luận văn quản trị rủi ro tín dụng đối với hoạt động cho vay trung dài hạn tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Quận Sơn Trà

luận văn quản trị rủi ro tín dụng đối với hoạt động cho vay trung dài hạn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn quận sơn trà

luận văn quản trị rủi ro tín dụng đối với hoạt động cho vay trung dài hạn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn quận sơn trà

1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong xu hướng tự do hóa, toàn cầu hóa kinh tế và quốc tế hóa các luồng tài chính đã làm thay đổi căn bản hệ thống ngân hàng, cùng với việc tham gia sân chơi thế giới trong tổ chức WTO thì sự xuất hiện của các ngân hàng có vốn đầu tư và nhân lực nước ngoài là những thách thức lớn cho các ngân hàng trong nước. Vì vậy, hoạt động kinh doanh trở nên phức tạp hơn và áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng lớn hơn cùng với nó, mức độ rủi ro cũng tăng lên. Rủi ro hầu như có mặt trong từng nghiệp vụ ngân hàng. Ngân hàng muốn có lợi nhuận thì ngân hàng phải chấp nhận rủi ro, phải chấp nhận có nghĩa là phải sống chung cùng với những rủi ro phát sinh trong từng nghiệp vụ của ngân hàng. Trong bối cảnh cạnh tranh, hội nhập thị trường tài chính và nền công nghiệp dịch vụ tài chính – ngân hàng ngày càng phát triển đang đòi hỏi ngành ngân hàng phải có những cải cách mạnh mẽ để giảm rủi ro trong từng hoạt động.

Hiện nay trong báo cáo thu nhập – chi phí của các NHTM Việt Nam thì thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng từ 70% – 80% trong tổng thu nhập, có tính quyết định đối với sự phát triển và ổn định của các ngân hàng. Do đó, việc nâng cao chất lượng tín dụng đã, đang và sẽ là mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng thông qua việc không ngừng đưa ra, hoàn thiện chính sách về kiểm soát tín dụng. Hoạt động tín dụng mang lại nguồn thu nhập cao nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Cùng với thời gian, tính chất của rủi ro tín dụng cũng thay đổi khi các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của Việt Nam ngày càng bị sức ép của xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, làm thế nào để hoạt động hiệu quả trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề hết sức nan giải cho các ngân hàng thương mại.

Tại Chi nhánh NHNo&PTNT quận Sơn Trà – Đà Nẵng, hoạt động cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng hơn 50% trên tổng dư nợ, chất lượng tín dụng ở mức thấp đặt biệt là tín dụng trung dài hạn, vì vậy tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng cao trong những năm gần đây mà chủ yếu là phát sinh từ cho vay trungdài hạn. Thực tế trên đòi hỏi CN NHNo & PTNT Quận Sơn Trà – Đà Nẵng phải tăng cường quản lý, kiểm soát, giảm thiểu rủi ro tín dụng đối với cho vay trung dài hạn nhằm đảm bảo an toàn, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh là một yêu cầu đặt ra hết sức cấp thiết đối với CN NHNo & PTNT Quận Sơn Trà – Đà Nẵng. Xuất phát từ thực tế trên tôi đã chọn đề tài: “quản trị rủi ro tín dụng đối với hoạt động cho vay trung dài hạn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn quận sơn trà – Thành phố Đà Nẵng” để nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ – chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh.

2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

– Hệ thống hóa các khái niệm, kiến thứcvề rủi ro, các dạng rủi ro trong hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng đối với hoạt động cho vay trung dài hạn trong hoạt động NHTM.

– Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng đối với hoạt động cho vay trung dài hạntại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Quận Sơn Trà -Thành phố Đà Nẵng.

– Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với hoạt động cho vay trung dài hạn tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Quận Sơn Trà – Thành phố Đà Nẵng.

  1. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

– Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn.

– Phân tích, đánh giá thực trạng công tác hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn tại CN NHNNo&PTNT QuậnSơn Trà- Thành phố Đà Nẵng.

– Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quận Sơn Trà, đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn tại chi nhánh Ngân hàng này trong thời gian tới.

  1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

            – Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với cho vay trung dài hạntrong hoạt động kinh doanh của Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Quận Sơn Trà – Thành phố Đà Nẵng.

– Phạm vi nghiên cứu:

+ Về nội dung: Đi sâu nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng đối với hoạt động cho vay trung dài hạn, chứ không phải toàn bộ các dạng rủi ro của NHTM.

+ Về không gian: Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Quận Sơn Trà – Thành phố Đà Nẵng.

+ Về thời gian: Nội dung phân tích tình hìnhquản trị rủi ro tín dụng đối với hoạt động cho vay trung dài hạncủa luận văn căn cứ vào các dữ liệu trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014.

5.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học truyền thống như: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp quy nạp,…kết hợp với các phương pháp chuyên gia, phương pháp thống kê.

6.TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

 

1.1. RỦI RO CỦA TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM

1.1.1. Tín dụng ngân hàng thương mại

1.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại

Ngân hàng Thương mại là loại hình Ngân hàng được thực hiện tất cả các loại hình Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của luật các Tổ chức tín dụng nhằm mục tiêu lợi nhuận.

Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 thì Ngân hàng Thương mại được phép hoạt động và thực hiện các hoạt động kinh doanh theo quy định của Luật này và các quy định khác của Pháp luật có liên quan được Ngân hàng nhà nước cấp phép. Được kinh doanh cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây:

  • Nhận tiền gửi:
  • Cấp tín dụng: cho vay, bao thanh toán, bảo lãnh Ngân hàng,…
  • Cung cấp dịch vụ thanh toán qua tài khoản: thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, thẻ Ngân hàng, …

Bản chất Ngân hàng Thương mại là một tổ chức kinh tế mang tính chất kinh doanh. Có thể nói Ngân hàng Thương mại là một Tổ chức kinh doanh tiền tệ và thực hiện các dịch vụ Ngân hàng quan trọng nhất trong các Ngân hàng trung gian. Nhờ hệ thống định chế này mà các nguồn tiền vốn nhàn rỗi sẽ được huy động, tạo lập nguồn vốn Tín dụng lớn để có thể cho vay phát triển kinh tế.

1.1.1.2. Khái niệm tín dụng ngân hàng thương mại

Tín dụng Ngân hàng thương mại là giao dịch tài sản giữa Ngân hàng (TCTD) với bên đi vay (là các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nền kinh tế) trong đó Ngân hàng (TCTD) chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận, và bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả vốn gốc và lãi cho Ngân hàng (TCTD) khi đến hạn thanh toán.

Vậy có thể nói tín dụng Ngân hàng đó là quan hệ tín dụng phát sinh giữa các Ngân hàng, các tổ chức tín dụng với các đối tác kinh tế – tài chính của toàn xã hội, bao gồm doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước.

1.1.1.3. Phân loại tín dụng ngân hàng thương mại.

Một số căn cứ cơ bản để phân loại tín dụng Ngân hàng thương mại như sau;

v Căn cứ vào mục đích: Dựa vào căn cứ này cho vay được chia ra làm các loại sau:

  • Cho vay bất động sản: là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và xây dựng bất động sản nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ.
  • Cho vay công nghiệp và thương mại: là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ.
  • Cho vay tiêu dùng là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng như mua sắm các vật dụng đắt tiền, ngày nay Ngân hàng còn thực hiện các khoản cho vay để trang trải các chi phí thông thường của đời sống thông qua phát hành thẻ tín dụng.
  • Thuê mua và các loại khác.

v  Căn cứ vào thời hạn tín dụng: được chia làm ba loại.

  • Tín dụng ngắn hạn: Loại tín dụng này có thời hạn dưới 12 tháng và được sử dụng để bù đắp thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. Đối với Ngân hàng thương mại tín dụng Ngân hàng chiếm tỉ trọng cao nhất.
  • Tín dụng trung hạn: Theo quy định hiện nay của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, tín dụng trung hạn có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm. Tín dụng trung hạn chủ yếu được đầu tư để mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh.
  • Tín dụng dài hạn: Theo quy định ở Việt Nam loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm. Tín dụng dài hạn là loại tín dụng cung cấp để đáp ứng nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các cơ sở hạ tầng, cơ quan, xí nghiệp mới…

Nghiệp vụ truyền thống của các Ngân hàng thương mại là cho vay ngắn hạn, nhưng từ những năm 70 trở lại đây các Ngân hàng thương mại đã chuyển sang kinh doanh tổng hợp và một trong những nội dung đổi mới đó là nâng cao tỉ trọng cho vay trung và dài hạn.

v Căn cứ vào tài sản đảm bảo: được chia làm hai loại.

  • Cho vay không bảo đảm bằng tài sản: là loại cho vay không cần tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng. Đối với những khách hàng tốt, trung thực trong kinh doanh, có khả năng tài chính mạnh, quản trị tài chính hiệu quả thì Ngân hàng có thể cấp tín dụng dựa vào uy tín của bản thân khách hàng mà không cần một nguồn thu nợ thứ hai bổ sung.
  • Cho vay có bảo đảm bằng tài sản: là loại cho vay được Ngân hàng cung ứng phải có tài sản thế chấp hoặc cầm cố hoặc có sự bảo lãnh của người thứ ba. Đối với khách hàng không có uy tín cao với Ngân hàng, khi vay vốn đòi hỏi phải có bảo đảm. Sự bảo đảm này là căn cứ pháp lý để Ngân hàng có một nguồn thu thứ hai, bổ sung nguồn thu nợ thứ nhất thiếu chắc chắn. Đồng thời tài sản thế chấp này bảo đảm khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích cam kết.

v Căn cứ vào hình thái giá trị của tín dụng: được chia làm hai loại.

  • Tín dụng bằng tiền: là loại cho vay mà hình thái giá trị của tín dụng được cung cấp bằng tiền. Đây là loại tín dụng chủ yếu của các Ngân hàng và việc thực hiện bằng các kỷ thuật khác nhau như: Tín dụng ứng trước, thấu chi, tín dụng thời vụ, tín dụng trả góp,…
  • Tín dụng bằng tài sản: là hình thức cho vay bằng tài sản rất phổ biến và đa dạng, riêng đối với các Ngân hàng cho vay bằng tài sản được áp dụng phổ biến đó là tài trợ thuê mua. Theo phương thức cho vay này Ngân hàng hoặc các công ty thuê mua (công ty con của Ngân hàng) cung cấp trực tiếp tài sản cho người đi vay được gọi là người đi thuê và theo định kỳ người đi thuê hoàn trả nợ vay bao gồm cả vốn gốc và lãi.

v Ngoài ra nếu căn cứ vào xuất xứ tín dụng có: Cho vay trực tiếp, cho vay gián tiếp.

1.1.2. Rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

1.1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là một rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tếqua việc khách hàng không trả ðýợc nợ hoặc trả nợ không ðúng hạn cho ngân hàng.

Tất cả các hình thức cấp tín dụng của ngân hàng bao gồm cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, cho thuê tài chính, chiết khấu các chứng từ có giá, tài trợ xuất nhập khẩu, tài trợ dự án, bao thanh toán và bảo lãnh ðều chứa rủi ro tín dụng.

Rủi ro tín dụng còn ðýợc gọi là rủi ro mất khả nãng chi trả và rủi ro sai hẹn, là rủi ro liên quan ðến chất lýợng hoạt ðộng tín dụng của ngân hàng.

Vậy rủi ro tín dụng Ngân hàng là những biến cố không mong ðợi xảy ra, gây mất mát thiệt hại tài sản, thu nhập của Ngân hàng trong quá trình hoạt ðộng. Là những thiệt hại kinh tế mà Ngân hàng thýõng mại phải gánh chịu do khách hàng vay vốn sai hẹn trong thực hiện nghĩa vụ trả nợ vốn gốc và nợ lãi hoặc không hoàn trả ðýợc nợ vay của ngân hang do các nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Rủi ro tín dụng gây tổn thất về tài chính cho NHTM, ðó là làm giảm thu nhập ròng và giảm giá trị thị trýờng của vốn, trong trýờng hợp nghiêm trọng có thể dẫn ðến thua lỗ, hoặc ở mức ðộ cao hõn có thể dẫn ðến phá sản.

1.1.2.2. Ðặc ðiểm của rủi ro tín dụng.

Rủi ro tín dụng mang các ðặc ðiểm cõ bản là: tính tất yếu, tính ða dạng phức tạp và tính gián tiếp.

  • Tính tất yếu: Trong hoạt ðộng kinh doanh của Ngân hàng rủi ro tín dụng luôn tồn tại và gắn liền với hoạt ðộng tín dụng của Ngân hàng thýõng mại, khi cho vay Ngân hàng phải chấp nhận tiềm ẩn rủi ro, tổn thất mang lại cho Ngân hàng.
  • Tính ða dạng và phức tạp: Trong cõ chế thị trýờng, sự ra ðời và phát triển các loại hình Ngân hàng, các tổ chức tín dụng cùng với tính ða dạng của các hoạt ðộng và hình thức tín dụng ðã tạo nên một thị trýờng tín dụng sôi ðộng. Do vậy, hoạt ðộng tín dụng Ngân hàng hoàn toàn khác với các nghiệp vụ tài trợ và các dạng cấp vốn khác của nền kinh tế. Hoạt ðộng tín dụng là hoạt ðộng ða dạng, là một loại kinh doanh tiền tệ phức tạp. Tính phức tạp của nó chính là ðối týợng kinh doanh, tức là tiền tệ, và ở ðây tiền tệ ðã bị tách rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng khi cho vay.
  • Tính gián tiếp: Trong quá trình cho vay, khi nguồn vốn ðýợc giải ngân ra khỏi Ngân hàng và ðýợc luân chuyển sang khách hàng sử dụng, khi kết thúc hoạt ðộng sử dụng vốn khách hàng hoàn trả lại Ngân hàng, nguồn vốn quay trở về Ngân hàng. Trên thực tế rủi ro chỉ xảy ra trong quá trình sử dụng vốn của khách hàng, khi khách hàng gặp rủi ro trong kinh doanh dẫn ðến nguồn vốn bị thất thoát, khi ðó rủi ro của khách hàng gián tiếp ảnh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *