NGHIÊN CỨU BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH CHO VĐV ĐỘI TUYỂN NAM KARATEDO

NGHIÊN CỨU BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH CHO VẬN ĐỘNG VIÊN ĐỘI TUYỂN NAM KARATEDO TỈNH HÀ TĨNH

NGHIÊN CỨU BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH CHO VĐV ĐỘI TUYỂN NAM KARATEDO

Lý do chọn đề tài NGHIÊN CỨU BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH CHO VĐV ĐỘI TUYỂN NAM KARATEDO

Thể dục thể thao là một bộ phận không thể thiếu trong đời sống hoạt động văn hóa tinh thần của con người, thể thao còn là chiếc cầu nối cho hòa bình, đoàn kết, hữu nghị giữa các quốc gia với nhau. Trong những năm gần đây thể thao thành tích cao của Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong các cuộc tranh tài tại khu vực, châu lục và thế giới, các kết quả còn khiêm tốn nhưng rất đáng khích lệ.

Không riêng ở nước ta mà hầu như ở khắp các nước trên thế giới võ thuật là một trong những môn thể thao hấp dẫn được đông đảo người tham gia tập luyện, thi đấu. Đối với thể thao nước ta thì võ thuật còn là một trong những môn thể thao mũi nhọn đi tiên phong và giành huy chương cho thể thao Việt Nam trên đấu trường quốc tế như: Taekwondo, Judo, Pencak silat, Wushu… và đặc biệt là Karatedo.

Karatedo được du nhập vào Việt Nam từ những năm 50 thế kỷ XX do võ sư Suzuki, người Nhật Bản, sinh sống tại Huế giảng dạy. Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, Karatedo được phát triển mạnh mẽ, lan rộng cả nước và đã sớm khẳng định thế mạnh trên đấu trường khu vực, châu lục và thế giới. Môn Karatedo đã góp phần vào thành tích thể thao nước nhà tại các kỳ SEA Games và ASIAD.

Ở Việt Nam hiện nay, việc chuyên môn công tác huấn luyện sức mạnh huấn luyện sức mạnh và thể lực chưa có điều kiện phát triển mạnh, trang thiết bị tập luyện còn thiếu thốn, các nghiên cứu đi sâu vào lĩnh vực phát triển thể lực cho từng môn thể thao vẫn còn chưa nhiều, một số mang ý nghĩa lý luận. Qua kết quả thi đấu của từng môn thể thao, các nhà nghiên cứu thể dục thể thao (TDTT), các nhà chuyên môn đều nhận định rằng: một trong những nguyên nhân thể thao Việt Nam chưa đạt được thành tích cao ở khu vực cũng như trên thế giới là do còn hạn chế về mặt thể lực, mà trong đó đặc biệt là sức mạnh. Sức mạnh là một trong những tố chất thể lực nền tảng để đảm bảo cho khả năng vận động và đạt thành tích thể thao. Việc nghiên cứu về lĩnh vực huấn luyện sức mạnh góp phần thêm vào nâng cao trình độ thể lực của các vận động viên Việt Nam là cấp bách hiện nay.

Mục đích của huấn luyện sức mạnh theo tác giả Bùi Trọng Toại (2010) là phát triển thành tích vận động viên (VĐV). Chương trình huấn luyện sức mạnh toàn diện là cần thiết để phát triển toàn thể các yếu tố thể lực cần thiết, quan trọng như: mềm dẻo, linh hoạt, sức mạnh, sức bền, năng lực ưa khí, yếm khí đáp ứng yêu cầu đặc thù của môn võ thuật.

Hà Tĩnh là một tỉnh nằm ở khu vực Bắc Trung bộ những năm gần đây tỉnh đã chú trọng đầu tư các môn thể thao thành tích cao trọng điểm trong đó có Karatedo. Hàng năm các vận động viên Karatedo đóng góp cho tỉnh nhà nhiều huy chương vàng, bạc, đồng cho thành tích thể thao của tỉnh. Có thể nói, Karatedo được coi là một trong những môn thể thao thế mạnh của Hà Tĩnh, được quan tâm đầu tư phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu. Để góp phần nâng cao vị thế của Karatedo Hà Tĩnh, bên cạnh việc củng cố cơ sở vật chất, bộ môn đã chủ động xây dựng đề án, chiến lược phát triển bền vững cho Karatedo, trong đó tập trung xây dựng phong trào cơ sở, thu hút, động viên mọi tầng lớp nhân đân tham gia góp phần khích lệ phong trào phát triển bền vững.

Hiện nay, Bộ môn Karatedo, Trung tâm Huấn luyện, Đào tạo và Thi đấu Thể thao Hà Tĩnh, có khoảng 25 đến 30 VĐV Karatedo với tuổi bình quân từ 11-17 đang được đào tạo tập trung tại Trung tâm Huấn luyện thể thao tỉnh. Tuy nhiên, trong thời gian tới, thông qua quá trình tuyển chọn tại các huyện, chúng tôi mong muốn nâng con số này lên con số 35 – 40 VĐV. Mục tiêu mà chúng tôi hướng tới đó là không chỉ làm rạng danh truyền thống đất võ vật Hồng Lam nói riêng mà còn có thể đóng góp cho thể thao quốc gia nhiều VĐV tài năng nói chung.

Trong những năm gần đây bộ môn Karatedo đã có nhiều thành tích và cũng có những vận động viên được gọi vào đội tuyển quốc gia và mang về những thành tích cao như: Trần Thị Quỳnh Anh HCV giải karatedo quốc tế Việt Nam mở rộng, VĐV Hồ Thị Thu Hiền giành 2 HCV giải karatedo Đông Nam Á.

Là người quản lý và điều hành đơn vị Trung tâm TDTT Hà Tĩnh, với mong muốn góp phần nâng cao thành tích thể thao của tỉnh nhà nói chung và thành tích của đội tuyển Karatedo của nói riêng, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn công tác huấn luyện ngày càng được chuẩn hóa, mong muốn có được hệ thống bài tập huấn luyện sức mạnh hiệu quả, song chưa có bất kỳ công trình nghiên cứu nào trên vận động viên Hà Tĩnh. Xuất phát từ lý do trên, đồng thời dựa vào những định hướng phát triển ngành TDTT và đào tạo VĐV, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

“NGHIÊN CỨU BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH CHO VĐV ĐỘI TUYỂN NAM KARATEDO TỈNH HÀ TĨNH”.

2. Mục đích nghiên cứu

Thông qua tìm hiểu và đánh giá thực trạng huấn luyện sức mạnh của VĐV đội tuyển nam Karatedo tỉnh Hà Tĩnh; trên cơ sở phân tích yêu cầu thực tiễn, vận dụng lý luận khoa học huấn luyện, đề tài tiến hành xây dựng hệ thống bài tập và đánh giá hiệu quả phát triển sức mạnh đối với VĐV đội tuyển nam Karatedo tỉnh Hà Tĩnh.

NGHIÊN CỨU BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH CHO VẬN ĐỘNG VIÊN ĐỘI TUYỂN NAM KARATEDO TỈNH HÀ TĨNH
NGHIÊN CỨU BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH CHO VĐV ĐỘI TUYỂN NAM KARATEDO

3. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng trình độ sức mạnh của VĐV đội tuyển nam Karatedo tỉnh Hà Tĩnh.

Mục tiêu 2: Nghiên cứu xây dựng bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV đội tuyển nam Karatedo tỉnh Hà Tĩnh.

Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả bài tập phát triển sức mạnh chung cho VĐV đội tuyển nam Karatedo tỉnh Hà Tĩnh.

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

    1. 1.1. Một số quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về TDTT

Trong xu thế hội nhập toàn cầu, tăng cường thể chất và bảo vệ sức khỏe là nhiệm vụ hàng đầu và quan trọng đối với Đảng và nhà nước ta trong việc phát triển công tác thể dục thể thao trong thời kỳ đổi mới. Điều này thể hiện qua các văn bản của Đảng và nhà nước:

Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X nêu rõ: “Đẩy mạnh các loại hoạt động thể dục thể thao cả về quy mô lẩn chất lượng. Khuyến khích và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia hoạt động và phát triển sự nghiệp TDTT…”

Tại kỳ họp Quốc hội lần thứ 10 của Quốc hội khóa XI số 77/2006/QH11 ngày 29/11 năm 2006 đã thông qua luật TDTT và tại điều 44 có nói rõ về thể thao chuyên nghiệp và định hướng phát triển thể thao chuyên nghiệp như sau:

“Thể thao chuyên nghiệp là hoạt động thể thao, trong đó huấn luyện viên, VĐV, lấy huấn luyện, biểu diễn, thi đấu thể thao là nghề của mình…”[38]

Gần đây nhất văn bản mag tính bước ngoặt, thể hiện sự quan tâm và coi trọng công tác thể dục thể thao của Đảng, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 08NQ/TW ngày 01/12/2011 về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước chuyển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020. Với quan điểm chỉ đạo “đầu tư cho TDTT là đầu tư cho con người, cho sự phát triển của đất nước”. Về thể thao thành tích cao, nhấn mạnh: Dành nguồn lực thích đáng để hình thành hệ thống đào tạo tài năng thể thao với đội ngũ kế cận dồi dào và có chất lượng, làm tiền đề cho bước phát triển đột phá về thành tích trong một số môn thể thao. Đổi mới tổ chức, quản lý thể thao thành tích cao theo hướng chuyên nghiệp phù hợp với đặc điểm của từng môn và từng địa phương. Ưu tiên đầu tư của Nhà nước và huy động các nguồn lực xã hội hỗ trợ cho các cơ sở đào tạo VĐV các môn thể thao trọng điểm; tích cực chuẩn bị lực lượng VĐV và các điều kiện cơ sở vật, chất kỹ thuật cần thiết, để sẵn sàng đăng cai tổ chức Đại hội thể thao Châu Á. Sử dụng hiệu quả các nguồn lực. [52]

Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020”. Trong đó về thể thao thành tích cao : chỉ tiêu đề ra là: giữ vững vị trí trong top 3 của thể thao khu vực Đông Nam Á (SEA Games); Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 45 vận động viên vượt qua các cuộc thi vòng loại, có huy chương tại Đại hội Thể thao Olympic lần thứ 32; Các môn thể thao trọng điểm bao gồm: 10 môn thể thao trọng điểm loại I (Điền kinh, Bơi, Cử tạ, Taekwondo, Vật (hạng cân nhẹ), Bắn súng, Karatedo, Boxing (nữ), Cầu lông, Bóng bàn. [53]

Chỉ thị số 48/CT-BVHTTDL ngày 05 tháng 4 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc thực hiện “Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020”. Trong đó nhấn mạnh: Đổi mới cơ chế tổ chức, nội dung tuyển chọn và đào tạo tài năng thể thao thành tích cao theo định hướng chuyên nghiệp; tăng cường nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao cho công tác đào tạo tài năng thể thao thành tích cao; ưu tiên đầu tư cho các môn thể thao, vận động viên thể thao trọng điểm; Ưu tiên ứng dụng nghiên cứu khoa học, y học thể thao; tăng cường năng lực chữa trị chấn thương và phòng, chống Doping; thực hiện giám định khoa học đối với quá trình huấn luyện một số vận động viên trọng điểm. [54]

Do vậy, việc phát hiện, tuyển chọn và đào tạo và bồi dưỡng tài năng thể thao trẻ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát triển thể thao thành tích cao.

    1. 1.2. Các quan điểm về huấn luyện tố chất thể lực trong huấn luyện thể thao

Huấn luyện thể thao là quá trình chuẩn bị thể lực cho VĐV giành được thành tích thể thao cao nhất trong thi đấu do đó là nhiệm vụ chính của huấn luyện thể thao trước hết phải bắt nguồn từ các yêu cầu cụ thể trong thi đấu thể thao, ngoài ra còn xuất phát từ bản thân các yêu cầu của lượng vận động trong huấn luyện. Các nhiệm vụ chính của huấn luyện thể thao bắt nguồn từ cấu trúc thành tích. Các yếu tố xác định thành tích cá nhân được sắp xếp thành 5 nhóm như sau:[1,3,4]

  • Các phẩm chất cá nhân của VĐV;
  • Các tố chất thể lực;
  • Khả năng kỹ thuật, phối hợp vận động và kỹ xảo;
  • Khả năng chiến thuật và trí tuệ;
  • Sự hiểu biết của VĐV trong lĩnh vực khoa học TDTT;

Và để đạt được thành tích cao người ta phải sử dụng các phương tiện khác nhau:

  • Các bài tập thể chất;

– Các điều kiện tự nhiên (môi trường, không khí, nước, ánh sáng…);

  • Các yếu tố vệ sinh;
  • Trong đó, bài tập thể chất là nhóm phương tiện chính để huấn luyện thể thao, là phương tiện quan trọng nhất để nâng cao thành tích thể thao. Các bài tập thể chất phải phù hợp nhiệm vụ quá trình huấn luyện và không được sử dụng cách bừa bãi, không chọn lựa. Tính mục đích của một bài tập huấn luyện thể thao thành tích cao thể hiện đúng chỗ chúng được sử dụng để phát triển thành tích trong môn chuyên sâu, phù hợp với yêu cầu thành tích cấu trúc thành tích lâu dài, nâng cao khả năng chịu đựng lượng vận động một cách liên tục và phát triển thành tích thể thao một cách nhanh chóng.
  • Thông qua việc lựa chọn hợp lý từng bài tập thể chất và thông qua việc phân chia một cách tối ưu lượng vận động của từng bài tập và nhóm bài tập có thể bảo đảm cho VĐV phát triển đầy đủ năng lực của họ trong lứa tuổi đạt thành tích cao nhất.
  • Hiện nay, thể thao thành tích cao là một trong nhũng lĩnh vực được quan tâm đặc biệt không kém các lĩnh vực văn hóa xã hội, thể hiện khát vọng vươn lên cao nhất của con người. Vì vậy, tiềm năng con người đã và đang được khai thác triệt để, nhằm đạt thành tích thể thao cao trong các cuộc thi đấu [3,4]. Các khả năng về kỹ chiến thuật, thể lực, hoạt động tâm lý, ý chí, tri thức của VĐV là những yếu tố quyết định nên thành tích thể thao [13]. Trong đó, khả năng hoạt động thể lực, đặc biệt là thể lực chung và thể lực chuyên môn là nhân tố quan trọng nhất [5], điều đó đã được các nhà khoa học, chuyên gia hàng đầu trong và ngoài nước nghiên cứu và các HLV luôn quan tâm chú trọng trong quá trình huấn luyện. Trong tuyển chọn VĐV, khả năng chịu đựng lượng vận động là một trong những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá [6]. Khả năng chịu đựng lượng vận động lớn của con người nhờ vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố quan trọng là sự phát triển thể lực [7].
  • Do vậy huấn luyện thể lực trong huấn luyện thể thao là mặt cơ bản để nâng cao thành tích thể thao. Song, về bản chất mức độ phát triển các tố chất thể lực phụ thuộc vào các trạng thái chức năng, cấu tạo của cơ quan và hệ cơ trong cơ thể [5]. Quá trình tập luyện để phát triển các tố chất thể lực, cũng chính là quá trình hoàn thiện các hệ thống chức năng có vai trò chủ yếu trong mỗi hoạt động của cơ bắp cụ thể [21].
      1. Khái niệm về sức mạnh

1.2.1.1. Các loại hình sức mạnh

  • Sức mạnh tối đa (Muscular Strength)

Đây là khả năng phát huy lực của cơ bắp trong một nỗ lực co cơ tối đa. Trong thể thao nó rất quan trọng khi dành lại vị trí hoặc duy nỗ lực khắc phục lực đối kháng của đối thủ hoặc khi có cần phải dùng hết sức để di chuyển một đối tượng. Khi kết hợp với tốc độ sẽ tạo thành SM bộc phát

  • Sức bền cơ bắp cục bộ (Local Muscular Endurance)

Đây là khả năng của một cơ hoặc một nhóm cơ để duy trì hoạt động (co cơ lặp đi lặp lại) trong một khoảng thời gian với nỗ lực dưới tối đa – (tương đương với khái niệm SM bền). Mệt mỏi cục bộ là yếu tố giới hạn hoạt động. Yếu tố giới hạn chính của sức bền cơ bắp cục bộ là khả năng chịu đựng axit lactic của VĐV.

  • Tốc độ (Speed)

Tốc độ là khả năng di chuyển toàn bộ hoặc một phần cơ thể vượt qua một khoảng cách trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể, ví dụ chạy tốc độ, trượt băng tốc độ, chạy đà trong nhảy xa… Có thể biểu hiện bằng tốc độ của toàn bộ hoặc một phần cơ thể. Tốc độ liên quan đến các tố chất thể lực khác, biểu hiện tốc độ phụ thuộc vào SM, còn SM bộc phát lại phụ thộc vào SM và tốc độ. Trong các hoạt động tốc độ, VĐV có thể đạt đến công suất tối đa.

  • Sức mạnh bộc phát (Muscular Power)

Đây là khả năng phát huy SM một cách nhanh chóng để tạo ra một nỗ lực tối đa một cách bộc phát. Nó phụ thuộc vào sự tương tác giữa SM và tốc độ. Năng lực này dựa trên cung cấp năng lượng yếm khí và sự co rút của các sợi cơ trắng trong cơ. SM bộc phát thể hiện qua các hoạt động như đẩy tạ, ném đĩa, ném búa, các môn nhảy…

1.2.1.2. Tập luyện sức mạnh và sự thích nghi của cơ

Tập luyện sức mạnh (SM) theo hệ thống sẽ dẫn đến những thay đổi về sinh lý và cấu trúc hay sự thích nghi trong cơ thể. Sự phát triển thông qua tập luyện xảy ra khi cơ thể tiếp tục phải thích nghi với áp lực của lượng vận động. Khi lượng vận động không còn kích thích “ngưỡng thích nghi” của cơ thể thì hiệu quả tập luyện sẽ bằng không (hay thấp nhất).

Sự thích nghi về giải phẫu: Nhiều công trình nghiên cứu cho rằng tập luyện với lượng vận động cường độ cao và không thay đổi có thể làm giảm chất lượng của xương và có nguy cơ dẫn tới chấn thương. Phương pháp thích hợp nhất là tập theo kế hoạch dài hạn và lượng vận động được tăng dần từ năm này sang năm khác.

Sự thích nghi của phối hợp thần kinh cơ: Sự phát triển SM cơ cũng được giải thích bằng sự thay đổi trong các kiểu huy động đơn vị vận động và sự đồng bộ hoá của đơn vị vận động một cách thống nhất. Thích nghi thần kinh trong tập luyện SM được chứng minh thông qua sự phát triển năng lực kích hoạt các nhóm cơ chính hoạt động – các chuổi cơ liên quan đến động tác và thông qua sự phát triển khả năng phối hợp giữa các cơ chính và cơ đối kháng. Kết quả là SM tăng lên.

Huấn luyện SM TĐ nhằm phát triển tính bộc phát – các hoạt động tức thời làm tăng sự phối hợp thần kinh của hệ thống thần kinh, hay sự đồng bộ của các hình thức kích hoạt đơn vị vận động, với kết quả phì đại cơ ít. Sự phì đại cơ chỉ thấy rõ sau nhiều tháng, thể hiện dưới hai hình thức:

+ Phì đại cơ thời gian ngắn: Chỉ kéo dài vài giờ và là kết quả của hiệu ứng “ bơm” đặc trưng của môn thể hình.

+ Phì đại cơ bất biến hay mãn tính: Là kết quả của những thay đổi cấu trúc ở mức độ cơ. Vì nó là sự tăng lên về kích thước tơ cơ, hình thức này hệ quả kéo dài hơn phì đại cơ thời gian ngắn. Đây là hình thức mà các VĐV mong muốn nhằm cải tiến thành tích chuyên môn thông qua tập luyện SM.

      1. Một số quan điểm về vai trò huấn luyện sức mạnh

Qua nghiên cứu, TS Bùi Trọng Toại đã tổng kết một số quan điểm về vai trò của huấn luyện sức mạnh cụ thể như sau:

  • Tập luyện SM với phụ trọng có khả năng phát triển không chỉ SM chung mà còn liên quan đến sự phát triển SM tốc độ, SM bền, phòng tránh chấn thương, rèn luyện ý chí, năng lực tập trung,… góp phần đáng kể vào việc phát triển thành tích thể thao.
  • Tập luyện SM đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển năng lực vận động, làm tiền đề để phát triển tiềm năng cao nhất của VĐV, cần được tiến hành thường xuyên theo một kế hoạch dài hạn và có hệ thống ở tất cả các VĐV từ năng khiếu đến trình độ cao.
  • Hiện nay, vẫn còn một số quan điểm chưa được chứng minh rằng: tập SM làm chậm VĐV, ảnh hưởng xấu đến phát triển sức bền và mềm dẻo. Tuy nhiên, Bompa đã tổng kết các nghiên cứu gần đây (Atha, 1984; Dudley & Fleck, 1987; Hickson, 1988; MacDougall, 1987; Micheli, 1988; Nelson, 1990; Sale, 1990) để phản bác lý luận đó. Huấn luyện kết hợp SM và sức bền không ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển công suất ưu khí (aerobic power). Tương tự, các chương trình tập luyện SM không ảnh hưởng xấu đến năng lực mềm dẻo.
  • Mục đích tập luyện SM là đáp ứng các yêu cầu thể lực đặc thù của từng môn thể thao (Phát triển SM chuyên môn) nhằm phát triển thành tích thể thao lên mức độ cao nhất.

Tóm lại, ngoài các tài liệu của các tác giả nổi tiếng nghiên cứu về lý luận TDTT chung của Liên Xô, Đông Đức cũ như Matveev, Harre, Philin đã phổ biến tương đối lâu thì gần đây đã xuất hiện thêm các tài liệu mới hoặc nghiên cứu ứng dụng dựa theo các tài liệu huấn luyện thể thao, SM mới nhất của Úc, Mỹ, Trung Quốc,… Riêng ở Việt Nam, gần đây nhất vào năm 2002, tác giả Lâm Quang Thành và Bùi Trọng Toại đã biên dịch cuốn sách chu kỳ huấn luyện SM của Bompa. Ngoài ra còn có các bài báo của các tác giả như Nguyễn Thế Truyền, Phan Hồng Minh,… Tác giả Steven J. F & Willam K. Đã tổng kết hầu hết các công trình nghiên cứu và cho thấy các chương trình huấn luyện SM đều có thể phát triển thể lực, sức mạnh, tốc độ, tốc độ co cơ. Đồng thời cũng cải thiện kỹ thuật đặc thù các môn thể thao theo hướng hoàn thiện hơn thông qua quá trình huấn luyện SM. [35]

      1. Chu kỳ hóa huấn luyện sức mạnh

Mục đích chính của huấn luyện SM là giúp cho VĐV phát huy được năng lực cao nhất về sức mạnh. Chu kỳ hoá SM được thử nghiệm đầu tiên bởi Mihaela Penes, huy chương vàng ném lao Olympic Tokyo vào năm 1964. Tác giả Stone và O’Bryant(1984) đã đưa ra mô hình lý thuyết về huấn luyện SM, trong đó chu kỳ phát triển SM gồm 4 giai đoạn: nở cơ; SM cơ bản; SM và SMTĐ.Một số khác như: “ Periodization of strenghth; The new wave in strenght Training ( Bompa, 1993a), Periodization by break- throuh ( Fleck & Kraemer, 1996),… cũng chứng minh rõ: để đạt hiệu quả tốt nhất trong phát triển SM thì chu kỳ hoá huấn luyện sức mạnh là con đường tốt nhất. Gần đây nhất, Serious Strength Training ( Bompa & Cornacchia, 1998) đã được nhà xuất bản Human kinetics phát hành. Đặc biệt hơn, cuấn sách “ Tính chu kỳ trong huấn luyện thể thao” do tác giả Lâm Quang Thành và Bùi Trọng Toại biên dịch cũng đã cụ thể hoá, chu kỳ hoá tập luyện sức mạnh thông qua các giai đoạn: thích nghi giải phẩu; nở cơ; sức mạnh tối đa; giai đoạn chuyển đổi- chuyển sang SMTĐ; chuyển đổi sang sức mạnh bền cơ- sức mạnh bền. [35], [36], [41]

  • Giai đoạn thích nghi giải phẩu

Giai đoạn thích nghi giải phẩu nhằm tạo sự thích nghi của thần kinh và chi phối của hệ thần kinh cơ làm tăng dần khả năng thích nghi cơ. Mục đích là phát triển sức mạnh của hầu hết các nhóm cơ, gân, dây chằng; tăng khối lượng cơ, phát triển sức bền cùng khả năng chuyển hoá trong cơ, chuẩn bị sức mạnh tối đa để chuyển tiếp liên tục đến các giai đoạn sau.

  • Giai đoạn phát triển sức mạnh tối đa

SM tối đa đóng một vai trò quan trọng nếu không nói là quyết định trong việc tạo ra sức mạnh đặc thù của môn thể thao. Phát triển lực cơ tối đa, đặc biệt với các nhóm cơ chính nhằm tăng khả năng huy động đồng bộ các sợi cơ nhanh khi co cơ và tạo tiền đề cho VĐV phát triển tốc độ và sức mạnh bột phát ở giai đoạn sau.

NGHIÊN CỨU BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH CHO VẬN ĐỘNG VIÊN ĐỘI TUYỂN NAM KARATEDO TỈNH HÀ TĨNH
NGHIÊN CỨU BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH CHO VĐV ĐỘI TUYỂN NAM KARATEDO
  • Giai đoạn sức mạnh tốc độ

Chuyển đổi từ SM tối đa sang SMTĐ nhằm tăng công suất cơ và chuyển đổi năng lực sức mạnh tối đa thành năng lực sức mạnh tốc độ đặc thù của Karatedo. Giai đoạn này, các VĐV cần có ý thức về nguồn năng lượng, trong suốt thời gian chuyển đổi.

Như vậy, để huấn luyện SM đặc thù của môn thể thao nói chung và Karatedo nói riêng đạt hiệu quả. Huấn luyện phải có kế hoạch huấn luyện cụ thể, chu kỳ hoá huấn luyện SM nhằm tổng hợp và chuyển đổi những thành tích SM đạt được trước đó vào thi đấu, hình thành cơ sở sinh lý để thúc đẩy và phát triển thành tích của VĐV. Trong thi đấu Karatedo, tố chất SMTĐ được đánh giá là nhân tố quan trọng hàng đầu để VĐV thi đấu thành công. [41]

    1. 1.3. Lịch sử phát triển và đặc điểm môn Karatedo

1.3.1. Sự ra đời của Karatedo ở Nhật Bản [45,46]

Võ thuật Nhật Bản- một sắc thái văn hóa

Nhật Bản là một đất nước bao gồm nhiều hòn đảo nhỏ nằm xung quan quần đảo lớn nằm ở phía Đông của Châu Á, là quốc gia đầu tiên đón ánh nắng mặt trời của một ngày mới. Chính vì vậy, Nhật Bản còn được gọi là đất nước “mặt trời mọc”. Người ta biết đến đất nước nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nhưng có nền văn hóa lâu đời và phong phú cũng như sự phát triển kỳ diệu của nền kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai.

Có thể nhận xét rằng, võ thuật với tư cách là bộ phận của nền văn hóa Nhật Bản tiến hóa và chịu ảnh hưởng của sự phát triển chính trị qua các thời đại như thế nào. Khía cạnh sáng giá nhất của võ thuật Nhật Bản là khả năng xây dựng con người toàn diện qua việc tập luyện các kỹ năng thể chất và tinh thần đã được hun đúc qua nhiều thế hệ một cách sáng tạo, đồng thời bồi dưỡng lòng kính yêu truyền thống của cha ông để lại. [45,46]

Okinawa – cái nôi của Karatedo [45,46]

Karate – cái tên được gọi như hiện nay là một môn võ thuật có xuất xứ từ Trung Quốc hay còn gọi là Chinese Kempo (quyền thuật Trung Hoa) được du nhập vào Okinawa – một thuộc địa của Nhật Bản trước đây. Okinawa có nghĩa là “Sợi dây thừng” ngoài biển khơi, hòn đảo này có tên cổ là Ryukyu nằm ở cực Nam của quần đảo Nhật Bản, một đầu hướng về Trung Quốc còn đầu kia hướng về Nhật. Vào thế kỷ XV, đây là một quốc gia độc lập và phồn thịnh nhờ giao thương với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước láng giềng khác họ mang theo môn quyền thuật đến đây và trở thành sản phẩm đặc biệt của người dân xứ đảo này.

Thuở ban đầu, người dân luyện tập môn võ thuật này với cái tên Okinawa-té, nghĩa là dùng tay chân để chống lại tầng lớp áp bức. Người dân ở đây đã luyện tập biến tay chân của họ trở thành vũ khí lợi hại, bên cạnh đó, những công cụ tưởng chừng như chỉ hữu dụng trong sản xuất cũng được nghiên cứu, luyện tập trở thành những binh khí sắc bén.

Năm 1879, Okinawa trở thành một tỉnh của Nhật Bản và các võ sư vẫn âm thầm truyền dạy Okinawa-té cho đệ tử tại võ đường cho đến khi nó được đổi tên thành Karate và công khai truyền dạy ở Okinawa và Nhật Bản.

Ngày nay, Karate được phổ biến và trở thành môn học giáo dục thể chất ở các trường phổ thông cơ sở và trung học tại Okinawa. Người ta đã thống kê được hơn 250 võ đường Karate đang hoạt động tại Okinawa theo các chi phái khác nhau và một phần ba nam giới ở Okinawa đã từng tập Karate.

Sự quyến rũ của Okinawa, cái nôi Karate, khiến người nước ngoài thường nô nức đến đây học tập. Các võ sinh nước ngoài say mê tập luyện môn võ này, họ tìm thấy ở đây những kĩ năng võ nghệ cổ truyền thật cuốn hút cũng như sự cởi mở thân thiện của người dân Okinawa, miền đất yêu chuộng hòa bình, tự hào về truyền thống võ thuật đặc sắc lâu đời.

NGHIÊN CỨU BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH CHO VẬN ĐỘNG VIÊN ĐỘI TUYỂN NAM KARATEDO TỈNH HÀ TĨNH
NGHIÊN CỨU BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH CHO VĐV ĐỘI TUYỂN NAM KARATEDO

Hình 1.1. Bức họa thi đấu Karate thời niên cổ

1.3.2. Karatedo tại Việt Nam [47]

Karatedo du nhập vào Việt Nam trước năm 1975

Vào thập niên 50 Karatedo được du nhập vào Việt Nam do cố võ sư Suzuki người Nhật lưu sống tại các tỉnh miền Trung bấy giờ truyền dạy. Ông đã thu hút được nhiều thanh niên tham gia tập luyện, đặc biệt là ở Cố đô Huế vào thập niên 60. Cũng thời gian này tại thành phố Sài Gòn có sự đóng góp quan trọng của võ sư Hồ Cẩm Ngạc người có công truyền bá phong trào Karatedo miền Nam. Trước 1975 phong trào tập luyện Karatedo ở miền Nam phát triển trong đó có sự đóng góp của thầy Nguyễn Văn Ái ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Karatedo Việt Nam phát triển từ năm 1975 đến nay

Sau năm 1975 tại các tỉnh phía Bắc, Hà Nội là trung tâm phát triển phong trào Karatedo do thầy Hoàng Vĩnh Giang xây dựng tổ chức phát triển và là nơi có mô hình đào tạo chất lượng nhất nước ta. Những năm đầu 1980 phong trào Karatedo đã đi vào quỹ đạo có tổ chức của nghành thể dục thể thao. Và cũng trong thời gian này, phong trào Karatedo do các tỉnh phía Bắc đặc biệt là Hà Nội phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng. Tháng 7/1989 Liên đoàn Karatedo Nhật Bản đã cử thầy Koichi Yamamura chuyên gia phát triển Karatedo Châu Á của Liên đoàn Karate Nhật Bản và trọng tài thế giới sang giảng dạy cho các võ sư, huấn luyện viên, vậ động viên Việt Nam. Đây là mốc đánh dấu lần đầu tiên Karatedo tiếp xúc hội nhập với Karatedo hiện đại quốc tế. Cũng thời gian này Liên đoàn Karatedo lâm thời Việt Nam được thành lập và ra mắt Ban chấp hành dưới sự chủ trì của ông Dương Nghiệp Chí đại diện cho Tổng cục thể dục thể thao Việt Nam, ông Hoàng Vĩnh Giang- giám đốc Sở TDTT Hà Nội giữ cương vị chủ tịch, ông Nguyễn Văn Thạnh (Thừa thiên – Huế) và ông Nguyễn Văn Ái (TP.HCM) là phó chủ tịch, ông Phạm Quốc Trọng (Hà Nội) làm tổng thư ký và và cơ quan quản lý nhà nước về thể dục thể thao là Bộ môn Karatedo trực thuộc Vụ thể thao thành tích cao của Tổng cục thể dục thể thao, trưởng bộ môn là ông Vũ Sơn Hà.

Liên đoàn Karatedo lâm thời Việt Nam là một tổ chức thành viên của Liên đoàn Karatedo thế giới, đứng đầu là chủ tịch Hoàng Vĩnh Giang. Trụ sở chính đặt tại 141 Trịnh Hoài Đức, Hà Nội; phụ trách văn phòng là tổng thư ký Phạm Quốc Trọng.

Trong thành tựu chung của toàn ngành TDTT, có sự đóng góp của môn Karatedo. Thành tích thi đấu quốc tế của Karatedo Việt Nam ngày càng khẳng định vị trí trong khu vực và Châu Á và là môn thể thao mũi nhọn của Việt Nam.

1.3.3. Đặc điểm và xu hướng thi đấu môn Karatedo

Thực chất môn võ Karatedo là môn võ mang tính khoa học, đơn giản và dễ tập, đồng thời nó được xác định là môn thể thao nhằm nâng cao sức khỏe cho người tập. Tính thực dụng thể hiện ở việc tập luyện nhằm chuẩn bị thể lực tốt hơn phục vụ cho hoạt động lao động cũng như nâng cao năng suất lao động. Ngoài ra nó còn thể hiện là môn võ mang tính chiến đấu thể hiện thông qua 2 yếu tố là: phòng thủ và tấn công. Karatedo là nghệ thuật chiến đấu bằng tay không, tập luyện môn này không chỉ dừng lại ở việc nắm một số kỹ thuật cơ bản và giành một số thành tích trong thi đấu. Kỹ thuật tự vệ Karatedo là kết quả của một quá trình kế thừa, gạn lọc, hiện đại hóa, khoa học hóa đến mức đơn giản nhất và có hiệu quả nhất. Tính thực dụng của môn Karate thể hiện thông qua việc phối hợp hài hòa giữa kỹ thuật tay với kỹ thuật chân và toàn bộ cơ thể. Ngoài ra tất cả các đòn đánh, đỡ, né tránh đều vận dụng trên nguyên tắc khoa học tuân theo quy luật đường thẳng và lực xoắn. Mặt khác các kỹ thuật môn Karatedo yêu cầu ở tính hiệu quả cao, dứt điểm nhanh trong thi đấu và kết thúc đòn phải có tư thế thủ (Zansin). Chính vì vậy để tấn công nhanh thì đường thẳng là hiệu quả nhất. Đường thẳng không chỉ thể hiện trong tấn công mà còn thể hiện ngay trong quá trình di chuyển tấn công hay phản công, thông qua các bước di chuyển sang ngang, về phía trước, phía sau thì đều có đường thẳng là chủ yếu. Mặt khác tính thực dụng còn thể hiện ở việc kỹ thuật động tác đơn giản dễ tập mang lại hiệu quả cao trong một thời gian tập luyện tương đối ngắn so với một số môn võ khác.

1.3.3.1. Về kỹ thuật

Karate-do là môn võ thể thao cũng như các môn thể thao khác nó đều bắt nguồn từ lao động nên Karate-do là môn võ thực dụng và được khoa học hoá. Đây là môn sử dụng toàn bộ các chức năng bộ phận cơ thể để biến hoá thành các thế tấn công và phòng thủ.

Đặc điểm tương đối điển hình của môn Karate-do là sự kết hợp của sức mạnh và thẩm mỹ cao. Trong đó sự di chuyển và phát lực hài hoà với nhau, để tạo cho người thực hiện các kỹ thuật có hiệu quả tối đa về sức mạnh, sự linh hoạt nhanh nhẹn, mức độ chính xác, khả năng thăng bằng, sự phối hợp nhịp điệu và toàn diện các chức phận trong cơ thể.

Kỹ thuật Karatedo yêu cầu tốc độ cực nhanh và sự bùng nổ đột ngột. Kỹ thuật chiến đấu Karatedo rất đa dạng và phong phú qua việc phối hợp biến hóa kỹ thuật tay và chân. Đòn đánh thường đi theo đường thẳng, đơn giản, nên rất nhanh và khó đỡ.

Kỹ thuật của Karatedo được xây dựng trên nền tảng của các nguyên lý khoa học và thực hiện chủ yếu trên đường thẳng đơn giản, nên rất nhanh và khó đỡ. Hiện nay, kỹ thuật Karatedo được phân làm 3 loại chính sau đây:

  • Tấn pháp (Basic stances): 14 thế tấn cơ bản
  • Thủ pháp (Hand techniques): 15 đòn đấm
  • Cước pháp (Foot Techniques):10 đòn đá

– Các tư thế tấn: Được phân thành 3 nhóm chính với cách đứng tự nhiên, cách đứng kéo căng ra ngoài và kéo căng vào trong.

– Kỹ thuật tay: Kỹ thuật tay gồm 3 nhóm chính là đấm thẳng (Tsuki-waza), đấm móc, đấm vòng (Kake-waza) và chém chặt (Uchi-waza).

Trong Karatedo đòn tay chiếm khoảng 75% tổng số kỹ thuật, các kỹ thuật cánh tay và bàn tay rất nhanh và rất mạnh. Trong những khoảng cách gần, cận chiến kỹ thuật tay là giải pháp tốt nhất để các đấu thủ ra đòn tấn công, phản công ghi điểm hiệu quả.

– Kỹ thuật chân: Kỹ thuật chân cũng gồm 3 nhóm chính là đá chắn (Geri-Keikomi), đá vươn (Geri-keage) và đá đạp (Fumikomi). Mỗi nhóm bao gồm nhiều cách thực hiện khác nhau và tùy vào mục tiêu nó chạm vào mà có tên gọi khác nhau. Cơ thể con người được chia thành 3 vùng: Jodan (thượng đẳng) tính từ cổ lên đỉnh đầu, Chudan (trung đẳng) tính từ vai đến đan điền, Gedan (hạ đẳng) tính từ đan điền trở xuống. Nếu đòn đấm thẳng vào vùng thượng đẳng thì gọi là Jodan Tsuki, vào vùng trung đẳng thì gọi là Chudan Tsuki, vào vùng hạ đẳng thì gọi là Gedan Tsuki. Tương tự với đòn đá cũng vậy, nếu đòn đá vào vùng thượng đẳng thì gọi là Jodan Geri, đá vào vùng trung đẳng thì gọi là Chudan Geri, đá vào vùng hạ đẳng thì gọi là Gedan Geri.

Theo Bob Chaney (2005) – một tác giả nghiên cứu võ học nổi tiếng của Mỹ cho rằng: trong Karatedo có khoảng 45% kỹ thuật chân được vận dụng trên sàn đấu. Đòn chân của Karatedo thường cao nhưng tung ra rất nhanh, mạnh liên hoàn nên khó đỡ và phản đòn. Đòn chân thường được xem là mạnh hơn đòn tay 3 đến 4 lần, do khối lượng của chân to hơn và sự tham gia trực tiếp của hông cũng như xung lực vuông góc của hông. VĐV có kỹ thuật chân điêu luyện sẽ thuận lợi trong việc di chuyển, tung ra những cú đá cực mạnh và bất ngờ, làm giảm khả năng, sức chiến đấu của đối phương.

– Tính hiệu quả của các kỹ thuật: Cần đặc biệt chú ý phát triển sức mạnh chân, tay và hông trong thi đấu Karatedo hiện đại.Cũng như nhiều môn thể thao khác, nội dung huấn luyện kỹ thuật trong Karatedo cũng rất quan trọng. Cấu trúc kỹ thuật, động tác càng phức tạp thì huấn luyện kỹ thuật càng quan trọng. Một kỹ thuật hiệu quả là một kỹ thuật mà chỉ các nhóm cơ cần thiết tham gia vào chuyển động được kích hoạt, không lãng phí năng lượng để co các nhóm cơ khác không cần thiết cho chuyển động.

– Yêu cầu về năng lực thực hiện kỹ thuật: Khả năng phối hợp vận động cụ thể là thể hiện sự phân biệt dùng sức, tính nhịp điệu của động tác, thực hiện động tác với SM tốc độ cao, trong khoảng thời gian ngắn nhất của bản thân.Yêu cầu phải thể hiện đầy đủ các tố chất nhưng biểu hiện cao nhất là: sức mạnh tốc độ, sức bền, sức nhanh và khả năng phối hợp vận động cao.

Nội dung thi đấu Karatedo được tiến hành trên thảm thi đấu 8m x 8m theo qui định, vượt ra khỏi thảm thi đấu được xem như là vi pham luật và bị lỗi phạt, một VĐV bị phạt 4 lần trong thời gian tiến hành trận đấu thì bị loại (thua cuộc). Thực hiện kỹ chiến thuật trong thi đấu Karatedo là vận dụng kỹ thuật, thể lực, tâm lý nhằm mục đích bắt đối thủ phải chịu đựng gánh nặng tâm lý, làm kìm hãm khả năng của đối phương. NGHIÊN CỨU BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH CHO VĐV ĐỘI TUYỂN NAM KARATEDO

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN TDTT\NGHIEM SY DONG/ luan van anh son

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *