Nghiên cứu sự khác biệt về năng suất lao động giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước ở các tỉnh Miền Trung

Nghiên cứu sự khác biệt về năng suất lao động giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước ở các tỉnh Miền Trung

Nghiên cứu sự khác biệt về năng suất lao động giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước ở các tỉnh Miền Trung

Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài

Cùng với sự phát triển của xã hội, quá trình sản xuất không ngừng biến đổi, năng suất lao động ngày càng được nâng cao. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa cùng với tính chất khốc liệt của cạnh tranh thì vấn đề tăng năng suất lao động trở thành vấn đề sống còn của một doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp Việt Nam luôn tự hào là mình hoạt động trong thị trường có nhiều tiềm năng như: thị trường rộng lớn, được Nhà nước đầu tư, hỗ trợ, đặc biệt là nguồn lao động dồi dào, rẻ. Nhưng khi các doanh nghiệp trong nước còn chưa tận dụng được ưu thế này thì các doanh nghiệp phải đối mặt sự cạnh tranh khắc nghiệt, rất lớn từ các doanh nghiệp nước ngoài.Tuy nhiên tại nước ta, vấn đề năng suất lao động không được quan tâm đúng mức, nhất là đối với các doanh nghiệp trong nước, dẫn tới hiệu quả sản xuất thấp. Năng suất lao động của các doanh nghiệp trong nước ở Việt Nam nói chung và các tỉnh miền Trung nói riêng, đang là vấn đề thu hút sự chú ý của dư luận, đặc biệt từ sau khi ILO công bố kết quả nghiên cứu năng suất lao động của Việt Nam ở mức thấp so với các nước trên thế giới và trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.Do yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập nền kinh tế đất nước vào nền kinh tế thế giới. Hiện nay các doanh nghiệp đã quan tâm tới việc khuyến khích tăng năng suất lao động. Việc tăng năng suất lao động của các doanh nghiệp ở các tỉnh miền Trung có một ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của xã hội loài người, nó là động cơ thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội cho vùng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nước, là cơ sở quan trọng trong các quyết định ở tầm vi mô và vĩ mô. Xuất phát từ thực tiễn đó, em quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu sự khác biệt về năng suất lao động giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước ở các tỉnh Miền Trung

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát là nghiên cứu sự khác biệt về năng suất lao động giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước ở các tỉnh Miền Trung.

Mục tiêu cụ thể nghiên cứu cần hướng tới, gồm:

Hệ thống cơ sở lý thuyết về năng suất lao động và các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về năng suất lao động giữa các loại hình doanh nghiệp;

Phân tích thống kê mô tả về năng suất lao động của các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở các tỉnh Miền Trung;

Phân tích và kiểm định sự khác biệt về năng suất lao động giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước ở các tỉnh Miền Trung;

Đề xuất các hàm ý chính sách.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Năng suất lao động của các doanh nghiệp trong nước, năng suất lao động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và sự khác biệt giữa năng suất lao động của các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Phạm vi nghiên cứu: Luận án chỉ nghiên cứu năng suất lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo của các tỉnh Miền Trung. Luận án đi sâu phân tích năng suất lao động của doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của các tỉnh Miền Trung, 14 tỉnh, thành từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, số liệu từ điều tra doanh nghiệp của tổng cục Thống kê 4 năm 2011, 2012, 2013, 2014.

Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các mục tiêu đặt ra, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:

Phương pháp tổng hợp và so sánh, phân tích thống kê.

Phương pháp thống kê mô tả:.

Phương pháp mô hình hóa:

Ý nghĩa khoa học của luận văn

Về mặt lý luận, luận văn cung cấp cho những ai quan tâm đến vấn đề năng suất lao động trong các doanh nghiệp một cách có hệ thống lý luận tương đối đầy đủ

Về mặt thực tế, đây là một trong những số ít nghiên cứu ở Việt Nam lượng hóa được sự khác biệt năng suất lao động các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cung cấp một căn cứ tham khảo cho việc hoạch định các chiến lược nâng cao năng suất lao động cho các doanh nghiệp ở Việt Nam.

Tổng quan nghiên cứu

Bố cục đề tài

Ngoài đặt vấn đề, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, đề tài được chia thành 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về sự khác biệt năng suất lao động

Chương 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Phân tích sự khác biệt về năng suất lao động giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở các tỉnh miền Trung

Chương 4: Bàn luận kết quả và hàm ý chính sách

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ KHÁC BIỆT

NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG

1.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG

1.1.1. Khái niệm năng suất lao động

Năng suất lao động là hiệu quả sản xuất của lao động có ích trong một đơn vị thời gian. Tăng năng suất lao động không chỉ đơn thuần là chỉ tiêu phản ánh lượng sản phẩm sản xuất ra mà nó phải chỉ ra được mối quan hệ giữa năng suất – chất lượng – cuộc sống – việc làm và sự phát triển bền vững.

1.1.2. Phân loại năng suất lao động

Năng suất lao động có thể được chia theo nhiều tiêu thức khác nhau, thông thường người ta chia ra làm hai loại là: năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội.

a. Năng suất lao động cá nhân

Năng suất lao động cá nhân là sức sản xuất của cá nhân người lao động, được đo bằng tỷ số giữa khối lượng công việc hoàn thành hoặc số lượng sản phẩm với thời gian lao động hao phí để sản xuất ra số sản phẩm đó. Năng suất lao động cá nhân có vai trò rất lơn trong quá trình sản xuất.

b. Năng suất lao động xã hội

Năng suất lao động xã hội là mức năng suất chung của một nhóm người hoặc của tất cả cá nhân trong xã hội

Năng suất lao động xã hội tăng lên khi và chỉ khi cả chi phí lao động và lao động quá khứ cùng giảm, tức là đã có sự tăng lên của năng suất lao động cá nhân và tiết kiệm vật tư, nguyên liệu trong sản xuất.

Nghiên cứu sự khác biệt về năng suất lao động giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước ở các tỉnh Miền Trung
Nghiên cứu sự khác biệt về năng suất lao động giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước ở các tỉnh Miền Trung

c. Mối quan hệ giữa năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội

Năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tăng năng suất cá nhân dẫn đến tăng năng suất xã hội và tăng năng suất xã hội là biểu hiện của tăng năng suất cá nhân.

1.2. CÁC CHỈ TIÊU TÍNH NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG

Việc lựa chon đầu vào và đầu ra khác nhau sẽ tạo các chỉ tiêu tính năng suất lao động khác nhau, do đó, có nhiều loại chỉ tiêu để tính năng suất lao động. Lựa chọn chỉ tiêu nào phụ thuộc vào điều kiện của từng doanh nghiệp. Có 3 loại chỉ tiêu chủ yếu sau: năng suất lao động tính bằng hiện vật, năng suất lao động tính bằng giá trị, năng suất lao động tính bằng thời gian lao động.

1.2.1. Chỉ tiêu tính năng suất lao động bằng hiện vật

Là chỉ tiêu dùng sản lượng hiện vật của từng loại sản phẩm để biểu hiện năng suất lao động của một công nhân.

1.2.2. Chỉ tiêu năng suất lao động bằng giá trị

Chỉ tiêu này dùng sản lượng tính bằng tiền (theo giá trị cố định) của tất cả các loại sản phẩm thuộc doanh nghiệp (hoặc ngành) sản xuất ra để biểu hiện mức năng suất lao động của một công nhân (hoặc một công nhân viên).

1.2.3. Chỉ tiêu tính năng suất lao động bằng thời gian lao động

Chỉ tiêu này dùng thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm (hoặc hoàn thành một công việc) để biểu hiện năng suất lao động.

1.3. SỰ KHÁC BIỆT NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG

1.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt năng suất lao động giữa các loại hình doanh nghiệp

Năng suất lao động chịu sự tác động của rất nhiều nhân tố khác nhau, bao gồm yếu tố môi trường kinh tế – xã hội – chính trị, chính sách kinh tế vĩ mô, tình hình thị trường, trình độ công nghệ, quản lý và tổ chức sản xuất, mối quan hệ lao động – quản lý, khả năng về vốn, phát triển nguồn nhân lực…

Các nhân tố cơ bản tác động tới năng suất lao động là: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trình độ lao động và sử dụng lao động, tiền lương và thu nhập của người lao động, đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng và phát triển khoa học và công nghệ.

1.3.2. Bằng chứng thực tiễn về sự khác biệt năng suất lao động giữa các loại hình doanh nghiệp

Trên thế giới, các nhà kinh tế từ lâu đã tranh luận về sự khác biệt về năng suất lao động giữa các loại hình doanh nghiệp. Kết quả điều tra về mức độ chênh lệch của năng suất lao động giữa các loại hình doanh nghiệp chỉ ra sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tiễn.

Kết quả điều tra chỉ ra sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tiễn về năng suất lao động giữa các loại hình doanh nghiệp. Ví dụ cụ thể, trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại Malaisia (Ahmad &Binti, 2010; Oguchi, Amdzah, Bakar, Zainal Abidin, & Shafii, 2002) và Thailand (Ramstetter, 2004, 2006) cho thấy sự khác biệt về năng suất lao động giữa các công ty đa quốc gia (MNCs) và các công ty không phải công ty đa quốc gia là tương đối nhỏ và thường là không đáng kể về mặt thống kê.

Trong khi đó, một nghiên cứu khác lại cho thấy rằng việc tiếp quản các doanh nghiệp nhà nước bởi các công ty đa quốc gia đã tạo ra năng suất lao động lớn hơn so với sự tiếp quản bởi các doanh nghiệp tư nhân ở các nước Đông Âu (Brown et al., 2004, 2005). Bằng chứng cho thấy sự khác biệt giữa các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân là khá hạn chế và tập trung vào các nền kinh tế chuyển đổi. Đối với Trung Quốc, kết quả của Jefferson và Su (2006) chỉ ra rằng vốn và năng suất lao động của doanh nghiệp nhà nước là thấp hơn đáng kể so với doanh nghiệp tư nhân hoặc các công ty đa quốc gia. Kết quả của Jefferson và Su cũng chỉ ra rằng việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước làm tăng năng suất lao động.

Một số nghiên cứu về năng suất lao động và các yếu tố ảnh hưởng đến sự khác biệt năng suất lao động giữa các loại hình doanh nghiệp trên các góc độ và quan điểm khác nhau. Nghiên cứu của Baines (1997); Park & Miller (1998); Hoffman & Mehra (1999); Chapman & Al-Khawadeh (2002); Khan (2003) cho thấy, cam kết của quản lý cấp cao là một yếu tố không thể thiếu trong các chương trình nâng cao năng suất lao động trong doanh nghiệp.

Đối với Việt Nam, Nguyen, Vu, Tran, and Nguyen (2006) cho thấy các công ty đa quốc gia có doanh thu khá cao tính theo đầu nhân viên trong ba ngành sản xuất (cơ khí và điện tử, dệt may, hàng may mặc, giày dép, và chế biến thực phẩm) trong giai đoạn 2001-2003. Athukorala và Tien (2010) chỉ ra rằng các công ty đa quốc gia có năng suất tương đối cao so với các loại hình công ty khác trong giai đoạn đoạn 2000- 2005. Một nghiên cứu được biết đến về việc cổ phần hóa các công ty ở Việt Nam (Trường, Lanjouw, & Lensink, 2006) cho thấy có sự cải tiến về năng suất lao động trong các công ty. Mặt khác, Nguyễn (2004) nghiên cứu về ngành dệt may và các công ty dệt may cho thấy doanh nghiệp nhà nước là hiệu quả hơn so với công ty tư nhân, nhưng ít hiệu quả hơn so với các công ty đa quốc gia trong ngành công nghiệp này.

Nghiên cứu của McCarty (1999) và Brassard (2004) trong trường hợp tại Việt Nam cho thấy rằng các chính sách kinh tế quan trọng củng cố cho xu hướng các công ty đa quốc gia là trả lương cao hơn so với các doanh nghiệp tư nhân nói riêng.

CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN MIỀN TRUNG VIỆT NAM

Nghiên cứu dựa trên cuộc khảo sát điều tra doanh nghiệp ở các tỉnh miền Trung, bao gồm 14 tỉnh, Thành phố và được chia thành 2 tiểu vùng chính là: Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung.

Vùng Bắc Trung Bộ gồm có 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế.

Duyên hải miền Trung gồm có 8 tỉnh thành theo thứ tự Bắc – Nam: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

2.2. ĐẶC TRƯNG CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP Ở MIỀN TRUNG

2.2.1. Về lao động trong các loại hình doanh nghiệp

Số lượng lao động trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở các tỉnh miền Trung phân theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2011 – 2014 ngày càng tăng nhanh. Tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn này là 9.45%. Trong giai đoạn này, tốc độ tăng bình quân số lao động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 10.29%, trong khi đó tốc độ tăng bình quân số lao động của các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân lần lượt là 8.45% và 9.41%.

2.2.2. Về vốn cố định trong các loại hình doanh nghiệp

Tổng vốn của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 31/12/2014 là 56,086 tỷ đồng, gấp 2,5 lần so với thời điểm 31/12/2011 (21,926 tỷ đồng) và gấp gần 1,4 lần so với cùng thời điểm năm 2013. Tốc độ tăng bình quân vốn cố định ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong giai đoạn này là 26.47%.

Trong giai đoạn này tốc độ tăng bình quân vốn cố định của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là thấp nhất 19.2% so với tốc độ tăng bình quân về vốn cố định của các doanh nghiệp nhà nước (22.17%) và doanh nghiệp tư nhân (48.24%).

2.2.3. Về doanh thu trong các loại hình doanh nghiệp

Doanh thu của của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo luôn tăng qua các năm, tốc độ tăng bình quân về doanh thu trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong giai đoạn này là 24.52%. Năm 2014, doanh thu trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở các tỉnh miền Trung là 175 nghìn tỷ đồng, gấp 2,4 lần so với năm 2011 và gấp gần 1,3 lần so với cùng thời điểm năm 2013.

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Phương pháp pháp phân tích

a. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. Dựa vào nguồn dữ liệu thu thập được từ cuộc điều tra doanh nghiệp của tổng cục Thống kê, tác giả tính toán năng suất lao động của các loại hình doanh nghiệp rồi so sánh với nhau.

b. Phương pháp mô hình kinh tế lượng

Sự so sánh trong phương pháp thống kê mô tả không thể kiểm soát được quy mô về lao động và vốn trong cái loại hình doanh nghiệp. Do vậy, luận văn sử dụng thêm phương pháp mô hình kinh tế lượng để phân tích sự khác biệt về năng suất lao động trong các loại hình doanh nghiệp.

Để khắc phục vấn đề thiếu biến hay không quan sát được một số biến độc lập trong mô hình, luận văn sử dụng phương pháp hồi quy với số liệu màng theo từng tỉnh/thành phố ở các tỉnh miền Trung nhằm đo lường tác động của một số yếu tố đầu vào tới năng suất lao động của từng loại hình doanh nghiệp. Điều quan trọng với luận văn là phải chọn phương pháp ước lượng phù hợp, đó là phương pháp ước lượng bình phương bé nhất (OLS).

2.3.2. Số liệu

Nguồn số liệu của luận văn được lấy từ số liệu điều tra doanh nghiệp hàng năm của Tổng cục Thống kê từ năm 2011 đến năm 2014

Đây là cuộc điều tra nhằm thu thập thông tin phục vụ công tác quản lý, hoạch định chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, phát triển doanh nghiệp của quốc gia, từng địa phương, các nhà đầu tư và các doanh nghiệp, tổng hợp các chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, lập bảng cân đối liên ngành, đánh giá hiệu quả và tình hình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp của các tập đoàn/Tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước.

CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH SỰ KHÁC BIỆT VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC VÀ CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở CÁC TỈNH MIỀN TRUNG

3.1. PHÂN TÍCH SỰ KHÁC BIỆT BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ MÔ TẢ

Trong giai đoạn 2011 – 2014 thì năng suất lao động chung của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở các tỉnh miền Trung tăng nhanh qua các năm. Cụ thể, năm 2011 năng suất lao động là 477 triệu đồng/lao động thì đến năm 2014 con số này là 800 triệu đồng/lao động, gấp gần 2 lần. Tốc độ tăng bình quân năng suất lao động của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở các tỉnh miền Trung trong giai đoạn này là 13.77%.

Trong giai đoạn này ta thấy năng suất lao động bình quân của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là cao hơn 19.41% so với các doanh nghiệp trong nước. Năm 2011, mức chênh lệch năng suất lao động giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với các doanh nghiệp trong nước là 19.26% thì đến năm 2014 con số này lên tới 23.74%. Đối với từng loại hình doanh nghiệp, thì năng suất lao động bình quân giai đoạn 2011 – 2014 của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cao hơn lần lượt là 25.03% và 14.42% so với các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở các tỉnh miền Trung.

3.2. PHÂN TÍCH SỰ KHÁC BIỆT BẰNG MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG

3.2.1. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động

Phương pháp chung phổ biến nhất để đánh giá sự khác biệt về năng suất lao động là ước lượng hàm sản xuất, sau đó tính toán lại chênh lệch năng suất sau khi tính toán mức độ của các yếu tố đầu vào. Nếu đầu ra của các doanh nghiệp là doanh thu, đầu vào là lao động và vốn thì hàm sản xuất được sử dụng phổ biến là hàm sản xuất Cobb – Douglas, được biểu diễn như sau:

Y = A.Kα.Lβ

Trong đó: Y là sản phầm đầu ra của doanh nghiệp, A là năng suất tổng hợp các nhân tố, K là vốn vật chất, L là lao động sống.

Lấy logarit cả 2 vế của phương trình ta được:

Ln (Y) = A + α.ln(K) + β.ln(L) (1)

Tham khảo từ nghiên cứu Eric D.Ramstetter và Phan Minh Ngọc (2008) về các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động như: vốn, lao động, tỷ lệ lao động có trình độ khoa học và công nghệ và các biến giả cho các doanh nghiệp nhà nước và các công ty đa quốc gia để đánh giá sự khác biệt về năng suất lao động và kết hợp với mô hình 1, căn cứ vào nguồn dữ liệu sẵn có từ cuộc điều tra các doanh nghiệp trong ngành chế biến, chế tạo ở các tỉnh miền Trung, đề tài sử dụng mô hình thực nghiệm sau để ước lượng sự khác biệt về năng suất lao động giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở các tỉnh miền Trung:

Ln(Y) = a0 + a1.ln(K) + a2.ln(L) + a3.DS + a4.DF + a5.DYi + a6.DRi

Trong đó:

Ln(Y): logarit giá trị sản lượng của doanh nghiệp/1 đơn vị lao động

Ln(L): logarit số lao động trong doanh nghiệp

Ln(K): logarit vốn trong doanh nghiệp

DS: Biến giả cho các doanh nghiệp nhà nước

DF: Biến giả cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

DY: Biến giả cho năm điều tra doanh nghiệp

DRi: Biến giả cho khu vực điều tra doanh nghiệp

Luận văn chia thành 3 khu vực điều tra: Khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung (gồm 5 tỉnh: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định); Khu vực Bắc Trung Bộ (gồm 5 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị); Khu vực Nam Trung Bộ (gồm 4 tỉnh: Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận).

3.2.2. Đặc trưng các biến số của mô hình

a. Đặc trưng các biến số của các doanh nghiệp nhà nước

Đặc trưng cơ bản về các biến của các doanh nghiệp nhà nước trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở các tỉnh miền Trung, giá trị lao động bình quân là 284.44 lao động, giá trị nhỏ nhất là 3 lao động, giá trị lớn nhất là 5,347. Giá trị doanh thu bình quân là 179085.05 triệu đồng, giá trị nhỏ nhất là 53 triệu đồng, giá trị lớn nhất là 6,812,845 triệu đồng.

b. Đặc trưng các biến số của các doanh nghiệp tư nhân

Đặc trưng cơ bản các biến của các doanh nghiệp tư nhân trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở các tỉnh miền Trung. Giá trị doanh thu bình quân là 221,135.89 triệu đồng, giá trị nhỏ nhất là 48 triệu đồng, giá trị lớn nhất là 4,600,000 triệu đồng.

c. Đặc trưng các biến số của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Đặc trưng cơ bản các biến của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở các tỉnh miền Trung. Giá trị doanh thu bình quân là 233,639.13 triệu đồng, giá trị nhỏ nhất là 191 triệu đồng, giá trị lớn nhất là 11,000,000 triệu đồng.

d. Đặc trưng và phân phối xác suất của các biến trong mô hình

Đặc trưng cơ bản về các biến trong mô hình. Giá trị Ln(Y) bình quân là 4.6213, giá trị nhỏ nhất là 1.6812, giá trị lớn nhất là 7.0414.

Phân bố xác suất của biến lao động, vốn cố định, giá trị sản lượng/1 đơn vị lao động lệch trái. Như vậy biến lao động, vốn cố định, giá trị sản lượng/1 đơn vị lao động không có phân bố chuẩn. Khắc phục vấn đề này ta xét logarit cơ số tự nhiên của biến lao động, vốn cố định, giá trị sản lượng/1 đơn vị lao động. So sánh phân bố xác suất của Ln(L), Ln(K), Ln(Y) với đồ thị hàm mật độ xác suất ta thấy Ln(L), Ln(K), Ln(Y) phân bố chuẩn.

Hệ số tương quan giữa các biến Ln(Y), Ln(L), Ln(K) là khá cao. Điều này hàm ý dường như giữa chúng có mối quan hệ tương đối chặt chẽ với nhau.

3.2.3. Kết quả ước lượng hồi quy

a. Mô hình hồi quy không bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời gian

Sử dụng phần mềm SPSS ta có kết quả:

Bảng 3.9. Tóm tắt kết quả về sự chênh lệch năng suất lao động giữa các loại hình doanh nghiệp

Biến giải thíchOLS
Lao động – Ln(L)0.622

(0.029)**

Vốn cố định – Ln(K)0.338

(0.019)**

Biến giả cho doanh nghiệp nhà nước – DS-0.310

(0.031)**

Biến cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài – DF0.142

(0.032)**

Biến giả cho khu vực điều tra doanh nghiệp – DR10.024

(0.034)**

Biến giả cho khu vực điều tra doanh nghiệp – DR2-0.012

(0.033)**

R20.47
Prob<F0.0000
VIFNhỏ hơn 5
Durbin-Watson1.659
N2331

Ghi chú: trong () là độ lệch chuẩn, ** là mức ý nghĩa 5%

Từ bảng hồi quy, có thể thấy rằng giá trị R2 = 0,47, nó cho biết rằng sự biến động của giá trị đầu ra chịu tác động 47% là do các nhân tố trong mô hình đã chọn.

Các kiểm định cũng cho thấy mô hình hồi quy là phù hợp.

Vậy mô hình hồi quy là:

Ln(Y) = 1.934 + 0.622Ln(L) + 0.338Ln(K) – 0.31DS + 0.142DF + 0.024DR1 – 0.012DR2

Từ kết quả hồi quy ta thấy sự khác biệt về năng suất lao động giữa các loại hình doanh nghiệp là khác nhau do sự khác biệt nhau về độ dốc của các hàm sản xuất. Ngoài ra sự khác biệt về năng suất lao động giữa các loại hình doanh nghiêp cũng bị ảnh hưởng bởi khu vực điều tra của doanh nghiệp. Kết quả hồi quy cho ta thấy, với các yếu tố khác không đổi với mức ý nghĩa 5% thì các doanh nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung tạo ra năng suất lao động cao hơn so với các doanh nghiệp ở các vùng khác. Từ kết quả hồi quy ta thấy, với các yếu tố khác không đổi với mức ý nghĩa 5%, thì mức chênh lệch năng suất lao động bình quân giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài so với các doanh nghiệp trong nước trong giai đoạn 2011 – 2014 là 15.25%. Biến giả DS nhận hệ số âm điều này phản ánh rằng các doanh nghiệp nhà nước là có năng suất lao động thấp hơn so với các doanh nghiệp thuộc khối tư nhân.

b. Mô hình hồi quy bị ảnh hưởng bới yếu tố thời gian

Sử dụng phần mềm SPSS ước lượng mô hình hồi quy trên ta có kết quả:

Bảng 3.12. Tóm tắt kết quả về sự chênh lệch năng suất lao động giữa các loại hình doanh nghiệp

Biến giải thíchOLS
Lao động – Ln(L)0.586

(0.029)*

Vốn cố định – Ln(K)0.354

(0.019)*

Biến giả cho doanh nghiệp nhà nước – DS-0.315

(0.031)**

Biến cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài – DF0.144

(0.031)**

Biến giả cho năm điều tra doanh nghiệp – DY1-0.173

(0.036)**

Biến giả cho năm điều tra doanh nghiệp – DY20.041

(0.035)**

Biến giả cho năm điều tra doanh nghiệp – DY3-0.010

(0.033)**

Biến giả cho khu vực điều tra doanh nghiệp – DR10.027

(0.035)**

Biến giả cho khu vực điều tra doanh nghiệp – DR2-0.014

(0.031)**

R20.477
Prob<F0.0000
VIFNhỏ hơn 5
Durbin-Watson1.683
N2331

Ghi chú: trong () là độ lệch chuẩn, ** là mức ý nghĩa 5%

Từ bảng hồi quy, có thể thấy rằng giá trị R2 = 0,477, nó cho biết rằng sự biến động của giá trị đầu ra chịu tác động 47.7% là do các nhân tố trong mô hình đã chọn.

Các kiểm định cũng cho thấy các biến DY2, và DY3 là không phù hợp nên bị loại khỏi mô hình.

Từ kết quả ước lượng mô hình hồi quy ta thấy yếu tố thời gian có tác động đến sự chênh lệch năng suất lao động giữa các loại hình doanh nghiệp. Từ kết quả hồi quy ta thấy, với các yếu tố khác không đổi với mức ý nghĩa 5%, thì mức chênh lệch năng suất lao động bình quân giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài so với các doanh nghiệp trong nước trong giai đoạn 2011 – 2014 là 15.25%. Tuy bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời gian trong năm 2011 nhưng chênh lệch mức năng suất lao động bình quân giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp nhà nước là không thay đổi so với mô hình không bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời gian.

CHƯƠNG 4
BÀN LUẬN KẾT QUẢ VÀ

HÀM Ý CHÍNH SÁCH

4.1. BÀN LUẬN KẾT QUẢ

Trong giai đoạn 2011 – 2014 thì năng suất lao động của các doanh nghiệp trong nước của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở các tỉnh miền Trung tăng nhưng vẫn còn thấp hơn so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Sau khi ước lượng mô hình hồi quy có sự kiểm soát được quy mô về vốn và lao động trong các doanh nghiệp thì mức chênh lệch năng suất lao động bình quân giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài so với các doanh nghiệp trong nước là thấp hơn so với phương pháp thống kê mô tả (15.25% so với 19.41%). Từ đó ta có thể thấy được rằng, vốn và lao động có tác động tới năng suất lao động bình quân của các loại hình doanh nghiệp trong giai đoạn 2011 – 2014. Ngoài ra thì những chính sách của Nhà nước trong năm 2011 cũng ảnh hưởng tới sự chênh lệch về năng suất lao động giữa các loại hình doanh nghiệp.

Nguyên nhân của vấn đề này là ta có thể thấy sự khác biệt quy mô về vốn và lao động giữa các loại hình doanh nghiệp.

4.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH

4.2.1. Nâng cao trình độ khoa học, công nghệ trong doanh nghiệp

Việc nâng cao trình độ khoa học, áp dụng công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào yếu tố ngân sách của doanh nghiệp có khả năng đáp ứng được hay không, nhưng vai trò của yếu tố tổ chức sản xuất khoa học, hợp lý lại phụ thuộc nhiều vào ý chí của bộ máy quản lý, điều hành doanh nghiệp.

Bên cạnh đó thì Nhà nước phải rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách, tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương và chiến lược phát triển khoa học công nghệ.

Phát triển “cầu nối” giữa các nhà khoa học và doanh nghiệp là cần thiết.

4.2.2. Nâng cao chất lượng lao động

Việc trang bị cho người lao động những kỹ năng cần thiết sẽ là một phần quan trọng trong nỗ lực để tăng năng suất lao động góp phần tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế và tiếp tục quá trình cải cách kinh tế.

4.2.3. Nâng cao chất lượng và đổi mới biện pháp quản lý, điều hành doanh nghiệp

Năng suất lao động là nhân tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời kỳ dài chứ không chỉ trong ngắn hạn và nâng cao thu nhập chính đáng của người lao động. Muốn nâng cao chất lượng bộ máy quản lý, điều hành của doanh nghiệp trước hết phải đổi mới công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm cán bộ, lựa chọn được những thành viên có đủ tài, đủ tầm và có tâm với công việc. Chú trọng việc đào tạo nâng cao năng lực lãnh đạo, chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với từng vị trí công việc.

4.2.4. Các chính sách thúc đẩy sự dịch chuyển lao động

Nguồn lực lao động của nước ta dồi dào, lưc lượng lao động trẻ là to lớn, sẵn sàng làm việc cho các doanh nghiệp và chấp nhận mức lương chưa phải là cao. Phần lớn các khoản đầu tư mới đều tập trung vào các ngành công nghiệp, nên chính sách phải hỗ trợ cả sự dịch chuyển lao động mang tính tay nghê và mang tính không gian. Người lao động phải được có cơ hội đi ra khỏi khu vực nông thôn và nông nghiệp để vào các khu đô thị hoặc vùng ven đô thị và ngành công nghiệp hoặc dịch vụ. Do đó, dạy nghề đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người lao động tái định cư.

4.2.5. Tạo lập môi trường, điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động thuận lợi

Môi trường kinh doanh gồm nhiều yếu tố, bao gồm: môi trường tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội pháp lý, công nghệ,… Trong đó, phần lớn các yếu tố môi trường do Nhà nước tạo ra. Do vậy để doanh nghiệp có thể nâng cao năng suất lao động thì các cấp chính quyền cần hỗ trợ trong việc tạo lập môi trường phù hợp:

Có chính sách hỗ trợ về cơ sở hạ tầng

Có chính sách xây dựng vùng kinh tế, ngành kinh tế trọng điểm phù hợp với lợi thế và tiềm năng của từng vùng.

Ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường trong đó đặc biệt là ổn định giá cả đầu vào.

Tiếp tục thực hiện cải cách thể chế, nâng cao năng lực, hiệu quả quản trị Nhà nước đối với phát triển kinh tế – xã hội.

Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp theo hướng chú trọng vào chất lượng, hiệu quả, đào tạo có trọng tâm, trọng điểm.

Cải tiến dịch vụ công và tăng cường công tác thông tin hỗ trợ doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Với đề tài “Nghiên cứu sự khác biệt về năng suất lao động giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước ở các tỉnh miền Trung”, đề tài đã thực hiện được những mục tiêu nghiên cứu đề ra. Đề tài đã tập trung nghiên cứu những lý luận và bằng chứng thực nghiệm về sự khác biệt về năng suất lao động giữa các loại hình doanh nghiệp, lượng hóa được sự chênh lệch về năng suất lao động giữa các loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2011 – 2014. Những kết luận mà đề tài rút ra bao gồm:

Thông qua phân tích đánh giá các đặc trưng về lao động, vốn cố định và doanh thu giữa các loại hình doanh nghiệp ở các tỉnh miền Trung, đề tài đã chỉ rõ: lao động và vốn cố định của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở các tỉnh miền Trung có sự tăng lên đáng kể kéo theo đó là sự tăng lên về doanh thu của các doanh nghiệp. Trong giai đoạn này thì doanh thu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở các tỉnh miền Trung là cao hơn so với các doanh nghiệp trong nước.

Đề tài cho thấy sự khác biệt về năng suất lao động giữa các loại hình doanh nghiệp bằng 2 phương pháp là: thống kê mô tả và mô hình kinh tế lượng. Kết quả phân tích định lượng có sự kiểm soát về quy mô vốn và lao động trong doanh nghiệp cho thấy sự chênh lệch về năng suất lao động giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với các doanh nghiệp trong nước là thấp hơn so với phương pháp thống kê mô tả.

Đề tài đề xuất một số hàm ý chính nhằm giảm bớt sự chênh lệch về năng suất lao động giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với các doanh nghiệp trong nước. Các hàm ý chính sách bao gồm: nâng cao trình độ khoa học, công nghệ trong doanh nghiệp; nâng cao chất lượng và đổi mới biện pháp quản lý, điều hành doanh nghiệp; các chính sách thúc đẩu sự dịch chuyển lao động; tạo lập môi trường, điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động thuận lợi.

Bên cạnh những kết quả và điểm mới, đề tài cũng có những hạn chế đòi hỏi cần phải có hướng nghiên cứu tiếp theo; do nguồn số liệu tỉnh, thành phố của vùng không đầy đủ nên việc kiểm định và ước lượng còn bị giới hạn. Cùng với đó là do hạn chế về mặt kiến thức cũng như kinh nghiệm nên việc đưa ra các quan điểm, hàm ý chính sách cũng chưa đầy đủ và không trách khỏi chủ quan. Chính vì vậy, em rất mong muốn sự quan tâm và đóng góp ý kiến từ thầy cô và tất cả những người có quan tâm đến đề tài.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC DA NANG\KINH TE PHAT TRIEN\NGUYEN VAN TIEN\SAU BAO VE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *