Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần Vinaconex 25

1. Lý do chọn đề tài

Phân tích hiệu quả HĐKD là việc làm hết sức cấp bách và cần thiết đối với DN, DN phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá đầy đủ chính xác mọi diễn biến về kết quả hoạt động của mình, tìm ra những mặt mạnh để cố gắng phát huy và khắc phục những mặt yếu kém, trong mối quan hệ với môi trường xung quanh để tìm ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả HĐKD của mình cũng như giúp DN nâng cao được năng lực cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. Mặt khác, qua phân tích hiệu quả hoạt động giúp cho DN tìm ra các biện pháp thiết thực để tăng cường các hoạt động kinh tế và quản lý DN, nhằm huy động các nguồn vốn từ bên ngoài cũng như giúp cho các đối tượng bên ngoài DN có căn cứ để đưa ra quyết định liên quan đến DN, ngoài ra phân tích hiệu quả hoạt động còn là căn cứ quan trọng phục vụ cho việc dự đoán, dự báo xu thế phát triển kinh doanh của DN, từ đó giúp các nhà quản trị đưa ra những quyết định và chiến lược kinh doanh có hiệu quả hơn.

Công ty Cổ phần Vinaconex 25 có vị trí quan trọng đối với khu vực Miền Trung, Tây Nguyên nói chung và Quảng Nam, Đà Nẵng nói riêng. So với yêu cầu đặt ra thì việc phân tích HĐKD hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Hơn nữa, hiện nay vẫn chưa có một công trình khoa học nào về Phân tích hiệu quả HĐKD tại Công ty Cổ phần Vinaconex 25.

Xuất phát từ những yêu cầu đặt ra cần giải quyết và cùng với sự định hướng của giảng viên hướng dẫn, tác giả đã chọn đề tài “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần Vinaconex 25” làm nội dung nghiên cứu.

2. Mục tiêu nghiên cứu

      • Hệ thống hóa những vấn đề về lý luận cơ bản về phân tích hiệu quả HĐKD của công ty cổ phần.
      • Phân tích và đánh giá hiệu quả HĐKD của công ty CP Vinaconex 25 qua hai năm 2014- 2015 qua đó chỉ rõ những khó khăn, thuận lợi cũng như những tồn tại trong công tác phân tích hiệu quả HĐKD tại công ty.
      • Đưa ra đề xuất về định hướng và các giải pháp để nâng cao hiệu quả HĐKD tại công ty Vinaconex 25 trong thời gian tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

– Đối tượng nghiên cứu: hiệu quả HĐKD của công ty cổ phần Vinaconex 25.

– Phạm vi nghiên cứu :

        • Về không gian: công ty cổ phần Vinaconex 25
        • Về thời gian: Số liệu sử dụng trong luận văn là số liệu từ năm 2014 đến năm 2015 của công ty cổ phần Vinaconex 25.

4. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện dựa trên nền tảng cơ sở phương pháp nghiên cứu định tính. Dựa trên số liệu từ báo cáo tài chính của công ty trong khoảng thời gian từ 2014 đến 2015, kết hợp với các báo cáo tổng kết, phương hướng hoạt động và các số liệu kế toán, dữ kiện hoạt động khác có liên quan của công ty, tác giả sử dụng các phương pháp: phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp chi tiết, phương pháp phân tích ảnh hưởng các nhân tố và các phương pháp khoa học khác để làm rõ vấn đề nghiên cứu.

5. Bố cục luận văn

Luận văn gồm 3 phần chính:

  • Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả HĐKD trong công ty cổ phần
  • Chương 2: Phân tích hiệu quả HĐKD công ty cổ phần Vinaconex 25.
  • Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả HĐKD công ty cổ phần Vinaconex 25

6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH DƯỢC PHẨM

1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

1.1.1. Khái niệm về Công ty cổ phần

Công ty cổ phần là môt dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó. Vốn của công ty được chia nhỏ thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần và được phát hành huy động vốn tham gia của các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế.

1.1.2. Đặc điểm của công ty cổ phần ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh

+ Công ty cổ phần là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn có nhiều chủ sở hữu, trong đó có đông đảo người lao động, họ có quyền tham gia quản lý công ty một cách có hiệu quả thông qua việc bầu các thành viên hội đồng quản trị, biểu quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh… góp phần tăng HQHĐ của Công ty.

+ Cổ đông của công ty cổ phần chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của Công ty trong phạm vi góp vốn nên mức độ rủi ro của các cổ đông không cao, đây là ưu điểm rất hấp dẫn nhằm thu hút các nhà đầu tư.

+ Khả năng hoạt động của Công ty cổ phần rất rộng giúp cho công ty có thể hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề.

+ Khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng giúp cho Công ty có thể hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề.

+ Cơ cấu vốn của CTCP hết sức linh hoạt tạo điều kiện để nhiều người cũng góp vốn vào công ty.

1.1.3. Khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

1.1.3.1. Khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh

Hiện nay vẫn còn khá nhiều các quan điểm khác nhau khi bàn về hiệu quả HĐKD.

Thứ nhất, hiệu quả HĐKD thể hiện qua các chỉ tiêu phản ánh chi phí và kết quả của quá trình đầu tư.

Thứ hai, hiệu quả HĐKD phản ánh khả năng sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp.

Thứ ba, hiệu quả HĐKD là tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chọn cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước

Thứ tư, hiệu quả HĐKD còn được hiểu theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn: Hiệu quả HĐKD của doanh nghiệp phải thể hiện cả về mặt định tính và định lượng.

Thứ năm, hiệu quả của doanh nghiệp là sự gắn kết giữa hiệu quả kinh doanh và hiệu quả xã hội.

1.1.3.2. Khái niệm về phân tích hiệu quả HĐKD

Phân tích HQHĐ là việc xem xét, đối chiếu, so sánh và đánh giá HQHĐ của công ty qua các chỉ tiêu hiệu quả giữa hiện tại và quá khứ của công ty, giữa các công ty cùng ngành và cùng lĩnh vực từ đó cung cấp thông tin cho các đối tượng có liên quan.

1.1.4. Quan điểm đánh giá hiệu quả hoạt động và phân tích hiệu quả hoạt động trong công ty cổ phần

1.1.4.1. Quan điểm đánh giá hiệu quả hoạt động

một sô nhà kinh tế học cho rằng hiệu quả kinh doanh chỉ nên nghiên cứu áp dụng đôi với lĩnh vực sản xuât. Một sô khác cho rằng, phạm trù hiệu quả kinh doanh được áp dụng đôi với tât cả các hoạt động lao động thuộc lĩnh vực sản xuât và phi sản xuât, hoặc hiệu quả kinh doanh chỉ áp dụng đôi với khu vực sản xuât nhưng ảnh hưởng của nó còn gây tác dụng đến hao phí lao động và mức phát triển lĩnh vực phi sản xuât.

1.1.4.2. Quan điểm phân tích hiệu quả hoạt động

Thứ nhất: Quan điểm phân tích hiệu quả hoạt động theo hiệu suất hoạt động, hiệu năng hoạt động và hiệu quả hoạt động

Thứ hai: Quan điểm phân tích HQHĐ theo phân tích khả năng sinh lợi

Thứ ba: Quan điểm phân tích hiệu quả hoạt động theo sức sản xuất, sức sinh lợi và suất hao phí .

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần Vinaconex 25
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần Vinaconex 25

1.2. NGUỒN THÔNG TIN SỬ DỤNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐỂ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN

1.2.1. Nguồn thông tin sử dụng trong phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

1.2.1.1. Nguồn thông tin từ bên trong công ty

Nguồn thông tin bên trong công ty sử dụng để phân tích HQHĐKD công ty là BCTC và báo cáo nội bộ của công ty.

1.2.1.2. Nguồn thông tin từ bên ngoài công ty

Thông tin liên quan đến tình hình kinh tế

Thông tin theo ngành

Thông tin về đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp

1.2.2. Phương pháp phân tích

1.2.2.1. Phương pháp so sánh

1.2.2.2. Phương pháp loại trừ

1.2.2.3. Phương pháp chi tiết

1.2.2.4. Phương pháp liên hệ cân đối

1.2.2.4. Phương pháp phân tích Dupont

1.3. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

1.3.1. Phân tích hiệu quả qua BCKQHĐKD

1.3.2. Phân tích hiệu quả qua chỉ tiêu tỷ suất Lợi nhuận

Tỷ suất tỷ suất Lợi nhuận sau thuế

lợi nhuận Doanh thu thuần

      1. Phân tích hiệu quả HĐKD qua hiệu quả sử dụng TS
Hiệu suất sử dụng TS=DTTBH&CCDV + DT hđ tài chính + Thu nhập khác
Tổng TS bình quân
      1. Phân tích hiệu quả HĐKD qua hiệu quả VCSH
Tỷ suất sinh lợi

VCSH

=Lợi nhuận sau thuếx 100%
Nguồn vốn CSH bình quân

1.3.5. Phân tích hiệu quả HĐKD qua hiệu quả sử dụng vốn góp cổ đông

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1 này, tác giả đi sâu vào việc nghiên cứu, hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản, các tiêu chí tổng quát, chi tiết về hiệu quả và phân tích hiệu quả HĐKQ của DN . Các chỉ tiêu phân tích và các phương pháp phân tích được tác giả hệ thống hoá nhằm tạo lập công cụ cho việc phân tích, đánh giá có cơ sở lý luận khoa học. Trên cơ nội dung cơ sở lý luận của chương 1, luận văn chuyển sang nghiên cứu thực trạng phân tích hiệu quả HĐKD tại công ty Cổ phần Vinaconex 25 ở chương 2.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX 25

2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX 25

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Công ty cổ phần Vinaconex 25 được thành lập từ năm 1984, với tên gọi Công ty xây lắp số 3, trực thuộc UBND tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng cũ. Năm 2002 thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị về việc sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp, Công ty xây lắp số 3 được tiếp nhận về làm doanh nghiệp thành viên của Tổng Công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (Vinaconex) theo Quyết định số 1584/QĐ-BXD ngày 21/11/2002 của Bộ Xây dựng và đổi tên thành Công ty xây lắp Vinaconex 25. Công ty xây lắp Vinaconex 25 chính thức chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần theo quyết định số 1786/QĐ-BXD ngày 17/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Kể từ ngày 05/02/2009, Cổ phiếu của Vinaconex 25 chính thức được giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.

2.1.2. Lĩnh vực kinh doanh của Công ty Cổ phần Vinaconex 25

– Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, sân bay, bến cảng, thuỷ điện, đường dây và trạm biến thế điện đến 500KVcông trình công ích, thi công các công trình ở nước ngoài;

– Hoàn thiện công trình xây dựng, lắp đặt hệ thống điện, lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí, lắp đặt hệ thống báo cháy, phòng cháy, chữa cháy, thang máy, cắt tại dáng và hoàn thiện đá, hoạt động xây dựng chuyên dụng khác;

– Tư vấn đầu tư xây dựng, lập thẩm định dự án thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán, tư vấn đấu thầu, khảo sát địa hình, địa chất, thí nghiệm, tư vấn giám sát, quản lý dự án;

– Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê;

– Các lĩnh vực khác…

2.1.3. Bộ máy tổ chức quản lý tại Công ty

2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý

Thể hiện qua sơ đồ 2.1

2.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ cuả từng bộ phận

2.1.4. Tổ chức công tác kế toán

Thể hiện qua sơ đồ 2.2

2.1.5. Quy trình lưu chuyển chứng từ tại công ty CP Vinaconex 25

2.1.5.1. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty cổ phần Vinaconex 25

Thể hiện qua sơ đồ 2.3

2.1.5.2. Quy trình xử lý thông tin trên kế toán máy của công ty Vinaconex 25

Thể hiện qua sơ đồ 2.4

2.2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX 25

2.2.1. Phân tích hiệu quả HĐKD thông qua BCKQHĐKD

Chỉ tiêu trên Báo cáo KQHĐKDNăm 2015Năm 2014Chênh lệch
Tuyệt đối (đồng)Tương đối

(%)

1.Tổng doanh thu HĐKD1.005.651.303.018800.126.160.095205.525.142.923126
2. Doanh thu thuần về BH&CCDV1.005.651.303.018800.126.160.095205.525.142.923126
3. GVHB923.419.796.795720.410.153.334203.009.643.461128
4. Lợi nhuận gộp82.231.533.22379.716.006.7612.515.526.462103
5. Doanh thu HĐTC2.524.172.9332.970.740.576( 446.567.643)85
6. Chi phí tài chính16.852.373.68916.106.663.797745.709.892105
7. CPBH14.756.649.98414.965.937.956(209.287.972)99
8.CPQLDN30.639.552.26831.673.781.741(1.034.229.473)97
9. LN thuần từ HĐKD22.507.130.21519.940.363.8432.566.766.372113
10. Thu nhập khác9.237.133.3573.141.109.2326.096.024.125294
11. Chi phí khác556.337.3311.048.081.957(491.744.626)53
12. Lợi nhuận khác8.680.796.0262.093.027.2756.587.768.751415
13. Tổng LNKTTT31.187.926.24122.033.391.1189.154.535.123142
14.Chi phí thuế TNDN hiện hành5.822.186.5604.561.524.9951.260.661.565128
15.Chi phí thuế TNDN hoãn lại782.735.497782.735.497
16.LNST TNDN24.583.004.18417.471.866.1237.111.138.061141
17.Lãi cơ bản trên cổ phiếu3.6932.2501.443164

2.2.2. Phân tích hiệu quả HĐKD qua chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận

Chỉ tiêuĐVTNăm 2015Năm 2014Chênh lệch
1.LNSTđồng24.583.004.18417.471.866.1237.111.138.061
2.DT Thuầnđồng1.005.651.303.018800.126.160.095205.525.142.923
3.Tỷ suất LN%2,44%2,18%0.26

2.2.3. Phân tích hiệu quả HĐKD thông qua hiệu quả sử dụng tài sản

Chỉ tiêuNăm 2015Năm 2014Chênh lệch
  1. Tổng tài sản
1.Tổng DT thuần1.005.651.303.018800.126.160.095205.525.142.923
2.Tổng tài sản558.621.390.208577.074.886.322(18.453.496.114)
3. Sức sản xuất của tổng tài sản1,801,390,41
  1. Tài sản dài hạn
1.Tổng doanh thu thuần1.005.651.303.018800.126.160.095205.525.142.923
2.Tài sản dài hạn79.346.492.75496.604.879.294(17.258.386.540)
3. Sức sản xuất của tài sản dài hạn (3 = 1/2)12,678,284,39
  1. Tài sản ngắn hạn
1.Tổng doanh thu thuần1.005.651.303.018800.126.160.095205.525.142.923
2. Tài sản NH479.274.897.454480.470.007.028(480.470.007.028)
3.Sức sản xuất của TSNH2,091,670,42

2.2.3.2. Đánh giá sức sinh lợi của tài sản

Chỉ tiêuNăm 2015Năm 2014Chênh lệch
  1. Tổng tài sản
1.Tổng LNST24.583.004.18417.471.866.1237.111.138.061
2.Tổng tài sản558.621.390.208577.074.886.322(18.453.496.114)
3. Sức sinh lợi của Tổng TS0,040,030,01
  1. Tài sản dài hạn
1.Tổng LNST24.583.004.18417.471.866.1237.111.138.061
2.Tổng TSDH79.346.492.75496.604.879.294(17.258.386.540)
3. Sức sinh lợi của TSDH0,310,180,13
  1. Tài sản ngắn hạn
1.Tổng LNST24.583.004.18417.471.866.1237.111.138.061
2. Tài sản ngắn hạn29.933.847.19324.064.834.4655.869.012.728
3.Sức sinh lợi của TSNH0,820,730,09

2.2.3.3. Đánh giá suất hao phí của tài sản

Chỉ tiêuNăm 2015Năm 2014Chênh lệch
  1. Tổng tài sản
1.Tổng tài sản558.621.390.208577.074.886.322(18.453.496.114)
2. Doanh thu thuần1.005.651.303.018800.126.160.095205.525.142.923
3. Sức hao phí của tổng TS0,5550,721(0,166)
  1. Tài sản dài hạn
1.Tổng tài sản dài hạn79.346.492.75496.604.879.294(17.258.386.540)
2. Doanh thu thuần1.005.651.303.018800.126.160.095205.525.142.923
3. Sức hao phí của TSDH0,0790,120(0,041)
  1. Tài sản ngắn hạn
1. Tài sản ngắn hạn29.933.847.19324.064.834.4655.869.012.728
2. Doanh thu thuần1.005.651.303.018800.126.160.095205.525.142.923
3.Sức hao phí của TSNH0,0290,030(0,001)

2.2.4. Phân tích hiệu quả kinh doanh thông qua phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu

Phân tích hiệu quả kinh doanh thông qua hệ số doanh lợi

của VCSH

Chỉ tiêuNăm 2015Năm 2014Chênh lệch
1.VCSH100.449.941.24793.496.524.5026.953.416.745
2.DT thuần1.005.651.303.018800.126.160.095205.525.142.923
3.LNST24.583.004.18417.471.866.1237.111.138.061
4.Hệ số quay vòng vốn CSH (4=2/1)10,0118,5581,453
5.Hệ số doanh lợi vốn CSH (5= 3/1)0,2450,1870,058

2.2.5 Phân tích HQKD thông qua hiệu quả sử dụng vốn góp cổ đông

Chỉ số tài chínhNăm 2015Năm 2014Chênh lệch
Số tiền%
1.Lợi nhuận phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông22.157.384.90013.501.696.4118.655.688.489164
2.Số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành6.000.0006.000.000
3.Giá trị thị trường một cổ phiếu17.20913.1184.091131
4.Giá trị sổ sách một cổ phiếu10.00010.000
5.Vốn cổ phần thường bình quân60.000.000.00060.000.000.000
6. EPS (6 = 1/3)3.6932.2501.443164
7.P/E(7 = 3/6)4,665,83-1,1780
8.M/B(8=3/4)1,721,310,41131
9.ROCE(9=1/5)0,370,230,14161

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX 25

2.3.1. Tổng hợp các chỉ tiêu phân tích hiệu quả HĐKD

Chỉ tiêuĐVTNăm
20152014
1. Doanh thuT.đồng1.005800
2. Lợi nhuận sau thuếT.đồng24,5817,47
3. ROS%2,442,18
4. Sức sản xuất của Tổng tài sản%1,801,39
5. ROA%0,040,03
6. Sức hao phí của Tổng tài sản%0,5550,721
7. Số vòng quay VLĐvòng33,59633,249
8. Thời gian của 1 vòng luân chuyểnVòng/ngày10,71610,827
9. Hệ số quay vòng vốn CSH%10,0118,558
10. ROE%0,2450,187
11.EPSđồng9372.111
12. P/Elần4,593,41
13. M/Blần0,310,47
14.ROCE%0,080,19

2.3.2. Kết quả đạt được

Giai đoạn 2014 – 2015 được đánh dấu bằng kết quả sản xuất kinh doanh đầy triển vọng của năm 2015, Vinaconex 25 đã có sự tăng trưởng cả doanh thu và lợi nhuận sau thuế.

Việc thay đổi chính sách quản lý, tổ chức tốt bộ máy điều hành, kế toán đã giúp Vinaconex nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, giảm thiểu rủi ro trong thanh toán; giảm hao phí của tài sản, rút ngắn vòng quay của vốn lưu động và thời gian trung bình của 1 vòng quay

Với cơ cấu danh mục sản phẩm hợp lý, tập trung thúc đẩy thế mạnh chính của công ty trong lĩnh vực đấu thầu thi công xây dựng các công trình, dự án lớn, khả năng sinh lời của hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ ngày càng tăng, thể hiện qua tỷ suất lợi nhuận gộp/ Doanh thu thuần của Vinaconex liên tục tăng trong giai đoạn 2014 – 2015.

2.3.2. Hạn chế – Nguyên nhân

Bên cạnh các kết quả đạt được, công ty cũng tồn tại một số hạn chế trong công tác HĐKS làm ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động:

– Thứ nhất, các cấp quản lý DN chưa quan tâm đúng mức đến việc tổ chức công tác phân tích hiệu quả HĐKD

DN vẫn chưa có bộ phận chuyên trách công tác phân tích, nội dung này được xem là một phần công việc kiêm nhiệm của Phòng Tài chính – Kế hoạch, điều này thể hiện rất rõ khi xem chức năng, nhiệm vụ của từng phần hành kế toán trên bộ máy quản lý tài chính tại Công ty. Mặt khác, quy trình tổ chức phân tích HQKD vẫn tiến hành mang tính chất đại khái, sơ sài vì Công ty vẫn chưa chuẩn hóa được thành một quy trình phân tích cụ thể.

– Thứ hai, công tác tổ chức thông tin để phục vụ việc phân tích hiệu quả HĐKD của DN hiện tại vẫn còn khá đơn giản

Việc so sánh, đối chiếu với hiệu quả HĐKD của các công ty trong Tổng công ty Vinaconex; so sánh đối chiếu với hiệu quả HĐKD của các đơn vị trong ngành chưa được thực hiện. Việc phân tích hiệu quả HĐKD như hiện tại cũng mới chỉ phản ánh kết quả tổng thể dựa trên số liệu đã công bố trên BCTC hợp nhất; chưa thể đi sâu phân tích, đánh giá hiệu quả HĐKD của từng đơn vị, công ty con cấu thành, chưa đi sâu phân tích hiệu quả của từng mảng kinh doanh (xây dựng, bất động sản, cho thuê tài sản, kinh doanh dịch vụ…).

– Thứ ba, việc quản lý sử dụng tài sản, tiết kiệm chi phí của DN vẫn còn nhiều hạn chế

DN hiện tại vẫn còn nhiều hạn chế trong công tác quản lý, sử dụng tài sản. Điều này thể hiện qua việc dư Nợ khoản phải thu vẫn khá lớn dẫn đến số vốn DN bị chiếm dụng trong khoản thời gian dài; nhiều công trình đã nghiệm thu đưa vào sử dụng xong tiến độ quyết toán, giải ngân thanh toán vẫn khá chậm trễ. Việc thanh lý, nhượng bán một số lượng lớn các TSCĐ của DN trong năm 2015 nguyên nhân là do hư hỏng không thể sửa chữa. Điều này cũng đặt ra thách thức cho DN trong vấn đề xem xét lại quy trình sử dụng, sửa chữa, bảo trì máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ có giá trị lớn trong thời gian đến.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua khảo sát thực tế và phân tích hiệu quả hoạt động của Công ty Cổ phần Vinaconex 25 giai đoạn năm 2014-2015 thể hiện công ty có nhiều cố gắng và đã đạt được những kết quả rất khả quan, công ty đã trúng thầu một số công trình lớn, mở rộng sản xuất của mình, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững và tốc độ tăng trưởng hằng năm. Hiệu quả hoạt động kinh doanh qua 2 năm đã có những tăng trường và cải thiện đáng kể. Điều này thể hiện qua tất cả các chỉ tiêu phục vụ phân tích hiệu quả HĐKD của công ty như tỷ suất sinh lời của tài sản, VCSH, vốn góp cổ đông…đều có xu hướng năm sau tốt hơn so với năm trước

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX 25

    1. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX 25 TRONG THỜI GIAN ĐẾN
    2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX 25
      1. Giải pháp nhằm tăng doanh thu
  • Mở rộng thị trường xây lắp, thi công, cung cấp dịch vụ

Hiện nay, công ty cũng đã trúng thầu và thực hiện nhiều công trình thi công, khai thác nhiều dự án bất động sản tuy nhiên về cơ bản cũng chỉ ở phạm vi địa bàn Miền Trung Tây Nguyên. Trong thời gian đến DN cần hoàn thiện hơn hồ sơ năng lực, tiến hành công tác đấu thầu, tìm kiếm các dự án, công trình ở các tỉnh, thành phố trên các địa bàn khu vực khác trong cả nước; tiến đến việc mở rộng thị phần theo hướng quốc tế hóa ở các quốc gia lân cận như Lào, Campuchia, Myanmar…

  • Đa dạng hóa sản phẩm

Bên cạnh sản phẩm thế mạnh là xây lắp, thi công các công trình đã đạt những thành công lớn trên thị trường, được đông đảo các nhà thầu, các đơn vị khách hàng tin tưởng lựa chọn thì trong những năm tới, công ty cần nghiên cứu sản xuất và đưa ra thị trường các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tăng cường các hoạt động xúc tiến đối với những sản phẩm có sẵn, nhiều tiềm năng nhưng chưa đạt quy mô doanh thu kỳ vọng; đặc biệt trong mảng dịch vụ kinh doanh lưu trú, ăn uống, bất động sản, sản phẩm gỗ… Việc này sẽ giúp giảm thiểu, phân tán rủi ro vào các mặt hàng kinh doanh khác nhau, đảm bảo công ty luôn hoạt động trong hành lang an toàn.

  • Kiểm soát tốt và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Hạn chế thấp nhất các rủi ro về truyền thông do chất lượng không đảm bảo, giữ vững lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm do công ty phân phối.

– Tăng cường các hoạt động xúc tiến.

Các hoạt động xúc tiến được công ty áp dụng trong hoạt động kinh doanh bao gồm: khuyến mại, quảng cáo, PR, thực hiện các dịch vụ phục vụ khách hàng … Thực tế trong những năm qua cho thấy công ty đã xây dựng kế hoạch cụ thể cho các hoạt động này, tuy nhiên so về ngân sách thì mức độ chi cho hoạt động này còn thấp.

      1. Các giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí

Trong thời gian đến DN cần tiến hành một số biện pháp sau :

  • Thứ nhất: Lựa chọn nguồn cung cấp vật tư, công cụ… thích hợp

Trong nền kinh tế thị trường, một mặt hàng nguyên vật liệu, công cụ, tài sản… có thể có nhiều nhà cung cấp khác nhau, điều này dẫn đến giá trị, chất lượng của tài sản cũng khác nhau. Do vậy DN cần xác định và lựa chọn nguồn cung ứng, người cung ứng thích hợp và lập ra kế hoạch sử dụng các tài sản phù hợp.

Công ty nên mua vật tư, công cụ với số lượng lớn để tiết kiệm chi phí vận chuyển và tăng chiết khấu; đồng thời công ty cũng cần

– Thứ hai: Sắp xếp hợp lý bộ máy quản lý và mạng lưới kinh doanh

Sắp xếp lại bộ máy quản lý và mạng lưới kinh doanh trong công ty sao cho vừa gọn nhẹ vừa có thể đáp ứng được yêu cầu hoạt động kinh doanh. Cần tinh giảm bộ máy quản lý, bớt các thủ tục không cần thiết, cải tiến phương thức kinh doanh.

– Thứ ba: Giảm chi phí văn phòng, chi phí sản xuất và các dịch vụ mua ngoài.

      1. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản

Quản lý tài sản cố định

+ Công ty cần thanh lý, xử lý các TSCĐ không dùng đến vì nếu giữ lại các tài sản này sẽ dẫn đến vốn sẽ bị ứ đọng, lãng phí. Thanh lý các TSCĐ này cũng sẽ tạo điều kiện cho công ty mua sắm những TSCĐ mới thay thế, nâng cao được năng lực sản xuất.

+ Công ty cần tận dụng năng lực của TSCĐ trong công ty, tăng năng suất máy móc thiết bị nhằm tiết kiệm sức lao động, giảm chi phí nguyên vật liệu, từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Tránh trường hợp thiếu nguyên vật liệu, thiếu công nhân có trình độ…làm ảnh hưởng đến việc tận dụng năng lực của máy móc.

+ Cần bảo trì máy móc thiết bị định kỳ, tùy vào tình hình thực tế mà công ty cân nhắc lựa chọn có nên bảo dưỡng, bảo trì máy móc hay không, cần tính toán kỹ lưỡng giữa việc sữa chữa máy móc khi hư hỏng và chi phí bảo trì để đưa ra quyết định hợp lý.

– Quản lý TSNH

+ Công ty cần thực hiện tốt khâu xác định nhu cầu TSNH tối thiểu cho hoạt động kinh doanh của mình dựa vào những thông tin quá khứ, cần xem xét nhu cầu vốn của từng khâu từ đó bố trí cơ cấu TSNH một cách hợp lý để chi phí cho việc sử dụng vốn là thấp nhất và mang lại hiệu quả cao nhất.

3.2.4. Xây dựng tổ chức công tác phân tích hiệu quả HĐKD

Quy trình của tổ chức phân tích HĐKD sẽ quyết định rất lớn đến giá trị kết luận của nguồn thông tin phân tích. Mỗi DN cần phải nhận thấy được vai trò của công tác tổ chức phân tích HĐKD của DN mình, chỉ có như vậy thì việc tổ chức phân tích mới thường xuyên và định kỳ.

Hiện nay, DN vẫn chưa tiêu chuẩn hóa một quy trình phân tích và đánh giá hiệu quả kinh doanh cho đơn vị. Do đó, xuất phát từ thực trạng phân tích hiệu quả HĐKD tại những doanh nghiệp này và kết hợp với quy trình chung về phân tích HQKD hoàn thiện một số nội dung cơ bản khi tổ chức hoạt động phân tích tại Công ty như sau:

Công tác chuần bị

  • Xác định đối tượng phân tích
  • Bộ phân đảm nhiệm
  • Phạm vi, thời gian, kỹ thuật thực hiện
  • Kế hoạch tài chính

Lựa chọn và chắt lọc nguồn thông tin

  • Thông tin bên trong và bên ngoài doanh nghiệp
  • Thông tin tác động trực tiếp hay gián tiếp đến đối tượng phân tích
  • Thông tin liên quan, thông tin bổ sung
  • Thông tin kế toán, tài chính, xã hội

Kết luận và viết

báo cáo

  • Xác định căn cứ và chỉ rõ chỉ tiêu đạt và không đạt hiệu quả
  • Xác định nguyên nhân tác động mang tính tích cực hoặc tiêu cực
  • Đề xuất phương án giải quyết

3.2.5. Một số các giải pháp khác

  • Nâng cao chất lượng công tác quản lý, thu hồi công nợ
  • Hoàn thiện công tác nhân sự

KẾT LUẬN

Hiệu quả HĐKD đã và đang thực sự trở thành mối quan tâm của các cấp quản lý cũng như bản thân DN. Giá trị của quá trình phân tích là sự liên kết chặt chẽ của tất cả các hoạt động từ tổ chức phân tích, nội dung, chỉ tiêu và phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh. Từ kết quả nghiên cứu của luận văn: “Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Vinaconex 25” với những nội dung đã được nghiên cứu, luận văn đã tập trung giải quyết những vấn đề sau:

  1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh và phân tích hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp
  2. Luận văn đã trình bày và đánh giá thực trạng phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp
  3. Luận văn đã nêu lên định hướng phát triển và sự cần thiết cũng như quan điểm hoàn thiện phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Doanh nghiệp. Từ đó, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện:
  • Nâng cao Doanh thu, tiết kiệm chi phí
  • Nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản
  • Tổ chức công tác phân tích hiệu quả HĐKD
  • Quản lý tốt công nợ và hoàn thiện chất lượng nhân sự

Với thời gian hạn chế và trong phạm vi của một luận văn cao học cùng khả năng lý luận và tiếp cận thực tế còn có những hạn chế, chắc chắn luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các Thầy Cô giáo cùng các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo Trường Đại học Duy Tân . Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình, trực tiếp của thầy TS. Phan Thanh Hải.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN DUY TAN\LUAN VAN DUY TAN\NGUYEN LAN PHUONG\SAU BAO VE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *