Nghiên cứu hành động quản trị lợi nhuận khi phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO): trường hợp Tổng công ty Hàng không Việt Nam

Nghiên cứu hành động quản trị lợi nhuận khi phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO): trường hợp Tổng công ty Hàng không Việt Nam

Nghiên cứu hành động quản trị lợi nhuận khi phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO): trường hợp Tổng công ty Hàng không Việt Nam

1. Tính cấp thiết của đề tài

Khủng hoảng kinh tế kéo dài ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế thế giới nói chung, trong đó có kinh tế Việt Nam. Khủng hoảng làm nhu cầu của thị trường giảm xuống, cạnh tranh ngày càng gay gắt, kinh doanh khó khăn, làm ăn thua lỗ, nhiều doanh nghiệp buộc phải giải thể. Để tồn tại, các doanh nghiệp buộc phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh.

Nền kinh tế Việt Nam với đặc điểm vẫn tồn tại các doanh nghiệp Nhà nước nên nhiều nước không công nhận là nền kinh tế thị trường. Với xu thế hội nhập, tham gia vào tổ chức thương mại thế giới (WTO), việc cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước là cần thiết.

Đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam Airlines là VietJet Air cho biết hãng lên kế hoạch sẽ niêm yết tại Singapore và Hong Kong năm 2015. Trước tình hình đó, ngày 10/09/2014, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý phê duyệt về việc chuyển Tổng công ty Hàng không Việt Nam từ 100% vốn cổ phần nhà nước thành công ty cổ phần. Về hình thức cổ phần hóa, giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Ngày 14/11/2014, Vietnam Airlines tiến hành phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng.

Việc cổ phần hóa Tổng công ty Hàng không được kỳ vọng sẽ giúp doanh nghiệp tái cơ cấu. Điều này giúp hạn chế sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động của công ty, như vậy có thể làm giảm chi phí quản lý đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý. Bên cạnh đó, hành động này giúp Tổng công ty thu hút thêm nguồn lực từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước, còn nhà nước nhờ đó thu về một khoản tài chính lớn từ việc bán bớt cổ phần của mình, tiền thu được có thể dùng vào các mục đích kinh tế xã hội khác.

Khi Tổng công ty IPO, một trong những vấn đề mà nhà đầu tư quan tâm là có nên đầu tư vào đây hay không? Đâu là căn cứ để nhà đầu tư ra quyết định đầu tư? Câu trả lời là khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, được đánh giá một phần thông qua chỉ tiêu lợi nhuận. Tổng công ty có mức sinh lợi càng cao (lợi nhuận cao) thì giá cổ phiếu bán ra của Tổng công ty sẽ càng cao, từ đó những lợi ích mà Tổng công ty thu được càng nhiều, và ngược lại. Do đó để bán cổ phiếu được giá cao nhất có thể thì Tổng công ty có thể cân nhắc báo cáo lợi nhuận cao nhất có thể, bao gồm lợi nhuận “thực” có được từ hoạt động kinh doanh và phần lợi nhuận “được điều chỉnh” thông qua vận dụng các chính sách kế toán.

Để làm sáng tỏ có hay không việc Tổng công ty điều chỉnh lợi nhuận thông qua vận dụng các chính sách kế toán khi IPO, tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu hành động quản trị lợi nhuận khi phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO): trường hợp Tổng công ty Hàng không Việt Nam”

2. Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài này nhằm đạt được các mục tiêu sau:

  • Tìm kiếm bằng chứng về quản trị lợi nhuận tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam khi phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO)
  • Từ kết quả phân tích, đưa ra gợi ý nhằm nâng cao chất lượng chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp nói chung.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

  • Đối tượng nghiên cứu: Quản trị lợi nhuận gắn với IPO của Tổng công ty Hàng không Việt Nam.
  • Phạm vi nghiên cứu: Năm 2014 là năm Tổng công ty Hàng không Việt Nam IPO. Nghiên cứu này xem xét hành động quản trị lợi nhuận của Tổng công ty trong 3 năm kế trước năm 2014.

4. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm (Empirical Study) dựa vào bằng chứng thu thập trực tiếp tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam.

Mô hình biến dồn tích (accrual model) được sử dụng để nhận diện hành động quản trị lợi nhuận của Tổng công ty Hàng không Việt Nam.

5. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, các danh mục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 4 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về quản trị lợi nhuận của doanh nghiệp

Chương 2: IPO của Tổng công ty hàng không Việt Nam và giả thuyết nghiên cứu

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả phân tích và hàm ý

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Nghiên cứu hành động quản trị lợi nhuận khi phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO): trường hợp Tổng công ty Hàng không Việt Nam
Nghiên cứu hành động quản trị lợi nhuận khi phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO): trường hợp Tổng công ty Hàng không Việt Nam

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP

1.1. KHÁI QUÁT VỀ QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN

1.1.1. Định nghĩa quản trị lợi nhuận

Có nhiều quan điểm khác nhau khi định nghĩa về quản trị lợi nhuận (Earnings Management).

Quan điểm thứ nhất: Theo Davidson, Stickney, và Weil (1987) quản trị lợi nhuận theo nghĩa hẹp: quá trình vận dụng linh hoạt các chính sách kế toán trong khuôn khổ hệ thống kế toán để đạt được mức lợi nhuận mong muốn. Cũng theo quan điểm này, Scott (1997) định nghĩa “Quản trị lợi nhuận phản ánh hành động của nhà quản trị trong việc lựa chọn các phương pháp kế toán để mang lại lợi ích của họ hoặc làm gia tăng giá trị thị trường của công ty” [5].

Quan điểm thứ hai xem xét quản trị lợi nhuận theo nghĩa rộng hơn. Schipper (1989) định nghĩa “Quản trị lợi nhuận là một sự can thiệp có cân nhắc trong quá trình cung cấp thông tin tài chính nhằm đạt được những mục đích cá nhân” [5]

Dù có những quan điểm định nghĩa khác nhau nhưng đó là việc làm “méo mó” số liệu lợi nhuận được thực hiện thông qua hành vi điều chỉnh doanh thu và chi phí. Trong khoa học, hành vi này thường được gọi là quản trị lợi nhuận .

Quản trị lợi nhuận là hành động làm thay đổi lợi nhuận kế toán của nhà quản trị công ty nhằm đạt được lợi nhuận mục tiêu thông qua công cụ kế toán.

1.1.2. Mục đích và động cơ quản trị lợi nhuận

Mục đích để nhà quản trị thực hiện hành động quản trị lợi nhuận thường là nhằm đạt được mức lợi nhuận mong muốn. Mức lợi nhuận mong muốn ở đây là lợi nhuận do doanh nghiệp hay nhà quản lý đặt ra trong từng bối cảnh, thời gian cụ thể. Chẳng hạn doanh nghiệp mong muốn báo cáo lợi nhuận cao nhất có thể khi IPO nhằm thu hút vốn đầu tư trên thị trường chứng khoán, nhà quản lý muốn lợi nhuận cao để có mức lương thưởng cao,…

Theo nghiên cứu của Nguyễn Công Phương [5] động cơ để nhà quản trị thực hiện hành động quản trị lợi nhuận có thể là:

  • Chế độ tiền lương, thưởng dành cho nhà quản trị
  • Thu hút nguồn tài trợ bên ngoài
  • Tránh vi phạm hợp đồng
  • Giảm thiểu chi phí điều tiết của nhà nước
  • Tối thiểu hóa chi phí thuế thu nhập

1.1.3. Kế toán dồn tích: Cơ sở của hành động quản trị lợi nhuận

Một trong những nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận là cơ sở dồn tích. Theo cơ sở này, việc ghi nhận doanh thu và chi phí không dựa vào dòng tiền tương ứng thu vào hay chi ra mà chỉ căn cứ vào thời điểm nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh. Do đó, số liệu trên BCTC (đặc biệt là Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) phản ánh giá trị không tương ứng với dòng tiền. Trong khi đó, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập trên cơ sở tiền, nghĩa là báo cáo này căn cứ vào dòng tiền thực thu vào và thực chi ra để trình bày. Chính vì vậy, giữa dòng tiền trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và lợi nhuận trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sẽ có sự chênh lệch. Phần chênh lệch này được các nhà nghiên cứu gọi là tổng biến kế toán dồn tích (Total Accruals-TA), phản ánh lợi nhuận có được từ việc lựa chọn phương pháp kế toán và được xác định bằng công thức:

Tổng biến kế toán dồn tích (Total Accruals)=Lợi nhuận sau thuếLưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh

Tuy nhiên không phải toàn bộ accruals đều có thể đến từ hành động điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị. Total accruals bao gồm hai phần: biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh được (Discretionary Accruals-DA) và biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh được (Non Discretionary Accruals-NDA).

Tổng biến kế toán dồn tích=Biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh được +Biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh được

Biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh được phản ánh điều kiện kinh doanh cụ thể của từng doanh nghiệp, do đó không thể điều chỉnh bởi nhà quản trị. Ví dụ: độ dài của chu kỳ kinh doanh, chu kỳ sống của sản phẩm… Ngược lại biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh được là biến mà nhà quản trị có thể điều chỉnh thông qua việc lựa chọn chính sách kế toán (phương pháp tính giá hàng tồn kho, thời điểm ghi nhận doanh thu, lựa chọn phương pháp khấu hao…). Như vậy, biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh được là kết quả của quá trình vận dụng các phương pháp kế toán.

1.2. CÁC CÁCH THỨC THỰC HIỆN QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN CỦA NHÀ QUẢN LÝ

Theo nghiên cứu của Nguyễn Công Phương [5] [6], quản trị lợi nhuận có thể được thực hiện thông qua các phương pháp khác nhau: Điều chỉnh lợi nhuận thông qua lựa chọn phương pháp kế toán, thời điểm vận dụng các phương pháp kế toán và thực hiện các ước tính kế toán hoặc thông qua các quyết định quản lý về thực hiện nghiệp vụ kinh tế.

1.2.1. Quản trị lợi nhuận thông qua lựa chọn phương pháp kế toán

Lựa chọn một phương pháp kế toán ảnh hưởng đến thời điểm ghi nhận doanh thu và chi phí. Lựa chọn phương pháp kế toán làm cho việc ghi nhận doanh thu sớm hơn và ghi nhận chi phí chậm hơn sẽ làm tăng lợi nhuận. Dưới đây là các chính sách kế toán và các ước tính kế toán được tổng hợp bởi nghiên cứu của Đường Nguyễn Hưng [3].

  • Lựa chọn chính sách kế toán ghi nhận doanh thu, giá vốn
  • Lựa chọn phương pháp khấu hao TSCĐ
  • Lựa chọn chính sách về ghi nhận chi phí sửa chữa TSCĐ
  • Lựa chọn phương pháp tính giá thành sản phẩm và phương pháp xác định giá trị hàng xuất kho
  • Lựa chọn phương pháp kế toán chi phí lãi vay

1.2.2. Quản trị lợi nhuận thông qua lựa chọn thời điểm vận dụng các phương pháp kế toán và thực hiện các ước tính kế toán

Ước tính kế toán một lần được áp dụng một lần khi nghiệp vụ phát sinh, chẳng hạn:

  • Ước tính thời gian khấu hao TSCĐ
  • Ước tính số lần phân bổ hay mức phân bổ của chi phí trả trước
  • Ước tính chi phí bảo hành công trình xây lắp

Ước tính kế toán mỗi kỳ được thực hiện vào cuối mỗi kỳ kế toán, chẳng hạn:

  • Ước tính chi phí bảo hành sản phẩm
  • Ước tính tỷ lệ hoàn thành công trình xây lắp và cung cấp dịch vụ
  • Ước tính giá trị sản phẩm dở dang
  • Ước tính khoản phải thu khó đòi để lập dự phòng
  • Ước tính khoản giá trị hàng tồn kho bị giảm giá để lập dự phòng

1.2.3. Quản trị lợi nhuận thông qua quyết định kinh doanh về thời điểm thực hiện nghiệp vụ kinh tế

  • Quyết định về lựa chọn thời điểm đầu tư hay thanh lý TSCĐ
  • Quyết định quản lý về việc thực hiện nghiệp vụ tiêu thụ
  • Quyết định về thực hiện các khoản chi phí nghiên cứu và triển khai
  • Quyết định về các khoản đầu tư

1.3. CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN

Những mô hình nghiên cứu quản trị lợi nhuận trên thế giới thông qua việc xác định các biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh của nhiều tác giả như: Healy (1985), De Angelo (1986), Jones (1991), Friedlan (1994), những thay đổi của mô hình Jones (Dechow, Sloan và Sweeney, 1995),… Những mô hình đo lường lợi nhuận được điều chỉnh phổ biến là: The Healy Model (1985), The DeAngelo Model (1986), The Jones Model (1991), Modified Jones Model (1995), The Friedlan (1994). Các mô hình trên đều có ưu, nhược điểm và điều kiện vận dụng riêng. Dưới đây tóm tắt các mô hình đo lường biến lợi nhuận được điều chỉnh được tổng hợp bởi Nguyễn Công Phương [5].

1.3.1. Mô hình Healy (1985)

1.3.2. Mô hình DeAngelo (1986)

1.3.3. Mô hình Friedlan (1994)

1.3.4. Mô hình Jones (1991)

1.3.5. Biến thể của mô hình Jones (The Modified Jones Model, 1995)

1.3.6. Mô hình ngành của Dechow và Sloan (Industry Model, 1991)

CHƯƠNG 2

IPO CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

2.1. NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ IPO Ở VIỆT NAM

2.1.1. Quy trình IPO

Theo văn bản hợp nhất Luật chứng khoán do Văn phòng Quốc hội ban hành năm 2013 quy trình chào bán cổ phiếu ra công chúng có thể thể hiện qua sơ đồ sau:

Đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng

Thông tin trước khi chào bán chứng khoán ra công chúng

Phân phối chứng khoán

30 ngày

7 ngày

≤ 90 ngày

Sửa đổi bổ sung hồ sơ

20 ngày

NĐT đăng ký mua

Biểu đồ 2.1. Quy trình IPO

2.1.2. Điều kiện IPO

Hiện nay điều kiện chào bán cổ phiếu ra công chúng theo văn bản hợp nhất 27/VBHN-VPQH năm 2013 Hợp nhất Luật chứng khoán do Văn phòng Quốc hội ban hành như sau:

  1. Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
  2. Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán;
  3. Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
  4. Công ty đại chúng đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng phải cam kết đưa chứng khoán vào giao dịch trên thị trường có tổ chức trong thời hạn một năm, kể từ ngày kết thúc đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông thông qua.

2.2. IPO CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

Qua giai đoạn chuẩn bị, Tổng công ty đã có những cơ sở đáp ứng điều kiện IPO như sau:

  1. Vốn chủ sở hữu của Vietnam Airlines tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp (31/03/2013) là 10.576 tỷ đồng (quy định tối thiểu là 10 tỷ đồng).
  2. Lợi nhuận sau thuế của Tổng công ty trong năm liền trước đăng ký phát hành là 257.534.998.131 đồng, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký phát hành.
  3. Phương án phát hành và phương án sử dụng vốn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: Vốn thu được từ đợt phát hành Tổng công ty định dự định sử dụng triển khai các dự án đầu tư phát triển đội bay và các dự án hạ tầng.
  4. Tổng công ty đã ký hợp đồng tổ chức bán đấu giá với sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, theo đó sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm với toàn bộ công tác bán đấu giá, đưa chứng khoán giao dịch trên thị trường chứng khoán.

Đầu năm 2013, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án tái cơ cấu Tổng công ty Hàng không Việt Nam giai đoạn 2012-2015 và ngày 10/09/2014, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Phương án Cổ phần hóa Công ty mẹ – Tổng công ty Hàng không Việt Nam thông qua Quyết định số 1611/QĐ-TTg.

Ngày 14/11/2014, Tổng công ty chính thức thực hiện phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).

2.3. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Như đã đề cập ở phần cơ sở lý thuyết, một trong những động cơ mà nhà quản trị thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận là thu hút nguồn tài trợ bên ngoài. Giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó giá trị kế toán của vốn chủ sở hữu và lợi nhuận kinh doanh là hai yếu tố được định lượng rõ nét trong các nghiên cứu về định giá cổ phiếu. Điều chỉnh lợi nhuận tăng lên, công ty có thể cung cấp một “hình ảnh” tốt hơn về tình trạng tài chính để góp phần thu hút nhà đầu tư trên thị trường khi huy động vốn nói chung và phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng như trong trường hợp Tổng công ty Hàng không Việt Nam nói riêng.

Hành động này làm giảm chi phí vốn huy động mới (Friedlan, 1994). Giả thuyết này đã được minh chứng bằng nhiều nghiên cứu kinh nghiệm (chẳng hạn như Friedlan, 1994; Shivakumar, 2000; Teoh, Welch, & Wong, 1998). Nghiên cứu của Kyoko Nagata (2013) về các doanh nghiệp IPO ở Nhật Bản, đã chỉ ra bằng chứng cho thấy các công ty có thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận theo hướng điều chỉnh tăng trong giai đoạn chuẩn bị IPO có xu hướng được đầu tư nhiều hơn so với doanh nghiệp không thực hiện hành động này.

Ở Việt Nam, một số nghiên cứu về quản trị lợi nhuận như Huỳnh Thị Vân (2012), Trần Thị Thanh Quý (2012) đều chỉ ra rằng công ty niêm yết có điều chỉnh tăng lợi nhuận trong năm đầu niêm yết, Nguyễn Thị Uyên Phương (2014), Phan Thị Thùy Dương (2015) cũng đưa ra kết luận tương tự với trường hợp phát hành thêm cổ phiếu.

Trong khi đó, các tài liệu IPO của Vietnam Airlines cho biết năm trước thời điểm IPO (năm 2013), doanh thu đạt hơn 68.854,5 tỷ tăng 6,16% so với năm 2012, và lợi nhuận đạt gần 257.535 tỷ tăng 80,48% so với năm 2012 nhưng dòng tiền đạt hơn 2.448.4 tỷ so với năm 2012 giảm 48,3%. Trong khi doanh thu và lợi nhuận đều tăng mà dòng tiền lại giảm, điều này khá là bất thường, có khả năng là Tổng công ty đã có hành vi điều chỉnh lợi nhuận trong năm trước thời điểm IPO.

Xuất phát từ lập luận trên, nghiên cứu đặt ra giả thuyết sau:

Giả thuyết H1: Tổng công ty Hàng không Việt Nam có điều chỉnh tăng lợi nhuận kỳ trước thời điểm IPO.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. LỰA CHỌN MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Trong các mô hình nghiên cứu quản trị lợi nhuận được trình bày trong phần cơ sở lý thuyết thì mô hình Modified Jones Model được xem là mô hình cốt lõi nhất trong việc dự đoán hành động điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản lý. Nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ mô hình Modified Jones được xem là có khả năng dự đoán tốt hành động quản trị lợi nhuận của nhà quản lý, chẳng hạn các nghiên cứu của Kang và Sivaramakarishnan (1995), nghiên cứu Thomas et Zhang (2000). Mô hình này có ưu điểm là đã loại bỏ được hạn chế của những mô hình trước đó [5].

Hạn chế của mô hình này là cần phải thu thập một dãy số liệu thời gian trong quá khứ của doanh nghiệp. Để khắc phục hạn chế này DeFond và Jiambalvo (1994) đã đề xuất sử dụng dữ liệu chéo trong ước tính các tham số của mô hình Modified Jones. Theo đó số liệu sự kiện (kỳ t) của nhiều công ty trong cùng ngành với công ty nghiên cứu (các công ty này được xem là không có điều chỉnh lợi nhuận, tức là không có trong mẫu nghiên cứu) được sử dụng để ước tính các tham số. Số công ty trong từng nhóm ngành được chọn để đưa vào tính toán ít nhất là 20 công ty, không tính công ty đang nghiên cứu (n ≥20 là theo quy ước trong thống kê toán (chẳng hạn nghiên cứu của Shivakumar, 2000, tr. 345). Các công ty được chọn theo trật tự ưu tiên những công ty có giá trị vốn hóa thị trường từ lớn đến nhỏ. Nghiên cứu của Bartov và các cộng sự (2001) về cách tiếp cận này thông qua mô hình Modified Jones (Cross-sectional Modified Jones Mode) cho thấy năng lực dự đoán tốt hơn cách tiếp cận dữ liệu chuỗi thời gian. Từ đó, nghiên cứu này sử dụng mô hình Jones phiên bản cải tiến với dữ liệu chéo.

Trình tự tính toán mô hình Modified Jones

Theo nghiên cứu của Nguyễn Công Phương [5], trình tự tính toán mô hình Modified Jones được thực hiện qua 3 bước như sau:

Bước 1: Tính TA của công ty i ở kỳ sự kiện t theo một trong hai cách đo lường sau:

TAit = Lợi nhuận sau thuế t – Dòng tiền thuần hoạt động kinh doanh t

Nếu không có số liệu dòng tiền thì có thể dùng cách sau để tính TA:

TAit = ∆CAit – ∆Cashit – ∆CLit – ∆DCLit – DEPit

Trong đó:

∆CAit: chênh lệch cuối kỳ t so với đầu kỳ t của tài sản ngắn hạn;

∆Cashit: chênh lệch cuối kỳ t so với đầu kỳ t của tiền và khoản tương đương tiền năm t;

∆CLit: chênh lệch cuối kỳ t so với đầu kỳ t của nợ ngắn hạn;

∆DCLit: chênh lệch cuối kỳ t so với đầu kỳ t của các nợ ngắn hạn khác;

DEPit: chi phí khấu hao năm t.

Bước 2: Tính TAit/Ait -1

Sử dụng OLS với dữ liệu chéo (cross sectional-data) theo mô hình trên. Ví dụ công ty đang tính toán ở bước 1 thuộc ngành chế biến, dữ liệu có liên quan (REV, PPE, TA, A) của ít nhất 20 công ty hoạt động trong lĩnh vực chế biến được sử dụng chạy hồi quy. Kết quả hồi quy sẽ cho giá trị các tham số a1, a2, a3.

Bước 3: Tính NDAit và DAit

  1. Tính NDA của từng công ty ở kỳ sự kiện t theo công thức:

Với α1, α2, α3 lấy giá trị từ a1, a2, a3 ở bước 2.

  1. Sau đó tính DA của công ty i ở kỳ sự kiện t theo công thức:

Với TAit/Ait -1 tính được ở bước 1, NDAit/Ait tính được ở bước 3a.

3.2. QUY ƯỚC THỜI ĐIỂM NGHIÊN CỨU

3.3. THU THẬP VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU

3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu

Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu là dữ liệu thứ cấp bao gồm:

  • Thông tin về công ty nghiên cứu: Tổng công ty Hàng không Việt Nam
  • Thông tin các công ty trong ngành vận tải được thu thập từ nguồn Vietstock – Một công ty chuyên cung cấp dữ liệu chứng khoán.

Tham khảo trên các website chứng khoán [22], [24] cho thấy trong ngành vận tải hiện có 145 công ty đã niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Do số lượng công ty không nhiều nên để ước tính các tham số trong mô hình nghiên cứu chọn các công ty trên 3 sàn HoSE, HNX và UPCOM. Riêng sàn OTC, vì là sàn phi tập trung nên việc tiếp cận thông tin tương đối khó khăn. Số công ty được chọn làm dữ liệu ước tính các tham số của mô hình là 64 công ty.

Qua thu thập dữ liệu (Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng cân đối kế toán và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong 3 năm trước thời điểm Tổng công ty Hàng không Việt Nam dự định phát hành cổ phiếu lần đầu, tức là số liệu 3 năm 2013, 2012 và 2011), trong số 64 công ty được chọn thì có 4 công ty không đủ BCTC 3 năm nên bị loại khỏi dữ liệu để ước tính các tham số của nghiên cứu. Số công ty được chọn để ước tính các tham số phục vụ nghiên cứu còn lại là 60 công ty gồm 25 công ty niêm yết trên sàn HoSE, 20 công ty niêm yết trên sàn HNX và 15 công ty niêm yết trên sàn UPCOM.

3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu

Dữ liệu nghiên cứu sau khi thu thập được tính toán thành các biến theo mô hình nghiên cứu bằng Excel. Tiếp theo, số liệu về các biến đã tính toán được sử dụng để chạy phân tích hồi quy để ước tính các tham số của mô hình. Sau đó từ kết quả hồi quy, tính toán biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh để kiểm định giả thuyết. Bên cạnh đó nghiên cứu sử dụng công cụ thống kê mô tả và phân tích thuyết minh báo cáo tài chính để tìm ra bằng chứng quản trị lợi nhuận.

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VÀ HÀM Ý

4.1. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH

4.1.1. Thống kê mô tả

Số liệu trên Báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Tổng công ty trong 3 năm trước IPO giúp nghiên cứu có cái nhìn tổng quan về tình hình biến động doanh thu, lợi nhuận, dòng tiền như sau:

Bảng 4.1. Biến động doanh thu, lợi nhuận sau thuế và dòng tiền trong 3 năm trước IPO: 2011-2013

Doanh thuLNSTDòng tiền
201156.464.954.342.003240.591.685.5253.584.021.813.149
201264.858.512.130.136142.690.976.5474.738.898.106.939
201368.854.512.327.717257.534.998.1312.448.441.582.435
Chênh lệch 2012 so với 20118.393.557.788.133-97.900.708.9781.154.876.293.790
Tỷ lệ chênh lệch 2012 so với 2011 (%)14,8651-40,691632,2229
Chênh lệch 2013 so với 20123.996.000.197.581114.844.021.584-2.290.456.524.504
Tỷ lệ chênh lệch 2013 so với 2012 (%)6,161180,4844-48,3331

Nhìn chung trong 3 năm, Tổng công ty đều có doanh thu, lợi nhuận sau thuế và dòng tiền dương. So với năm 2011, thì doanh thu của Tổng công ty có tỷ lệ tăng khá tốt, nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm đột biến, mức giảm hơn 40%, trong khi đó dòng tiền lại tăng hơn 30%. Điều này khá là bất thường.

Bên cạnh đó, so với năm 2012 thì doanh thu năm 2013 của Tổng công ty tăng nhẹ. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế tăng đột biến, mức tăng tới hơn 80%, trong khi đó dòng tiền lại giảm tới gần 50%, điều này chứng tỏ có khả năng rất lớn là Tổng công ty điều chỉnh lợi nhuận, cụ thể là điều chỉnh giảm lợi nhuận năm 2012 để tăng lợi nhuận năm 2013, là năm trước khi IPO.

4.1.2. Xác định biến kế toán dồn tích và kiểm định giả thuyết

Biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh (DA) của Tổng công ty Hàng không Việt Nam được tính như sau:

Bước 1: Tính TA của Tổng công ty ở kỳ sự kiện (năm 2013)

Từ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Tổng công ty, xác định được chỉ tiêu TA2013 theo công thức sau:

TA2013=Lợi nhuận sau thuế2013Dòng tiền thuần hoạt động kinh doanh2013
=257.534.998.1312.448.441.582.435
=(2.190.906.584.304)

Bước 2: Ước lượng các tham số a1, a2, a3 của mô hình thông qua mô hình ước tính TAit/Ait -1

Tính toán các biến của mô hình ước lượng

Sử dụng OLS với dữ liệu cross stional-data theo mô hình. Kết quả hồi quy cho giá trị các tham số a1, a2, a3 với t = 2013 như sau:

α1 = 549601049,9

α2 = 0,111056874

α3 = – 0,11568743

Bước 3: Tính NDAit và DAit

  1. Tính NDA của Tổng công ty ở kỳ sự kiện (năm 2013) theo công thức sau:

Từ Báo cáo tài chính của Tổng công ty, các chỉ tiêu được tổng hợp và tính toán như sau:

A2012 = 64.723.382.798.997

△REV2013=Doanh thu thuần2013Doanh thu thuần2012
=68.854.512.327.71764.858.512.130.136
=3.996.000.197.581
△REC2013=Phải thu khách hàng net2013Phải thu khách hàng net2012
=3.274.250.910.8043.297.408.333.648
=(23.157.422.844)
PPE2013=Nguyên giá TSCĐ hữu hình2013+Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính2013+Nguyên giá bất động sản đầu tư2013
=15.058.866.233.585 + 41.513.874.061.632 + 5.361.850.316
=56.578.102.145.533

Từ kết quả OLS ở bước 2, ta có giá trị các tham số ước lượng như sau:

α1 = 549601049,9

α2 = 0,111056874

α3 = – 0,11568743

Thay vào công thức ta tính được:

NDA2013= -0,0942
A2012
  1. Tính DA của Tổng công ty ở kỳ sự kiện (2013) theo công thức:

Với TAit/Ait -1 tính được ở bước 1, NDAit/Ait tính được ở bước 3a.

DA2013=TA2013NDA2013
A2012A2012
=-2.190.906.584.304(-0,0942)
64.723.382.798.997
=0,0604

Tổng hợp kết quả tính toán DA của Tổng công ty qua 3 năm (2011-2013) được trình bày ở Bảng 4.2.

Bảng 4.2. Bảng tổng hợp kết quả biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh

201320122011
DA0,06040,01060,0282

DA của cả 3 năm đều lớn hơn 0, điều này chứng tỏ Tổng công ty có khả năng điều chỉnh tăng lợi nhuận, do đó kết quả phân tích phù hợp với giả thuyết đặt ra về điều chỉnh tăng lợi nhuận của Tổng công ty Hàng không Việt Nam trước thời điểm IPO.

Để có cái nhìn tổng quan về cách thức mà Tổng công ty đã thực hiện để điều chỉnh tăng lợi nhuận, cần phân tích một số thông tin bổ sung. Thật vậy, phân tích Thuyết minh báo cáo tài chính, Tổng công ty có những khoản điều chỉnh ảnh hưởng đến lợi nhuận như sau:

  • Ngày 24/10/2012 Bộ tài chính ra thông tư số 179/2012/TT-BTC quy định về ghi nhận, đánh giá, xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái trong doanh nghiệp. Điều này làm cho số dư số dư lợi nhuận chưa phân phối tại ngày 01/01/2013 giảm khoảng 619,97 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế của Tổng công ty cho năm tài chính kế thúc ngày 31/12/2013 sẽ tăng khoảng 154,99 đồng và số dư trong khoản mục “Chi phí trả trước dài hạn” trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất của Tổng công ty tại ngày 31/12/2013 sẽ giảm khoảng 464,98 tỷ đồng.
  • Tổng công ty có liên quan đến vụ kiện của luật sư Liberati kiện Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, Theo phán quyết của Tòa Phúc thẩm Tòa án Paris, từ năm 2006 đến 31/12/2013, Tổng Công ty đã chuyển vào tài khoản của Đoàn luật sư Paris và bị phong tỏa là 5.468.287 EUR tương đương khoảng 155.9 tỷ đồng. Số tiền này đang được phản ánh trên tài khoản ký cược, ký quỹ dài hạn trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất của Tổng Công ty tại ngày 31/12/2013. Tại ngày lập báo cáo kiểm toán, KTV chưa được cung cấp đầy đủ các tài liệu và thông tin có liên quan đến vụ kiện cũng như không thực hiện được gởi thư yêu cầu đến luật sư của Tổng Công ty. Nên đoàn kiểm toán không thể xác định được liệu có phải điều chỉnh số liệu này hay không. Nhưng theo ý kiến của tác giả thì vụ kiện này kéo dài đã gần 10 năm và khả năng công ty thua kiện khá cao do đó công ty nên lập dự phòng về vụ kiện này. Nhưng không thấy công ty trích lập dự phòng về mục này, có khả năng công ty cố tình làm vậy để điều chỉnh tăng lợi nhuận.
  • Trước năm 2013, phí bảo lãnh tín dụng xuất khẩu hợp đồng huy động vốn mua máy bay theo hình thức thuê tài chính được phân bổ vào chi phí hoạt động kinh doanh trong thời gian 06 năm. Theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, Tổng Công ty đã thay đổi thời gian phân bổ phí bảo lãnh tín dụng xuất khẩu hợp đồng huy động vốn và các chi phí khác liên quan đến hợp đồng theo thời gian huy động vốn. Việc thay đổi chính sách phân bổ phí bảo lãnh tín dụng này làm chi phí hoạt động kinh doanh trong năm 2013 giảm khoảng 113,4 tỷ đồng so với việc áp dụng chính sách phân bổ cũ. Điều này đồng nghĩa với việc lợi nhuận của Tổng công ty sẽ tăng so với trước khi thay đổi chính sách kế toán.
  • Năm 2013, Tổng công ty có thay đổi chính sách khấu hao đối với tài sản cố định là máy bay, cụ thể là nâng mức thời gian sử dụng của máy bay lên khung 12-15 năm (mà trước đó là 8-15 năm). Điều này làm cho nguyên giá máy bay tăng lên 52,6 tỷ, đồng thời chi phí khấu hao của máy bay mỗi năm giảm xuống, do đó gián tiếp làm tăng lợi nhuận của Tổng công ty.
  • Năm 2011, Tổng công ty đã có trích lập dự phòng khoản phải thu khó đòi là 51 tỷ đồng đối với Công ty Hàng không Cổ phần Thái Bình dương (JPA). Nhưng đến 21/02/2012 Tổng công ty chính thức tiếp nhận quyền đại diện phần vốn Nhà nước tại JPA nên toàn bộ phần dự phòng được ghi nhận giảm lợi thế thương mại và tăng phải thu ngắn hạn khác. Ngày 06/01/2014, Tổng công ty đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước đã chuyển toàn bộ số tiền tương ứng khoảng trích lập dự phòng này vào tài khoản của công ty. Điều này làm cho lợi nhuận sau thuế của Tổng công ty tăng 51 tỷ đồng.

4.2. HÀM Ý TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Kết quả kiểm định, phân tích ở trên cho thấy Tổng công ty điều chỉnh tăng lợi nhuận khi IPO. Cùng với giá trị kế toán của vốn chủ sở hữu, lợi nhuận kinh doanh là yếu tố được định lượng rõ nét trong các nghiên cứu về định giá cổ phiếu. Do đó, một khi chỉ tiêu lợi nhuận kế toán được báo cáo không phản ánh thực tế, khách quan thì người sử dụng thông tin nói chung hay nhà đầu tư nói riêng sẽ có thể gặp nhiều rủi ro khi đưa ra quyết định.

Vì vậy, cần thiết phải tăng cường tính trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận, nhất là trong điều kiện thị trường chứng khoán ngày càng phát triển. Qua nghiên cứu và phân tích, tác giả đưa ra một số kiến nghị đối với các cơ quan, tổ chức có liên quan như sau:

4.2.1. Nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC

Một là, bắt buộc các công ty phải chi tiết hóa Thuyết minh báo cáo tài chính.

Hai là, đảm bảo tính độc lập của các thành viên của ban kiểm toán cũng như lãnh đạo của công ty kiểm toán với các công ty niêm yết.

Ba là, yêu cầu kiểm toán tập trung nhiều hơn vào tính trung thực của BCTC.

4.2.2. Nâng cao công tác quản lý của nhà nước

Công ty IPO thường có xu hướng quản trị lợi nhuận theo hướng tăng. Việc chỉ tiêu lợi nhuận của công ty IPO bị điều chỉnh do 2 nguyên nhân:

Một là do những thay đổi trong chính sách kế toán của nhà nước, yếu tố này thường tác động chung đến tất cả công ty trong ngành, nhưng mức độ ảnh hưởng đến từng công ty lại khác nhau.

Những thông tư, nghị định thay đổi chính sách của nhà nước thường được công bố trước một năm, sau đó mới chính thức áp dụng. Do đó, điều này có thể giúp doanh nghiệp lựa chọn thời điểm phát hành cổ phiếu một khi thay đổi chính sách đó có lợi cho việc điều chỉnh lợi nhuận nhằm cung cấp một “hình ảnh” tốt hơn về tình trạng tài chính để góp phần thú hút nhà đầu tư.

Hai là do việc công ty IPO lựa chọn phương pháp kế toán, thời điểm vận dụng các phương pháp kế toán và thực hiện các ước tính kế toán hoặc các quyết định quản lý về thực hiện nghiệp vụ kinh tế. Về phương diện nhà nước, một trong những thiếu sót trong hệ thống các quy định tạo điều kiện cho công ty vận dụng để “lách luật”. Trong trường hợp của mình, Tổng công ty không ghi nhận khoản chi phí do thua lỗ vụ kiện cũng như không trích lập dự phòng cho khoản chi phí này.

Với xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng của đất nước thì chuyện vướng vào kiện tụng quốc tế ngày một nhiều hơn, do đó những quy định về hạch toán cũng như trích lập dự phòng đối với các vụ kiện tụng, nên được Bộ tài chính ban hành thêm trong chuẩn mực, chế độ, hoặc thông tư hướng dẫn. Điều này kỳ vọng sẽ giúp kế toán có căn cứ khi thực hiện đồng thời đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư đối với các trường hợp IPO khác trong tương lai.

KẾT LUẬN

Giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó giá trị kế toán của vốn chủ sở hữu và lợi nhuận kinh doanh là hai yếu tố được định lượng rõ nét trong các nghiên cứu về định giá cổ phiếu. Điều chỉnh lợi nhuận tăng lên, công ty có thể cung cấp một “hình ảnh” tốt hơn về tình trạng tài chính để góp phần thu hút nhà đầu tư trên thị trường khi huy động vốn nói chung và phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng nói riêng.

Nghiên cứu này nhằm giúp các đối tượng sử dụng thông tin nhận ra khả năng công ty có thể thay đổi lợi nhuận theo mong muốn. Thông qua việc thu thập số liệu thực tế của các công ty trong ngành vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam để ước lượng các tham số trong mô hình, nghiên cứu thực hiện kiểm chứng hành động điều chỉnh lợi nhuận của Tổng công ty Hàng không Việt Nam dựa vào mô hình Modified Jones với dữ liệu chéo. Kết quả nghiên cứu cho thấy Tổng công ty có điều chỉnh tăng lợi nhuận trong năm 2013, là năm liền trước sự kiện IPO. Về mặt thực tiễn, kết quả của nghiên cứu này cung cấp bằng chứng về hành động quản trị lợi nhuận của công ty cụ thể trong bối cảnh phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Qua đó, nghiên cứu đã trả lời được thắc mắc lớn của nhà đầu tư về tính trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận đồng thời đây cũng là nguồn thông tin giúp nhà đầu tư có nhìn nhận đúng đắn hơn về BCTC của các công ty niêm yết trước khi đưa ra quyết định có đầu tư hay không.

Dựa trên cơ sở lý luận ở chương 1 và kết quả nghiên cứu chương 4, nghiên cứu cũng đã đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao tính trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận cũng như nâng cao chất lượng của thông tin BCTC công bố của các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, cũng như một số vấn đề còn tồn tại trong việc áp dụng các chính sách của Nhà nước.

Để hoàn thành nghiên cứu này tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Kế toán trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng, đặc biệt là PGS.TS Nguyễn Công Phương đã tận tình hướng dẫn để tôi hoàn thành nghiên cứu này. Do nghiên cứu quản trị lợi nhuận vẫn là một đề tài còn mới ở Việt Nam cộng với những hạn chế về kinh nghiệm cá nhân nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Tuy nhiên, tôi mong muốn bài viết này có thể cung cấp thông tin chi tiết hơn về hành động quản trị lợi nhuận trong bối cảnh phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng của một doanh nghiệp cụ thể từ đó hy vọng nghiên cứu có thể là một tài liệu hữu ích đối với các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC DA NANG\KE TOAN\PHAN VIET HUNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *