Quản lý nhà nước về biên giới biển từ thực tiễn TP Đà Nẵng

Quản lý nhà nước về biên giới biển từ thực tiễn Thành phố Đà Nẵng”

Quản lý nhà nước về biên giới biển từ thực tiễn Thành phố Đà Nẵng

1. Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam Là một quốc gia nằm trong số 10 nư­ớc trên thế giới có chỉ số cao nhất về chiều dài bờ biển, có vùng biển và thềm lục địa rộng lớn, với rất nhiều lợi thế về tiềm năng phát triển kinh tế biển. Để khai thác có hiệu quả lợi thế từ biển, đồng thời bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đào trong tình hình mới. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) đã ban hành Nghị quyết số 09-NQTW ngày 9/2/2007 của về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, sớm đưa nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển.

Đà Nẵng là khu vực có nhiều lợi thế, tiềm năng cho phát triển kinh tế biển, là địa bàn trọng yếu về ANQP. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, thành phố quan tâm nhiều đến hoạt động bảo vệ chủ quyền, đánh bắt hải sản là chủ yếu, công tác QLNN về BGB chưa được coi trọng đúng mức, nên vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, bất cập.

Việc đánh giá đúng thực trạng công tác QLNN về BGB tại thành phố Đà Nẵng là yếu tố cơ bản, quan trọng, từ đó đưa ra những giải pháp hữu hiệu, nhằm tăng cường QLNN về biển, đảo nói chung, BGB nói riêng là hết sức quan trọng.

Từ tình hình thực tế QLNN về BGB cùng với sự yêu thích tìm hiểu về biển đảo quê hương, học viên chọn đề tài “Quản lý nhà nước về biên giới biển từ thực tiễn Thành phố Đà Nẵng” làm luận văn thạc sĩ.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận của QLNN về BGB và thực trạng QLNN về BGB tại Thành phố Đà Nẵng, từ đó đề xuất những giải pháp tăng cường QLNN về BGB trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

3.2. Nhiệm vụ của luận văn

– Làm rõ những vấn đề lý luận về QLNN về BGB;

– Đánh giá thực trạng QLNN về BGB tại thành phố Đà Nẵng;

– Đề xuất giải pháp góp phần tăng cường QLNN về BGB tại Thành phố Đà Nẵng.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu lý luận và thực tiễn về QLNN về BGB.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

– Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu hoạt động QLNN về BGB trong phạm vi Thành phố Đà Nẵng, không bao gồm khu vực quần đảo Hoàng Sa, Huyện Hoàng Sa, Thành phố Đà Nẵng hiện đang do Trung Quốc chiếm đóng trái phép.

– Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu chủ yếu từ năm 2011 đến nay.

5. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu đề tài QLNN về BGB trên cơ sở các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề nhà nước, pháp luật và quản lý, dưới góc độ quản lý hành chính nhà nước. Sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp chuyên gia và phương pháp thống kê…

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Luận văn làm sáng tỏ các khía cạnh lý luận và thực tiễn QLNN về BGB tại Đà Nẵng; đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường QLNN về BGB, cũng như hoàn thiện pháp luật về quản lý lĩnh vực này.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu gồm 3 chương như sau:

Chương 1. Những vấn đề lý luận của QLNN về BGB.

Chương 2. Thực trạng QLNN về BGB tại thành phố Đà Nẵng.

Chương 3. Quan điểm và giải pháp tăng cường QLNN về BGB từ thực tiễn Thành phố Đà Nẵng.

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VỀ BIÊN GIỚI BIỂN

1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý nhà nước vè biên giới biển

1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về biên giới biển

1.1.1.1. Khái niệm biên giới biển

BGB được hiểu là một phần của biên giới quốc gia, là ranh giới phân định phần lãnh thổ của quốc gia với các vùng biển khác mà quốc gia có chủ quyền trên biển hoặc với vùng biển, lãnh thổ của quốc gia khác. Mỗi một quốc gia đều có quyền xác định biên giới quốc gia của mình trên cơ sở các yếu tố về lịch sử, pháp lý và tiến hành các hoạt động kiểm soát, bảo vệ, thực thi các quyền của quốc gia đối với biên giới và khu vực biên giới trong phạm vi lãnh thổ của mình.

Như vậy, BGB là toàn bộ quy chế pháp lý về đường biên giới quốc gia trên biển được hoạch định và đánh dấu bằng các toạ độ trên hải đồ, là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo và khu vực biên giới trên biển, được tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính xã, phường, thị trấn giáp biển và đảo, quần đảo.

1.1.1.2. Khái niệm QLNN về BGB.

QLNN về BGB là lĩnh vực quản lý nằm trong tổng thể hoạt động QLNN về biên giới quốc gia. Về thực chất, QLNN về biên giới quốc gia trong đó có QLNN về BGB là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình kinh tế – xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì các mối quan hệ chính trị, kinh tế – xã hội, trật tự pháp luật, nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới trong công cuộc bảo vệ và phát triển kinh tế khu vực biên giới.

QLNN về BGB thuộc chức năng của QLNN được thực hiện thông qua việc tổ chức và vận hành một hệ thống cơ cấu tổ chức và công cụ quản lý có tính chất đồng bộ nhằm xác lập, bảo đảm giữ vững ANCT-TTATXH trong KVBGB, duy trì, cũng cố sự toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm thống nhất, hài hòa lợi ích quốc gia trong quá trình quản lý, khai thác, bảo vệ biển và hải đảo, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững kinh tế – xã hội của quốc gia.

1.1.2. Đặc điểm của quản lý nhà nước về biên giới biển

1.1.3. Vai trò của quản lý nhà nước về biên giới biển

1.2. Nội dung, hình thức và phương pháp quản lý nhà nước về biên giới biển

1.2.1. Nội dung quản lý nhà nước về biên giới biển

1.2.1.1. Xây dựng chính sách, pháp luật quản lý biên giới biển

Trong quản lý nhà nước về biên giới nói chung, BGB nói riêng, để hiện thực hóa những chủ trương, đường lối của Đảng, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để quản lý. Theo đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trình để Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết quản lý nhà nước về biên giới quốc gia; ban hành nghị quyết, nghị định, chiến lược, chương trình quốc gia quản lý nhà nước về biên giới, trong đó có BGB. Các cơ quan hành chính nhà nước, căn cứ vào chức năng, thẩm quyền xây dựng chính sách, ban hành văn bản QPPL để thực hiện pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống xã hội.

1.2.1.2. Tổ chức thực hiện pháp luật trong quản lý biên giới biển

Tổ chức thực hiện hoạt động QLNN thực chất là một trong những nội dung của hoạt động thực hiện pháp luật. Quá trình này được các cơ quan nhà nước tiến hành bằng những hoạt động trên thực tế, nhằm đưa các quy định của pháp luật vào đời sống xã hội. Quá trình tổ chức thực hiện hoạt động quản lý nhà nước phải bảo đảm cho pháp luật được thực hiện đúng đắn và nghiêm chỉnh, đây là yêu cầu khách quan của QLNN và xã hội bằng pháp luật. QLNN về biên giới nói chung, BGB nói riêng cũng được tổ chức triển khai thực hiện trên cơ sở pháp luật.

1.2.1.3. Bảo vệ pháp luật trong quản lý nhà nước về biên giới biển

Bảo vệ pháp luật trong quản lý nhà nước là hoạt động nhằm bảo đảm cho pháp luật được tôn trọng và thực hiện nghiêm túc trên thực tế. Thực hiện tốt hoạt động bảo vệ pháp luật trong quá trình quản lý tức là đã góp phần vào việc tăng cường pháp chế XHCN. Đối với công tác QLNN về BGB, hoạt động bảo vệ pháp luật được thực hiện thông qua thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm soát và hoạt động xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo

1.2.1.4. Các bảo đảm cho quản lý nhà nước về biên giới biển

QLNN về BGB được bảo đảm bởi các yếu tố về thể chế, bộ máy, nhân lực và tài chính công. Trong đó, tài chính công được hiểu là các yếu tố vật chất bảo đảm cho hoạt động quản lý, là điều kiện quan trọng cho việc bảo đảm thực hiện các lĩnh vực khác của hoạt động QLNN về BGB.

1.2.2. Hình thức quản lý nhà nước về biên giới biển

Trên phương diện quản lý hành chính nhà nước, hình thức quản lý nhà nước thông thường được xác định bởi các loại cơ bản như: ban hành các văn bản quản lý có tính chủ đạo, các văn bản có tính quy phạm, các văn bản có tính cá biệt – cụ thể, thực hiện các hoạt động tổ chúc xã hội trực tiếp, tiến hành các hoạt động mang tính chất tác nghiệp vật chất – kỹ thuật. QLNN về BGB cũng được thực hiện bởi các hình thức như vậy.

1.2.3. Phương pháp quản lý nhà nước về biên giới biển

Phương pháp quản lý được hiểu là cách thức tác động của chủ thể quản lý lên các đối tượng quản lý nhằm đạt được mực đích đã đề ra. Đối tượng của QLNN về BGB không chỉ bao gồm các tổ chức, cá nhân trong nước, mà còn có cả các tổ chức, cá nhân nước ngoài, thậm chí chủ thể nhiều lúc là các quốc gia. Do đó, công tác giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế cần được thực hiện linh hoạt, áp dụng pháp luật chính xác, sử dụng hình thức phù hợp với từng loại đối tượng.

1.3. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về biên giới biển

1.3.1. Yếu tố chính trị – xã hội tác động đến quản lý nhà nước về biên giới biển

1.3.2. Chất lượng của pháp luật và cơ chế pháp lý liên quan đến quản lý nhà nước về biên giới biển

1.3.3. Năng lực của các chủ thể quản lý nhà nước về biên giới biển

1.3.4. Yếu tố kinh tế

Tiểu kết Chương 1

Tại chương này, luận văn đã tập trung phân tích một số vấn đề lý luận chung về quản lý nhà nước về BGB như: khái niệm về BGB, khái niệm quản lý nhà nước về BGB, đặc điểm, hình thức, vai trò của quản lý nhà nước về BGB, nội dung quản lý nhà nước về BGB cùng các yếu tố ảnh hưởng, tác động đến hoạt động quản lý nhà nước về BGB.Các yếu tố cấu thành nội dung QLNN về BGB được chỉ ra trong chương 1 là cơ sở nhận thức chủ yếu để luận văn triển khai các nghiên cứu tại chương 2.

Quản lý nhà nước về biên giới biển từ thực tiễn Thành phố Đà Nẵng”
Quản lý nhà nước về biên giới biển từ thực tiễn Thành phố Đà Nẵng”

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BIÊN GIỚI BIỂN

TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1. Đặc điểm của quản lý nhà nước về biên giới biển tại Thành phố Đà Nẵng

2.1.1. Vị trí địa lý và tình hình kinh tế – xã hội của Thành phố Đà Nẵng

2.1.2. Đặc điểm về điều kiện phức tạp trong quản lý nhà nước về biên giới biển

2.1.3. Tính mâu thuẫn cao trong tương quan giữa phát triển kinh tế với quản lý nhà nước về biên giới biển

2.2. Thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước về biên giới biểntại Thành phố Đà Nẵng

2.2.1. Quy định pháp luật về quản lý nhà nước về biên giới biển

Nhà nước ta đã thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng bằng việc ban hành văn bản pháp luật nhằm thực hiện hoạt động QLNN về biên giới nói chung, BGB nói riêng. Trong đó, có thể phân định những văn bản quan trọng được các cơ quan nhà nước ban hành đó là: Văn bản của các cơ quan Trung ương ban hành và văn bản do chính quyền địa phương ban hành.

– Văn bản do cơ quan quyền lực nhà nước ở Trung uơng ban hành bao gồm Hiến Pháp, các đạo luật, bộ luật, pháp lệnh và nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành. Đối với QLNN về BGB, có các văn bản chủ yếu như: Luật Biên giới Quốc gia năm 2003; Luật Biển Việt Nam 2012; Pháp lệnh BĐBP năm 1997; Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam năm 2008…..

– Văn bản do các cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương ban hành như Chính phủ, các Bộ, Cơ quan ngang bộ, Cơ quan thuốc Chính phủ, ban hành các văn bản như: Nghị quyết, Nghị định, Thông tư, Quyết định, Chỉ thị. Đối với QLNN về BGB, có các văn bản chủ yếu như: Nghị định số 161/2003/NĐ-CP về Quy chế khu vực BGB (nay được thay bằng Nghi định 71/2015/NĐ-CP ngày 3 tháng 9 năm 2015), Nghị định 169/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư số 89/2004/TT-BQP ngày 19/6/2004 hướng dẫn thực hiện Nghị định 161/2003/NĐ-CP…

Những văn bản pháp luật trên đây, là cơ sở pháp lý quan trọng để Chính quyền các địa phương, đơn vị lực lượng vũ trang có thẩm quyền tiến hành hoạt động QLNN về BGB.

Trên cơ sở thẩm quyền ban hành văn bản QPPL, để QLNN về BGB trong phạm vi thẩm quyền của mình, chính quyền Thành phố Đà Nẵng đã ban hành nhiều văn bản QPPL để quản lý. Tuy nhiên, các văn bản của chính quyền Thành phố Đà Nẵng ban hành tập trung chủ yếu vào một nội dung như: Chỉ đạo, điều hành các hoạt động kinh tế – xã hội của địa phương có liên quan đến hoạt động kinh tế biển; Các quy định, quy chế về chức năng, nhiệm vụ và cách thức tổ chức hoạt động của một số đơn vị, địa phương có chức năng quản lý nhà nước trong KVBGB; Các quy định liên quan đến thực hiện chính sách đối với ngư dân theo quy định của Chính phủ

Về cơ bản, nội dung QLNN về BGB được quy định lồng gép trong các văn bản quản lý về kinh tế – xã hội nói chung của thành phố, điều chỉnh các hoạt động liên quan đến kinh tế, ANQP trong KVBGB.

2.2.2. Thực hiện quản lý nhà nước về biên giới biển tại thành phố Đà Nẵng

2.2.2.1. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về biên giới biển và các hoạt động giáo dục, nâng cao kiến thức về chủ quyền biển, đảo cho Nhân dân

Thành ủy Đà Nẵng đã chỉ đạo, UBND Thành phố Đà Nẵng, Đảng ủy Bộ Chỉ huy BĐBP thành phố ban hành Quy chế phối hợp với các sở, ban ngành, đoàn thể và quận, huyện ủy biên giới đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho cán bộ và nhân dân trong thành phố hiểu rõ quan điểm, chủ trương của Đảng về chủ quyền BGB nói riêng, biển đảo nói chung; nâng cao tinh thần yêu nước, cùng chung tay, góp sức vào sự nghiệp quản lý, bảo vệ chủ quyền BGB.

Bên cạnh đó, tập trung phổ biên cho các tầng lớp nhân dân về Luật Biên giới Quốc gia, Luật Biển Việt Nam và các văn bản pháp luật khác liên quan đến quản lý, bảo vệ BGB, từng bước ngâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân.

2.2.2.2. Tổ chức bộ máy và bố trí nhân lực quản lý nhà nước về biên giới biển

QLNN về BGB được nhà nước giao cho Bộ quốc Phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và chính quyền địa phương thuộc 28 tĩnh, thành phố có BGB phối hợp với các bộ, ngành có liên quan thực hiện. Trong đó, BĐBP có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các đơn vị quân đội đóng quân trong khu vực biên giới biển, Công an nhân dân, chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan trong bố trí nhân lực, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trên biển; bảo vệ ANCT-TTATXH trong KVBGB theo quy định của pháp luật; Tại Đà Nẵng, ngoài nhân lực thuộc lực lượng vũ trang như đã nêu trên. Để bảo đảm cho việc phối hợp hoạt động QLNN được thống nhất, thành phố đã thành lập Ban Chỉ đạo “Biển – đảo và xây dựng, quản lý bảo vệ KVBGB” của Thành phố, trong đó BĐBP là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo.

Ngoài ra, UBND thành phố Đà Nẵng thành lập Chi cục Biển và Hải đảo thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường. Chi cục Biển và Hải đảo có chức năng giúp Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu cho UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất các vấn đề về tài nguyên và môi trường biển và hải đảo của thành phố.

2.2.2.3. Hoạt động quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới biển

Theo quy định của pháp luật, BĐBP là lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biên giới. Để thực hiện nhiệm vụ của mình, trong những năm qua, Bộ Chỉ huy BĐBP thành phố đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng như Cảnh sát biển, Kiểm ngư, Hải quan, tham mưu cho Thành ủy, UBND thành phố triển khai hoạt động quản lý, bảo vệ BGB; giải quyết tốt các vấn đề có liên quan đến chủ quyền biên giới quốc gia, an ninh trật tự trong khu vực BGB, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn các hoạt động xâm phạm biên giới của tàu, thuyền nước ngoài; xua đuổi tàu cá nước ngoài đánh bắt cá trái phép; đấu tranh với các loại tội phạm diễn ra trong khu vực biên giới; giữ gìn ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng thế trận biên phòng vững chắc trên khu vực biên giới.

BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KIỂM SOÁT NGƯỜI VÀ TÀU THUYỀN RA VÀO KHU VỰC BIÊN GIỚI BIỂN ĐÀ NẮNG TRONG 5 NĂM TỪ 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2015

Năm

Kết quả

2011201220132014Từ 01-06/ 2015Trong 5 năm
Kiểm soát tàu, thuyền ra, vào13.43310.94412.03922.61718.12977.162
Số người trên phương tiện89.08373.561126.894145.153184.782619.473

(Nguồn cung cấp từ báo cáo tổng kết công tác kiểm soát biên phòng hàng năm của Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng)

2.2.3. Kiểm tra, thanh tra trong quản lý nhà nước về biên giới biển

Thực tế công tác kiểm tra, thanh tra trong hoạt động QLNN về BGB tại Đà Nẵng được các cơ quan chức năng tiến hành thực hiện hàng năm tại các đơn vị của mình theo phân cấp quản lý trong từng lĩnh vực khác nhau. Trong đó, Bộ chỉ huy Biên phòng Đà Nẵng là đơn vị được giao nhiệm vụ nòng cốt, chủ trì trong QLNN về BGB, chịu sự thanh, kiểm tra của Bộ tư lệnh BĐBP và Bộ Quốc phòng trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền BGB. Ngoài ra các lực lượng, cơ quan quản lý chuyên ngành như Công An, Cảnh sát biển, Kiểm ngư, tài nguyên – Môi trường, Giao thông và các địa phương trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, tiến hành kiểm tra, thanh tra trong phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định và Chính phủ phân cấp.

Qua công tác kiểm tra, kiểm soát do BĐBP thành phố chủ động, phối hợp tốt với các ngành chức năng và địa phương các cấp trong khu vực BGB, triển khai thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, qua công tác kiểm tra, kiểm soát vẫn còn nổi lên những bất cập, hạn chế nhất định, trong đó phải kể đến là công tác phối hợp giữa các lực lượng còn chưa chặt chẽ, vẫn còn sự chồng chéo trong nội dung quản lý giữa các địa phương, đơn vị.

BẢNG TỔNG HỢP HOẠT ĐỘNG TUẦN TRA, KIỂM SOÁT KHU VỰC BIÊN GIỚI BIỂN ĐÀ NẮNG TRONG 5 NĂM

TỪ 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2015

Năm

Kết quả

2011201220132014Từ 01-06/ 2015Ghi chú
BĐBP tuần tra độc lập7.3364.7431.6722.069975
BĐBP tuần tra phối hợp với các lực lượng4.0513.4417821.536448
Số cán bộ, chiến sĩ tham gia tuần tra23.92619.6815.8709.2044.256

( Nguồn cung cấp từ báo cáo tổng kết công tác kiểm soát biên phòng hàng năm của Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng)

2.2.4. Xử lý vi phạm trong quản lý nhà nước về biên giới biển

Kết quả đấu tranh, xử lý vi phạm pháp luật trên địa bàn khu vực BGB tại Đà Nẵng trong 05 năm qua ( 2011-2015) như sau:

Thứ nhất, các vụ việc vi phạm về an ninh quốc gia

BĐBP đã phát hiện, đấu tranh và tham mưu xử lý 161 vụ, bắt giữ146 đối tượng trong tổng số 3.225 người có hành vi phạm.

+ Tàu, thuyền nước ngoài xâm phạm: Đã phát hiện, theo dõi, xua đuổi trên khoảng 800 lượt tàu, thuyền TQ xâm phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam (trong đó có hơn 100 lượt tàu chấp pháp, tàu quân sự); Phát hiện và xử lý 5.040 lượt công dân Trung Quốc sử dụng hộ chiếu có in “hình lưỡi bò”.

Thứ hai, các vụ việc vi phạm về ANCT-TTATXH trong khu vực BGB:

+ Bộ Chỉ huy Biên phòng thành phố đã xác lập 08 chuyên án, 132 kế hoạch nghiệp vụ, 10 kế hoạch cao điểm tấn công tội phạm. Kết quả, phát hiện, bắt giữ, xử lý 537 vụ/796 đối tượng (trong đó có 70 vụ/106 đối tượng phạm tội về ma túy). Khởi tố VAHS, điều tra ban đầu 60 vụ/75 đối tượng; chuyển giao điều tra theo thẩm quyền 02 vụ/03 đối tượng; tập trung cai nghiện 08 vụ/16 đối tượng;

+ XPVPHC 439 vụ/655 đối tượng, phạt tiền 427 vụ/639 đối tượng với 712.665.000VNĐ, cảnh cáo 12 vụ/16 đối tượng. Tham mưu, đề xuất UBND thành phố xử phạt VPHC 01 vụ/03 đối tượng sản xuất hàng giả với 71.400.000 VNĐ. Chuyển giao cơ quan chức năng khác xử lý theo thẩm quyền 27 vụ/ 32 đối tượng.

2.2.5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý nhà nước về biên giới biển

Thực tế việc khiếu nại của công dân, tổ chức đến các cơ quan chức năng trong QLNN về BGB không có nhiều, chủ yếu là việc ngư dân đánh bắt cá trên biển, gửi đơn đến BĐBP và UBND các cấp về việc tàu Quân sự và tàu đánh cá của nước ngoài mà chủ yếu là của Trung Quốc liên tục đâm va làm hỏng, chìm tàu của ta, chặt phá lưới, cản trở hoạt động sản xuất,…, làm thiệt hại nhiều tài sản, ngư lưới cụ của ngư dân. Các cơ quan chức năng tiếp nhận đơn, thư của ngư dân, tổ chức xác minh, điều tra và hoàn chỉnh thủ tục pháp lý, đề nghị Bộ Tư lệnh BĐBP và Bộ Ngoài giao Việt Nam phản kháng qua đường ngoài giao.

2.2.6. Bảo đảm ngân sách cho hoạt động quản lý nhà nước về biên giới biển

Hoạt động QLNN trong KVBGB bao gồm nhiều đơn vị thực hiện với những chức năng, nhiệm vụ được phân cấp khác nhau, do vậy nguồn ngân sách bảo đảm cho hoạt động của từng đơn vị cũng khác nhau. Trong đó, BĐBP thành phố Đà Nẵng, thì ngân sách được cấp từ 2 nguồn cơ bản đó là ngân sách từ Bộ quốc phòng và ngân sách từ UBND Thành phố Đà Nẵng.

Riêng ngân sách của Thành phố Đà Nẵng, trên cơ sở kinh phí hàng năm do Trung ương cấp, Sở Tài chính đã tham mưu cho UBND thành phố phân bổ ngân sách đồng thời hướng dẫn cụ thể để các cơ quan, đơn vị, địa phương quản lý, sử dụng.

2.3. Đánh giá chung hoạt động quản lý nhà nước về biên giới biển tại Thành phố Đà Nẵng

2.3.1. Kết quả và nguyên nhân

– Kết quả quản lý

Đánh giá ưu điểm công tác QLNN về BGB của các cơ quan chức năng tại Thành phố Đà Nẵng trong 5 năm trở lại đây, ta thấy nổi lên những điểm cơ bản như sau:

Thứ nhất, công tác lãnh đạo, chỉ đạo

Chính quyền Thành phố đã tập trung tổ chức nghiên cứu quán triệt, triển khai Nghị quyết 09 của Trung ương về Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020 và triển khai xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện cho tất cả các lực lượng; các cơ quan ban ngành, đoàn thể chính trị thành phố phối hợp, tham mưu cho lãnh đạo địa phương và vận động nhân dân tham gia thực hiện Nghị quyết với quyết tâm cao nhất.

Thứ hai, công tác tổ chức thực hiện

Thành lập Ban Chỉ đạo Biển – đảo và xây dựng, quản lý bảo vệ KVBGB của Thành phố, trong đó BĐBP là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo. Ban chỉ đạo tham mưu cho UBND thành phố để triển khai thực hiện các kế hoạch, nội dung QLNN về BGB, làm tốt công tác thi đua, khen thưởng, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo đã được địa phương chú trọng thực hiện rất tốt.

– Nguyên nhânđạt được kết quả

Đạt được những kết quả trên là do những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, công tác QLNN về BGB của Đà Nẵng nói riêng và của cả nước nói chung luôn được sự lãnh đạo kịp thời, đúng đắn của Đảng, của Chính phủ, của Bộ Quốc Phòng và sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, của cả hệ thống chính trị và nhân dân từ đó đề ra được nhiều chủ trương, biện pháp phù hợp đối với hoạt động này.

Thứ hai, có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng của nhà nước, các tổ chức đoàn thể và sự ủng hộ, đóng góp của nhân dân đối với trong hoạt động QLNN về BGB.

Thứ ba, có sự nỗ lực, quyết tâm phấn đấu của các cấp chính quyền thành phố, các cơ quan, đơn vị của Bộ Quốc phòng và đội ngũ cán bộ, chiến sĩ, công chức thực thi công vụ.

Thứ tư, công tác QLNN về BGB trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng luôn nhận được sự quan tâm, phối hợp, ủng hộ của các cấp, các ngành hữu quan và đặc biệt là sự tin tưởng, ủng hộ của toàn thể nhân dân Đà Nẵng.

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Công tác QLNN về BGB nói riêng, quản lý biển, đảo nói chung còn bộc lộ những hạn chế, bất cập nhất định, trong đó, nổi lên những hạn chế cần khắc phục như sau:

Thứ nhất, về cơ chế, chính sách và pháp luật

Thứ hai, về nguồn lực phục vụ cho công tác quản lý

Thứ ba, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm

Tiểu kết Chương2

Trong những kết quả đạt được của Đà Nẵng về QLNN, hoạt động quản lý nhà nước về BGB tại địa phương đã có nhiều nỗ lực, cố gắng để quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh BGB, bảo đảm ANCT-TTATXH trong KVBGB, tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế – xã hội của địa phương, nhất là kinh tế biển phát triển tốt đẹp.

Tuy nhiên, trước nhu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng của nước ta, hoạt động quản lý nhà nước về BGB nói riêng, quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo nói chung của thành phố Đà Nẵng cũng đã và đang bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém cần phải khắc phục.

Các hạn chế, yếu kém trong hoạt động QLNN về BGB của Đà Nẵng được chỉ ra trong chương 2 là cơ sở chủ yếu để luận văn đề xuất các giải pháp tại chương 3.

Quản lý nhà nước về biên giới biển từ thực tiễn Thành phố Đà Nẵng”
Quản lý nhà nước về biên giới biển từ thực tiễn Thành phố Đà Nẵng”

Chương 3

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ

NHÀ NƯỚC VỀ BIÊN GIỚI BIỂN TỪ THỰC TIỄN

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3.1. Nhu cầu tăng cường quản lý nhà nước về biên giới biển từ thực tiễn Thành phố Đà Nẵng.

3.1.1. Nhu cầu tuân thủ pháp luật trong nhà nước pháp quyền

3.1.2. Nhu cầu về phát triển kinh tế biển

3.1.3. Yêu cầu về bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới biển

3.1.4. Đòi hỏi về bảo vệ môi trường và phát triển du lịch biển Đà Nẵng

3.2. Quan điểm tăng cường quản lý nhà nước về biên giới biển tại Thành phố Đà Nẵng

3.2.1. Quản lý nhà nước về biên giới biển phải thống nhất, đồng bộ

3.2.2. Quản lý nhà nước về biên giới biển phải hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển

3.2.3. Phát huy sức mạnh tổng hợp của nhân dân trong việc tham gia quản lý nhà nước về biên giới biển

3.2.4. Quản lý nhà nước về biên giới biển phải lấy kết quả cuối cùng đạt được làm thước đo đánh giá hiệu quả của hoạt động quản lý

3.3. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về biên giới biển từ thực tiễn Thành phố Đà Nẵng

3.3.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động quản lý nhà nước về biên giới biển

Trong khuôn khổ của đề tài, nội dung tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động QLNN về BGB chỉ tập trung vào một số các yêu cầu cơ bản sau đây:

Thứ nhất, các cấp ủy, tổ chức Đảng tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục tổ chức phổ biến, quán triệt, triển khai thực hiện đồng bộ Nghị quyết số 09 ngày 9/2/2007 của BCH Trung ương Đảng (khoá X)về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”;

Thứ hai, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện Luật biên giới quốc gia 2003, Luật Biển Việt Nam năm 2012 và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến QLNN về BGB;

Thứ ba, phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức Đảng trong việc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết của Đảng, Pháp luật của nhà nước trong QLNN về BGB;

Thứ tư, tăng cường sự thống nhất lãnh đạo và công tác phối hợp giữa các tổ chức, cơ sở Đảng của Thành phố Đà Nẵng và các cơ quan, đơn vị chức năng của trung ương, các ngành trong việc thực hiện nhiệm vụ QLNN về BGB;

Thứ năm, tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, rút kinh nghiệm việc thực hiện Nghị quyết của Đảng ở các cấp. Thường xuyên làm tốt công tác nắm tình hình để có quyết định lãnh đạo, chỉ đạo phù hợp, kịp thời, nhất là công tác xử lý tình huống phát sinh trong KVBGB.

3.3.2. Hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật quản lý nhà nước về biên giới biển

Để khắc phục tình trạng bất cập, thiếu thống nhất và đồng bộ trong cơ chế, chính sách và pháp luật QLNN về biển, đảo nói chung, BGB nói riêng; thực tế quản lý đặt ra yêu cầu cần thực hiện quyết liệt một số giải pháp sau:

– Nhà nước cần tập trung rà soát các văn bản pháp luật hiện hành để sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới.

– Mặt khác, nhà nước cần sớm điều chỉnh, sửa đổi và ban hành mới văn bản QPPL nhằm phân định thật cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền trong việc tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm của các phương tiện hoạt động trên biển

– Đối với Thành phố Đà Nẵng, trên cơ sở chức năng QLNN theo phân cấp, UBND Thành phố cần ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn riêng cho hoạt động QLNN về BGB, để các cơ quan, đơn vị chức năng của thành phố xác định được tầm quan trọng của nhiệm vụ này.

3.3.3. Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về biên giới biển

Với đặc điểm quan trọng, phức tạp và nhạy cảm của vấn đề biển, hải đảo hiện nay và trong thời gian đến, cần có một bộ máy làm đầu mối xử lý thông tin nhanh nhạy, có cơ chế vận hành quan hệ giữa cấp Chính phủ với bộ, ngành, địa phương đủ mạnh, có quan hệ quản lý trực tuyến và trực tiếp với Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ thì sẽ thuận lợi và hợp lý hơn để giải quyết các vấn đề trên Biển Đông và biên giới, hải đảo.

Theo đó, giải pháp đặt ra là thành lập cơ quan đặc trách các vấn đề về biển và hải đảo thuộc Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại và chuyển chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tham mưu tổng hợp từ Tổng cục Biển và Hải đảo thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban Biên giới quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao sang. Cơ quan này có tên gọi là Ủy ban các vấn đề Biển, Đảo và Biên giới quốc gia, có vị trí cơ quan ngang bộ, trực thuộc Chính phủ, tương đương Ủy ban Dân tộc, là cơ quan tham mưu tổng hợp, có 06 chức năng chính là giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xử lý các vấn đề cấp Chính phủ liên quan đến Biển Đông và biên giới, hải đảo gồm:

– Đảm bảo tính thống nhất, xuyên suốt và khả năng chỉ huy tập trung cao nhất của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với các vấn đề Biển, Đảo và Biên giới quốc gia;

– Theo dõi, tổng hợp và khai thác, xử lý và can thiệp thông tin, tình hình Biển, Đảo và Biên giới quốc gia

– Điều chỉnh và kết nối các chính sách, hành vi của các ngành, lĩnh vực, địa phương và tổ chức, cá nhân liên quan đến Biển, Đảo và Biên giới quốc gia;

– Làm đầu mối phối hợp, đôn đốc, theo dõi, đánh giá các chính sách và chỉ đạo đối với các bộ, ngành, địa phương về Biển, Đảo và Biên giới quốc gia;

– Tham mưu triển khai thực hiện, theo dõi, đánh giá các hoạt động hợp tác quốc tế về Biển, Đảo và Biên giới quốc gia;

– Theo dõi, tham mưu, quản lý và xử lý tranh chấp, xung đột trên Biển Đông

Các chức năng nhiệm vụ QLNN theo ngành, lĩnh vực tiếp tục duy trì tại các bộ quản lý chuyên ngành, lĩnh vực theo các quy định hiện hành.

Đối với Thành phố Đà Nẵng, ngoài việc điều chỉnh cơ quan tương ứng ở địa phương của Ủy ban các vấn đề Biển, Đảo và Biên giới quốc gia như đã đễ xuất trên, thành phố còn có một đơn vị hành chính là Huyện Hoàng Sa cần phải được kiện toàn.

Huyện Hoàng Sa là cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện thuộc thành phố Đà Nẵng, thực hiện vai trò QLNN ở địa phương đối với quần đảo Hoàng Sa, khẳng định chủ quyền và quyền quản lý lãnh thổ của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

Tuy vậy, hơn 30 năm qua kể từ ngày thành lập đơn vị hành chính này, huyện Hoàng Sa là một thực thể hành chính không đầy đủ, chủ yếu thể hiện vai trò biểu trưng.

Để đảm bảo tính pháp lý đầy đủ của huyện Hoàng Sa, là một cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện đầy đủ, vừa thiết lập được quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người, thực thi vai trò QLNN, vừa làm cơ sở để đấu tranh chính trị và ngoại giao, huyện Hoàng Sa cần có đủ 3 yếu tố là diện tích tự nhiên của lãnh thổ, dân số và bộ máy QLNN đầy đủ, vì vậy cần phải khẩn trương hoàn chỉnh thực thể hành chính này một cách đầy đủ, chính thống, gồm 02 biện pháp như sau:

Một là, hoàn thiện bộ máy quản lý của huyện Hoàng Sa một cách đầy đủ, bao gồm các cơ quan trong hệ thống chính trị là Đảng, mặt trận đoàn thể và cơ quan QLNN theo quy định hiện hành của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015.

– Điều chỉnh địa giới hành chính huyện Hoàng Sa bao gồm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa hiện nay và kéo dài về phía đất liền, lấy một phần diện tích tự nhiên và dân số thành phố Đà Nẵng hiện có, sáp nhập khu vực bán đáo Sơn Trà, đảo Ngọc, vịnh Đà Nẵng, cảng biển, âu thuyền, cảng cá, cảng quân sự Vùng 3 Hải quân và 02 phường Thọ Quang, Nại Hiên Đông thuộc quận Sơn Trà vào huyện đảo Hoàng Sa.

3.3.4. Tăng cường năng lực, điều kiện cho các lực lượng thực thi pháp luật trên biển

Tiếp tục đầu tư các loại trang thiết bị, phương tiện hiện đại phục vụ công tác QLNN về BGB. Ưu tiên trang bị các loại tàu tuần tra hiện đại, có tốc độ cao; các loại máy móc, thiết bị thông tin liên lạc tiên tiến và các loại phương tiện kỹ thuật khác, giúp cho công tác tuần tra, tuy đuổi các loại tàu, thuyền vi phạm trên biển; tiếp thu, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại và có kế hoạch cụ thể trong đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động quản lý, nghiên cứu, khai thác về biển. Gắn khai thác nguồn lợi biển với quản lý biên giới, bảo vệ môi trường sinh thái; thống kê kịp thời, đầy đủ các thông tin, dữ liệu liên quan đến biển; bảo đảm phát triển kinh tế biển hiệu quả và bền vững.

3.3.5. Tăng cường sự hỗ trợ của nhà nước đối với ngư dân trong việc tổ chức khai thác thủy sản và tham gia quản lý, bảo vệ biên giới biển

Trong bối cảnh tình hình phức tạp trên biển như hiện nay, việc hỗ trợ ngư dân đánh bắt hải sản trên biển phải được nhận thức và thực hiện trên hai phương diện đó là:

Thứ nhất, bảo vệ ngư dân được tự do, an toàn đánh bắt Hải sản trong vùng biển của Việt Nam.

Thứ hai, ban hành và thực hiện tốt chính sách hỗ trợ ngư dân về các điều kiện vật chất, cơ chế ưu đải trong hoạt động khai thác Thủy sản trên biển

3.3.6. Tăng cường hợp tác quốc tế trong quản lý nhà nước về biên giới biển

Trong quá trình quan hệ, đàm phán quốc tế giải quyết các tranh chấp trên biển phải luôn nắm vững nguyên tắc tối cao của Nhà nước, không thoả hiệp, nhân nhượng vô nguyên tắc, phải nắm vững tài liệu, nguồn gốc lịch sử, phải biết về quản lý thực tế, hiểu biết nghệ thuật đàm phán.Yêu cầu đặt ra cho Đà Nẵng là các cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang, mà nòng cốt là Bộ đội Biên phòng thành phố, phải làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành trong công tác đối ngoại, nhằm tạo môi trường ổn định, xây dựng vùng biển, hải đảo hoà bình, hữu nghị với các nước láng giềng và khu vực, góp phần tăng cường hiệu quả quản lý, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia và quyền tài phán trên biển.

Tiểu kết Chương 3

Luận văn đã đưa ra một số các giải pháp, bao gồm cả những giải pháp chung của Trung ương và những giải pháp cụ của Đà Nẵng để thực hiệu quả hơn công tác QLNN về BGB; phân tích chỉ ra việc thực hiện các giải pháp nhằm tăng cường QLNN về BGB đòi hỏi phải có quyết tâm chính trị cao của lãnh đạo Cấp ủy, Chính quyền với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và nhân dân;các cơ quan, đơn vị có chức năng của Trung ương và Địa phương cần triển khai thực hiện kịp thời, đồng bộ để đạt được mục tiêu, kế hoạch đề ra, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong điều kiện sự hội nhập quốc tế ngày càng diễn ra sâu rộng như hiện nay.

KẾT LUẬN

Ngoài những thành công nhất định trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của mình, công tác quản ý nhà nước nói chung, QLNN về BGB nói riêng của Đà Nẵng cũng còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế, đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu, đề xuất giải pháp để tiếp tăng cường hiệu quả của QLNN về BGB luận văn “Quản lý nhà nước về biên giới biển từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng” phần nào đã đáp ứng được yêu cầu trên.

Thứ nhất, luận văn đã phân tích làm rõ một số cơ sở lý luận về BGB, QLNN về BGB;

Thứ hai, luận văn trình bày nội dung, đặc điểm và vai trò của QLNN về BGB; phân tích những yếu tố tác động đến QLNN về BGB;

Thứ ba, luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về BGB tại thành phố Đà Nẵng từ năm 2011 đến nay. Trong đó, phân tích làm rõ được những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của QLNN về BGB tại thành phố Đà Nẵng.

Thứ tư, luận văn cũng đã đề xuất 6 nhóm giải pháp nhằm tăng cường QLNN về BGB tại thành phố Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung.

QLNN về BGB là công việc phức tạp liên quan đến nhiều người, nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều vấn đề, nên đòi hỏi sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động của các cấp ủy Đảng, các cấp chính quyền, các ngành và từng cá nhân. Đồng thời, cần có cơ chế, chính sách, cơ sở vật chất, tài chính và đặc biệt là đội ngũ làm công tác quản lý ngang tầm để nâng cao chất lượng, hiệu quả QLNN trong tình hình mới.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\VIEN HAN LAM DOT 3\LUAT HANH CHINH\NGO DUC CHIEN\SAU BAO VE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *