Hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước

Hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước

Hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước tại KBNN Đăk Mil

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước, đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) có vai trò hết sức quan trọng nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất cho nền kinh tế. Trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển thì nguồn vốn ngân sách nhà nước (NSNN) đóng vai trò chủ lực, làm nền tảng cho các hoạt động đầu tư nói chung và đầu tư của các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước nói riêng.

Bên cạnh những thành quả đạt được, trong quá trình thực hiện đầu tư XDCB còn bộc lộ nhiều hạn chế, hiệu quả đầu tư còn thấp; thất thoát, lãng phí trong đầu tư XDCB còn lớn và diễn ra ở hầu hết các địa phương. Bởi vậy, đã gây bức xúc trong xã hội. Trong điều kiện nguồn vốn từ NSNN còn hạn chế thì việc quản lý, sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư là một vấn đề cấp bách đặt ra không chỉ đối với các bộ ngành quản lý vĩ mô mà còn đối với các địa phương, doanh nghiệp…

Trong thời gian qua, huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông đã triển khai nhiều dự án đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN. Nhìn chung, các cơ quan quản lý địa phương đã vận dụng nhiều biện pháp nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư nên đã có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội. Mặc dù đạt được những kết quả nhất định, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau từ điểm xuất phát thấp, hệ thống các văn bản pháp quy chưa được đồng bộ, việc triển khai ở cơ sở còn lúng túng, lực lượng cán bộ có chuyên môn quản lý đầu tư chưa nhiều, dẫn đến tình trạng còn nhiều sai phạm trong quản lý, hiệu quả đầu tư chưa cao…

Đầu tư xây dựng cơ bản có vai trò quyết định trong việc tạo ra cơ sở vật chất, kỹ thuật cho xã hội; nó là nhân tố quan trọng làm thay đổi cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi một quốc gia, mỗi địa phương. Với một lượng vốn đầu tư từ NSNN có hạn; để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế thì việc hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN là yêu cầu bức thiết không những với huyện Đăk Mil mà còn với cả nước trong giai đoạn hiện nay.

Xuất phát từ những vấn đề trên, với những kiến thức đã được học và kinh nghiệm công tác thực tế tại huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông, tôi đã chọn đề tài: “Hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước tại KBNN Đăk Mil” làm luận văn tốt nghiệp.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận được học, kết hợp với thực tiễn quản lý vốn NSNN về đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông. Tác giả luận văn đưa ra một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện.

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN.

Đánh giá thực trạng về công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN ở huyện Đăk Mil giai đoạn 2016 – 2018.

Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN ở huyện Đăk Mil trong thời gian tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu: “Công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại huyện Đăk Mil”.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

– Về thời gian: Các số liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài được tập hợp trong giai đoạn từ năm 2016 – 2018, đề xuất trong thời gian tới.

– Về không gian: Tại huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông.

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp thu thập thông tin

4.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp số liệu

4.3. Phương pháp phân tích thông tin, số liệu

4.3.1. Phương pháp phân tích thống kê

4.3.2. Phương pháp so sánh

4.3.3. Phương pháp đồ thị

4.3.4. Phương pháp mô tả thống kê

4.3.5. Phương pháp chuyên gia

5. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước.

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN ở huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông

Chương 3: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN ở huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông trong thời gian tới.

6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.1. Khái quát về đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước

1.1.1. Đầu tư và đầu tư xây dựng cơ bản

1.1.1.1. Đầu tư

Có rất nhiều quan niệm về đầu tư trên nhiều góc độ, lĩnh vực khác nhau nhưng hiểu một cách chung nhất: Đầu tư là quá trình bỏ vốn ở thời điểm hiện tại để nhận được kết quả về các mặt kinh tế, xã hội trong tương lai do quá trình hoạt động đầu tư mang lại.

Theo phương diện hoạch định tài chính thì: Đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó.

Như vậy: Đầu tư là từ để chỉ việc đem công sức, trí tuệ, tiền bạc làm một việc gì nhằm đem lại kết quả, lợi ích nhất định. Mục tiêu của các công cuộc đầu tư là đạt được các kết quả lớn hơn so với những hy sinh về nguồn lực mà người đầu tư phải gánh chịu khi tiến hành đầu tư.

Nguồn lực phải hy sinh đó có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động và trí tuệ.

Những kết quả đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất (nhà máy, đường sá, bệnh viện, trường học…), tài sản trí tuệ (trình độ văn hoá, chuyên môn, quản lý, khoa học công nghệ…) và nguồn nhân lực có đủ điều kiện làm việc với năng suất lao động cao hơn trong nền sản xuất xã hội.

Những kết quả đạt được nói trên không chỉ nhà đầu tư mà cả nền kinh tế xã hội được thụ hưởng.

Theo những khái niệm trên thì bất kỳ một hoạt động bỏ vốn nào nhằm mục đích thu được hiệu quả như: Bỏ tiền mua cổ phiếu, trái phiếu, gửi tiết kiệm hoặc để cải tạo, bảo vệ môi trường, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội… được gọi là đầu tư.

1.1.1.2. Đầu tư xây dựng cơ bản

Trong hoạt động đầu tư thì đầu tư phát triển đóng vai trò quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong vốn đầu tư; trong đầu tư phát triển thì đầu tư xây dựng cơ bản là chủ yếu.

Đầu tư xây dựng công trình là hoạt động có liên quan đến bỏ vốn ở giai đoạn hiện tại nhằm tạo dựng tài sản cố định là công trình xây dựng, cơ sở vật chất, kỹ thuật của nền kinh tế – xã hội như: các nhà máy, đường giao thông, hồ đập thuỷ lợi, trường học, bệnh viện…để sau đó tiến hành khai thác công trình, sinh lợi với một khoảng thời gian nhất định nào đó ở tương lai.

Theo quy định khỏan 21 Điều 3 Luật Xây dựng thì

“Hoạt động xây dựng” gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát xây dựng, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng và hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình (Luật XD số 50/2014/QH13 ngày 01 tháng 01 năm 2015)

Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng (Quốc hội, 2014).

Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, năng lượng và các công trình khác. Các công trình thông thường được chia thành các loại như nhóm A, nhóm B, nhóm C.

Chủ đầu tư xây dựng công trình là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình.

1.1.1.3. Đặc điểm của hoạt động đầu tư

1.1.1.4. Chức năng đầu tư xây dựng cơ bản

1.1.2. Nguồn vốn đầu tư

1.1.2.1. Khái niệm nguồn vốn đầu tư

1.1.2.2. Phân loại nguồn vốn đầu tư

a. Nguồn vốn đầu tư trong nước

– Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước

– Nguồn vốn tín dụng nhà nước

– Nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế nhà nước

– Nguồn vốn tín dụng ngân hàng

– Nguồn vốn đầu tư của khu vực dân doanh

b. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài

– Viện trợ phát triển chính thức (ODA)

– Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI)

– Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGO)

1.1.2.3. Vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước, vốn đầu tư xây dựng cơ bản

a. Vốn đầu tư

b. Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước

* Nguồn hình thành và phân loại vốn đầu tư từ NSNN

c. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản

* Khái niệm

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN là khoản vốn Ngân sách được Nhà nước dành cho việc đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội mà không có khả năng thu hồi vốn cũng như các khoản chi đầu tư khác theo quy định của Luật NSNN.

* Đặc điểm của vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN

Là một loại vốn đầu tư nên nó có các điểm giống với nguồn vốn đầu tư thông thường, ngoài ra vốn đầu tư XDCB từ NSNN còn có những đặc điểm khác như sau:

– Khác với vốn kinh doanh của doanh nghiệp (là loại vốn được sử dụng với mục đích sinh lợi và có quá trình hoạt động vì lợi nhuận) vốn đầu tư XDCB từ NSNN về cơ bản không vì mục tiêu lợi nhuận mà được sử dụng vì mục đích chung của đông đảo mọi người, lợi ích lâu dài cho một ngành, địa phương và cả nền kinh tế. Vốn đầu tư XDCB tập trung chủ yếu để phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật hoặc định hướng hoạt động đầu tư vào những ngành, lĩnh vực chiến lược. Đây là một đặc điểm quan trọng, góp phần quyết việc sử dụng vốn đầu tư, để lựa chọn hình thức đầu tư sao cho mang lại hiệu quả cao nhất.

– Vốn đầu tư lấy nguồn từ NSNN do đó nó luôn gắn bó chặt chẽ với NSNN, được các cấp thẩm quyền quyết định đầu tư vào lĩnh vực XDCB cho nền kinh tế, cụ thể vốn đầu tư được cấp phát dưới hình thức các chương trình dự án trong tất cả các khâu cho đến khi hoàn thành và bàn giao công trình để đưa vào sử dụng.

– Đầu tư XDCB từ NSNN chủ yếu được tiến hành theo kế hoạch Nhà nước, nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ.

– Căn cứ vào khả năng thu hồi vốn trực tiếp của dự án đầu tư và tính chất nguồn vốn, hiện tại Nhà nước định ra ba hình thức đầu tư XDCB từ NSNN đó là: Cấp phát đầu tư, tín dụng đầu tư và doanh nghiệp tự đầu tư.

1.2. Quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước

1.2.1. Khái niệm và nguyên tắc quản lý vốn đầu tư XDCB

* Khái niệm:

Quản lý vốn đầu tư từ NSNN là hoạt động tác động của chủ thể quản lý (Nhà nước) lên các đối tượng quản lý (vốn đầu tư, hoạt động sử dụng vốn đầu tư) trong điều kiện biến động của môi trường để nhằm đạt được các mục tiêu nhất định.

Theo quy định tại khoản khoản 3 điều 3 tại Nghị định số 59/2015/NĐ-CP thì “Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước được quản lý chặt chẽ, toàn diện, theo đúng trình tự để bảo đảm mục tiêu đầu tư, chất lượng, tiến độ thực hiện, tiết kiệm chi phí và đạt được hiệu quả dự án”

* Nguyên tắc:

Theo quy định tại khoản 2 điều 2 tại Nghị định số: 59/2015/NĐ-CP thì “Dự án đầu tư xây dựng được quản lý thực hiện theo kế hoạch, chủ trương đầu tư, đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại Điều 51 của Luật Xây dựng năm 2014 và phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan”. Do đó việc quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình phải tuân thủ theo các nguyên tắc:

Thứ nhất: Nhà nước ban hành các chính sách; các định mức chi phí trong hoạt động xây dựng để lập, thẩm định và phê duyệt tổng mức đầu tư, dự toán và quyết toán thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình; định mức kinh tế – kỹ thuật trong thi công xây dựng; các nguyên tắc, phương pháp lập điều chỉnh đơn giá, dự toán… đồng thời hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các vấn đề trên.

Thứ hai: Lập và quản lý chi phí phải rõ ràng đơn giản dễ thực hiện, đảm bảo hiệu quả và mục tiêu của dự án đầu tư xây dựng cơ bản; ghi theo đúng nguyên lệ trong tổng mức đầu tư, tổng dự toán, dự toán quyết toán đối với các công trình, dự án có sử dụng ngoại tệ để việc quy đổi vốn đầu tư được thực hiện một cách có cơ sở và để tính toán chính xác tổng mức đầu tư, dự toán công trình theo giá nội tệ.

Thứ ba: Chủ thể đứng ra quản lý toàn bộ quá trình đầu tư (từ xác định chủ trương đầu tư, lập, thẩm định, phê duyệt… đến khi nghiệm thu bàn giao công trình để đưa vào sử dụng) là Nhà nước. Tuy nhiên cần lưu ý đối với người quyết định đầu tư là bố trí đủ vốn để đảm bảo tiến độ của dự án (không quá 4 năm đối với dự án nhóm B, không quá 2 năm đối với dự án nhóm C).

Thứ tư: Chi phí của dự án xây dựng công trình phải phù hợp với các bước thiết kế và biểu hiện bằng tổng mức đầu tư, tổng dự toán quyết toán… khi kết thúc xây dựng và đưa công trình vào sử dụng.

Thứ năm:Căn cứ vào khối lượng công việc, hệ thống định mức, chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật và các chế độ chính sách của Nhà nước để thực hiện quá trình quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình phù hợp với yếu tố khách quan của thị trường trong từng thời kỳ.

Thứ sáu: Giao cho Bộ Tài Chính hướng dẫn việc cấp vốn cho các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn NSNN, Bộ Xây Dựng có trách nghiệm hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình.

Thứ bảy: Đối với các công trình ở địa phương, Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh căn cứ vào các nguyên tắc quản lý vốn để chỉ đạo Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các sở liên quan lập các bảng giá vật liệu nhân công và chi phí sử dụng máy thi công xây dựng phù hợp với điều kiện cụ thể của thị trường địa phương để ban hành và hướng dẫn.

1.2.2. Nội dung công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng từ NSNN

1.2.2.1. Lập kế hoạch và phân bổ vốn

1.2.2.2. Quá trình cấp phát vốn và thanh toán vốn ngân sách nhà nước trong xây dựng cơ bản

1.2.2.3. Quá trình quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm và đối với công trình hoàn thành đưa vào sử dụng

1.2.2.4. Quá trình nghiệm thu

1.2.2.5. Quản lý chất lượng công trình

1.2.2.6. Quán trình kiểm tra, kiểm soát

1.3. Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN của một số địa phương và bài học rút ra

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Đăk Nông

1.3.2. Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Đăk Nông

1.3.3. Những bài học kinh nghiệm có khả năng vận dụng vào quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NSNN Ở HUYỆN ĐĂK MIL, TỈNH ĐĂK NÔNG

2.1. Đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

Bảng 2.1: Thống kê hiện trạng sử dụng đất của huyện Đăk Mil năm 2018

Đơn vị tính: ha

TTLoại đấtTổng sốCơ cấu (%)
Tổng diện tích đất tự nhiên68.158100
1Đất nông nghiệp44.19164,84%
2Đất lâm nghiệp19.75728,96%
3Đất nuôi trồng thủy sản1030.15%
4Đất phi nông nghiệp3.9375,8%
5Đất chưa sử dụng1700,25%

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Đăk Nông

2.1.2. Đặc điểm kinh tế – xã hội

Bảng 2.2: Tổng hợp một số chỉ tiêu dân số qua các năm

Chỉ tiêuĐVTNăm 2016Năm 2017Năm 2018
1. Dân số bình quânngười104.308106.200107.560
2. Phân theo giới tính
– Namngười52.84252.47054.426
– Nữngười51.46653.73053.134
3. Phân theo khu vực
– Thị trấnngười11.50611.75211.990
– Nông thônngười92.80294.44895.570
Số người trong độ tuổi lao độngngười46.19747.31749.557
Tỷ lệ LLLĐ đã được đào tạo nghề/DS trong độ tuổi lao động (%)%3131,4433,79
4. Tỷ lệ tăng dân tự nhiên%16,316,216,0

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Đăk Nông

2.1.3. Tình hình thu chi ngân sách nhà nước của huyện Đăk Mil

Bảng 2.3: Tình hình thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Đăk Mil (2016 – 2018)

ĐVT: Triệu đồng

Năm

Chỉ tiêu

201620172018
1. Thu ngân sách trên địa bàn487.129536.921590.871
– Thu từ kinh tế địa phương102.589114.725120.598
– Thu kết dư năm trước19.93923.05950.063
– Trợ cấp cân đối357.816390.615410.814
– Các khoản thu khác6.7858.5229.396
– Tốc độ tăng thu (%)-4.4810,2210,05
2.Tổng chi ngân sách địa phương470.657546.356539.244
– Chi đầu tư phát triển56.85684.72447.943
– Chi thường xuyên412.037458.558485.578
– Chi khác1.7643.0745.723
– Tốc độ tăng chi ( %)4,5116,08-1,3
– Tốc độ tăng chi cho đầu tư ( %)-9,349,01-43,41

Nguồn: Báo cáo cân đối quyết toán NS của UBND huyện Đăk Mil

2.2. Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN ở huyện Đăk Mil giai đoạn 2016 – 2018

2.2.1. Quy mô nguồn vốn đầu tư XDCB

Bảng 2.4: Tổng vốn đầu tư phát triển của huyện Đăk Mil giai đoạn 2016 – 2018

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêuNăm 2016Năm 2017Năm 2018So sánh (%)
2017/20162018/2017
Tổng vốn56.85684.72447.94349,02-43,4
I. Phân theo cấu thành56.85684.72447.94349,02-43,4
– Vốn đầu tư XDCB55.23463.75936.61415,43-42,57
– Vốn đầu tư khác1.63120.96511.3291.185,4-45,96
II. Phân theo nguồn vốn56.85684.72447.94349,02-43,4
– Vốn NSNN56.85684.72447.94349,02-43,4
– Vốn của DN, nhân dân đóng góp0,00
– Vốn tín dụng ưu đãi0,00
– Vốn nước ngoài  

b. Nguồn vốn đầu tư XDCB tại huyện Đăk Mil giai đoạn 2016 – 2018

Bảng 2.5: Nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại huyện Đăk Mil giai đoạn 2016 – 2018

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêuNăm 2016Năm 2017Năm 2018So sánh (%)
2017/

2016

2018/

2017

Vốn NS đầu tư tập trung14.18816.10213.1913,49-91,8
Vốn các chương trình mục tiêu (135, giảm nghèo, nông thôn mới)10.3446.1579.78740,559
Vốn Bộ, ngành, TW, tỉnh đầu tư5.5429.3506.41968,71-31,3
Vốn hỗ trợ có mục tiêu từ NSTW, NS tỉnh6.34510.8905.21571,63-52,1
Vốn tín dụng của Nhà nước000
Vốn từ nguồn thu cấp quyền sử dụng đất13.49513.4627.4250,24-44,8
Vốn khác5.3207.7987.73646,580,8
Tổng cộng55.23463.75936.61415,43-42,6

Nguồn: Tổng hợp từ quyết toán chi NSNN của UBND huyện Đăk Mil

2.2.2. Tình hình thực hiện các khâu quản lý đầu tư XDCB từ vốn NSNN tại huyện Đăk Mil

2.2.2.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư

a. Chủ trương, lập kế hoạch và bố trí vốn đầu tư

Bảng 2.6: Kế hoạch bố trí vốn đầu tư XDCB theo lĩnh vực KT- XH cho toàn huyện giai đoạn 2016 – 2018

ĐVT: triệu đồng

TTChỉ tiêuNăm 2016Năm 2017Năm 2018
1Công trình quản lý nhà nước4.2914.6983.988
2Công trình giao thông20.54229.38312.517
3Công trình quốc phòng857344807
4Công trình giáo dục7.96416.1175.962
5Công trình y tế25074200
6Công trình văn hóa9002.050758
7Công trình điện1.4159871.221
8Công trình khác19.01510.10611.161
  Tổng cộng 55.23463.75936.614

Nguồn: Phòng Tài chính – kế hoạch huyện Đăk Mil

b. Lập dự án đầu tư

c. Thẩm định dự án đầu tư

Bảng 2.7: Kết quả thẩm định các dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn NSNN tại huyện Đăk Mil giai đoạn 2016 – 2018

TTNội dungĐơn vị tínhNăm 2016Năm 2017Năm 2018
1Tổng số dự ándự án637182
2Tổng mức đầu tư
Chủ đầu tư trìnhtriệu đồng56.93065.86739.113
Kết quả thẩm địnhtriệu đồng55.23463.75936.614
3Bị cắt giảm
Tổng sốtriệu đồng1.6962.1082.499
Tỷ lệ%2,252,182,40

Nguồn: Phòng Kinh tế – hạ tầng huyện Đăk Mil

2.2.2.2. Giai đoạn thực hiện đầu tư

a. Công tác đấu thầu và chỉ định thầu

Bảng 2.8 dưới đây tổng hợp số liệu về công tác đấu thầu xây lắp tại huyện Đăk Mil giai đoạn 2016 – 2018:

Bảng 2.8: Kết quả thực hiện công tác đấu thầu các gói thầu XDCB tại huyện Đăk Mil giai đoạn 2016 – 2018

ĐVT: triệu đồng

TTNội dungNăm 2016Năm 2017Năm 2018
1Tổng số gói thầu (gói)303136
2Tổng giá gói thầu55.23463.75936.614
3Tổng giá trúng thầu54.23463.52936.049
4Tiết kiệm trong đấu thầu240230565
5Tỷ lệ giảm giá (%)0,490,490,78

Bảng 2.9: Kết quả thực hiện công tác chỉ định thầu các dự án đầu tư XDCB tại huyện Đăk Mil giai đoạn 2016 – 2018

TTNội dungĐơn vị tínhNăm 2016Năm 2017Năm 2018
1Số dự ándự án334046
2Mức đầu tưtriệu đồng25.07730.33729.505
3Bình quân mức đầu tư dự án (3=2/1)triệu đồng760758641

Nguồn: Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Đăk Mil

Bảng 2.10: Tổng hợp kết quả công tác đấu thấu và chỉ định thầu XDCB tại huyện Đăk Mil giai đoạn 2016 – 2018

TTNội dungĐơn vị tínhNăm 2016Năm 2017Năm

2018

1Số dự ándự án637182
 – Chỉ định thầudự án334046
 – Đấu thầudự án303136
2Tổng mức đầu tưtriệu đồng55.23463.75936.614
 – Giá trị các dự án chỉ định thầutriệu đồng25.07730.3377.109
 – Giá trị trúng thầutriệu đồng30.15733.42229.505
3Bình quân mức đầu tư dự án   
 – Dự án chỉ định thầutriệu đồng759758641
 – Dự án đấu thầutriệu đồng1.6102.0601.988

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Đăk Mil

b. Công tác giải phóng mặt bằng

c. Công tác quản lý chi phí xây dựng, tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành giai đoạn

Bảng 2.11: Tình hình thanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN Đăk Mil

ĐVT: triệu đồng

TTChỉ tiêuNăm 2016Năm 2017Năm 2018
1Chủ đầu tư đề nghị30.75050.32034.614
2Số KBNN chấp nhận thanh toán30.63550.20634.505
3Giá trị từ chối thanh toán115,60114109
4Tỷ lệ từ chối/đề nghị (%)0,370,220,17

Nguồn: Kho bạc Nhà nước Đăk Mil

d. Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng khi thực hiện thi công

2.2.2.3. Giai đoạn kết thúc đầu tư, đưa dự án vào hoạt động

a. Tình hình quyết toán dự án hoàn thành

Dự ánQTQGNhóm ANhóm BNhóm C
Thời hạn nộp HSQT trình phê duyệt quyết toán09 tháng09 tháng06 tháng03 tháng
Thời gian thẩm tra, phê duyệt quyết toán07 tháng04 tháng02 tháng01 tháng

Bảng 2.12: Kết quả thực hiện công tác quyết toán vốn đầu tư XDCB từ NSSN tại huyện Đăk Mil giai đoạn 2016 – 2018

ĐVT: triệu đồng

TTChỉ tiêuĐơn vịNăm 2016Năm 2017Năm 2018
1Số dự án được quyết toánDự án506374
2Giá trị đề nghị quyết toánTriệu đồng30.63550.20634.505
3Giá trị chấp nhận quyết toánTriệu đồng30.26250.04734.378
4Tiết kiệm sau quyết toánTriệu đồng373159127
5Tỷ lệ giảm trừ%0,750,200,15

Nguồn: Kho bạc Nhà nước Đăk Mil

Bảng 2.13: Chi tiết các công trình tiết kiệm NSNN sau phê duyệt quyết toán hoàn thành giai đoạn 2016 – 2018

ĐVT: triệu đồng

Tên công trìnhDự toán được duyệtQuyết toán được duyệtTiết kiệm so với dự toán
Năm 2016
1. Nhà lớp học mẫu giáo Sơn Ca: Nhà lớp học 2 phòng24821434
2. Nâng cấp đường tổ dân phố 95004964
3. Trườn MG Bình Minh: Nhà lớp học 3 phòng54750641
4. Đườn thôn Đức Thuận, xã Đức Mạnh472228244
5. Đường GTNT thôn Tân định391285106
Năm 2017
1. Trường MG Hoa Sen: Nhà lớp học 2 phòng46240161
2. Trường MG Bình Minh: Nhà lớp học 3 phòng44939158
3. Trường TH Bi Năng Tắc Nhà hiệu bộ1.1001.05446
4. Nâng cấp trục đường Hùng Vương5.0004.588412
5. Tường rào Trườn TH Phan Đình Phùng37635917
Năm 2018
1. Đường Nguyễn Viết Xuân và các trục đường ngàng1.1281.07355
2. Đường phân khu hoa viên khu dân cư mới đi Đăk Lao1.7891.664125
3. Nhà làm việc Ban chỉ huy xã đội xã Đức Mạnh1171107
4. Xây Dựng hầm họp trung tâm Ban chỉ huy quân sự huyện5004973
5. Nhà văn hóa xã Đăk Săk3002991

Nguồn: Phòng Tài chính – kế hoạch huyện Đăk Mil

b. Tình hình giám sát, kiểm tra, thanh tra khi dự án đi vào hoạt động

2.2.3. Đánh giá thành tựu và hạn chế trong quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại huyện Đăk Mil

2.2.3.1. Thành tựu và hạn chế trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư

Bảng 2.14: Giá trị bình quân và ý nghĩa theo đánh giá của người trả lời phiếu điều tra về giai đoạn chuẩn bị đầu tư XDCB

Chỉ tiêuBan QLDAĐơn vị hưởng lợiĐơn vị xây lắp
Điểm TBÝ nghĩaĐiểm TBÝ nghĩaĐiểm TBÝ nghĩa
1. Chất lượng của công tác quy hoạch4,25Tốt4,05Khá3,70Khá
2. Công tác kế hoạch hoá vốn đầu tư XDCB hàng năm3,98Khá3,95Khá3,25Trung bình
3. Tính phù hợp của công tác khảo sát3,87Khá4,02Khá4,13Khá
4. Công tác lập dự toán XDCB3,92Khá4,32Tốt3,74Khá
5. Công tác thẩm định, việc phê duyệt Thiết kế và dự toán XDCB3,85Khá3,68Khá4,30Tốt
Trung bình3,97Khá4,00Khá3,82Khá

Nguồn: Tính toán theo số liệu điều tra của tác giả

2.2.3.2. Thành tựu và hạn chế trong giai đoạn thực hiện đầu tư

Bảng 2.15: Giá trị bình quân và ý nghĩa theo đánh giá của người trả lời phiếu điều tra về giai đoạn thực hiện đầu tư

Chỉ tiêuBan QLDAĐơn vị hưởng lợiĐơn vị xây lắp
Điểm

TB

Ý nghĩaĐiểm TBÝ nghĩaĐiểm

TB

Ý nghĩa
1. Công tác giải phóng mặt bằng3,65Khá3,57Khá3,25Trung bình
2. Công tác đấu thầu đã và đang thực hiện4,26Tốt4,10Khá3,26Trung bình
3. Công tác chỉ định thầu của công trình XDCB4,07Khá3,88Khá3,64Khá
4. Công tác nghiệm thu, giám sát công trình3,27Trung bình3,55Khá3,52Khá
5. Tình hình chống lãng phí, thất thoát trong đầu tư XDCB2,84Trung bình3,45Trung bình3,44Khá
6. Công tác giải ngân, ứng vốn trong khi xây dựng3,96Khá3,41Khá2,71Trung bình
7. Năng lực cán bộ Ban quản lý dự án3,52Khá3,37Trung bình3,80Khá
Trung bình3,65Khá3,62Khá3,37Trung bình

Nguồn: Tính toán theo số liệu điều tra của tác giả

2.2.3.3. Thành tựu và hạn chế trong giai đoạn kết thúc đầu tư, đưa dự án vào hoạt động

Bảng 2.16: Giá trị bình quân và ý nghĩa theo đánh giá của người trả lời phiếu điều tra về giai đoạn kết thúc đầu tư

Chỉ tiêuBan QLDAĐơn vị hưởng lợiĐơn vị xây lắp
Điểm

TB

Ý nghĩaĐiểm

TB

Ý nghĩaĐiểm

TB

Ý nghĩa
1. Công tác thanh quyết toán vốn đầu tư4,30Tốt4,02Khá3,35Trung bình
2. Công tác bảo hành, bảo trì sau khi hoàn thành3,45Khá2,95Trung bình3,57Khá
3. Công tác kiểm tra, thanh tra sau bàn giao sử dụng3,28Trung bình2,74Trung bình3,43Khá
Trung bình3,67Khá3,24Trung bình3,45Khá

Nguồn: Tính toán theo số liệu điều tra của tác giả

Bảng 2.17: Tổng hợp ý kiến đánh giá của người trả lời về hoạt động quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại huyện Đăk Mil

Chỉ tiêuBan QLDAĐơn vị hưởng lợiĐơn vị xây lắp
Điểm

TB

Ý nghĩaĐiểm

TB

Ý nghĩaĐiểm

TB

Ý nghĩa
1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư3,97Khá4,00Khá3,82Khá
2. Giai đoạn thực hiện đầu tư3,65Khá3,62Khá3,37Trung bình
3. Giai đoạn kết thúc đầu tư3,67Khá3,24Trung bình3,45Khá
Trung bình3,76Khá3,62Khá3,54Khá

Nguồn: Tính toán theo số liệu điều tra của tác giả

a. Một số công trình tiêu biểu

Dưới đây là bảng số liệu một số công trình tiêu biểu được huyện Đăk Mil đầu tư trong giai đoạn 2016 – 2018

Bảng 2.18: Một số công trình tiêu biểu được đầu tư trên địa bàn huyện Đăk Mil giai đoạn 2016 – 2018

ĐVT: triệu đồng

STTTên công trìnhThời gian thi công (tháng)Giá trị dự toán xây lắpGiá trị phê duyệt quyết toán xây lắp
1XD trụ sở TT GD nghề nghiệp –GDTX243.2422.918
2Sửa chữa Đài Truyền Thanh – Truyền hình122.374.2.161
3Quảng trường huyện Đăk Mil125.5775.577
4Cấp nước sinh hoạt Nhữ Khê2985,63978
5Nhà Công vụ UBND huyện124.5504.413
6Nhà lớp học Tiểu học Lý Tự Trọng12870868
7Nhà lớp học trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc12824804
8Nhà sinh hoạt cộng đông Bon Bu Đăk2396,58396,58
9Đường GTNT Thôn Đức Tân3805,69805
10Nhà sinh hoạt cộng đông Thôn 3 Đăk Lao2496,39496,39

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Đăk Mil

b. Hệ số huy động tài sản cố định

Bảng 2.19: Hệ số huy động tài sản cố định của huyện Đăk Mil giai đoạn 2016 – 2018

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêuNăm 2016Năm 2017Năm 2018So sánh (%)
2016/20172017/2018
1. Tổng mức đầu tư ban đầu55.23463.75936.61415,43-42,57
2. Tổng quyết toán được phê duyệt49.30058.19732.32218,05– 44,46
3. Hệ số huy động TSCĐ [3=2/1(%)]89,2691,2188,282,18-3,21

Nguồn: Phòng Kinh tế hạ tầng và Phòng Tài chính – kế hoạch huyện Đăk Mil

c. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện

Giai đoạn 2016 – 2018, kết quả của các hoạt động đầu tư đã góp phần tích cực làm thay đổi cục diện nền kinh tế huyện Đăk Mil. Hơn một trăm công trình XDCB đã hoàn thành đang đi vào khai thác, sử dụng; trong đó có nhiều công trình lớn có vị trí quan trọng trong nền kinh tế, chính trị của địa phương như nhà UBND huyện, văn phòng huyện ủy, nhà máy sản xuất gạch Tuynel …. Kết quả của việc tăng cường vốn đầu tư XDCB đã thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.

Bảng 2.20: Cơ cấu kinh tế huyện Đăk Mil giai đoạn 2016 – 2018

Đơn vị tính: %

Ngành kinh tếNăm 2016Năm 2017Năm 2018
1. Nông – lâm – thủy sản55,2050,1548,73
2. Công nghiệp – xây dựng19,8522,9523,67
3. Dịch vụ24,9526,927,60

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Đăk Nông

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu kinh tế huyện Đăk Mil Năm 2018

2.2.4. Nguyên nhân hạn chế

2.2.4.1. Nguyên nhân do công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản

2.2.4.2. Quá trình cấp phát vốn và thanh toán vốn ngân sách nhà nước trong XDCB còn chậm

2.2.4.3. Quá trình quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với công trình hoàn thành đưa vào sử dụng còn chậm và chất lượng hồ sơ thấp

2.2.4.4. Nguồn nhân lực phục vụ trực tiếp công tác đầu tư XDCB chưa đáp ứng tốt yêu cầu

Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý đầu tư XDCB (chủ đầu tư và ban quản lý dự án) chưa đáp ứng ứng yêu cầu

2.2.4.5. Quản lý chất lượng công trình còn lỏng lẻo, việc xử lý các vi phạm về đầu tư XDCB chưa nghiêm minh

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NSNN Ở HUYỆN ĐĂK MIL, TỈNH ĐĂK NÔNG

3.1. Định hướng, mục tiêu đầu tư xây dựng cơ bản của huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông tới năm 2025

Đẩy mạnh sản xuất đối với các doanh nghiệp, phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, xây dựng đạt trên 200,3 tỷ đồng.

Tăng cường đẩy mạnh công tác quản lý hành lang đường bộ, công tác duy tu, bảo dưỡng các tuyến đường được phân cấp quản lý; đôn đốc các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình giao thông trên địa bàn huyện, đảm bảo giao thông thông suốt phục vụ nhu cầu đi lại, giao thương hàng hoá của nhân dân.

Chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện hoàn thành kế hoạch bê tông hoá đường giao thông nông thôn trên địa bàn.

Tập trung đôn đốc các đơn vị thi công hoàn thiện các công trình phụ trợ khu Trung tâm huyện mới, thực hiện các công trình thuộc vốn kiên cố hoá trường học.

Kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình: Đền thờ các anh hùng liệt sỹ, xây dựng Trụ sở làm việc của Uỷ ban nhân dân xã Đăk Lao….

Đẩy mạnh công tác bồi thường GPMB xây dựng các công trình trên địa bàn huyện theo kế hoạch, đặc biệt công tác bồi thường giải phóng mặt bằng xây dựng trụ sở các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh đóng trên địa bàn huyện, Trung Tâm Y tế huyện Đăk Mil, Bảo hiểm xã hội huyện Đăk Mil…

Tập trung thẩm định quyết toán những công trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành đưa vào sử dụng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, thanh toán, quyết toán vốn theo quy định; hoàn thiện hồ sơ các công trình thực hiện Dự án hỗ trợ sản xuất, bổ sung diện tích đất lâm nghiệp, đất ruộng cho các hộ di dân tái định cư.

3.2. Các giải pháp Hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước tại KBNN Đăk Mil

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp lý, đổi mới cơ chế chính sách quản lý đầu tư xây dựng cơ bản

3.2.2. Nâng cao chất lượng quy hoạch các dự án

3.2.3. Nâng cao chất lượng công tác kế hoạch hóa vốn đầu tư

3.2.4. Đẩy nhanh tốc độ cấp phát vốn đầu tư

3.2.5. Kiểm soát và đẩy mạnh công tác thanh, quyết toán vốn đầu tư

3.2.6. Nâng cao năng lực, trách nhiệm của nguồn nhân lực phục vụ công tác quản lý đầu tư XDCB

3.2.7. Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản

3.2.8. Tăng cường công tác kiểm tra hiện trường

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành

3.3.2. Kiến nghị với UBND tỉnh Đăk Nông

3.3.3. Kiến nghị với UBND huyện Đăk Mil

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, đầu tư xây dựng cơ bản luôn được Nhà nước quan tâm. Đầu tư xây dựng cơ bản chính là đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước để khai thác và phát huy tối đa nội lực. Thời gian qua, hoạt động đầu tư XDCB đã đạt được những kết quả khích lệ, tạo ra cơ sở vật chất phát triển kinh tế – xã hội đất nước nhưng tình trạng thất thoát, lãng phí, kém hiệu quả trong đầu tư XDCB từ vốn NSNN ở nước ta nói chung luôn vẫn diễn ra thường xuyên. Qua thời gian nghiên cứu, luận văn đã giải quyết được các nội dung:

– Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về đầu tư xây dựng cơ bản và vai trò của nó đối với phát triển kinh tế – xã hội.

– Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước tại huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông cho thấy: Công tác quản lý vốn XDCB từ NSNN tại huyện Đăk Mil cơ bản là tốt; tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, hạn chế phải khắc phục.

– Dựa trên cơ sở lý luận và thực tế công tác quản lý vốn đầu tư XDCB tại huyện Đăk Mil giai đoạn 2016 – 2018, tác giả đã chỉ ra những tồn tại của công tác này trên địa bàn huyện như: Quá trình cấp phát và thanh toán vốn chậm; quyết toán vốn đối với các công trình hoàn thành đưa vào sử dụng chậm, chất lượng hồ sơ quyết toán thấp; nguồn nhân lực phục vụ trực tiếp công tác đầu tư XDCB chưa đáp ứng tốt yêu cầu; quản lý chất lượng công trình còn lỏng lẻo, xử phạt chưa nghiêm minh khi có vi phạm. Những tồn tại đó là cơ sở để tác giả đưa ra một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN ở huyện Đăk Mil trong thời gian tới. Đồng thời tác giả có một số kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ ngành hữu quan, UBND các cấp tạo điều kiện cho giải pháp thực hiện.

Tuy bản thân tác giả đã có nhiều cố gắng, song do nhận thức cũng như phương pháp nghiên cứu còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những hạn chế, khiếm khuyết. Rất mong nhận được các ý kiến tham gia góp ý để Luận văn được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn với Nhà trường, các giảng viên, người hướng dẫn khoa học cùng các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án và các nhà thầu trên địa bàn huyện Đăk Mil đã tận tình giúp đỡ tác giả hoàn thiện luận văn này.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN DUY TAN\LUAN VAN DUY TAN\LAM NGOC NIEN + TRAN TRUNG TINH\NIEN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *