác mạnh mẽ với những nguồn lực sẵn có và sự đầu tư thích hợp.

2.1.4.2. Khó khăn

Quá trình khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên chưa tương xứng với tiềm năng của Huyện, còn phụ thuộc vào điều kiện bên ngoài.Tài nguyên rừng, đất trồng và khoáng sản vẫn bị khai thác trái phép, phá vỡ sự cân bằng sinh thái.

Nông nghiệp đang đứng trước nhiều thử thách đe doạ sự bền vững của quá trình phát triển, nhiều rủi ro gây thiệt hại cho sản xuất và kinh doanh. Nhiều ngành sản xuất kinh doanh nông sản không cân đối với thị trường, chưa tìm được đầu ra hợp lý.

Việc hình thành các khu công nghiệp nhằm tạo điều kiện để các chủ daonh nghiệp đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, song thực tế chô thấy nhiều doanh nghiệp đã nhập dây truyền công nghệ lạc hậu hàng chục năm. Điều này không chỉ làm giảm sức cạnh tranh mà còn khiến hoạt động nsanr xuất không ổn định, gây ô nhiễm môi trường.

Lao động nông nghiệp ngày càng già đi, giá nhân công nông nghiệp trên địa bàn Huyện thấp hơn so với các thành phố từ 1,5-2 lần. Quá trình đào tạo nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu phát triển hiện nay.

Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng

2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng Nông thôn mới ở huyện Hòa Vang – Thành phố Đà Nẵng

2.2.1. Công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý

Ngày 22/9/2010, UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Quyết định số 2718/QĐ-UBND về việc thành lập Ban chỉ đạo (BCĐ) thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2010-2020 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng gồm 27 thành viên là lãnh đạo các Sở, ngành, đoàn thể có liên quan. Đối với huyện, để triển khai tình hình xây dựng nông thôn mới, Huyện uỷ, UBND huyện Hoà Vang đã thực hiện các công việc sau:

Ban hành Đề án xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hoà Vang giai đoạn 2011-2020, đồng thời chỉ đạo 11 xã lập Đề án xây dựng NTM trên địa bàn xã và xây dựng các kế hoạch cụ thể để thực hiện từng tiêu chí chưa đạt; đã thẩm định và phê duyệt Đề án xây dựng NTM 11 xã.

Thành lập BCĐ, Ban quản lý, điều hành chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM huyện Hoà Vang. Thành lập BCĐ và Ban quản lý xây dựng NTM 11 xã và Ban phát triển ở 118 thôn.

Tổ chức giao ban hằng tháng, quý, sơ kết 6 tháng giữa BCĐ chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới của xã và huyện để giải quyết những tồn tại, vướng mắc.

2.2.2. Công tác lập quy hoạch và xây dựng đề án

UBND huyện đã mời Viện Quy hoạch cùng với các xã rà soát quy hoạch và khớp nối Quy hoạch NTM trên địa bàn 11 xã, đồng thời chỉ đạo BCĐ xây dựng NTM các xã lập Đề án xây dựng NTM trên địa bàn từng xã.

Huyện Hoà Vang đã chủ động thực hiện công tác quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế – xã hội và môi trường, quy hoạch mới và chỉnh trang các khu dân cư.

Ngày 21/7/2012 Chủ tịch UBND thành phố đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể của 11 xã xây dựng NTM, trong đó xác định tổng diện tích, quy mô sử dụng đất, dự tính dân số, hộ gia đình, khu vực ổn định dân cư, trung tâm hành chính, số dân trên từng xã đến năm 2015 và định hướng phát triển các trọng tâm kinh tế chủ yếu và ngành nghề nông thôn. Chọn 02 xã Hoà Châu và Hoà Tiến làm điểm về Quy hoạch chi tiết.

2.2.3. Công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc triển khai thực hiện

Đối với huyện Hoà Vang, trong thời gian qua, Huyện uỷ, UBND huyện đã có nhiều nỗ lực, quyết tâm rất cao trong công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nội dung xây dựng NTM, từ việc tổ chức quán triệt chủ trương, nội dung và cách làm xây dựng nông thôn mới đến các cấp uỷ đảng, các ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở và nhân dân, chủ động ban hành nhiều văn bản chỉ đạo đến việc củng cố, kiện toàn BCĐ, BQL xây dựng NTM ở huyện, xã và Ban Phát triển ở thôn, thành lập Tổ nông thôn mới cấp huyện cũng như phân công các thành viên BCĐ huyện tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện ở các xã.

Đã thành lập Tổ kiểm tra, giám sát về công tác triển khai, thực hiện việc xây dựng nông thôn mới tại 06 xã (Hòa Tiến, Hòa Phong, Hòa ninh, Hòa Bắc, Hòa Khương, Hòa Nhơn). Ngoài ra, các thành viên BCĐ huyện, các ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện chương trình theo kế hoạch 3 tháng, 6 tháng và 1 năm về kết quả thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới của các xã; kịp thời hướng dẫn, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới.

2.2.4. Kết quả bước đầu trong công tác Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng

2.2.4.1. Về công tác quy hoạch

Đến tháng 5/2013 đã có 11/11 xã đã được Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố phê duyệt quy hoạch chi tiết và các xã đã tổ chức công bố quy hoạch trên địa bàn xã. Hiện nay, công tác quy hoạch đang được tiếp tục rà soát, điều chỉnh quy hoạch theo hướng cập nhật các đồ án đã có quyết định huỷ hoặc điều chỉnh quy hoạch, bổ sung khu vực hành lang thoát lũ, hành lang các tuyến giao thông lớn, xác định rõ ranh giới đất ở và các loại đất khác.

2.2.4.2. Hạ tầng kinh tế – xã hội

a. Giao thông

Đường xã, liên xã: Tổng chiều dài 116,08 km đã thảm nhựa và bê tông hoá 96,78 km, còn lại 19,3 km chưa được thảm nhựa hoặc bê tông hoá.

Đường thôn, xóm: Tổng chiều dài 187,93 km, đã thảm nhựa và bê tông hoá 158,65 km, còn lại 29,28 km chưa được bê tông hoá.

Đường kiệt hẻm: Tổng chiều dài 428,64 km, đã bê tông hoá được 351,96 km, còn lại 76,68 km chưa được bê tông hoá.

Đường nội đồng: Tổng chiều dài 107,92 km, đã bê tông hoá được 25,02 km, còn lại 82,91 km chưa được bê tông hoá.

b. Thuỷ lợi

Hệ thống thuỷ lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh, toàn huyện có 46 công trình thuỷ lợi. Trong đó, công ty TNHH một thành viên Thuỷ lợi Đà Nẵng quản lý 05 công trình, 41 công trình do Huyện quản lý gồm 14 hồ chứa nước, 06 trạm bơm và 21 đập dâng đảm bảo nước cho 6.527,31ha.

c. Hệ thống điện lưới quốc gia

Tỉ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn trên địa bàn Huyện đạt 99,7% ( đạt chỉ tiêu NTM); hệ thống đường dây hạ thế đạt yêu cầu kỹ thuật, song còn nhiều tuyến từ hạ thế đến hộ dân chưa an toàn. Đặc biệt ở những vừng xa như Hoà Bắc, Hoà Liên chưa có trạm biến áp nên khó khăn cho sản xuất như nuôi tôm, cá ở các đầm nước. 100% các xã đã đạt chỉ tiêu, song cần tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn cung cấp điện.

d. Trường học

Được sự quan tâm của Thành phố, Huyện đầu tư bằng nhiều nguồn kinh phí khác nhau, nên hệ thống trường, lớp học, trang thiết bị giảng dạy và học tập đã được cải thiện. Trên địa bàn Huyện có 42 trường học các cấp, trong đó có 22 trường đạt chuẩn quốc gia (52,38%) so với tiêu chí NTM thì tiêu chí này chưa đạt, cụ thể:

Bậc mầm non, mẫu giáo: 12 trường, đạt chuẩn 03 trường, chiếm tỷ lệ 25%; Bậc tiểu học: có 19 trường, đạt chuẩn 17 trường, tỷ lệ 89,4%; Bậc THCS: có 11 trường, đạt chuẩn 02 trường, tỷ lệ 18,18%.

e. Cơ sở vật chất văn hoá

Tiêu chí này hầu hết các xã trong Huyện đều chưa đạt. Có 4/11 xã có nhà văn hoá,7/11 xã có khu thể thao;112/118 thôn có khu thể thao. So với tiêu chí NTM thì đa số nhà văn hoá và khu thể thao thôn, xã chưa đáp ứng cả tiêu chuẩn và quy mô.

f. Chợ nông thôn

Hiện nay trên địa bàn Huyện có 14 chợ, trong đó có 04 chợ đạt chuẩn của Bộ Xây dựng và 10 chợ chưa đạt chuẩn. Cho đến nay riêng 02 xã chưa có chợ là Hoà Châu và Hoà Bắc 7/11 xã đạt tiêu chí.

g. Bưu điện

Tiêu chí này ở Huyện thực hiện tương đối tốt và đạt tiêu chí NTM. Trên địa bàn Huyện có 10/11 xã có bưu điện văn hoá xã với 25 điểm phục vụ bưu chính viễn thông, 47 điểm cung cấp dịch vụ Internet đến thôn và có 45,34% hộ sử dụng điện thoại cố định.

h. Nhà ở dân cư nông thôn

Toàn Huyện có 30.046 nhà ở dân cư, trong đó có 29.974 nhà đạt tiêu chuẩn Bộ Xây dựng ( chiếm 99,7%). Tuy nhiên tình trạng nhà ở dân cư còn phân bố rải rác, không tập trung, chủ yếu tập trung ở các trục đường chính; nhà ở xây dựng thiếu quy hoạch không có thiết kế mẫu, không có hệ thống thoát nước, tình trạng nhà ống ở khu vực nông thôn diễn ra khá phổ biến làm mất đi kiến trúc truyền thống cảnh quan khu vực nông thôn.

Kết quả về phát triển hạ tầng nông thôn đến cuối năm 2013, đã có 8/11 xã đạt chuẩn về giao thông; 11/11 xã đạt chuẩn về điện; 5/11 xã đạt chuẩn về cơ sở vật chất trường học; 5/11 xã đạt chuẩn về cơ sở vật chất văn hoá; 10/11 xã đạt chuẩn về chợ nông thôn; 9/11 xã đạt chuẩn về nhà ở dân cư.

2.2.4.3. Về phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân

Kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại phát triển nhanh về số lượng, hoạt động nhiều ngành, nghề khác nhau ở nhiều xã trên địa bàn Huyện, nhân dân hưởng ứng và phát huy hiệu quả kinh tế hợp tác xã (HTX) tại 175 trang trại, trong đó 16 trang trại nuôi trồng thuỷ sản, 59 trang trại chăn nuôi, 49 trang trại trồng rừng, 59 trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp đạt hiệu quả.

Kết quả đến cuối năm 2013, đã có 10/11 xã đạt chuẩn về thu nhập dân cư bình quân đầu người 18 triệu đồng/ người/ năm; 02/11 xã đạt chuẩn nông thôn mới có tỷ lệ hộ nghèo dưới 5% ( nếu tính theo chuẩn nghèo của Trung ương thì tỷ lệ hộ nghèo của 11 xã đều đạt chuẩn nông thôn mới có tỷ lệ hộ nghèo dưới 5%); có 11/11 xã đạt tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên trên 90% ( đạt chuẩn nông thôn mới).

2.2.4.4. Về phát triển giáo dục, y tế, văn hoá và môi trường

Chất lượng giáo dục từng bước được nâng cao, đến cuối năm 2013 đã có 11/11 xã đạt chuẩn về giáo dục.

Công tác chăm sóc sức khoẻ cho người dân ngày một tốt hơn, tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện đạt 90,98% ( tăng gần 41% so với năm 2010); Đến cuối năm 2013, đã có 07/11 xã đạt chuẩn về y tế.

Về văn hoá, thiết chế văn hoá ở nông thôn tiếp tục được hoàn thiện; các hoạt động văn hoá, thể thao quần chúng có bước phát triển hơn trước. Đến cuối năm 2013, có 11/11 xã đạt chuẩn về văn hoá.

Về Môi trường, trên địa bàn Huyện có 19.677/30.046 hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn quốc gia. Đến cuối năm 2013, chỉ có 02/11 xã đạt chuẩn về môi trường là Hoà Châu và Hoà Tiến.

2.2.4.5. Xây dựng hệ thống tổ chức chính trị – xã hội vững mạnh và an ninh, trật xã hội

Các tổ chức đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể chính trị – xã hội từ huyện đến cơ sở được củng cố, kiện toàn, 100% cán bộ xã đạt chuẩn theo quy định. Đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho 1.255 lượt cán bộ, công chức xã. Đến cuối năm 2013, đã có 9/11 xã đạt chuẩn về hệ thông chính trị xã hội vững mạnh.

An ninh trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Huyện được giữ vững; tình trạng phạm tội và các tệ nạn cơ bản được hạn chế và đẩy lùi, công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo được quan tâm, các vụ việc phức tạp được giải quyết dứt điểm. Đến cuối năm 2013, có 10/11 xã đạt tiêu chuẩn về an ninh trật tự xã hội.

2.2.4.6. Kết quả thực hiện các tiêu chí

Đến cuối năm 2013, đã có 02 xã hoàn thành xã nông thôn mới là xã Hoà Châu và Hoà Tiến đạt 19 tiêu chí. Các xã còn lại đạt từ 11 đến 15 tiêu chí, cụ thể: Hoà Phú đạt 15 tiêu chí; Hoà Phước, Hoà Liên, Hoà Nhơn đạt 14 tiêu chí; Hoà Phong, Hoà Khương, Hoà Sơn đạt 13 tiêu chí; Hoà Ninh đạt 12 tiêu chí; Hoà Bắc đạt 11 tiêu chí.

2.2.4.7. Kết quả huy động các nguồn lực

Thực hiện cuộc vận động “ Toàn thành phố chung sức xây dựng nông thôn mới”, đã có 60 đơn vị đăng ký giúp Hoà Vang xây dựng nông thôn mới với tổng kinh phí đăng ký hỗ trợ là 41.765 triệu đồng. Kết quả thực hiện trong 2 năm 2012 và 2013, đã huy động nguồn kinh phí ngoài ngân sách là 45.030 triệu đồng (trong đó hỗ trợ không hoàn lại 36.511 triệu đồng và vay ưu đãi 8.519 triệu đồng).

2.2.5. Đánh giá việc thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng

2.2.5.1. Mặt mạnh

Ngoài việc lồng ghép từ vốn Nhà nước hỗ trợ xây dựng NTM, một số sở, ban, ngành đã và đang huy động sự đóng góp của cán bộ, công chức trong ngành với tổng số tiền đăng ký gần 3 tỷ đồng để hỗ trợ cho các địa phương, một nửa trong số đó đã thực hiện đầu tư. Vai trò chủ thể của người nông dân từng bước được phát huy.

2.2.5.2. Mặt hạn chế

Sự phân hoá giàu nghèo gia tăng, đặc biệt bộ phận chịu nhiều thiệt thòi nhất lại là những hộ bị thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp. Các khu công nghiệp mới chỉ dừng lại ở mở rộng mặt bằng chứ chưa góp phần tạo nên diện mạo mới của nông thôn, đồng thời dẫn đến nhiều vấn đề khác như : kết cấu dân số, lao động ở nông thôn những nơi có khu công nghiệp biến động lớn.Từ đó nảy sinh nhiều vấn đề xã hội cần giải quyết như điều kiện ăn ở, an ninh trật tự….

Công tác tuyên truyền, vận động, một số địa phương thực hiện chưa sâu rộng, chưa thường xuyên, kịp thời, hình thức tuyên truyền chưa phong phú, thiếu thuyết phục. Một bộ phận cán bộ, lãnh đạo và người dân vẫn còn đứng ngoài cuộc, có tư tưởng trông chờ, ỷ lại, chưa phát huy hết vai trò của mình.

Công tác quy hoạch chưa được cụ thể hoá, tính quy hoạch thiếu ổn định, nguồn vốn đầu tư còn lệ thuộc vào cấp trên, ngân sách các xã còn hạn chế…

2.2.6. Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm

2.2.6.1.Nguyên nhân

2.2.6.2. Bài học kinh nghiệm:

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN HÒA VANG,

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3.1. Giải pháp về tổ chức và quản lý

Tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch, thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, giải toả đền bù, lĩnh vực đất đai, môi trường và các dự án trên địa bàn Huyện.

Tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ mới, đạo tạo nhân lực, văn hoá..

Đổi mới và nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong việc ổn định thị trường, hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu nông sản hàng hoá. Nhà nước có sự trợ giúp nhất định về các thông tin cập nhật liên quan đến thị trường, tạo điều kiện cho các nhà sản xuất, các nhà kinh doanh trực tiếp tiếp cận với đối tác và thị trường.

3.2. Giải pháp QLNN về xây dựng cơ sở hạ tầng

Tập trung xây dựng hoàn chỉnh các công trình trọng điểm về kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật – xã hội, nhất là hệ thống giao thông, thuỷ lợi, nước sạch, điện, trường học, viễn thông, internet, các thiết chế văn hoá, chợ nông thôn, các công trình y tế, giáo dục…

Hoàn chỉnh trụ sở xã và các công trình phụ trợ, ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung, làng nghề tiểu thủ công nghiệp, các cụm, tuyến dân cư…

Kịp thời sửa chữa, tu bổ những công trình đang xuống cấp.

3.3. Giải pháp QLNN về cơ chế chính sách

3.3.1. Chính sách về đất đai

3.3.2. Chính sách về thuế nông nghiệp

3.3.3. Chính sách về vốn và đầu tư nông nghiệp

3.3.4. Chính sách về an sinh xã hội

3.3.5. Chính sách bảo tồn các giá trị văn hoá

3.3.6. Giải pháp về cơ chế chính sách hỗ trợ

3.4. Giải pháp về điển hình hóa và nhân rộng địa bàn

Nhân rộng những cách làm hay, sáng kiến tốt, điển hình tiên tiến nhưng luôn có cái riêng, độc đáo phù hợp với hoàn cảnh thực tế của địa phương.

Dành kinh phí cho việc xây dựng các mô hình phát triển sản xuất hàng hóa nhằm tăng thu nhập cho người dân, hỗ trợ người dân xây dựng các mô hình sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng suất lao động…

3.5. Nhân lực thực hiện xây dựng nông thôn mới

Nông dân là chủ thể chính của xây dựng nông thôn mới. Dù khó khăn hay thuận lợi thì trên hết, động lực xây dựng NTM chính là sự đồng thuận chung sức của cộng đồng dân cư.

3.6. Biện pháp huy động nguồn vốn cho thực hiện xây dựng NTM

3.6.1. Nhu cầu vốn

Tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện Hoà Vang giai đoạn 2011-2020 ước tính là 1.595.493 triệu đồng. Trong đó, giai đoạn 2011-2015 là 1.161.893 triệu.Trung bình mỗi xã đạt chuẩn NTM cần đầu tư từ 120 đến 150 tỉ đồng.

3.6.2. Cơ chế huy động vốn

3.6.3. Huy động vốn từ ngân sách nhà nước

3.6.4. Huy động vốn từ sự giúp đỡ của các doanh nghiệp và HTX

3.6.5. Huy động vốn từ quỹ tín dụng

3.6.6. Huy động vốn từ trong dân

3.6.7. Huy động vốn từ các tổ chức quốc tế

3.6.8. Huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác (cho, tặng,biếu, hiến…)

Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận:

Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ rất quan trọng cả trước mắt và lâu dài, là cơ sở để ổn định tình hình kinh tế – xã hội, củng cố khối liên minh công – nông – trí theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sau hơn 25 năm đất nước đổi mới theo định hướng XHCN, sản xuất nông nghiệp của nước ta phát triển tương đối toàn diện, với tốc độ cao. Từ một nước thiếu lương thực trầm trọng, Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu lương thực hàng đầu trên thế giới. Cùng với thành tựu phát triển nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH, bộ mặt nông thôn Việt Nam đã từng bước được đổi mới, đặc biệt là cơ sở hạ tầng về đường giao thông, điện cho sản xuất và sinh hoạt, trạm y tế khám chữa bệnh chăm sóc sức khỏe nhân dân đã được xây dựng tương đối đồng bộ…

Tuy nhiên việc xây dựng nông thôn mới còn nhiều bất cập. Về phương diện quản lý nhà nước, có thể thấy những tồn tại, yếu kém trong xây dựng nông thôn mới xuất phát từ chưa có một hệ thống đồng bộ, hoàn chỉnh về các văn bản pháp quy để quản lý, hướng dẫn việc xây dựng, chưa có sự nghiên cứu một cách tổng thể về quy hoạch xây dựng làng xã, thiếu đội ngũ cán bộ quản lý có chuyên môn nghiệp vụ. Vì vậy việc xây dựng nông thôn mới nhất là xây dựng nhà ở của các hộ nông dân thiếu sự chỉ đạo, tư vấn thống nhất, mang tính tự phát. Một số cán bộ ở cấp xã, huyện chưa nhận thức sâu sắc vai trò của nông nghiệp, nông thôn, nông dân, yêu cầu tăng cường khối liên minh giữa giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Một số địa phương chưa xác định đúng tiềm năng, nội lực, thế mạnh của mình cần tập trung phát huy vào phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Xây dựng NTM vừa là yêu cầu vừa là tất yếu của thời kỳ tiến lên CNH, HĐH mà toàn xã hội cùng quan tâm. NTM văn minh hiện đại đáp ứng nguyện vọng của đông đảo bà con nông dân. Bí quyết thành công là: lòng dân, sức dân, nguồn lực và lãnh đạo điều hành. Xây dựng NTM nhất thiết phải có cái mới, diện mạo mới, kết quả mới, đời sống mới và đặc biệt là đời sống của người dân được nâng lên cả về vật chất lẫn tinh thần.

Kinh nghiệm ở một số điển hình tiên tiến trong nước về xây dựng NTM cho thấy, sự phối hợp Nhà nước và nhân dân, các ngành các cấp, phương pháp tổ chức hợp lý nguồn vốn và nhân lực là tiền đề của thành công.

2. Kiến nghị:

2.1.Chương trình xây dựng NTM là chương trình hướng dẫn, giúp người dân nâng cao chất lượng cuộc sống có sự hỗ trợ của Nhà nước. Để tạo điều kiện thực hiện và phát huy vai trò chủ thể trong quá trình tham gia xây dựng NTM, Nhà nước cần công bố hỗ trợ cho mỗi xã là bao nhiêu tiền (tùy theo điều kiện mỗi xã mà mức hỗ trợ khác nhau), trong thời hạn bao nhiêu năm, trên cơ sở số tiền đó, người dân sẽ chủ động bàn bạc làm gì để thực hiện các tiêu chí, số tiền còn lại huy động đóng góp cộng đồng.

2.2. Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới là rất cần thiết, là định hướng cho xây dựng cho các quy hoạch, đề án, kế hoạch thực hiện. Tuy nhiên nông thôn Việt Nam vốn rất đa dạng và phong phú, thực tế cho thấy có nhiều mô hình và cách làm khác nhau, do vậy cần xây dựng Bộ tiêu chí theo hướng mở bao gồm một số tiêu chí cứng và một số tiêu chí mở có tính định hướng tùy thuộc vào điều kiện của từng vùng,từng địa phương sẽ quyết định cụ thể cho phù hợp. Đối với nông thôn Đà Nẵng cần rà soát, chỉnh sửa các tiêu chí số 3, 6, 7, 10 cho phù hợp với thực tế.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN HOC VIEN HANH CHINH\LUAN VAN (Le Thi Bich Thuan)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *