NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

PHẦN MỞ ĐẦU

Công tác Giáo dục thể chất (GDTC) và hoạt động TDTT trong trường học các cấp, là một mặt giáo dục quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện mục tiêu: Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài cho đất nước để đáp ứng nhu cầu đổi mới sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội và hội nhập của đất nước.

Chất lượng dạy học ở các trường đại học hiện nay, và chất lượng đào tạo nói chung đã có nhiều tiến bộ trên một số mặt …. Nhiều nơi đã xuất hiện những nhân tố mới, phong trào học tập sôi nổi, dân trí từng bước được nâng lên. Tuy nhiên chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng dạy học nói riêng còn nhiều yếu kém, bất cập. Do vậy việc nâng cao chất lượng dạy học nói chung và chất lượng giờ học thể dục nói riêng là nhiệm vụ của nhà trường các cấp. Trường Đại học Duy Tân là một trong những trường đại học lớn tại thành phố Đà Nẵng, cũng là trường ngoài công lập lớn nhất khu vực miền Trung Tây Nguyên có truyền thống dạy tốt, học tốt, đạt nhiều thành tích trong giảng dạy và học tập. Công tác GDTC cũng như chất lượng giờ học thể dục ngày càng được nâng cao. Nhưng trước những đòi hỏi ngày càng cao của công tác GDTC trong nhà trường, trong điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn, thiếu giáo viên có trình độ cao, thì làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học thể dục là một việc làm không dễ, đòi hỏi người làm công tác thể dục thể thao không khỏi băn khoăn lo lắng. Bên cạnh đó có rất nhiều nguyên nhân khác làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác GDTC trong nhà trường.

Đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất cho sinh viên tại trường Đại học Duy Tân đây chính là vấn đề còn bỏ ngỏ. Do vậy, việc tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả GDTC tại trường Đại học Duy Tân là một yêu cầu mang tính cấp bách đối với người làm công tác GDTC. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn tôi nghiên cứu đề tài: “NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG”.

Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đề tài tiến hành đánh giá thực trạng công tác giảng dạy, học tập môn GDTC của trường Đại học Duy Tân, thành phố Đà Nẵng. Qua đó lựa chọn, đề xuất và ứng dụng các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác GDTC cho viên sinh trường Đại học Duy Tân, thành phố Đà Nẵng.

Mục tiêu nghiên cứu

Để thực hiện mục đích nghiên cứu, đề tài tiến hành giải quyết 2 mục tiêu sau:

Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng và nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả công tác GDTC cho sinh viên trường đại học Duy Tân, thành phố Đà Nẵng.

Mục tiêu 2: Nghiên cứu lựa chọn biện pháp nâng cao hiệu quả công tác GDTC cho sinh viên trường Đại học Duy Tân, thành phố Đà Nẵng.

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN

Luân văn đã đánh giá được thực trạng công tác giáo dục thể chất của trường Đại học Duy Tân Đà Nẵng còn nhiều vấn đề cần khắc phục. Nội dung chương trình Giáo dục thể chất còn nhiều điểm bất cập, đơn điệu. Cơ sở vật chất còn thiếu thốn và chưa đảm bảo. Phương pháp giảng dạy cần được cải tiến và đổi mới nhiều hơn nữa. Các hoạt động ngoại khóa cần chủ động và tăng cường hơn, thường xuyên tổ chức các giải thi đấu thể dục thể thao nhằm lôi cuốn sinh viên tham gia. Công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục thể chất chưa đánh giá được thực chất năng lực thể chất của sinh viên do đó cần cải tiến về nội dung kiểm tra để công tác kiểm tra đánh thực sự đạt hiệu quả và tác động tích cực đến ý thức học tập của người học.

Qua nghiên cứu đề tài đã lựa chọn được 5 biện pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả GDTC cho sinh viên ở trường Đại học Duy Tân Đà Nẵng như sau:

– Tăng cường công tác truyền thông , giáo dục tư tưởng và nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, tác dụng của thể dục thể thao với SV.

– Đẩy mạnh các hoạt động ngoại khóa và xây dựng mô hình CLB phát triển phong trào thể dục thể thao.

– Cải tiến nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy quá trình giáo dục thể chất.

– Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động Giáo dục thể chất.

– Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ tập luyện.

Qua quá trình thực nghiệm các biện pháp mà đề tài đã lựa chọn cho thấy: Nhận thức về vị trí và vai trò của môn học GDTC cho đối tượng nghiên cứu thể hiện qua kết quả: Sinh viên tham gia CLB rất tích cực, kết quả học tập và kiểm tra tiêu chuẩn RLTT được tăng lên rõ rệt. Đồng thời nhịp độ tăng trưởng cũng đảm bảo sự gia tăng đáng kể về thành tích của các em; đối với nam tăng từ 4,00% – 14,95%, nữ tăng từ 3,35% – 10,41%.

CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

Luận văn được trình bày trong 85 trang khổ giấy A4. Phần mở đầu (02 trang); Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu (25 trang); Chương 2: Phương pháp và tổ chức nghiên cứu (07 trang); Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận (50 trang); Kết luận, kiến nghị (02 trang). Luận văn có 17 bảng. Luận văn sử dụng 21 ký hiệu chữ viết tắt, 32 tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt và 05 phụ lục kèm theo.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Thông qua nghiên cứu các nội dung mang tính tổng quát nêu trên như các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về công tác GDTC trường học, cơ sở lý luận về GDTC, các hình thức tổ chức hoạt động TDTT, đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi sinh viên, các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất, cơ sở lý luận nghiên cứu các hình thức hoạt động nhằm nâng cao công tác giáo dục thể chất cho sinh viên nói chung và sinh viên trường Đại học Duy Tân Đà Nẵng nói riêng, cũng như nghiên cứu các kết quả đã được nghiên cứu và công bố. Từ đó đề tài rút ra được những cơ sở khoa học quan trọng cho việc tiến hành nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp vào công tác đào tạo sinh viên nhà trường. Đây cũng là định hướng cho các bước nghiên cứu tiếp theo của đề tài.

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

2.1. Phương pháp nghiên cứu

2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

2.1.2. Phương pháp phỏng vấn

2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm

2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm

2.1.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

2.1.6. Phương pháp toán học thống kê

2.2. Tổ chức nghiên cứu

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu: Chủ thể nghiên cứu là các biện pháp nâng cao hiệu quả GDTC cho sinh viên trường Đại học Duy Tân – Đà Nẵng.

Khách thể nghiên cứu: Khách thể nghiên cứu là sinh viên trường Đại học Duy Tân – Đà Nẵng, các nhà quản lý, giảng viên tham gia giảng dạy tại Trung tâm GDTC của Nhà trường.

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu: Số lượng mẫu nghiên cứu: 395 sinh viên khoa Du Lịch khóa K23 đang học năm thứ nhất của môn học GDTC tại trường Đại học Duy Tân – Đà Nẵng.

2.3. Địa điểm nghiên cứu: Trường Đại học Duy Tân Đà Nẵng và Trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1 Thực trạng và những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả GDTC của SV Trường Đại học Duy Tân, thành phố Đà Nẵng

3.1.1. Thực trạng công tác GDTC của Trường Đại học Duy Tân, thành phố Đà Nẵng

Hiện nay trường ĐH Duy Tân số lượng sinh viên ngày càng nhiều, có khoảng 18 nghìn sinh viên nên việc quản lý và giảng dạy môn GDTC gặp nhiều khó khăn. Đội ngũ giảng viên cơ hữu còn rất mỏng, phải thường xuyên mời giảng viên ngoài, nên mức độ tâm huyết và quan tâm giảng dạy còn thấp. Cơ sở vật chất còn thiếu, ý thức tham gia tập luyện thể thao trong sv rất hạn chế, số lượng sinh viên một lớp học quá nhiều nên chất lượng giảng dạy và học tập chưa thực sự đem lại hiệu quả.

Chính vì vậy, để giải quyết những vấn đề trên, đòi hỏi các cấp ngành liên quan cần có một bước thay đổi lớn để làm sao chất lượng GDTC phát triển bền vững. Nâng cao sự hứng thú của sinh viên, đáp ứng với nhu cầu phát triển thể chất của xã hội.

3.1.2. Thực trạng về nội dung chương trình môn học GDTC

Trung tâm GDTC trường Đại học Duy Tân thực hiện nghiêm túc chủ trương GDTC của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Trách nhiệm của sinh viên trong quá trình học tập: “Có trách nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập môn GDTC….Sinh viên phải có chứng chỉ mới đủ điều kiện thi tốt nghiệp”.

Tài liệu giảng dạy do Trung tâm biên soạn theo chương trình và tài liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngành TDTT ban hành, đã đáp ứng được yêu cầu của chương trình quy định và quá trình học tập của sinh viên, được thể hiện qua bảng 3.1.

Bảng 3.1. Chương trình môn học GDTC của trường Đại Học Duy Tân

STTNội dungTổng số giờLý thuyếtThực hànhThi
1Học phần 1: Bài TD 40 động tác – chạy 100m302262
1.1Lý thuyết chung về môn GDTC ( quy chế môn học)22
1.2+Lên lớp thực hành + kiểm tra giữa kỳ bài TD 40ĐT +ôn tập2626
1.3Kiểm tra kết thúc chạy 100m22
2Học phần 2: Nhảy xa kiểu ngồi +chạy cự ly trung bình 302262
2.1Lý thuyết môn + quy chế môn học22
2.2+Lên lớp thực hành + kiểm tra giữa kỳ chạy cự ly trung bình2626
2.3Kiểm tra kết thúc nhảy xa kiểu ngồi22
3Học phần 3: Tự chọn cơ bản ( Bóng chuyền, Bóng Đá, Cầu Lông, Bóng Rổ và Võ Vovinam) 302262
3.1Lý thuyết môn + quy chế môn học22
3.2+Lên lớp thực hành + kiểm tra giữa kỳ2626
3.3Kiểm tra kết thúc tín chỉ22
4Học phần 4: Tự chọn nâng cao (Bóng chuyền, Bóng Đá, Cầu Lông, Bóng Rổ và Võ Vovinam)302262
4.1Lý thuyết chung về môn học+ quy chế môn học22
4.2+Lên lớp thực hành + kiểm tra giữa kỳ2626
4.3Kiểm tra kết thúc tín chỉ22
5Học phần 5: Điền kinh tổng hợp + Tự chọn302262
5.1Lý thuyết chung về môn học+ quy chế môn học22
5.2+Lên lớp thực hành + kiểm tra giữa kỳ (SV đăng ký thi 1 trong 3 nội dung: Chạy 100m, nhảy xa, chạy bền)2626
5.3Kiểm tra kết thúc tín chỉ (Học Phần tự chọn : Bóng chuyền, Bóng Đá, Cầu Lông, Bóng Rổ và Võ Vovinam))22
Tổng1501013010

Qua bảng 3.1 cho thấy nội dung chương trình GDTC cho sinh viên trường Đại Học Duy Tân có 2 phần sau:

Phần lý thuyết: Gồm 10 giờ, với bài giảng phần lý thuyết do Trung tâm GDTC trường Đại học Duy Tân biên soạn phù hợp với đặc điểm môn GDTC và điều kiện giảng dạy tại trường Đại học Duy Tân. Phần thực hành: Gồm 140 giờ. Trường Đại Học Duy Tân tiến hành tổ chức chương trình GDTC cho sinh viên theo 2 hình thức nội khóa và ngoại khóa.

Nhận xét: Từ chương trình GDTC đang áp dụng tại trường Đại Học Duy Tân hiện nay cho thấy:

Các nội dung thực hành mới chỉ dừng lại ở mức giới thiệu kỹ thuật cho sinh viên là chính, chưa coi trọng việc hình thành kỹ năng và hoàn thiện kỹ xảo chuyên môn. Bên cạnh đó việc phát triển thể lực cho sinh viên cũng chưa được đầu tư nhiều nên nhìn chung mức độ hứng thú học tập của sinh viên đối với môn học còn hạn chế.

3.1.3. Thực trạng về đội ngũ cán bộ, giảng viên (GV) GDTC

Qua khảo sát cho thấy có 100% cán bộ GV chuyên ngành TDTT ở trình độ cử nhân trở lên trong đó có 2 thạc sĩ (chiếm tỷ lệ 7.14%) và 26 GV cử nhân (chiếm tỷ lệ 92.86%).

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3.1.4. Thực trạng cơ sở vật chất (CSVC) TDTT của trường Đại

Từ kết khảo sát cho thấy CSVC sân bãi, dụng cụ tập luyện của nhà trường còn rất nhiều thiếu thốn về số lượng và kém về chất lượng, chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của sinh viên ngày càng đông về số lượng.

Như vậy, qua khảo sát cho thấy chất lượng CSVC phục vụ cho công tác GDTC của nhà trường còn rất nhiều hạn chế nên phần nào đã gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác GDTC chung của nhà trường. Từ thực trạng này cho thấy việc xây dựng các bài tập dựa trên cơ sở vật chất của nhà trường là rất cần thiết.

3.1.5. Thực trạng mức độ nhận thức về vị trí, vai trò của công tác GDTC tại trường Đại học Duy Tân

Đề tài tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi với các đối tượng: 10 cán bộ quản lí, 90 GV (trong đó có 27 GV hiện đang làm công tác giảng dạy GDTC và 63 GV hiện đang giảng dạy các môn học khác) và 395 sinh viên hiện đang học tập tại khóa K23 khoa Du Lịch của trường. Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. Kết quả xác định mức độ nhận thức về vị trí, vai trò của công tác GDTC tại trường Đại học Duy Tân

Đối tượng

Mức độ

Cán bộ quản lý

(n=10)

Giáo viênSinh viên (n=395)
Các môn học khác (n=63)GDTC

(n= 27)

Rất cần thiết (%)40%14.46%100%7%
Cần thiết (%)40%59.04%0.00%25%
Bình thường (%)20%26.5%0.00%30%
Không cần thiết (%)0.00%0.00%0.00%38%

Qua kết quả phỏng vấn ở bảng 3.4 cho thấy: bước đầu đề tài có thể kết luận rằng chất lượng hoạt động GDTC tại trường Đại học Duy Tân còn thấp là do nhận thức về tầm quan trọng, vị trí môn học GDTC là chưa đúng mức. Việc tự rèn luyện sức khỏe cho bản thân còn chưa được coi trọng. Đây cũng là tồn tại của Trường Đại học Duy Tân, thực trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của sinh viên mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giáo dục chung của nhà trường.

3.1.6. Thực trạng mức độ hứng thú và nhận thức của học sinh về công tác GDTC và hoạt động thể dục thể thao chính khóa

3.1.6.1. Ý kiến của sinh viên về giờ học GDTC chính khoá

Đề tài đã tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên 395 sinh viên K23 khoa Du Lịch của trường về việc giảng dạy Trung tâm GDTC và các ý kiến về giờ học TDTT chính khóa.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, công tác chuẩn bị giờ học của giáo viên về kiến thức chuyên môn có 390/395 em đồng ý với ý kiến này chiếm tỷ lệ cao 98.7%. Chấp hành thời gian lên xuống lớp 389/395 em đồng ý chiếm tỷ lệ 98.5%. Như vậy, thấy được trong giờ học chính khoá giáo viên chuẩn bị cho công tác giảng dạy là rất tốt. Tuy nhiên giờ học chưa thực sự sinh động, kích thích sự hứng thú tập luyện của sinh viên, trách nhiệm của giáo viên đứng lớp cần cải thiện hơn.

3.1.6.2. Mục đích và mối quan tâm của SV trường ĐH Duy Tân

khi tham gia học thể dục

Luận văn tiến hành khảo sát mục đích và mối quan tâm khi tham gia học thể dục của 395 sinh viên khoa Du Lịch trường ĐH Duy Tân Đà Nẵng kết quả đánh giá được trình bày qua bảng 3.6.

Bảng 3.6. Mục đích và mối quan tâm của SV Trường ĐH Duy Tân Đà Nẵng khi tham gia học thể dục (n=395)

TTNội dung khảo sátKết quả khảo sát
SốlượngTỷ lệ %
1Mục đích
1Đủ điều kiện lên lớp11228
2Rèn luyện các phẩm chất ý chí10225.8
3Rèn luyện sức khỏe16441.5
4Mở rộng giao tiếp102.5
5Khác71.8
2Mối quan tâm
1Phương pháp giảng dạy của giảng viên16040.5
2Cở sở vật chất, dụng cụ, sân bãi10025.3
3Nội dung chương trình13534.2

Kết quả khảo sát cho thấy:

Mối quan tâm của SV khi học thể dục đa phần SV quan tâm đến cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ học thể dục 100 SV chiếm tỉ lệ 25.3%, quan tâm đến nội dung chương trình 135 SV chiếm tỉ lệ 34.4%, quan tâm đến phương pháp giảng dạy của giáo viên 160SV chiếm tỉ lệ 40.5%.

3.1.6.3. Đánh giá của sinh viên về tình hình tập luyện TDTT ngoại khoá trong nhà trường

Sau khi phỏng vấn 395 SV khoa Du Lịch của nhà trường về tình hình hoạt động TDTT ngoại khóa cho thấy, trong 395 SV được hỏi thì có 175 em tham gia tập luyện ngoại khóa ít nhất từ 1 ngày trở lên, 220 em không tham gia tập luyện.

SV cho rằng do yêu cầu môn học chính khoá chiếm tỷ lệ 24%. Vì sức khoẻ

Về trở ngại khi tham gia tập luyện ngoại khoá khi tiến hành phỏng vấn 175 em thu được kết quả có 71/175 SV cho rằng thiếu sân tập và dụng cụ tập luyện chiếm tỷ lệ 40,6%. Thiếu giáo viên hướng dẫn 48/175 SV chiếm tỷ lệ 27.4%. Thời gian quá ít 56/175 chiếm tỷ lệ 32%.

Như vậy qua kết quả trên đề tài thấy được hầu hết các em khi được phỏng vấn đều tham gia tập luyện TDTT thường xuyên trong tuần. Động cơ tham gia tập luyện TDTT là đúng đắn tuy nhiên động cơ chính đó là vì nội dung môn học chính khoá đòi hỏi các em tham gia tập luyện TDTT. Khó khăn lớn nhất đối với các em khi tham gia tập luyện là điều kiện sân bãi dụng cụ thiếu, không đảm bảo cho quá trình tham gia tập luyện TDTT ngoại khoá, một phần là do thiếu sự hướng dẫn chỉ đạo của giáo viên. Đa phần các em được hỏi đều có nhu cầu tham gia tập luyện trong CLB TDTT.

3.1.7. Khảo sát trình độ thể lực của sinh viên

Theo quyết định 53/2008/BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và đào tạo về đánh giá thể lực học sinh, sinh viên được phân loại theo đánh giá tốt, đạt và không đạt, kết quả đánh giá trên các sv theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Trong đánh giá chúng tôi chọn 4 Test để đánh giá thể lực cho sv là: Test bắt buộc: Bật xa tại chỗ (cm) và chạy 5 phút tùy sức (m). Test tự chọn: Chạy 30m XPC (giây) và chạy con thoi 4x10m (giây).

Kết quả nghiên cứu cho kết quả nhận thấy trình độ thể lực của sinh viên năm thứ nhất và thứ 2 không có sự chênh lệch đáng kể và trình độ thể lực của sinh viên tuy đạt chỉ tiêu mà theo chỉ tiêu đánh giá trình độ thể lực của sinh viên, tuy nhiên số người đạt được chỉ tiêu đó còn hạn chế.

3.2. Nghiên cứu lựa chọn biện pháp nâng cao hiệu quả công tác GDTC cho sinh viên trường Đại học Duy Tân, thành phố Đà Nẵng

3.2.1. Xác định những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng công tác GDTC của nhà trường

Từ thực trạng trên đặt ra một yêu cầu bức thiết cần sử dụng nhiều hơn nữa các biện pháp, hình thức để nâng cao thể lực cho sinh viên.

Để xác định rõ thêm các nguyên nhân ảnh hưởng tới công tác giáo dục thể chất của sinh viên, chúng tôi tiến hành lập phiếu hỏi phỏng vấn 30 giảng viên bao gồm: Giảng viên giảng dạy giáo dục thể chất(30) cùng các đồng chí lãnh đạo trong BGH Trường, phòng Công tác sinh viên, Phòng Đào tạo. Nội dung các phiếu phỏng vấn phản ánh các nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới việc nâng cao thể chất của sinh viên, chất lượng của công tác giáo dục thể chất. Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 3.9.

Bảng 3.9. Kết quả phỏng vấn nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng công tác GDTC (n=30)

TTNội dung câu hỏi

phỏng vấn

Ý kiến của cán bộ, Giảng viên
NhiềuTrung bìnhÍt
n%n%n%
1Nội dung chương trình môn học2170620310
2Cơ sở vật chất.279031000
3Trình độ giảng viên.1860930310
4Nhận thức của SV.279031000
5Công tác kiểm tra đánh giá248062000
6Hoạt động ngoại khóa và thi đấu1550930620
7Sự quan tâm của Ban giám hiệu với công tác DGTC2170620310
8Khen thưởng, kỷ luật12401240620
9Kế hoạch đào tạo và tổ chức dạy học1860930310
10Sĩ số lớp quá đông.9301240930

Qua việc phỏng vấn các đối tượng trên trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu 5 nguyên nhân có mức đánh giá là quan trọng từ 70% trở lên. Cụ thể đó là:

+ Nhận thức của SV.

+ Cơ sở vật chất.

+ Công tác kiểm tra đánh giá.

+ Nội dung chương trình môn học.

+ Sự quan tâm của BGH với công tác GDTC

3.2.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn lựa chọn các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất sinh viên trường đại học Duy Tân, thành phố Đà Nẵng

– Căn cứ vào mục tiêu đào tạo của ngành giáo dục nói chung và môn Giáo dục thể chất ở các trường Đại học, Cao đẳng nói riêng là phát triển toàn diện, nâng cao thể lực cho SV đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

– Căn cứ vào việc đánh giá thực trạng công tác giáo dục thể chất và thể lực của sinh viên trường đại học Duy Tân, thành phố Đà Nẵng vẫn còn nhiều tồn tại

Căn cứ vào những kết luận, đánh giá thực trạng công tác giáo dục thể chất trường đại học Duy Tân, dựa trên những cơ sở khoa học, lý luận nhằm xác định các biện pháp nâng cao thể lực cho sinh viên.

Căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ tập luyện cũng như thời gian, kinh phí cho quá trình tập luyện.

Căn cứ vào đội ngũ giáo viên giảng dạy, về tổ chức quản lý quá trình hoạt động tổ chức của nhà trường.

Để lựa chọn được các biện pháp hữu hiệu, mang tính khả thi cao chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn 30 cán bộ giảng viên hiện đang làm công tác giảng dạy tại trường Đại học Duy Tân và các trường lân cận trên địa bàn thành phố Đà Nẵng . Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 3.10.

Bảng 3.10. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các biện pháp nhằm nâng cao thể chất cho SV trường đại học Duy Tân, thành phố Đà Nẵng (n=30)

TTCác biện phápKết quả phỏng vấn
Lần 1Tỷ lệ %Lần 2Tỷ lệ %
1Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục tư tưởng và nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, tác dụng của thể dục thể thao với SV.27902893.3
2Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ tập luyện.2996.72996.7
3Đẩy mạnh các hoạt động ngoại khóa và xây dựng mô hình CLB phát triển phong trào thể dục thể thao.2893.32790
4Tăng cường công tác lãnh đạo, công tác quản lý của BGH, Khoa GDTC.2583.32583.3
5Tăng cường hoạt động khen thưởng và kỷ luật vào quá trình Giáo dục thể chất đối với SV.2170930
6Cải tiến nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy quá trình giáo dục thể chất.27902893.3
7Nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên.15501653.3
8Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động Giáo dục thể chất.301002893.3

Từ kết quả bảng 3.10, kết hợp với những cơ sở thực tiễn của nhà trường chúng tôi đã lựa chọn 5 nhóm biện pháp có số phiếu tán thành cao nhất (từ 90% trở lên) để ứng dụng nâng cao thể chất sinh viên trường đại học Duy Tân, thành phố Đà Nẵng.

3.2.2.1. Xây dựng nội dung cụ thể của từng biện pháp đã lựa chọn nhằm kiểm nghiệm trong thực tiễn.

Biện pháp 1: Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục tư tưởng và nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, tác dụng của thể dục thể thao với SV.

Biện pháp 2: Đẩy mạnh các hoạt động ngoại khóa và xây dựng mô hình CLB phát triển phong trào thể dục thể thao.

Biện pháp 3: Cải tiến nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy quá trình giáo dục thể chất.

Biện pháp 4: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục thể chất.

Biện pháp 5: Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ tập luyện cho hoạt động thể dục thể thao.

3.2.3. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các biện pháp vào thực tiễn công tác GDTC trường Đại học Duy Tân, thành phố Đà Nẵng

Qua đánh giá, thực trạng công tác GDTC và qua kết quả phỏng vấn chúng tôi lựa chọn được 5 biện pháp nhằm nâng cao chất lượng GDTC cho học sinh trường Đại học Duy Tân, thành phố Đà Nẵng. Chúng tôi đã đề xuất lên Ban giám hiệu Nhà trường, Trung tâm GDTC. Cho phép ứng dụng các biện pháp trên đối tượng nghiên cứu là sinh viên của trường trong học kì II năm học 2018-2019 khóa K23.

Tổ chức thực nghiệm

Đối tượng thực nghiệm đ­ược chia làm 2 nhóm:

– Nhóm thực nghiệm: Gồm 197 sinh viên (57 nam và 140 nữ). Áp dụng đồng bộ các biện pháp đã xác định.

– Nhóm đối chứng: Gồm 198 sinh viên (52 nam và 146 nữ).

Để đảm bảo tính khách quan và khoa học, đề tài tiến hành kiểm tra theo tiêu chuẩn RLTT của Bộ GD&ĐT. Kết quả được trình bày ở bảng 3.11.

Bảng 3.11. Kết quả kiểm tra thể lực của 2 nhóm trước thực nghiệm

TTTestNhóm

thực nghiệm

Nhóm

đối chứng

TP
±δ±δ
INam( n = 57 )( n = 52 )TtínhTbảng
1Bật xa tại chỗ (cm)204.37± 4.14209± 13.70.012,045
2Chạy 30m XPC (s)5.36±0.15.25 ± 0.650.022,045
3Chạy con thoi 4x10m(s)12.65±0.8212.03±0.941.352,045
4Chạy 5 phút tùy sức (m)887± 64870 ± 700.922,045
IINữ(n = 140 )(n = 146)TtínhTbảng
1Bật xa tại chỗ (cm)154± 9.88158 ± 10.11.791,960
2Chạy 30m (s)6.39 ± 0.436.53 ± 0.440.841,960
3Chạy con thoi 4x10m(s)12.65 ± 0.5212.58 ± 0.730.361,960
4Chạy 5 phút tùy sức (m)764± 72796 ± 671.441,960

Kết quả ở bảng 3.11, cho thấy việc kiểm tra trình độ thể lực ban đầu theo tiêu chuẩn RLTT của 2 nhóm có ttính< tbảng nên sự khác biệt về trình độ thể lực là không có ý nghĩa thống kê ở ng­ưỡng xác suất P > 0,05. Hay nói cách khác là trình độ thể lực của các đối tượng nghiên cứu ở giai đoạn trước thực nghiệm là tương đư­ơng nhau.

3.2.3.1. Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng và nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, tác dụng của thể dục thể thao với sinh viên.

Sau một thời gian ứng dụng việc tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng và nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, tác dụng của thể dục thể thao cho sinh viên trường Đại học Duy Tân, thành phố Đà Nẵng trong học kì II năm học 2018– 2019, kết quả thu được là sự chuyển biến tích cực về nhận thức về vai trò, lợi ích của việc tập luyện TDTT đã có hiệu quả rõ rệt. Đại đa số các em có sự quan tâm đến học phần giáo dục thể chất, ý thức được việc rèn luyện sức khỏe, vóc dáng của bản thân, song song với mục tiêu đạt được những tiêu chuẩn thể lực để được cấp chứng chỉ GDTC.

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3.2.3.2. Đẩy mạnh các hoạt động ngoại khóa và phát triển phong trào thể dục thể thao.

Đẩy mạnh các hoạt động ngoại khóa và phát triển phong trào thể dục thể thao là biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng GDTC cho các em. Từ việc duy trì tổ chức các hoạt động ngoại khóa TDTT. Được sự đồng tình của Ban giám hiệu nhà trường, Chúng tôi đã phối kết hợp với Đoàn Thanh niên, sự giúp sức của quý thầy cô giáo trong Trung tâm GDTC, sự hỗ trợ của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nhà trường.

3.2.3.3. Cải tiến nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy quá trình giáo dục thể chất.

Năm học vừa qua, việc đề xuất xây dựng chương trình, nội dung giảng dạy của môn học có sự thay đổi phong phú hơn, phù hợp với thực tiễn hơn . Nội dung lý thuyết đã được điều chỉnh để góp phần nâng cao nhận thức về GDTC cho sinh viên. Nội dung tự chọn đã có tăng một số môn như: Đá Cầu, Võ karate, Bóng Bàn, Cờ vua.

Trung tâm GDTC cũng đã tiến hành biên soạn mới Đề cương chi tiết học phần GDTC thành đề cương 2 trang của mỗi môn học, biên soạn và đổi mới tài liệu giảng dạy, thay đổi phương pháp giảng dạy phù hợp với thực tiễn.

Phương pháp giảng dạy được đổi mới thực chất, các tiết học trên lớp, buổi hoạt động ngoại khóa, tập luyện TDTT được quản lý chặt chẽ hơn, các tiết thao giảng, tiết cải tiến phương pháp giảng dạy với sự tham gia đầy đủ của các thành viên của trung tâm GDTC, sau giảng dạy có góp ý xây dựng, rút kinh nghiệm nên sau đó đều được ứng dụng có hiệu quả.

3.2.3.4. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục thể chất.

Quá trình dạy học luôn được chi phối bởi rất nhiều thành tố. Và dù quá trình dạy học đặt ra bất cứ mục tiêu, nội dung, phương pháp nào đi chăng nữa thì khâu kiểm tra, đánh giá luôn là khâu then chốt, và là một yếu tố quan trọng trong những động lực của quá trình dạy học. Kiểm tra, đánh giá là hai khâu quan trọng không thể tách rời trong quá trình dạy học. Muốn đánh giá phải tiến hành kiểm tra, ngược lại đã kiểm tra thì phải đánh giá. Kiểm tra càng nhiều lần thì độ chính xác càng cao

3.2.3.5. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ tập luyện cho hoạt động thể dục thể thao.

Kinh phí, BGH nhà trường luôn tạo điều kiện về kinh phí để tổ chức tập luyện và thi đấu các hoạt động TDTT trong năm, thông qua kế hoạch tập luyện thi đấu được phê duyệt từ đầu năm học.

Về sân bãi, dụng cụ tuy chưa có nguồn kinh phí tổng thể để bổ sung thêm thiết bị, dụng cụ như xây dựng mới nhà tập, đường chạy, nhà thi đấu đa năng nhưng Nhà trường cũng đã đầu tư một khoản kinh phí vừa phải để nâng cấp, sửa chữa, vệ sinh, nâng cao độ an toàn cho các thiết bị đã cũ, năm học 2018 – 2019 trường đã cho sơn và thay mới hệ thống bạt che mát sân tập bóng đá, mái che sân Bóng rổ, Sân Cầu Lông, sơn sửa lại sân Bóng rổ, mua sắm thêm nhiều trang thiết bị, dụng cụ học tập đảm bảo các giờ học chính khóa, ngoại khóa có đủ dụng cụ tập luyện và thi đấu.

Sau thời gian thực nghiệm là 05 tháng (từ tháng 02/2019 đến tháng 6/2019) với những biện pháp mà đề tài đã lựa chọn và được phép triển khai thực hiện. Sau đó đề tài đánh giá hiệu quả các biện pháp bằng cách tiến hành kiểm tra theo tiêu chuẩn RLTT của Bộ cho đối tượng nghiên cứu sau 1 học kỳ. Kết quả được trình bày ở bảng 3.13, 3.14, 3.15.

Bảng 3.13. Kết quả kiểm tra thể lực của nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm

TTTestNhóm thực nghiệmtP
Trước

±δ

Sau

±δ

INam (n = 57)
1Bật xa tại chỗ (cm)204.37± 4.14252± 19.211.042,160
2Chạy 30m xuất phát cao (s)5.36±0.13.66 ± 0.119.752,160
3Chạy con thoi 4x10m (s)12.65±0.829.15 ± 0.5512.722,160
4Chạy 5 phút tùy sức (m)887± 641059 ± 15413.482,160
IINữ( n = 140)
1Bật xa tại chỗ (cm)154± 9.88174.8 ± 11.6212.861,960
2Chạy 30m XPC (s)6.39 ± 0.436.09 ± 0.4810.681,960
3Chạy con thoi 4x10m (s)12.65 ± 0.5212.20 ± 0.6612.121,960
4Chạy 5 phút tùy sức (m)764± 72925.5 ± 66.512.341,960

Kết quả ở bảng 3.13, cho thấycác chỉ tiêu thể lực của nhóm thực nghiệm trư­ớc và sau thực nghiệm đều thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa ở tất cả các Test kiểm tra (­ttính đều > tbảng­với P­< 0,05).

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN TDTT\NGUYEN THI VUI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *