Nghiên cứu lựa chọn ứng dụng bài tập phát triển sức bền tốc độ cho nam vđv bóng đá lứa tuổi 16 – 17

Nghiên cứu lựa chọn ứng dụng bài tập phát triển sức bền tốc độ cho nam vđv bóng đá lứa tuổi 16 - 17 Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ tỉnh Quảng Trị

Nghiên cứu lựa chọn ứng dụng bài tập phát triển sức bền tốc độ cho nam vđv bóng đá lứa tuổi 16 – 17 Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ tỉnh Quảng Trị

Lý do chọn đề tài

Bóng đá là môn thể thao được nhiều người hâm mộ nhất trên toàn thế giới và ở Việt nam điều này cũng không phải là ngoại lệ, bóng đá luôn thu hút được sự quan tâm, chú ý của đông đảo tầng lớp nhân dân.

Việc rèn luyện để tạo ra nền tảng thể lực tốt, nhất là, sức bền và tốc độ của vận động viên bóng đá là yếu tố cực kỳ quan trọng nếu muốn đạt được thành tích cao thường xuyên. Sở dĩ vẫn còn có những đội bóng, những vận động viên chưa đạt được thành tích cao thường xuyên trong thi đấu là vì sự chuẩn bị thể lực chung và chuyên môn chưa đáp ứng được so với yêu cầu; Vân đông viên còn yếu về tố chất sức bền và tốc độ.

Trong môn bóng đá tố chất sức bền và tốc độ đóng vai trò hết sức quan trọng. Sức bền tốc độ trong bóng đá là khả năng duy trì hoạt động trên sân của các cầu thủ trong thời gian dài, tức là các cầu thủ thực hiện một hoạt động nào đó, trong thời gian hoạt động mà khả năng duy trì tốc độ giảm không nhiều. Sức bền tốc độ là cơ sở cho vận động viên nắm vững những kỹ thuật, kỹ năng vận động nhằm nâng cao thành tích thi đấu. Vì vậy nếu tố chất này không được đảm bảo sẽ làm hạn chế khả năng thực hiện các ý đồ chiến thuật, thậm chí cả những pha phối hợp đơn giản. Không có sức bền tốc độ thì VĐV không thể hoàn thành được trận đấu với hiệu quả cao.

Qua quan sát tập luyện cũng như thi đấu của các VĐV tại Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ tỉnh Quảng Trị chúng tôi nhận thấy các VĐV chưa chú ý đến các bài tập thể lực nói chung và sức bền tốc độ nói riêng. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu lựa chọn ứng dụng bài tập phát triển sức bền tốc độ cho nam vđv bóng đá lứa tuổi 16 – 17 Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ tỉnh Quảng Trị”

Mục đích nghiên cứu

Thông qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đề tài tiến hành lựa chọn một số bài tập phát triển sức bền tốc độ, từ đó lựa chọn và ứng dụng trong thực tiễn huấn luyện cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 16 – 17 Trung tâm Đào tạo bóng đá trẻ tỉnh Quảng Trị để nhanh chóng phát triển theo kịp với trình độ thể thao của các tỉnh, thành, ngành trong cả nước.

Mục tiêu nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài xác định các mục tiêu sau:

Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng sức bền tốc độ cho nam vận động viên bóng đá lứa tuổi 16 – 17 Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ tỉnh Quảng Trị

Mục tiêu 2: Ứng dụng và đánh giá hiệu quả bài tập phát triển sức bền tốc độ cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 16 – 17 Trung tâm Đào tạo bóng đá trẻ tỉnh Quảng Trị.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1. Đặc điểm của môn bóng đá

2. Đặc điểm sức bền và sức bền tốc độ trong bóng đá

3. Các phương pháp phát triển sức bền và sức bền tốc độ trong bóng đá

4. Đặc điểm tâm – sinh lý lứa tuổi 16 – 17

Nghiên cứu lựa chọn ứng dụng bài tập phát triển sức bền tốc độ cho nam vđv bóng đá lứa tuổi 16 - 17 Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ tỉnh Quảng Trị
Nghiên cứu lựa chọn ứng dụng bài tập phát triển sức bền tốc độ cho nam vđv bóng đá lứa tuổi 16 – 17 Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ tỉnh Quảng Trị

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

2.1. Phương pháp nghiên cứu:

2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

2.1.2. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm

2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm

2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm

2.1.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.

2.1.6. Phương pháp toán học thống kê.

2.2. Tổ chức nghiên cứu

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu

– Chủ thể nghiên cứu: Bài tập phát triển sức bền tốc độ cho nam VĐV Bóng đá lứa tuổi 16 – 17 Trung tâm Đào tạo bóng đá trẻ tỉnh Quảng Trị

– Khách thể nghiên cứu: Các chuyên gia, HLV, giảng viên, VĐV Bóng đá Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ tỉnh Quảng Trị.

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu

– Đối tượng quan trắc: Nam VĐV bóng đá lứa tuổi 16 – 17 Trung tâm Đào tạo bóng đá trẻ tỉnh Quảng Trị

– Qui mô nghiên cứu, bao gồm:

+ Số lượng mẫu nghiên cứu: 20 nam VĐV bóng đá lứa tuổi 16 – 17 Trung tâm Đào tạo bóng đá trẻ tỉnh Quảng Trị

+ Phạm vi không gian nghiên cứu: Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ tỉnh Quảng Trị và Trường Đại học TDTT .

+ Phạm vi thời gian nghiên cứu: Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 04/2020 đến 08/2021

2.3. Kế hoạch nghiên cứu

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đánh giá thực trạng trình độ sức bền tốc độ cho nam VĐV Bóng đá lứa tuổi 16 – 17 Trung tâm Đào tạo bóng đá trẻ tỉnh Quảng Trị

3.1.1. Thực trạng huấn luyện sức bền tốc độ cho nam vận động viên bóng đá lứa tuổi 16 – 17 Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ tỉnh Quảng Trị

Để tìm hiểu thực trạng kế hoạch huấn luyện cũng như huấn luyện sức bền tốc độ cho nam vận động viên bóng đá lứa tuổi 16 – 17 Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ tỉnh Quảng Trị, đề tài đã tiến hành quan sát và trực tiếp tìm hiểu tiến trình, kế hoạch huấn luyện của đơn vị. Kết quả đề tài trình bày ở biểu đồ 1.

Biểu đồ 1. Kế hoạch huấn luận tố chất thể lực

Trong khi đó, thời gian huấn luyện sức bền tốc độ chiếm tỷ lệ 17.16%. Như vậy, theo đề tài thì thời gian huấn luyện sức bền tốc độ cho nam vận động viên bóng đá lứa tuổi 16 – 17 Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ tỉnh Quảng Trị về cơ bản kế hoạch huấn luyện này đã lạc hậu so với thời điểm hiện tại bây giờ. Bởi vì, thông qua nghiên cứu cơ sở lý luận (như trình bày tại chương I) thì tố chất sức bền tốc độ là cơ sở để phát triển sức bền chuyên môn và sức bền chung nhưng với tỷ lệ 48.04% là quá thấp phân bổ chưa hợp lý đã dẫn tới sự phát triển sức bền tốc độ cho nam vận động viên bóng đá lứa tuổi 16 – 17 Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ tỉnh Quảng Trị còn nhiều hạn chế.

3.1.2. Thực trạng việc sử dụng bài tập phát triển sức bền tốc độ cho nam vận động viên Bóng đá lứa tuổi 16 – 17 Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ tỉnh Quảng Trị

Để đánh giá thực trạng việc sử dụng bài tập phát triển sức bền tốc độ cho nam VĐV Bóng đá lứa tuổi 16 – 17 Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ tỉnh Quảng Trị chúng tôi tiến hành quan sát các buổi tập phát triển sức bền tốc độ để tìm ra các bài tập thường được sử dụng trong huấn luyện sức bền tốc độ cho VĐV. Kết quả được trình bày ở bảng 1.

Bảng 1. Thực trạng việc sử dụng bài tập phát triển sức bền tốc độ của trung tâm đào tạo Bóng đá, tỉnh Quảng Trị (n = 30)

TTCác bài tậpCó sử dụngKhông sử dụng
mi%mi%
1Chạy 5 x 30m1280320
2Hai người tranh cướp bóng sút cầu môn1280320
3Sút bóng liên tục 10 quả 2 chân có đà960640
4Bật liên tục lên xuống bục cao 25 – 30cm1280320
5Dẫn bóng luồn cọc 30 x 2 lần960640
6Chạy 200; 400m960640
7Dẫn bóng chạy chéo nửa sân sút cầu môn960640
8Dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn855745
9Chạy 4 lần 100m855745
10Bật nhảy tại chỗ bằng 2 chân1280320
11Chuyền bóng xa giữa 2 người640960
12Nhảy lò cò 1 chân 20m960640

Từ kết quả ở bảng 1 cho thấy: Có 12 bài tập thường được các HLV sử dụng để phát triển sức bền tốc độ cho VĐV Bóng đa, cũng là các bài tập để phát triển sức bền tốc độ cho nam VĐV Bóng đá lứa tuổi 16 – 17 phần lớn là các bài tập đã được sử dụng trong nhiều năm qua và cho đến nay những bài tập đó không còn phù hợp với xu hướng phát triển của bóng đá hiện đại. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính góp phần làm giảm sút thể lực của VĐV, trong đó có sức bền tốc độ.

3.1.3. Lựa chọn test đánh giá sức bền tốc độ cho nam vận động viên Bóng đá lứa tuổi 16-17 trung tâm đào tạo bóng đá trẻ tỉnh Quảng Trị

3.1.3.1. Cơ sở lý luận lựa chọn các test đánh giá năng lực sức bền tốc độ cho nam vđv Bóng đá cho đối tượng nghiên cứu

Cơ sở lựa chọn test đánh giá sức bền tốc độ cho nam VĐV Bóng đá đã thu hút được sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Qua phân tích và tổng hợp tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, đồng thời qua tìm hiểu thực trạng công tác huấn luyện Bóng đá nói chung và huấn luyện thể lực nói riêng tại các Trung tâm đào tạo VĐV trẻ, các trường năng khiếu TDTT trên phạm vi toàn quốc, đề tài đã lựa chọn được tổng số 11 test đánh giá năng lực sức bền tốc đọ cho các VĐV Bóng đá 16 – 17. Các test được lựa chọn đều đảm bảo các tiêu chuẩn trên về góc độ sư phạm bao gồm: 1. Chạy xuất phát cao 5 x 30m (s); 2. Chạy đổi hướng theo hiệu lệnh trong 2 phút; 3. Chạy ziczắc 5 x 30m (s); 4. Chạy 100m (s); 4. Test Cooper (m); 5. Sút bóng liên tục 10 quả chạy đà 5m (s); 6. Di chuyển bật nhảy đánh đầu; 7. Chạy xuất phát cao ở các cự ly 20m,40m,60m; 8. Bật liên tục lên xuống bục cao 20 – 30 cm; 9. Dẫn bóng tốc độ 30m lặp lại 3 lần (s); 10. Dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn 30m x 2 lần; 11. Thi đấu cầu môn nhỏ với điều kiện; 12. Chạy vượt chướng ngại vật sút bóng vào cầu môn.

3.1.3.2. Cơ sở thực tiễn lựa chọn Test đánh giá năng lực sức bền tốc độ cho đối tượng nghiên cứu

Nhằm xác định cơ sở thực tiễn lựa chọn các test đánh giá năng lực sức bền tốc độ cho nam vận động viên Bóng đá lứa tuổi 16 – 17 trung tâm đào tạo Bóng đá trẻ tỉnh Quảng Trị, đề tài tiến hành phỏng vấn (2 lần, mỗi lần cách nhau 30 ngày) các chuyên gia, trọng tài, cán bộ quản lý, HLV trực tiếp làm công tác giảng huấn luyện VĐV bóng đá. Đối tượng phỏng vấn là 35 chuyên gia, trọng tài, cán bộ quản lý, HLV tại Trung tâm huấn luyện tỉnh Quảng Trị; Trung tâm huấn luyện thể thao và Trung tâm TDTT Thừa Thiên Huế… Cụ thể kết quả Kết quả phỏng vấn (2 lần) được trình bày tại biểu đồ 2.

Biểu đồ 2: Tỷ lệ thành phần đối tượng phỏng vấn

Để lựa chọn test đánh giá sức bền tốc độ cho nam vận động viên Bóng đá lứa tuổi 16 – 17 trung tâm đào tạo bóng đá trẻ tỉnh Quảng Trị đề tài đã tiến hành phỏng vấn, quy định mức điểm tương ứng với mức độ ưu tiên như sau: 5 điểm: Rất quan trọng; 4 điểm: Quan trọng; 3 điểm: Bình thường; 2 điểm: Ít quan trọng; 1 điểm: Không quan trọng. Kết quả phỏng vấn (2 lần) được trình bày tại bảng 3.

Bảng 3. Kết quả phỏng vấn lựa chọn test đánh giá sức bền tốc độ cho nam vận động viên Bóng đá lứa tuổi 16 – 17 trung tâm đào tạo bóng đá trẻ tỉnh Quảng Trị (n = 35)

STTNội dung TESTPhiếu đợt 1Phiếu đợt 2Tổng

điểm

Mức ưu tiênTổng điểmMức ưu tiênTổng

điểm

1Chạy xuất phát cao 5 x 30m (s) 30321682843165166.5
2Chạy đổi hướng theo hiệu lệnh trong 2 phút1044161111964106107109
3Sút bóng cầu môn 10 quả liên tục78785952861189092.5
4Chạy ziczắc 5 x 30m (s)2192315123921154152
5Chạy 100m (s) x 3 lần28321652843165161.5
6Chạy xuất phát cao ở các cự ly 20m,40m,60m38888952861189092.5
7Test Cooper (m)239231162228221151154,5
8Bật liên tục lên xuống bục cao 20 – 30 cm87710311278785109110.5
9Dẫn bóng tốc độ 30m lặp lại 3 lần (s)239231164228221153158,5
10Dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn 30m x 2 lần2192315323921159156
11Thi đấu cầu môn nhỏ với điều kiện77710410878785109108.5
12Sút bóng liên tục 10 quả chạy đà 5m (s)107153129710936114121.5

Từ kết quả bảng 2 và bảng 3 cho thấy: trong thực tiễn huấn luyện sức bền tốc độ cho nam vận động viên Bóng đá lứa tuổi 16 – 17 trung tâm đào tạo Bóng đá trẻ tỉnh Quảng Trị, hầu hết các HLV thường lựa chọn sử dụng 7 test để đánh giá sức bền tốc độ (chiếm ≥ 150 điểm) và các HLV, trọng tài, chuyên gia, các nhà quản lý chủ yếu chọn với mức điểm cao từ 4 – 5 điểm tương ứng với quan trọng và rất quan trọng, bao gồm: 1. Chạy xuất phát cao 5 x 30m (s); 2. Chạy ziczắc 5 x 30m (s); 3. Chạy 100m x 3 lần; 4. Test Cooper (m); 5. Dẫn bóng tốc độ 30m lặp lại 3 lần (s); 6. Dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn 30m x 2 lần; 7. Sút bóng liên tục 10 quả chạy đà 5m (s)

Các test còn lại có số ý kiến lựa chọn chỉ với ≤ 110,5 điểm. Hay các chuyên gia, HLV, trọng tài, cán bộ quản lý cho rằng không nên sử dụng các test này trong quá trình đánh giá sức bền chung cho đối tượng nghiên cứu.

Nghiên cứu lựa chọn ứng dụng bài tập phát triển sức bền tốc độ cho nam vđv bóng đá lứa tuổi 16 - 17 Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ tỉnh Quảng Trị
Nghiên cứu lựa chọn ứng dụng bài tập phát triển sức bền tốc độ cho nam vđv bóng đá lứa tuổi 16 – 17 Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ tỉnh Quảng Trị

3.1.3.3. Xác định tính thông báo và kiểm nghiệm độ tin cậy của các test trên đối tượng nghiên cứu

Để đảm bảo tính khoa học khi đưa các Test vào kiểm tra sức bền tốc độ, đề tài xác định hệ số tương quan trực tiếp giữa kết quả kiểm tra của 7 Test đánh giá sức bền tốc độ cho nam vận động viên Bóng đá lứa tuổi 16 – 17 trung tâm đào tạo bóng đá trẻ tỉnh Quảng Trị với kết quả được trình bày ở bảng 4.

Bảng 4. Hệ số tương quan kết quả lập test đánh giá sức bền tốc độ cho nam vận động viên bóng đá lứa tuổi 16 – 17 trung tâm đào tạo bóng đá trẻ tỉnh Quảng Trị (n = 20)

TTTestKết quả kiểm tra
Lứa tuổi 16Lứa tuổi 17
rPrP
1Chạy xuất phát cao 5 x 30m (s)0.82< 0.050.82< 0.05
2Chạy ziczắc 5 x 30m (s)0.83< 0.050.83< 0.05
3Chạy 100m x 3 lần0.84<0.050.84<0.05
4Test Cooper (m)0.81< 0.050.81< 0.05
5Dẫn bóng tốc độ 30m lặp lại 3 lần (s)0.82< 0.050.82< 0.05
6Dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn 30m x 2 lần0.82< 0.050.83< 0.05
7Sút bóng liên tục 10 quả chạy đà 5m (s)0.83< 0.050.81< 0.05

Từ kết quả bảng 4 cho thấy 7 Test có mối tương quan chặt chẽ với thành tích của nam VĐV bóng đá lứa tuổi 16 – 17 được đề tài sử dụng lựa chọn được 7 Test đánh giá sức bền tốc độ cho nam vận động viên bóng đá lứa tuổi 16 – 17 Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ tỉnh Quảng Trị, đó là các Test: 1. Chạy xuất phát cao 5 x 30m (s); 2. Chạy ziczắc 5 x 30m (s); 3. Chạy 100m x 3 lần; 4. Test Cooper (m); 5. Dẫn bóng tốc độ 30m lặp lại 3 lần (s); 6. Dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn 30m x 2 lần; 7. Sút bóng liên tục 10 quả chạy đà 5m (s).

3.1.3.4. Kiểm nghiệm độ tin cậy của các Test trên đối tượng nghiên cứu

Sau khi xác định được 7 Test đánh giá sức bền tốc độ cho đối tượng nghiên cứu đảm bảo tính thông báo, đề tài tiếp tục xác định độ tin cậy của Test bằng phương pháp tương quan trực tiếp. Kết quả được trình bày tại bảng 5.

Bảng 5. Xác định độ tin cậy kết quả lập test đánh giá sức bền tốc độ cho nam vận động viên bóng đá lứa tuổi 16 – 17 trung tâm đào tạo bóng đá trẻ tỉnh Quảng Trị (n = 20)

TTTest kiểm traLứa tuổi 16Lứa tuổi 17
Mean±SDrMean±SDr
1Chạy xuất phát cao 5 x 30m (s)4.250.300.834.140.240.86
2Chạy ziczắc 5 x 30m (s)6.350,30.846.250.330.84
3Chạy 100m x 3 lần13.560.260.8113.470.290.83
4Test Cooper (m)295425.230.843028.224,730.81
5Dẫn bóng tốc độ 30m lặp lại 3 lần (s)4.950.250.854.940.260.82
6Dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn 30m x 2 lần7.230.410.846.820.450.85
7Sút bóng liên tục 10 quả chạy đà 5m (s)45.680.420.8344.260.430.83

Qua bảng 5 cho thấy, ở cả 7 Test đều có mối tương quan mạnh, với r từ ở ngưỡng P < 0.05 thỏa mãn yêu cầu r ≥ 0.71 (ngưỡng P < 0.05), có nghĩa là các Test được chọn đảm bảo độ tin cậy để sử dụng đánh giá sức bền tốc độ cho nam vận động viên bóng đá lứa tuổi 16 – 17 trung tâm đào tạo bóng đá trẻ tỉnh Quảng Trị. Vậy chúng đảm bảo độ tin cậy và cho phép sử dụng được.

Như vậy, thông qua nghiên cứu, tổng hợp tài liệu chuyên môn và phỏng vấn các giáo viên, giảng viên, chuyên gia, huấn luyện viên, cũng như xác định tính thông báo và độ tin cậy của các Test, cho phép đề tài sử dụng 7 Test: 1. Chạy xuất phát cao 5 x 30m (s); 2. Chạy ziczắc 5 x 30m (s); 3. Chạy 100m x 3 lần; 4. Test Cooper (m); 5. Dẫn bóng tốc độ 30m lặp lại 3 lần (s); 6. Dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn 30m x 2 lần; 7. Sút bóng liên tục 10 quả chạy đà 5m (s)

3.1.3.5. Thực trạng sức bền tốc độ của nam vđv Bóng đá lứa tuổi 16 – 17 Trung tâm đào tạo tỉnh Quảng trị

Sau khi lựa chọn được các test đánh giá sức bền tốc độ, đề tài tiến hành kiểm tra trên đối tượng nghiên cứu là 20 VĐV Bóng đá lứa tuôi 16 – 17 Trung tâm đào tạo tỉnh Quảng Trị. Để đánh giá khách quan thực trạng sức bền tốc độ, đề tài tiến hành đánh giá thông qua 7 test đã được lựa chọn. Kết quả thu được trình bày ở bảng 6

Bảng 6. Thực trạng sức bền tốc độ nam vận động viên Bóng đá lứa tuổi 16 – 17 Trung tâm đào tạo tỉnh Quảng trị

TTTest kiểm traLứa tuổi 16Lứa tuổi 17
Mean±SDCvMean±SDCv
1Chạy xuất phát cao 5 x 30m (s)4.250.307.064.140.245.80
2Chạy ziczắc 5 x 30m (s)6.350,34.726.250.335.28
3Chạy 100m x 3 lần13.520.261.9213.480.292.15
4Test Cooper (m)295425.230.853028.224.730.82
5Dẫn bóng tốc độ 30m lặp lại 3 lần (s)4.950.257.264.940.267.04
6Dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn 30m x 2 lần7.230.415.676.820.456.60
7Sút bóng liên tục 10 quả chạy đà 5m (s)45.680.420.9244.260.430.97

Từ kết quả tại bảng 7 cho thấy, nếu xét chỉ số trung bình () thì kết quả thực hiện các test của VĐV Bóng đá Trung tâm Đào tạo tỉnh Quảng trị đều thấp. Như vậy, có thể đánh giá năng lực sức bền tốc độ của VĐV Bóng đá lứa tuổi 16 – 17 Trung tâm đào tạo tỉnh Quảng Trị còn hạn chế.

3.1.3.6. Đánh giá kết quả sức bền tốc độ của nam vận động viên bóng đá lứa tuổi 16 – 17 Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ tỉnh Quảng Trị

Bằng phương pháp quan sát sư phạm (theo dõi qua hình thức tập luyện và thi đấu của các VĐV) chúng tôi nhận thấy sức bền tốc độ của các em mới ở mức trung bình, có một số em còn ở mức yếu đặc biệt là sức bền tốc độ. Điều đó được thể hiện rất rõ ở những lần đua nước rút, tranh cướp bóng, rướn bóng và thường xảy ra hiện tượng chuột rút… chính sự yếu kém đó đã có ảnh hưởng không ít tới việc thực hiện các động tác kỹ thuật, khả năng phối hợp tấn công.

Để mức độ đánh giá mang tính thực tiễn hơn chúng tôi đã tiến hành so sánh khả năng sức bền tốc độ của đội bóng đá Quảng Trị với đội bóng đá Huế ở lứa tuổi 16 – 17 bằng 7 test kiểm tra: 1. Chạy xuất phát cao 5 x 30m (s); 2. Chạy ziczắc 5 x 30m (s); 3. Chạy 100m x 3 lần; 4. Test Cooper (m); 5. Dẫn bóng tốc độ 30m lặp lại 3 lần (s); 6. Dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn 30m x 2 lần; 7. Sút bóng liên tục 10 quả chạy đà 5m (s). Kết quả được thể hiện ở bảng 7.

Bảng 7. So sánh kết quả kiểm tra sức bền tốc độ của hai đội bóng đá Quảng Trị và Huế lứa tuổi 16 – 17 (n = 20)

TTTestQuảng TrịHuế
Mean±SDMean±SD
1Chạy xuất phát cao 5 x 30m (s)4.250.304.200.24
2Chạy ziczắc 5 x 30m (s)6.350.306.290.33
3Chạy 100m x 3 lần13.470.2613.430.26
4Test Cooper (m)3028.224.73295925.23
5Dẫn bóng tốc độ 30m lặp lại 3 lần (s)4.950.254.900.21
6Dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn 30m x 2 lần7.230.417.180.45
7Sút bóng liên tục 10 quả chạy đà 5m (s)45.680.4241.260.43

Qua bảng 7 chúng tôi nhận thấy sức bền tốc độ của các cầu thủ bóng đá Quảng Trị còn kém so với các cầu thủ đội bóng Huế. Sự yếu kém về thể lực nói chung mà đặc biệt là sức bền tốc độ của nam vận động viên bóng đá lứa tuổi 16 – 17 Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ tỉnh Quảng Trị do nhiều nguyên nhân nhưng đáng kể nhất là trong quá trình huấn luyện còn một số điểm chưa hợp lý.

– Việc đánh giá trình độ thể lực của VĐV không có sự khác biệt đáng kể trong từng chu kỳ huấn luyện.

– Các bài tập hiện đang được sử dụng để phát triển thể lực cho VĐV phần lớn đã được sử dụng trong nhiều năm qua. trong đó có một số bài tập đã không còn phù hợp với xu hướng phát triển của bóng đá hiện đại.

– Việc sử dụng thời gian để phát triển các tố chất thể lực là chưa hợp lý (thời gian thực hiện quá ngắn). Thông thường để phát triển một số tố chất thể lực trong một buổi tập thì phải cần thời gian từ 25 – 30 phút nhưng khoảng thời gian mà ban huấn luyện dành cho việc phát triển thể lực cho nam vận động viên bóng đá lứa tuổi 16 – 17 Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ tỉnh Quảng Trị chỉ từ 15 – 20 phút.

– Việc sử dụng các bài tập nhằm phát triển sức bền tốc độ cho VĐV không hợp lý và có mâu thuẫn.

– Những nguyên nhân trên đã góp phần nào vào sự giảm sút về thể lực của VĐV trong quá trình huấn luyện trong đó có sức bền tốc độ. Vì vậy việc nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức bền tốc độ cho VĐV là hết sức quan trọng và cần thiết.

3.2. Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức bền tốc độ cho nam vận động viên bóng đá lứa tuổi 16 – 17 Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ tỉnh Quảng Trị

3.2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn chọn lựa các bài tập phát triển cức mạnh tốc độ cho vận động viên Bóng đá lứa tuổi 16 – 17 Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ tỉnh Quảng Trị

Với mục đích lựa chọn được bài tập đặc trưng nhằm phát triển sức bền tốc độ cho nam vận động viên bóng đá lứa tuổi 16 – 17 Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ tỉnh Quảng Trị. Chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:

– Phân tích tổng hợp tài liệu chuyên môn nhằm làm rõ cơ sở lý luận của hệ thống các bài tập cũng như việc xác định các bài tập liên quan mật thiết đến phát triển sức bền tốc độ của nam vận động viên Bóng đá lứa tuổi 16 – 17

– Phỏng vấn chuyên gia nhằm làm rõ cơ sở thực tiễn của các bài tập. đồng thời ứng dụng phương pháp toán học thống kê để lựa chọn bài tập phù hợp với các yếu tố liên quan đến sức bền tốc độ của VĐV Bóng đá, qua đó chúng tôi xác định các nguyên tắc lựa chọn bài tập phát triển sức bền tốc độ gồm:

– Nguyên tắc 1: Các bài tập lựa chọn phải đảm bảo tính hợp lý nghĩa là nội dung. hình thức và khối lượng vận động phải phù hợp với đặc điểm đối tượng.

– Nguyên tắc 2: Các bài tập phải có tính đa dạng tạo hứng thú tập luyện cho các VĐV.

– Nguyên tắc 3: Các bài tập được lựa chọn phải có định hướng phát triển sức bền tốc độ rõ rệt nhằm tác động trực tiếp vào các nhóm cơ chủ yếu tham gia vào hoạt động kỹ. chiến thuật trong bóng đá.

– Nguyên tắc 4: Bài tập phải có tính hiệu quả nghĩa là các bài tập phải nâng cao tương đối nhanh năng lực sức bền tốc độ cho các VĐV.

– Nguyên tắc 5: Các bài tập phải có tính đa dạng tạo hứng thú tập luyện cho các VĐV. Việc lựa chọn các bài tập phải đảm bảo tính khả thi nghĩa là các bài tập có thể thực hiện được trên đối tượng nam VĐV bóng đá trẻ Quảng Trị và phải phù hợp với điều kiện tập luyện của tỉnh

– Nguyên tắc 6: Các bài tập phải có tính tiếp cận xu hướng sử dụng các biện pháp và phương pháp huấn luyện sức bền tốc độ hiện đại.

3.2.2. Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức bền tốc độ cho nam VĐV Bóng đá lứa tuổi 16 – 17 Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ tỉnh Quảng Trị

Thông qua việc phân tích các tài liệu chuyên môn chúng tôi xác định được 14 bài tập. Để xác định cơ sở thực tiễn của các bài tập chúng tôi tiến hành phỏng vấn các nhà chuyên môn. giáo viên. huấn luyện viên để xác định được những bài tập phù hợp với những yêu cầu của công tác huấn luyện. Với số phiếu phát ra là 35 thu về là 35. kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 9.

Bảng 9. Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập phát triển sức bền tốc độ cho nam vận động viên Bóng đá lứa tuổi 16 – 17 Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ tỉnh Quảng Trị (n = 35)

TTNội dung bài tậpPhiếu đợt 1Phiếu đợt 2Tổng điểm
Mức ưu tiênTổng điểmMức ưu tiênTổng

điểm

1Chạy xuất phát cao 5 x 30m (s)30321682843165166.5
2Chạy biến tốc 100m239231161228221152154.5
3Chạy đổi hướng theo hiệu lệnh trong 2 phút1044161111964106107109
4Chạy 25m gấp khúc78785952861189092.5
5Di chuyển bật nhảy đánh đầu2192315123921154152
6Chạy xuất phát cao ở các cự ly 5 x 20m; 40m; 60m38888952861189092.5
7Bật liên tục lên xuống bục cao 20 – 30cm239231162228221151154.5
8Dẫn bóng tốc độ 5 lần x 30m87710311278785109110.5
9Phối hợp dẫn chuyền bóng cho nhau239231164228221153158.5
10Đá bóng từ 20 m bằng lòng bàn chân thuận và chân không thuận vào cầu môn (10 lần)2192315323921159156
11Dẫn bóng dọc biên tốc độ cao chuyền vào 5m5077710410878785109108.5
12Bài tập phối hợp hai người di chuyển vòng qua cọc kết hợp với bóng107153129710936114121.5
13Thi đấu cầu môn nhỏ với điều kiện2192315423921158155
14Chạy vượt chướng ngại vật sút bóng cầu môn Sút2192315323921159156
15Dẫn bóng 30 m luồn cọc sút cầu môn ngoài vòng 16m50(s)2192315323921159156

Từ kết quả bảng 9 cho ta thấy: Các bài tập phát triển sức bền tốc độ cho các VĐV bóng đá mà các nhà chuyên môn, giáo viên. HLV bóng đá ưu tiên lựa chọn mang đầy đủ tính toàn diện và hoàn toàn phù hợp với VĐV lứa tuổi 16 – 17.

Thông qua phiếu phỏng vấn chúng tôi đã lựa chọn ra được 12 bài tập mà các HLV. giáo viên ưu tiên sử dụng.

Nghiên cứu lựa chọn ứng dụng bài tập phát triển sức bền tốc độ cho nam vđv bóng đá lứa tuổi 16 - 17 Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ tỉnh Quảng Trị
Nghiên cứu lựa chọn ứng dụng bài tập phát triển sức bền tốc độ cho nam vđv bóng đá lứa tuổi 16 – 17 Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ tỉnh Quảng Trị

Bài tập 1: Chạy xuất phát cao 5 x 30m (s)

Bài tập 3: Chạy đổi hướng theo hiệu lệnh trong 2 phút

Bài tập 4: Chạy 25m gấp khúc

Bài tập 5: Di chuyển bật nhảy đánh đầu

Bài tập 6: Chạy xuất phát cao các cự ly 20; 40; 60m (s)

Bài tập 7: Dẫn bóng tốc độ 3 x 30m

Bài tập 8: Dẫn bóng dọc biên tốc độ cao chuyền vào 5m50

Bài tập 9: Phối hợp dẫn. chuyền bóng cho nhau

Bài tập 10: Phối hợp hai người di chuyển vòng qua cọc kết hợp với bóng

Bài tập 11: Sút bóng cầu môn 10 quả liên tục

Bài tập 12: Thi đấu cầu môn nhỏ với điều kiện

Bài tập 14: Dẫn bóng 30 m luồn cọc sút cầu môn ngoài vạch 16m50 (s):

Bài tập 15: Đá bóng chuẩn từ 20 m bằng lòng bàn chân thuận và chân không thuận vào

Trên cơ sở xác định được bài tập phát triển sức bền tốc độ cho VĐV bóng đá lứa tuổi 16 – 17 tỉnh Quảng Trị chúng tôi tiếp tục phỏng vấn để xác định mức độ ưu tiên sử dụng số buổi tập trong một tuần, thời gian của một buổi tập trong quá trình huấn luyện sức bền tốc độ với số phiếu phát ra là 30. thu về 30. Kết quả được trình bày tại bảng 10 và 11.

Số buổi tậpMức độ
Tán thànhTỷ lệ

%

Không tán thànhTỷ lệ %
1 buổi3102790
2 buổi6202480
3 buổi2170930
4 buổi132997
5 buổi0030100
6 buổi0030100

Bảng 10. Kết quả phỏng vấn sử dụng số buổi tập trong mỗi tuần huấn luyện sức bền tốc độ cho nam vđv bóng đá lứa tuổi 16 – 17 Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ tỉnh Quảng Trị (n = 30)

Thông qua bảng 10 chúng tôi nhận thấy đa số các nhà chuyên môn. các HLV bóng đá cho rằng tập luyện phát triển sức bền tốc độ 3 buổi/1 tuần là hợp lý. Trong số 30 người được hỏi thì có 21 người tán thành chiếm tỷ lệ 70%.

Bảng 11. Kết quả phỏng vấn về thời gian cho mỗi buổi tập sức bền tốc độ cho nam vđv bóng đá lứa tuổi 16 – 17 Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ tỉnh Quảng Trị (n = 30)

Thời gianMức độ
Tán thànhTỷ lệ %Không tán thànhTỷ lệ %
10’ – 15’4132687
15’ – 25’5172583
25’ – 30’19631137
30’ – 40’272893
45’ – 50’0030100

Qua bảng 10 ta thấy: Các ý kiến cho rằng cần sử dụng 25’ – 30’ cho mỗi buổi tập phát triển sức bền tốc độ là 63% chiếm tỷ lệ cao. Rất ít ý kiến cho rằng: Cần sử dụng 10’ – 15’ là 13%; 15’ – 20’ là 17%; 30’ – 40’ là 7%; 45’ – 50’ là 0%. Như vậy trong huấn luyện sức bền tốc độ để đảm bảo hiệu quả thì trong mỗi buổi tập nên sử dụng 25 – 30 phút.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN TDTT\NGUYEN LAM KHANG KY

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *