Quản lý nhà nước đối với đầu tư phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng

Quản lý nhà nước đối với đầu tư phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng

Quản lý nhà nước đối với đầu tư phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng

1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, du lịch đã trở thành ngành kinh tế hết sức quan trọng của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Trong mối quan hệ phát triển tổng hòa của nền kinh tế, du lịch phát triển sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác.

Đà Nẵng – trung tâm của “trục tam giác du lịch” Thừa Thiên Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam là một trong những đô thị có tốc độ phát triển và khả năng thu hút đầu tư lớn của Việt Nam với những nét quyến rũ chưa từng có ở các đô thị ven biển khác. Do nằm trong một địa hình đặc biệt, có núi rừng, trung du, đồng bằng, biển cả…TP mang trong mình một vẻ đẹp đa dạng, có cái hùng vĩ, phóng khoáng của núi cao và cái mênh mông, trữ tình của biển cả; có cái mềm mại, khỏe khoắn của sông ngòi và cũng có những góc khuất, những đường vòng của đèo cao; có cái mơ mộng, dịu dàng của bờ cát, của bến sông và cũng có cái tráng lệ, mạnh mẽ của phố xá, của những tượng đài, cao ốc… Tổng hợp tất cả những yếu tố tự nhiên nói trên, nơi đây được xác định là vùng du lịch trọng điểm quốc gia với các điều kiện hạ tầng kỹ thuật đô thị du lịch phát triển, đời sống văn hóa – tinh thần phong phú…. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là tình hình kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, đất cho phát triển du lịch ở Đà Nẵng không còn nhiều. Bên cạnh đó, khu vực Đà Nẵng còn chịu tác động bởi tình hình căng thẳng ở Biển Đông, thiên tai, bão lụt… dẫn đến việc thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực du lịch sẽ chịu nhiều ảnh hưởng. Không chỉ đặt ra vấn đề về thu hút vốn đầu tư, việc triển khai và sử dụng, cũng như hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cũng là một thách thức không nhỏ. Số vốn đã thu hút rồi nhưng chưa triển khai hoặc triển khai một phần rồi bỏ dở, các dự án có ảnh hưởng tác động đến môi trường, an ninh quốc phòng, trật tự xã hội… là tình trạng đáng quan tâm. Do đó, người viết đã chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với đầu tư phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng” làm luận văn Thạc sĩ Quản lý công để góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước (QLNN) đối với đầu tư phát triển du lịch tại Đà Nẵng nói riêng và của cả nước nói chung trên tất cả các nội dung liên quan, bao gồm: thu hút vốn, triển khai sử dụng vốn, tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nhằm đảm bảo phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo môi trường sống, an ninh quốc phòng, trật tự xã hội…

2. Tình hình nghiên cứu

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu của luận văn: góp phần hoàn thiện QLNN đối với hoạt động đầu tư phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn:

– Xây dựng khung lý thuyết, bổ sung và hoàn thiện những vấn đề nghiên cứu về đầu tư phát triển du lịch và QLNN về đầu tư phát triển du lịch

– Xác định căn cứ thực tiễn về đầu tư phát triển du lịch và QLNN đối với đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn Đà Nẵng, những thành tựu và hạn chế chủ yếu, cũng như nguyên nhân của những hạn chế đó.

Nghiên cứu đề xuất phương hướng và giải pháp tiếp tục hoàn thiện QLNN đối với đầu tư phát triển du lịch tại thành phố Đà Nẵng.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động QLNN đối với đầu tư phát triển du lịch. Trong đó, chủ thể quản lý là cơ quan QLNN ở địa phương; đối tượng quản lý là hoạt động đầu tư phát triển du lịch với công cụ quản lý là chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, pháp luật và chính sách có liên quan.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

– Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu nội dung toàn diện của QLNN đối với đầu tư phát triển du lịch.

– Phạm vi về không gian và thời gian:

+ Không gian nghiên cứu: trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

+ Thời gian: Từ năm 2005 đến năm 2014; định hướng đến năm 2020.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

– Phương pháp luận: Đề tài được nghiên cứu dựa trên nền tảng phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời, nghiên cứu đề tài còn dựa trên kinh nghiệm về QLNN đối với đầu tư phát triển du lịch của một số địa phương ở Việt Nam và một số nước có ngành kinh tế du lịch phát triển trong khu vực.

– Phương pháp nghiên cứu: phương pháp nghiên cứu lý luận, phương pháp chuyên gia, phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích số liệu và thống kê, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm… Ngoài ra luận văn còn sử dụng, kế thừa kết quả nghiên cứu của một số công trình, bài viết, báo cáo, tài liệu có liên quan khác.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

– Ý nghĩa lý luận: Đề tài đưa ra lý luận về công tác QLNN đối với đầu tư phát triển du lịch và tầm quan trọng của sự phát triển du lịch đối với sự phát triển của chung của nền KT-XH, góp phần hoàn thiện, bổ sung các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước đối với công tác QLNN về đầu tư phát triển du lịch tại Đà Nẵng.

– Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn đã hệ thống hóa và góp phần làm rõ hơn một số vấn đề lý luận và thực tiễn về QLNN đối với đầu tư phát triển du lịch tại địa phương, cụ thể là Tp.Đà Nẵng. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho cơ quan QLNN về đầu tư, du lịch tại Đà Nẵng và các địa phương có điều kiện tương tự như ở Đà Nẵng; sinh viên, học viên chuyên ngành hành chính công cũng như các đối tượng khác quan tâm đến lĩnh vực này.

7. Kết cấu của luận văn: Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo gồm 03 chương:

Chương 1: Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với đầu tư phát triển du lịch.

Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với đầu tư phát triển du lịch tại thành phố Đà Nẵng.

Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đầu tư phát triển du lịch tại thành phố Đà Nẵng.

Quản lý nhà nước đối với đầu tư phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng
Quản lý nhà nước đối với đầu tư phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng

Chương 1:

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1.1. Những vấn đề lý luận về đầu tư phát triển du lịch

1.1.1. Khái niệm

1.1.1.1. Du lịch

Tại khoản 1 điều 4 luật Du lịch Việt Nam (2005) nêu rõ: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.

Kinh doanh dịch vụ du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp nhằm tạo điều kiện cho khách du lịch trong việc hành trình và lưu trú, là cơ hội để bán các sản phẩm dịch vụ nhằm đem lại lợi nhuận cho các nhà kinh doanh và đầu tư, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân địa phương.

1.1.1.2. Đầu tư

Khoản 1 điều 3 Luật Đầu tư (2005) của Việt Nam: “Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”. Khái niệm này cho thấy đầu tư chỉ là việc bỏ vốn để hình thành tài sản mà không cho thấy được kết quả đầu tư sẽ thu được lợi ích kinh tế như thế nào nhằm thu hút đầu tư.

1.1.1.3. Đầu tư phát triển

Đầu tư phát triển là một bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc chi dùng vốn trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất và trí tuệ, gia tăng năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm vì mục tiêu phát triển KT-XH của đất nước.

1.1.1.4. Đầu tư phát triển du lịch

Đầu tư phát triển du lịch là một bộ phận của đầu tư phát triển. Đây chính là quá trình bỏ vốn để tiến hành các hoạt động đầu tư phát triển của một địa phương, một vùng miền… nhằm phát triển du lịch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của cộng đồng dân cư và nhu cầu tham quan của du khách, thúc đẩy kinh tế phát triển. Trong phạm vi luận văn, người viết tập trung tìm hiểu và phân tích đầu tư phát triển du lịch gồm: đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch; đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch; đầu tư phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch.

1.1.2. Vai trò của đầu tư phát triển du lịch

Thứ nhất, góp phần tăng trưởng kinh tế.

Thứ hai, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Thứ ba, góp phần tăng cường khoa học kỹ thuật và nâng cao năng lực quản lý điều hành kinh doanh.

Thứ tư, góp phần tạo công ăn việc làm cho địa phương và tăng nguồn thu cho NSNN.

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển du lịch

1.1.4.1. Sự ổn định về kinh tế, chính trị – xã hội và luật pháp đầu tư

1.1.4.2. Lợi thế về điều kiện tự nhiên – xã hội, tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên du lịch của địa phương

1.1.4.3. Chính sách thu hút vốn đầu tư ở địa phương

1.1.4.4. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng

1.1.4.5. Sự phát triển của đội ngũ lao động, trình độ khoa học – công nghệ và hệ thống doanh nghiệp trong nước và trên địa bàn

1.1.4.6. Sự phát triển của nền hành chính quốc gia và địa phương

1.1.4.7. Hiệu quả của các dự án đầu tư đã triển khai trong ngành du lịch

1.2. Những vấn đề cơ bản về quản lý nhà nước đối với đầu tư phát triển du lịch

1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với đầu tư phát triển du lịch

QLNN đối với đầu tư phát triển du lịch là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình, các hoạt động đầu tư của các thành phần kinh tế, của các tổ chức, của cá nhân để duy trì và phát triển ngày càng cao ngành du lịch.

1.2.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với đầu tư phát triển du lịch

Một là, Nhà nước là chủ thể quản lý xã hội, quản lý chung mọi hoạt động của đời sống xã hội trong đó có hoạt động QLNN đối với đầu tư phát triển du lịch.

Hai là, chỉ có Nhà nước mới có thể “hợp chuẩn hoá” các quy trình, thủ tục trong quá trình hoạt động đầu tư phát triển du lịch và đưa ra các chính sách ưu đãi, khuyến khích thu hút đầu tư.

Ba là, Nhà nước là chủ thể có đủ sức mạnh tài chính để đầu tư vào phát triển du lịch, phát triển hạ tầng cơ sở ở một số lĩnh vực không thể thu hút đầu tư của nước ngoài hay tư nhân.

Bốn là, Nhà nước thực hiện cơ chế xã hội hoá mạnh các hoạt động đầu tư phát triển du lịch.

Năm là, Nhà nước đảm bảo mọi vấn đề trong an toàn, an ninh cho hoạt động đầu tư phát triển du lịch.

Sáu là, Nhà nước tiến hành xử lý mọi vi phạm, giải quyết tốt các khiếu nại tố cáo liên quan đến hoạt động đầu tư phát triển du lịch.

Tóm lại, QLNN đối với đầu tư phát triển du lịch là một tất yếu khách quan xuất pháp từ đòi hỏi nền kinh tế, từ vai trò quản lý của nhà nước và thực trạng đầu tư phát triển du lịch… nhằm góp phần huy động các nguồn vốn, khắc phục tình trạng thất thoát, lãng phí vốn, nâng cao chất lượng các công trình… đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch, phục vụ nhu cầu của du khách và nhân dân địa phương.

1.2.3. Nội dung cơ bản của hoạt động quản lý nhà nước (cấp thành phố) đối với đầu tư phát triển du lịch

Thứ nhất, xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về đầu tư trong nước và ngoài nước.

Thứ hai, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư phát triển du lịch.

Thứ ba, ban hành và thực thi các chính sách về đầu tư.

Thứ tư, cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư; hướng dẫn, hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư và giải quyết những vướng mắc, yêu cầu của nhà đầu tư trong quá trình hoạt động đầu tư.

Thứ năm, tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư,

Thứ sáu, đánh giá hiệu quả đầu tư, kiểm tra, thanh tra và giám sát hoạt động đầu tư; giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng và xử lý vi phạm trong hoạt động đầu tư.

Thứ bảy, tổ chức bộ máy bộ máy QLNN đối với đầu tư.

1.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong khu vực về quản lý nhà nước đối với đầu tư phát triền du lịch

1.3.1. Singapore

Thứ nhất, chính quyền Singapore đã xác định rõ việc thu hút nguồn vốn FDI tập trung vào ba lĩnh vực cần ưu tiên là: xây dựng cơ sở hạ tầng, du lịch và xuất khẩu.

Thứ hai, Chính phủ Singapore đã tạo nên một môi trường kinh doanh ổn định, hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Thứ ba, Chính phủ Singapore đã ban hành những chính sách đầu tư phát triển du lịch hiệu quả: tầm nhìn chiến lược, quy định vay vốn, quản lý đất đai, thủ tục đầu tư, xúc tiến đầu tư, sự phối hợp thực hiện chính sách đầu tư…

1.3.2. Malaysia

– Malaysia đã ban hành Luật Đầu tư với nhiều điều khoản quan ưu đãi cho nhà đầ tư.

– Nhà nước tham gia trực tiếp vào việc thực hiện các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo môi trường đầu tư thuận lợi thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư dài hạn.

– Bên cạnh đó, Chính phủ thực hiện đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư và thu hút đầu tư hạ tầng kỹ thuật du lịch, thu hút khách du lịch bằng cách mở văn phòng xúc tiến du lịch ở nhiều quốc gia trên thế giới và quảng cáo, giới thiệu hình ảnh, con người, đất nước Malaysia trên các đài truyền hình quốc tế lớn…

– Sự ổn định chính trị và chính sách nhất quán, thông thoáng đã tạo niềm tin kích thích các doanh nghiệp trong và nước ngoài đầu tư phát triển du lịch.

1.3.3. Thái Lan

Thứ nhất, dịch vụ du lịch là ngành được Chính phủ Thái Lan rất quan tâm đầu tư và hỗ trợ đặc biệt.

Thứ hai, công tác quy hoạch đầu tư phát triển hạ tầng du lịch được chú trọng để khai thác triệt để thế mạnh phát triển du lịch.

Thứ ba, Chính phủ Thái Lan ưu tiên thu hút đầu tư nhằm phát triển nguồn nhân lực phục vụ hoạt động kinh doanh du lịch.

Thứ tư, chính quyền Thái Lan đưa ra nhiều định hướng đầu tư nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch.

Thứ năm, Chính phủ chủ trọng đầu tư phát triển du lịch Phật giáo, du lịch mạo hiểm, du lịch thiện nguyện.. Từ đó, tạo nên nét đặc sắc riêng có của Thái Lan.

1.3.4. Bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào quản lý nhà nước đối với đầu tư phát triển du lịch ở Đà Nẵng

Một là, xây dựng quy hoạch đầu tư phát triển du lịch phải đi trước một bước, quy hoạch phải đảm bảo tính khoa học và đồng bộ

Hai là, công bố rộng rãi các quy hoạch đã được phê duyệt.

Ba là, đẩy mạnh thu hút đầu tư vào kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội; lựa chọn các dự án tiềm năng hấp dẫn, có tính khả thi cao theo các lĩnh vực ưu tiên để đưa vào danh mục dự án đối tác công – tư (PPP), bố trí nguồn vốn ngân sách để đầu tư đối ứng cho các dự án PPP kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài.

Bốn là, tăng cường QLNN đối với đầu tư phát triển du lịch. Tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách liên quan đến đầu tư, kinh doanh. Mạnh dạn thay đổi tư duy, tính quyết đoán và nhất quán của cơ quan QLNN các cấp trong định hướng mục tiêu phát triển, thể hiện ý chí “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm” của tập thể lãnh đạo các cấp.

Năm là, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động thu hút đầu tư cũng như quá trình thực hiện đầu tư nhằm tránh thất thoát, tham nhũng… trong quá trình đầu tư.

Sáu là, phải xem trọng công tác đầu tư phát triển nguồn nhân lực và QLNN đối với đầu tư phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động du lịch.

Chương 2:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa – xã hội ảnh hưởng đến đầu tư phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý: Vị trí trung độ, tiếp giáp với Thừa Thiên Huế, Quảng Nam – 2 địa phương có di sản Văn hóa thế giới, nối với vùng Tây Nguyên qua Quốc lộ 14B và là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và các nước Campuchia, Thái Lan, Myanmar đến các nước Đông Bắc Á thông qua tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây.

2.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên: Thành phố Đà Nẵng nằm bên dòng sông Hàn; phía Đông với những bãi biển tuyệt đẹp và bán đảo Sơn Trà; phía Bắc và phía Tây được bao bọc bởi đèo núi cao hiểm trở và thơ mộng.

2.1.2. Điều kiện kinh tế

2.1.2.1. Một số chỉ tiêu kinh tế và cơ sở hạ tầng kinh tế

Đà Nẵng là trung tâm kinh tế và là động lực tăng trưởng, phát triển của khu vực miền Trung. Tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn (GRDP, giá so sánh 2010) năm 2014 ước đạt 41.714 tỷ đồng. Tổng thu NSNN trên địa bàn ước thực hiện 11.589 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư phát triển ước đạt 32.782,3 tỷ đồng.

Cơ cấu kinh tế (2014): Dịch vụ 52,98% – Công nghiệp và Xây dựng 43,84% – Nông nghiệp 3,18%, mục tiêu đến năm 2020 là: Dịch vụ 55,6% – Công nghiệp và Xây dựng 42,8% – Nông nghiệp 1,6%.

Nằm ở trung độ cả nước, Đà Nẵng có giao thông thuận lợi. Vơi cảng nước sâu, sân bay quốc tế hiện đại, hệ thống cấp nước và cấp điện cho sinh hoạt cũng như sản xuất đảm bảo đầy đủ.

2.1.2.2. Môi trường đầu tư

Đà Nẵng có môi trường đầu tư tương đối thông thoáng thuận lợi, công khai minh bạch và hấp dẫn. Chỉ số CPI (năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) dẫn đầu cả nước trong năm 2013, 2014. Đà Nẵng cũng đã thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Đà Nẵng (IPC ) và từ tháng 7/2014, UBND thành phố Đà Nẵng đã đưa vào sử dụng Hệ thống thông tin Chính quyền điện tử, đặc biệt là hệ thống tra cứu thông tin du lịch.

2.1.3. Điều kiện văn hóa – xã hội

2.1.3.1. Dân số – lao động – con người Đà Nẵng

2.1.3.2. Cơ sở hạ tầng xã hội

2.1.3.3. Đời sống văn hóa – tinh thần

2.2. Thực trạng đầu tư phát triển du lịch tại thành phố Đà Nẵng

2.2.1. Các dự án đầu tư và nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch

2.2.1.1. Các dự án đầu tư

Các dự án đầu tư và nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng qua các giai đoạn cụ thể như sau:

* Giai đoạn 2006-2010: có 199 dự án đầu tư với tổng kinh phí đầu tư là 32.498,2 tỷ đồng, trong đó:

– 151 dự án trong nước, với tổng vốn đầu tư là 27.952,4 tỷ đồng.

– 48 dự án nước ngoài, với tổng vốn đầu tư là 4.995,8 tỷ đồng.

* Giai đoạn từ 2011-2014: Có 216 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư là 50.804,5 tỷ đồng, trong đó:

– 192 dự án trong nước, với tổng vốn đầu tư là 43.849,3 tỷ đồng.

– 24 dự án nước ngoài, với tổng vốn đầu tư là 6.955,2 tỷ đồng.

2.2.1.2. Nguồn vốn đầu tư

a. Nguồn vốn đầu tư trong nước

Vốn đầu tư của Nhà nước bao gồm: vốn NSNN, vốn tín dụng NN và vốn đầu tư của doanh nghiệp NN, tập trung chủ yếu đầu tư vào hạ tầng du lịch trọng điểm ở địa phương.

– Nguồn vốn đầu tư ngoài quốc doanh:

+ Vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân: Giai đoạn 2006-2010 tổng vốn đầu tư phát triển từ các doanh nghiệp tư nhân là 7.520,4 tỷ đồng, tính bình quân 1.504,08 tỷ đồng/năm. Năm 2012 số vốn đầu tư trong khu vực này đạt 4.978,3 tỷ đồng và năm 2014 đạt 7.476,0tỷ đồng (tăng 4,97 lần bình quân năm của giai đoạn 2006-2010).

+ Vốn huy động từ đóng góp của nhân dân: Từ 2006-2010, tổng số vốn nhân dân đóng góp đầu tư phát triển hạ tầng đô thị du lịch là 1.748,5 tỷ đồng, chiếm 4,69% tổng vốn đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật du lịch thành phố.

b. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài

– Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Tính tới ngày 31/12/2014, Đà Nẵng có 311 dự án FDI còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 3,377 tỷ USD, đứng thứ 16/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong đó, đầu tư phát triển du lịch thu hút nhiều vốn nhất. Đứng đầu là bất động sản du lịch với 27 dự án, tổng vốn đăng ký là 1,93 tỷ USD, chỉ chiếm 9% về số dự án nhưng chiếm 48,6% về vốn đăng ký. Tiếp theo là lĩnh vực  dịch vụ lưu trú và ăn uống; giáo dục và đào tạo; xây dựng với số vốn đăng ký lần lượt là 694 triệu USD, 158 triệu USD và 86 triệu USD. Hiện nay đã có 39 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào thành phố Đà Nẵng.

Hình thức đầu tư chủ yếu của các dự án FDI vào lĩnh lực phát triển du lịch Đà Nẵng là 100% vốn nước ngoài.

+ Nguồn vốn vay viện trợ (ODA, NGO…): Đà Nẵng được hỗ trợ vốn vay ODA phát triển hạ tầng đô thị mạnh. Tuy nhiên, hoạt động giải ngân thực hiện các dự án này còn rất chậm do thành phố thiếu vốn đối ứng, không đủ nhân lực cũng như năng lực để thực hiện dự án.

2.2.2. Đánh giá chung về hiệu quả đầu tư phát triển du lịch tại Thành phố Đà Nẵng thời gian qua

Trong 10 năm qua, hoạt động của ngành du lịch Đà Nẵng đã đạt được kết quả khả quan. Lượng khách du lịch đến Đà Nẵng tăng nhanh và ổn định với tốc độ tăng trưởng bình quân trong 10 năm qua (2005 – 2014) là 19%. Năm 2004, thành phố đón khoảng 700 ngàn lượt khách thì tới năm 2014, thành phố đón khoảng 3,8 triệu lượt khách. Tốc độ tăng trưởng thu nhập xã hội từ du lịch trong 10 năm qua là 24%. Thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch năm 2005 là 814 tỷ đồng thì đến năm 2013, mức thu này đạt khoảng 9.740 tỷ đồng. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương. Đầu tư phát triển du lịch chỉ mới tập trung ở đầu tư phát triển hạ tầng du lịch mà quan tâm đến đầu tư các sản phẩm du lịch cũng như nguồn nhân lực phục vụ du lịch.

2.3. Thực trạng quản lý nhà nước đối với đầu tư phát triển du lịch tại thành phố Đà Nẵng

2.3.1. Công tác xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đối với đầu tư phát triển du lịch

Quy hoạch đầu tư phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng được thể hiện trong nhiều quy hoạch phát triển ngành như: Quyết định số 7099/2010/QĐ-UBND của UBND TP ngày 17/9/2010 phê duyệt Quy hoạch tổng thể ngành Văn hóa, thể thao và du lịch thành phố Đà Nẵng đến năm 2020; ngày 08/10/2010, Thủ tướng Chính phủ đà ban hành QĐ số 1866/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020.

2.3.2. Tổ chức thực hiện pháp luật về đầu tư phát triển du lịch

Luật Đầu tư 2005 thay thế cho Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước; Luật Doanh nghiệp 2005 thay thế cho Luật Doanh nghiệp nhà nước ra đời, đánh dấu mốc quan trọng tiến tới mặt bằng pháp lý chung giữa đầu tư trong và ngoài nước; Ngày 22/6/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị Định 108/2006/NĐ-CP hướng dẫn một số điều về Luật Đầu tư; Ngày 14/02/2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư; Ngày 26/11/2014, Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư 2014 với nhiều điểm mới nổi bật; Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, điều chỉnh chính sách ưu đãi về tài chính. Bên cạnh đó, chính quyền Đà Nẵng ban hành một số văn bản nhằm hướng dẫn, khuyến khích, hỗ trợ nhà đầu tư Đây là những căn cứ pháp lý để Sở KH&ĐT Đà Nẵng thực hiện công tác QLNN đối với đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn thành phố.

2.3.3. Ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách có liên quan đến đầu tư phát triển du lịch

2.3.3.1. Chính sách quy hoạch

UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Quyết định số 7099/QĐ-UBND ngày 17/9/2010 phê duyệt Quy hoạch tổng thể ngành Văn hóa, thể thao và du lịch thành phố Đà Nẵng đến năm 2020. Bên cạnh đó, Thành phố cũng đã ban hành nhiều văn bản khác như: Quyết định số 1451/QĐ-UBND ngày 27/2/2012, UBND thành phố Đà Nẵng về việc phê duyệt ý tưởng Quy hoạch tổng thể mặt bằng Bán đảo Sơn Trà; Quyết định 16/2009/QĐ-UBND ngày 24/6/2009 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc quy định một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư và phát triển du lịch trên sông Hàn và các tuyến sông

2.3.3.2. Chính sách khuyến khích, tạo môi trường đầu tư: bao gồm chính sách ưu đãi về thuế và chính sách ưu đãi về sử dụng đất.

2.3.3.3. Chính sách giải phóng mặt bằng: Thành phố đã ban hành các chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dành cho người bị thu hồi đất, đồng thời quan tâm tới sinh kế của người có đất thu hồi. Bên cạnh đó, tập trung công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường cho doanh nghiệp, nhà đầu tư đã được giao đất, thuê đất theo đúng tiến độ.

2.3.4. Công tác cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư; Hướng dẫn, hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện dự án và giải quyết những vướng mắc, yêu cầu của nhà đầu tư trong quá trình hoạt động đầu tư

Môi trường đầu tư, khả năng huy động các nguồn lực đầu tư phát triển du lịch được cải thiện. Đến tháng 12/2014, thành phố đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 21 dự án đầu tư, tổng vốn đăng ký 11.148,3 tỷ đồng.

Quản lý nhà nước đối với đầu tư phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng
Quản lý nhà nước đối với đầu tư phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng

2.3.5. Công tác xúc tiến, quảng bá thu hút đầu tư

Tính đến 31/12/2014, có 39 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Đà Nẵng, trong đó dẫn đầu là nền kinh tế APEC như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Đài Loan, Singapore… với 311 dự án, tổng số vốn đầu tư là 3,38 tỷ USD. Trong đó, đầu tư vào lĩnh vực du lịch là 48 dự án với tổng số vốn đầu tư là 1,89 tỷ USD.

2.3.6. Công tác kiểm tra, thanh tra và giám sát hoạt động đầu tư; giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng và xử lý vi phạm trong hoạt động đầu tư phát triển du lịch tại thành phố Đà Nẵng

Theo thống kê của Thanh tra TP. Đà Nẵng, mỗi năm thanh tra chỉ tiến hành thanh tra trong lĩnh vực đầu tư phát triển khoảng 6-7 đợt, mỗi đợt khoảng 3-4 đơn vị. Năm 2014, thanh tra thành phố chỉ tiến hành thanh tra 25 đơn vị trong lĩnh vực đầu tư phát triển, phát hiện sai phạm và kiến nghị thu hồi 385 triệu đồng.

2.3.7. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

2.3.7.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy: Cơ cấu tổ chức bộ máy Sở KH&ĐT Tp. Đà Nẵng: bao gồm khối phòng, ban và khối đơn vị trực thuộc: trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp.

2.3.7.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan QLNN đối với đầu tư phát triển du lịch ở địa phương

a. Sở Kế hoạch và Đầu tư: thực hiện chức năng QLNN về kế hoạch và đầu tư ở địa phương.

b. Trong quá trình quản lý, sở KH&ĐT phối hợp với một số Sở, Ban, Ngành như Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Sở Giao thông vận tải, công ty Cấp thoát nước đô thị, phòng quản lý HTKT và đô thị, Trung tâm xúc tiến đầu tư Đà Nẵng (IPC)…

2.3.6.3. Đội ngũ cán bộ quản lý: Đội ngũ cán bộ của Sở KH&ĐT TP. Đà Nẵng hiện nay như sau: định biên: 66 người với trình độ Đại hoc và trên đại học chiếm đa số và đào tạo với chuyên môn phù hợp.

2.3.7. Những hạn chế chủ yếu và nguyên nhân cơ bản của những hạn chế trong quản lý nhà nước đối với đầu tư phát triển du lịch tại thành phố Đà Nẵng

2.3.7.1. Những hạn chế chủ yếu

Một là, những khó khăn, hạn chế trong quá trình triển khai quy hoạch và phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Hai là, hệ thống pháp luật không phù hợp thực tiễn, chồng chéo.

Ba là, đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN đối với đầu tư phát triển du lịch tại Đà Nẵng thiếu, hạn chế về năng lực và nhận thức.

Bốn là, hiệu quả xúc tiến đầu tư hiện nay vẫn chưa cao, thành phố chỉ mới thực hiện được chức năng “tìm kiếm cơ hội đầu tư” mà chưa làm tốt chức năng “thúc đẩy đầu tư”.

Năm là, việc quản lý công tác đấu thầu các dự án, công trình xây dựng phát triển du lịch bộc lộ yếu kém về thủ tục.

Sáu là, quản lý nhà nước trong việc kiểm tra, thanh tra, giám sát dự án đầu tư phát triển bước đầu được chú trọng nhưng kết quả còn rất thấp.

2.3.7.2. Nguyên nhân của những tồn tại

Một là, tư duy phát triển chậm đổi mới, tư duy quản lý và điều hành ở tầm vĩ mô còn bất cập; thiếu sự chỉ đạo tập trung, đầu tư dàn trải chưa tạo được bước đột phá về phát triển hạ tầng du lịch, sản phẩm du lịch và nguồn nhân lực về du lịch.

Hai là, công tác quy hoạch đầu tư phát triển du lịch tuy đã được chú trọng xây dựng để định hướng phát triển, tuy nhiên việc quy hoạch vẫn chưa đảm bảo, trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch, giải phóng mặt bằng để phát triển du lịch còn nhiều bất cập

Ba là, chính sách về đầu tư phát triển du lịch chưa được rà soát, sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh thường xuyên, kịp thời.

Bốn là, công tác thu hút đầu tư phát triển du lịch chú trọng về số lượng, cũng như giá trị đầu tư mà chưa có sự chọn lọc chất lượng dự án, cũng như cam kết thời gian thực hiện dự án.

Năm là, phân cấp QLNN về đầu tư chưa đi liền với tăng cường năng lực cho địa phương; chưa tạo động lực để các địa phương phát huy các thế mạnh riêng của mình.

Sáu là, xuất phát điểm và trình độ phát triển của nền kinh tế nước ta (trong đó có Đà Nẵng) còn thấp nên khả năng, nguồn lực đáp ứng cho nhu cầu đầu tư phát triển du lịch còn hạn chế.

Bảy là, chưa được sự ủng hộ tuyệt đối và chia sẻ trách nhiệm của cộng đồng xã hội trong đầu tư phát triển du lịch.

Chương 3:

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3.1. Định hướng phát triển ngành du lịch và phương hướng hoàn thiện QLNN đối với đầu tư phát triển du lịch tại thành phố Đà Nẵng

3.1.1. Quan điểm phát triển du lịch Tp. Đà Nẵng đến năm 2020

3.1.2. Định hướng phát triển du lịch Tp. Đà Nẵng đến năm 2020

3.1.2.1.Định hướng về thị trường và sản phẩm du lịch

3.1.2.2. Định hướng không gian phát triển du lịch

– Khoanh vùng để phát triển du lịch, tạo các điểm đến, kết nối với du lịch các địa phương, nâng cấp các tuyến du lịch. 

– Định hướng không gian mở, quy hoạch một cách tập trung và có hệ thống cũng như đáp ứng đủ nhu cầu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng của du khách.

3.1.2.3. Định hướng tổ chức hoạt động du lịch

– Tổ chức các hoạt động du lịch một cách đồng bộ từ Trung ương đến địa phương và giữa các ngành.

– Xây dựng các quy định nghiêm ngặt về môi trường, về dịch vụ, về văn hóa xã hội.

– Xây dựng hệ thống lữ hành phục vụ khách tốt nhất, hiệu quả và uy tín. Hướng thành phố trở thành trung tâm du lịch với các tiêu chí như thân thiện, an toàn, yên bình, xinh đẹp…

3.1.2.4. Định hướng liên kết, hợp tác trong hoạt động du lịch

Tăng cường mối liên kết giữa ba lĩnh vực của ngành, liên kết các ngành, các lĩnh vực khác; đồng thời mở rộng liên kết, hợp tác với các địa phương trong nước, liên kết tuyến Hành lang Kinh tế Đông -Tây, khu vực Đông Nam Á và trên thế giới.

3.1.2.5. Định hướng đầu tư: Triển khai theo đúng quy hoạch trên cơ sở các dự án đầu tư được đánh giá tác động môi trường theo quy định, cần đặc biệt ưu tiên các dự án trọng điểm. 

3.1.2.6. Định hướng xúc tiến, quảng bá du lịch: Đa dạng hóa hình thức xúc tiến, quảng bá đầu tư du lịch và tìm kiếm thị trường mới.

3.1.3. Dự báo tình hình đầu tư phát triển du lịch tại Tp. Đà Nẵng

3.1.3.1. Thuận lợi: (i)Chủ trương, chính sách của Đảng và và Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện đầu tư phát triển du lịch của Đà Nẵng; (ii) Các thành tựu của Việt Nam trong tăng trưởng kinh tế, sử dụng vốn ODA để phát triển hệ thống hạ tầng đã được quốc tế chú ý; (iii) Gia nhập WTO, quan hệ ngoại giao tích cực với thế giới đang mở ra cơ hội thu hút đầu tư vốn và công nghệ.

3.1.3.2. Thách thức: (i) Bất ổn chính trị, xung đột, khủng bố, dịch bệnh, thiên tai, khủng khoảng kinh tế, tài chính… (ii) Nguồn lực về vốn và công nghệ và nhân lực còn rất hạn chế; (iii) Các quy định, thủ tục thuộc lĩnh vực đầu tư phát triển du lịch vẫn còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với yêu cầu thực tế.

3.2. Giải pháp tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đầu tư phát triển du lịch tại thành phố Đà Nẵng đến năm 2020

3.2.1. Nâng cao chất lượng quy hoạch và tổ chức thực hiện tốt quy hoạch đầu tư phát triển du lịch tại thành phố Đà Nẵng

3.2.1.1. Xây dựng quy hoạch khoa học, hợp lý: Xây dựng các quy hoạch cần đảm bảo: (i) Quy hoạch là linh hồn của phát triển; (ii) Quy hoạch phải đi trước một bước; (iii) Công tác quy hoạch phải được chú trọng ngay từ khâu lập quy hoạch, phản biện quy hoạch, thẩm định và phê duyệt quy hoạch đảm bảo khoa học và phát triển.

3.2.1.2. Tổ chức thực hiện quy hoạch đồng bộ, thống nhất: (i) Cụ thể hoá các nội dung quy hoạch vào các chương trình nghị sự, chương trình làm việc của các cấp uỷ, chính quyền cơ sở; trong các kế hoạch 5 năm, hàng năm; đồng thời, công bố rộng rãi quy hoạch đã được phê duyệt; (ii) Rà soát các quy hoạch“treo” để có biện pháp xử lý kịp thời; (iii) Quy hoạch đầu tư phát triển du lịch liên quan đến nhiều quy hoạch của các ngành lĩnh vực khác nhau.

3.2.2. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan đến đầu tư phát triển du lịch tại thành phố Đà Nẵng

3.2.2.1. Rà soát các văn bản pháp luật đã có; Điều chỉnh, bổ sung, đồng thời tiếp tục ban hành những văn bản pháp luật còn thiếu liên quan đến đầu tư phát triển du lịch

3.2.2.2. Bổ sung, điều chỉnh chính sách và cơ chế liên quan đến việc quản lý nhà nước đối với đầu tư phát triển du lịch: (i) Tiếp tục đổi mới bổ sung và điều chỉnh chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng, giá cả và tỷ giá; (ii) Tiếp tục điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện một số chính sách liên quan đến đất đai phát triển khu công nghiệp, đô thị hóa, xây dựng hạ tầng kỹ thuật du lịch; (iii) Chính sách giải phóng mặt bằng liên quan đến giá tiền đền bù, tái định cư và công ăn việc làm đối với người phải di dời khi nhà nước thu hồi đất.

3.2.3. Nâng cao hiệu quả công tác hướng dẫn, hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện dự án và giải quyết những vướng mắc, yêu cầu của nhà đầu tư. Đẩy mạnh công tác cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư

3.2.3.1. Nâng cao hiệu quả công tác hướng dẫn, hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư và giải quyết những vướng mắc, yêu cầu của nhà đầu tư: (i) Hỗ trợ nhà đầu tư một cách hiệu quả; (ii) Chuẩn bị các điều kiện vật chất và nguồn nhân lực tốt nhất để tiếp đón nhà đầu tư; (iii) Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan HCNN.

3.2.3.2. Đẩy mạnh công tác cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư

3.2.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát công tác đầu tư phát triển du lịch

3.2.4.1. Tăng cường thanh tra, kiểm tra và giám sát: (i) Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát, giám sát của các cơ quan HCNN, tránh chồng chéo nhiệm vụ; (ii) Cần phải phân chia thành 02 loại kiểm tra đó là kiểm tra thường xuyên theo định kỳ và kiểm tra đột xuất để chấn chỉnh công tác quản lý hoặc khi có dấu hiệu vi phạm; (iii) Tất cả các cuộc thanh, kiểm tra đều phải nằm trong kế hoạch thống nhất và thực hiện một cách nghiêm minh, chặt chẽ.

3.2.4.2. Cần có chế tài thưởng, phạt để xử lý nghiêm minh, kịp thời những đối tượng vi phạm

3.2.5. Tăng cường công tác xúc tiến và huy động nguồn vốn đầu tư

3.2.5.1. Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư: (i) Đổi mới công tác xúc tiến đầu tư trên cơ sở đa dạng hóa các phương thức xúc tiến; (ii) Đa dạng hóa các hình thức, đối tác đầu tư; (iii) Hỗ trợ nhà đầu tư một cách hiệu quả.

3.2.5.2. Huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch

a. Đối với nguồn vốn trong nước: (i) Tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư, tạo nên một sân chơi bình đẳng giữa các loại hình đầu tư; (ii) Đổi mới cơ chế sử dụng vốn, thủ tục cho vay của các ngân hàng thương mại. Tiếp tục hoàn thiện và phát triển các loại thị trường, trong đó có thị trường vốn và thị trường bất động sản.

b. Đối với nguồn vốn nước ngoài: (i) Xây dựng và công bố rộng rãi  ”Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài”; (ii) Phân cấp cấp giấy phép đầu tư; cải tiến quy trình thẩm định dự án theo hướng mở rộng diện đăng ký cấp phép đầu tư; (iii) Tăng cường xúc tiến đầu tư trực tiếp với các đối tác.

3.2.6. Kiện toàn tổ chức bộ máy NN đối với đầu tư phát triển du lịch

3.2.6.1. Cải cách cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với đầu tư phát triển du lịch theo hướng đơn giản, hiệu quả

– Phân công, phân cấp QLNN về đầu tư một các rõ ràng và hợp lý từ trung ương đến địa phương.

– Xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy QLNN đối với đầu tư phát triển du lịch gọn nhẹ, hợp lý, chức trách rõ ràng, làm việc khoa học.

– Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý trung ương và địa phương để có sự nhất quán trong quản lý phát triển du lịch.

– Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động QLNN.

3.2.6.2. Nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ CBCC

– Tiến hành rà soát sắp xếp tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, ưu tiên bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý có trình độ, có tâm huyết cao.

– Đổi mới công tác quản lý CBCC phù hợp với quá trình phát triển KT-XH và CCHC; đồng thời cải cách tiền lương và các chế độ chính sách đãi ngộ đối với công chức.

3.2.6.3. Tăng cường phân cấp quản lý đầu tư: Khi phân cấp kết hợp với nâng cao năng lực cho các đơn vị được phân cấp; đồng thời, cần thực hiện cơ chế này theo hướng công khai, minh bạch. Phân cấp phải đi kèm các biện pháp quản lý chặt chẽ, đồng bộ, tăng cường thẩm quyền và năng lực của hệ thống giám sát đối với đầu tư.

3.2.6.4. Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hành chính nhà nước: Các cơ quan phải nâng cao trách nhiệm, tích cực, chủ động phát hiện và giải quyết các vướng mắc phát sinh có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của mình hoặc chủ động tổ chức phối hợp giải quyết, tránh tình trạng thụ động, trì trệ kéo dài trong quá trình xử lý; cần có hình thức xử phạt, chế tài đối với những cơ quan thiếu trách nhiệm trong quá trình phối hợp ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện chung.

KẾT LUẬN

Ngày nay, cùng với sự hội nhập và chuyển đổi cơ cấu các ngành kinh tế, du lịch đóng vai trò to lớn trong thành phần kinh tế của mỗi quốc gia. Với xu hướng chung của toàn cầu, việc tìm giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển ngành du lịch đang là vấn đề cần được đặt ra. Phát triển du lịch Đà Nẵng đang là điểm nóng thu hút sự chú ý của lãnh đạo UBND thành phố và nhân dân trong thời gian gần đây theo tinh thần của Nghị quyết 33 của Bộ Chính trị, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XX.

Nhận thấy được tiềm năng to lớn để phát triển du lịch, được sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, của Đảng bộ và chính quyền thành phố, du lịch Đà Nẵng đã, đang và sẽ hướng tới mục tiêu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp to lớn cho sự phát triển mọi mặt của thành phố. Tuy nhiên, để hiện thực hóa được mục tiêu này, công tác đầu tư và QLNN đối với đầu tư phát triển du lịch cần được ưu tiên, chú trọng.

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, định hướng và dự báo về đầu tư phát triển du lịch ở địa phương của mình, người viết đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN đối với đầu tư phát triển du lịch Đà Nẵng trên tất cả các nội dung liên quan, bao gồm: thu hút vốn, triển khai sử dụng vốn, tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư… Với sự quan tâm của chính quyền trung ương cũng như địa phương và sự triển khai đồng bộ các giải pháp thiết thực, hy vọng công tác QLNN đối với đầu tư phát triển du lịch Đà Nẵng trong thời gian tới sẽ đạt được hiệu quả như mong muốn, góp phần to lớn vào việc phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo ổn định chính trị – quốc phòng, an ninh trật tự, môi trường thành phố Đà Nẵng.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN HOC VIEN HANH CHINH\NGUYEN LE THUY TRANG\New folder (2)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *