Nghiên cứu các biện pháp phát triển phong trào tập luyện môn cầu lông trong học sinh THCS

Nghiên cứu các biện pháp phát triển phong trào tập luyện môn cầu lông trong học sinh Trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh

Nghiên cứu các biện pháp phát triển phong trào tập luyện môn cầu lông trong học sinh THCS

Tính cấp thiết của đề tài

Phát triển phong trào tập luyện thể dục, thể thao trong thanh thiếu niên là thực hiện lời dặn của Bác Hồ, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước để góp phần giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ với các điều kiện: lứa tuổi, thu hút đam mê, nhằm giáo dục đạo đức, rèn luyện ý chí, thể chất, dễ tập… đó là điều chúng ta phải quan tâm.

Cầu lông là môn thể thao có thể tập luyện và thi đấu ở tất cả mọi nơi, từ vỉa hè, đường phố, sân nhà, sân tập cho đến các câu lạc bộ, nhà thi đấu…

Việc đẩy mạnh và phát triển phong trào tập luyện cầu lông trên toàn quốc, đặc biệt chú trọng cho lứa tuổi học sinh trung học cơ sở có ý nghĩa tạo nguồn cho tương lai.

Thực tiễn đặt ra hiện nay nhu cầu tập luyện của thanh thiếu niên, học sinh đòi hỏi ngày càng nhiều. Để phát huy tốt hơn nữa, sự cần thiết về các cơ chế, chính sách quản lý, xây dựng phong trào là tất yếu. Hiện nay công tác quản lý nhà nước, quản lý xã hội đối với phong trào Cầu lông ở Hà Tĩnh nói chung và ở thành phố Hà Tĩnh nói riêng chưa đổi mới kịp thời, tính đồng bộ và sự quan tâm của các cấp các ngành chưa nhiều, phong trào chủ yếu còn tự phát. Vì vậy, chưa phát huy được hết sức mạnh và phát triển được nhiều nguồn lực tài năng thể thao cho các tuyến trên. Vấn đề đặt ra cấp bách đối với địa phương là phải xây dựng một kế hoạch lâu dài, tìm các giải pháp nhằm phát triển phong trào Cầu lông đồng bộ, chất lượng và quy mô hơn.

Đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về các biện pháp phát triển phong trào tập luyện môn cầu lông trong học sinh trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh.

Là những người tham gia trực tiếp hoạt động giảng dạy, tập luyện trong lĩnh vực thể dục thể thao, đặc biệt là thường xuyên tiếp xúc với đối tượng học sinh trung học cơ sở qua tập luyện phong trào môn cầu lông nên chúng tôi thấy cần thiết phải nghiên cứu tìm các biện pháp tốt nhất để tham mưu kịp thời các cấp liên quan nhằm nâng cao số lượng, chất lượng, hiệu quả cho phong trào. Do đó chúng tôi chọn thực hiện đề tài:

“Nghiên cứu các biện pháp phát triển phong trào tập luyện môn cầu lông trong học sinh Trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh”.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở khảo sát đánh giá hiện trạng phong trào tập luyện môn cầu lông trong học sinh các trường THCS trên địa bàn Thành phố Hà Tĩnh những năm qua. Tìm hiểu xác định các yếu tố chi phối và ảnh hưởng để lựa chọn các biện pháp có hiệu quả để tổ chức tác động nhằm phát triển phong trào tập luyện đồng thời bước đầu tổ chức ứng dụng và đánh giá hiệu quả các biện pháp được lựa chọn trong việc phát triển phong trào tập luyện cầu lông cho học sinh các trường THCS trên địa bàn Thành Phố Hà Tĩnh. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong trường học cho các em học sinh THCS trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh.

3. Mục tiêu nghiên cứu

3.1 Mục tiêu 1:

Đánh giá hiện trạng và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tập luyện môn cầu lông trong học sinh THCS trên địa bàn Thành phố Hà Tĩnh.

      1. . Đánh giá hiện trạng phong trào tập luyện môn cầu lông trong học sinh các trường THCS trên địa bàn Thành phố Hà Tĩnh những năm qua.
      2. . Tìm hiểu xác định các yếu tố chi phối và ảnh hưởng đến nhu cầu tập luyện môn cầu lông trong học sinh THCS trên địa bàn Thành phố Hà Tĩnh.

3.2 Mục tiêu 2:

Lựa chọn các biện pháp để phát triển phong trào tập luyện môn cầu lông trong học sinh THCS địa bàn Thành phố Hà Tĩnh.

3.2.1. Lựa chọn các biện pháp có hiệu quả để tổ chức tác động nhằm phát triển phong trào tập luyện môn Cầu lông trong trường THCS trên địa bàn Thành phố Hà Tĩnh.

3.2.2 . Bước đầu tổ chức ứng dụng và đánh giá hiệu quả các biện pháp được lựa chọn trong việc phát triển phong trào tập luyện cầu lông cho học sinh các trường THCS trên địa bàn Thành Phố Hà Tĩnh.

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN

Ý nghĩa khoa học của luận văn

1. Ý nghĩa lý luận: Đề tài đã đưa ra những căn cứ nhằm đánh giá sát thực trạng của phong trào cầu lông trong học sinh THCS trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh.

2. Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài đã lựa chọn được các giải pháp phù hợp và hiệu quả để tổ chức tác động thúc đẩy phong trào tập luyện môn cầu lông tạo nên sự tăng trưởng cao trong học sinh THCS ở thành phố Hà Tĩnh..

CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

Phần mở đầu: 5 trang.

Chương 1: Tổng quan những vấn đề nghiên cứu: 23 trang.

Chương 2: Phương pháp và tổ chức nghiên cứu: 5 trang.

Chương 3: Kết quả nghiên cứu: 21 trang.

Kết luận và kiến nghị: 2 trang.

Tài liệu tham khảo: 3 trang.

Luận văn được trình bày trong 59 trang, trong luận văn có sử dụng 9 biểu bảng, 05 biểu đồ và 2 sơ đồ để trình bày kết quả nghiên cứu. Luận văn sử dụng 37 tài liệu tham khảo bằng tiếng việt và phần phụ lục.

Nghiên cứu các biện pháp phát triển phong trào tập luyện môn cầu lông trong học sinh Trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh
Nghiên cứu các biện pháp phát triển phong trào tập luyện môn cầu lông trong học sinh THCS

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.

1.1. Những quan điểm chính sách của Đảng, nhà nước và nghành TDTT về phát triển TDTT quần chúng ở nước ta.

1.1.1 Những quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực phát triển thể dục thể thao quần chúng.

1.1.2 Những chính sách của Nhà nước và ngành TDTT các cấp về TDTT.

1.1.3. Những quan điểm chính sách của Đảng bộ, chính quyền Nhà nước về phát triển thể dục thể thao tỉnh Hà Tĩnh trong những năm qua.

1.2 Tình hình phát triển môn cầu lông trên thế giới và ở Việt Nam.

1.2.1 Tình hình phát triển cầu lông trên thế giới, châu Á và Đông Nam Á.

1.2.2 Tình hình phát triển môn Cầu lông ở Việt Nam những năm qua.

1.2.3 Tình hình phát triển môn Cầu lông trong học sinh THCS ở Hà Tĩnh và địa bàn TP. Hà Tĩnh những năm qua.

1.3 Những đặc điểm cơ bản trong hoạt động môn cầu lông.

1.3.1 Những đặc điểm về kỹ thuật .

1.3.2 Những đặc điểm về chiến thuật.

1.3.3 Những đặc điểm về hoạt động thể lực.

1.3.4 Những đặc điểm về tâm lý, ý chí trong tập luyện và thi đấu môn cầu lông.

1.4. Vai trò hoạt động môn thể thao cầu lông với sự phát triển thể chất và năng khiếu nói chung và học sinh trung học cơ sở nói riêng.

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

2.1. Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết nhiệm vụ trên, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng những phương pháp sau:

2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

2.1.2. Phương pháp điều tra xã hội học

2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm

2.1.4. Phương pháp thực nghiệm xã hội

2.1.5. Phương pháp kiểm tra sư phạm

2.1.6. Phương pháp toán học

2.2. Tổ chức nghiên cứu

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu

– Các giải pháp nhằm phát triển phong trào tập luyện Cầu Lông của lứa tuổi THCS trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh.

– Các vấn đề liên quan tham mưu, lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp quản lý nhà nước về phong trào tập luyện Cầu Lông.

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu

– Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại thành phố Hà Tĩnh và Trường Đại học TDTT Đà Nẵng

– Thời gian nghiên cứu: Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 10/2014 đến tháng 08/2016.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1. Hiện trạng phong trào tập luyện cầu lông trong học sinh thcs ở thành phố Hà Tĩnh

3.1.1. Đánh giá mức độ phát triển chung

Để đánh giá phong trào tập luyện Cầu lông của đối tượng học sinh THCS trên địa bàn chúng tôi đã phỏng vấn gián tiếp các đối tượng liên quan gồm: Trưởng, Phó, chuyên viên phòng Văn hóa Thông tin, Giám đốc, Phó giám đốc, cán bộ Trung tâm Văn hóa Thông tin, Thể dục thể thao thành phố và phòng giáo dục đào tạo thành phố Hà Tĩnh cùng hiệu trưởng, hiệu phó, cán bộ phụ trách mảng thể thao, giáo viên thể dục của 10 trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh, xin ý kiến đánh giá chung về mức độ phát triển phong trào tập luyện Cầu lông trong học sinh THCS trên địa bàn thành phố hiện nay. Tổng số phiếu phát ra 63 phiếu, thu về 61 phiếu. Kết quả biểu thị tại bảng 3.1.

Bảng 3.1: Mức độ phát triển phong trào tập luyện Cầu lông trong học sinh THCS trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh (n=61).

STTMức độSố phiếu trả lời

(n=61)

Tỷ lệ (%)
1Phát triển mạnh58,2%
2Trung bình2541%
3Yếu2744,3%
4Rất yếu46,5%

Biểu đồ 3.1. Mức độ phát triển phong trào tập luyện Cầu lông trong học sinh THCS trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh

Kết quả phỏng vấn đánh giá mức độ phát triển phong trào tập luyện Cầu lông trong học sinh THCS trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh cho thấy: Phần lớn ý kiến đánh giá chung của các cán bộ lãnh đạo và các nhà quản lý hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, giáo viên thể dục THCS trên địa bàn về phong trào tập luyện Cầu lông trong học sinh THCS trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh phần lớn đều ở mức trung bình và yếu.

3.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng sự phát triển Cầu lông trong học sinh THCS ở thành phố Hà Tĩnh.

Qua khảo sát thực tế cho thấy có nhiều ý kiến khác nhau về nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển phong trào tập luyện Cầu lông trong học sinh THCS ở thành phố Hà Tĩnh. Những yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng đến phong trào tập luyện môn Cầu lông trong học sinh THCS trên địa bàn kết quả cho thấy: (bảng 3.2)

Bảng 3.2: Các yếu tố và mức độ ảnh hưởng đến phong trào tập luyện môn Cầu lông trong học sinh trung học cơ sở ở thành phố Hà Tĩnh (n=61)

TTMức độ ảnh hưởng

Nội dung

Nhiều

(%)

Trung bình

(%)

Ít

(%)

Không có

(%)

1Do nhận thức hiểu biết còn hạn chế46,236,617,20
2Thiếu thời gian rỗi để tập luyện14,934,5491,6
3Thiếu Huấn luyện viên, hướng dẫn viên môn cầu lông533980
4Thiếu cơ sở vật chất, dụng cụ,sân tập…19,829,537,713
5Thiếu kinh phí do kinh tế khó khăn11,521,367,20
6Do lãnh đạo và đoàn thể ít quan tâm54,439,26,40
7Do cơ chế quản lý nhà nước chưa phù hợp và thiếu khuyến khích48,339,312,40
8Thông tin tuyên truyền, quảng bá, hướng dẫn còn hạn chế59,224,8160
9Môi trường bạn bè người thân ít tác động09,880,49,8
10Lý do khác000100

Kết quả khảo sát cho thấy (Bảng 3.2) các yếu tố ảnh hưởng nhiều đến phong trào tập luyện môn Cầu lông trong học sinh THCS trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh các yếu tố còn hạn chế và ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển phong trào cầu lông trong học sinh THCS trên địa bàn như: Công tác tuyên truyền, quảng bá còn hạn chế, sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và đoàn thể, cơ chế chính sách chưa phù hợp, nhà trường, tổ chức xã hội, thiếu người hướng dẫn tập luyện. Bên cạnh đó các yếu tố khác như: Nhận thức của các phụ huynh, của các em; trang thiết bị dụng cụ cũng có mức độ ảnh hưởng nhất định.

3.1.3. Hiện trạng về quy mô và chất lượng phong trào tập luyện Cầu lông trong học sinh THCS ở thành phố Hà Tĩnh.

Qua nghiên cứu hồ sơ, tổng hợp các báo cáo và trên cơ sở điều tra khảo sát thực tế thực trạng quy mô và chất lượng phong trào tập luyện Cầu lông trong học sinh THCS trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh tính đến tháng 6 năm 2015 cho thấy. (Bảng 3.3, Bảng 3.4)

Bảng 3.3: Hiện trạng phong trào tập luyện Cầu lông trong học sinh THCS thành phố Hà Tĩnh (đến tháng 6 năm 2015)

TTSố lượng

Tên loại

Số lớp, đội, CLB, học sinh, sân, nhà tậpSố người tập
NamNữ
1Câu lạc bộ2218
2Lớp tư nhân mở22514
3Lớp tư nhân phối hợp với cơ quan, chính quyền2126
4Lớp năng khiếu000
5Đội tuyển000
6VĐV tham gia đội tuyển tỉnh, trung ương000
Cộng5828
86

Bảng 3.3 cho thấy hiện trạng phong trào tập luyện Cầu lông ở thành phố Hà Tĩnh có số lượng người tập còn hạn chế, nam nhiều hơn nữ và phần lớn ở độ tuổi thiếu niên, đó là một lợi thế cho công tác tuyển chọn năng khiếu và đào tạo tài năng thể thao. Loại hình hoạt động của phong trào chủ yếu dưới hình thức các lớp phong trào do tư nhân mở, số lượng câu lạc bộ thành lập và hoạt động đúng tiêu chuẩn chỉ mới có 02 câu lạc bộ, số lượng học sinh tham gia đang ở mức thấp so với tỷ lệ gần 4.000 học sinh THCS ở trong địa bàn, chứng tỏ sự phối hợp giữa chính quyền với các cơ quan và tổ chức, nhà trường chưa nhiều. Công tác tham mưu chỉ đạo phát triển phong trào chưa hiệu quả.

Bảng 3.4: Hiện trạng các yếu tố liên quan chất lượng phong trào tập luyện Cầu lông trong học sinh THCS trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh (tính đến tháng 6/2015)

TTSố lượng

Nội dung

Đẳng cấp, thành tích
1Huấn luyện viên, hướng dẫn viên31 người; Trong đó có 20 giáo viên hệ Đại học cao đẳng chuyên nghành khác nhau; 11 người tập theo phong trào.
2Thành tích, huy chương đạt được từ năm 2010 – 2015Chủ yếu ở giải tỉnh, và hội khỏe hàng năm do sở kết hợp tổ chức
3Ngân sách nhà nước cấp/năm15 Triệu đồng
4Ngân sách xã hộihóa/năm20 Triệu đồng
5Thu lệ phí từ gia đình/năm70 Triệu đồng
6Sân, bãi tập20
7Nhà tập, dụng cụ2

Bảng 3.4 cho thấy có nhiều yếu tố liên quan đến chất lượng phong trào, những yếu tố có sự ảnh hưởng rất lớn như vấn đề đầu tư ngân sách, trang thiết bị dụng cụ. Nhìn vào thành tích trong 5 năm qua ở phần trên cho thấy Cầu lông là môn thể thao còn kém phát triển trong học sinh THCS trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh nhưng chưa có chính sách đầu tư và hướng dẫn quy định đầy đủ, có hệ thống.

3.1.4. Hiện trạng công tác tổ chức, quản lý hoạt động tập luyện Cầu lông trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh.

Chúng tôi tiến hành khảo sát thực tế, phân tích hồ sơ, tài liệu và các báo cáo trong thời gian từ năm 2010 đến năm 2015 về công tác tổ chức và quản lý phong trào thể dục thể thao nói chung cũng như quản lý hoạt động tập luyện Cầu lông của thành phố Hà Tĩnh. Qua đó nhằm đối chiếu đánh giá công tác tham mưu của các đơn vị chuyên môn cũng như sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đối với phong trào thể dục thể thao quần chúng và phong trào tập luyện Cầu lông. Kết quả cho thấy: (bảng 3.5)

Bảng 3.5: Hiện trạng công tác tổ chức, quản lý hoạt động tập luyện Cầu lông thành phố Hà Tĩnh (từ năm 2010-2015)

TTSố lượng

Nội dung, tính chất

Đối với phong trào TDTTQCĐối với phong trào môn Cầu lông
1Văn bản hướng dẫn, chỉ đạo cấp thành phố8 VB0
2Kế hoạch hoạt động cấp thành phố5 lầnTích hợp
3Kế hoạch hoạt động cấp trường,16 lần2
4Xây dựng câu lạc bộ15 (CLB)2
5Lớp tập huấn, bồi dưỡng giáo viên5 lớp0
6Giải cấp thành phố5Tích hợp
7Giải cấp trường1 lần/ năm1 lần/ năm
8Kế hoạch kiểm tra, đánh giá cấp thành phố5 lầnTích hợp
9Kế hoạch kiểm tra cấp trường,5 lầnTích hợp
10Công tác báo cáo2 lần/ nămTích hợp

Bảng 3.5 cho thấy trong thời gian từ năm 2010-2015:

Về phong trào thể thao quần chúng nói chúng ở thành phố Hà Tĩnh đã có sự tổ chức và quản lí nhà nước với yêu cầu cần thiết và có nề nếp hiệu quả.

Riêng với phong trào Cầu lông thì hầu như chưa có được sự quan tâm cụ thể của các cơ quan chức năng từ các chủ trương đến kế hoạch ở các cấp.

Như vậy, thực trạng phong trào tập luyện Cầu lông trong học sinh THCS trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh còn chưa ảnh hưởng nhiều từ các yếu tố về tổ chức quản lý của các nghành ở các cấp liên quan.

3.2. Nhu cầu tập luyện và những yếu tố ảnh hưởng đối với môn cầu lông trong học sinh THCS ở thành phố Hà Tĩnh.

3.2.1. Nhu cầu và mức độ yêu thích tập luyện môn Cầu lông trong học sinh THCS ở thành phố Hà Tĩnh

Để tìm hiểu nhu cầu và những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tập luyện Cầu lông trong học sinh THCS trên địa bàn, chúng tôi tổ chức khảo sát một số trường và lớp đại diện trường Trung học cơ sở thuộc địa bàn thành phố khu vực phía Bắc, phía Đông và trung tâm thành phố, mỗi trường lấy ngẫu nhiên 2 lớp gồm: Trung học cơ sở Nam Hà (lớp 6/1); ); Trung học cơ sở Nam Hà (lớp 8/2); Trung học cơ sở Thạch Trung (lớp 6D); trung học cơ sở Thạch Trung (lớp 8A); Trung học cơ sở Hưng Đồng (lớp 6C); trung học cơ sở Hưng Đồng (lớp 8B). Phối hợp cùng các cộng tác viên tổ chức phát phiếu phỏng vấn và hướng dẫn các em ghi đầy đủ thông tin cần thiết.

Tổng số 6 lớp với 230 học sinh trong đó: lớp 6: 116 em (56 nam, 60 nữ); Lớp 8: 114 em (gồm 56 nam, 58 nữ).

Số phiếu phát ra 230, thu về 230. Sau khi xử lý kết quả cho thấy:

Bảng 3.6: Nhu cầu và mức độ yêu thích tập luyện Cầu lông trong học sinh THCS thành phố Hà Tĩnh (n=230)

TTTỷ lệ

Mức độ

yêu thích

Lớp 6Lớp 8
Nam

n=56 %

Nữ

=60%

Nam

n=56%

Nữ

n=58%

1Rất thích69707279
2Thích1614,21911
3Thích ít9,58,866,5
4Không thích3,5533,5
5Không biết2200

Nam lớp 6

Nữ lớp 6

Nam lớp 8

Nữ lớp 8

Biểu đồ 3.2. Nhu cầu và mức độ yêu thích tập luyện Cầu lông trong học sinh THCS thành phố Hà Tĩnh(n=230)

Với kết quả ở bảng 3.6 và biểu thị trên biểu đồ 3.2 trên cho thấy tôi thấy: chỉ số mức độ (rất thích) và thích có tỷ lệ cao (từ 69 đến 79%); tỷ lệ nam cao hơn nữ. Đồng thời 2 chỉ số thứ tư và thứ 5 (không thích, không biết) cũng ở nữ đối với lớp 6 cao hơn nam lớp 6, tuy nhiên đến lớp 8 thì tỉ lệ này là 0% điều này củng dễ hiểu vì môn cầu lông được đưa vào giảng dạy như một phần thể thao tự chọn trong trường học.

Nghiên cứu các biện pháp phát triển phong trào tập luyện môn cầu lông trong học sinh Trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh
Nghiên cứu các biện pháp phát triển phong trào tập luyện môn cầu lông trong học sinh THCS

Như vậy kết quả khảo sát cho thấy nhu cầu tập luyện Cầu lông của học sinh THCS , học sinh ở thành phố Hà Tĩnh là rất lớn, song thực tế phong trào mới đáp ứng được một phần.

3.2.2. Những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến nhu cầu tập luyện Cầu lông trong học sinh THCS trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh

Tiếp theo chúng tôi khảo sát tìm hiểu làm rõ những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến nhu cầu và yêu thích tập luyện của các em về môn này. Kết quả cho thấy: (Bảng 3.7)

Bảng 3.7: Những nguyên nhân chính và mức độ ảnh hưởng đến nhu cầu tập luyện Cầu lông trong học sinh THCS trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh (n = 230 )

TT Mức độ

Nội dung

Nhiều

(%)

Trung bình (%)Ít

(%)

Không có (%)
ANhững nguyên nhân hạn chế sự yêu thích tập luyện
1Do chưa biết, chưa được hướng dẫn và khuyến khích6720121
2Không thích tập môn này0,87,42071,8
3Sức khỏe không phù hợp403561
4Do thiếu người hướng dẫn50261311
5Không có nơi tập luyện15185116
6Không có thời gian nhàn rỗi3105631
7Kinh tế khó khăn40341610
8Không có bạn học cùng tập10262044
9Địa phương, nhà trường ít quan tâm.701965
10Nguyên nhân khác008614
BNhững nguyên nhân yêu thích
1Muốn có sức khỏe, nhanh nhẹn653050
2Để rèn luyện đạo đức, ý chí3525400
3Tập môn thể thao để được giao lưu bạn bè2940310
4Môi trường tập luyện phù hợp131383
5Có thời gian nhàn rỗi3105631
6Có điều kiện kinh tế đảm bảo25303015
7Có người thân khuyến khích cùng tập1522,847,215
8Được cơ quan, địa phương và gia đình quan tâm561970

Nhận xét:

Những nguyên nhân hạn chế ảnh hưởng nhiều làm cho các em không thích tập Cầu lông là: Do địa phương, nhà trường và gia đình ít quan tâm, chưa tạo điều kiện thuận lợi để các em được tập luyện; Công tác tuyên truyền hướng dẫn còn hạn chế; Do thiếu người hướng dẫn và một phần do kinh tế khó khăn. Ngoài ra các yếu tố còn lại được đánh giá có ảnh hưởng nhưng mức độ ít hơn.

Những nguyên nhân ảnh hưởng nhiều đến sự yêu thích tập luyện Cầu lông là: Các em muốn có một thể chất tốt, cơ thể linh hoạt, vóc dáng cân đối, giao lưu bạn bè.

 

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN TDTT\NGUYEN ANH HAI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *