luận văn phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển

luận văn phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển

luận văn phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển

  1. Tính cấp thiết của đề tài

Nguồn nhân lực là nguồn lực con người luôn được xem là một yếu tố tạo nên sự thành công của mọi tổ chức, quốc gia và vùng lãnh thổ. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và sự hợp tác cạnh tranh quốc tế, nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, trở thành lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp muốn đạt được thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài sự lãnh đạo sáng suốt của các cấp lãnh đạo và các nhà quản lý cấp cao, cần phải có một đội ngũ nhân viên với đầy đủ kiến thức, kĩ năng và thái độ làm việc ở mức độ cao phù hợp để thực hiện sứ mệnh của tổ chức và một bộ máy quản lý hoạt động hiệu quả xuyên suốt trong tổ chức. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực phù hợp với mục tiêu và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trở thành vấn đề mang tính thời sự là mối quan tâm của các nhà quản trị cấp cao cho sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sông Hàn là một đơn vị trực thuộc trực thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, có chức năng hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng thanh toán và dịch vụ ngân hàng. trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Trong thời gian qua, bằng nhiều nỗ lực BIDV Sông Hàn đã có những chuẩn bị khá tốt cho mô hình hoạt động mới. Với mục tiêu “Mở rộng dịch vụ, nâng cao hiệu quả kinh doanh, phát triển và nâng cao chất lượng mạng lưới”, BIDV Sông Hàn đang ngày càng chú trọng vào phát triển nguồn nhân lực nhằm khẳng định vị thế và năng lực cạnh tranh trước mắt cũng như lâu dài.

Với kinh nghiệm hoạt động, đặc biệt với vai trò quản lý tại BIDV Sông Hàn, qua nghiên cứu công tác sử dụng nguồn nhân lực tại đơn vị, tôi thấy rằng BIDV Sông Hàn đã và đang tích cực tiến hành một cách có hiệu quả công tác này.

Tuy nhiên, để đáp ứng được những yêu cầu phát triển hiện nay, công tác phát triển nguồn nhân lực của BIDV Sông Hàn vẫn chưa đáp ứng được, đòi hỏi phải có biện pháp giải quyết. Do tầm quan trọng của vấn đề phát triển nguồn nhân lực cộng với lòng say mê nghiên cứu về nguồn nhân lực và mong muốn góp một phần nhỏ của mình vào việc giải quyết những vấn đề thực tế phát triển nguồn nhân lực của BIDV Sông Hàn, tôi mạnh dạn chọn vấn đề nghiên cứu: tài “Phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sông Hàn” làm đề tài Luận văn Thạc sỹ.

  1. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Đề xuất một số giải pháp để phát triển nguồn nhân lực tại tài BIDV Sông Hàn trong thời gian tới.

2.2. Mục tiêu cụ thể

– Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.

– Phân tích và đánh giá thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực tại BIDV Sông Hàn, từ đó chỉ ra những thành công, hạn chế chủ yếu.

– Đề ra một số giải pháp để phát triển nguồn lực tại BIDV Sông Hàn trong thời gian tới.

  1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Công tác phát triển nguồn nhân lực tại BIDV Sông Hàn.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

– Nội dung: Hiệu quả công tác phát triển nguồn nhân lực tại BIDV Sông Hàn trong thời gian qua và đề xuất giải pháp để phát triển nguồn nhân lực trong thời gian tới.

– Không gian: BIDV Sông Hàn.

– Thời gian: Nguồn số liệu để phân tích thực trạng tác giả lấy trong khoảng thời gian từ năm (2018- 2019).

  1. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, trước hết được sử dụng để hệ thống cơ sở lý luận về chiến lược phát triển nguồn nhân lực bằng việc phân tích và hệ thống các lý thuyết có liên quan.

Tiếp theo phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện để phân tích môi trường nguồn nhân lực tại BIDV Sông Hàn qua các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh và mô tả tính chất của môi trường.

Cuối cùng phương pháp nghiên cứu định tính còn được sử dụng để mô tả chiến lược và các chính sách phát triển nguồn nhân lực. Dữ liệu sử dụng để phân tích trong phương pháp nghiên cứu này là dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp, trong đó dữ liệu thứ cấp là chủ yếu. Nguồn dữ liệu được thu thập từ tài liệu của các nhà nghiên cứu trước đây, các tài liệu, báo cáo của BIDV Sông Hàn.


  1. Kết cấu của luận văn (luận văn phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển)

Nghiên cứu này gồm có 3 Chương với nội dung chính như sau:

– Chương 1. Cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức, doanh nghiệp

– Chương 2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại BIDV Sông Hàn

– Chương 3. Giải pháp đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực tại BIDV Sông Hàn

  1. Tình hình nghiên cứu
    luận văn phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
    luận văn phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển

    1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực (luận văn phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển)

    1. Nhân lực

    Nhân lực là sức lực con người, nằm trong mỗi con người và làm cho con người hoạt động. Sức lực đó ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của cơ thể con người và đến một mức độ nào đó, con người đủ điều kiện tham gia vào quá trình lao động. Nhân lực của con người bao gồm: thể lực, trí lực và nhân cách, đạo đức.

    Nhân lực theo nghĩa đen là chỉ sức người bao hàm cả sức mạnh vật chất và sức mạnh của tinh thần. Không nên hiểu sức người chỉ có ở mặt tài mà còn bao hàm cả mặt đức, đó là cái gốc của con người.

    1. Nguồn nhân lực (luận văn phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển)

    Về ý nghĩa sinh học, nguồn nhân lực là nguồn lực sống, là thực thể thống nhất của cái sinh vật và cái xã hội. C. Mác đã khẳng định: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội”. Về ý nghĩa kinh tế, nguồn nhân lực là “tổng hợp các năng lực lao động trong mỗi con người của một quốc gia, một vùng lãnh thổ, địa ph­ơng, đã được chuẩn bị ở mức độ nhất định và có khả năng huy động vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất n­ớc hoặc vùng địa ph­ơng cụ thể” [1, tr.22].

    Theo quan điểm của kinh tế học phát triển, nguồn nhân lực là nguồn tài nguyên nhân sự của quốc gia hoặc của một tổ chức, là vốn nhân lực. Ở tầm vĩ mô đó là nguồn lực xã hội, ở tầm vi mô đó là một tập hợp của rất nhiều cá nhân, nhân cách khác nhau với những nhu cầu và tâm lý khác nhau, là toàn bộ đội ngũ nhân viên của tổ chức, vừa có t­ cách là khách thể của hoạt động quản lý vừa là chủ thể hoạt động và là động lực của tổ chức đó. Từ góc độ hạch toán kinh tế, coi đó là vốn lao động (human capital), với phần đóng góp chi phí của nguồn vốn lao động trong sản phẩm sản xuất ra. Từ góc độ của kinh tế phát triển, người lao động trong một tổ chức được coi là nguồn nhân lực với những khả năng thay đổi về số lượng và chất lượng của đội ngũ trong quá trình phát triển của tổ chức, hay còn gọi là “vốn nhân lực, được hiểu là tiềm năng, khả năng phát huy tiềm năng của người lao động, là cái mang lại nhiều lợi ích hơn trong tương lai so với những lợi ích hiện tại” [3].

    D:\TÀI LIỆU LV HOÀN THÀNH\ĐÃ HOÀN THÀNH ALL\Documents\DUY TÂN\ĐÃ XONG\Luận văn TIÊN DUY TÂN 2021\BÀI LÀM
    D:\TÀI LIỆU LV HOÀN THÀNH\ĐÃ HOÀN THÀNH ALL\Documents\DUY TÂN\ĐÃ XONG\Luận văn TIÊN DUY TÂN 2021\BÀI LÀM

    Theo định nghĩa của UNDP: “Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc đang là tiềm năng để phát triển kinh tế – xã hội trong một cộng đồng”. Như­ vậy, nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao động con người của một quốc gia đã được chuẩn bị ở một mức độ nhất định, có khả năng huy động vào quá trình phát triển kinh tế- xã hội của đất n­ớc; “tiềm năng đó bao hàm tổng hòa các năng lực về thể lực, trí lực, nhân cách con người của một quốc gia, đáp ứng với một cơ cấu nhất định của lao động do nền kinh tế đòi hỏi. Thực chất đó là tiềm năng của con người về số lượng, chất lượng và cơ cấu” [6, tr.9]. Tiềm năng về thể lực con người thể hiện qua tình trạng sức khỏe của cộng đồng, tỷ lệ sinh, mức độ dinh d­ỡng của xã hội. Cơ cấu dân số thể hiện qua tháp tuổi của dân số. Năng lực thế chất của con người là nền tảng và cơ sở để các năng lực về trí tuệ và nhân cách phát triển. Tiềm năng về trí lực là trình độ dân trí và trình độ chuyên môn kỹ thuật hiện có, cũng như­ khả năng tiếp thu tri thức, khả năng phát triển tri thức của nguồn nhân lực. Năng lực về nhân cách liên quan đến truyền thống lịch sử và nền văn hóa của từng quốc gia. Nó được kết tinh trong mỗi con người và cộng đồng, tạo nên bản lĩnh và tính cách đặc tr­ng của con người lao động trong quốc gia đó.

    1.1.2. Khái niệm phát triển nguồn nhân lực (luận văn phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển)

    Từ quan điểm coi con người là trung tâm của phát triển kinh tế – xã hội, phát triển nguồn nhân lực là quá trình gia tăng về kiến thức kỹ năng và năng lực của mọi người trong xã hội. Dưới góc độ kinh tế, quá trình này được mô tả như sự tích lũy vốn con người và sự đầu tư vốn đó một cách hiệu quả vào sự phát triển của nền kinh tế. Dưới góc độ của chính trị, phát triển nguồn nhân lực là nhằm chuẩn bị cho con người tham gia chín chắn vào hoạt động chính trị như là công dân của một nền dân chủ. Dưới góc độ của xã hội học thì phát triển nguồn nhân lực là góp phần giúp mọi người biết sống một cuộc sống trọn vẹn, phong phú hơn; con người tiến từ cá nhân thành nhân cách, thành con người xã hội. Phát triển nguồn nhân lực được hiểu là “cả một quá trình quan trọng mà qua đó sự lớn mạnh của cá nhân hay tổ chức có thể đạt được những tiềm năng đầy đủ nhất của họ theo thời gian” [5, tr.23]. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia trên thế giới đều quan tâm đến sự phát triển nguồn nhân lực, tạo ra đội ngũ nhân lực có chất lượng, có trình độ cao, có khả năng nắm bắt khoa học công nghệ mới và ứng dụng vào sản xuất đời sống. Phát triển nguồn nhân lực là một “quá trình làm biến đổi về số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nền kinh tế- xã hội” [2], đó là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng cho nguồn nhân lực (trí tuệ, thể chất và phẩm chất tâm lý – xã hội) nhằm đáp ứng đòi hỏi về nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển. Với quan niệm con người là động lực và đồng thời là mục tiêu của sự phát triển thì phát triển nguồn nhân lực không chỉ có mục đích làm gia tăng về thu nhập của cải vật chất mà là mở rộng và nâng cao khả năng lựa chọn của con người đối với môi trường xung quanh; tạo cho họ có cơ hội tiếp cận với điều kiện và môi trường sống tốt hơn, đồng thời qua đó tăng cường năng lực và tiềm năng của con người phù hợp hơn với yêu cầu khách quan của sự phát triển kinh tế – xã hội. Quá trình phát triển nguồn nhân lực gồm phát triển về thể lực, trí lực, khả năng nhận thức, tiếp thu kiến thức, tính năng động xã hội và sức sáng tạo của con người.

    Như vậy, trên giác độ vĩ mô, phát triển nguồn nhân lực là các hoạt động đầu tư nhằm tạo ra nguồn nhân lực xã hội với số lượng và chất lượng đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, đồng thời đảm bảo sự phát triển của mỗi cá nhân phù hợp với yêu cầu của môi trường. Phát triển nguồn nhân lực có các cách thức sau:

    – Phát triển về số lượng: là sự gia tăng về số lượng và thay đổi cơ cấu của đội ngũ nhân lực theo hướng phù hợp với môi trường và điều kiện hoạt động mới. Sự thay đổi về cơ cấu nhân lực của quốc gia diễn ra theo cơ cấu độ tuổi, cơ cấu khu vực phân bố nhân lực và cơ cấu về giới.

    – Phát triển về chất lượng là sự gia tăng mức sống, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật và sức khỏe của các thành viên trong xã hội hoặc trong tổ chức. Thước đo để so sánh sự phát triển nguồn nhân lực qua các thời kỳ phát triển của một quốc gia hoặc giữa các quốc gia với nhau là chỉ số phát triển con người, do Liên hợp quốc sử dụng. Từ năm 1990, UNDP đã đưa ra chỉ số HDI để đo đạc những khía cạnh cơ bản của năng lực con người. HDI là một hệ tiêu chí có khoảng100 chỉ số thể hiện chất lượng cuộc sống. Trong đó 3 chỉ số quan trọng nhất là: (i) chỉ số kinh tế (phản ánh qua tổng sản phẩm xã hội bình quân đầu người – GDP/người); (ii) năng lực sinh thể (phản ánh qua chỉ số tuổi thọ bình quân của người dân) và (iii) năng lực tinh thần (phản ánh qua chỉ số giáo dục, xác định bằng tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ nhập học của các cấp giáo dục). Các chỉ số HDI cơ bản nêu trên mang giá trị từ 0 đến 1: chỉ số giáo dục được coi là 1 khi 100% người trên 15 tuổi biết đọc biết viết, và bằng 0 khi 0% người trên 15 tuổi không biết đọc biết viết. Chỉ số tuổi thọ là 1 khi tuổi thọ bình quân là 85 tuổi, bằng 0 khi tuổi thọ bình quân là 25 tuổi. Chỉ số kinh tế được coi là 1 khi GDP bình quân đầu người đạt 40.000$/năm (tính theo sức mua tương đương), bằng 0 khi giá trị đó là 100$/năm.

    LIỆN HỆ:

    SĐT+ZALO: 0935568275

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *