Nghiên cứu sự hài lòng của khán giả trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đối với kênh truyền hình PTQ

Nghiên cứu sự hài lòng của khán giả trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đối với kênh truyền hình PTQ

Nghiên cứu sự hài lòng của khán giả trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đối với kênh truyền hình PTQ

1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, khán giả có rất nhiều lựa chọn trong việc tìm phương tiện để tiếp cận nguồn thông tin mà mình mong muốn. Do đó, doanh nghiệp cung cấp thông tin muốn tồn tại và phát triển cần phải nắm bắt được nhu cầu của khách hàng để từ đó cung cấp những dịch vụ làm tối đa hóa sự hài lòng của khách hàng.

Ngành Truyền hình truyền thống nhất là kênh truyền hình của các địa phương, các tỉnh nhỏ đang chịu sự cạnh tranh rất khốc liệt của các phương tiện truyền thông khác như Truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số …Thêm vào đó, việc tự chủ các kênh truyền hình đòi hỏi các kênh truyền hình cần phải nổ lực hơn để có thể tồn tại và phát triển.

Để sinh tồn và phát triển theo xu hướng của ngành truyền hình và công nghệ hiện nay thì việc kéo khán thính giả sử dụng kênh truyền hình của mình là một yêu cầu cấp thiết. Do đó, các Đài phải thật sự nỗ lực, cạnh tranh trong việc nâng cao chất lượng chương trình, tín hiệu sao cho đáp ứng tốt nhất nhu cầu người xem.

Kênh truyền hình của Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Ngãi (PTQ) là kênh truyền hình thực hiện chức năng cơ quan báo chí tuyên truyền thông tin, đường lối chính sách của của Đảng bộ, chính quyền tỉnh, sản xuất các chương trình thông tin, văn hóa, giải trí phục vụ nhân dân trong toàn tỉnh.

Cũng như nhiều kênh truyền hình địa phương trong cả nước, kênh truyền hình PTQ chịu tác động rất lớn trước sự phát triển của rất nhiều loại hình truyền thông. Để đánh giá mức độ hài lòng và tìm ra các phương án để nâng cao số lượng khán giả sử dụng kênh truyền hình PTQ là thật sự cần thiết, tuy nhiên hiện nay trên phạm vi tại Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Ngãi chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề này, vì vậy tôi chọn đề tài Nghiên cứu sự hài lòng của khán giả trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đối với kênh truyền hình PTQlàm cơ sở đề xuất một số hàm ý chính nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khác giả là thật sự có tính cấp thiết đối với kênh truyền hình PTQ hiện nay.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu sự hài lòng và các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khán giả đối với kênh truyền hình PTQ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, từ đó đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm cải hiện chất lượng dịch vụ truyền hình PTQ để tăng sự hài lòng của khán giả đối với PTQ.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

– Đối tượng nghiên cứu: Là các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khán giả trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đối với kênh truyền hình PTQ.

– Đối tượng khảo sát: Là các khán giả xem kênh truyền hình PTQ của Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Ngãi tuổi điều tra từ 15 tuổi trở lên.

– Không gian nghiên cứu: Trong địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

4. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng đồng thời hai phương pháp tiếp cận nghiên cứu định tính và định lượng.

– Tiếp cận nghiên cứu định tính: Tác giả thực hiện việc nghiên cứu định tính thông qua tìm hiểu các công trình nghiên cứu lý thuyết, cũng như nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước và thông qua trao đổi với các chuyên gia trong lĩnh vực truyền hình để hình thành nên tư duy hệ thống về các nhân tố tác động đến sự hài lòng nói chung và hài lòng về dịch vụ truyền hình nói riêng để hình thành nên khung nghiên cứu và mô hình nghiên cứu của đề tài.

– Tiếp cận nghiên cứu định lượng: Tác giả sử dụng các công cụ và phương pháp phân tích định lượng để tìm hiểu; phân tích thực nghiệm nhằm rút ra được những nhân tố nào tác động đến sự hài lòng của khán giả kênh truyền hình PTQ.

5. Bố cục đề tài

Để đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu và chuyển tải toàn bộ nội dung, nghiên cứu được bố cục thành 4 chương với nội dung chính như sau:

  • Chương 1: Cơ sở lý luận về các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ và tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm.
  • Chương 2: Thiết kế nghiên cứu.
  • Chương 3: Kết quả phân tích thực nghiệm tác động của các nhân tố đến sự hài lòng của khán giả truyền hình PTQ.
  • Chương 4: Kết luận và Hàm ý chính sách.

6. Tổng quan nghiên cứu thực nghiệm:

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ

1.1. LÝ THUYẾT VỀ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG

1.1.1. Một số khái niệm về sự hài lòng của khách hàng

1.1.2. Một số khái niệm về sản phẩm dịch vụ

* Khái niệm dịch vụ:

– Theo Kotler & Armstrong (1991): “Dịch vụ là một hoạt động hay một lợi ích mà một bên có thể cung cấp cho bên kia, trong đó nó có tính vô hình và không dẫn đến sự chuyển giao quyền sở hữu nào cả”.

– Theo Wikipedia: Dịch vụ được hiểu là những thứ tương tự như hàng hóa nhưng là phi vật chất.

* Đặc điểm của dịch vụ:

Tính vô hình

Tính không đồng nhất

Tính không thể tách rời

Tính không thể lưu giữ.

* Khái niệm về chất lượng dịch vụ

Một số khái niệm về chất lượng dịch vụ như sau:

– Theo TCVN và ISO 9000 “Chất lượng dịch vụ là mức phù hợp của sản phẩm dịch vụ so với các yêu cầu đưa ra của người mua”

– Tuy nhiên, Parasuraman & ctg (1985,1988) là những người tiên phong trong nghiên cứu chất lượng dịch vụ trong ngành tiếp thị 1 cách cụ thể và chi tiết, “chất lượng dịch vụ là sự đánh giá toàn diện về thái độ hướng tới sự xuất sắc của dịch vụ”.

1.1.3. Mối liên hệ giữa sự hài lòng của khách hàng và chất lượng dịch vụ

Chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn tuy là hai khái niệm khác nhau nhưng có liên hệ chặt chẽ với nhau trong nghiên cứu về dịch vụ (Parasuraman & ctg, 1988). Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy chất lượng dịch vụ là nguyên nhân dẫn đến sự thỏa mãn (Cronin & Taylor, 1992). Lý do là chất lượng liên quan đến việc cung cấp dịch vụ, còn sự thỏa mãn chỉ đánh giá được sau khi đã sử dụng dịch vụ đó. Nếu chất lượng được cải thiện nhưng không dựa trên nhu cầu của khách hàng thì sẽ không bao giờ khách hàng thỏa mãn với dịch vụ đó. Do đó, khi sử dụng dịch vụ, nếu khách hàng cảm nhận được dịch vụ có chất lượng cao, thì họ sẽ thỏa mãn với dịch vụ đó. Ngược lại, nếu khách hàng cảm nhận dịch vụ có chất lượng thấp, thì việc không hài lòng sẽ xuất hiện.

1.2. CÁC MÔ HÌNH LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG

1.2.1. Mô hình lý thuyết về chỉ số hài lòng của khách hàng (CSI)

CSI (Customer Satisfaction Index) được ứng dụng nhằm đo lường sự thỏa mãn của khách hàng đối với các ngành, các doanh nghiệp ở nhiều quốc gia phát triển trên thế giới. Bao gồm: sự mong đợi (expectations) của khách hàng, hình ảnh (image) doanh nghiệp và sản phẩm, chất lượng cảm nhận (perceived quality) và giá trị cảm nhận (perceived quality) về sản phẩm hoặc dịch vụ kèm theo đến các biến số kết quả của sự hài lòng như sự trung thành (customer loyalty) hay sự than phiền của khách hàng (customer complaints).

1.2.2. Thang đo chất lượng dịch vụ SERVQUAL của Parasuraman

Thang đo SERVQUAL đo lường chất lượng dịch vụ dựa trên sự cảm nhận bởi chính các khách hàng sử dụng dịch vụ và bất kỳ dịch vụ nào, chất lượng dịch vụ cảm nhận bởi khách hàng có thể khái quát thành 10 thành phần, đó là: Tin cậy; Đáp ứng; Năng lực phục vụ; Tiếp cận; Lịch sự; Thông tin; Tín nhiệm; An toàn; Hiểu biết khách hàng; Phương tiện hữu hình.

1.2.3. Mô hình khoảng cách trong đánh giá chất lượng dịch vụ theo SERVQUAL của Parasuman

Parasuman và các cộng sự đã đưa ra mô hình 5 khoảng cách và 10 thành phần chất lượng dịch vụ gọi là mô hình SERVQUAL (Service + Quality). Mô hình này chỉ ra 5 khoảng cách chủ yếu liên quan đến nhận thức về quản lý chất lượng dịch vụ và những công việc liên quan đến phân phối dịch vụ cho khách hàng.

Nghiên cứu sự hài lòng của khán giả trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đối với kênh truyền hình PTQ
Nghiên cứu sự hài lòng của khán giả trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đối với kênh truyền hình PTQ

CHƯƠNG 2

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.1. GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ NGHIÊN CỨU

2.1.1. Giới thiệu về Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Ngãi và kênh Truyền hình PTQ

Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Ngãi là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh, thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh bằng các chương trình phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử. Đài chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, Sở Thông tin và truyền thông về hoạt động báo chí, phát thanh, truyền hình; Thực hiện sự hướng dẫn của Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam về nghiệp vụ và kỹ thuật phát thanh, truyền hình.

2.1.2. Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật của Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Ngãi

* Về cơ sở vật chất:

Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Ngãi hiện có 03 khu nhà làm việc chính: Khu nhà Trường quay là khu nhà làm việc chính của Đài gồm có các phòng làm việc chức năng và 03 Studio dùng để ghi hình các chương trình Truyền hình. Trong đó, 01 Studio lớn khoảng 300 khán giả dùng để ghi các chương trình trực tiếp lớn, 01 Studio Thời sự dùng mới được đầu tư trang thiết bị theo chuẩn HD và đưa vào sử dụng từ cuối năm 2017, 01 Studio Chuyên đề dùng để ghi hình các chương trình chuyên mục, chuyên đề.

Ngoài ra, Đài còn có 01 Xe Truyền hình lưu động 5 camera chuẩn HD dùng để thu các chương trình trực tiếp tại hiện trường.

Đài hiện có khoảng 30 camera dùng cho phim trường và cho phóng viên tác nghiệp tại hiện trường. Tất cả các camera điều có công nghệ số HD. Đài có khoảng 10 bộ dựng chương trình sử dụng phần mềm Premiere Pro CC để thu dựng các chương trình truyền hình.

Việc phát sóng sử dụng hệ thống tự động phát sóng.

Hiện tại, Đài vẫn đang sử dụng máy phát hình Anolog 5KW để phát chương trình PTQ. Theo lộ trình số hóa đã được chính phủ phê duyệt, cuối năm 2018 Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Ngãi sẽ ngừng phát sóng Analog trên toàn tỉnh và chuyển qua phát sóng số mặt đất.

* Thực trạng phủ sóng kênh truyền hình PTQ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Từ năm 2009, kênh Truyền hình PTQ đã phủ sóng qua vệ tinh. Ở khu vực đồng bằng và thành thị, máy phát hình PTQ 5 KW hầu như đã phủ sóng toàn bộ. Tại 06 điểm huyện miền núi mỗi huyện có trang bị thêm 01 máy phát hình PTQ 500 W dùng để phát lại chương trình truyền hình PTQ.

Ngoài ra, kênh Truyền hình PTQ còn phát trên các hệ thống truyền dẫn khác nhau như Truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số, My TV… và phát trực tuyến trên trang Web: www.quangngai.tv.vn

2.2. MÔ HÌNH VÀ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở lý thuyết, mô hình chính thức nghiên cứu sự hài lòng của khán giả đối với kênh truyền hình PTQ gồm: Nội dung chương trình, kết cấu chương trình, hình thức thể hiện, quảng cáo và chất lượng tín hiệu của kênh.

2.3. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Từ các cơ sở lý thuyết, tác giả sẽ đề xuất ra một mô hình lý thuyết để là cơ sở thiết lập các thang đo nháp, sau đó tác giả sẽ thảo luận với các chuyên gia trong lĩnh vực truyền hình để hiệu chỉnh thang đo và cho ra thang đo chính thức để tiến hành nghiên cứu định lượng. Quá trình nghiên cứu định lượng sẽ khảo sát khoảng 200 khán giả trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi để thu thập thông tin, số liệu để xử lý. Căn cứ vào số liệu thu thập được, tác giả sẽ phân tích, thống kê kết quả, kiểm tra các thông số như Cronback’s Alpha, nhân tố khám phá EFA để loại bỏ những biến không phù hợp và từ đó thiết lập nên mô hình hiệu chỉnh, sau đó kiểm tra sự tồn tại của mô hình hiệu chỉnh và kiểm tra tác động của từng nhân tố để đưa ra các phân tích, đánh giá.

Thang đo nhân tố Nội dung chương trình
STTKý hiệuNội dungGhi chú
1ndct1PTQ cung cấp thông tin chính xác
2ndct2PTQ cung cấp thông tin kịp thời
3ndct3Nội dung chương trình PTQ có nhiều ý nghĩa thiết thực đối với cuộc sống
4ndct4PTQ có nhiều thông tin hữu ích
5ndct5PTQ có tính giáo dục cao
6ndct6PTQ chọn lọc nhiều chương trình giải trí hay
7ndct7PTQ có chương trình phong phú, đa dạng
8ndct8PTQ có nội dung chương trình gần gũi, phù hợp với nhân dân tỉnh nhà
Thang đo nhân tố kết cấu chương trình
STTKý hiệuNội dungGhi chú
1kcct1PTQ có lịch phát sóng hợp lý
2kcct 2PTQ phát sóng đúng theo giờ giới thiệu
3kcct 3PTQ bố trí chương trình hợp lý không tạo nhàm chán khi xem
4kcct4PTQ thiết kế chương trình làm tôi dễ nhớ
5kcct 5PTQ có mức phát lại chương trình phù hợp
Thang đo nhân tố hình thức thể hiện
STTKý hiệuNội dungGhi chú
1htth1PTQ có hình ảnh rõ, đẹp
2htth 2PTQ có âm thanh rõ ràng
3htth 3PTQ có phim trường đẹp
4htth 4PTQ có phim trường hiện đại
5htth 5PTQ có hình hiệu đẹp
6htth 6PTQ có nhạc hiệu hay
7htth 7Phát thanh viên PTQ có ngoại hình đẹp
8htth 8Phát thanh viên PTQ có giọng đọc rõ ràng
Thang đo nhân tố quảng cáo của kênh
STTKý hiệuNội dungGhi chú
1qc1PTQ có thời lượng quảng cáo phù hợp
2qc2PTQ được bố trí thời gian quảng cáo hợp lý
3qc3PTQ có nội dung quảng cáo rõ ràng
4qc4PTQ có nội dung quảng cáo phù hợp với văn hóa người Việt Nam
5qc5PTQ có logo quảng cáo chương trình bố trí hợp lý
Thang đó nhân tố chất lượng tín hiệu
STTKý hiệuNội dungGhi chú
1clth1PTQ có chất lượng hình ảnh tốt
2clth2PTQ có chất lượng âm thanh rõ ràng
3clth3PTQ không bị nhiễu hình, dừng tiếng
4clth4Âm thanh và hình ảnh của các chương trình PTQ luôn logic (ăn khớp) với nhau

Thang đo nhân tố Hài lòng

STTKý hiệuNội dungGhi chú
1hl1Tôi hài lòng với nội dung chương trình của PTQ
2hl2Tôi hài lòng với kết cấu chương trình của PTQ
3hl3Tôi hài lòng với hình thức thể hiện của PTQ
4hl4Tôi hài lòng với quảng cáo của kênh PTQ
5hl5Tôi hài lòng với chất lượng tín hiệu của kênh PTQ
6hl6Tôi luôn chọn kênh PTQ để xem

* Diễn đạt thang đo sử dụng trong mô hình nghiên cứu

Tất cả biến quan sát trong các thành phần đều sử dụng thang đo Likert 5 điểm, với sự lựa chọn từ 1 đến 5 cụ thể là:

  1. Hoàn toàn không đồng ý
  2. Không đồng ý
  3. Không ý kiến/ Không phản đối
  4. Đồng ý
  5. Hoàn toàn đồng ý

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁN GIẢ TRUYỀN HÌNH PTQ

3.1. GIỚI THIỆU MẪU NGHIÊN CỨU

3.1.1. Thông tin mẫu nghiên cứu

3.2. PHÂN TÍCH MÔ TẢ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁN GIẢ ĐỐI VỚI KÊNH TRUYỀN HÌNH PTQ

3.3. KIỂM ĐỊNH THANG ĐO CÁC NHÂN TỐ

3.3.1. Kiểm định thang đo Nội dung chương trình kênh truyền hình PTQ

Từ kết quả phân tích ,tất cả đều có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến – tổng lớn hơn 0,3. Như vậy tất cả 30 biến được chấp nhận đưa vào phân tích nhân tố (EFA) ở bước tiếp theo.

3.4. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ

3.4.1. Phân tích khám phá các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khán giả đối với kênh truyền hình PTQ

Với giả thuyết đặt ra trong phân tích này là giữa 30 biến quan sát trong tổng thể không có mối tương quan với nhau. Kiểm định Barlett’s test cho thấy giả thuyết này bị bác bỏ với mức ý nghĩa sig = 0,000<0.05 tức là các biến có tương quan với nhau và thỏa điều kiện trong phân tích nhân tố và hệ số KMO = 0,92 > 0.5 chứng tỏ phân tích nhân tố EFA là thích hợp với dữ liệu nghiên cứu và có ý nghĩa thống kê.

Tương tự như vậy, qua 4 lần phân tích nhân tố khám phá EFA có 04 biến thành phần bị loại là: kcct5: “PTQ có mức phát lại chương trình phù hợp”; qc4: “PTQ có nội dung quảng cáo phù hợp với văn hóa Việt Nam”; ndct2: “ PTQ cung cấp kịp thời thông tin”; và kcct4: “PTQ thiết kế chương trình làm tôi dễ nhớ”. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA lần 5 cho thấy, hệ số KMO là 0,918 >0,5 đạt yêu cầu, giá trị sig là 0,000 < 0,005 cho thấy phân tích nhân tố EFA là phù hợp. Tổng phương sai trích bằng 60,188 % > 50% và hệ số tải nhân tố của các biến điều lớn hơn 0,5 nên các biến quan sát đạt yêu cầu cho phân tích tiếp theo.

3.4.3. Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự hài lòng khán giả đối với kênh truyền hình PTQ điều chỉnh

Trên cơ sở khảo sát, tiến hành phân tích EFA để thu gọn bảng hỏi, mô hình đo lường sự hài lòng của khán giả trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đối với kênh truyền hình PTQ được điều chỉnh gồm 05 yếu tố như sau: (1)X1: Hình thức thể hiện, quảng cáo và chất lượng tín hiệu của kênh PTQ; (2)X2: Nội dung, bố cục chương trình của kênh PTQ; (3)X4: Thông tin và người dẫn chương trình của kênh PTQ; (4)X3: Lịch phát sóng và sự phù hợp của nội dung chương trình kênh PTQ; (5)X5: Phim trường của kênh PTQ.

3.5. KIỂM ĐỊNH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ DẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁN GIẢ ĐỐI VỚI KÊNH TRUYỀN HÌNH PTQ

3.5.1. Kiểm định sự tồn tại mô hình

Kết quả kiểm tra sự tồn tại của mô hình qua phân tích Anova cho thấy thông số F có giá trị Sig = 0,000 < 0,05 nên mô hình hồi quy xây dựng là phù hợp với toàn bộ dữ liệu khảo sát thu thập được và các biến đưa vào qua sát có ý nghĩa về mặt thống kê.

3.5.2 Kiểm tra các giả thiết của mô hình

Từ kết quả phân tích, ta có kết quả kiểm định phân phối chuẩn phần dư có giá trị Sig = 0,583 > 0,05 nên kết luận dữ kiệu phần dư có phân phối chuẩn.

– Kết quả kiểm tra hiện tượng tự tương quan:

Hệ số Durbin-Watson là 1.775 nằm trong vùng giá trị [1-3] nên mô hình không tồn tại hiện tượng tự tương quan nên giả thuyết A3: “Mô hình không tồn tại hiện tượng tự tương quan (các Ui không có mối liên hệ với nhau)” được chấp nhập.

– Kết quả kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến:

Căn cứ vào kết quả kiểm tra hiện tượng đa công tuyến, hệ số phóng đại phương sai VIF của các biến điều nhỏ hơn 10 nên mô hình không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến.

– Kết quả kiểm tra quan hệ tương quan giữa phần dư và các biến độc lập và phương sai không đồng nhất:

Để kiểm định hiện tượng phương sai không đồng nhất tác giả sử dụng phương pháp kiểm định tương quan hạng giữa phần dư phần dư của mô hình và các biến độc lập, kết quả kiểm định tương quan hạng cho thấy các giá trị Sig đều lớn hơn 5% cho phép kết luận giữa các phần dư và các biến độc lập không có tương quan hạng tuyến tính với nhau.

3.5.3. Kiểm định tác động của của từng nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khán giả đối với kênh truyền hình PTQ

Căn cứ kết quả phân tích hồi quy ở bảng ta thấy, các biến độc lập có giá trị sig điều nhỏ hơn 0,05 nên hệ thống giả thuyết thống kê ở trên bị bác bỏ hay các biến độc lập ở trên điều tác động đến sự hài lòng của khán giả đối với kênh truyền hình PTQ. Do đó, tất cả các nhân tố này điều có ý nghĩa trong mô hình và tác động đến sự hài lòng do beta có hệ số dương, phương trình hồi quy chuẩn hóa sự hài lòng của khán giả trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đối với kênh truyền hình PTQ như sau:

Y = 0,705*X1 + 0,303*X2 + 0,2*X3 + 0,273*X4 + 0,176*X5

3.5.4. Bình luận tác động của các nhân tố đến sự hài lòng của khán giả đối với kênh truyền hình PTQ

Hệ số R2 = 0,734 nói lên độ thích hợp của mô hình là 73,4 % hay nói cách khác hơn 73,4% sự biến thiên của biến hài lòng chịu tác động của 5 nhân tố trong mô hình, 26,6% còn lại được giải thích bởi các nhân tố khác ngoài mô hình. Điều này cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập.

Nhân tố quan trọng nhất chính là hình thức thể hiện, quảng cáo và chất lượng tín hiệu của kênh PTQ: Điều này là hoàn toàn chính xác bởi với sự phát triển của công nghệ hiện nay, có rất nhiều nhà Đài đã đầu tư mạnh mẽ cơ sở vật chất để làm đẹp hình thức thể hiện của kênh truyền hình, nó đã làm nên một sự so sánh của khán giả khi xem chương trình của kênh này và kênh khác và quảng cáo cũng là một nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý người xem truyền hình. Đây giống như cách trình bày thể hiện các món ăn trên bàn ăn để khán giả nhìn vào và thưởng thức. Do đó, nhân tố tác động mạnh nhất đến khán giả khi xem truyền hình chính là hình thức thể hiện, quảng cáo và chất lượng tín hiệu của kênh.

Nhân tố quan trọng thứ 2 chính là nội dung chương trình, nội dung chính là yếu tố cốt lõi của mỗi chương trình, một kênh truyền hình hay phải có nhiều chương trình có nội dung hay, ý nghĩa mới lôi cuốn được khán giả khi xem. Sự hài lòng của khán giả đối với kênh truyền hình PTQ chịu ảnh hưởng rất lớn của nội dung các chương trình.

Nhân tố quan trọng thứ 3 chính là thông tin và người dẫn chương trình: Khán giả của kênh PTQ rất quan tâm đến thông tin do PTQ cung cấp về độ chính xác, thời gian và quan trọng hơn nữa là phát thanh viên – người truyền đạt nội dung thông tin. Phát thanh viên đòi hỏi rất nhiều yếu tố như ngoại hình, giọng đọc, khả năng giao tiếp, ứng xử… điều này rất quan trọng rrong việc thể hiện chương trình, dẫn đắt khán giả.

Nhân tố quan trọng thứ 4 là lịch phát sóng và sự phù hợp của nội dung chương trình của kênh PTQ: Lịch phát sóng rất quan trọng đối với khán giả vì cần phải xem thời gian nào là vàng, là có số lượng người xem nhiều nhất? Thêm vào đó, sự phù hợp của các nội dung chương trình của kênh PTQ cũng rất quan trọng vì PTQ là kênh truyền hình địa phương, phục vụ chủ yếu cho nhu cầu của nhân dân trong tỉnh nhà.

Nhân tố quan trọng cuối cùng chính là Phim trường của kênh: Phim trường càng đẹp, hiện đại càng thu hút khán giả xem, vì ngày nay có rất nhiều phim trường hiện đại mà khán giả có thể xem và so sánh như phim trường của kênh VTV1 đài Truyền hình Việt Nam, phim trường của kênh truyền hình Vĩnh Long…

CHƯƠNG 4

HÀM Ý CHÍNH SÁCH

4.1. TỔNG KẾT

Mục đích chính của đề tài “Nghiên cứu sự hài lòng của khán giả trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đối với kênh truyền hình PTQ” là nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của khán giả đối với kênh truyền hình PTQ. Thêm vào đó còn nắm bắt được các yêu cầu của khán giả để xây dựng kênh truyền hình PTQ đáp ứng tốt hơn, phục vụ cho nhân dân tỉnh nhà.

4.2 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH:

4.2.1 Giải pháp để nâng cao hình thức thể hiện, quảng cáo và chất lượng tín hiệu của kênh:

Để nâng cao chất lượng hình ảnh, theo tôi cần có các giải pháp sau:

– Đầu tư thêm máy móc, thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng hình ảnh của chương trình.

– Chú trọng hơn trong việc sản xuất các “trailer” giới thiệu chương trình, một số “trailer” hiện không phù hợp, hoặc hình ảnh không bắt mắt, khó chịu thì phải thay thế, làm mới.

– Phải thiết kế lại hình hiệu, nhạc hiệu cho kênh và cho các chương trình.

– Về lâu dài, theo lộ trình của Chính phủ, tỉnh Quảng Ngãi chuyển sang phát sóng số mặt đất vào năm 2018. Phát sóng số mặt đất sẽ có nhiều ưu điểm, chất lượng sóng đảm bảo, hình ảnh đẹp, nét, rõ, tiết kiệm tài nguyên tần số và đơn vị không phải lo khâu truyền dẫn phát sóng.

– Có chính sách đào tạo, cử cán bộ kỹ thuật đi học tập, đào tạo cả ngắn hạn và dài hạn nhằm nâng cao tay nghề.

* Giải pháp quảng cáo của kênh PTQ:

– Đẩy mạnh việc kêu gọi quảng cáo từ các doanh nghiệp, công ty trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận.

– Tăng cường giới thiệu các chương trình mà khán giả quan tâm, có số lượng theo dõi lớn.

– Ngoài việc cần giảm thiểu thời lượng quảng cáo, cũng cần lưu ý sự xuất hiện của các logo.

4.2.2. Giải pháp để nâng cao nội dung, bố cục chương trình của kênh PTQ

Để nâng cao chất lượng nội dung chương trình cần thực hiện một số giải pháp sau:

– Đổi mới, nâng cao chất lượng chương trình, xây dựng một số chuyên mục mới phù hợp với nhu cầu và tâm lý tiếp nhận của khán giả. Cần mạnh dạn loại bỏ những chuyên mục, những chương trình không phù hợp hoặc có nội dung tuyên truyền áp đặt, khiên cưỡng nặng nề.

– Mua bán, trao đổi các chương trình:

– Hợp tác sản xuất các chương trình truyền hình thực tế, gameshow, các chương trình giải trí, ca nhạc.

4.2.3. Giải pháp để nâng cao chất lượng thông tin và người dẫn chương trình của kênh PTQ

Để có một người dẫn chương trình tốt, theo tôi cần phải thực hiện các giải pháp sau:

– Tuyển chọn đội ngũ phát thanh viên theo xu hướng vừa biên tập vừa trực tiếp làm MC, vì như thế, phát thanh viên sẽ hiểu sâu sắc được nội dung của chương trình để không bị ngượng trong quá trình dẫn chương trình.

– Tăng cường công tác đào tạo cho đội ngũ phát thanh viên hiện có của Đài thông qua các khóa học hoặc mời các MC nổi tiếng về để giảng dạy, chia xẻ kinh nghiệm.

– Tăng cường các phát thanh viên là cộng tác viên của Đài để làm mới mẻ các chương trình của Đài.

– Cần cân đối hài hòa giữa phát thanh viên nam và nữ: Hiện nay, Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Ngãi đang thiếu phát thanh viên là nam nên cần bổ sung thêm để tránh các chương trình bị nhàm chán.

4.2.4. Giải pháp để nâng cao sự phù hợp của lịch phát sóng và sự phù hợp của nội dung chương trình kênh PTQ

Bố cục của chương trình cũng rất quan trọng trong việc thể hiện chương trình, chương trình PTQ hiện tại được phát sóng tương đối hợp lý, tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề như số lượng chương trình phát lại nhiều, chưa hợp lý trong việc bố trí các khung giờ của quảng cáo… khiến người xem khó chịu. Do đó cần tránh phát lại nhiều chương trình và bố trí giờ quảng cáo hợp lý hơn.

Một số chương trình của PTQ hiện nay khi phát không phù hợp với nhân dân tỉnh như các chương trình về nông nghiệp vì mỗi vùng chỉ thích hợp chăn nuôi và trồng trọt một số loại vật nuôi, cây trái khác nhau nên cần loại bỏ các chương trình không phù hợp với người dân địa phương.

4.2.5. Giải pháp để hiện đại hóa phim trường của kênh PTQ

Hiện nay, Đài Truyền hình Quảng Ngãi có 03 phim trường, trong đó mới chỉ đầu tư trang thiết bị cho 1 phim trường Thời sự theo chuẩn HD, phim trường chuyên đề khoa giáo vẫn còn dùng kỹ thuật key hình ảnh. Việc chưa được đầu tư khiến cho phim trường của một số chương trình kênh PTQ không được hiện đại, không theo kịp với phim trường của các kênh truyền hình khác. Do vậy, trong tương lai cần đầu tư cơ sở vật chất cho các studio của PTQ hiện đại hơn.

KẾT LUẬN

1. Kết quả đạt được của đề tài

Thông qua kết quả nghiên cứu, đề tài đã tìm ra các các nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của khán giả trên địa bản tỉnh Quảng Ngãi đối với kênh truyền hình PTQ.

Nghiên cứu cũng cho biết được những nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của khán giả đối với kênh truyền hình PTQ cũng như những trọng số của nó để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kênh truyền hình PTQ.

2. Hạn chế

Do hạn chế về thời gian, kinh phí và cả kinh nghiệm nghiên cứu nên đề tài còn nhiều hạn chế, cụ thể ở một số điểm như sau:

Đề tài nghiên cứu này chỉ tập trung nghiên cứu trong một phạm vi hẹp là tỉnh Quảng Ngãi với kích thước mẫu được chọn để nghiên cứu vẫn còn nhỏ so với tổng thể. Điều này, cũng có thể tác động không tốt đến độ tin cậy của kết quả nghiên cứu.

– Kết quả kiểm định cho thấy mô hình nghiên cứu phù hợp, hệ số R2 trong mô hình hồi quy bằng 0,734 tức những nhân tố trong mô hình nghiên cứu giải thích được 73,4% về mức độ ảnh hưởng tới sự hài lòng của khán giả đối với kênh truyền hình PTQ. Còn 26,6% do các yếu tố khác ngoài mô hình.

3. Hướng nghiên phát triển của đề tài

Trong tương lai, nếu có điều kiện phát triển nghiên cứu này thì cần chú ý một số vấn đề sau:

– Gia tăng kích thước mẫu theo hướng gia tăng tỉ lệ mẫu khảo sát so với tổng thể.

– Đưa thêm một số yếu tố khác mà được cho là có tác động đến sự hài lòng của khán giả vào mô hình nghiên cứu đề nghị trong quá trình nghiên cứu.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN DONG A\LUAN VAN DONG A\LE VU VINH

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *