Chính quyền điện tử ở thành phố Đà Nẵng-Luận văn hay

Chính quyền điện tử ở thành phố Đà Nẵng

Chính quyền điện tử ở thành phố Đà Nẵng

1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn

Xây dựng Chính phủ điện tử là một giải pháp hữu hiệu được các quốc gia trên thế giới lựa chọn nhằm hướng đến một Chính phủ hoạt động hiệu lực, hiệu quả nhưng ít tốn kém.

Tại Việt Nam, ở cấp Trung ương, những kết quả đạt được trong việc xây dựng chính quyền điện tử ở Việt Nam còn khá khiêm tốn. Ở cấp địa phương, Đà Nẵng là địa phương đầu tiên của cả nước xây dựng thành công mô hình chính quyền điện tử.

Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên và căn cứ vào các kiến thức đã tiếp thu được từ chương trình đào tạo thạc sỹ Quản lý công của Học viện Hành chính Quốc gia, tôi đã chọn đề tài: “Chính quyền điện tử ở thành phố Đà Nẵng” để nghiên cứu làm luận văn của mình nhằm nghiên cứu thực trạng chính quyền điện tử ở thành phố Đà Nẵng và từ đó đưa ra các giải pháp tiếp tục hoàn thiện, phát triển mô hình chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

a) Mục đích:

Thông qua việc nghiên cứu hiện trạng chính quyền điện tử tại Đà Nẵng để đưa ra một số giải pháp nhằm từng bước hoàn thiện và phát triển mô hình chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng.

b) Nhiệm vụ:

– Nghiên cứu những cơ sở lý luận của đề tài.

– Nghiên cứu thực trạng chính quyền điện tử ở thành phố Đà Nẵng.

– Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

a) Đối tượng nghiên cứu:

Mô hình chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển.

b) Phạm vi nghiên cứu:

Chính quyền điện tử được đánh giá qua 3 tiêu chí chủ yếu là: Dịch vụ công trực tuyến, cơ sở hạ tầng viễn thông và nguồn nhân lực. Ngoài ra, sự tham gia của người dân cũng là một tiêu chí phụ để đánh giá sự thành công của chính quyền điện tử. Vì thế, luận văn đi sâu nghiên cứu những vấn đề trên trong mô hình chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng hiện nay.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

a) Phương pháp luận:

Luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về chính quyền điện tử.

b) Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài lựa chọn phương pháp nghiên cứu như sau:

– Phương pháp nghiên cứu lý luận

– Phương pháp phỏng vấn chuyên gia

– Phương pháp điều tra

– Phương pháp phỏng vấn sâu

– Phương pháp phân tích xử lý số liệu

Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp khác như: phân tích tổng hợp, thống kê, quan sát.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Luận văn đưa ra cái nhìn tổng thể về Chính phủ điện tử đồng thời đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện và phát triển chính quyền điện tử Đà Nẵng. Đà Nẵng là địa phương đầu tiên của cả nước xây dựng thành công hệ thống thông tin chính quyền điện tử. Vì thế, các tỉnh, thành phố thuộc Trung ương khác trên cả nước có thể tham khảo, học tập kinh nghiệm của Đà Nẵng để áp dụng cho địa phương mình.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm có 03 chương, gồm:

Chương 1: Cơ sở lý luận về chính quyền điện tử

Chương 2: Thực trạng chính quyền điện tử ở thành phố Đà Nẵng

Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển chính quyền điện tử ở thành phố Đà Nẵng.

Chính quyền điện tử ở thành phố Đà Nẵng-Luận văn hay
Chính quyền điện tử ở thành phố Đà Nẵng-Luận văn hay

Chương 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ

1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ

1.1.1. Những vấn đề cơ bản về Chính phủ điện tử

1.1.1.1. Khái niệm Chính phủ điện tử

Đã có rất nhiều tổ chức và Chính phủ đưa ra định nghĩa “CPĐT”. Tuy nhiên, hiện không có một định nghĩa thống nhất về CPĐT, hay nói cách khác, hiện không có một hình thức CPĐT được áp dụng giống nhau cho các nước. Các tổ chức khác nhau đưa ra những định nghĩa về CPĐT của riêng mình.

Theo Ngân hàng thế giới (World Bank): “CPĐT là việc các cơ quan của Chính phủ sử dụng một cách có hệ thống CNTT và viễn thông để thực hiện các quan hệ với công dân, với doanh nghiệp và các cơ quan hành chính. Những công nghệ này nhằm cải thiện giao dịch giữa Nhà nước với công dân và doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả quản lý, giảm chi phí và bớt tham nhũng thông qua tăng cường công khai và minh bạch”.

Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra định nghĩa: “CPĐT là Chính phủ ứng dụng CNTT-TT nhằm tăng hiệu quả hoạt động của các cơ quan Chính phủ, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn”.

Mặc dù còn có những quan niệm khác nhau, song có thể hiểu một cách đơn giản:

“CPĐT là Chính phủ ứng dụng CNTT-TT để đổi mới tổ chức, đổi mới quy tắc hoạt động, tăng cường năng lực của Chính phủ, làm cho Chính phủ làm việc có hiệu lực, hiệu quả và minh bạch hơn (transparency), cung cấp thông tin và dịch vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp, các tổ chức và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện quyền dân chủ và tham gia quản lý nhà nước”.

Cần lưu ý rằng, trong tiếng Anh, thuật ngữ Electronic Government, được dịch là Chính phủ điện tử hay Chính quyền điện tử. Ở nước ta, ở cấp Trung ương, người ta thường dùng thuật ngữ Chính phủ điện tử, còn ở cấp địa phương, người ta thường dùng thuật ngữ Chính quyền điện tử. Hay nói cách khác, Chính quyền điện tử là khái niệm dùng để chỉ việc xây dựng Chính phủ điện tử ở địa phương.

1.1.1.2. Các dạng giao dịch trong Chính phủ điện tử

Tham gia CPĐT có 3 thực thể: Chính phủ, người dân và doanh nghiệp. Trên cơ sở quan hệ giữa các chủ thể trên có 4 dạng giao dịch CPĐT bao gồm:

– G2C (Chính phủ với công dân)

– G2B (Chính phủ với doanh nghiệp)

– G2E (Chính phủ với người lao động)

– G2G (Chính phủ với Chính phủ)

Ngoài 4 giao dịch chủ yếu còn có những hình thức giao tiếp khác trong CPĐT: C2C, B2C, C2G, B2G…

1.1.1.3. Các nhóm công việc chính của Chính phủ điện tử

CPĐT có 02 nhóm công việc chính:

– Các dịch vụ Chính phủ trực tuyến

– Tác nghiệp Chính phủ

1.1.1.4. Các giai đoạn xây dựng Chính phủ điện tử

Một mô hình CPĐT đã được sử dụng rộng rãi, do hãng tư vấn và nghiên cứu Gartner xây dựng nên, chỉ ra bốn giai đoạn của quá trình phát triển CPĐT.

– Thông tin (sự hiện diện của Web – Web presence)

– Tương tác – interaction

– Giao dịch – transaction

– Chuyển hóa – transformation

1.1.1.5. Lợi ích của Chính phủ điện tử

Một cách tổng quan, có thể thấy lợi ích của CPĐT như sau:

– Nhìn từ phía các cơ quan Chính phủ: Làm tăng hiệu quả làm việc của các cơ quan Chính phủ, tăng tính minh bạch trong hoạt động của các cơ quan Chính phủ.

– Nhìn từ phía người dân, doanh nghiệp: Được các cơ quan Chính phủ cung cấp thông tin, cung cấp dịch vụ nhanh hơn, thuận tiện hơn bằng việc cung cấp thông tin, dịch vụ một cách trực tuyến.

– Người dân trở thành trung tâm trong quá trình các cơ quan Chính phủ cung cấp thông tin và dịch vụ.

Chi tiết hơn, các chuyên gia trên thế giới và các báo cáo về CPĐT các nước đã tổng kết nhiều lợi ích mà CPĐT mang lại. Cụ thể:

– Tăng khả năng tiếp cận với Chính phủ.

– Người dân cảm thấy hài lòng hơn.

– Các quy trình làm việc được tổ chức lại.

– Tăng năng suất lao động.

1.1.2. Các tiêu chí cơ bản để đánh giá Chính phủ điện tử

Báo cáo đánh giá về hiện trạng phát triển CPĐT do Liên hợp quốc công bố có chỉ ra mức độ phát triển CPĐT dựa trên ba nền tảng chính đó là:

1.1.2.1. Dịch vụ công trực tuyến

Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/06/2011 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và DVCTT trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước quy định:

DVCTT là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan Nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng.

DVCTT gồm có các mức độ sau:

+ DVCTT mức độ 1: Là dịch vụ bảo đảm cung cấp đầy đủ các thông tin về thủ tục hành chính và các văn bản có liên quan quy định về thủ tục hành chính đó.

+ DVCTT mức độ 2: Là DVCTT mức độ 1 và cho phép người sử dụng tải về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu. Hồ sơ sau khi hoàn thiện được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.

+ DVCTT mức độ 3: Là DVCTT mức độ 2 và cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng. Việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.

+ DVCTT mức độ 4: Là DVCTT mức độ 3 và cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến. Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng.

1.1.2.2. Cơ sở hạ tầng viễn thông

Luật Viễn thông 2009 quy định:

Cơ sở hạ tầng viễn thông là tập hợp thiết bị viễn thông, đường truyền dẫn, mạng viễn thông và công trình viễn thông.

– Thiết bị viễn thông là thiết bị kỹ thuật, bao gồm phần cứng và phần mềm, được dùng để thực hiện viễn thông.

– Đường truyền dẫn là tập hợp thiết bị viễn thông dùng để xác lập một phần hoặc toàn bộ đường truyền thông tin giữa hai điểm xác định.

– Mạng viễn thông là tập hợp thiết bị viễn thông được liên kết với nhau bằng đường truyền dẫn để cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ ứng dụng viễn thông.

– Công trình viễn thông là công trình xây dựng, bao gồm hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động (nhà, trạm, cột, cống, bể) và thiết bị mạng được lắp đặt vào đó.

1.1.2.3. Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực CNTT gồm:

– Nhân lực công nghiệp phần cứng

– Nhân lực công nghiệp phần mềm

– Nhân lực công nghiệp nội dung số

– Nhân lực ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước

– Nhân lực ứng dụng CNTT trong cộng đồng.

1.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH XÂY DỰNG CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM

1.2.1. Hệ thống các văn bản pháp lý chỉ đạo, điều hành

Ngày 24/4/2000, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã ký vào Hiệp định khung ASEAN điện tử cam kết triển khai CPĐT tại Việt Nam theo các lộ trình của ASEAN. Từ đó đến nay, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp quy để xây dựng và phát triển CPĐT. Một số văn bản quan trọng đó là:

– Quyết định 112/2001/QĐ-TTg ngày 25 tháng 07 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tin học hóa quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2005 (gọi tắt là Đề án 112).

– Luật Công nghệ thông tin 2006.

– Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước.

– Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và DVCTT trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.

Như vậy, cho đến nay chưa có một văn bản pháp luật nào ở cấp trung ương chuyên quy định về việc xây dựng và phát triển CQĐT.

1.2.2. Kết quả trong triển khai Chính phủ điện tử ở Việt Nam

1.2.2.1. Về dịch vụ công trực tuyến

Tính đến hết năm 2013, tổng số DVCTT trên cả nước là 104.306 dịch vụ. Trong đó, dịch vụ công mức độ 1 và 2 chiếm đa số với 101.829 dịch vụ (chiếm 97,6%), số lượng dịch vụ công mức độ 3 là 2.366 dịch vụ (chiếm 2,3%) và số lượng dịch vụ công mức độ 4 là 111 dịch vụ (chiếm 0,1%). Theo đánh giá của Liên Hiệp quốc, chỉ số dịch vụ công trực tuyến của Việt Nam còn thấp.

1.2.2.2. Về hạ tầng cơ sở viễn thông

Hạ tầng cơ sở viễn thông được đánh giá thông qua 5 tiêu chí trong bảng dưới đây:

Bảng 1.3. Cơ sở hạ tầng viễn thông năm 2013

Số lượng máy tính cá nhân trên 100 người7.86
Số lượng người dùng Internet trên 100 người37
Số lượng điện thoại cố định trên 100 người7.5
Số lượng thuê bao di động trên 100 người137.93
Số lượng thuê bao Internet băng rộng trên 100 người24.93

[Nguồn: Sách trắng về CNTT-TT năm 2014]

1.2.2.3. Về nguồn nhân lực

Việt Nam xếp thứ 101/155 quốc gia về nguồn nhân lực (2013).

Theo kết quả xếp hạng CPĐT của Liên Hiệp quốc dựa trên ba tiêu chí trên, năm 2013, Việt Nam xếp thứ 4 khu vực Đông Nam Á và thứ 99/193 quốc gia về CPĐT.

1.2.3. Một số tồn tại trong triển khai Chính phủ điện tử ở Việt Nam

Công tác tuyên truyền về CPĐT chưa được triển khai mạnh mẽ nên nhận thức của các cấp lãnh đạo, các cán bộ, công chức, viên chức và người dân về vai trò, lợi ích của CPĐT chưa đầy đủ.

– Trình độ CPĐT của nước ta hiện nay còn chưa cao. Nước ta vẫn chưa được đánh giá cao ở mức độ sẵn sàng cho CPĐT.

– Thách thức lớn nhất khi xây dựng CPĐT ở Việt Nam hiện nay là vấn đề con người.

– Ngoài ra, hiện nay, trình độ kinh tế – xã hội của các địa phương còn chênh lệch nên khả năng ứng dụng và tiếp thu còn khác nhau dẫn đến khó triển khai đồng bộ trên toàn quốc.

– Thêm vào đó, Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trong xây dựng CPĐT.

Chính quyền điện tử ở thành phố Đà Nẵng-Luận văn hay
Chính quyền điện tử ở thành phố Đà Nẵng-Luận văn hay

1.3. THAM KHẢO MÔ HÌNH CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI

1.3.1. Mô hình Chính phủ điện tử tại Hàn Quốc

1.3.2. Mô hình Chính phủ điện tử tại Singapore

1.3.3. Mô hình Chính phủ điện tử tại Hoa Kỳ

Tóm tắt chương 1

 

Chương 2:

THỰC TRẠNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ Ở

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1. TỔNG QUAN KINH TẾ – XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội thành phố Đà Nẵng

Diện tích tự nhiên của TP Đà Nẵng là 1.283,4km2. Đà Nẵng có 6 quận nội thành (Cẩm Lệ, Hải Châu, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Thanh Khê) và 2 huyện (huyện Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa) với 56 phường, xã. Theo số liệu thống kê năm 2013, dân số TP Đà Nẵng là 970.693 người; mật độ dân số là 757,8 người/km2.

Ngày 22/7/2014, hệ thống thông tin CQĐT TP Đà Nẵng chính thức đi vào hoạt động. Nhờ vậy hoạt động của chính quyền TP hiệu quả và minh bạch hơn, tăng thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của TP.

2.1.2. Định hướng phát triển kinh tế – xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020

Mục tiêu tổng quát hướng tới của TP Đà Nẵng là: “Xây dựng và phát triển TP Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế – xã hội của miền Trung”.

2.2. MÔ HÌNH CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Hệ thống thông tin CQĐT Đà Nẵng được xây dựng trên cơ sở Kiến trúc tổng thể CPĐT Đà Nẵng, đã được UBND TP phê duyệt vào tháng 7 năm 2010 với 4 hợp phần, đó là:

– Hợp phần 1 gồm Hạ tầng CNTT-TT

– Hợp phần 2 gồm Hệ thống các ứng dụng

– Hợp phần 3 gồm các chính sách

– Hợp phần 4 tập trung phát triển nguồn nhân lực CNTT

2.2.1. Hạ tầng công nghệ thông tin – truyền thông

– Mạng đô thị

– Trung tâm dữ liệu

– Hệ thống kết nối không dây

– Trung tâm Thông tin dịch vụ công Đà Nẵng (trước đây gọi là Trung tâm Giao dịch CNTT-TT Đà Nẵng)

– Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu ứng dụng CNTT-TT

– Hệ thống máy tính tại các sở, ban, ngành, UBND các quận/huyện và phường/xã.

2.2.2. Hệ thống các ứng dụng

2.2.2.1. Dịch vụ công trực tuyến

Tính đến hết năm 2013, Đà Nẵng có tổng số 1347 DVCTT. Trong đó, 1159 DVCTT mức độ 2 trở lên (100%), 179 DVCTT mức độ 3 trở lên (13%), 10 DVCTT mức độ 4.

2.2.2.2. Các ứng dụng hỗ trợ nghiệp vụ

– Trang/Cổng thông tin điện tử chuyên ngành

– Hệ thống quản lý văn bản và điều hành

– Hệ thống thư điện tử

– Hệ thống một cửa điện tử tập trung

– Ứng dụng các sản phẩm mã nguồn mở

– Các ứng dụng phần mềm chuyên ngành

– Các ứng dụng hỗ trợ quản lý chuyên ngành

2.2.2.3. Các cơ sở dữ liệu nền dùng chung

Các CSDL dùng chung cấp TP đã đầu tư xây dựng là:

– CSDL dân cư

– CSDL cán bộ, công chức

– CSDL bản đồ nền và bản đồ chuyên đề của TP

– CSDL giáo dục và đào tạo của toàn TP

– CSDL trong lĩnh vực y tế của toàn TP

– CSDL trong lĩnh vực lao động việc làm của toàn TP

– CSDL doanh nghiệp

– CSDL các dự án đầu tư trên địa bàn TP

– CSDL thông tin kinh tế – xã hội.

2.2.2.4. Nền tảng ứng dụng chính quyền điện tử

Nền tảng ứng dụng CQĐT là một nền tảng tích hợp, cung cấp một cổng làm việc tích hợp, dùng chung cho toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức, người dân và doanh nghiệp, áp dụng trên phạm vi nhiều cơ quan nhà nước khác nhau, nhiều lĩnh vực ứng dụng khác nhau.

2.2.3. Nguồn nhân lực

– Tại các cơ quan nhà nước:

Năm 2013, 100% cơ quan đơn vị đều đã có ít nhất 2 biên chế chuyên trách về CNTT; 100% lãnh đạo các đơn vị, địa phương được đào tạo về cách thức quản trị – phân tích – khai thác các ứng dụng CNTT (CIO); và trên 95% cán bộ, công chức, viên chức tác nghiệp trên mạng, khai thác, sử dụng Internet phục vụ công việc. Có 92,1% đơn vị bố trí cán bộ chuyên trách CNTT có trình độ đại học trở lên.

– Tại các doanh nghiệp:

Trên địa bàn TP Đà Nẵng có khoảng hơn 500 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT với hơn 15.000 lao động, trong đó 62% lao động dưới 30 tuổi.

– Tại các cơ sở đào tạo:

Quy mô đào tạo trên 5.000 người/năm (năm 2013), trong đó trình độ sau đại học khoảng 100 người (chiếm tỷ lệ 2%), đại học khoảng 1.200 người (chiếm tỷ lệ 24%), cao đẳng khoảng 2.500 người (chiếm tỷ lệ 49%) và trung cấp khoảng 1.300 người (chiếm tỷ lệ 25%).

2.2.4. Các chính sách

Đà Nẵng đã xây dựng và ban hành kịp thời các chính sách về xây dựng và hoàn thiện CQĐT như: Triển khai Dự án “Phát triển CQĐT TP Đà Nẵng” (Dự án này được triển khai từ 2006 đến 2012); ban hành Khung kiến trúc tổng thể chính quyền điện tử Đà Nẵng; Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan Nhà nước tại TP Đà Nẵng giai đoạn 2011-2015; Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực CNTT-TT TP Đà Nẵng đến năm 2020; Triển khai Đề án “Xây dựng mô hình TP điện tử tại Đà Nẵng”; ban hành Lộ trình cung cấp DVCTT tại TP Đà Nẵng. Ngoài ra, Đà Nẵng còn ban hành các chính sách khác như: Thành lập Ban Chỉ đạo ứng dụng và phát triển CNTT; Thúc đẩy phát triển công nghiệp CNTT (hỗ trợ cho thuê đất, đầu tư xây dựng các khu CNTT tập trung, xây dựng công viên phần mềm)…

2.2.5. Mức độ quan tâm của người dân đối với chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng

– Về phương thức giao dịch của người dân và doanh nghiệp đối với cơ quan nhà nước tại TP Đà Nẵng hiện nay: Phần lớn người dân vẫn thích trực tiếp đến gặp cán bộ, công chức nhà nước. Đối với doanh nghiệp, phương thức giao dịch với cơ quan nhà nước chủ yếu là qua Internet.

– Về mức độ quan tâm đối với các dịch vụ mà CQĐT cung cấp: Qua khảo sát cho thấy, các doanh nghiệp quan tâm đến các các dịch vụ mà CQĐT cung cấp hơn người dân.

– Về mức độ sử dụng các dịch vụ mà CQĐT cung cấp:

Tỷ lệ người dân và doanh nghiệp tham gia sử dụng các dịch vụ mà CQĐT cung cấp không cao.

– Về mức độ hài lòng đối với các dịch vụ mà CQĐT cung cấp:

Theo kết quả khảo sát, mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp chỉ ở mức trung bình.

2.3. ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.3.1. Kết quả đạt được

– Đà Nẵng tổ chức khánh thành đưa Hệ thống thông tin CQĐT vào hoạt động ngày 22/7/2014. Đây là địa phương đầu tiên của cả nước hiện thực hóa mô hình CQĐT. CQĐT Đà Nẵng là mô hình CQĐT tiêu biểu được tổ chức CQĐT thế giới (WeGO) trao tặng giải thưởng FutureGov năm 2014.

– Mô hình CQĐT được giới CNTT và các nhà quản lý đánh giá cao.

– Mô hình CQĐT Đà Nẵng đã đạt giải mô hình CQĐT tiêu biểu (giải thưởng FutureGov) năm 2014 do Tổ chức CQĐT thế giới (WeGO) trao tặng.

– Hạ tầng CNTT-TT được xây dựng đồng bộ, hiện đại đảm bảo phục vụ tốt các yêu cầu triển khai CQĐT.

– Đà Nẵng luôn kết hợp việc ứng dụng CNTT với cải cách hành chính nhà nước.

2.3.2. Hạn chế

– Nhiều DVCTT được cung cấp trên môi trường mạng nhưng hiệu quả sử dụng các DVCTT chưa cao, đa số các dịch vụ công không có hồ sơ tiếp nhận trực tuyến hoặc rất ít hồ sơ được tiếp nhận trực tuyến.

– Có tới 9/33 đơn vị chưa cung cấp DVCTT mức độ 3 và 4. Vì thế người dân và doanh nghiệp chưa thực hiện các giao dịch trực tuyến với các cơ quan này mà phải đến gặp trực tiếp.

– Các dịch vụ công mức độ cao (mức độ 3 và 4) còn ít so với tổng số DVCTT cung cấp (chỉ chiếm 14%). Điều này có nghĩa là người dân và doanh nghiệp thực hiện việc xem thông tin và tải về các biểu mẫu, hồ sơ là chủ yếu (86%).

– Nguy cơ mất an toàn – an ninh mạng đối với hệ thống thông tin CQĐT TP.

– Trình độ nhân lực CNTT còn hạn chế (chủ yếu là trình độ cao đẳng và trung cấp) và vấn đề “chảy máu chất xám” từ khu vực công sang khu vực tư.

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

– Phần lớn người dân và doanh nghiệp chưa nhận thức rõ về mô hình CQĐT, chưa hiểu rõ các lợi ích mà CQĐT đem lại, kỹ năng sử dụng CNTT còn hạn chế; chưa có thói quen sử dụng CNTT để truy cập đến cơ quan công quyền.

 – Nhiều cán bộ, công chức nhà nước còn chưa muốn ứng dụng CNTT để tạo tiện lợi cho người dân khi cung cấp DVCTT.

– Hệ thống cơ sở dữ liệu thiếu như cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, về doanh nghiệp… Điều này gây khó khăn cho việc triển khai các dịch vụ công mức 4 vì khó xác nhận người dùng.

2.3.4. Bài học kinh nghiệm

– Lãnh đạo có quyết tâm chính trị và tạo được sự đồng thuận cao.

– Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, doanh nghiệp và người dân.

– Đào tạo và phát triển nhân lực CNTT hướng đến nhu cầu thị trường nhân lực CNTT.

– Phát triển hạ tầng CNTT hiện đại và đi trước một bước.

– Đầu tư cho ứng dụng và phát triển CNTT có lộ trình thích hợp, huy động mọi nguồn lực.

– Xây dựng CQĐT cần có sự tham gia tích cực của tất cả các bên liên quan.

Tóm tắt chương 2

Chính quyền điện tử ở thành phố Đà Nẵng-Luận văn hay
Chính quyền điện tử ở thành phố Đà Nẵng-Luận văn hay

Chương 3:

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3.1. PHƯƠNG HƯỚNG

3.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3.2.1. Xây dựng công dân điện tử và doanh nghiệp điện tử

Đà Nẵng đã xây dựng thành công mô hình CQĐT và đang trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển CQĐT. Trong giai đoạn này, nhiệm vụ quan trọng đặt ra là xây dựng công dân điện tử và doanh nghiệp điện tử. Muốn xây dựng công dân điện tử và doanh nghiệp điện tử, Đà Nẵng cần thực hiện các hoạt động sau đây:

– Thứ nhất: Cần tích cực truyên truyền để người dân và doanh nghiệp nâng cao nhận thức về CQĐT. Người dân và doanh nghiệp có những hiểu biết về: mô hình CQĐT TP Đà Nẵng; kiến trúc tổng thể CQĐT TP Đà Nẵng; hiểu được những lợi ích mà CQĐT mang lại; nắm được các kênh truy cập, các dịch vụ và ứng dụng mà CQĐT cung cấp cho các nhóm đối tượng (nhóm các dịch vụ CQĐT hướng tới người dân – G2C, nhóm các dịch vụ CQĐT hướng tới doanh nghiệp – G2B, CQĐT hướng tới cơ quan công quyền – G2G). Thông qua đó, làm gia tăng tỷ lệ người dân và doanh nghiệp sử dụng các DVCTT và các tiện ích CNTT trong giao dịch với chính quyền.

Lý do cần phải tích cực tuyên truyền về CQĐT cho người dân và doanh nghiệp là hiện nay tỷ lệ người dân chưa sử dụng DVCTT khá cao (63%). Đối với doanh nghiệp, kết quả khảo sát cũng tương tự, 2 lý do chủ yếu khiến doanh nghiệp chưa tham gia sử dụng hoặc không sử dụng các DVCTT do “Thiếu các thông tin giới thiệu, hướng dẫn sử dụng DVCTT” và “Không biết là có DVCTT”.

Bài học kinh nghiệm xây dựng CPĐT ở các quốc gia trên thế giới cho thấy một số nước sau khi hoàn thành việc xây dựng CPĐT thì không có mấy người dân sử dụng. Chẳng hạn: Nhật Bản đã xây dựng được một hệ thống CPĐT rất đồ sộ, hoàn thiện. Nhưng họ xây dựng theo một cách rất quan liêu, không tính tới nhu cầu của người dân. Chính vì thế mà người dân không mặn mà với hệ thống. Mặc dù hệ thống đã được xây dựng rất tốt nhưng vì người dân không quan tâm nên đã dẫn tới một sự lãng phí và không hiệu quả. Họ đã phải bắt đầu lại từ đầu. Một ví dụ khác là bài học của Hồng Kông, đầu tư lớn, đồng bộ về công nghệ nhưng người dân vẫn thờ ơ với CPĐT…

Trong khi đó, những quốc gia đứng đầu thế giới về CPĐT như Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Hà Lan, Anh, Singapore… đều lấy người dân là trung tâm trong xây dựng và phát triển CPĐT, tạo điều kiện cho người dân dễ tìm, dễ sử dụng các dịch vụ chất lượng cao của Chính phủ.

– Thứ hai: Nâng cao chất lượng cung cấp các DVCTT bằng việc gia tăng các DVCTT mức 3 và 4, hướng tới 100% các DVCTT ở mức 3 và 4. Hiện nay, có tới 9/33 đơn vị của TP Đà Nẵng chưa cung cấp DVCTT mức độ 3 và 4 và các dịch vụ này còn ít so với tổng số DVCTT đã cung cấp (chỉ chiếm 14%). Nếu không nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ thì khi người dân hoặc doanh nghiệp tham gia sử dụng sẽ thấy chưa thật thuận tiện khi sử dụng DVCTT, từ đó họ sẽ vẫn thích phương thức giải quyết trực tiếp hơn.

– Thứ ba: Xây dựng một mạng lưới các ki-ốt truy cập Internet miễn phí cho người dân. Hiện nay, Đà Nẵng đã trang bị các màn hình cảm ứng tại Ủy ban nhân dân TP, Ủy ban nhân dân các quận/huyện, phường/xã. Tuy nhiên đối với những người dân chưa có máy tính hay các thiết bị điện tử thông minh được kết nối internet thì họ phải đến trụ sở UBND các cấp hoặc điểm truy cập internet có thu phí để sử dụng dịch vụ của CQĐT TP. Điều đó đồng nghĩa với việc họ vẫn tốn kém thời gian và chi phí đi lại để thực hiện dịch vụ. Vì thế, việc xây dựng mạng lưới các ki-ốt truy cập internet miễn phí sẽ giúp người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là những người dân chưa có máy vi tính, hoặc chưa có điều kiện kết nối internet liên lạc với chính quyền qua internet nhiều hơn. Bởi vì hiện nay xét trên phạm vi cả nước, số lượng máy tính cá nhân trên 100 người chỉ là 7.86, số lượng người dùng Internet trên 100 người là 37. Đây là tỷ lệ rất thấp. Người dân có thể được biết về các lợi ích của CQĐT qua việc tuyên truyền nhưng nếu không có công cụ thuận tiện thì cũng là một trở ngại để họ sử dụng dịch vụ của CQĐT.

– Thứ tư: Cần thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về CNTT-TT, về internet để người dân có thể nâng cao trình độ tin học của mình. Việc đào tạo, bồi dưỡng có thể tiến hành bằng việc trực tiếp mở lớp, hoặc có thể qua truyền hình hoặc đào tạo trực tuyến. Khi người dân hiểu rõ về máy tính, về internet thì họ sẽ truy cập và sử dụng các DVCTT một cách nhanh chóng, dễ dàng. Từ đó cũng giúp hình thành thói quen sử dụng web, sử dụng máy tính cho người dân, tăng cường phương thức liên lạc qua internet giữa người dân và chính quyền (G2C).

– Thứ năm: Cần có đội ngũ chuyên gia hướng dẫn, hỗ trợ. Bởi ngay cả những nước có CPĐT hàng đầu thế giới thì vẫn bố trí chuyên gia để hướng dẫn cho người dân khi cần thiết.

3.2.2. Tiếp tục hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin – truyền thông

Bên cạnh việc xây dựng công dân điện tử và doanh nghiệp điện tử, cần tiếp tục hoàn thiện hạ tầng CNTT, trong đó trọng tâm là bảo đảm an toàn, an ninh thông tin khi thực hiện các giao dịch trên môi trường mạng. Các giải pháp cụ thể đó là:

– Nâng cấp, bảo trì hệ thống an ninh mạng và bảo mật cho hệ thống trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước, hạ tầng kỹ thuật CNTT và các phần mềm dùng chung.

– Xây dựng hệ thống bảo đảm an toàn thông tin trong thương mại điện tử; hệ thống đánh giá, kiểm định an toàn thông tin; hệ thống cảnh báo, phát hiện và phòng chống tội phạm mạng; hệ thống bảo đảm an toàn thông tin cho Trung tâm dữ liệu; hệ thống bảo đảm an toàn thông tin cho mạng đô thị TP.

– Tiếp tục đầu tư mở rộng hệ thống kết nối không dây (Wifi) cho TP Đà Nẵng.

– Xây dựng Trung tâm kỹ thuật an toàn mạng.

– Nghiên cứu, ứng dụng các phần mềm mã nguồn mở nhằm đảm bảo an toàn thông tin.

– Quản lý, vận hành và khai thác có hiệu quả các hệ thống hạ tầng CNTT-TT đã đầu tư: mạng đô thị, Trung tâm dữ liệu, hệ thống kết nối không dây.

3.2.3. Nâng cao chất lượng các dịch vụ công trực tuyến

Cung cấp các DVCTT là tiêu chí rất quan trọng để đánh giá mức độ phát triển CPĐT. Vì vậy, để nâng cao chất lượng các DVCTT, cần tiến hành đồng bộ các giải pháp sau đây:

– Về công tác quản lý

– Về kỹ thuật công nghệ

– Về nhân lực

– Về tổ chức triển khai

– Về nâng cao nhận thức, thu hút người sử dụng

– Về tài chính

3.2.4. Xây dựng nguồn nhân lực cho chính quyền điện tử

Để đảm bảo nhân lực vận hành, duy trì hoạt động của CQĐT, cần thực hiện các giải pháp cụ thể sau đây:

– Đẩy mạnh tổ chức các khóa đào tạo nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao, các khóa đào tạo CNTT cho cán bộ, công chức và viên chức tại các sở, ban, ngành, quận, huyện thuộc UBND TP Đà Nẵng.

– Tổ chức các khóa đào tạo sử dụng CNTT trong xã hội.

– Hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển loại hình đào tạo trực tuyến trên cơ sở hạ tầng viễn thông băng rộng đã được đầu tư.

– Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức và trình độ kỹ thuật về an toàn thông tin cho lãnh đạo và cho cán bộ làm việc trong môi trường mạng.

– Tập trung đào tạo các khóa nghiệp vụ, chứng chỉ về bảo mật an toàn thông tin cho các cán bộ chuyên trách CNTT tại các sở, ban, ngành, quận, huyện.

– Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông đào tạo các chuyên gia về bảo đảm an toàn, an ninh thông tin.

3.2.5. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính

Chương trình cải cách hành chính tạo nền tảng để ứng dụng CNTT. Chương trình ứng dụng CNTT tạo điều kiện để đẩy nhanh cải cách hành chính. Hai chương trình đó được ví như đôi chân của chính quyền điện tử. Điều này dễ nhận thấy khi Đà Nẵng là địa phương đầu tiên của cả nước xây dựng thành công mô hình chính quyền điện tử thì cũng là địa phương đi đầu trong cải cách hành chính. Vì thế để hoàn thiện và phát triển CQĐT, thành phố Đà Nẵng cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính.

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Tóm tắt chương 3

KẾT LUẬN

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN HOC VIEN HANH CHINH\LUU THI TUOI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *