Nâng cao công tác tuyển dụng và đào tạo nhân viên tại khách sạn MOONLIGHT 1

Nâng cao công tác tuyển dụng và đào tạo nhân viên tại khách sạn MOONLIGHT 1

Nâng cao công tác tuyển dụng và đào tạo nhân viên tại khách sạn MOONLIGHT 1

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong kỷ nguyên của khoa học công nghệ và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, sự cạnh tranh trên thương trường ngày càng trở nên gay gắt yếu tố quyết định sự thành công của mỗi công ty, được thực tế kiểm nghiệm, là chất lượng nguồn nhân lực. Đặc biệt, trong ngành kinh doanh khách sạn, nơi khách hàng với nhiều sở thích, tính cách, yêu cầu, trình độ, đặc điểm văn hóa khác nhau đòi hỏi phải có sự phục vụ chu đáo nhất, có tính chuyên nghiệp cao và khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng tốt. Trong kinh doanh khách sạn, yếu tố vật chất như kết cấu hạ tầng chất lượng phòng, cảnh quan góp phần quan trọng trong thu hút khách du lịch nhưng để giữ chân khách dài lâu, tạo ra sự phát triển bền vững thì yếu tố tuyển dụng và đào tạo nhân viên của khách sạn lại là vấn đề then chốt. Nhiều công ty nhận thức rõ được tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong việc cạnh tranh với đối thủ và mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh đã đề ra các chiến lược nhân sự như tuyển chọn nhân viên với các chế độ ưu đãi hấp dẫn như mức lương cao, điều kiện, môi trường làm việc tốt,… Tuyển chọn người lao động giỏi về làm việc cho công ty đã khó nhưng giữ chân họ, đào tạo nâng cao và phát huy tối đa khả năng lao động, sáng tạo của họ, cống hiến cho công ty lại càng khó khăn hơn nhiều lần.

Khách sạn MOONLIGHT 1 kinh doanh chủ yếu là dịch vụ lưu trú, nhà hàng, massge, phòng hội nghị và hoạt động dịch vụ khác. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, một thực tế đặt ra cho Khách sạn MOONLIGHT 1 là phải làm tốt công tác quảnlý nhân lực và sử dụng nhân lực có hiệu quả. Làm tốt công tác này là điều kiện để nâng cao năng suất lao động, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của đơn vị, là nền tảng vững chắc góp phần quan trọng vào công tác giải quyết việc làm cho người lao động, tạo thu nhập ổn định cho bộ phận không nhỏ người lao động.

Với những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài“Nâng cao công tác tuyển dụng và đào tạo nhân viên tại khách sạn MOONLIGHT 1” làm nội dung nghiên cứu luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh.

2. Mục tiêu nghiên cứu

– Làm rõ cơ sở lý luận về công tác tuyển chọn và đào tạo trong quản trị khách sạn.

– Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực, chỉ ra những thành tựu và tồn tại trong công tác tuyển chọn và đào tạo của khách sạn MOONLIGHT 1.

– Đề xuất một số giải pháp công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của khách sạn MOONLIGHT 1 nhằm nâng cao dịch vụ khách sạn trong những năm tới.

3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu `

a. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu công tác tuyển chọn và đào tạo nhân viên trong doanh nghiệp, đặc biệt ngành dịch vụ khách sạn.

b. Phạm vi nghiên cứu

– Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu các nội dung theo tiến trình tuyển chọn và đào tạo nhân viên của khách sạn MOONLIGHT 1 trực thuộc công ty TNHH MTV Thương Mại & Dịch Vụ Thuận Anh trong những năm qua và đề xuất những giải pháp cho thời gian đến năm 2025.

4. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu nói trên, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: Phương pháp tổng hợp thống kê, phân tích dữ liệu theo mô hình hoá, thống kê mô tả, mô hình toán. Sử dụng các phương pháp quan sát, phân tích và phỏng vấn chuyên gia trong đào tạo và tuyển chọn nhân viên, đặc biệt trong lĩnh vực dịchj vụ khách sạn.

5. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục. Luận vănbố cục3 chương như sau:

Chương 1:Cơ sở lý luận về công tác tuyển dụng và đào tạo nhân viên trong ngành dịch vụ khách sạn

Chương 2: Thực trạng công tác tuyển chọn và đào tạo nhân lực tại Khách sạn MOONLIGHT 1 trong thời gian qua.

Chương 3: Giải pháp nâng cao công tác tuyển chọn và đào tạo nhân viên tại Khách sạn MOONLIGHT 1.

6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG VÀ ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN TRONG NGHÀNH DỊCH VỤ KHÁCH SẠN

Khái niệm và vai trò của tuyển dụngvà đào tạo trong doanh nghiệp

Khái niệm tuyển dụng

Khái niệm về đào tạo

Vai trò của tuyển dụng và đào tạo trong doanh nghiệp

học tập và nhu cầu nâng cao trình độ bản thân.

1.2. Các nguồn tuyển dụng trong doanh nghiệp

1.2.1. Nguồn tuyển dụng bên trong.

1.2.2. Nguồn tuyển dụng bên ngoài.

1.3. Quy trình tuyển dụng trong doanh nghiệp

1.3.2. Thông báo tuyển dụng

1.3.3. Thu nhận và xử lý hồ sơ

1.3.4. Phỏng vấn sơ bộ

1.3.5. Tổ chức thi tuyển

1.3.7. Xác minh, điều tra

1.3.8. khám sức khỏe

1.3.9. Ra quyết định tuyển dụng

1.4. Nội dung đào tạo nhân viên trong ngành dịch vụ doanh nghiệp

1.4.1. Xác định nhu cầu đào tạo

1.4.2. Xác định mục tiêu đào tạo

1.4.3. Xác định đối tượng đào tạo

1.4.4. Xây dựng chương trình và lựa chọn phương pháp đào tạo

1.4.5. Dự tính chi phí đào tạo

1.4.6. Triển khai thực hiện đào tạo

1.4.7. Đánh giá kết quả đào tạo

1.4.8. Phương pháp thu thập dữ liệu và đào tạo

1.5. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng và đào tạo

1.5.1. Đăc điểm kinh doanh ngành dịch vụ khách sạn

1.5.2. Sự cần thiết công tác đào tạo nhân viên sau tuyển chọn

1.5.3. Những yêu cầu đối với nhân viên trong hoạt động khách sạn.

1.6. Vai trò của việc nâng caochất lượng tuyển dụng và đào tạo

1.6.1. Nâng cao dịch vụ khách sạn

1.6.2. Tạo ra sự thỏa mãn của khách hàng

1.6.3. Xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp và khách sạn

1.6.4. Tạo ra khác biệt trong hoạt động khách sạn

Kết luận Chương 1

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG VÀ ĐÀO TẠO

NHÂN VIÊN TẠI KHÁCH SẠN MOONLIGHT 1

2.1. Giới thiệu về công ty TNHH Một Thành Viên Thương Mại và Dịch Vụ ThuậnAnh

14435033_1808318819411920_2706253951261828197_o.jpg

Tên công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ THUẬN ANH.

– Tên công ty viết bằng tên nước ngoài: THUAN ANH COMMERCIAL AND SERVICE COMPANY LIMITED.

  • Add : 136 – 138 -140 Phan Châu Trinh, Đà Nẵng
  • Tel : 0236 3664499 – 0236 3664488
  • Fax : 0236 3664477
  • Website : www.moonlighthoteldanang.com
  • Email : moonlighthotel@gmail.com

2.1.1. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận khách sạn

2.1.2. Mô hình tổ chứ

2.1.3. Kết quả kinh doanh của khách sạn

Bảng 2.1: Chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh

Đơn vị tính: Nghìn đồng

Chỉ tiêuNăm 2015Năm 2016Năm 2017
I.Phần thu18.849.35219.441.83325.385.574
1.Thu từ KD dịch vụ16.485.43616.980.00021.829.000
2.Thu hoạt động TC815.534840.0001.200.000
3. Thu khác1.548.3821.591.8332.356.574
II. Phần chi12.329.26612.729.14516.415.602
1. Chi KH2.427.1852.500.0002.625.000
2. Chi lương và các khoản theo lương2.582.5242.666.0003.793.000
3. Chi NVL4.854.3695.000.0006.250.000
4. Chi khác2.465.1882.563.1453.747.602
III. Nộp thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước1.225.2081.261.9642.325.062
IV. Lợi nhuận5.294.8785.420.7246.644.910
V. Công suất sử dụng60%65%75%

(Nguồn: Phòng tài vụ kế toán khách sạn MOONLIGHT 1)

2.2. Thực trạng công tác tuyển dụng và đào tạo tại khách sạn MOONLIGHT 1

2.2.1. Thực trạng công tác tuyển dụng

Bảng2.3: Các lớp đào tạo cho người lao động tại khách sạn Moonlight 1 trong 2 năm 2016, 2017

Đơn vị: người

LớpNăm 2016Năm 2017Số ngày
Nghiệp vụ sale và marketing (nâng cao)565
Bồi dưỡng nghiệp vụ tiền sảnh cơ bản710
Bồi dưỡng nghiệp vụ tiền sảnh nâng cao55
Bồi dưỡng nghiệp vụ cơ bản bộ phận buồng910
Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho bộ phận lễ tân35

(Nguồn: Phòng nhân sự khách sạn MOONLIGHT 1)

Bảng 2.4: Nội dung chương trình đào tạo ngắn hạn của khách sạn MOONLIGHT 1 năm 2017

Nội dung đào tạoHình thức đào tạoSố lần đào tạoSố người được đào tạoSố ngày đào tạo
Kỹ năng thiết lập và quản lý hệ thống chi nhánhĐào tạo tại chỗ1125
Đào tạo kỹ năng giao tiếp và phục vụĐào tạo tại chỗ1893
Đào tạo cán bộ quản lý cấp cơ sở, quản lý hành chínhCử đi đào tạo1167
Đào tạo nâng cao kỹ năng chăm sóc sức khoẻCử đi đào tạo1210
Đào tạo an toàn lao động, quy trình sản xuất và nội quy laođộngĐào tạo tại chỗ11687
Đào tạo về an toàn phòng chống cháy nổĐào tạo tại chỗ1168
Đào tạo về công tác vệ sinh an toàn thực phẩmCử đi đào tạo1168
Đào tạo kỹ năng văn phòngCử đi đào tạo153
Đào tạo luật kế toánCử đi đào tạo135

(Nguồn: Phòng nhân sự khách sạn MOONLIGHT 1)

Bảng 2.5: Kinh phí đào tạo của công ty TNHH Thuận Anh

qua các năm

(Đơn vị: đồng)

Chỉ tiêu201520162017
Đào tạo tại chỗ9.368.00010.250.00011.358000
Tốc độ tăng trưởng(%)9,4110,8
Cử đi học ngắn hạn6.356.0007.869.0008.389.000
Tốc độ tăng trưởng(%)23,86,6
Đào tạo lại7.589.0008.768.0009.567.000
Tốc độ tăng trưởng(%)15,539,11
Cử đi học nước ngoài000
Tốc độ tăng trưởng(%)
Tổng23.313.00026.887.00029.314.000
Tốc độ tăng trưởng(%)15,339,02

(Nguồn: Phòng tài vụ kế toánkhách sạn MOONLIGHT 1)

Bảng 2.6: Đánh giá về chương trình đào tạo của khách sạn Moonlight 1

Chỉ tiêuSố lượng (người)Tỷ lệ (%)
Đánh giá chung về khóa học là xuất sắc3978
Đánh giá phần trình bày của giảng viên là xuất sắc3570
Đánh giá tác dụng của khóa họcNâng cao hiệu quả thực hiện công việc3672
Nâng cao kinh nghiệm và kiến thức4896
Khả năng vận dụng kiến thức đượchọcỨng dụng được phần lớn vào công việc4284
Chỉ ứng dụng được một phần816
Không ứng dụng được00

(Nguồn: Điều tra 50 lao động của khách sạn Moonlight 1)

Bảng 2.7: Kết quả kinh doanh của công ty TNHH MTV TM&DV Thuận Anh qua các năm

Chỉ tiêuĐVT201520162017
Doanh thuđồng17.892.137.01630.305.774.75142.024.421.743
Tốc độ tăng trưởng%30,5816,67
Lợi nhuậnđồng4.990.924.8408.112.371.6099.175.020.685
Tốc độ tăng trưởng%12,4555,75
Chi phí đào tạođồng20.485.00023.313.00026.887.000
Tốc độ tăng trưởng%13,815,33
Tổng số lao động bình quân nămngười202232248
Năng suất lao độngđồng/ng39.069.98544.421.44248.485.571
Tốc độ tăng trưởng%13,6923,26

(Nguồn: Phòng tài vụ kế toán công ty TNHH MTV TM&DV Thuận Anh)

2.3. Đánh giá công tác tuyển dụng và đà

o tạo tại khách sạn MOONLIGT 1

Kết luận Chương 2

Nâng cao công tác tuyển dụng và đào tạo nhân viên tại khách sạn MOONLIGHT 1
Nâng cao công tác tuyển dụng và đào tạo nhân viên tại khách sạn MOONLIGHT 1

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG VÀ

ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN TẠI KHÁCH SẠN MOOLIGHT 1

3.1. Cơ sở của các giải pháp

3.1.1. Định hướng phát triển doanh nghiệp về ngành du lịch ở Đà Nẵng

Hoạt động kinh doanh của khách sạn Moonlight 1 được đặt trong bối cảnh của một nước Việt Nam đang định hướng du lịch là ngành kinh tế trong điểm, với chiến lược thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế rõ ràng, một đất nước có nhiều cảnh quan và văn hóa đặc sắc, là điểm đến yêu thích của khách du lịch khắp nơi trên thế giới. Ngày nay ngành Du lịch Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế – xã hội, góp phần lớn vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút đầu tư, tạo nhiều việc làm cho người dân, bảo tồn và phát huy được giá trị văn hóa dân tộc.Thành phố Đà Nẵng năng động, với nhiều lợi thế về cảnh quan thiên nhiên đẹp, con người thân thiện là một trong mười điểm đến được yêu thích nhất cho khách du lịch tại Việt Nam cùng với Sapa, Đà Lạt, đồng bằng sông Cửu Long, Hội An,…Trên cơ sở đó, ngành du lịch Đà Nẵng cũng đã xác định phương hướng phát triển bền vững, ưu tiên phát triển du lịch biển, núi là hướng chủ yếu, đồng thời phát triển du lịch văn hóa – lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch công vụ theo hướng xây dựng sản phẩm đặc thù và có sức cạnh tranh cao ở trong nước và khu vực. Phát triển du lịch Đà Nẵng gắn với quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế – xã hội thành phố và quy hoạch tổng thể du lịch cả nước. Ngành du lịch Đà Nẵng định hướng sản phẩm du lịch: ưu tiên phát triển sản phẩm dịch vụ du lịch biển chất lượng cao, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch đường sông, tham quan làng nghề, làng quê, du lịch mua sắm, giải trí và công vụ; hình thành các tour du lịch mới hấp dẫn như: du lịch MICE (MICE tour), du lịch văn hóa (Culture tour), du lịch nghỉ dưỡng (Relax tour), du lịch lễ hội (Festival tour), du lịch khám phá (Discovery tour), du lịch tìm vận may (Casino tour), du lịch thể thao (Golf tour), du lịch ẩm thực (Cuisine tour), du lịch tâm linh (Religious tour), du lịch tham quan thành phố (City tour).  Để phát triển ngành công nghiệp không khói này thì công tác xúc tiến thị trường, quảng bá du lịch Đà Nẵng cần được quan tâm: cung cấp thông tin du lịch; tổ chức các sự kiện, famtrip, chương trình quảng bá du lịch; xuất bản ấn phẩm, website du lịch; liên kết hợp tác du lịch với các khu vực khác.    

Công tác định hướng thị trường khách có vai trò quan trọng, việc  nghiên cứu, xúc tiến thị trường, xác định đối tượng khách chủ yếu của Đà Nẵng để có hướng đầu tư, khai thác thích hợp; thống kê phân loại khách du lịch theo từng loại hình (khách mua sắm, khách nghỉ dưỡng, khách tham quan) để đáp ứng nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ của du khách; đẩy mạnh khai thác các thị trường du lịch nước ngoài nhất là khai thác khách thông qua việc mở đường bay trực tiếp; xây dựng chiến lược và có kế hoạch khai thác tốt thị trường khách Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Mỹ, Pháp, Anh và các khách du lịch qua tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây; khai thác lợi thế đô thị loại I và là trung tâm vùng trọng điểm kinh tế miền Trung – Tây Nguyên để xúc tiến thị trường khách du lịch nội địa.

Về tổ chức và quản lý: tăng cường năng lực quản lý của Sở VHTTDL Đà Nẵng; phát huy mạnh hơn nữa vai trò tổ chức thực hiện xúc tiến du lịch của Trung tâm Xúc tiến du lịch Đà Nẵng; phát huy vai trò của Ban chỉ đạo du lịch, củng cố nhân sự của hiệp hội du lịch với sự tham gia của các doanh nghiệp du lịch nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và phối hợp liên ngành; thực hiện quản lý quy hoạch tổng thể phát triển du lịch gắn liền với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của thành phố; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển và hội nhập quốc tế.

Cơ chế chính sách, đầu tư: khuyến khích đầu tư phát triển dịch vụ du lịch tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn thành phố như: Sơn Trà, Hải Vân, Làng Vân và một số loại hình du lịch làng quê, làng nghề truyền thống…; xây dựng cơ chế hợp tác giữa khu vực công và tư nhân; xây dựng chính sách và đầu tư phát triển các loại hình du lịch mới, sản phẩm du lịch đặc trưng, đặc biệt là giải trí về đêm; xây dựng khu ẩm thực, mua sắm, vui chơi giải trí lớn; xây dựng chính sách hỗ trợ xúc tiến quảng bá trong và ngoài nước, cơ chế tham gia xã hội hóa trong quảng bá xúc tiến và đào tạo du lịch; xây dựng cơ chế khuyến khích chất lượng, hiệu quả du lịch thông qua đánh giá, xếp hạng, bình chọn và tôn vinh đối với các doanh nghiệp và địa danh; phổ biến Luật Bảo vệ môi trường, Luật Du lịch và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Phát triển nguồn nhân lực: rà soát, đánh giá số lượng và chất lượng nguồn nhân lực để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp; huy động đa dạng các nguồn kinh phí (ngân sách trung ương, địa phương, tài trợ trong và ngoài nước) cho công tác đào tạo; đẩy mạnh bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, công chức và cử cán bộ chuyên viên tham gia các khóa học về du lịch ở trong và ngoài nước; Sở VHTTDL chủ trì phối hợp với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề du lịch để tổ chức các chương trình đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn cho cán bộ nhà nước và cán bộ, nhân viên trong các doanh nghiệp du lịch; liên kết với các cơ sở đào tạo du lịch ở nước ngoài trong việc trao đổi, tập huấn công tác làm du lịch.  

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và công tác xã hội hóa: tăng cường nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động tuyên truyền quảng bá; tăng cường năng lực của các tổ chức nghiên cứu và phát triển về du lịch; mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế nhằm tăng cường xúc tiến quảng bá, thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ và nâng cao vị thế du lịch Đà Nẵng trên trường quốc tế; xây dựng website về nguồn nhân lực du lịch để cung cấp những thông tin lao động trong ngành.  

Đề án Phát triển du lịch thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2030, triển khai chương trình phát triển 2017- 2020. Hướng đến mục tiêu, xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm đón tiếp và phân phối du khách khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Tiếp tục thu hút và mở thêm nhiều đường bay quốc tế đến Đà Nẵng, trong đó sẽ ưu tiên các đường bay từ Châu Âu và các thị trường gần như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Singapore.

Nâng cấp và hoàn thiện các dịch vụ để Đà Nẵng trở thành trung tâm đón tàu biển và du thuyền quốc tế. Phối hợp với các địa phương khu vực miền Trung trong việc xây dựng những chuỗi sản phẩm đặc trưng, chất lượng cao, liên kết, phối hợp công tác xúc tiến, quảng bá, tìm kiếm thị trường khách quốc tế.

Thành phố tiếp tục có các cơ chế, chính sách thuận lợi nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ vui chơi, giải trí, trung tâm mua sắm, ẩm thực ven biển, đặc biệt là dịch vụ giải trí về đêm để thu hút khách du lịch, phát triển chợ đêm, phố đi bộ phục vụ du khách và nhân dân thành phố.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch Đà Nẵng trên nhiều kênh khác nhau. Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển thị trường, đặc biệt là những thị trường khách quốc tế tiềm năng như Nhật, Hàn Quốc, châu Âu, Mỹ, … Đồng thời, thực hiện công tác quảng bá du lịch Đà Nẵng trên các kênh truyền hình và các trang mạng có tiếng về du lịch , các kênh truyền hình của một số nước có tiềm năng.

Thu hút và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch. Triển khai có hiệu quả Kế hoạch Phát triển nguồn nhân lực du lịch đã được UBND thành phố phê duyệt, tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ, bồi dưỡng về du lịch cho các khách sạn, nhà hàng, nghiệp vụ bán sản phẩm, tiếp thị du lịch, đào tạo hướng dẫn viên, thuyết minh viên. Nâng cao chất lượng phục vụ của các khách sạn, nhà hàng, khu điểm du lịch…

Bảo đảm môi trường du lịch trong sạch cả về môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Xây dựng Đà Nẵng trở thành Thành phố môi trường, thành phố sự kiện.Xử lý dứt điểm tình trạng bán hàng rong, bu bám, chèo kéo khách du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ du lịch và tạo nên hình ảnh du lịch Đà Nẵng thân thiện, mến khách.Tất cả nhằm mục tiêu xây dựng Đà Nẵng trở thành một thành phố du lịch có thương hiệu trong khu vực và trên thế giới.

Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo thành phố, sự chung tay góp sức của các ngành, các cấp, doanh nghiệp và cộng đồng người dân thành phố, ngành Du lịch Đà Nẵng sẽ tiếp tục phát triển lên những tầm cao mới, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế – xã hội của thành phố.

Bảng 3.1. Thống kê khách du lịch đến Đà Nẵng

Chỉ tiêuĐVTNăm 2015Năm 2016Năm 2017
Khách du lịch đến Đà NẵngTriệu lượt4,65,516,6
Tăng trưởng%19,7819.78
Khách nội địaTriệu lượt3,353,844,3
Tăng trưởng%14,6211,98
Khách quốc tếTriệu lượt1.251.662,3
Tăng trưởng%32.838,56

(Nguồn: Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng)

3.1.2. Định hướng phát triển của Khách sạn MOONLIGHT 1

Đặt trong bối cảnh của thành phố Đà Nẵng năng động, lượng khách du lịch hàng năm rất lớn, mức độ cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh khách sạn tại đây rất khốc liệt, khách sạn Moonlight1 lựa chọn định hướng phát triển như sau:

– Tiếp tục củng cố, kiện toàn công tác tổ chức tinh gọn hơn, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các bộ phận, đưa hoạt động phục vụ, kinh doanh của khách sạn thật sự có chất lượng, hiệu quả.

– Khắc phục những nhược điểm, khuyết điểm, từng bước nâng cao chất lượng hoạt động của từng khâu, từng phòng, từng lĩnh vực, sử dụng lao động có trình độ kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ với chất lượng lao động ngày càng cao.

– Đảm bảo việc làm, tạo thu nhập ổn định và từng bước nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên khách sạn. Thực hiện tốt phong trào thi đua, khuyến khích lao động giỏi, lao động sáng tạo.

– Có kế hoạch từng bước thay thế trang thiết bị lạc hậu theo đúng chủng loại, tiêu chuẩn kỹ thuật, đáp ứng với yêu cầu phục vụ khách, đồng thời đảm bảo thủ tục theo quy định về nguyên tắc quản ly tài chính, tài sản. Thực hiện tốt việc nghiệm thu, kiểm tra, giám sát, đảm bảo công khai dân chủ.

– Thực hiện tốt công tác tài chính, tiết kiệm chi tiêu đồng thời tận dụng tốt các nguồn thu.

– Động viên cán bộ công nhân viên hàng năm quan tâm tham gia sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế chung và thực hiện tốt những quy định đó; điều chỉnh, bổ sung cơ chế hoạt động, công tác quản lý linh hoạt, hiệu quả cao.

– Tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho các đoàn thể hoạt động, nâng cao đời sống tinh thần, thúc đẩy phong trào thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ.

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác tuyển dụng và đào tạo tại Khách sạn MOONLIGHT 1

3.2.1. Hoàn thiện công tác phân tích công việc trong hoạt động khách sạn

Việc phân tích công việc chính xác, phù hợp với định hướng phát triển và hoạt động của khách sạn là bước đầu tiên quyết định số lượng và yêu cầu của công tác tuyển dụng, đào tạo nhân viên. Từng bộ phận chức năng như lễ tân, tiền sảnh, buồng, bếp, an ninh, công nghệ thông tin,… phải xác định chính xác công việc của mình làm và trên cơ sở đó đề xuất số lượng và yêu cầu nhân sự cần tuyển dụng là bao nhiêu, theo tiêu chí nào. Trên cơ sở đó phòng nhân sự sẽ tập hợp và trình ban giám đốc quyết định tuyển dụng. Kể từ khi đi vào hoạt động, ban đầu chúng tôi còn nhiều lúng túng trong xác định, phân tích công việc làm cơ sở cho việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên nhưng qua thời gian khó khăn ban đầu các bộ phận chức năng và ban giám đốc đã định hình rõ hơn, nắm chắc hơn về các khiếm khuyết trong công tác tuyển dụng, đào tạo. Giám đốc khách sạn chỉ đạo khâu tuyển dụng ban đầu cần làm thật tốt, có sự tham gia ý kiến của lãnh đạo các bộ phận chức năng cần tuyển dụng, phòng nhân sự, những người có liên quan công việc trực tiếp và ban giám đốc sẽ tiến hành phỏng vấn và đưa ra quyết định cuối cùng trong tuyển chọn nhân sự. Giao việc đúng người là cơ sở cho việc vận hành bộ máy trơn tru và nâng cao hiệu quả hoạt động của khách sạn.

Xác định vị trí công việc còn là cơ sở để giám đốc quyết định mức lương, thưởng và các cơ chế đãi ngộ khác dành cho người lao động. Thực tiễn cho thấy, muốn tuyển dụng được nhân sự tốt, giữ chân họ, cạnh tranh thu hút người giỏi về làm việc cho khách sạn Moonlight1 thì mức thu nhập dành cho người lao động phải bằng hoặc cao hơn các vị trí tương tự tại các khách sạn khác. Bên cạnh đó, môi trường làm việc, phúc lợi xã hội, cơ hội thăng tiến,…là những vấn đề người lao động quan tâm. Tao ra đột phá trong cơ chế tuyển dụng dựa trên các tiêu chí này sẽ góp phần giúp khách sạn thu hút được người lao động có trình độ, kỹ năng tốt, tâm huyết về làm việc cho khách sạn Moonlight1.

3.2.2. Lựa chọn hình thức tuyển dụng phù hợp để giảm chi phí đào tạo

Hình thức và cách thức tuyển chọn nhân sự có vai trò quan trọng trong công tác tuyển dụng. Thời gian qua chúng tôi tiến hành tuyển dụng thông qua sự giới thiệu, tiến cử của nhân viên khách sạn, tuyển dụng nội bộ, thông qua các công ty tuyển dụng chuyên nghiệp, kết nối với các trường đào tạo nghề du lịch khách sạn và đăng tin tuyển dụng qua website khách sạn cũng như trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Mỗi một phương pháp đều có ưu và nhược điểm.Việc tuyển dụng thông qua sự giới thiệu của nhân viên khách sạn có hiệu quả nhất định trong giai đoạn đầu khách sạn mới đi vào hoạt động. Trong lúc này, việc tạo bầu không khí thân thiện, hiểu ý nhau rất quan trọng khi ráp nối các nhân viên mới, hơn nữa vì khách sạn còn mới nên ít được chú ý và chưa có tính cạnh tranh cao trong thu hút nhân sự. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay khi hoạt động của khách sạn đã đi vào nề nếp và có thương hiệu trong hoạt động kinh doanh du lịch, môi trường làm việc có tính chuyên môn hóa cao, mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì công tác tuyển chọn nhân sự cần có sự thay đổi, khách sạn cần hướng đến tuyển chọn công khai qua các trang web chuyên về du lịch khách sạn và kết nối trực tiếp với các trường đào tạo chuyên sâu về du lịch, khách sạn để hướng đến đối tượng lao động chuyên nghiệp, nhiều về số lượng, phong phú đa dạng về độ tuổi, giới tính, trình độ, kỹ năng, vị trí việc làm, đặc biệt là người lao động có kinh nghiệm tại các khách sạn khác về làm việc cho Moonlight1. Cách tuyển dụng này có thể tiết kiệm chi phí đào tạo đáng kể.

Cách thức tuyển dụng cần linh hoạt, tránh hình thức rườm rà.Các vị trí cấp thấp có thể giao cho bộ phận nhân sự và lãnh đạo các bộ phận chức năng dựa trên phân tích vị trí việc làm quyết định và tự chịu trách nhiệm.Các vị trí cấp cao đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, kỹ năng tốt thì giám đốc trực tiếp phỏng vấn quyết định tuyển chọn cũng như mức đãi ngộ.

3.2.3. Mời chuyên gia ngành khách sạn tham gia tuyển dụng và bố trí nhân viên

Trong một số trường hợp khách sạn có thể mời các chuyên gia giỏi tư vấn và trực tiếp tham gia tuyển dụng, bố trí nhân viên.Việc mời các chuyên gia giỏi tham gia công tác này chúng tôi cũng có thể học hỏi và nâng cao kiến thức về các vấn đề cụ thể, mang tính chuyên sâu của nghiệp vụ khách sạn cũng như công tác bố trí nhân sự.Muốn làm công việc này hiệu quả Moonlight1 cần kết nối với các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực kinh doanh khách sạn để chia sẻ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm và bảo vệ lợi ích chính đáng của các thành viên. Bên cạnh đó việc kết nối, đặt hàng với các chuyên gia tại các trường cao đẳng, đại học nghề chuyên về du lịch, khách sạn cũng là một kênh quan trọng nhằm tạo nguồn tuyển dụng tốt và cập nhật kiến thức mới trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, đón đầu xu hướng mới tạo sự phát triển đột phá cho Moonlight1.

3.2.4. Trên các cơ sở xác định các vị trí tuyển dụng rõ ràng cần đa dạng hóa kênh tuyển dụng lao động

Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ, đa dạng các kênh truyền thông, các hình thức tương tác đa chiều Ban giám đốc khách sạn nhận thấy nếu chỉ dừng lại ở các kênh tuyển dụng truyền thống thì rất khó thu hút được lao động chất lượng cao về làm việc cho khách sạn. Ban giám đốc cần kết hợp quảng bá hình ảnh, chất lượng, dịch vụ khách sạn trên các trang thông tin du lịch uy tín với thông tin tuyển dụng lao động có chất lượng cao về làm việc. Điều này vừa giúp thu hút khách hàng vừa cho thấy khách sạn phục vụ khách hàng với nguồn tuyển dụng mới, có kỹ năng, trình độ. Bên cạnh đó, việc hợp tác, liên kết với các cơ sở đào tạo trong lĩnh vực uy tín cũng góp phần bổ sung lực lượng lao động chất lượng.

3.2.5. Từng bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp làm cơ sở cho nâng cao hiệu suất kinh doanh, thu hút và giữ chân người lao động

Thực tế đã chứng minh nhiều doanh nghiệp trên các lĩnh vực khác nhau muốn phát triển bền vững, thu hút và giữ chân người lao động đều chú trọng xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp. So với truyền thống của ngành du lịch, và nhiều khác sạn lớn khác, khách sạn Moonlight1 có thời gian hoạt động, kinh doanh chưa dài nhưng Ban giám đốc đã chú ý đến việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp trên nhiều khía cạnh. Trong quá trình nghiên cứu đề tài này chúng tôi nhận thấy xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại khách sạn cần hướng tới các giá trị tận tình, chuyên nghiệp, thân thiện, kết nối văn hóa. Các giá trị này cần được củng cố và bổ sung trong các giai đoạn phát triển và khách sạn cần chứng minh cho khách hàng và người lao động thấy được sự tận tình thân thiện, tính chuyên nghiêp, kết nối văn hóa trong dịch vụ và trong ứng xử hàng ngày. Đối với nhân viên cũng vậy cách ứng xử của Ban giám đốc với nhân viên, giữa nhân viên với nhau luôn thể hiện sự thân thiện, chuyên nghiệp vì công việc, vì nhau, hỗ trợ nhau trong công việc, khi hiệu quả kinh doanh được cải thiện mỗi cá nhân người lao động luôn thấy mình được quan tâm và nâng cao đời sống, cải thiện phúc lợi, từ đó thêm gắn bó với khách sạn.

Cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho khách sạn Moonlight 1

Trong thời đại tri thức thì việc cập nhật kiến thức, kỹ năng là đòi hỏi tất yếu của mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Đối với lĩnh vực kinh doanh khách sạn, nơi có sự năng động, cạnh tranh cao thì việc cải tiến và nâng cao kiến thức thông qua các chương trình đào tạo lại càng cấp thiết. Cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo cần chú ý đến một số vấn đề sau:

– Chương trình cần đổi mới, cập nhật kiến thức mới trong lĩnh vực du lịch khách sạn của Việt Nam và trên thế giới, tránh tư duy cũ, sáo mòn trong điều kiện thực tiễn biến đổi nhanh chóng, đa dạng, lấy sự hài lòng của khách hàng và doanh thu của khách sạn làm thang đo hiệu quả chương trình đào tạo.

– Gắn lý thuyết với thực hành, chương trình đào tạo cần sát với thực tiễn hoạt động kinh doanh của khách sạn nói riêng và khách du lịch đến Đà Nẵng nói chung.

– Chương trình đào tạo cần khuyến khích tính chủ động, sáng tạo của người học, làm cơ sở nền tảng về tư duy để nhân viên tiếp nhận tư tưởng mới, kỹ năng mới, tạo hứng thú cho nhân viên trong học tập và làm việc.

– Nhân viên có khả năng làm việc nhóm cũng như có thể xử lý công việc độc lập với các kỹ năng mềm như giao tiếp, nắm bắt tâm lý khách hàng, ngoại ngữ,…

– Trong quá trình học tập tăng cường sự gắn kết giữa các nhân viên với nhau, giữa nhân viên với khách sạn, hình thành văn hóa chung của công ty.

3.2.6. Lựa chọn hình thức đào tạo phù hợp, chú trọng các kiến thức mới, xu hướng mới

Các hình thức đào tạo cần phù hợp với đặc trưng công việc của khách sạn và đa dạng về loại hình đào tạo với mục tiêu hiệu quả, tiết kiệm thời gian, công sức, kinh phí. Qua khảo sát và thực tiễn hoạt động của khách sạn chúng tôi đề xuất một số hình thức đào tạo sau:

– Đào tạo tại chỗ dành cho nhân viên mới. Hình thức đào tạo này có hiệu quả khi nhân viên được hướng dẫn và làm việc có sự giám sát của người có kinh nghiệm đi trước. Do vừa học lý thuyết và thực hành ngay nên nhân viên mới dễ nắm bắt công việc và thuần thục trong thời gian ngắn, tiết kiệm kinh phí do sử dụng nguồn lực tại chỗ hoặc có thuê người hướng dẫn cũng không bị gián đoạn công việc.

– Các khóa học ngắn hạn cập nhật kiến thức mới tổ chức tại chỗ hoặc liên kết đào tạo với các khách sạn khác, tham gia các chương trình huấn luyện do sở Văn hóa, thể thao du lịch thành phố tổ chức. Do thời gian tổ chức ngắn, địa điểm mở lớp gần nên ít bị ảnh hưởng đến công việc, có điều kiện áp dụng ngay nên nhân viên khá phấn khởi và dễ thực hành, tiết kiệm kinh phí.

– Cử nhân viên có kinh nghiệm tham gia các khóa học nâng cao (có thể ngắn hạn hoặc dài hạn) tại các trung tâm đào tạo du lịch khách sạn có uy tín tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, thậm chí tại nước ngoài nơi có ngành du lịch khách sạn phát triển. Điều kiện cử đi học là nhân viên có khả năng phát triển, cam kết gắn bó lâu dài với công ty, có trình độ và kinh nghiệm nhất định. Do thời gian và địa điểm có sự khác biệt nên kinh phí có thể cao nhưng mức độ tiếp nhận tri thức và khả năng đóng góp cho sự phát triển của khách sạn rất lớn, là xu thế bắt buộc thể hiện tư duy và tầm nhìn dài hạn.

– Các chương trình đào tạo trực tuyến do các chuyên gia hàng đầu của Việt Nam và thế giới giảng dạy. Hình thức học này tỏ ra có ưu thế khi nhân viên không phải di chuyển xa, kinh phí rẻ, cập nhật kiến thức nhanh chóng, thuận tiện.

3.2.7. Đánh giá công tác tuyển chọn, đào tạo và đào tạo lại đối với nhân viên

Việc đánh giá công tác tuyển dụng, đào tạo và đào tạo lại có vai trò quan trọng đối với hoạt động của khách sạn nhằm mục đích rút kinh nghiệm và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đánh giá cần được tiến hành từ chính các nhân viên được tuyển dụng, đào tạo và đào tạo lại.Với phản hồi từ nhân viên ban giám đốc có thêm thông tin khách quan và có sự điều chỉnh chiến lược cho phù hợp. Đánh giá còn có thể từ trưởng các bộ phận chức năng về hiệu quả làm việc của các nhân viên được tuyển dụng và đào tạo cũng như khả năng phối hợp trong công việc của nhân viên, khả năng thích ứng với công việc, mức độ tự chủ, sáng tạo của họ. Đánh giá đến từ khách hàng về thái độ, chất lượng phục vụ của nhân viên khách sạn thể hiện cuối cùng là doanh số của khách sạn theo từng quý, từng năm.

Có nhiều hình thức đánh giá từ các cuộc khảo sát qua các phiếu lấy ý kiến công khai, với các câu hỏi trắc nghiệm được thiết kế khoa học đến các ý kiến góp ý tại các thùng góp ý đặt tại cửa mỗi phòng và tại quầy lễ tân cũng như mọi người có thể góp ý tại website khách sạn hay số điện thoại đường dây nóng. Hằng tuần khách sạn sẽ cử người tổng kết ý kiến và báo cáo lại cho ban giám đốc có kế hoạch điều chỉnh phù hợp. Giám đốc khách sạn còn sẵn sàng dành thời gian trao đổi với nhân viên có kiến nghị hay ý kiến đóng góp, thể hiện sự cầu thị với mỗi ý kiến đóng góp của nhân viên và có chế độ động viên, khuyến khích phù hợp cả về vật chất và tinh thần, từng bước xây dựng văn hóa đặc thù của khách sạn Moonlight1.

3.2.8. Một số giải pháp hổ trợ khác

  • Bố trí và sắp xếp nhân sự phù hợp tại công ty:

Trên cơ sở nhu cầu công việc cũng như thực tế công tác tuyển dụng và đào tạo của khách sạn Moonlight1 việc sắp xếp, bố trí nhân sự cần được quan tâm thường xuyên để có sự điều chỉnh phù hợp nhằm tăng hiệu quả kinh doanh, tạo động lực và hứng thú làm việc cho người lao động. Việc đánh giá đúng, kịp thời năng lực cống hiến, sự tận tâm của nhân viên để bố trí họ vào các vị trí quản lý cao hơn, cử đi đào tạo nâng cao tay nghề tạo cho nhân viên sự gắn kết, và động lực mạnh để làm việc và khách sạn cũng hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc bố trí, sắp xếp này cần chủ động và hướng đến sự ổn định tương đối, tránh xáo trộn lớn trong công việc.

  • Xây dựng khả năng tự học trong công ty:

Khả năng tự học của nhân viên và khuyến khích tự học từ công ty là yêu cầu tất yếu của lĩnh vực kinh doanh khách sạn, nơi có tính năng động và đổi mới cao độ. Nhân viên có thể học hỏi từ đồng nghiệp, từ thực tiễn làm việc và giao tiếp với khách hàng, trên mạng internet,…Ban giám đốc cần có cơ chế khen thưởng kịp thời để ghi nhận và khuyến khích tinh thần tự học, sang tạo của nhân viên.

  • Chính sách động viên nhân viên tại khách sạn MOONLIGHT1:

Ban giám đốc khách sạn ý thức được rằng năng lực làm việc và khả năng cống hiến của nhân viên quyết định sự thành công và phát triển của khách sạn. Do đó, tạo động lực và hứng thú cho nhân viên làm việc có vai trò quan trọng. Có nhiều yếu tố cùng lúc tác động đến động lực của người lao động, bao gồm cả yếu tố của bản thân người lao động và các yếu tố khác từ môi trường bên ngoài, có tác động cộng hưởng lẫn nhau. Do đó, việc tạo động lực làm việc cho người lao động, đặc biệt là lao động bậc cao rất khó khăn, bởi nó đòi hỏi sự tinh tế, đa dạng và linh hoạt trong cơ chế tác động. Đối với nhà quản lý tạo động lực cho người lao động được hiểu là hệ thống các chính sách, biện pháp, thủ thuật quản lý tác động đến người lao động nhằm tạo ra sự hứng thú, đam mê và trách nhiệm để hoàn thành công việc với hiệu suất cao.

Tùy từng người lao động, theo trình độ, nhận thức, nhu cầu và đặc điểm tâm lý, hoàn cảnh, độ tuổi…mà việc tạo động lực có thể khác nhau. Một số người lao động có thể coi thu nhập như là yếu tố quan trọng hàng đầu nhưng khi yếu tố thu nhập đạt đến một mức nào đó thì tính chất công việc và sự thăng tiến mới tạo động lực mạnh mẽ. Một số khác thì đề cao sự linh hoạt, tự chủ trong công việc trong khi đồng nghiệp của họ lai đề cao sự ổn định, công việc được mô tả rõ ràng, ít thử thách. Tạo động lực có sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng, môi trường làm việc (trong cùng một công ty có các bộ phận chức năng khác nhau hay giữa các công ty khác nhau) và thời gian thay đổi các yếu tố tạo động lực có thể sẽ thay đổi theo. Do đó, việc tạo động lực không thể là sự máy móc, cứng nhắc mà cần linh hoạt, tinh tế.

Xuất phát từ thực tiễn công việc và khảo sát người lao động tại khách sạn trong thời gian qua chúng tôi đề xuất các giải pháp sau:

  • Nâng cao mức thu nhập là quan tâm hàng đầu của nhân viên thể hiện qua mức lương hàng tháng và mức thưởng theo mức độ đóng góp và doanh thu của khách sạn. Tương ứng với các mùa cao điểm về du lịch nhân viên hy vọng mức thu nhập của họ sẽ được nâng lên.
  • Các chế độ phúc lợi xã hội cần đa dạng và thiết thực: món quà, lời chúc mừng nhân dịp sinh nhật, đám cưới của nhân viên là sự động viên tinh thần làm việc rất lớn. Ngoài ra còn có các chế độ khác như giờ làm việc linh hoạt, sự chia sẻ, động viên từ giám đốc, đồng nghiệp, chế độ thai sản,… cũng rất quan trọng.
  • Đảm bảo cơ hội làm việc cho nhân viên để họ yên tâm gắn bó lâu dài cũng cần được xem xét.
  • Tôn trọng và trao quyền cho nhân viên. Trong môi trường làm việc năng động, đa dạng thì ban giám đốc không thể sâu sát công việc cụ thể mà nên trao quyền cho nhân viên để họ có thể xử lý công việc nhanh chóng, linh hoạt. Đặc biệt đối với những nhân viên có kinh nghiệm, qua đào tạo thì việc trao quyền là cần thiết và hữu ích.

Kết luận Chương 3

KẾT LUẬN

Với mục tiêu nâng cao chất lượng tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực cho khách sạn Moonlight1, luận văn đã tìm hiểu các cơ sở lý thuyết, các khái niệm như tuyển dụng, tuyển chọn, nhu cầu đào tạo và các chương trình, mục tiêu đào tạo,…làm cơ sở để xem xét thực trạng công tác tuyển dụng, đào tạo của khách sạn. Qua đó, chúng tôi nhận thấy rằng mặc dù đã đạt được những thành công bước đầu như xây dựng được đội ngũ nhân viên hoạt động có hiệu quả, tạo doanh thu trong những năm qua nhưng một số bộ phận và cách thức làm việc trong điều kiện cạnh tranh cao, đặc biệt trong những tháng cao điểm về du lịch vẫn còn bộc lộ một số hạn chế. Một số nhân viên vì nhiều lý do đã chuyển việc, một số chưa đáp ứng tốt đòi hỏi của công việc đã đặt ra yêu cầu cần phải có hình thức tuyển dụng phù hợp liên tục để bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao cho khách sạn qua nhiều kênh khác nhau, trong đó chú ý đến các kênh, website của khách sạn, trang tin du lịch, khách sạn. Thông qua công tác tuyển dụng chúng tôi đã thể hiện hình ảnh một khách sạn ngày càng phát triển, hiện đại và có tính chuyên nghiệp cao hướng đến người lao động muốn tham gia tuyển dụng và khách hàng. Công tác đào tạo nâng cao tay nghề hướng đến xu hướng chung của lĩnh vực khách sạn nhằm cập nhật kiến thức, kỹ năng cho người lao động hướng đến đối tượng khách hàng đa dạng với yêu cầu ngày càng cao. Hệ thống giải pháp mà chúng tôi hướng đến cũng nhằm mục tiêu khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong công tác tuyển dụng, đào tạo tại khách sạn và đặt tham vọng lớn hơn trong phát triển dài hạn của khách sạn, tạo thu nhập cao hơn cho người lao động, đóng góp cho sự phát triển du lịch của thành phố Đà Nẵng.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN DUY TAN\LUAN VAN DUY TAN\TRUONG HAI PHÒNG\New folder (2)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *