QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

1. Tính cấp thiết của đề tài

Công tác đối ngoại nhân dân là một trong ba trụ cột tạo nên sức mạnh tổng hợp, thực hiện thắng lợi đường lối và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Mục tiêu của đối ngoại nhân dân là tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa bạn và ta, xây dựng và mở rộng mạng lưới bạn bè quốc tế, góp phần thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đóng góp vào sự nghiệp chung vì hòa bình, hợp tác và hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, tình hình kinh tế, chính trị, an ninh thế giới có nhiều biến động lớn, phức tạp, khó dự đoán trước như cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế toàn cầu, khủng hoảng nợ công, tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp… Quan hệ giữa các nước lớn, giữa các lực lượng đang trong quá trình điều chỉnh, diễn biến phức tạp, xu thế đa cực cũng có nhiều vấn đề cần phải xem xét. Nhiều quốc gia tăng cường vũ trang củng cố vị thế và gia tăng ảnh hưởng tại các khu vực có vị trí chiến lược trên thế giới. Các mối quan hệ giữa các quốc gia là sự đan xen lợi ích, mâu thuẫn lẫn nhau. Hiện nay, xuất hiện những yếu tố mới, phong trào nhân dân thế giới tiếp tục phát triển đa dạng, tiếng nói của nhân dân và các tổ chức sẽ ảnh hưởng ngày càng lớn tại các quốc gia và trên trường quốc tế. Các phong trào phản kháng xã hội liên tục bùng nổ mạnh mẽ vì nhiều lý do. Vì vậy, trong bối cảnh Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập sâu rộng vào “thế giới phẳng” trong tất cả các lĩnh vực, công tác đối ngoại nhân dân ngày càng có vai trò quan trọng trong mặt trận ngoại giao nói riêng và trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc nói chung. Các cấp, ngành, địa phương, đơn vị cần nhận thức đúng, đầy đủ và sâu sắc về vị trí, vai trò quan trọng của đối ngoại nhân dân trong mặt trận đối ngoại chung của nước nhà. Việc nâng cao hiệu quả quản lý công tác đối ngoại nhân dân nói chung và tại thành phố Đà Nẵng – một thành phố trẻ, năng động nói riêng là một nhiệm vụ quan trọng.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

– Mục đích: Luận văn làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác đối ngoại nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Qua đó, nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp của quản lý nhà nước trên lĩnh vực này.

– Nhiệm vụ: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với hoạt động đối ngoại nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về công tác đối ngoại nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

– Đối tượng nghiên cứu: Cơ quan quản lý công tác đối ngoại nhân dân, cơ quan chuyên trách đối ngoại nhân dân và các tổ chức, cá nhân phối hợp liên quan đến công tác này

– Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ năm 2009 đến nay

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

– Phương pháp luận: Luận văn được hình thành trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về hoạt động đối ngoại nhân dân.

– Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể: phương pháp thu thập số liệu, tư liệu, phương pháp phân tích, tổng hợp thống kê, so sánh…

6. Đóng góp của luận văn

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề chung về quản lý nhà nước đối với hoạt động đối ngoại nhân dân

Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chương 1:

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN

    1. 1.1. Một số khái niệm cơ bản
      1. 1.1.1. Quản lý nhà nước (QLNN)

Theo Giáo trình Quản lý hành chính nhà nước, tập 1, trang 407: QLNN là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

      1. 1.1.2. Đối ngoại nhân dân (ĐNND)

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (đầu mối về hoạt động ĐNND) khẳng định: “Công tác ĐNND thực chất là công tác dân vận, vận động các đối tượng là quần chúng nhân dân nước ta và quần chúng nhân dân nước ngoài để thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị và hợp tác của nước ta” [13].

      1. 1.1.3. Hoạt động đối ngoại nhân dân

Phối hợp tổ chức các hoạt động ngoại giao nhân dân nhằm tăng cường sự hiểu biết, củng cố và phát triển quan hệ hòa bình, đoàn kết, hữu nghị, hợp tác và phát triển giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước; tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân thế giới đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta; ủng hộ sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa của nhân dân các nước vì hòa bình, phát triển, độc lập dân tộc, dân chủ, công bằng và tiến bộ xã hội.

Làm đầu mối quan hệ, phối hợp vận động, quản lý viện trợ và hoạt động của các tổ chức hòa bình, đoàn kết, hữu nghị, các tổ chức phi chính phủ và cá nhân nước ngoài nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm dân sinh, các chương trình nhân đạo từ thiện.

Tổ chức thực hiện tốt công tác TTĐN, nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến hoạt động hòa bình, đoàn kết, hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước, về hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, đấu tranh dư luận trên các diễn đàn xã hội khu vực và quốc tế về các vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, dân tộc, góp phần bảo vệ lợi ích quốc gia và chính nghĩa của Việt Nam; góp phần giáo dục, nâng cao nhận thức quốc tế và kỹ năng đối ngoại cho cán bộ, nhân dân.

      1. 1.1.4. Quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại nhân dân

Theo chỉ thị số 04 ngày 06/7/2011 Ban Bí thư TW về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác ĐNND trong tình hình mới: với phương châm “chủ động, linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả”, triển khai công tác ĐNND trên cơ sở thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại của Đảng, bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà nước, phối hợp chặt chẽ giữa ĐNND với đối ngoại đảng và ngoại giao nhà nước, tạo thành sức mạnh tổng hợp của mặt trận đối ngoại.

QLNN đối với hoạt động ĐNND là quá trình nhà nước sử dụng trong phạm vi quyền lực của mình tác động có tổ chức và điều chỉnh vào các quan hệ nảy sinh trong hoạt động ĐNND nhằm đảm bảo cho hoạt động ĐNND diễn ra theo đúng quy định của pháp luật, góp phần tăng cường quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại. Cụ thể:

– Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về ĐNND

– Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình về ĐNND

– Tổ chức bộ máy, xây dựng cơ chế, chính sách đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ĐNND; trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực ĐNND

– Bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ chuyên môn, các hội đoàn thể, các cá nhân tham gia hoạt động ĐNND.

– Kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong hoạt động ĐNND theo quy định của pháp luật

– Sơ kết, tổng kết hoạt động ĐNND; khen thưởng, kỷ luật đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ĐNND

    1. 1.2. Đối ngoại nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, là một nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc. Tư tưởng ĐNND của Người là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống với hiện đại trên cơ sở phát huy giá trị nhân văn tinh hoa của dân tộc, kết hợp với tinh thần quốc tế vô sản, tất cả vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì sự tiến bộ của các dân tộc và hạnh phúc mọi người. Hồ Chí Minh đã dùng triết lý phương Đông, kết hợp hài hòa với văn hóa phương Tây trong ứng xử của mình, để vừa giữ được sự mềm dẻo, tinh tế, lại vừa đảm bảo được nguyên tắc, mục tiêu cách mạng, phân hóa được kẻ thù, tấn công vào lòng địch. Tư tưởng của Hồ Chí Minh là di sản quý báu cho việc định hướng đường lối đối ngoại và xây dựng phong cách đối ngoại trong thời kỳ đổi mới, hội nhập phát triển đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

    1. 1.3. Vị trí, vai trò của đối ngoại nhân dân

Trong lịch sử dân tộc, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết một lòng vượt qua bao thác ghềnh lịch sử để hoàn thành xuất sắc sứ mệnh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và vững bước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hiện nay, Việt Nam đang trong tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 phải cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trọng trách đặt trên vai đối ngoại Việt Nam là phải “giữ vững môi trường hoà bình, thuận lợi cho đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá” thông qua thực thi chính sách đối ngoại “độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế của đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”[5].

Là bộ phận cấu thành công tác đối ngoại chung của nước ta và có vị trí ngày càng quan trọng trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Ngày 6/7/2011, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị 04 tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác ĐNND trong tình hình mới. Công tác ngoại giao nhân dân có vai trò đột phá, củng cố, bổ sung và tạo cơ sở xã hội, nền tảng quần chúng cho quan hệ giữa các quốc gia, các dân tộc, góp phần quan trọng vào việc kiến tạo, củng cố môi trường hoà bình, tạo dựng hình ảnh quốc tế của đất nước, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, đóng góp cho cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, vì phát triển công bằng bền vững.

    1. 1.4. Vị trí, vai trò của các tổ chức nhân dân, Hội, đoàn thể
    2. 1.5. Sự cần thiết và yêu cầu của việc nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về công tác đối ngoại nhân dân

Hiện nay, thế giới đang chứng kiến nhiều biến đổi phức tạp và khó lường. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, chúng ta đứng trước những cơ hội và thách thức không hề nhỏ khi sự toàn cầu hóa tiếp tục phát triển sâu rộng và tác động tới tất cả các quốc gia. Công nghệ thông tin bùng nổ, các nước lớn liên tục điều chỉnh chiến lược và hình thành những tập hợp lực lượng mới, nhiều nước ngày càng coi trọng việc sử dụng “quyền lực mềm”, trong đó có việc sử dụng các tổ chức và diễn đàn nhân dân, xã hội dân sự, phi chính phủ.

Một đặc điểm mang tính xu thế trong tổ chức và hoạt động của các tổ chức nhân dân ngày nay là tính liên kết và quốc tế hoá của các tổ chức nhân dân ngày càng cao. Trong suốt nhiều năm qua, các mạng lưới, tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế của các tổ chức nhân dân đã được hình thành và dần dần có tiếng nói quan trọng, có tầm ảnh hưởng ngày càng lớn trên trường quốc tế. Ngày nay, toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế là xu hướng khách quan của thời đại, lôi cuốn các nước vừa thúc đẩy hợp tác hữu nghị, vừa tăng cường phụ thuộc lẫn nhau. Chúng ta xây dựng mối quan hệ với các nước trong bối cảnh chung quốc tế, xử lý đúng đắn quan hệ với các nước lớn; luôn củng cố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đưa các quan hệ quốc tế đã được thiết lập, nhất là với các nước láng giềng đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững. Thực hiện đoàn kết, hữu nghị, hợp tác, bình đẳng, cùng có lợi nhằm tranh thủ mọi tiềm năng, tiềm lực bên ngoài phục vụ cho công cuộc kiến thiết đất nước, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. ĐNND vẫn tiếp tục giữ vững sứ mệnh tiên phong của mình là “đại sứ của hoà bình, hữu nghị và hợp tác phát triển với các dân tộc”. Sau gần hai thập kỷ tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, thế và lực của nước ta đã lớn mạnh hơn nhiều. Chúng ta có lợi thế rất lớn đó là; tình hình chính trị – xã hội ổn định, môi trường hòa bình, sự hợp tác, liên kết quốc tế và những xu thế tích cực trên thế giới tiếp tục tạo điều kiện để Việt Nam phát huy nội lực và các lợi thế so sánh, tranh thủ ngoại lực. Để có thể xây dựng đường lối ngoại giao toàn diện phục vụ lợi ích tối cao cho dân tộc Việt Nam, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước Việt Nam, cần phải triển khai đồng bộ ba kênh chính là đối ngoại Đảng; ngoại giao nhà nước và ĐNND.

    1. 1.6. Nhiệm vụ của công tác đối ngoại nhân dân trong quá trình hội nhập

Chủ động mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác với nhân dân các nước, coi trọng phát triển quan hệ có chiều sâu với nhân dân các nước láng giềng và các nước có vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của ta; củng cố quan hệ với bạn bè truyền thống, tăng cường quan hệ với các lực lượng yêu chuộng hoà bình và tiến bộ trên thế giới; đồng thời, mở rộng quan hệ với các tổ chức, cá nhân và nhân sĩ nước ngoài, tranh thủ tình cảm và sự ủng hộ của họ đối với Việt Nam, phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của từng đối tác.

Huy động sự tham gia của các tổ chức và các tầng lớp nhân dân vào các hoạt động đấu tranh chống lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo, chống “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch, đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ đất nước.

Chú trọng quan hệ hợp tác về kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học – công nghệ, bảo vệ môi trường v.v… Chủ động làm tốt công tác vận động các nguồn lực và nâng cao hiệu quả hợp tác với các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế, bảo đảm kết hợp hài hoà giữa lợi ích của tổ chức và lợi ích quốc gia, dân tộc.

Chủ động và nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại, làm cho bạn bè quốc tế và nhân dân thế giới ngày càng hiểu đúng và đầy đủ hơn về đất nước và con người Việt Nam, về đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và công cuộc đổi mới của nước ta. Đồng thời góp phần nâng cao hiểu biết và nhận thức của các tầng lớp nhân dân ta về chính sách đối ngoại của Việt Nam, về tình hình thế giới và các vấn đề toàn cầu.

Phát huy vai trò của Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế, các phong trào nhân dân thế giới, nhằm góp phần tích cực vào việc giải quyết các vấn đề toàn cầu vào cuộc đấu tranh chung vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội, phù hợp với khả năng, điều kiện và lợi ích của nước ta.

Tăng cường công tác nghiên cứu, tổng kết, dự báo, tham mưu kịp thời cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước về công tác ĐNND, góp phần đề xuất xây dựng chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực này.

Làm tốt công tác vận động cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hướng về Tổ quốc, tích cực tham gia đóng góp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa nước ta với các nước.

Kiện toàn củng cố và phát triển bộ máy, đội ngũ cán bộ, lực lượng làm công tác ĐNND; rà soát, bố trí, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách có bản lĩnh chính trị vững vàng, nắm vững nghiệp vụ đối ngoại, giỏi ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của công tác ĐNND trong giai đoạn mới; tạo điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất và cơ chế đảm bảo cho các hoạt động ĐNND. Các tỉnh uỷ, thành uỷ, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và tổ chức nhân dân phân công đồng chí lãnh đạo phụ trách công tác đối ngoại (trong đó có nhiệm vụ ĐNND).

Đổi mới công tác chỉ đạo hoạt động ĐNND; thực hiện phân cấp phân công quản lý; hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các tổ chức nhân dân, cá nhân tham gia các hoạt động ĐNND; tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và ĐNND; đẩy mạnh việc hướng dẫn, kiểm tra hoạt động ĐNND.

Chương 2:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

    1. 2.1. Một số văn bản pháp lý về quản lý công tác ĐNND cấp Trung ương và thành phố Đà Nẵng
    2. 2.2. Thực trạng hoạt động đối ngoại nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
      1. 2.2.1. Các hoạt động hòa bình, đoàn kết, hữu nghị và hợp tác quốc tế

Thành phố đã đón hàng trăm lượt khách quốc tế từ nhiều quốc gia trên thế giới đến Đà Nẵng; tổ chức nhiều cuộc tiếp xúc, giao lưu, tọa đàm với bạn bè quốc tế để duy trì và kết nối đối tác. Là một thành phố cởi mở, năng động, nhiều tiềm năng phát triển về kinh tế, du lịch, công nghệ cao, cảng biển, hằng năm thành phố Đà Nẵng thu hút nhiều đoàn khách quốc tế đến thăm và làm việc với lãnh đạo thành phố cũng như các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Riêng LHĐN và các tổ chức thành viên đã xây dựng mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp với 57 tổ chức nhân dân ở 18 quốc gia và vùng lãnh thổ. (Phụ lục 1). Đối tác quốc tế là các hiệp hội, các lực lượng yêu chuộng hòa bình và tiến bộ; các tổ chức, cá nhân, nhân sĩ nước ngoài có quan hệ hợp tác hoặc có thiện chí với Việt Nam và Đà Nẵng. Tiêu biểu như: Tổ chức Hòa bình và Đoàn kết toàn Ấn Độ, Hội hữu nghị Lào – Việt các tỉnh Trung, Nam Lào, Hội những người Hàn Quốc yêu Việt Nam (VESAMO), tổ chức Cựu chiến binh Mỹ tham chiến tại Việt Nam (VVA) v.v… Liên hiệp cũng đón hàng trăm đón khách quốc tế và tổ chức các đoàn ra. (Phụ lục 2).

LHĐN và các Hội thành viên đã tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi, đầy màu sắc đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người dân thành phố cũng như bạn bè quốc tế. (Phụ lục 3).

      1. 2.2.2. Hoạt động viện trợ phi chính phủ nước ngoài

Công tác viện trợ phi chính phủ nước ngoài của Đà Nẵng đã gặt hái những thành tựu đáng khích lệ. Đặc biệt, sự hợp tác giúp đỡ của các tổ chức PCPNN, các cơ quan đại diện ngoại giao và các doanh nghiệp nước ngoài đối với các dự án viện trợ nhân đạo đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế – xã hội của thành phố Đà Nẵng trong năm qua. Liên hiệp đã chủ động mở rộng việc kết nối quan hệ, tổ chức cung cấp thông tin, giới thiệu, vận động các tổ chức phi chính phủ nước ngoài triển khai các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của thành phố và đảm bảo an ninh – chính trị. Phối hợp chặt chẽ với các địa phương, đơn vị khảo sát, xây dựng hàng trăm dự án cơ hội trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, giảm nghèo bền vững, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, bảo vệ môi trường và hỗ trợ an sinh xã hội và tiến hành xúc tiến vận động, cùng thành phố đã huy động khoảng hơn 700 tỷ đồng, trong đó có những dự án có tổng kinh phí viện trợ hàng chục tỷ đồng cho hoạt động hỗ trợ y tế, môi trường, phát triển cộng đồng. (Phụ lục 4).

Ngoài ra, LHĐN đã trực tiếp triển khai 31 chương trình/dự án trong các lĩnh vực giáo dục – đào tạo, sinh kế, phát huy nguồn lực của kiều bào và tình nguyện viên quốc tế (trong đó 2,327 tỷ đồng dành cho Chương trình xây dựng nông thôn mới Hòa Vang). Một số chương trình, dự án không chỉ mang lại giá trị vật chất mà còn cung cấp nhân lực, trí lực và có ý nghĩa trong việc tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và tình hữu nghị giữa nhân dân thành phố với nhân dân các nước.

      1. 2.2.3. Hoạt động thông tin đối ngoại

Trong những năm qua, TTĐN tại thành phố Đà Nẵng đã góp phần làm rõ chủ trương mở cửa, hội nhập, chính sách đối ngoại của thành phố, xây dựng hình ảnh một thành phố năng động, thân thiện, đáng sống, là đối tác tin cậy đối với các quốc gia trên thế giới. Điều này được thể hiện qua việc Đà Nẵng được chọn là nơi tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, sự kiện văn hóa – thể thao quốc tế quan trọng. Hằng năm, thành phố Đà Nẵng đã thu hút hàng chục đoàn phóng viên báo chí nước ngoài với nhiều hãng báo chí lớn, có uy tín trên thế giới như Nippon TV, Asahi Shinbun, Kyodo News, NHK, TV-Asahi (Nhật Bản), CNN, The Washington Times (Hoa Kỳ)… Các đoàn phóng viên chủ yếu thực hiện phóng sự giới thiệu văn hóa, du lịch, sự năng động và tốc độ phát triển của Đà Nẵng, các phóng sự về kỉ niệm chiến tranh Việt Nam của các cựu chiến binh Hoa Kỳ, tác hại của chất độc da cam đối với người dân Việt Nam, ngư dân địa phương hoạt động trên vùng biển Hoàng Sa…

LHĐN bước đầu thực hiện công tác nghiên cứu, tham mưu về các vấn đề đối ngoại thông qua việc phối hợp xây dựng chương trình, đề án về ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hoá của thành phố. Tổ chức các buổi toạ đàm, hội thảo khoa học quốc tế như “Tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác Việt Nam – Nhật Bản tại thành phố Đà Nẵng”, Hội thảo “Tăng cường công tác ĐNNDở các tỉnh/thành Miền Trung – Tây Nguyên”, toạ đàm “Giao lưu văn hoá Việt Nam – Ấn Độ”. Theo đó, kiến nghị, đề xuất với các cấp, các ngành liên quan các giải pháp cụ thể.

Về hoạt động TTĐN, Liên hiệp chú trọng cả nội dung và hình thức thực hiện hướng đến các đối tác bạn bè quốc tế và người dân thành phố, thông qua tổ chức các sự kiện hữu nghị, kênh thông tin đại chúng, xây dựng các ấn phẩm, chuyên trang, sách báo gửi đến bạn bè quốc tế và kênh tuyên truyền trong nhân dân. Thông qua các cuộc tiếp xúc, hội đàm, hội thảo, Liên hiệp đã cung cấp cho bạn bè quốc tế quan điểm, đường lối, chính sách đối ngoại của Ðảng và Nhà nước Việt Nam; về tình hình phát triển kinh tế, xã hội và các cơ hội hợp tác, đầu tư của thành phố. Các hoạt động hoà bình, đoàn kết, hữu nghị do Liên hiệp tổ chức đã góp phần tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa, con người Việt Nam và Đà Nẵng. Công tác giáo dục truyền thống về tình đoàn kết quốc tế đã được Liên hiệp chú trọng.

    1. 2.3. Quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành “Kế hoạch ĐNND trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2012 – 2015”; chỉ đạo các sở ban ngành UBND các quận/huyện nâng cao hiệu quả phối hợp việc thực hiện “Quy chế phối hợp phối hợp triển khai thực hiện công tác ĐNND trên địa bàn Tp. Đà Nẵng”. Hằng năm, nhân các sự kiện ngoại giao trọng đại, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành các đề án tổ chức thực hiện, trong đó giao trách nhiệm cho Liên hiệp chủ trì và phối hợp triển khai các hoạt động đoàn kết, hữu nghị. Tiêu biểu như “Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt – Lào”, “Năm Hữu nghị Việt Nam – Hàn Quốc”, “Năm Hữu nghị Việt – Nhật”, “Năm Hữu nghị Việt Nam – Ấn Độ”.

Theo Quy chế phối hợp triển khai thực hiện công tác ĐNND trên địa bàn thành phố Đà Nẵng được ban hành kèm theo Quyết định số 8828 ngày 17/11/2010, công tác ĐNND bao gồm: tổ chức các hoạt động hòa bình, đoàn kết, hữu nghị và hợp tác nhằm xây dựng và phát triển các mối quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới; Vận động, tập hợp các tầng lớp nhân dân tham gia đấu tranh bảo đảm lợi ích đất nước, đoàn kết quốc tế, ủng hộ phong trào dân chủ, hòa bình và tiến bộ trên thế giới; Vận động và tranh thủ các nguồn lực quốc tế; Thông tin, tuyên truyền đối ngoại.

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Thành phố chỉ đạo các cấp, các ngành, đơn vị, địa phương, Mặt trận, các đoàn thể và các tổ chức nhân dân đã gắn hoạt động ĐNND vào chương trình, kế hoạch hàng năm của cơ quan, đơn vị một cách phù hợp và sáng tạo; phân công lãnh đạo và cán bộ phụ trách công tác ĐNND. Hàng năm, Liên hiệp hữu nghị phối hợp với các bên liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch ĐNND theo tinh thần Quyết định số 8828/QĐ-UBND. Theo quy chế này, trách nhiệm của cơ quan chuyên trách làm đầu mối về công tác ĐNND có những nhiệm vụ cụ thể, trong đó có sự phối hợp Quy chế phối hợp triển khai thực hiện công tác ĐNND trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, các cơ quan, đơn vị đã triển khai thực hiện Quy chế và đạt được một số kết quả nhất định ban đầu. Liên hiệp đã xây dựng được một mạng lưới lãnh đạo và cán bộ phối hợp phụ trách công tác ĐNND ở 48 cơ quan, đơn vị phối hợp. Công tác ĐNND từng bước có những bước phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, huy động được nhiều cấp, nhiều ngành tham gia, góp phần vào việc mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa thành phố với các địa phương các nước, giới thiệu, quảng bá hình ảnh và nâng cao vị thế của thành phố với bạn bè quốc tế, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy giao lưu văn hóa, du lịch, thương mại.

Công tác ngoại giao văn hóa cũng được triển khai có hiệu quả. Trên cơ sở Quyết định số 2809/QĐ-UBND ngày 06/5/2014 của Uỷ ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch triển khai Chiến lược Ngoại giao Văn hóa đến năm 2020 của thành phố Đà Nẵng, thành phố tiếp tục hướng đến mục tiêu quảng bá văn hóa và hình ảnh Đà Nẵng ra thế giới, làm phong phú và sâu sắc thêm các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương. 

    1. 2.4. Đánh giá chung
      1. 2.4.1. Kết quả đạt được

Trong 5 năm qua, hoạt động ĐNND trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã đạt được những kết quả rất thiết thực, góp phần tạo nên một bức tranh đối ngoại khá sinh động, đầy màu sắc. Môi trường hòa bình được củng cố và xây dựng, cường tình đoàn kết, hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân thành phố với bạn bè được tăng cường, hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực không ngừng được thúc đẩy… Hoạt động ĐNND được triển khai đúng với chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng và nhà nước, có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của Thành uỷ và UBND thành phố; huy động được sự tham gia của các cấp, các ngành, đơn vị, địa phương, Mặt trận, các đoàn thể và các tổ chức nhân dân trên địa bàn thành phố. Hành lang pháp lý quy định các mối quan hệ phối hợp và phạm vi hoạt động, chủ thể, đối tượng của hoạt động ĐNND đã được xác định, tạo nên những bước chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động. ĐNND đã góp phần quảng bá hình ảnh của Đà Nẵng đến với bạn bè quốc tế, tăng cường sự hiểu biết giữa nhân dân thành phố Đà Nẵng và cộng đồng quốc tế; tăng cường hữu nghị, làm cầu nối cho việc thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư…; tranh thủ được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong việc góp phần xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật… ĐNND còn góp phần tích cực cho công tác tuyên truyền đối với nhân dân và bạn bè quốc tế ủng hộ chủ quyền quốc gia của Việt Nam…

Liên hiệp đã phát huy tốt vai trò nòng cốt và chủ động trong công tác phối hợp thực hiện hoạt động ĐNND. Bộ máy tổ chức làm công tác ĐNND được củng cố, từ việc phát triển các tổ chức thành viên, củng cố BCH LHĐN và các Hội hữu nghị, phát triển các tổ chức mới và các cơ sở Hội tại địa phương, đơn vị đến việc xây dựng mạng lưới cán bộ làm công tác ĐNND của thành phố; từ việc nghiên cứu, tham mưu, đề xuất đến việc tổ chức thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan chuyên trách về ĐNND. Liên hiệp đã phối hợp cùng các sở, ban ngành, các đoàn thể và các tổ chức nhân dân đã tổ chức nhiều hoạt động phong phú, hiệu quả; đóng góp tích cực vào việc xây dựng và giữ vững môi trường hòa bình; làm sâu sắc và đa dạng các mối quan hệ đối ngoại của thành phố; giới thiệu, quảng bá hình ảnh và nâng cao vị thế của thành phố trong mắt bạn bè quốc tế; tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài. Các hoạt động hòa bình, đoàn kết, hữu nghị được tổ chức qui mô và có hiệu quả cao. Công tác quan hệ và vận động viện trợ PCPNN góp phần đáng kể vào chính sách an sinh xã hội của thành phố. Công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại đạt được một số kết quả nhất định, thu hút được sự quan tâm, ủng hộ và hợp tác của bạn bè quốc tế. Quan hệ bạn bè quốc tế ngày càng mở rộng, đa dạng, cơ bản đáp ứng được yêu cầu hội nhập của Đà Nẵng. Công tác TTĐN góp phần quảng bá hình ảnh, vị thế của Đà Nẵng với bạn bè quốc tế. Vai trò “đại sứ nhân dân” được phát huy, góp phần tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động đối ngoại của thành phố.

      1. 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác QLNN về hoạt động ĐNND vẫn còn một số hạn chế đáng kể như: một số cơ quan ban, ngành, đơn vị, đoàn thể, tổ chức nhân dân còn thụ động, gặp lúng túng trong việc triển khai hoạt động ĐNND, thiếu sự phối hợp với cơ quan chuyên trách về ĐNND. Công tác triển khai hoạt động của một số Hội thành viên còn thiếu tính chủ động dẫn đến kết quả hoạt động của các Hội còn hạn chế, chưa đem lại hiệu quả thiết thực và tính lan tỏa trong quần chúng. Phạm vi quan hệ mạng lưới đối tác quốc tế còn hạn chế, chưa thường xuyên, chưa đổi mới phương pháp tiếp cận. Cơ sở vật chất, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu công tác ĐNND trong tình hình mới. Một số chính quyền địa phương, đoàn thể và các tổ chức nhân dân chưa chú trọng công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân/hội, đoàn viên thực hiện “vai trò đại sứ nhân dân”. Một số tổ chức chỉ chú trọng thực hiện công tác vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài mà chưa quan tâm đến các hoạt động xây dựng quan hệ hữu nghị với các tổ chức nhân dân tương ứng của các nước.

Trong khi yêu cầu của đối ngoại ngày càng cao, vẫn còn những những khó khăn về tổ chức, nhân lực và điều kiện hoạt động. Cán bộ còn thiếu, chế độ chính sách chưa được bảo đảm, ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát huy thế mạnh ĐNND trong tình hình mới. Nhận thức về tính chất, vai trò, vị trí của Liên hiệp và sự quan tâm, chăm lo, tạo điều kiện cho tổ chức còn chưa đầy đủ. Điều kiện làm việc, kinh phí hoạt động của Liên hiệp và các Hội thành viên phải được các cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí phù hợp với quy mô, tính chất, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ ĐNND theo từng thời kỳ.

Việc kết nối quan hệ hữu nghị, hợp tác với bạn bè quốc tế chưa thực sự phát triển sâu, rộng đáp ứng yêu cầu hội nhập của thành phố. Đặc biệt có mối quan hệ chỉ mang tính hình thức, không có sự phát triển đáng kể nào trong nhiều năm qua. Công tác nghiên cứu, tổng kết, dự báo, tham mưu chiến lược về các vấn đề ĐNND thiếu tính chủ động, chưa được đầu tư thực hiện.

Những hạn chế đó bắt nguồn từ một số lý do: một số các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị chưa nhận thức thật sự đầy đủ về vai trò, vị trí của công tác ĐNND trong tình hình hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay; chưa tập trung chỉ đạo hoạt động ĐNND ở từng thời điểm chính trị cụ thể. Cơ chế phối hợp và phương thức chỉ đạo, quản lý hoạt động ĐNND tuy có đổi mới nhưng còn bất cập so với tình hình thực tế, chưa bao quát và thống nhất các chủ thể tham gia và chưa phân định rõ ràng phạm vi hoạt động của đối ngoại nhân dân. Bộ máy cơ quan chuyên trách về ĐNND chưa được kiện toàn, lực lượng cán bộ mỏng, kinh phí hoạt động, cơ sở vật chất chưa đáp ứng việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Chương 3:

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN TẠI

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

    1. 3.1. Quan điểm của Đảng và định hướng của thành phố Đà Nẵng về việc nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân
      1. 3.1.1. Quan điểm của Đảng về công tác đối ngoại nhân dân

Nghị quyết Trung ương 3, khoá VII năm 1992 về đối ngoại đã đề ra nhiệm vụ “mở rộng và đổi mới hoạt động ĐNND nhằm giữ vững hoà bình, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội…”

Các kỳ Đại hội đều khẳng định vai trò quan trọng của đối ngoại nhân dân trong tổng thể đối ngoại nói chung.

Ngµy 2-12-2008, Ban BÝ th­ Trung ­¬ng §¶ng (kho¸ X) ®· ban hµnh ChØ thÞ 28-CT/TW vÒ tiÕp tôc ®æi míi, n©ng cao hiÖu qu¶ ho¹t ®éng cña Liªn hiÖp c¸c tæ chøc h÷u nghÞ ViÖt Nam. Chỉ thị đã đặt nền móng vững chắc cho sứ mệnh của Liên hiệp hữu nghị trong thời gian dài với những chức năng, nhiệm vụ, tính chất, tổ chức và phương châm hành động rất cơ bản. ChØ thÞ nªu râ: “thùc tiÔn ®Êt n­íc trong 15 n¨m qua cho thÊy sù ®ång t×nh, ñng hé ®oµn kÕt vµ hîp t¸c cña nh©n d©n thÕ giíi vÉn lµ nh©n tè quan träng ®èi víi sù nghiÖp c¸ch m¹ng cña nh©n d©n ta. Trong thêi kú héi nhËp quèc tÕ, c«ng t¸c ®èi ngo¹i nh©n d©n vÉn lu«n cã vÞ trÝ ngµy cµng quan träng trong viÖc thùc hiÖn ph­¬ng ch©m ViÖt Nam lµ b¹n, lµ ®èi t¸c tin cËy cña tÊt c¶ c¸c n­íc trong céng ®ång quèc tÕ, gãp phÇn thùc hiÖn ®­êng lèi, chÝnh s¸ch ®èi ngo¹i cña §¶ng vµ Nhµ n­íc ta”. Liên hiệp trung ương và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được tổ chức chặt chẽ, được đảm bảo biên chế, kinh phí, các chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ và các điều kiện, phương tiện làm việc của cơ quan thường trực. Các tổ chức thành viên của Liên hiệp được hỗ trợ kinh phí hoạt động.”.

Ngày 20-9-1994, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá VII) đã ra Chỉ thị 44-CT/TW “Về mở rộng và đổi mới hoạt động ĐNND”, Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 06/7/2011 của BBT về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác ĐNND trong tình hình mới. Quan điểm: ĐNND là bộ phận cấu thành của công tác đối ngoại chung của Đảng và Nhà nước ta. Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động ĐNND là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và của toàn dân mà nòng cốt là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức nhân dân Việt Nam. Phương châm “chủ động, linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả”. Sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà nước. Sự phối hợp chặt chẽ giữa ĐNND với Đối ngoại Đảng và Ngoại giao Nhà nước

Ngay sau Đại hội XI thành công, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị 04-CT/TW ngày 06/7/2011 về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới, khẳng định tầm quan trọng của công tác ĐNND trong tình hình đất nước đi vào tích cực, chủ động hội nhập với những nhiệm vụ rất cụ thể cho mọi lĩnh vực hoạt động của ĐNND. Và tới giữa năm nay, ngày 15/7/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 41/2013/QĐ-TTg về một số chế độ, chính sách đối với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, về cơ bản thể chế hóa toàn diện về mặt nhà nước các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng về Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam ở trung ương cũng như ở các địa phương. 

Ngày 10/4/2013, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW về Hội nhập quốc tế nhằm thực hiện chủ trương “chủ động, tích cực hội nhập quốc tế” theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam.

      1. 3.1.2. Định hướng hoạt động đối ngoại của thành phố Đà Nẵng trong thời gian đến

Trong xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, Đà Nẵng quyết tâm từng bước thực hiện mục tiêu “đưa Đà Nẵng ra thế giới”, xây dựng và phát triển Đà Nẵng ngang tầm với một số thành phố lớn của các nước trong khu vực. Trên chặng đường xây dựng Đà Nẵng trở thành một thành phố năng động, hiện đại, với vị thế ngày càng được khẳng định cả ở trong nước và trên bản đồ thế giới, chắc chắn không thể thiếu sự đồng hành của những người bạn nước ngoài. Những nỗ lực của họ, dù ở bất kỳ hình thức nào đều góp một phần quan trọng cho mục tiêu “kết nối Đà Nẵng với thế giới”, và những tình cảm đáng quý ấy sẽ luôn được trân trọng và ghi nhận.

Trước yêu cầu đó, ngày 19/9/2013, Thành ủy Đà Nẵng đã ban hành Chương trình hành động số 29/CTr-TU nhằm quán triệt và định hướng việc thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TW tại thành phố. Chương trình hành động đã đánh giá có trọng tâm thành tựu và những khó khăn, thách thức của quá trình hội nhập quốc tế của Đà Nẵng. Quá trình hội nhập quốc tế tại Đà Nẵng còn một số hạn chế, trong đó có việc các cấp, các ngành còn chưa nhận thức đầy đủ về hội nhập quốc tế. Đặc biệt, nền kinh tế địa phương vẫn còn những hạn chế nhất định, chưa thể tạo ra tiền đề để quá trình hội nhập quốc tế diễn ra sâu, rộng, ví dụ như thiếu các ngành công nghiệp sản xuất mũi nhọn năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp địa phương thấp số lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu ít các ngành dịch vụ chưa được đầu tư phát triển. Trên một số lĩnh vực khác, hợp tác quốc tế tuy diễn ra sôi nổi nhưng trong nhiều trường hợp vẫn còn lệ thuộc nhiều vào sự viện trợ, hỗ trợ của đối tác mà chưa chủ động đề xuất cơ chế hợp tác cùng phát triển.

    1. 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại nhân dân tại TP. Đà Nẵng trong những năm đến
      1. 3.2.1. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các văn bản quản lý về công tác đối ngoại nhân dân
      2. 3.2.2. Từng bước kiện toàn tổ chức bộ máy, lực lượng, đội ngũ làm công tác đối ngoại nhân dân
      3. 3.2.3. Tăng cường sự phối hợp giữa đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân
      4. 3.2.4. Tăng cường sự phối hợp triển khai hoạt động đối ngoại nhân dân giữa cấp, ngành, địa phương, đơn vị
      5. 3.2.5. Tăng cường công tác phi chính phủ nước ngoài
      6. 3.2.6. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về đối ngoại nhân dân
      7. 3.2.7. Nâng cao vai trò đại sứ nhân dân của người dân
      8. KẾT LUẬN

Trước đây, trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, ĐNND đóng vai trò “người lính đi đầu” trên mặt trận vận động sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế. Ngày nay, ĐNND vẫn tiếp tục giữ vững sứ mệnh tiên phong của mình là “đại sứ của hòa bình, hữu nghị và hợp tác phát triển với các dân tộc”. Hiện nay, thế giới đang trải qua những thay đổi sâu sắc trên nhiều phương diện như môi trường kinh tế, chính trị, quan hệ quốc tế…Chúng ta cần nhận biết kịp thời để có thể tranh thủ các cơ hội và ứng xử phù hợp, hoá giải kịp thời các thách thức về đối ngoại. ĐNND đứng trước nhu cầu mở rộng đối tác, đổi mới cách thức hoạt động và tăng cường đội ngũ để phát triển. Trong những năm qua, hoạt động ĐNND tại thành phố Đà Năng đã xác định được những nhiệm vụ trọng tâm với những bước đi cụ thể; được triển khai đều cả bốn mặt trận: ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa và công tác người Việt Nam ở nước ngoài. Các mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, hợp tác với bạn bè, đối tác quốc tế luôn được gìn giữ và phát triển tốt đẹp. Các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị, các đoàn thể và các tổ chức nhân dân trên địa bàn thành phố đã chủ động triển khai thực hiện hoạt động ĐNND với phương châm độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, năng động, sáng tạo. LHĐN từng bước phát huy vai trò là một tổ chức chính trị – xã hội chuyên trách về ĐNND, bộ máy tổ chức từng bước được kiện toàn, nội dung và phương thức hoạt động được đổi mới, đa dạng hơn.

Trong những năm tới đây, công tác ĐNND sẽ gặp không ít những khó khăn trong bối cảnh quan hệ quốc tế có những biến chuyển khó dự đoán trước. Vấn đề nổi lên hiện nay của ta là làm sao tìm được những phương cách hoạt động ĐNND phù hợp với sự gia tăng về tính đa dạng của các đối tác và lĩnh vực nhằm đạt hiệu quả cao nhất có thể trong điều kiện còn hạn chế nhiều về nguồn lực. Cần nghiên cứu để hiểu biết hơn về lợi ích của các đối tác, tìm kiếm các cách thức quan hệ mới, đa dạng, linh hoạt phù hợp lĩnh vực giao lưu theo kênh dân gian. Cần phát triển mọi sự giao lưu cùng có lợi giữa các giới xã hội, nghề nghiệp khác nhau. Các hoạt động về thúc đẩy hợp tác kinh tế, văn hoá, giáo dục khoa học, công nghệ, quảng bá hình ảnh Việt Nam, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc…cần được quan tâm. Nhu cầu xử lý các vấn đề nhạy cảm, phức tạp về đối ngoại cũng cần đổi mới cách tiếp cận và phương thức.

Việc trang bị thế giới quan đúng đắn, nhận thức và hiểu biết về tình hình quốc tế, bản lĩnh và kỹ năng đối ngoại cho cán bộ và quần chúng nhân dân, cùng với việc củng cố, phát triển mặt trận ĐNND, đổi mới và tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác ĐNND là yêu cầu chiến lược đặt ra cho toàn bộ hệ thống chính trị, cho tất cả các tổ chức chính trị – xã hội, các đoàn thể và tổ chức nhân dân Việt Nam để góp phần vào sự nghiệp phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN HOC VIEN HANH CHINH\DUONG HOAI LINH\LUAN VAN 2

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *