Nghiên cứu động lực làm việc của giáo viên tiểu học

Nghiên cứu động lực làm việc của giáo viên tiểu học

Nghiên cứu động lực làm việc của giáo viên tiểu học tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam

1.Lý do chọn đề tài

Nền kinh tế tri thức đang ngày càng đòi hỏi nhiều hơn nguồn nhân lực có chất xám, có kỹ năng và có thái độ làm việc tốt. Đặc biệt, trong khu vực công – nơi thiếu đi sự cạnh tranh giữa các đơn vị cùng ngành nghề, thiếu đi sự đòi hỏi từ phía khách hàng – thì để có được nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của kinh tế thị trường trong hội nhập, một trong những yêu cầu tất yếu đó là phải tạo được động lực cho đội ngũ viên chức trong đơn vị. Trong hệ thống giáo dục, giáo dục tiểu học có một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

Bậc tiểu học là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục phổ thông, bậc học đào tạo những cơ sở ban đầu cơ bản và bền vững cho trẻ tiếp tục học lên bậc học trên, giúp trẻ hình thành những cơ sở ban đầu , những đường nét cơ bản của nhân cách. Chính vì vậy giáo dục tiểu học là vần đề rất cần được chú trọng trong các chính sách phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là ở những vùng có điều kiện kinh tế – xã hội, giao thông đi lại còn nhiều khó khăn.

Đại Lộc là một huyện trung du đồng bằng, trong đó có 9 xã là xã miền núi, thì việc đưa kiến thức đến cho các em học sinh, nhất là học sinh tiểu học nơi đây gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay, mạng lưới giáo dục tiểu học của huyện đã mở rộng đến tất cả 18 xã, thị trấn, với số lượng điểm trường và học sinh ngày càng tăng thì đây là một trọng trách lớn đối với đội ngũ giáo viên tiểu học, đòi hỏi họ phải có lòng yêu nghề, yêu trẻ và gắn bó với sự nghiệp trồng người. Muốn xây dựng được đội ngũ giáo viên yêu nghề thật sự, trước hết phải tạo động lực lao động cho người dạy, cải cách chính sách về lương, thưởng, đãi ngộ phù hợp, cải thiện điều kiện làm việc, tài liệu và thiết bị dạy học…

Trong những năm qua, quá trình tạo động lực làm việc cho giáo viên tiểu học huyện Đại Lộc cũng đạt được những thành công nhất định đó là cải thiện được phần nào đời sống vật chất và chất lượng công việc của đội ngũ giáo viên. Cụ thể theo số liệu thống kê của Phòng GDĐT huyện Đại Lộc thì thu nhập bình quân của giáo viên tiểu học trong huyện tăng qua các năm, thu nhập ổn định đã giảm bớt gánh nặng về chi phí, tiền bạc trong cuộc sống, từ đó chất lượng công việc của đội ngũ giáo viên tiểu học được cải thiện đáng kể. Cụ thể theo báo cáo tổng kết các năm học của Phòng GDĐT huyện Đại Lộc thì chất lượng giáo dục tiểu học của huyện qua các năm học từ 2015 – 2018 luôn giữ ổn định, xếp loại 6/18 huyện, thành phố của tỉnh Quảng Nam.

Ngoài những thành công nêu trên thì quá trình tạo động lực làm việc cho giáo viên tiểu học huyện Đại Lộc cũng còn bộc lộ một số hạn chế đó là thiếu sự liên kết, đồng bộ trong công tác quản lý và việc tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên tiểu học của huyện. Cụ thể, chỉ có 28% cán bộ làm công tác quản lý giáo viên được học qua lớp bồi dưỡng chuyên sâu về quản lý nguồn nhân lực, trong đó có nội dung về tạo động lực lao động; 6/25 trường tiểu học trong huyện có đề cập đến vấn đề khuyến khích, động viên giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ ở trong kế hoạch nhiệm vụ năm học.

Mặt khác, trong công tác quản lý ở các trường tiểu học thiếu sự quan tâm đúng mức đến công tác tạo động lực làm việc cho giáo viên cũng như thiếu nguồn kinh phí để thực hiện. Nhất là các chính sách về chế độ tiền thưởng, phúc lợi của huyện dành cho giáo viên tiểu học. Vì thiếu chính sách đồng bộ và kinh phí nên mức thưởng chưa mang tính khích lệ cao cũng như điều kiện thưởng còn hạn chế nên giáo viên ít nỗ lực, giảm nhiệt huyết với nghề ở một bộ phận giáo viên. Ngoài ra, cán bộ quản lý ở các trường tiểu học còn hạn chế trong việc quan tâm đến đặc điểm công việc, điều kiện làm việc và ghi nhận sự đóng góp của mỗi cá nhân cho tập thể.

Hiện tại chưa có nghiên cứu nào về động lực làm việc của giáo viên tiểu học

tại huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam.

Xuất phát từ thực tế đó nên tôi chọn đề tài “Nghiên cứu động lực làm việc của giáo viên tiểu học tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam” để làm luận văn thạc sĩ.

2. Mục tiêu, nghiên cứu

– Mục tiêu tổng quát: Đánh giá động lực làm việc và đề xuất các giải pháp cho việc tạo động lực làm việc của giáo viên.

– Mục tiêu cụ thể:

+ Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về động lực làm việc và nhân tố tác động đến động lực của nguồn nhân lực trong tổ chức nói chung và giáo viên nói riêng.

+ Phân tích các nhân tố tác động đến động lực làm việc của giáo viên tiểu học tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Chỉ ra những nhân tố làm tăng, những nhân tố làm giảm với động lực làm việc của giáo viên tiểu học tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.

+ Đề xuất giải pháp tạo động lực làm việc cho giáo viên tiểu học tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

– Đối tượng nghiên cứu: Động lực làm việc và các nhân tố tác động đến động lực làm việc giáo viên tiểu học tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.

– Phạm vi nghiên cứu:

+ Nội dung: Động lực và các nhân tố tác động đến động lực của giáo viên tiểu học.

+ Thời gian thực hiện: Tháng 03/2019 đến tháng 10/2019.

+ Không gian nghiên cứu: huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam

+ Đối tượng khảo sát: Giáo viên tiểu học trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam

4. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu

– Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

+ Nghiên cứu Luật Giáo dục, văn kiện của Đảng, các tạp chí Giáo dục, các tài liệu về lý luận tạo động lực làm việc cho người lao động.

+ Nghiên cứu cơ sở lý luận của tạo động lực làm việc cho người lao động…

+ Nghiên cứu các luận văn, luận án có liên quan đến đề tài.

Phương pháp thu thập thông tin: Phương pháp điều tra bằng phiếu và phỏng vấn.

– Phương pháp thống kê toán học: Luận văn sử dụng phương pháp thống kê toán học để trình bày kết quả thực nghiệm và kiểm định giả thuyết thống kê nhằm so sánh, đánh giá để rút ra xu hướng phát triển chung và kết hợp với các lập luận khoa học để đưa ra những phân tích về thực trạng tạo động lực làm việc của giáo viên tiểu học ở huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.

5. Đóng góp của đề tài

– Về mặt lý thuyết: Đã hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết về mô hình nghiên cứu động lực làm việc và các nhân tố tác động đến động lực làm việc của nguồn nhân lực trong tổ chức, giúp cho những người nghiên cứu sau thuận tiện trong việc tra cứu và trích dẫn.

-Về mặt thực tiễn :

+ Phân tích được thực trạng động lực làm việc của giáo viên tiểu học trên địa bàn huyện Đại Lộc

+ Phân tích các nhân tố tác động đến động lực làm việc của giáo viên tiểu học trên địa bàn huyện Đại Lộc

+ Đề xuất được hàm ý chính sách để nâng cao động lực làm việc của giáo viên tiểu học trên địa bàn huyện Đại Lộc

– Về mặt đào tạo: Làm tài liệu phục vụ công tác đào tạo đại học và sau đại học đối với ngành quản trị kinh doanh nói chung và quản trị nguồn nhân lực nói riêng.

6. Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn gồm 4 chương

Chương 1. Cơ sở lý luận về tạo động lực làm việc giáo viên tiểu học

Chương 2. Thiết kế nghiên cứu

Chương 3. Kết quả phân tích về động lực làm việc cho giáo viên tiểu học hiện nay trên địa bàn huyện Đại Lộc – Tỉnh Quảng Nam

Chương 4. Đề xuất giải pháp tạo động lực làm việc cho giáo viên tiểu học trên địa bàn huyện Đại Lộc – Tỉnh Quảng Nam.

CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA GIÁO VIÊN TIỂU HỌC

1.1. Khái quát về động lực làm việc của người lao động

1.1.1. Khái niệm về động lực làm việc

1.1.1.1. Khái niệm động cơ

Động cơ được hiểu là sự sẵn sàng, quyết tâm thực hiện với nỗ lực ở mức độ cao để đạt được các mục tiêu của tổ chức và nó phụ thuộc vào khả năng đạt được kết quả để thoả mãn được các nhu cầu cá nhân.

1.1.1.2. Khái niệm động lực làm việc

Động lực làm việc là sự khát khao và tự nguyện của mỗi cá nhân nhằm phát huy mọi nỗ lực để hướng bản thân đạt được mục tiêu của cá nhân và mục tiêu của tổ chức.

Nghiên cứu động lực làm việc của giáo viên tiểu học tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam
Nghiên cứu động lực làm việc của giáo viên tiểu học tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam

1.1.2. Vai trò của động lực làm việc của người lao động

1.2. Động lực và tạo động lực làm việc của giáo viên

1.2.1. Khái niệm giáo viên

Giáo viên là người giảng dạy trong các cơ sở giáo dục từ bậc học mầm non đến bậc học trung cấp, giảng dạy trình độ sơ cấp hoặc trung cấp.

1.2.2. Đặc điểm lao động của giáo viên

– Lao động của người giáo viên là loại hình lao động đặc biệt, với mục đích, đối tượng, sản phẩm và công cụ lao động rất đặc thù mà chỉ có ở giáo viên.

– Mục đích lao động của giáo viên: Mục đích lao động của giáo viên là tái sản xuất mở rộng sức lao động xã hội, lao động sư phạm góp phần “sáng tạo ra con người”. Giáo viên giữ vị trí quan trọng là xây dựng những cơ sở ban đầu rất quan trọng của con người lao động làm chủ tương lai.

– Đối tượng lao động sư phạm: Đối tượng lao động của giáo viên là con người mà nhân cách đang trong giai đoạn hình thành và phát triển mạnh mẽ.

– Sản phẩm lao động sư phạm: Sản phẩm lao động của người giáo viên là nhân cách của học sinh.

– Công cụ lao động của giáo viên: Ngoài các công cụ lao động bên ngoài của người giáo viên như tài liệu, thiết bị dạy học…còn có công cụ bên trong rất quan trọng là nhân cách của người giáo viên.

1.2.3. Tạo động lực làm việc của giáo viên

Tạo động lực làm việc cho giáo viên là việc sử dụng các biện pháp kích thích nhằm thôi thúc, khuyến khích, động viên giáo viên hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ được giao trong nhà trường.

1.3. Lý thuyết và các mô hình nghiên cứu động lực của người lao động

1.3.1. Lý thuyết động lực làm việc của người lao động

1.3.1.1. Thuyết cổ điển của Taylor (đầu thế kỷ XX)

1.3.1.2. Thuyết cổ điển tâm lý xã hội

1.3.1.3. Thuyết nhu cầu của Maslow

1.3.1.4. Lý thuyết về bản chất con người của Mc.Gregor

1.3.1.5. Lý thuyết hai yếu tố của Herzberg

1.3.1.6. Thuyết ERG của Alderfer

1.3.1.7. Thuyết kỳ vọng của Victor Vroom

1.3.1.8. Thuyết công bằng của Stacy Adam

1.3.1.9. Thuyết về các nhu cầu thúc đẩy của McClelland

1.3.1.10. Quan điểm của Hackman và Oldham

1.3.1.11. Thuyết thiết lập mục tiêu

1.3.2. Các mô hình nghiên cứu động lực làm việc

1.4. Tổng quan nghiên cứu về động lực làm việc của giáo viên

1.4.1. Nghiên cứu nước ngoài

1.4.2. Nghiên cứu trong nước

1.4.2. Bình luận tổng quan nghiên cứu

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 chúng tôi đã nghiên cứu các nội dung động lực, tạo động lực làm việc đối với người lao động nói chung và động lực và tạo động lực đối với đội ngũ giáo viên tiểu học nói riêng hiện nay.

Trên cơ sở tìm hiểu về khái niệm giáo viên, đặc điểm nghề nghiệp của giáo viên và những yêu cầu đối với đội ngũ giáo viên tiểu học, từ đó xác định được tầm quan trọng của công việc tạo động lực đối với đội ngũ lao động đặc thù này.

Trong chương này đã tìm hiểu những nội dung cốt lõi của các lý thuyết về tạo động lực làm việc của người lao động và một số mô hình nghiên cứu tạo động lực làm việc của người lao động trên thế giới.

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.1. Quy trình nghiên cứu

Khảo sát

Mô hình đề xuất

Cơ sở lý luận

Nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu chính thức

Nghiên cứu định lượng: thu thập dữ liệu bằng phiếu khảo sát

Kiểm định thang đo

Kiểm tra hệ số Cronbach Alpha, loại bỏ biến thành phần

Phân tích nhân tố

Kiểm tra hệ số KMO; phương sai trích; xác định nhân tố

Mô hình nghiên cứu điều chỉnh

Kiểm định tồn tại mô hình (ANOVA),

Kiểm định tồn tại nhân tố (T-test)

Phân tích hồi quy

Điều chỉnh mô hình

Và phiếu khảo sát

Hệ thống giả thuyết nghiên cứu tương ứng mô hình nghiên cứu điều chỉnh

Hình 2.1. Qui trình nghiên cứu của luận văn

2.2. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu

2.2.1. Đề xuất mô hình nghiên cứu

Điều kiện làm việc

Thu nhập

Thăng tiến

Động lực làm việc

Đặc điểm công việc

Quan hệ đồng nghiệp

Ghi nhận đóng

góp cá nhân

Quan hệ cấp trên

Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu

2.2.2. Hệ thống giả thuyết nghiên cứu

Các giả thuyết nghiên cứu từ mô hình:

Giả thuyết H1: Yếu tố thu nhập có tác động thuận chiều tới động lực làm việc của giáo viên tiểu học tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.

Giả thuyết H2: Sự ghi nhận đóng góp có tác động thuận chiều tới động lực làm việc của giáo viên tiểu học tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.

Giả thuyết H3: Thăng tiến có tác động thuận chiều tới động lực làm việc của giáo viên tiểu học tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.

Giả thuyết H4: Đặc điểm công việc có tác động thuận chiều tới động lực làm việc của giáo viên tiểu học tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.

Giả thuyết H5: Điều kiện làm việc có tác động thuận chiều tới động lực làm việc của giáo viên tiểu học tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.

Giả thuyết H6: Quan hệ cấp trên có tác động thuận chiều tới động lực làm việc của giáo viên tiểu học tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.

Giả thuyết H7: Quan hệ đồng nghiệp có tác động thuận chiều tới động lực làm việc giáo viên tiểu học tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.

2.3. Thiết kế bảng hỏi

2.3.1. Thang đo các nhân tố tác động đến động lực làm việc của người lao động

-Từ mô hình nghiên cứu ở trên, tác giả đề xuất các biến trong thang đo các nhân tố tác động đến động lực làm việc của người lao động.

– Các biến độc lập xây dựng cho mô hình gồm các biến sau:

+ Biến Thu nhập gồm 07 biến-mã hoá TN:TN1 Giáo viên được trả lương đúng quy định; TN2 Giáo viên được trả lương đúng hạn; TN3 Giáo viên được được đóng các bảo hiểm đầy đủ; TN4 Giáo viên được hỗ trợ toàn bộ công tác phí trong quá trình làm việc; TN5 Giáo viên được chi trả các khoản phúc lợi theo quy định; TN6 Giáo viên được chi trả thưởng tương xứng với thành tích đóng góp; TN7 Giáo viên được nhận phúc lợi trong các dịp lễ, tết.

+ Biến Sự ghi nhận đóng góp cá nhân gồm 04 biến – mã hóa cá nhân: CN1 những đóng góp hữu ích của tôi luôn được nhà trường ; CN2 những đóng góp hữu ích của tôi luôn được cấp trên ghi nhận; CN3 những đóng góp của tôi luôn được đồng nghiệp ghi nhận; CN4 những đóng góp của tôi luôn sẽ được áp dụng rộng rãi.

+ Biến Thăng tiến gồm 05 biến-mã hoá thăng tiến :TT1 Giáo viên có nhiều cơ hội thăng tiến lên vị lãnh đạo trong nhà trường; TT2 Giáo viên được tạo nhiều cơ hội để thăng tiến lên vị lãnh đạo trong nhà trường; TT3 Giáo viên được tạo điều kiện để thăng hạng nghề nghiệp; TT4 Giáo viên có nhiều cơ hội phát triển chuyên môn; TT5 Giáo viên có nhiều cơ hội phát triển kỹ năng.

+ Biến Đặc điểm công việc gồm 05 biến– mã hóa công việc: CV1 công việc của tôi đang làm có phù hợp với sở trường và năng lực của mình ;CV2 công việc của tôi đang làm có bảng mô tả và được phân công rõ ràng; CV3 công việc của tôi đang làm không quá căng thẳng;CV4 công việc của tôi đang làm có nhiều động lực phấn đấu; CV5 tôi có thể cân bằng giữa cuộc sống cá nhân và công việc tôi đang làm tại cơ quan.

+ Biến Điều kiện làm việc gồm 06 biến– mã hóa ĐK: ĐK1 Môi trường làm việc an toàn; ĐK2 Môi trường làm việc thông thoáng; ĐK3 Môi trường làm việc sạch sẽ ; ĐK4 Môi trường làm việc đẹp; ĐK5 Thiết bị dạy học hiện đại; ĐK 6 Thiết bị dạy học đầy đủ.

+ Biến Quan hệ với cấp trên gồm 07 biến – mã hóa cấp trên CT. CT1 Lãnh đạo nhà trường luôn hỗ trợ giáo viên hoàn thành tốt công việc được giao; CT2 Lãnh đạo nhà trường phổ biến thông tin kịp thời đến giáo viên; CT3 Lãnh đạo nhà trường luôn bảo vệ quyền lợi cho giáo viên; CT4 Lãnh đạo nhà trường luôn tin tưởng vào năng lực của giáo viên; CT5 Lãnh đạo nhà trường khéo léo, tế nhị trong đánh giá giáo viên; CT6 Lãnh đạo nhà trường luôn lắng nghe ý kiến của giáo viên; CT7 Lãnh đạo nhà trường luôn gần gũi với giáo viên.

+ Biến quan hệ đồng nghiệp gồm 05 biến-mã hoá đồng nghiệp DN. DN1 Đồng nghiệp ở trường luôn đối xử công bằng với nhau; DN2 Đồng nghiệp ở trường luôn tạo điều kiện cho những người mới; DN3 Đồng nghiệp ở trường luôn phối hợp thực hiện các nhiệm vụ chung của nhà trường; DN4 Đồng nghiệp ở trường luôn tạo cho tôi cảm giác thân thiện; DN5 Đồng nghiệp ở trường sẵn sang giúp đỡ tôi khi gặp khó khăn.

Bảng 2.1. Các nhân tố tác động đến động lực làm việc của người lao động

Mã hóaCác nhân tố tác động đến động lực làm việc của người lao độngNguồn gốc thang đo
TNThu nhậpTác giả đề xuất
CNSự ghi nhận đóng góp cá nhânTác giả đề xuất
TTThăng tiếnTác giả đề xuất
CVĐặc điểm công việcTác giả đề xuất
ĐKĐiều kiện làm việcTác giả đề xuất
CTQuan hệ với cấp trênTác giả đề xuất
DNQuan hệ đồng nghiệpTác giả đề xuất

2.3.2. Thang đo nhân tố động lực làm việc của người lao động

Biến phụ thuộc Động lực làm việc của người lao động(DLLV) tại nhà trường được đo lường thông qua các biến quan sát sau:

Bảng 2.2. Thang đo về động lực làm việc của người lao động

Mã hóaĐộng lực làm việc (ĐLLV)Nguồn gốc thang đo
ĐLLV1Giáo viên luôn nỗ lực hết sức mình để hoàn thành công việc được giaoTác giả đề xuất
ĐLLV2Giáo viên luôn duy trì nỗ lực thực hiện công việc trong dài hạnTác giả đề xuất
ĐLLV3Giáo viên luôn nỗ lực vì mục tiêu chung của nhà trườngTác giả đề xuất
ĐLLV4Giáo viên luôn tích cực tham gia các hoạt động chung của nhà trườngTác giả đề xuất

2.4. Phương pháp phân tích

2.4.1. Kiểm định độ tin thang đo (Cronbach’s Alpha)

2.4.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA – Exploratory Factor Analysis)

2.4.3. Mô hình kinh tế lượng

Để đánh giá tác động của các nhân tố đến động lực làm việc của giáo viên theo mô hình kinh tế lượng. Dựa vào mô hình nghiên cứu đề xuất mô hình kinh tế lượng sẽ có dạng công thức (2.1) gồm 1 biến phục thuộc (Y) và 7 biến độc lập (X)

Y = β0 + β1X12X23X34X45X56X67X7+U (2.1)

– Y: Động lực làm việc của giáo viên.

– X1: Thu nhập của giáo viên;

– X2: Mức độ ghi nhận của nhà trường đối với sự đóng góp của giáo viên;

– X3: Cơ hội thăng của giáo viên;

– X4: Đặc điểm công việc của giáo viên;

– X5: Điều kiện làm việc của giáo viên;

– X6: Mối quan hệ giữa giáo viên với cấp trên (lãnh đạo);

– X7: Mối quan hệ giữa giáo viên với đồng nghiệp.

– U: Sai số của mô hình – đại diện cho các nhân tố tác động lực làm việc của giáo viên nhưng không có trong mô hình.

– βi (i=0-7): Hệ số hồi quy.

Các giả thiết của phương pháp bình phương bé nhất (OLS)

Có nhiều phương pháp để ước lượng các hệ số hồi quy như: OLS, ML, MOMEN,…Đối với đề tài sử dụng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) để ước lượng và kiểm định mô hình. Để kết quả ước lượng và kiểm định theo phương pháp OLS có độ tin cậy thì thỏa mãn các giả thiết sau:

  • A1: Các phần dư (Ui) của mô hình có phân phối chuẩn.
  • A2: Các phần dư (Ui) có kỳ vọng toán bằng không.
  • A3: Các phần dư (Ui) không có mối liên hệ với nhau, không có hiện tượng tự tương quan.
  • A4: Các biến giải thích không có tương quan tuyến tính với nhau, không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến.
  • A5: Giữa các phần dư (Ui) và các biến giải thích không có tương quan với nhau, không tồn tại hiện tượng phương sai không đồng nhất.

Kết quả ước lượng của mô hình hồi quy sẽ giúp xác định được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến động lực làm việc của giáo viên tiểu học

2.5. Nguồn dữ liệu

2.5.1. Dữ liệu thứ cấp

2.5.2. Dữ liệu sơ cấp

2.5.2.1. Phương pháp điều tra

2.5.2.2. Quy mô mẫu

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả đã làm rõ được những nội dung sau đây:

– Đề xuất được qui trình nghiên cứu và mô hình nghiên cứu, từ đó xây dựng các giả thuyết nghiên cứu.

-Từ mô hình nghiên cứu tác giả xây dựng những giả thuyết nghiên cứu để làm căn cứ cho việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp ở phần sau.

– Đề xuất thang đo các nhân tố tác động đến động lực làm việc của người lao động và thang đo nhân tố động lực làm việc của người lao động.

– Trình bày phương pháp phân tích dữ liệu và nguồn cung cấp dữ liệu cho luận văn.

– Quy mô mẫu nghiên cứu của luận văn.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐỘNG LỰC LÀM VIỆCCỦA GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TẠI HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM

3.1. Khái quát về đội ngũ giáo viên tiểu học tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam

3.1.1. Về quy mô

3.1.2.Về cơ cấu

3.2. Mẫu nghiên cứu

3.3. Phân tích mô tả các nhân tố tác động đến động lực làm việc của giáo viên tiểu học tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam

3.3.1. Nhân tố thu nhập

3.3.2. Nhân tố sự ghi nhận đóng góp cá nhân

3.3.3. Nhân tố thăng tiến

3.3.4. Nhân tố đặc điểm công việc

3.3.5. Nhân tố điều kiện làm việc

3.3.6. Nhân tố quan hệ với cấp trên

3.3.7. Nhân tố quan hệ đồng nghiệp

3.3.8. Động lực làm việc của giáo viên

3.4. Kiểm định thang đo

3.4.1. Nhân tố thu nhập

3.3.2. Kiểm định thang đo nhân tố sự ghi nhận đóng góp cá nhân

3.3.3. Kiểm định thang đo nhân tố thăng tiến

3.3.4. Kiểm định thang đo nhân tố đặc điểm công việc

3.3.5. Kiểm định thang đo nhân tố điều kiện làm việc

3.3.6. Kiểm định thang đo nhân tố quan hệ cấp trên

3.3.7. Kiểm định thang đo nhân tố quan hệ đồng nghiệp

3.3.8. Kiểm định thang đo nhân tố động lực làm việc

3.4. Phân tích nhân tố khám phá

3.4.1 Phân tích khám phá các nhân tố tác động đến động lực làm việc của giáo viên tiểu học tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam

3.4.2. Phân tích nhân tố khám phá nhân tố động lực làm việc của giáo viên tiểu học tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam

3.5. Kiểm định tác động của các nhân tố tác động đến động lực làm việc của giáo viên tiểu học tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam

3.5.1. Mô hình và hệ thống giả thuyết mô hình nghiên cứu điều chỉnh

Dựa vào kết quả phân tích nhân tố khám phá thì mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu (2.01) có 7 nhân tố tác động đến động lực làm việc của giáo viên thì chỉ còn lại 5 nhân tố theo mô hình (3.01).

1. Quan hệ đồng nghiệp

4. Phúc lợi

Động lực làm việc

2. Ghi nhận và điều kiện làm việc

5. Lương

3. Đặc điểm công việc

Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh

– Dựa vào mô hình nghiên cứu điều chỉnh (3.01) hệ thống giả thuyết nghiên cứu sẽ điều chỉnh theo cho phù hợp và được thay thế cho mô hình nghiên cứu đề xuất từ 7 giả thuyết nghiên cứu về còn 5 giả thuyết nghiên cứu bao gồm:

Giả thuyết H1:Nhân tố quan hệ đồng nghiệp tác động thuận chiều đến động lực làm việc của giáo viên tiểu học Huyện Đại Lộc – Tỉnh Quảng Nam;
Giả thuyết H2:Nhân tố Ghi nhận và điều kiện làm việc tác động thuận chiều đến động lực làm việc của giáo viên tiểu học Huyện Đại Lộc – Tỉnh Quảng Nam;
Giả thuyết H3:Nhân tố Đặc điểm công việc tác động thuận chiều đến động lực làm việc của giáo viên tiểu học Huyện Đại Lộc – Tỉnh Quảng Nam;
Giả thuyết H4:Nhân tố phúc lợi tác động thuận chiều đến động lực làm việc của giáo viên tiểu học Huyện Đại Lộc – Tỉnh Quảng Nam;
Giả thuyết H5:Nhân tố lương tác động thuận chiều đến động lực làm việc của giáo viên tiểu học Huyện Đại Lộc – Tỉnh Quảng Nam;

3.5.2. Kiểm định sự tồn tại mô hình

3.5.3. Kiểm định các giả thiết (khuyết tật) của mô hình

3.5.4. Kiểm định tác động của từng nhân tố tác động đến động cơ làm việc của giáo viên tiểu học tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam

3.5.5. Bình luận tác động của các nhân tố đến động cơ làm việc của giáo viên tiểu học tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam

Bảng 3.35: Mô hình nghiên cứu thực nghiệm
DLLV= 0.45QHDN+0.43GN&DKLV+0.461DDCV+0.152PL+0.291LUONG
R Square.708

Trong đó:

DLLVĐộng lực làm việc
QHDN:Quan hệ đồng nghiệp
DN&DKLV:Ghi nhận và điều kiện làm việc
DDCV:Đặc điểm công việc
PL:Phúc lợi
LUONG:Lương

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3, luận văn đã nghiên cứu và đạt được một số kết quả như sau:

– Nghiên cứu khái quát quy mô và cơ cấu đội ngũ giáo viên tiểu học tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam

– Phân tích mô tả 07 nhân tố tác động đến động lực làm việc của giáo viên tiểu học tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Kết quả đã cho thấy đa số giáo viên tiểu học tại huyện Đại Lộc có động lực làm việc ở mức khá tốt.

– Kiểm định thang đo và phân tích khám phá 07 nhân tố tác động đến động lực làm việc của giáo viên tiểu học tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Kết quả phân tích nhân tố khám phá có nhiều thay đổi so với mô hình đề xuất ban đầu từ 07 nhân tố xuống còn 5 nhân tố. Dựa vào nội dung các câu hỏi thành phần từ ma trận tải nhân tố tương ứng với các nhân tố, tác giả đặt tên lại nhân tố bao gồm:

+Nhân tố 1: Đặt tên là QUAN HỆ ĐỒNG NGHIỆP được gộp từ 2 nhân tố ban đầu là nhân tố quan hệ cấp trên và quan hệ đồng nghiệp;

+ Nhân tố 2: Đặt tên là GHI NHẬN VÀ ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC được gộp từ 2 nhân tố là Ghi nhận và Điều kiện làm việc trong mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu.

+Nhân tố 3: Đặt tên là ĐẶC ĐIỂM CÔNG VIỆC, nội dung các câu hỏi thành phần không thay đổi so với mô hình ban đầu,

+Nhân tố 4: Đặt tên là PHÚC LỢI, là một nhân tố mới được tách ra từ nhân tố thu nhập từ mô hình đề xuất ban đầu. Nội dung bao gồm 3 câu hỏi thành phần theo bảng 3.25.

+ Nhân tố 5: Đặt tên là LƯƠNG, là một nhân tố mới được tách ra từ nhân tố thu nhập từ mô hình đề xuất ban đầu.

– Kiểm định hệ thống giả thuyết mô hình cho thấy giá trị sig của bảng 3.34 đều nhỏ hơn 5% nên tất cả các giả thuyết nghiên cứu (H1; H2; H3; H4 và H5) đều được chấp nhận. Kết quả mô hình nghiên cứu thực nghiệm:

DLLV= 0.45QHDN+0.43GN&DKLV+0.461DDCV+0.152PL+0.291LUONG

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

4.1. Cơ sở của các đề xuất hàm ý chính sách

4.1.1. Tổng kết kết quả phân tích thực nghiệm

– Giá trị hệ số beta chuẩn hóa (Standardized Coefficients) cho thấy nhân tố tác động mạnh nhất đến động lực làm việc của giá viên là nhân tố đặc điểm công việc (DDCV) vì có giá trị 0.461 lớn nhất trong năm nhân tố. Thứ hai là nhân tố quan hệ đồng nghiệp (QHDN) có giá trị 0.45; thứ ba là nhân tố ghi nhân và điều kiện làm việc (GN&DKLC) có giá trị 0.43; thứ tư là nhân tố lương với giá trị 0.291 và thấp nhất là nhân tố phúc lợi có giá trị 0.152.

4.1.2. Định hướng phát triển giáo dục tiểu học của Huyện Đại Lộc

– Muốn nâng cao chất lượng giáo dục phải coi trọng công tác tạo động lực làm việc của giáo viên, xem đây là tiêu chí hàng đầu.

– Rà soát lại việc phân công lao động cho giáo viên của toàn bộ các trường tiểu học tại huyện Đại Lộc.

– Quan tâm đến xây dựng khối đại đoàn kết của các giáo viên trong các trường tiểu học

– Đánh giá lại và đầu tư cơ sở vật chất tại các trường tiểu học, đi sâu sát và thực chất hơn việc đánh giá, ghi nhận thành tích của giáo viên.

4.2. Một số giải pháp cải thiện động lực làm việc của giáo viên tiểu học tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam

4.2.1.Xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp trong nhà trường thân thiện, gắn bó

4.2.2. Ghi nhận kịp thời, khách quan cống hiến của giáo viên và tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho giáo viên giảng dạy

4.2.3.Hoàn thiện bản mô tả công việc cho giáo viên tiểu học theo hướng cụ thể, rõ ràng, gọn nhẹ và khoa học

Xây dựng bản mô tả công việc của giáo viên tiểu học được khoa học và gọn gàng nhất thì cần phải thực hiện các bước sau:

a. Thống kê công việc của giáo viên tiểu học theo chức năng, nhiệm vụ

b.Phân nhóm công việc của giáo viên tiểu học

c. Xây dựng bản mô tả công việc của giáo viên tiểu học gắn với từng vị trí việc làm cụ thể (Phụ lục 2)

4.2.4.Đảm bảo tiền lương, đóng đủ bảo hiểm, quan tâm, xây dựng chế độ phúc lợi đa dạng

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Trong chương 4, chúng tôi đã đạt được một số kết quả quan trong như sau:

– Tổng kết kết quả phân tích thực nghiệm

– Đề xuất các định hướng phát triển giáo dục cho huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới.

-Đề xuất một số giải pháp cải thiện động lực làm việc của của giáo viên tiểu học tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.

KẾT LUẬN

1. Kết quả đạt được của đề tài

– Nghiên cứu các nội dung động lực, tạo động lực làm việc đối với người lao động nói chung và động lực và tạo động lực đối với đội ngũ giáo viên tiểu học nói riêng

– Xác định được tầm quan trọng của công việc tạo động lực đối với đội ngũ giáo viên tiểu học.

-Tìm hiểu những nội dung cốt lõi của các lý thuyết về tạo động lực làm việc của người lao động và một số mô hình nghiên cứu tạo động lực làm việc của người lao động trên thế giới.

– Đề xuất được quy trình nghiên cứu và mô hình nghiên cứu, từ đó xây dựng các giả thuyết nghiên cứu.

-Từ mô hình nghiên cứu tác giả xây dựng những giả thuyết nghiên cứu để làm căn cứ cho việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp ở phần sau.

– Đề xuất thang đo các nhân tố tác động đến động lực làm việc của người lao động và thang đo nhân tố động lực làm việc của người lao động.

-Trình bày phương pháp phân tích dữ liệu và nguồn cung cấp dữ liệu cho luận văn và quy mô mẫu nghiên cứu của luận văn.

– Nghiên cứu khái quát quy mô và cơ cấu đội ngũ giáo viên tiểu học tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam

– Phân tích mô tả 07 nhân tố tác động đến động lực làm việc của giáo viên tiểu học tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Kết quả đã cho thấy đa số giáo viên tiểu học tại huyện Đại Lộc có động lực làm việc ở mức khá tốt.

– Kiểm định thang đo và phân tích khám phá 07 nhân tố tác động đến động lực làm việc của giáo viên tiểu học tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Kết quả phân tích nhân tố khám phá có nhiều thay đổi so với mô hình đề xuất ban đầu từ 07 nhân tố xuống còn 5 nhân tố. Dựa vào nội dung các câu hỏi thành phần từ ma trận tải nhân tố tương ứng với các nhân tố, tác giả đặt tên lại nhân tố bao gồm:

+Nhân tố 1: Đặt tên là QUAN HỆ ĐỒNG NGHIỆP được gộp từ 2 nhân tố ban đầu là nhân tố quan hệ cấp trên và quan hệ đồng nghiệp;

+ Nhân tố 2: Đặt tên là GHI NHẬN VÀ ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC được gộp từ 2 nhân tố là Ghi nhận và Điều kiện làm việc trong mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu.

+Nhân tố 3: Đặt tên là ĐẶC ĐIỂM CÔNG VIỆC, nội dung các câu hỏi thành phần không thay đổi so với mô hình ban đầu,

+Nhân tố 4: Đặt tên là PHÚC LỢI, là một nhân tố mới được tách ra từ nhân tố thu nhập từ mô hình đề xuất ban đầu. Nội dung bao gồm 3 câu hỏi thành phần theo bảng 3.25.

+ Nhân tố 5: Đặt tên là LƯƠNG, là một nhân tố mới được tách ra từ nhân tố thu nhập từ mô hình đề xuất ban đầu.

– Kiểm định hệ thống giả thuyết mô hình cho thấy giá trị sig của bảng 3.34 đều nhỏ hơn 5% nên tất cả các giả thuyết nghiên cứu đều được chấp nhận. Kết quả mô hình nghiên cứu thực nghiệm:

DLLV= 0.45QHDN+0.43GN&DKLV+0.461DDCV+0.152PL+0.291LUONG

– Tổng kết kết quả phân tích thực nghiệm

– Đề xuất các định hướng phát triển giáo dục cho huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới.

-Đề xuất một số giải pháp cải thiện động lực làm việc của của giáo viên tiểu học tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.

2. Hạn chế của đề tài

Việc xây dựng mô hình ban đầu gồm 07 nhân tố tác động đến động lực làm việc của giáo viên đã cho kết quả không như mong đợi của luận văn.

Vì nhận thức hạn chế về trách nhiệm cũng như quyền lợi của người được điều tra, một số giáo viên thực hiện trả lời câu hỏi còn mang tính cả nể, tâm lý ngại lãnh đạo nên chất lượng phiếu không cao dẫn đến chất lượng mô hình không tốt.

3. Hướng phát triển của đề tài

Sử dụng mô hình nghiên cứu như đã đề xuất, nghiên cứu động lực làm việc cấp THCS cho toàn huyện Đại Lộc hoặc cấp THPT cho toàn tỉnh Quảng Nam

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN DONG A\LUAN VAN DONG A\NGUYEN THI HONG VY

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *