Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp

Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Đắk Lắk

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Các ngân hàng thương mại tại Việt Nam đã và đang đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc huy động vốn và phân bổ cho nền kinh tế. Ngân hàng thương mại có các chức năng là chức năng trung gian tín dụng, chức năng trung gian thanh toán và chức năng tạo tiền cho nền kinh tế. Với những chức năng trên, có thể khẳng định rằng: “Ngân hàng thương mại đóng một vai trò quan trọng thúc đẩy và phát triển nền kinh tế tiến tới ổn định và vững mạnh”.

Thực tế cho thấy, để phát triển kinh tế các đơn vị kinh tế cần phải có một lượng vốn lớn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác. Nhưng điều khó khăn hơn lợi ích là cần có người đứng ra tập trung tiền nhàn dỗi ở mọi nơi mọi lúc và kịp thời cung ứng cho nơi cần vốn. Bằng vốn huy động được trong xã hội thông qua hoạt động tín dụng, Ngân hàng thương mại đã cung cấp vốn cho mọi hoạt động kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn một cách kịp thời cho quá trình sản xuất. Nhờ có hoạt động của hệ thống Ngân hàng thương mại và đặc biệt là hoạt động tín dụng, các doanh nghiệp, cá nhân có điều kiện mở rộng sản xuất, cải tiến máy móc, công nghệ để tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế và chất lượng sản phẩm cho xã hội.

Bước sang cơ chế thị trường, đòi hỏi sự phát triển của tín dụng Ngân hàng đã làm biến đổi hoạt động sản xuất trong các nhà máy, xí nghiệp khơi dậy sức sống bằng các dây chuyền sản xuất hiện đại năng suất cao, thực hiện chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến. Điều không thể thực hiện bằng vốn tự có của các doanh nghiệp vốn dĩ đã rất ít ỏi. Bên cạnh đó, tín dụng ngân hàng còn cung cấp một phần vốn không nhỏ trong việc tăng cường nguồn vốn lưu động của các doanh nghiệp. Một vấn đề luôn là mối lo thường trực của các doanh nghiệp. Một khía cạnh khác đòi hỏi sự có mặt của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp. Đó là một ngân quỹ để dành cho việc đào tạo đội ngũ lao động phù hợp với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật – công nghệ cao. Đặc biệt trong điều kiện nước ta vẫn còn thiếu nhiều những chuyên gia đầu ngành, những cán bộ có năng lực và những công nhân lành nghề.

Trên thực tế lượng vốn của các Ngân hàng huy động được là chưa đủ lớn, không ít Ngân hàng đang phải đối mặt với tình trạng mất cân đối trong cơ cấu nguồn vốn. Nhằm đảm bảo hiệu quả trong kinh doanh, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, song song với việc giữ vững và phát triển thị phần, phát triển nguồn vốn về mặt số lượng thì việc sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả nhất, tăng trưởng tín dụng an toàn, giảm bớt chi phí đầu vào khi huy động vốn luôn là một yếu tố sống còn đối với với sự phát triển bền vững của một Ngân hàng thương mại. Chính vì thế, vấn đề nâng cao hiệu quả huy động vốn luôn là mục tiêu cấp bách đối với hệ thống các Ngân hàng thương mại trong mọi thời kỳ.

Agribank chi nhánh Đắk Lắk là chi nhánh loại I của Agribank Việt Nam. Hoạt động trong môi trường cạnh tranh mới, chi nhánh đã và đang đương đầu với rất nhiều khó khăn, thử thách khi mà sự phát triển về số lượng và chất lượng của các Ngân hàng thương mại khác ngày càng tăng cao. Hoạt động huy động vốn của chi nhánh trong 3 năm qua đã đạt nhiều thành công, tăng trưởng vốn tín dụng bình quân trên 10% năm, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm dần, thu nhập và lợi nhuận từ việc sử dụng nguồn vốn huy động tăng trưởng đều qua các năm. Tuy vậy, hoạt động huy động vốn của chi nhánh trong thời gian qua cũng còn hạn chế đó là hình thức và sản phẩm huy động vốn chưa phong phú, cơ cấu nguồn vốn chưa phù hợp với cơ cấu sử dụng vốn, chi phí huy động vốn ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí dẫn đến hiệu qủa huy động vốn thấp. Do đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cao sức cạnh tranh, việc nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận, phân tích đánh giá thực trạng và từ đó xây dựng nên các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Đắk Lắk là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn trong điều kiện hiện nay.

Nhận thức được tầm quan trọng đó, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Đắk Lắk” để làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.1. Mục tiêu tổng quát

Đề tài nghiên cứu những lý luận chung về hiệu quả huy động vốn, phân tích thực trạng hiệu quả huy động vốn giai đoạn 2017-2019, tìm hiểu các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng. Từ đó xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Agribank Chi nhánh Đắk Lắk.

2.2. Mục tiêu cụ thể

– Đánh giá thực trạng tình hình huy động vốn tại Agribank chi nhánh Đắk Lắk giai đoạn 2017-2019, từ đó chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Đắk Lắk trong thời gian qua.

– Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Đắk Lắk trong thời gian tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: nghiên cứu những nội dung liên quan đến hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Agribank chi nhánh Đắk Lắk.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

– Về nội dung: Đề tài tập trung phân tích thực trạng, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Agribank chi nhánh Đắk Lắk giai đoạn 2017-2019, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Đắk Lắk trong thời gian tới.

– Về không gian: Agribank chi nhánh Đắk Lắk.

– Về thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Đắk Lắk giai đoạn 2017-2019 và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Đắk Lắk trong thời gian tới.

4. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, trong đó dựa vào nền tảng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:

– Phương pháp thu thập dữ liệu: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, tác giả thực hiện phân tích định tính. Tiến hành thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn thông tin khác nhau. Cụ thể:

+ Nguồn thông tin thứ cấp: Những vấn đề lý luận đã được đúc kết trong các giáo trình chuyên ngành trong nước và quốc tế; các báo cáo tổng kết công tác huy động vốn tại Agribank – Chi nhánh Đắk Lắk.

+ Nguồn thông tin sơ cấp: Phỏng vấn trực tiếp khách hàng, thực hiện thảo luận nhóm đối với cán bộ quản lý và nhân viên tại Agribank – Chi nhánh Đắk Lắk. Nhận diện những mặt thành công và các vấn đề tồn tại trong công tác huy động vốn tại Agribank – Chi nhánh Đắk Lắk trong thời gian qua.

– Phương pháp thống kê: Sau khi thu thập dữ liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, thu thập và xử lý thông tin có liên quan. Tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng công tác huy động vốn tại Agribank – Chi nhánh Đắk Lắk.

– Phương pháp phân tích, tổng hợp: Sau khi sử dụng phương pháp thống kê để tổng hợp các số liệu liên quan đến đề tài, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để đúc kết từ thực tiễn và kết hợp với cơ sở lý luận để đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn tại Agribank – Chi nhánh Đắk Lắk giai đoạn 2017 – 2019 và xây dựng giải pháp cho vấn đề này giai đoạn 2021 – 2025.

5. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của luận văn được thiết kế gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả huy động vốn trong NHTM

Chương 2: Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Agribank – Chi nhánh Đắk Lắk

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank – Chi nhánh Đắk Lắk

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN

TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Khái quát về huy động vốn tại NHTM

1.1.1. Khái niệm, vai trò của vốn trong NHTM

1.1.1.1. Khái niệm về vốn trong NHTM

Nguồn vốn của NHTM có thể coi là những giá trị tiền tệ do ngân hàng tạo lập hay huy động được mà từ đó ngân hàng có thể dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác (Peter S.Rose, 2001).

1.1.1.2. Vai trò của vốn trong NHTM

Một là, nguồn vốn là cơ sở để NHTM tổ chức mọi hoạt động kinh doanh

Hai là, nguồn vốn của ngân hàng sẽ quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của ngân hàng

Ba là, nguồn vốn quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng trên thương trường

Bốn là, nguồn vốn quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng

1.1.2. Các hình thức huy động vốn của NHTM

1.1.2.1.Huy động vốn trong dân cư

1.1.2.2. Huy động vốn từ các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, TCTD

1.1.2.3. Huy động vốn bằng cách đi vay

1.1.2.4. Hình thức tạo vốn khác

1.1.3. Tầm quan trọng của huy động vốn

1.1.3.1. Đối với nền kinh tế

1.1.3.2. Đối với ngân hàng thương mại

1.1.3.3. Đối với khách hàng

1.2. Hiệu quả huy động vốn của NHTM

1.2.1. Khái niệm và phân loại hiệu quả

1.2.1.1. Khái niệm

Hiệu quả huy động vốn tiền gửi được hiểu là kết quả hoạt động huy động vốn tiền gửi mà ngân hàng đạt được phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn với chi phí hợp lý nhất, đảm bảo mục tiêu an toàn và sinh lời cao của ngân hàng trong từng thời kỳ (Nguyễn Ngọc Anh, 2016).

1.2.1.2. Phân loại hiệu quả

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn của NHTM

1.2.2.1. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động

1.2.2.2. Tỷ lệ chi phí huy động vốn

Ngân hàng là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, nguồn vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thường không thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng, do vậy ngân hàng phải huy động vốn để sử dụng với một chi phí nhất định. Do chi phí huy động vốn tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng nên khi xét hiệu quả huy động vốn, ta phải xét đến chi phí huy động vốn.

1.2.2.3. Tỷ lệ nợ xấu

Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước, các khoản dư nợ tín dụng khách hàng của ngân hàng được phân loại từ Nhóm 1 đến Nhóm 5, tương ứng với các loại:

(1): Nợ đủ tiêu chuẩn

(2): Nợ cần chú ý

(3): Nợ dưới tiêu chuẩn

(4): Nợ nghi ngờ

(5): Nợ có khả năng mất vốn

Các khoản nợ phân loại từ Nhóm (3) – (5) được xem là nợ xấu.

1.2.2.4. Thu nhập từ sử dụng vốn huy động, tỷ suất thu nhập

Việc chi phí vốn huy động sẽ tác động đến thu nhập của việc sử dụng nguốn vốn huy động, vì thế các ngân hàng luôn tìm các giảm tối đa chi phí để tăng lợi nhuận. Thu nhập sẽ là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả huy động vốn.

1.2.2.5. Lợi nhuận từ sử dụng vốn huy động, tỷ suất lợi nhuận

Lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh của một NHTM. Chỉ tiêu này quyết định sự thành bại của việc sử dụng nguồn vốn huy động có hiệu quả hay không sau khi lấy thu nhập trừ cho các khoản thuế phải nộp.

Lợi nhuận sử dụng vốn huy động = Thu nhập từ sử dụng vốn – Thuế

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của NHTM

1.3.1. Nhân tố khách quan

  • Môi trường kinh tế
  • Môi trường chính trị, pháp luật
  • Môi trường khoa học – công nghệ

1.3.2. Nhân tố chủ quan

  • Các yếu tố nội lực của ngân hàng

Các yếu tố nội lực của ngân hàng không những là điều kiện đảm bảo cho hoạt động ngân hàng đáp ứng nhu cầu thị trường, mà còn là yếu tố nâng cao vị thế cạnh tranh của ngân hàng.

Các yếu tố từ phía khách hàng

Khách hàng cá nhân:

Khách hàng tổ chức (là những cơ quan, doanh nghiệp, hợp tác xã…):

Các yếu tố từ phía đối thủ cạnh tranh

Trước sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường, nhiều nước đang khuyến khích các lực lượng tham gia thị trường tài chính ngân hàng.

1.4. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại một số NHTM

1.4.1. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM trên thế giới

1.4.1.1. Ngân hàng Bangkok Bank:

1.4.1.2. Các ngân hàng thương mại nước Anh:

1.4.2. Kinh nghiệm về hiệu quả huy động vốn tại một số NHTM trong nước

Kinh nghiệm của Agribank chi nhánh Gia Lai.

1.4.3. Bài học kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Đắk Lắk

Tóm tắt Chương 1

Chương 1 đã giới thiệu khái quát về vốn của NHTM, tầm quan trọng của nó trong hoạt động kinh doanh NHTM và các nghiệp vụ huy động vốn nhằm làm sáng tỏ sự cần thiết phải mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn của các NHTM trong nền kinh tế thị trường. Qua đó thấy được huy động vốn là quá trình khó khăn và phức tạp, nó không chỉ đơn thuần phụ thuộc vào bản thân NHTM mà còn liên quan đến nhiều các yếu tố khác trong môi trường kinh doanh cả tầm vĩ mô cũng như vi mô.

Từ việc phân tích, tổng kết kinh nghiệm huy động vốn của một số nước trên thế giới, luận văn đã rút ra những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam nhằm định hướng việc nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn cho các NHTM nói chung và Agribank chi nhánh Đắk Lắk nói riêng.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN

TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH ĐĂK LĂK

2.1. Tình hình cơ bản của Agribank chi nhánh Đắk Lắk

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Agribank chi nhánh Đắk Lắk

Agribank chi nhánh Đắk Lắk là đơn vị hạch toán phụ thuộc, đại diện theo uỷ quyền của Agribank Việt Nam, có quyền tự chỉ kinh doanh theo phân cấp, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với Agribank Việt Nam. Agribank chi nhánh Đắk Lắk có con dấu riêng, bảng cân đối kế toán riêng, trụ sở giao dịch, bảng hiệu. Trụ sở giao dịch các chi nhánh Agribank loại II, phòng giao dịch trực thuộc đặt tại các nơi có điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Ngân hàng có nhiệm vụ thực hiện một phần các hoạt động của Agribank Việt Nam và một số chức năng có liên quan theo uỷ quyền của Agribank Việt Nam.

2.1.3. Kết quả kinh doanh của Agribank chi nhánh Đắk Lắk giai đoạn 2017-2019

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank CN Đắk Lắk 2017-2019

Chỉ tiêuNăm 2017Năm 2018Năm 2019
Thực hiện

(tỷ đồng)

Thực hiện

(tỷ đồng)

(+), (-)

%

Thực hiện

(tỷ đồng)

(+), (-)

%

1.Tổng nguồn vốn kinh doanh7.7478.546+ 10,39.148+ 7,04
2.Tổng nguồn vốn sử dụng7.3708.170+10,88.925+9,24
3.Tỷ lệ nợ xấu1,521,130,89
4.Tổng thu672754+12,2834+10,6
5.Tổng chi464525+13,14589+12,19
6.Chênh lệch thu chi208229+10,09250+9,17

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp hoạt động kinh doanh qua các năm 2017-2019 của Agribank chi nhánh Đắk Lắk)

2.2. Thực trạng hiệu quả huy động vốn của Agribank chi nhánh Đắk Lắk

2.2.1. Thực trạng huy động vốn tại Agribank chi nhánh Đắk Lắk

2.2.1.1. Tổ chức mạng lưới huy động vốn

2.2.1.2. Cơ cấu nguồn vốn

Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn

Chỉ tiêuNăm 2017Năm 2018Năm 2019
Số tiền

(tỷ đồng)

Tỷ trọng (%)Số tiền

(tỷ đồng)

Tỷ trọng (%)Số tiền

(tỷ đồng)

Tỷ trọng (%)
Tổng nguồn vốn7.747100%8.546100%9.148100%
1- Nguồn vốn huy động

tại địa phương

7.36895.11%8.28796.97%8.95197.84%
2- Nguồn vốn UTĐT1141.47%750.88%550.6%
3- Nguồn vốn đi vay2653.42%1842.15%1421.56%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Agribank chi nhánh Đắk Lắk 2017-2019)

2.2.1.3. Các hình thức huy động vốn

Bảng số 2.3: Các hình thức huy động vốn

Chỉ tiêuNăm 2017Năm 2018Năm 2019
Số tiền

(tỷ đồng)

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

(tỷ đồng)

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

(tỷ đồng)

Tỷ trọng

(%)

Nguồn vốn huy động7.3681008.2871008.951100
I- Nhận tiền gửi7.3681008.24599,498.89999,41
1- Tiền gửi Thanh toán77610,531.14813,851.23113,75
2- Tiền gửi các TCTD450,61580,70780,87
3- Tiền gửi của dân cư6.54788,867.03984,947.59084,79
II-PH giấy tờ có giá00420,51520,59
1- Kỳ phiếu000000
2- Chứng chỉ tiền gửi000000
3- Trái phiếu00420,51520,59

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Agribank Đắk Lắk 2017-2019)

2.2.1.4. Cơ cấu vốn huy động

  • Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn

Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn

Chỉ tiêuNăm 2017Năm 2018Năm 2019
Số tiền

(tỷ đồng)

Tỷ trọng (%)Số tiền

(tỷ đồng)

Tỷ trọng (%)Số tiền

(tỷ đồng)

Tỷ trọng (%)
Nguồn vốn huy động7.3681008.2871008.951100
1- TG không kỳ hạn1.97826,851.96523,711.99222,25
2- TG có KH < 12 T2.84638,633.65444,093.93543,96
3- TG từ 12=> 24 T2.51834,172.62631,982.97233,20
4- TG trên 24 tháng260,35420,22520,59
  • Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền

Bảng 2.5: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền

Chỉ tiêuNăm 2017Năm 2018Năm 2019
Số tiền

(tỷ đồng)

Tỷ trọng (%)Số tiền

(tỷ đồng)

Tỷ trọng (%)Số tiền

(tỷ đồng)

Tỷ trọng (%)
Nguồn vốn huy động7.3681008.2871008.951100
1- VHĐ nội tệ7.15097,048.00496,598.65696,7
2- VHĐ ngoại tệ2182,962833,412953,3

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Agribank Chi nhánh Đắk Lắk 2017-2019)

  • Cơ cấu nguồn vốn theo địa bàn huy động

Bảng 2.6: Cơ cấu nguồn vốn huy động địa bàn

Địa bàn huy

động vốn

Năm 2017Năm 2018Năm 2019
Số tiền

(tỷ đồng)

Tỷ trọng (%)Số tiền

(tỷ đồng)

Tỷ trọng (%)Số tiền

(tỷ đồng)

Tỷ trọng (%)
Nguồn vốn huy động7.3681008.2871008.951100
1- Thành thị1.58721,541.78221,502.28225,49
2- Nông thôn5.78178,466.50578,506.66974,51

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Agribank Chi nhánh Đắk Lắk 2017-2019)

2.2.1.5. Lãi suất huy động

Bảng 2.7: Lãi suất huy động nội tệ tại thời điểm 31/12/2019

STTTên NHTMLãi suất huy động vốn nội tệ (%/năm)
Không kỳ hạn1 đến 2

tháng

3 đến 5

tháng

6 đến 8

tháng

9 đến 11

tháng

12 đến 24

tháng

1Agribank0,24,55,05,55,66,0
2BIDV0,24,55,05,55,56,0
3Vietinbank0,24,55,05,55,56,0
4VCB0,24,55,05,55,56,1

(Nguồn: Điện báo lãi suất của NHNN tỉnh Đắk Lắk 2017-2019)

2.2.2. Thực trạng hiệu quả huy động vốn của Agribank chi nhánh Đắk Lắk

2.2.2.1. Tình hình tăng trưởng nguồn vốn

Bảng 2.8: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn qua từng năm

Chỉ tiêuQuy mô VHĐ (tỷ đồng)Tốc độ tăng trưởng vốn huy động (%)
2017201820192018/

2017

2019/

2018

Bình quân chung
Tổng nguồn vốn7.7478.5469.14810,317,048,675
1- Nguồn vốn huy động tại địa phương7.3688.2878.95112,478,0110,24
2- Nguồn vốn UTĐT1147555-34,21-26,67-30,44
3- Nguồn vốn đi vay265184142-30,57-22,82-26,69

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Agribank chi nhánh Đắk Lắk 2017-2019)

2.2.2.2. Tỷ lệ chi phí huy động vốn

Bảng 2.9: Chi phí huy động vốn

Chỉ tiêuNăm 2017Năm 2018Năm 2019
Số tiền

(tr đồng)

Tỷ trọng (%)Số tiền

(tr đồng)

Tỷ trọng (%)Số tiền

(tr đồng)

Tỷ trọng (%)
I- Chi phí trả lãi386.21387,38420.13786,18462.12886,13
1- Trả lãi tiền gửi379.45285,85413.89984,90456.11385
2- Trả lãi TV dự án6.7611,536.2381,286.0151,12
3- Trả lãi P/H GTCG000000
II- Chi phí phi lãi55.77412,6267.36613,8274.44813,87
1- Chi phòng ngừa

RR

49.04211,1058.09411,9264.19511,96
2- Chi quảng cáo4.1220,935.7061,176.3091,186
3- Chi phí giao dịch2.1680,492.9720,613.2810,611
4- Chi phí khác4410,105940,126630,123
Tổng chi phí HĐV441.987100490.821100536.576100

(Nguồn: Báo cáo thu nhập và chi phí Agribank CN Đắk Lắk 2017-2019)

Bảng 2.10: Tỷ lệ chi phí so với nguồn vốn huy động

Chỉ tiêuNăm 2017Năm 2018Năm 2019
Tỷ lệ chi phí trả lãi (%)4,984,915,05
Tỷ lệ chi phí phi lãi (%)0,720,7940,81
Tỷ lệ chi phí HĐV (%)5,75,745,86

(Nguồn: Báo cáo thu nhập và chi phí Agribank Chi nhánh Đắk Lắk 2017-2019)

2.2.2.3. Tỷ lệ nợ xấu

Bảng 2.11: Bảng so sánh tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ

Chỉ tiêuNăm 2017Năm 2018Năm 2019
Tổng dư nợ (tỷ đồng)7.3708.1708.925
I – Dư nợ cho vay từ vốn huy động7.2568.0958.870
1 – Cho vay ngắn hạn4.8045.7856.860
2 – Cho vay trung, dài hạn2.4522.3102.010
II – Dư nợ cho vay từ nguồn vốn UTĐT1147555
1 – Cho vay ngắn hạn
2 – Cho vay trung, dài hạn1147555
Tổng nợ xấu (tỷ đồng)11292,380,1
1 – Dư nợ nhóm 335,534,632,2
2 – Dư nợ nhóm 427,119,215,4
3 – Dư nợ nhóm 549,438,532,5
* Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ (%)1,521,130,89

(Nguồn: Báo cáo thu nhập và chi phí Agribank Chi nhánh Đắk Lắk 2017-2019)

2.2.2.4. Thu nhập và lợi nhuận từ việc sử dụng nguồn vốn huy động

Bảng 2.12: Thu nhập và lợi nhuận sử dụng vốn huy động

Chỉ tiêuNăm 2017Năm 2018Năm 2019
Thực hiện

(tỷ đồng)

Thực hiện

(tỷ đồng)

+), (-)

%

Thực hiện

(tỷ đồng)

(+), (-)

%

1.Tổng nguồn vốn huy động7.3688.28712,478.9518,01
2.Doanh thu từ lãi sử dụng vốn626,45694,5810,87752,328,31
3.Chi phí huy động vốn441,98490,811,05536,5769,32
4.Thu nhập từ sử dụng vốn huy động184,47203,7810,47215,7445,87
5.Thuế TNDN36,8940,7543,14
6.Lợi nhuận sử dụng vốn huy động147,57163,0210,47172,6045,88
7.Tỷ suất thu nhập vốn HĐ (%)2,502,462,41
8.Tỷ suất lợi nhuận vốn huy động (%)2,001,971,93

(Nguồn: Báo cáo thu nhập và chi phí Agribank Chi nhánh Đắk Lắk 2017-2019)

2.3. Đánh giá hiệu quả huy động vốn tại Agribank Chi nhánh Đăk Lăk

2.3.1. Kết quả đạt được

2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân

Tóm tắt Chương 2

Chương 2 đã giới thiệu khái quát về Agribank chi nhánh Đăk Lăk cũng như phản ánh thực trạng công tác huy động vốn tại Agibank chi nhánh Đăk Lăk qua các hình thức huy động và phản ánh thực trạng hiệu quả huy động vốn thông qua phân tích hệ thống các chỉ tiêu định lượng Agibank chi nhánh Đăk Lăk. Chương 2 cũng đã tập trung đánh giá những kết quả đã đạt được cũng như những hạn chế, tồn tại trong hiệu quả huy động vốn tại Agibank chi nhánh Đăk Lăk, từ đó làm cơ sở cho những giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agibank chi nhánh Đăk Lăk trong chương 3.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN

TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH ĐĂK LĂK

3.1. Quan điểm và định hướng nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Đắk Lắk giai đoạn 2021-2025

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn xuất phát từ thực trạng tại Agribank chi nhánh Đắk Lắk

3.2.1. Hoạch định chiến lược kinh doanh nói chung và chiến lược huy động vốn nói riêng

Hoạch định chiến lược huy động vốn là căn cứ vào thị trường, nghiên cứu dự báo những biến đổi về chu kỳ kinh tế, sự biến đổi về tâm lý, xã hội…đề ra các phương hướng mục tiêu, tìm các giải pháp để đạt mục tiêu đó. Mục tiêu trước mắt của ngân hàng trong huy động vốn bao giờ cũng là mở rộng thị phần huy động và mục tiêu cuối cùng là đạt được lợi nhuận cao.

3.2.2. Duy trì và phát triển các hình thức huy động vốn hiện có

Agribank chi nhánh Đắk Lắk là NHTM 100% vốn Nhà nước nên có ưu thế về công tác huy động vốn trên địa bàn tỉnh. Các hình thức huy động đã và đang áp dụng như: Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiết kiệm an sinh; tiền gửi thanh toán tổ chức kinh tế – xã hội và cá nhân; tiền gửi TCTD; phát hành giấy tờ có giá…là những hình thức huy động truyền thống đã và đang phát huy những tác dụng nhất định, tạo nên nguồn vốn huy động từ dân cư ổn định cho ngân hàng.

3.2.3. Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn phù hợp với việc sử dụng vốn

Trước hết phải đẩy mạnh hơn nữa việc huy động vốn trung, dài hạn đáp ứng nhu cầu đầu tư vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm thiết bị hiện đại, đổi mới công nghệ…

3.2.4. Điều hành công cụ lãi suất linh hoạt, hợp lý

Linh hoạt lãi suất theo thời điểm huy động: Khi nhu cầu về vốn thường căng thẳng vào dịp cuối năm, ngân hàng phải tính toán đưa ra một chính sách lãi suất hấp dẫn hơn trong năm như: Lãi suất trả trước kèm quà tặng hay khi chỉ số giá cả thị trường tăng thì buộc phải điều chỉnh lãi suất huy động tăng theo mặt bằng chung của các NHTM.

3.2.5. Tích cực xây dựng, giữ gìn và phát triển thương hiệu, tận dụng lợi thế màng lưới, thương hiệu để nâng cao hiệu suất hoạt động

Agribank là NHTM 100% vốn nhà nước với màng lưới rộng nhất, tổng tài sản lớn nhất trong các NHTM. Với vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính, tín dụng ở nông thôn của một đất nước trên 80% dân số làm nông nghiệp, Agribank có một lợi thế không hề nhỏ. Người dân nông thôn rất yên tâm khi chọn Agribank là ngân hàng giao dịch bởi đây là ”Ngân hàng Nhà nước”, bởi thương hiệu Ngân hàng Nông nghiệp đã gắn bó với người nông dân ngay từ tên gọi của ngân hàng. Chính vì vậy trong những năm gần đây, sau khi một số NHTMCP kinh doanh không hiệu quả phải sáp nhập thì Agribank lại càng là thương hiệu uy tín được người dân lựa chọn để gửi tiền.

3.2.6. Đẩy mạnh đầu tư tín dụng an toàn nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động

Trong hoạt động kinh doanh của Agribank nói chung và Agribank chi nhánh Đắk Lắk nói riêng, công tác tín dụng luôn đóng vai trò chủ đạo trong việc đem lại thu nhập chính cho ngân hàng (thường chiếm 85% tổng thu nhập trở lên). Do vậy, đẩy mạnh đầu tư tín dụng an toàn là động lực thúc đẩy sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động. Ngược lại, huy động nhiều vốn mà không cho vay được sẽ gây lãng phí vốn, làm giảm nguồn thu trong khi chi phí vẫn tiếp tục tăng, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng.

3.2.7. Đổi mới công tác quản lý, phong cách giao dịch, chú trọng công tác đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ nhằm nâng cao năng suất lao động.

Con người là yếu tố cơ bản quyết định sự thành công trong mọi lĩnh vực, mọi công việc. Với phương châm “tất cả vì con người, tất cả từ con người” nên Agribank chi nhánh Đắk Lắk đã coi đó là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả kinh doanh, hiệu quả huy động vốn. Hoạt động ngân hàng ngày càng phát triển hiện đại, SPDV ngày càng tiện ích, phong phú, phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng thì cần thiết phải có một đội ngũ cán bộ ngân hàng tâm huyết, có đạo đức nghề nghiệp, nhiệt tình với công việc và nhất là phải có trình độ chuyên môn cao, có tinh thần trách nhiệm, hăng say với công việc.

3.2.8. Các giải pháp khác

3.2.8.1. Giải pháp nâng cao tính chuyên nghiệp của nhân viên

Nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên: đối với vị trí giao dịch viên và nhân viên phụ trách thẻ phải đảm bảo có klyx năng giao tiếp tốt. Chú ý các chương trình đào tạo và đào tạo lại, đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng đào tạo.

3.2.8.2. Giải pháp xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt và phù hợp

Mặc dù nhân tố lãi suất đã bị loại khỏi mô hình nhưng tác giả nhận thấy cũng cần có những giải pháp cho vô chính sách giá của ngân hàng thể hiện qua hai yếu tố: lãi suất tiền gửi và phí dịch vụ. Địa bàn Đắk Lắk là nơi tập trung mạng lưới ngân hàng dày đặc với mức độ cạnh tranh vô cùng gay gắt.

3.2.8.3. Giải pháp về nâng cao Danh tiếng và uy tín thương hiệu

Một thương hiệu ngân hàng tốt là một thương hiệu có ụy tín, được sự tin cậy của nhóm khách hàng mục tiêu.

3.2.8.4. Giải pháp tăng cường ccow sở vật chất

Ngân hàng cần không dừng lại trong việc chú trọng đến vấn đề mở rộng mạng lưới phòng giao dịch cũng như nâng cấp và lắp đặt thêm cột ATM tại các trung tâm giao dịch tài chính như kho bạc, thuế, bưu điện,… để phục vụ khách hàng. Mởi vì ngân hàng có nhiều chi nhánh, phòng giao dịch thì khách hàng càng thuận tiện hơn trong việc giao dịch. Đồng thời ngân hàng cũng cần đa dạng hóa dịch vụ gửi tiết kiệm để tạo sự thuận tiện cho khách hàng trong việc lựa chọn. Ngân hàng cần thăm dò nhu cầu thị trường mở thêm các quầy giao dịch tại các khu đông dân cư như: khu chợ, các trung tâm thương mại lớn, các khu chung cư cao tầng trên các địa bàn hoạt động của các chi nhánh ngân hàng…

3.2.8.5. Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ

Chi nhánh cần có đội ngũ nhân viên nhiệt tình với công việc, chào đón khách hàng niềm nở, giao dịch phải là những người có kiến thức tốt, trình độ chuyên môn cũng như khả năng xử lý vấn đề cao, luôn luôn tạo ấn tượng tốt, sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng để họ có thể dặt niềm tin và tự tìm đến ngân hàng khi có nhu cầu. Đổi mới phong cách giao tiếp, đề cao văn hóa trong kinh doanh là yêu cầu cần thiết đối với nhân viên huy động tiền gửi hiện nay để tạo nên sự tin cậy, an tâm cho khách hàng đến gửi tiền.

3.3. Kiến nghị

3.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

3.3.2. Đối với Agribank Việt Nam

Tóm tắt chương 3

Những giải pháp đưa ra ở chương 3 được dựa trên những nghiên cứu thực tiễn từ thực tế công tác huy động vốn tại Agribank chi nhánh Đăk Lăk trong giai đoạn từ 2017-2019. Chương 3 đưa ra những giải pháp cụ thể ở tầm vi mô nhằm giúp Agribank chi nhánh Đăk Lăk có những định hướng, chiến lược đúng đắn, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngân hàng trong thời gian tới, mà cụ thể là hoàn thiện công tác huy động vốn, giúp ngân hàng tăng tốc phát triển nhanh và bền vững.

KẾT LUẬN

Nước ta đang trong quá trình hội nhập sâu, rộng với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới, muốn làm được điều đó trước hết chúng ta phải có vốn. Ý thức được tầm quan trọng của nguồn vốn, trong những năm qua, cũng như các NHTM khác trên địa bàn, Agribank chi nhánh Đắk Lắk đã huy động được một lượng vốn đáng kể, là cơ sở để mở rộng đầu tư tín dụng, cung cấp vốn cho đông đảo khách hàng để mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế địa phương. Từ kết quả nghiên cứu được kết hợp chặt chẽ trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn công tác, luận văn đã hoàn thành những nội dung cơ bản sau:

Phân tích các nghiệp vụ của NHTM từ đó nêu bật tầm quan trọng của nguồn vốn huy động đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng. Đồng thời chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến việc huy động vốn và làm sáng tỏ sự cần thiết khách quan phải nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn đối với các NHTM trong nền kinh tế thị trường.

Trên cơ sở đánh giá hiệu quả huy động vốn từ năm 2017 đến 31/12/2019 tại Agribank chi nhánh Đắk Lắk để thấy được những kết quả và những mặt còn hạn chế cần phải khắc phục, góp phần làm cho công tác huy động vốn ngày càng chất lượng và hiệu quả.

Đề xuất những giải pháp cùng những kiến nghị phù hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Đắk Lắk nhằm khai thác tối đa tiềm năng về vốn trong xã hội để phục vụ cho phát triển kinh tế địa phương trên cơ sở đảm bảo hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN DUY TAN\LUAN VAN DUY TAN\NGO THI THUY DUONG DAKLAK\SAU BAO VE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *