NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO TẬP LUYỆN THỂ DỤC DƯỠNG SINH CHO NGƯỜI CAO TUỔI

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO TẬP LUYỆN THỂ DỤC DƯỠNG SINH CHO NGƯỜI CAO TUỔI TẠI QUẬN CẨM LỆ - THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO TẬP LUYỆN THỂ DỤC DƯỠNG SINH CHO NGƯỜI CAO TUỔI TẠI QUẬN CẨM LỆ – THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

PHẦN MỞ ĐẦU

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng và quan tâm đến người cao tuổi. Người luôn đánh giá cao vai trò của người cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong suốt cuộc đời, dù bận nhiều việc nhưng Hồ Chí Minh vẫn luôn dành cho người cao tuổi Việt Nam những tình cảm ân cần và sự quan tâm sâu sắc. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định vai trò, vị thế của người cao tuổi trong xã hội. Người coi người cao tuổi là lực lượng quan trọng góp phần tăng cường sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong “Lời hiệu triệu đoàn kết tất cả các bậc phụ lão” tháng 6/1941, Người viết: “Trách nhiệm của các vị phụ lão chúng ta đối với nhiêm vụ đất nước thật là trọng đại. Đất nước hưng thịnh do phụ lão xây dựng, đất nước tồn tại do phụ lão giúp sức. Nước mất phụ lão cứu. Nước suy sụp phụ lão phù trì. Nhà nước hưng, suy, tồn, vong, phụ lão đều gánh trách nhiệm rất nặng nề…”

Hiện nay với sự phát triển như vũ bão về khoa học, kỹ thuật và y tế. Máy móc dần thay thế con người trong những công việc nặng nhọc, cùng với đó con người ngày càng ý thức cao trong việc tự nuôi dưỡng và chăm sóc bản thân, điều đó dẫn tới hiện tượng người cao tuổi trong nữa thế kỷ qua đã tăng nhanh, một kỷ nguyên người cao tuổi đang đến gần. Pháp lệnh của nhà nước Việt Nam ra ngày 12/5/2000 quy định người cao tuổi nam nước ta từ 60 tuổi trở lên và nữ từ 55 tuổi. [1] theo quan điểm y khoa và giáo dục thể chất, nói chung tuổi của con người cũng bắt đầu từ khoảng tuổi ấy. Trong những năm qua Đảng và nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm đến điều kiện sinh hoạt của người cao tuổi, đặc biệt trong các hoạt động về thể chất và tinh thần điều này được thể hiện trong điều 23 trong pháp lệnh người cao tuổi còn ghi “Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho người cao tuổi rèn luyện sức khỏe…” [1]

Dân số thế giới có xu hướng già, tuổi thọ ngày càng tăng. Tổ chức Y tế thế giới và theo đó, Hội người cao tuổi Việt Nam quy định người cao tuổi là người từ 60 tuổi trở lên. Tính đến ngày 21/1/2019, Việt Nam có hơn 97 triệu người, trong đó ước tính 8 triệu người từ 60 tuổi trở lên. Người Việt thọ trung bình 73 tuổi và tuổi thọ của người Việt Nam ngày càng tăng lên (Ykhoaviet.vn).

Trường thọ là niềm ao ước chung của loài người. Theo “Văn hiến Đông y” thì sự sống của con người có giới hạn nhất định, thường được gọi là “thiên niên” hay “tuổi trời” tức mức tuổi thọ tự nhiên mà con người có thể đạt tới. Người xưa cho rằng “tuổi trời” của con người có thể đạt tới vào khoảng 130 tuổi. Nhưng chỉ có khoảng 4 đến 10% người cao tuổi tự cho mình là còn khỏe mạnh. [9]

Một trong các điều băn khoăn nhiều của người cao tuổi là sức khỏe suy giảm, dễ bệnh tật. Nhiều học giả khẳng định, nếu khống chế được chứng u bướu thì tuổi thọ bình quân của con người sẽ tăng thêm từ 1 – 3 năm; khống chế được bệnh tim mạch thì tuổi thọ bình quân của con người có thể tăng thêm 7 năm nữa. Từ xa xưa loài người đã đấu tranh để sinh tồn và phát triển, qua kinh nghiệm thực tế đã tìm đến nhiều phương pháp với hi vọng duy trì sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Bởi vậy do lợi ích thiết thực về giữ gìn sức khỏe phòng chống bệnh tật, lão hóa nâng cao tuổi thọ tích cực nên người cao tuổi có nhu cầu tập luyện thể dục ngày càng cao, phong trào tập luyện thể dục của họ phát triển sâu rộng và thường xuyên. Trong đó dưỡng sinh là một trong các phương pháp hay nhất, hữu hiệu nhất đã đúc kết được, đến nay vẫn tồn tại và ngày càng phát triển dưới ánh sáng của khoa học. Như vậy, nếu làm tốt khâu dưỡng sinh, phòng chống mọi loại bệnh tật thì tuổi thọ của con người ngày càng tiến gần mức “tuổi trời”.

Dưỡng sinh ngày nay mang ý nghĩa “Văn hóa lối sống” dựa trên các đặc tính sinh học của cơ thể trong mối tương quan giữa cơ thể sống với môi trường tức giữa tự nhiên và xã hội. Dưỡng sinh lấy “tự nguyện” làm nguyên lý. Dưỡng sinh bao gồm nhiều nội dung như “Tu dưỡng tinh thần và nhân đức, ăn uống, làm dụng điều độ, thích nghi với thiên nhiên, thường xuyên vận động và rèn luyện thân thể” [11]

Trong tập luyện nhấn mạnh mục tiêu hài hòa giữa tinh thần và thể chất có vai trò chủ đạo. Vai trò của luyện tập về thể lực và trí lực đối với sức khỏe đã được thực tế cuộc sống và khoa học khẳng định. Các phương pháp tập luyện cổ truyền dân tộc từ xa xưa như: Khí công, Thái cực quyền,… đến nay vẫn còn được nghiên cứu ứng dụng ở nhiều nước.

Con người là vốn quý nhất và trong con người sức khỏe là vô giá. Hải thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác (thế kỷ 18) đã nêu cụ thể:

“Hàng ngày luyện khí chớ quên

Hít vào thanh khí độc liền thải ra

Làm cho khí huyết điều hòa

Tinh thần sảng khóa bệnh đà khó xâm”

Như vậy tập luyện TDTT là một trong những vấn đề hết sức quan trọng và nó mang lại rất nhiều lợi ích cho người tập. Nói về vai trò và tầm quan trọng của Thể dục thể thao. Ngày 27/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục với 148 chữ vàng: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi một người dân khỏe mạnh là góp phần cho cả nước mạnh khỏe… Vậy luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người yêu nước. Dân cường thì nước thịnh. Tôi mong đồng bào ta, ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi, ngày nào cũng tập”. [12]

Cùng với lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều năm qua thành phố Đà Nẵng đã và đang phát động phong trào tập luyện Thể dục thể thao trong toàn dân. Hiện nay thành phố Đà Nẵng có số lượng người cao tuổi ngày càng tăng tuy nhiên công tác xây dựng phong trào tập luyện thể dục, hoạt động sinh hoạt, vui chơi giải trí cho người cao tuổi còn ít, nhất là về vấn đề thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật.

Tại quận Cẩm Lệ với sự nổ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong quận, nền kinh tế đã có những bước tiến đáng kể. Tốc độ phát triển ngày càng tăng giá trị sản xuất cao. Lĩnh vực Văn hóa – Thể thao đạt được những kết quả tốt. Đời sống nhân dân được cải thiện trên nhiều mặt, đáp ứng được những yêu cầu nhiệm vụ của địa phương. Tuy nhiên vẫn còn nhiều mặt hạn chế như: Tổ chức bộ máy còn thiếu, đội ngũ cán bộ, huấn luyện viên, hướng dẫn viên còn thiếu và yếu dẫn đến các hoạt động TDTT mang tính phong trào, chưa đi vào chiều sâu, chưa trở thành động lực để phát triển các môn thể thao khác mà đặc biệt là hoạt động TDTT dành cho người cho người cao tuổi. Phong trào tập luyện TDTT trong quần chúng và Thể dục Dưỡng sinh (TDDS) cho người cao tuổi (NTC) duy trì, phát triển theo hướng tự phát chưa được tổ chức một cách phù hợp và khoa học.

Phân tích các công trình nghiên cứu có liên quan cho thấy, mặc dù các tác giả tại địa phương và trong nước đã rất quan tâm đến việc nâng cao sức khỏe cho NCT nói chung và các hoạt động TDTT cho NCT nói riêng, nhưng chưa có tác giả nào quan tâm đến việc phát triển phong trào tập luyện Thể dục Dưỡng sinh cho NCT tại quận Cẩm Lệ – TP Đà Nẵng nơi có đặc điểm tự nhiên và Kinh tế – Xã hội tương đối đặc thù. Để sớm khắc phục những tồn tại trên, nhằm phát triển phong trào tập luyện thể dục dưỡng sinh ngày càng được mở rộng hơn, có nhiều người tham gia hơn để tạo một sân chơi lành mạnh bổ ích cho NCT. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO TẬP LUYỆN THỂ DỤC DƯỠNG SINH CHO NGƯỜI CAO TUỔI TẠI QUẬN CẨM LỆ – THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG”.

  1. Mục đích nghiên cứu

Với sự phát triển của phòng trào Thể dục thể thao như hiện nay, cũng như là lợi ích mà Thể dục thể thao mang lại cho mọi người đặc biệt là cho NCT và nhu cầu, mức độ phát triển của phong trào Thể dục thể thao trên từng địa bàn. Đề tài tiến hành nghiên cứu thực trạng tập luyện TDDS tại quận Cẩm Lệ, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển phong trào tập luyện Thể dục dưỡng sinh cho NCT trên địa bàn quận Cẩm Lệ.

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO TẬP LUYỆN THỂ DỤC DƯỠNG SINH CHO NGƯỜI CAO TUỔI TẠI QUẬN CẨM LỆ - THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO TẬP LUYỆN THỂ DỤC DƯỠNG SINH CHO NGƯỜI CAO TUỔI TẠI QUẬN CẨM LỆ – THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
  1. Mục tiêu nghiên cứu

Để đạt mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài xác định giải quyết các mục tiêu nghiên cứu sau:

– Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng hoạt động tập luyện thể dục dưỡng sinh của NCT trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.

+ Thực trạng cơ cấu dân số của quận Cẩm Lệ – TP. Đà Nẵng.

+ Thực trạng số NCT tham gia tập luyện Thể thao của NCT tại quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.

+ Thực trạng tham gia tập luyện TDDS tại quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.

+ Nhu cầu tập luyện TDDS trong cộng đồng NCT.

+ Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho phong trào Thể dục dưỡng sinh tại quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.

+ Thực trạng đội ngũ cán bộ, Huấn luyện viên và hướng dẫn viên Thể dục dưỡng sinh hiện nay trên địa bàn.

+ Thực trạng về các bài tập Thể dục dưỡng sinh tại quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.

+ Thực trạng thành tích thi đấu TDDS của NCT quận Cẩm Lệ thành phố Đà Nẵng.

+ Đánh giá yếu tố khách quan ảnh hưởng đến phong trào Thể dục dưỡng sinh tại quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.

+Đánh giá các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến phong trào Thể dục dưỡng sinh tại quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.

– Mục tiêu 2: Lựa chọn giải pháp phát triển phong trào TDDS dành cho NCT trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.

+ Xác định các căn cứ, nguyên tắc và yêu cầu lựa chọn giải pháp nhằm phát triển phong trào TDDS NCT tại quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.

+ Xác định căn cứ lựa chọn giải pháp nhằm phát triển phong trào Thể dục dưỡng sinh cho NCT tại quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng

+ Tổ chức thực nghiệm một số giải pháp để đánh giá hiệu quả các giải pháp phát triển phong trào Thể dục dưỡng sinh hiện nay.

  1. Giả thuyết khoa học

Sau khi đánh giá được thực trạng phong trào tập luyện TDDS tại quận Cẩm Lệ. Đề tài sẽ lựa chọn được những giải pháp khách quan khoa học phù hợp với thực tiễn nhằm phát triển phong trào tập luyện TDDS quận Cẩm Lệ.

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

    1. 1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác TDTT

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn coi “Thể dục thể thao là một công tác cách mạng, trong mỗi giai đoạn, bước ngoặc của cách mạng, Đảng và Nhà nước đều có những chỉ thị, nghị quyết cần thiết để tổ chức, hướng dẫn hoạt động TDTT thực hiện tốt mục tiêu khôi phục và tăng cường sức khỏe của nhân dân lao động”. Vì “Bảo vệ và tăng cường sức khỏe của nhân dân là một vấn đề rất quan trọng, gắn liền với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội, với hạnh phúc của nhân dân. Đó là một trong những mối quan tâm hàng đầu của chế độ ta, là trách nhiệm cao quý của Đảng và Nhà nước nước ta…”: [1]

Không phải chỉ đến thời kỳ xây dựng Chủ nghĩa xã hội, Đảng và Nhà nước ta mới coi trọng công tác TDTT mà ngay từ trước cách mạng tháng tám, vị trí và vai trò của TDTT đã được xác định trong chương trình cứu nước của mặt trận Việt Minh vào tháng 03 năm 1941: “Cần phải khuyến khích và giúp đỡ nền TDTT quốc dân, làm cho nòi giống ngày thêm khỏe mạnh”. [28]

Chỉ năm tháng sau ngày cách mạng thành công, trong lúc đất nước còn phải đối phó với thù trong giặc ngoài, cũng như giặc đói, giặc dốt còn đang hoành hành, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 14 ngày 30/01/1946 thiết lập Nha Thể dục Trung ương nhằm “… tăng bổ sức khỏe quốc dân và cải tạo nòi giống Việt Nam”. Điều này cho thấy sự đánh giá cao của Đảng về công tác TDTT trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Ngày 27 tháng 3 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 33 thành lập Nha Thanh niên và Thể dục thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục. Cũng trong ngày này Báo Cứu quốc số 199 đăng bài “Sức khỏe và thể dục” của Người, thực chất bài báo đó là lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác Hồ. Lời kêu gọi rất ngắn gọn nhưng súc tích, nói lên đầy đủ mục tiêu, lợi ích, tác dụng của thể dục và nhiệm vụ của mọi người dân không phân biệt già, trẻ, trai gái, đối với việc rèn luyện thân thể. Bác đã nói rõ về tầm quan trọng của công tác TDTT đối với việc “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới”. Bác đặt nhiệm vụ cho toàn dân: “Luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước”. Lời kêu gọi của Bác được xem là một chỉ thị rất quan trọng, có ý nghĩa lịch sử đối với công tác TDTT của nước ta. [29]

Trong giai đoạn 1945 – 1975, cách mạng Việt Nam thực hiện hai nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở miền Bắc và tiến hành công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Công tác TDTT cũng được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo sâu sát phù hợp với từng giai đoạn của cách mạng.

Ngày 02/01/1958 Ban Bí thư trung ương Đảng đã ra chỉ thị 106, chỉ rõ phương hướng, nhiệm vụ mới của công tác TDTT và đề ra một số biện pháp lớn để tạo cơ sở cho phong trào TDTT quần chúng phát triển. Chỉ thị mở đầu như sau “Dưới chế độ chúng ta việc chăm sóc sức khỏe của nhân dân, tăng cường thể chất của nhân dân được coi là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng và chính phủ…”. Chỉ thị đã xác định công tác TDTT là biện pháp rất có hiệu quả trong việc nâng cao năng suất lao động, củng cố quốc phòng, chống bệnh tật, tăng cường nghị lực là một trong những phương pháp tốt để giáo dục nhân dân về tổ chức, kỷ luật và đoàn kết trong sự nghiệp của cách mạng.

Ngày 31/3/1960 trong thư gửi cho Hội nghị cán bộ TDTT toàn miền Bắc Bác Hồ đã căn dặn “Muốn giữ sức khỏe thì nên thường xuyên luyện tập TDTT, vì vậy chúng ta nên phát triển phong trào TDTT cho rộng khắp”. [1]

Phương hướng, nhiệm vụ công tác TDTT của Đảng được nêu lên một cách cơ bản và khác hoàn chỉnh tại Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng vào tháng 9 năm 1960. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng có đoạn: “Con người là vốn quý nhất của XHCN, Bảo vệ và bồi dưỡng sức khỏe con người là nghĩa vụ và mục tiêu cao quý của các ngành y tế và TDTT…”. Báo cáo cũng chỉ rõ cần phải phát động một phong trào vệ sinh phòng bệnh và phong trào TDTT yêu nước của quần chúng và biến thành một cuộc vận động thường xuyên liên tục và lâu dài. Ngoài ra, phải nổ lực đào tạo bồi dưỡng cán bộ y tế và cán bộ TDTT.

Để cụ thể hóa nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III về công tác TDTT, chính phủ đã liên tiếp ra các chỉ thị, nghị định: Chỉ thị số 336-TTg ngày 31/12/1960 của Thủ tướng chính phủ về việc đẩy mạnh công tác thể dục vệ sinh; chỉ thị số 38 CT-TW của Ban Bí thư trung ương Đảng ngày 28/02/1962 về tăng cường công tác thể thao quốc phòng; nghị định số 110/CP ngày 36/3/1962 ban hành chế độ rèn luyện thân thể theo tiêu chuẩn; nghị định số 109/CP ngày 29/9/1962 ban hành chế độ phân cấp vận động viên, trọng tài. [1]

Với sự hướng dẫn của nghị quyết đại hội III, phong trào TDTT ở miền Bắc, đặc biệt là phong trào thể dục vệ sinh cơ sở có bước phát triển mới, đạt được một số thành tích, góp phần tích cực vào việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe của nhân dân, nhất là đối với phụ nữ trong vai trò phục vụ sản xuất, chiến đấu, học tập, công tác và đời sống.

Ngày 26/8/1970, Ban Bí thư trung ương Đảng ra chỉ thị số 180 CT-TW về tăng cường công tác TDTT trong những năm tới. Chỉ thị đề ra phương hướng, nhiệm vụ, nội dung, phương châm và những biện pháp chính để tăng cường công tác TDTT phục vụ sự nghiệp giải phóng miền Nam, bảo vệ và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Chỉ thị nêu rõ “Phương hướng chung của công tác TDTT trong những năm tới là: Trên cơ sở làm thấu suốt đường lối và quan điểm TDTT của Đảng và Nhà nước và nhằm mục tiêu khôi phục và tăng cường sức khỏe nhân dân, góp phần tích cực phục vụ lao động sản xuất, phục vụ quốc phòng, phục vụ đời sống, phục vụ xây dựng con người mới, cần ra sức phát triển TDTT thành một phong trào có tinh thần quần chúng rộng rãi…”. [1]

Chỉ thị 180 có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác TDTT trong giai đoạn này đã tạo nên sự chuyển biến tốt cho phong trào nhất là phong trào ở cơ sở, giúp công tác TDTT phát triển đúng hướng, có nhiều thành tích và kinh nghiệm trong cuộc vận động đẩy mạnh phong trào TDTT ở cơ sở.

Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước sạch bong quân thù và cả nước tiến lên xây dựng CNXH. Ngày 18/11/1975 Ban Bí thư trung ương Đảng đã ra chỉ thị số 227 chỉ đạo công tác TDTT cho cả nước trong tình hình mới. Chỉ thị nêu rõ: Công tác TDTT cần phấn đấu vươn lên, đưa phong trào quần chúng rèn luyện thân thể vào nề nếp, pháp triển công tác TDTT có chất lượng, có tác dụng thiết thực nhằm mục tiêu “Khôi phục và tăng cường sức khỏe của nhân dân góp phần xây dựng con người mới phát triển toàn diện, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN, xây dựng một nền TDTT XHCN phát triển cân đối, có tính chất dân tộc, nhân dân và khoa học…”. Chỉ thị 227 là sự phát triển đường lối TDTT của Đảng trong giai đoạn mới của cách mạng là xây dựng XHCN trên phạm vi toàn quốc.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng là một bước ngoặt lớn trong đời sống chính trị của Đảng, toàn dân ta. Báo cáo Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng đã vạch ra một cách tương đối hoàn chỉnh đường lối cách mạng XHCN và xây dựng XHCN trong cả nước, chỉ rõ những nhiệm vụ của Đảng và nhân dân ta trong giai đoạn mới. Về công tác TDTT, báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương tại Đại hội đã xem mục tiêu “Bảo vệ và nâng cao sức khỏe của nhân dân” là một trong những mối quan tâm hàng đầu và là trách nhiệm cao quý của Đảng và Nhà nước ta, mà trước hết của ngành y tế và TDTT. Mục tiêu ấy được gắn liền với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ XHCN với hạnh phúc của nhân dân. Để thực hiện mục tiêu trên, nghị quyết Đại hội IV đã chỉ đạo cụ thể:

Công tác y tế và công tác TDTT phải tích cực góp phần nâng cao sức khỏe và bồi dưỡng thể lực của nhân dân, nhanh chóng khắc phục những hiệu quả của chiến tranh, những di hại của chủ nghĩa thực dân mới về mọi mặt xã hội. Phát triển mạnh mẽ phong trào TDTT quần chúng. Mở rộng công tác đào tạo và bồi dưỡng hướng dẫn viên, HLV, VĐV và cán bộ quản lý. Xúc tiến công tác nghiên cứu khoa học TDTT. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của TDTT.

Báo cáo chính trị và nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IV đã khẳng định vai trò quan trọng của cồn tác TDTT trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ chức Việt Nam XHCN trong giai đoạn mới.

Cùng với quá trình đổi mới và phát triển của đất nước qua các mặt, kinh tế, chính trị, xã hội… công tác TDTT cũng có những bước phát triển mạnh mẽ. Để kịp thời chỉ đạo công tác TDTT trong giai đoạn mới, ngày 24/3/1994 ban chấp hành trung ương Đảng đã chỉ thị số 36 CT/TW “Về công tác TDTT trong giai đoạn mới”. Chỉ thị đã nêu rõ những thành tựu cũng như các mặt còn hạn chế, lệch lạc của công tác TDTT trong thời gian qua và đề ra các phương hướng hoạt động trong thời gian tới. Chỉ thị xác định “Phát triển TDTT là một bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước, nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người…”. Chỉ thị cũng nêu rõ: “Mục tiêu cơ bản, lâu dài của công tác TDTT là hình thành nền TDTT phát triển và tiến bộ, góp phần nâng cao sức khỏe, thể lực, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân và phấn đấu đạt được vị trí xứng đáng trong các hoạt động thể thao quốc tế, trước hết là khu vực Đông Nam Á” [5]

Nhằm đẩy mạnh và nâng cao hơn nữa chất lượng hiệu quả công tác TDTT trong tình hình mới, báo cáo chính trị Đại hội Đảng lần thứ IX đã yêu cầu “Đẩy mạnh hoạt động TDTT, nâng cao thể trạng tầm vóc của người Việt Nam, phát triển phong trào TDTT quần chúng và mạng lưới cơ sở TDTT rộng khắp. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ VĐV thể thao thành tích cao, đưa thể thao Việt Nam lên trình độ chung trong khu vực Đông Nam Á và có vị trí cao trong nhiều bộ môn”.

Dưới sự quan tâm, lãnh đạo sâu sát của Đảng và Nhà nước, công tác TDTT đã phát triển ngày càng rộng rãi, mạnh mẽ và đúng hướng. Điều này đã thực sự góp phần nâng cao sức khỏe của nhân dân, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thắt chặt tình hữu nghị, sự hiểu biết, cảm thông giữa Việt Nam và các quốc gia, dân tộc khác trên thế giới.

    1. 1.2. Một số quan niệm về Thể dục dưỡng sinh
      1. 1.2.1. Khái niệm về dưỡng sinh

Dưỡng sinh là phương pháp đem lại sức khỏe về thể xác và tinh thần, giúp con người thành công, hạnh phúc trong cuộc sống qua “cái nhìn như thị” và hành động “thuận tự nhiên” thích ứng tình huống. [2]

a. Đối với hiện tượng giới

Khái niệm này bao gồm: Ăn uống, tập luyện, nghỉ ngơi, thư giản, an thần giải tỏa stress, thanh tịnh thân tâm, làm chủ ý nghĩ và tình cảm, sống chánh niệm và tỉnh giác, phá bỏ ngã chấp hòa hợp cái Một với cái Toàn diện. Nó cũng bao gồm các phương pháp luyện tập có năng lượng hoặc không có năng lượng, Tịnh ngoài Động trong, Động ngoài Tịnh trong và vượt trên Động Tịnh. Nó phối hợp giữa vận động cơ bắp, hơi thở, năng lượng Khí và kỹ thuật nhận biết tỉnh giác. Nó thăng hoa ý thức, chuyển hóa vô thức và trực nhập siêu thức, giao hòa năng lượng nhỏ bé của mình với năng lượng huyền diệu của Đại Vũ Trụ. Do tác dụng tăng cường sức khỏe và dụng ý điều khí điều trị bệnh. Nó còn có thể xem như là siêu thể dục hoặc phương pháp trị bệnh không dùng thuốc.

b. Đối với bản thể

Không có hành động dưỡng tức là dưỡng, thuận theo vận hành tự nhiên của trời đất là “Dưỡng”. Không có hành động sinh, không có sự sinh tức là sinh, như thị tức “Sinh”. Như vậy, động bên ngoài là để thích ứng với tình huống nhưng không mất cái tịnh bên trong. Trên nền tảng cái tịnh và sự nhận biết tỉnh giác mà hoạt động tự xuất hiện. Nên gọi là tri hành hợp nhất. Không có người tập dưỡng sinh, chỉ có trời đất biểu hiện qua cái yên lặng rỗng không mà thành.

      1. 1.2.2. Thế nào là Thể dục dưỡng sinh? [11]

Nếu đem bốn chữ Thể dục dưỡng sinh cắt ra làm hai, thì nguyên chữ

Thể dục là cách vận hành cơ bắp, gân cốt cho nãy nở, dẻo dai mà người phương Tây thường áp dụng trong đời sống hằng ngày, từ học đường đến ngoài xã hội, như một môn khoa học thường thức.

Thể dục dưỡng sinh là cách bảo tồn, dinh dưỡng sự sống luôn được khỏe mạnh, vui vẻ, hạnh phúc, trường thọ; nói như thế: Bàn đến dưỡng sinh là phải nghĩ ngay đến phần tinh thần, hay nói chính xác hơn là phần tâm linh.

Dưỡng sinh là Tìm Về, Tìm Vào, Tìm Lại bản thể của chính mình. Con người chúng ta luôn phải tất bật để tìm kế sinh nhai cho chính mình và gia đình, nhưng thực tế lại chẳng lo gì cho chính mình; mà lại dùng chính sức khỏe thể xác để phục vụ cho đồng tiền và những hào nhoáng vật chất hơn là tinh thần, làm cho sức khỏe đã không tăng tiến mà còn tàn lụi mau chóng hơn so với thời gian gặm mòn sức sống con người.

Ngày nay khoa học tiến bộ, hầu như máy móc đã làm thay thế con người lao động chân tay. Con người đã nghĩ rằng được nhàn hạ hơn; quả thật vậy, con người có nhàn hạ hơn về tay chân nhưng lại rất mệt nhọc về tinh thần: Một người nông dân cầm chiếc cày theo con trâu, xem ra khá cực nhọc về thể xác, nhưng sự lao tác giữa cánh đồng với không khí trong lành, tâm hồn thảnh thơi và vui tươi nghĩ đến những bông lúa nặng vàng trĩu trong vụ gặt hái sắp tới, và sự làm việc của người nông phu được tính từ khi mặt trời vừa mọc đến lúc hoàng hôn rồi lững thững cho trâu lên bờ, vác chiếc cày trở về thôn làng, mơ màng thấy làn khói lam chiều của vợ hiền trong bếp lửa thôn dã, trong tình tự thương yêu: “Đầu tôm nấu với ruột bầu, chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon”. Như thế, Trong sự lao tác của người nông dân đã có đủ: Thiên, Địa, Nhân hay: Khí, Ý, Lực trong phép dưỡng sinh. Sống vui, sống khỏe, sống có ích.

Thuật dưỡng sinh đã có từ rất lâu đời, lâu đến nổi không ai có thể khảo cứu được để biết nó đã có tự bao giờ, và từ đâu? Vì dưỡng sinh đã xuất phát từ nỗi ao ước của con người từ Đông sang Tây về thuật trường sinh bất tử, cải lão hoàn đồng; và từ những ước muốn này, con người theo thời gian đã nghiên cứu qua rất nhiều kinh nghiệm để sáng lập ra bộ môn TDDS như ngày nay. Điều này, chúng ta thấy thấp thoáng trong các câu chuyện Hi Lạp cổ đại, và còn có tính cách huyền bí, trong triết học Ấn Độ; tiêu biểu là những tư tưởng trong kinh Phệ Đà, ngay từ trước cả thời Đức Phật đản sanh, người ta đã thấy nhắc đến những vấn đề mang màu sắc của thuật dưỡng sinh. Từ khi Phật Giáo hình thành tại Ấn Độ, thì môn dưỡng sinh cũng trở nên cụ thể hơn với việc xây dựng nếp sống căn bản cho các tăng đoàn Phật giáo dựa trên nhiều nguyên tắc dưỡng sinh, mà ngày nay hầu như vẫn còn được áp dụng; chính nguyên tắc của ăn chay trường đã là khở điểm của tư tưởng dưỡng sinh, nhưng ngày nay đã bị biến chất? Tại Trung Hoa, người ta thấy những tư tưởng về dưỡng sinh ẩn hiện trong Kinh dịch hoắc Đạo Đức Kinh của Lão Tử, mà người ta hay liên tưởng có tín cách tôn giáo, cho đến khi giáo sư Ohsawa Nhật Bản sáng lập ra nguyên tắc dưỡng sinh của ông và đặt là Tân Dưỡng sinh Ohsawa.

Vậy Dưỡng sinh là gì? Dưỡng sinh là phương pháp giúp chúng ta nuôi dưỡng sự sống. Với những phương pháp này, nếu chuyên cần sẽ giúp cho sự sống chúng ta được phát triển theo hướng tối ưu nhất. [11]

Sự sống ở đây được hiểu theo nghĩa bao gồm cả tinh thần và thể chất. Bởi vì, thật không có ý nghĩa gì, nếu như duy trì thân thể cường tráng, mà tinh thần lại luôn phiền muộn, lo âu hay ngược lại, một thân thể bệnh hoạn, ốm đau thì chắc chắn tinh thần không thể lạc quan, yêu đời được.

Thế nên, Thể dục dưỡng sinh là cách Tìm Về, Tìm Lại, Tìm Vào chính bản thể của mình; như trong cách tìm phương hướng, thì điều đầu tiên người đi tìm phải xác định được điểm đứng của mình, rồi mới xuất phát đi tìm mục tiêu; mình chưa biết mình là ai, thì sẽ không vận dụng phương cách tập luyện cho chính xác được.

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO TẬP LUYỆN THỂ DỤC DƯỠNG SINH CHO NGƯỜI CAO TUỔI TẠI QUẬN CẨM LỆ - THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO TẬP LUYỆN THỂ DỤC DƯỠNG SINH CHO NGƯỜI CAO TUỔI TẠI QUẬN CẨM LỆ – THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Thể dục dưỡng sinh xem ra rất đơn giản, nhưng lại không đơn giản. TDDS không phải để chữa bệnh, mà tập để ngăn ngừa bệnh phát tác, vì bệnh tật là do các vi trùng, siêu vi trùng tấn công vào cơ thể, dù chúng có dùng những tuyệt chiêu của những thanh bảo kiếm thì cũng vô dụng, Vì toàn cơ thể đã được tôi luyện bởi TDDS, như có thành đồng, vách sắt che chở. Người bình thường nên tập Thể dục dưỡng sinh để cơ thể luôn được khỏe mạnh, chứ không chờ đến khi có bệnh mới đi tập. Lẽ dĩ nhiên, người đã bị bệnh cũng có thể tập TDDS, vì khi tập dưỡng sinh sẽ giúp cho con người thay đổi khí huyết, chấn chỉnh lại kinh mạch, khai thông các huyệt đạo, đem máu huyết đến tận cùng những nơi xa, nơi sâu của cơ thể; đặc biệt là vùng não bộ luôn có được đầy đủ Oxygen cung cấp, mà vùng não bộ chính là trung khu của thần kinh, liên đới chặt chẽ với các nội tạng trong cơ thể, ta đã biết có những người khi não bộ bị chết (coma), mà cơ thể có thể sống cả mười mấy năm; nhưng sống mà như chết và tốn kém về vật chất cũng như cần biết bao nhiêu sự phục dịch, như trường hợp của một bệnh nhân mà các cơ quan truyền thông đã nói đến trong những tháng ngày vừa qua.

TDDS đem lại cho con người sự sống vui, sống khỏe, sống trường thọ; nghĩa là giải trừ được vô số những bệnh tật từ thông thường đến nguy kịch, để chúng ta không phải làm phiền đến quý vị bác sĩ hằng tuần, hàng tháng, hay bệnh viện.

Ngoài ra, TDDS còn nhắm đến việc mang lại cả những chất liệu để nuôi dưỡng tinh thần, giúp chúng ta có một cuộc sống ý nghĩa hơn, cao thượng hơn. Bởi vì, từ rất xa xưa các bậc hiền thiết của nhân loại đã nhận ra một điều là chỉ những con người có nếp sống cao thượng mới có thể thực sự nếm trải được hạnh phúc trong cuộc sống.

      1. 1.2.3. Khái niệm phương pháp TDDS [3], [9], [27]

Phương pháp dưỡng sinh là một phương pháp tự luyện tập về tâm thần

lẫn thể chất, bao gồm ba phần là dinh dưỡng khoa học, thái độ tinh thần, và thực hiện các bài tập vận động cơ khớp, hô hấp, để đạt 4 mục đích: [11]

– Bồi bổ sức khỏe.

– Phòng bệnh.

– Góp phần từng bước chữa bệnh mãn tính.

– Tiến tới sống lâu và sống có ích.

Bốn mục đích này quan hệ hữu cơ với nhau. Sức khỏe được tăng lên thì phòng bệnh tốt hơn; sức khỏe tăng lên, đồng thời có phối hợp với thuốc khi cần thiết thì bệnh mãn tính từng bước sẽ được đầy lùi; từ đó có rất nhiều khả năng sống lâu, sống có ích hơn

    1. 1.3. Những quan niệm lớn về dưỡng sinh [7], [11]

Trong xã hội ngày nay, quan niệm về sức khỏe, mô thức y học, bệnh học đều có những thay đổi. Tổ chức Y tế Thế giới có những định nghĩa mới về sức khỏe như sau: Sức khỏe là một trạng thái kết hợp hoàn mỹ giữa sinh lý, tâm lý, điều kiện thích ứng xã hội và đạo đức xã hội. Định nghĩa này nhấn mạnh 4 nội dung: sinh lý, tâm lý, xã hội và môi trường sống cần hòa hợp thống nhất. Ở thế kỷ 21, khái niệm về sức khỏe bao gồm 6 chữ hợp thành: kiện, khang, trí, lạc, mỹ, đức.

Đặc điểm lớn nhất của dưỡng sinh Trung y là nhấn mạnh sự hòa hợp giữa thiên nhiên với con người, hòa hợp toàn diện. Phương pháp thực hiện có nhiều, xong về nguyên tắc có thể thu tóm lại số điểm sau đây:

      1. 1.3.1. Ứng thuận với thiên nhiên [7], [11]

Tư tưởng cơ bản của dưỡng sinh Trung y là: người và trời tương ứng, nói cụ thể: người và thiên nhiên, xã hội giữ vững sự thống nhất và hòa hợp cao độ. Thiên nhiên có năm mùa, có ngày tháng, đêm ngày. Quy luật chuyển động của vũ trụ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh lý và bệnh lý của con người. Từ đó, nguyên tắc của dưỡng sinh là thuận theo quy luật của thiên nhiên. Nếu ta không thuận ứng với quy luật này tất sẽ phát sinh nhiều vấn đề cho sức khỏe. Trong một năm bốn mùa, cảm xúc tinh thần, sinh hoạt, ăn ngủ, hành động đều theo đó mà thay đổi, theo đó mà xác định phương pháp dưỡng sinh của từng mùa.

Ngày nay xã hội ngày càng văn minh hiện đại làm cho thiên nhiên bị tàn phá và ô nhiễm. Cho nên việc bảo vệ môi trường thiên nhiên là vấn đề càng trở nên hết sức quan trọng.

      1. 1.3.2. Phương pháp điều dưỡng tinh thần [7], [11]

Tâm linh thư thái, lánh xa danh lợi, biết đủ thường vui. Xây dựng ý tưởng sống lành mạnh, đạo đức cao thượng, có cuộc sống đầy hy vọng và lạc thú là cơ sở tâm lý giữ vững sức khỏe.

– Tu thân dưỡng tính, các danh y nhiều đời nhấn mạnh: dưỡng sinh chớ quên dưỡng tính. Y học hiện đại nói rõ: tính cách của người có quan hệ mật thiết với sức khỏe và bệnh tật. Người có tính tình rộng mở, thái độ lạc quan, tâm lý vững vàng không mắc các bệnh tinh thần và mãn tính. Cho dù có mắc bệnh cũng dễ chữa trị, dễ bình phục. Tăng cường tu dưỡng tính cách, nâng cao tinh thần lạc quan, luôn có thái độ vui tươi đầy hy vọng. Xử thế rộng rãi với mọi người, thu xếp công việc của mình được hợp lý, tự nuôi dưỡng niềm hứng thú lành mạnh như đọc sách, đánh cờ, hội họa, âm nhạc v.v… Nhờ vậy mọi ưu phiền dễ dàng bị xóa tan, tinh thần thoải mái, thân thể khỏe mạnh.

– Tu dưỡng đạo đức. Người xưa cho rằng: tu dưỡng đạo đức là một nội dung chủ yếu của dưỡng sinh, nhấn mạnh: Dưỡng tính chớ quên dưỡng đức. Khổng tử dạy rằng: Đức nhuận thân, nhân dã thọ, đại đức bất đắc kỳ thọ (Đức đầy mình, người được thọ, đức lớn ắt sống lâu). Ngoài ra còn nên tham gia việc công ích xã hội thừa nhận, nhiều bạn bè quen biết gần xa làm cho tinh thần và tâm lý mình được sảng khoái, đúng như lời người xưa: Nhân dã thọ (người có nhân được thọ).

– Gạt bỏ ưu phiền. Trong cuộc sống va chạm hằng ngày ắt có ưu phiền, biết gạt bỏ là một “nghệ thuật” hết sức cần thiết. Phép dưỡng sinh cổ đại rất chú trọng gạt bỏ mọi ưu phiền làm cho người ta trở lại cân bằng thư thái. Ưu phiền được xem như một loại chất độc tinh thần cần chắt lọc, loại trừ.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN TDTT\NGUYEN PHAP DONG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *