Quản lý nhà nước đối với lễ hội tại thành phố Đà Nẵng

Quản lý nhà nước đối với lễ hội tại thành phố Đà Nẵng

Quản lý nhà nước đối với lễ hội tại thành phố Đà Nẵng

1. Lý do chọn đề tài luận văn

Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa có vai trò vô cùng quan trọng đối với các cộng đồng dân cư trong quá trình hình thành và phát triển, là một phần không thể tách rời của đời sống làng xã.

Đà Nẵng là một vùng đất miền Trung, điểm hội tụ, giao thoa văn hóa của nhiều tộc người, nhiều quốc gia, tạo nên những giá trị bản sắc của vùng đất và con người Đà Nẵng, trong đó có hệ thống di sản lễ hội phong phú và đa dạng.

Thực trạng tổ chức lễ hội cho thấy có nhiều mặt tích cực nhưng cũng có nhiều mặt tiêu cực xảy ra trong quá trình tổ chức lễ hội, đặc biệt khi xã hội du nhập tràn lan các trào lưu văn hóa khác nhau trên thế giới. Chính vì vậy, việc quản lý nhà nước đối với lễ hội có một vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn thành phố trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như hiện nay.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích

Đề tài nghiên cứu hoạt động quản lý của nhà nước đối với lễ hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

– Làm rõ cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với lễ hội.

– Phân tích hiện trạng quản lý Nhà nước đối với lễ hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

– Đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với lễ hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động lễ hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

– Về mặt không gian: được giới hạn ở thành phố Đà nẵng.

– Về mặt thời gian: được giới hạn từ năm 2009 đến 2013.

– Về mặt nội dung: theo quy định của pháp luật hiện hành.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận

Đề tài được hình thành trên cơ sở những luận điểm của CN Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về quản lý hành chính nhà nước đối với văn hóa và lễ hội trong thời kỳ đổi mới.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp tổng hợp tư liệu; Phương pháp điều tra điền dã, phỏng vấn các đối tượng tham dự lễ hội, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề quản lý lễ hội, các nhà quản lý, các chuyên gia trong lĩnh vực QLNN về văn hóa lễ hội trên địa bàn thành phố; Phương pháp so sánh, đối chiếu; Phương pháp phân tích; Phương pháp diễn dịch; Phương pháp quy nạp; phương pháp hệ thống;…

6. Đóng góp của đề tài

6.1. Về lý luận

6.2. Về thực tiễn

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở khoa học Quản lý Nhà nước đối với hoạt động lễ hội.

Chương 2: Thực trạng Quản lý Nhà nước đối với hoạt động lễ hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện Quản lý Nhà nước đối với lễ hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới.

Chương 1

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG LỄ HỘI

  1. 1.1. Những khái niệm cơ bản

1.1.1. Văn hóa và hoạt động văn hóa

1.1.1.1. Khái niệm về văn hóa

Cho đến nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa. Theo tôi, theo nghĩa rộng, văn hóa là tất cả những gì không phải là thiên nhiên, tức là bao gồm những sáng tạo có giá trị do con người làm ra trong quá trình lịch sử, ở trong chính đời sống xã hội con người và liên quan trực tiếp nhất đến con người, chứa đựng chân, thiện, mỹ, tiến bộ, phát triển bền vững.

1.1.1.2. Hoạt động văn hóa

Hoạt động văn hóa là tất cả các hình thức liên quan đến sự ứng xử và giao tiếp nhằm tôn vinh các vẻ đẹp vật chất và tinh thần của nhân loại trong quá trình phát triển.

      1. 1.1.2. Tín ngưỡng và hoạt động tín ngưỡng

1.1.2.1. Tín ngưỡng

Có thể hiểu tín ngưỡng là hệ thống các niềm tin mà con người tin vào để giải thích thế giới và để mang lại sự bình an cho cá nhân và cộng đồng.

1.1.2.2. Hoạt động tín ngưỡng

Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thể hiện sự tôn thờ tổ tiên; tưởng niệm và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng; thờ cúng thần, thánh, biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.

      1. 1.1.3. Tôn giáo và hoạt động tôn giáo

1.1.3.1. Tôn giáo

Trong Quản lý Nhà nước, tôn giáo được hiểu là “nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta”.

1.1.3.2. Hoạt động tôn giáo

Theo thống kê, hiện nay trên cả nước có 13 tôn giáo với 36 tổ chức tôn giáo và 01 pháp môn tu hành được Nhà nước công nhận, với gần 24 triệu tín đồ (chiếm khoảng 27% dân số cả nước)…Trong đó, hoạt động nổi bật của nhiều tín ngưỡng gắn với lễ và hội, mỗi tín ngưỡng, mỗi vùng lại có những lễ hội riêng mang đậm nét văn hóa của từng khu vực.

      1. 1.1.4. Lễ hội

Lễ hội là một sinh hoạt văn hóa dân gian mang tính cộng đồng cao của nông dân hay thị dân, diễn ra trong những chu kỳ không gian – thời gian nhất định để làm những nghi thức đối với nhân vật được sùng bái, để tỏ rõ những ước vọng của con người, đồng thời là dịp để giao lưu, cố kết cộng đồng.

Có thể chia lễ hội theo 02 loại: Lễ hội truyền thống và lễ hội đương đại. Trong đó lễ hội truyền thống gồm 3 loại hình cơ bản sau : 1/Lễ hội dân gian; 2/Lễ hội tôn giáo – tín ngưỡng; 3/Lễ hội lịch sử cách mạng.

      1. 1.1.5. QLNN đối với hoạt động lễ hội

1.1.5.1. QLNN đối với lễ hội

QLNN đối với Lễ hội là quá trình ban hành chính sách, định hướng, huy động, tổ chức, điều hành các nguồn lực nhằm thực hiện bảo tồn, phát huy các giá trị của lễ hội (truyền thống), hướng tới mục tiêu hợp tác, giao lưu, đầu tư quốc tế (lễ hội đương đại) và tổ chức thực hiện các công việc khác liên quan đến Lễ hội.

Hoạt động quản lý lễ hội bao gồm: Quản lý đất đai nơi diễn ra lễ hội; Quản lý di tích, cơ sở thờ tự nơi diễn ra lễ hội; Quản lý tài chính; Quản lý công tác vệ sinh môi trường nơi diễn ra lễ hội; Quản lý an ninh trật tự tại lễ hội; Quản lý về nội dung, chương trình lễ hội…

1.1.5.2. QLNN đối với hoạt động lễ hội truyền thống

QLNN đối với hoạt động lễ hội truyền thống bao hàm quản lý các yếu tố văn hoá vật thể, phi vật thể liên quan. Khi thực hiện quản lý hoạt động lễ hội, chúng ta cần có những hình thức quản lý phù hợp, dung hoà mục đích của chủ thể quản lý và đối tượng được quản lý.

1.1.5.3. QLNN đối với hoạt động lễ hội đương đại

Cần lưu ý hơn về việc kiểm soát nội dung chương trình, kịch bản, thời lượng… nhằm tránh các hình thức quảng cáo quá đà, những hình thức biểu diễn không phù hợp với thuần phong mỹ tục, đạo đức của nhân dân ta, hoặc gây mất an ninh trật tự xã hội.

  1. 1.2. Vai trò của QLNN đối với hoạt động lễ hội
      1. 1.2.1. Vai trò của lễ hội

Lễ hội truyền thống còn giữ năm giá trị cơ bản là: (1) giá trị cộng đồng; (2) giá trị hướng về nguồn; (3) giá trị cân bằng đời sống tâm linh; (4) giá trị sáng tạo và hưởng thụ văn hóa; (5) giá trị bảo tồn, làm giàu và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Riêng với các lễ hội đương đại thì tạo thêm cơ hội cho địa phương trong việc xúc tiến đầu tư thương mại,du lịch, phát triển kinh tế, giới thiệu các nền văn hoá mới trong khu vực và trên thế giới, qua đó tăng giao lưu, hội nhập tinh hoa văn hóa của nhân loại.

      1. 1.2.2. Vai trò của QLNN đối với hoạt động lễ hội

QLNN đối với hoạt động lễ hội đóng vai trò cần thiết và không thể thiếu được vì nó dẫn dắt hoạt động lễ hội theo hướng tích cực theo định hướng của nhà nước và khắc phục những gì mà bản chất tự phát của lễ hội chưa đạt được và những hệ lụy của nó.

  1. 1.3. Nội dung QLNN đối với hoạt động lễ hội

1.3.1. Xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách, kế hoạch hoạt động lễ hội

1.3.2. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và năng lực đội ngũ cán bộ chuyên môn và quản lý hoạt động lễ hội

1.3.3. Đầu tư các nguồn lực và hợp tác quốc tế trong hoạt động lễ hội

1.3.4. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch hoạt động lễ hội

1.3.5. Kiện toàn tổ chức bộ máy QLNN đối với hoạt động lễ hội truyền thống

1.3.6. Tổng kết và hoạt động đánh giá lễ hội

1.3.7. Tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra hoạt động lễ hội

  1. 1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về lễ hội
      1. 1.4.1. Kinh nghiệm QLNN về lễ hội tại một số địa phương

1.4.1.1. Tỉnh Quảng Nam

1.4.1.2. Tỉnh Thừa Thiên Huế

 1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Đà Nẵng trong QLNN về lễ hội

– Cần phải tổ chức kiểm kê nhận diện tổng thể, chính xác về lễ hội văn hóa dân gian ở Đà Nẵng. Từ đó, đề xuất hướng bảo tồn, phát huy cụ thể.

– Ở cộng đồng cư dân theo từng vùng địa lý khác nhau cần xác định những lễ hội tiêu biểu phải bảo tồn và tiến hành thường xuyên theo định kỳ.

– Các cộng đồng sở tại phải là chủ thể của lễ hội, tránh sân khấu hóa, méo mó lịch sử.

– Trong tổ chức lễ hội cần quan tâm đến tính chất thiêng trong không gian – thời gian, đó là cơ sở của tình cảm cộng đồng.

– Trong khi tiến hành tổ chức lễ hội, cần chú ý cả phần lễ và phần hội, phần lễ cần sự trang trọng nhưng tránh rườm rà, phần hội nên gắn trò chơi dân gian với hiện đại để thu hút đông đảo công chúng, nhất là lớp trẻ.

– Đối với các lễ hội đương đại, cần chú ý công tác tổ chức để đảm bảo tính hợp lý, nghệ thuật, tiết kiệm và đảm bảo trật tự xã hội.

Vì vậy, vấn đề đặt ra cho công tác bảo tồn và phát huy những giá trị của lễ hội ở Đà Nẵng hiện nay là phải tổ chức lễ hội sao cho vừa thể hiện được truyền thống văn hóa tốt đẹp của vùng đất, phù hợp với xu thế của thời đại. Làm cho lễ hội thực sự góp phần làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần, làm động lực cho mục tiêu phát triển kinh tế của cộng đồng các tộc người ở Đà Nẵng nói riêng, ở Việt Nam nói chung.

Quản lý nhà nước đối với lễ hội tại thành phố Đà Nẵng
Quản lý nhà nước đối với lễ hội tại thành phố Đà Nẵng

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI

HOẠT ĐỘNG LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1. Khái quát về thành phố Đà Nẵng

2.1.1. Về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

2.1.1.2. Địa hình

2.1.1.3. Khí hậu

2.1.2. Về kinh tế – xã hội

Thành phố Đà Nẵng có lợi thế nằm liền kề các khu công nghiệp lớn của cả nước như Dung Quất (Quảng Ngãi), khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam), Chân Mây (Thừa Thiên Huế). Với vị thế thuận lợi cả về giao thông lẫn tiềm năng phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội, Đà Nẵng đang lớn lên từng ngày trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, khi đất nước mở cửa, giao lưu với bên ngoài, Đà Nẵng đã trở thành nơi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và đi liền với nó là giao lưu văn hóa.

2.1.3. Về dân cư, văn hóa

2.1.3.1. Dân cư

Đà Nẵng đã có cư dân cổ cư trú ít nhất từ 3.000 năm. Quá trình tụ cư của người Việt ở Đà Nẵng là một quá trình diễn ra liên tục, lâu dài.

Bên cạnh người Việt di cư vào sinh sống ở đây còn có nhiều tộc người khác, trước tiên, phải kể đến người Chăm, người Hoa, người Pháp…. Chính sự mỡ màu của mảnh đất cũng như sự mềm dẻo trong ứng xử văn hóa đã giúp cho những lưu dân mới này những cách sống mới phù hợp, tạo dựng một nền kinh tế nội sinh đầy sức sống.

2.1.3.2. Văn hóa

Đà Nẵng vẫn còn ảnh hưởng bởi vùng văn hóa xứ Quảng rộng lớn được hình thành trong tổng thể văn hóa miền Trung : văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chămpa và văn hóa của các tộc người khác cùng chung sống.

Bên cạnh những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần, ở Đà Nẵng còn có truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần tranh đấu kiên cường của các chí sĩ : Thái Phiên dũng cảm, Thoại Ngọc Hầu mưu lược, Ông Ích Khiêm tài ba,…

2.2. Thực trạng hoạt động lễ hội và Quản lý nhà nước đối với hoạt động Lễ Hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

2.2.1. Thực trạng hoạt động lễ hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, ngoài huyện đảo Hoàng Sa còn lại 07 quận, huyện có tổng cộng khoảng 33 lễ hội chính, trong đó có 01 lễ hội tôn giáo tín ngưỡng, 02 lễ hội lịch sử, 02 lễ hội đương đại, còn lại 28 lễ hội dân gian. Còn phân theo cấp quản lý thì cấp thành phố có 02 lễ hội, cấp quận, huyện có 06 lễ hội, còn lại là cấp xã, phường.

Nhìn chung công tác chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức lễ hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã được các cấp, các ngành và các địa phương triển khai có hiệu quả, ngày càng đi vào nề nếp… phát huy được tính dân chủ và xã hội hóa trong các hoạt động lễ hội, góp phần xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

2.2.2. Thực trạng QLNN với hoạt động lễ hội tại TP Đà Nẵng

2.2.2.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật đối với hoạt động tổ chức lễ hội tại thành phố Đà Nẵng

Thời gian qua, thành phố Đà nẵng hầu như không ban hành văn bản cụ thể nào cho việc quản lý tổ chức lễ hội mà đa phần đều dựa vào các văn bản của Trung ương ban hành, để trên cơ sở đó có hướng dẫn đối với từng trường hợp cụ thể.

2.2.2.2. Xây dựng quy trình, hoạt động quản lý lễ hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Từ nhiều năm qua, thành phố Đà Nẵng đã làm tốt công tác phân cấp quản lý lễ hội từ ngành đến cơ sở theo đúng Quy chế lễ hội và Quy chế quản lý lễ hội. Với những lễ hội do cấp xóm làng tổ chức thì cấp quản lý lễ hội sẽ là cấp phường, xã. Với những lễ hội có nhiều làng, nhiều xã, nhiều quận, huyện phối hợp tổ chức thì do cấp quận, huyện hoặc thành phố quản lý. Các lễ hội trước khi tổ chức đều có văn bản báo cáo, xin phép với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước thời gian tổ chức từ 10 đến 20 ngày.

Quy trình quản lý và cấp phép tổ chức lễ hội được Sở VHTT&DL TP. Đà Nẵng quy định cụ thể tại website: http://www.cst.danang.gov.vn.

Quy trình xin cấp phép tổ chức lễ hội có mô hình như sau:

http://www.cst.danang.gov.vn/admin/icons/services/tclh_process.png

Có thể thấy, quy trình, hoạt động quản lý lễ hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng của các cơ quan chức năng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, người dân khi xin phép tổ chức lễ hội.

2.2.2.3. Tổ chức bộ máy và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nhằm quản lý hoạt động lễ hội trên địa bàn thành phố

– Cấp thành phố

Trong bộ máy quản lý của UBND TP Đà Nẵng gồm 01 chủ tịch, 03 phó chủ tịch thì trong đó có 01 phó chủ tịch được phân công phụ trách về các vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa – xã hội. Hàng năm, trước Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc, hoặc trước mùa lễ hội diễn ra, lãnh đạo thành phố đều có những văn bản, các cuộc họp chỉ đạo các địa phương trong việc thực hiện quản lý lễ hội.

Riêng đối với lễ hội Quán Thế Âm ở Ngũ Hành Sơn và lễ hội trình diễn pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng, UBND thành phố thành lập ban chỉ đạo lễ hội gồm lãnh đạo thành phố, quận, huyện, các ban ngành liên quan cùng tham gia phối hợp để lễ hội diễn ra tốt đẹp hơn.

– Cấp ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Việc tổ chức và quản lý lễ hội trên địa bàn thành phố của ngành VHTT&DL cho dù đã có nhiều nổ lực, đạt được những kết quả như mong muốn nhưng cũng gặp không ít khó khăn và hạn chế. Tuy vậy, việc quản lý lễ hội được các cấp các ngành tổ chức khá chu đáo từ trước, trong và sau mùa lễ hội. Phòng văn hóa các quận, huyện đều thực hiện tốt việc báo cáo đánh giá kết quả công tác tổ chức, quản lý lễ hội của địa phương mình.

2.2.2.4. Đầu tư các nguồn lực

Một là, những chính sách về phát triển nguồn nhân lực.

Hai là, những chính sách về cơ sở vật chất.

Ba là, huy động về nguồn lực tài chính.

2.2.2.5. Giám sát, kiểm tra, thanh tra quá trình thực hiện quản lý lễ hội trên địa bàn thành phố

Việc giám sát, thanh tra, kiểm tra quá trình thực hiện quản lý lễ hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói riêng, các tỉnh thành khác trong cả nước nói chung đều phải thực hiện theo Luật Di sản Văn hóa năm 2009.

2.3. Đánh giá thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

2.3.1. Những ưu điểm

Hầu hết các lễ hội đều thành lập Ban tổ chức lễ hội phù hợp với quy mô và tổ chức của lễ hội. Các lễ hội đình làng được tổ chức chủ yếu ở cấp xã, phường, do nhân dân thực hiện dưới sự điều hành của các ban tổ chức lễ hội. Chương trình, kế hoạch cụ thể và phương pháp thực hiện đều có xin phép, báo cáo với chính quyền địa phương cơ sở theo quy định.

Nhìn chung, hoạt động của các lễ hội trên địa bàn thành phố đã góp phần tích cực trong việc giáo dục truyền thống văn hóa của dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa, lan tỏa các giá trị nhân văn tốt đẹp.

Các lễ hội trên địa bàn thành phố đều chấp hành Quy chế tổ chức lễ hội và đi vào nề nếp, ổn định. Hầu hết các lễ hội đều không bán vé vào lễ hội, không có hiện tượng thương mại hóa lễ hội như một số tỉnh thành khác trên cả nước.

Việc tổ chức và quản lý lễ hội của thành phố Đà Nẵng đạt được những kết quả tốt đẹp cũng phần nào giúp cho việc tái tạo, bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống văn hóa của các cộng đồng tộc người đang sinh sống trên mảnh đất Đà Nẵng nói riêng, cả dân tộc nói chung.

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

– Những hạn chế

Nhiều lễ hội sau một thời gian dài không tổ chức nên bị lãng quên hoặc có nhớ nhưng nhớ không rõ ràng; thêm vào đó, những người lớn tuổi, am hiểu về việc tổ chức lễ hội đã qua đời mà không kịp trao truyền những kiến thức, kinh nghiệm về tổ chức lễ hội cho thế hệ trẻ nên dễ bị lai căng, lệch lạc.

Việc đầu tư tổ chức một số lễ hội còn nhiều hạn chế, cơ sở vật chất và các điều kiện tổ chức lễ hội ở các đình làng còn nghèo nàn; vì vậy một số hoạt động lễ hội đình làng chưa thực sự phong phú, thu hút người tham dự.

Ý thức chấp hành pháp luật và những quy định của thành phố về quản lý lễ hội của một bộ phận người chưa được tốt, thiếu tự giác. Một số địa phương trên địa bàn thành phố còn phục hồi các nghi thức tế lễ rườm rà, kéo dài thời gian nghi lễ.

Việc tổ chức các dịch vụ bán hàng lưu niệm phục vụ cho lễ hội còn lộn xộn, tình trạng lấn chiếm khuôn viên nơi thờ tự gây ùn tắc giao thông và làm giảm đi giá trị của lễ hội.

– Những nguyên nhân của hạn chế

Việc phục hồi và tổ chức lễ hội một cách máy móc, bắt chước nhau, không chú ý đến đặc thù của địa phương…

Việc xã hội hóa, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di tích, lễ hội làm một số lễ hội truyền thống ít nhiều bị biến dạng, không giữ được bản sắc vốn có của nó.

Chưa có sự thống nhất của cán bộ ngành văn hóa trong việc trùng tu, tôn tạo di tích đã khiến cho việc trùng tu, tu bổ di tích theo những kiểu khác nhau, xâm phạm di tích . Không gian di tích cũng ngày càng bị thu hẹp. Bên cạnh đó là vấn đề di tích bị xâm hại, cảnh quan môi trường bị phá hủy sau mỗi lần diễn ra lễ hội.

Ngoài ra, do thời gian qua Đà Nẵng chủ yếu tập trung xây dựng thành phố và phát triển kinh tế nên đầu tư cho văn hóa bị hạn chế.

Chương 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

ĐỐI VỚI LỄ HỘI TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

TRONG THỜI GIAN TỚI

3.1. Quan điểm, phương hướng, mục tiêu QLNN đối với lễ hội tại TP Đà Nẵng

3.1.1. Quan điểm của Đảng

Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm đến văn hoá, và càng coi trọng hơn trong thời kỳ đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. Đối với lễ hội, Đảng chủ trương bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống và góp phần phục vụ sự nghiệp phát triển toàn diện của đất nước, phát huy tinh thần sáng tạo và vai trò chủ thổ của nhân dân.

3.1.2. Mục tiêu của Thành Ủy, UBND thành phố Đà Nẵng

– Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao hiểu biết của nhân dân và các đối tượng tham gia lễ hội.

– Làm tốt công tác quản lý nhà nước đối với di tích và lễ hội. Đầu tư kinh phí cho việc nghiên cứu, khảo sát một số lễ hội tiêu biểu, đặc biệt là lễ hội của đồng bào các dân tộc thiểu số.

– Kết hợp giữa nghiên cứu với ứng dụng trong việc phục dựng và bảo tồn các giá trị văn hóa của lễ hội cổ truyền. Tổ chức phần lễ theo hướng trang nghiêm, đơn giản và phần hội thật sinh động nhằm đáp ứng đời sống tâm linh, nhu cầu vui chơi giải trí của nhân dân.

– Đẩy mạnh công tác xã hội hóa các hoạt động lễ hội tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức xã hội, cũng như quần chúng nhân dân được đóng góp và tham gia vào các hoạt động của lễ hội.

– Ưu tiên thực hiện dự án bảo tồn, phục dựng những lễ hội đang có nguy cơ thất truyền; ưu tiên hơn nữa trong việc đào tạo, tập huấn cán bộ làm công tác quản lý lễ hội, tổ chức lễ hội, hướng dẫn viên du lịch tại địa phương nói riêng, cán bộ làm công tác văn hóa nói chung.

3.2. Giải pháp

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, quy trình, thủ tục về quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội

Thành phố cần nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo hướng phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Làm rõ việc phân cấp và quy định trách nhiệm của các cấp trong việc tổ chức và quản lý lễ hội.

Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ, thường xuyên và đồng bộ giữa các cấp, các ngành trong quản lý lễ hội, công khai minh bạch, hù hợp với quy mô, tính chất, đặc điểm lễ hội ở từng địa phương trên địa bàn thành phố.

3.2.2. Xây dựng bộ máy quản lý và nâng cao năng lực đội ngũ công chức quản lý lễ hội trên địa bàn thành phố theo hướng chuyên nghiệp

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực là khâu quan trọng của việc quản lý nói chung và quản lý lễ hội nói riêng. Bồi dưỡng cán bộ làm công tác quản lý văn hóa thông tin ở cơ sở bằng việc tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, hội thảo thường niên, hội thảo khoa học liên quan đến lễ hội và quản lý lễ hội.

Đà Nẵng cần đẩy mạnh chính sách thu hút nhân tài, nên có những cơ chế đãi ngộ cụ thể hơn, hẫp dẫn hơn đối với những chuyên gia có kinh nghiệm và người có tài năng thực sự trong lĩnh vực văn hóa.

3.2.3. Tăng cường công tác tuyên truyền, phối hợp về hoạt động lễ hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Ngành văn hóa, thể thao và du lịch thành phố cần phối hợp với các ngành và các quận, huyện trên địa bàn thành phố tiếp tục công tác tuyên truyền qua hệ thống thông tin đại chúng với các bài viết, chuyên mục về lễ hội, phát động cuộc thi sáng tác kịch bản thông tin lưu động về thực hiện nếp sống văn minh trong việc tổ chức lễ hội, khen ngợi các tấm gương điển hình, phê phán những thói hư tật xấu,… nhằm góp phần đưa hoạt động lễ hội theo đúng hướng như Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, các chỉ thị, nghị quyết, thông tư,… của Đảng và nhà nước.

3.2.4. Cải cách các thủ tục hành chính trong việc thực hiện lễ hội

Đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thể chế và cải cách thủ tục hành chính đảm bảo sự quản lý, điều hành thông suốt, chuyên nghiệp, minh bạch, từng bước hiện đại hóa công tác hành chính, đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực công tác thuộc phạm vi quản lý nhà nước về lễ hội.

Cải tiến quy trình xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo tính hợp pháp, đồng bộ và khả thi của hệ thống văn bản.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào xây dựng cơ sở dữ liệu và tạo sự liên thông với các bộ, ngành và địa phương trong các lĩnh vực quản lý quan trọng của Ngành, trước hết là lĩnh vực lễ hội.

3.2.5. Đầu tư các nguồn lực cho hoạt động lễ hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Các lễ hội lớn ngân sách Nhà nước nên bố trí một khoản kinh phí nhất định để tạo điều kiện cho địa phương chủ động trong việc tổ chức lễ hội.

Tu bổ các di tích lăng miếu, quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng, giữ gìn vệ sinh môi trường để tạo không gian thuận lợi cho hoạt động lễ hội.

Cần khai thác những kinh nghiệm, các tập tục cổ truyền tốt đẹp, kiến thức về tổ chức lễ hội còn tiềm ẩn trong dân gian, huy động nguồn lực của toàn dân và góp phần tiết kiệm ngân sách nhà nước.

Quản lý nhà nước đối với lễ hội tại thành phố Đà Nẵng
Quản lý nhà nước đối với lễ hội tại thành phố Đà Nẵng

Cần có chính sách công nhận và chế độ đãi ngộ với những nghệ nhân có đóng góp xuất sắc cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa lễ hội ở địa phương. Bảo đảm tính kế thừa của đội ngũ những cụ cao niên, nghệ nhân có vai trò, kinh nghiệm và sự am hiểu về tổ chức lễ hội.

Công khai, minh bạch hóa quá trình tổ chức lễ hội. Những người dân có đóng góp tích cực cho hoạt động lễ hội cần được biểu dương khen thưởng.

3.2.6. Tăng cường xã hội hóa công tác tổ chức lễ hội

Việc xã hội hóa được đặt ra nhằm kết nối giữa nhà nước, cộng đồng dân cư, doanh nghiệp, huy động các nguồn lực xã hội, góp phần tiết kiệm ngân sách nhà nước. Vì vậy, thành phố Đà Nẵng cần : tiếp tục kêu gọi sự đầu tư và tài trợ của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố; có các cơ chế chính sách nhằm tạo môi trường thông thoáng để các doanh nghiệp tham gia vào quá trình tổ chức lễ hội nhưng đảm bảo không làm mất đi tinh thần lễ hội.

3.2.7. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quản lý nhà nước về lễ hội

Thanh kiểm tra nhằm chấn chỉnh, xử lý các hiện tượng cờ bạc, cờ bạc trá hình; việc mua bán và sử dụng chất cháy nổ dưới hình thức trò chơi; công tác vệ sinh môi trường và các hiện tượng lộn xộn trong kinh doanh dịch vụ, ăn uống.

3.3. Kiến nghị

  • Đối với Chính phủ và các Bộ, ngành

– Bộ VHTT&DL tham mưu với Chính phủ xây dựng văn bản quản lý và sử dụng các nguồn thu từ lễ hội theo đúng luật Ngân sách nhà nước; để từ đó tăng cường hiệu quả công tác xã hội hóa việc tổ chức lễ hội.

– Đề nghị Cục Văn hóa cơ sở, Tổng cục Du lịch tổ chức một số hoạt động tham gia vào một số lễ hội trọng điểm của các địa phương để nâng tầm các lễ hội và hướng các lễ hội trở thành một sản phẩm du lịch đặc sắc.

– Cục Văn hóa cơ sở, Bộ VH,TT&DL, Hội Di sản Việt Nam, Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội,… cần tổ chức nhiều hội thảo khoa học để bàn về quản lý lễ hội hiệu quả.

  • Đối với thành phố Đà Nẵng

– Cần phải tổ chức kiểm kê nhận diện tổng thể, chính xác về lễ hội văn hóa dân gian ở Đà Nẵng.

– Cần tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tạo sự chuyển biến về nhận thức của các ban ngành, đoàn thể các cấp và nhân dân địa phương về nội dung và ý nghĩa hoạt động của lễ hội.

– Ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, lạc hậu gây tổn hại bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc và ý nghĩa, mục đích tốt đẹp của lễ hội.

– Mở rộng giao lưu, học hỏi kinh nghiệm tổ chức lễ hội từ những mô hình tiêu biểu của các địa phương và các nước trong khu vực, quốc tế.

– Giải quyết tốt mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế trong tổ chức lễ hội, không vì khai thác nguồn lợi kinh tế mà làm sai lệch bản chất và nội dung của lễ hội.

– Kết hợp với các công ty lữ hành tổ chức đưa khách du lịch tham dự lễ hội, thúc đẩy giao lưu văn hóa và hợp tác quốc tế.

KẾT LUẬN

Có thể nói, lễ hội là một trong những loại hình sinh hoạt văn hóa có sức hấp dẫn và lan tỏa rất mạnh đối với các tầng lớp xã hội và trở thành một nhu cầu, một khát vọng của mỗi người dân. Lễ hội được tổ chức là dịp để nhân dân nghỉ ngơi sau những ngày tháng lao động vất vả, là dịp để tưởng nhớ đến những sự kiện trọng đại của đất nước, đồng thời còn là dịp để mỗi người thể hiện lòng tôn kính của mình đối với tổ tiên, ông bà, với thần, Phật, những bậc tiền bối đã có công với dân, với nước,…

Lễ hội được xem là loại hình sinh hoạt văn hóa tiêu biểu của ở các làng xã, là yếu tố văn hóa có giá trị đặc biệt trong sự gắn kết cộng đồng, tạo nên sự cộng cảm sâu sắc của mỗi con người đối với quê hương, vì vậy nó có ảnh hưởng sâu sắc đối với mỗi cá nhân, cộng đồng và đời sống của nhân dân.

Thông qua lễ hội, chúng ta tìm thấy những biểu tượng của tâm lý cộng đồng, văn hóa dân tộc trong thực tế lịch sử. Lễ hội là nơi minh chứng cho tính cố kết của cộng đồng, là biểu trưng cho nét đẹp văn hóa ngàn đời của ông cha ta. Mỗi lễ hội đều một nét tiêu biểu và giá trị riêng, nhưng bao giờ cũng hướng tới một một đối tượng linh thiêng cần được suy tôn. Với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, lễ hội là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, làm cho thế hệ trẻ hôm nay hiểu được công lao tổ tiên, thêm tự hào về truyền thống quê hương, đất nước của mình.

Đà Nẵng là vùng đất được hình thành cách nay hơn 700 năm. Với khoảng thời gian đó, Đà Nẵng đã để lại cho thế hệ hiện nay cả một kho tàng di sản văn hóa đồ sộ, trong đó có lễ hội. Đến nay, lễ hội cũng như con người Đà Nẵng đã trải qua biết bao biến thiên và thăng trầm của lịch sử, nhưng con người Đà Nẵng vẫn vươn lên, tiến về phía trước, do đó, lễ hội cũng có khoảng thời gian bị quên lãng nhưng khi có cơ hội thì chúng cũng trỗi mình thức dậy.

Đề tài “QLNN đối với lễ hội tại Thành Phố Đà Nẵng” đã làm rõ được nội dung sau :

1. Về lý luận

Đề tài tổng quan góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội, vận dụng lý luận vào trong quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

2. Về thực tiễn

– Khái quát đánh giá thực trạng hoạt động lễ hội tại thành phố Đà Nẵng hiện nay.

– Phân tích làm rõ thực trạng quản lý nhà nước với hoạt động lễ hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

– Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước với hoạt động lễ hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

– Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, học tập, nghiên cứu quản lý nhà nước về văn hoá, và cho những người làm công tác quản lý nhà nước với hoạt động lễ hội.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN HOC VIEN HANH CHINH\LY THUY DUONG\LUAN VAN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *