Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Ban quản lý dự án

Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Ban quản lý dự án

Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Ban quản lý dự án thủy điện Sông Bung 4

1. Tính cấp thiết của đề tài

Quảng Nam là một trong những tỉnh sớm phát triển thủy điện ở khu vực Miền Trung-Tây Nguyên. Nhiều nhà máy thủy điện đi vào hoạt động đã bổ sung nguồn điện cho quốc gia, góp phần giải quyết đáng kể tình trạng ngày càng thiếu hụt nguồn điện trên phạm vi cả nước, góp phần tăng giá trị sản xuất công nghiệp, tạo nguồn thu ổn định cho ngân sách địa phương và góp phần điều tiết lũ, chống hạn cho hạ du, góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển và tạo diện mạo mới cho các huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang thực hiện đầu tư 19 dự án thủy điện, 8 dự án nhiệt điện, mặc dù đã chủ động phối hợp với các cơ quan tư vấn, các nhà thầu xây lắp để đồng loạt triển khai các dự án, các đơn vị tham gia xây dựng công trình đã có nhiều nỗ lực, chủ động phối hợp chỉ đạo thi công nhằm hoàn thành kế hoạch hàng năm, nhưng vẫn còn một số dự án không đạt tiến độ.

Thời gian qua, Ban quản lý dự án thuỷ điện Sông Bung 4, ngoài công tác quản lý dự án thủy điện Sông Bung 4 là dự án nguồn thủy điện đầu tiên được Ngân hàng Phát triển Châu Á đã tạo điều kiện thu xếp vốn tài trợ cho dự án theo chương trình hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam với Ngân hàng Phát triển Châu Á, còn được Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao quản lý các dự án năng lượng tái tạo khác. Trong quá trình thực hiện dự án nói chung và công tác quản lý tiến độ thực hiện dự án nói riêng, một số hạng mục của dự án cũng không nằm ngoài khả năng chậm tiến độ này. Một số khó khăn, vướng mắc lớn nhất xuất phát từ việc ứng dụng các kỹ thuật quản lý tiến độ trong việc lập kế hoạch, công tác giám sát & kiểm soát dự án và ảnh hưởng của các bên tham gia dự án. Bên cạnh đó việc lập và trình duyệt Thiết kế kỹ thuật và Tổng dự toán một số hạng mục của dự án còn chậm so với yêu cầu; Năng lực tư vấn trong nước còn một số hạn chế; Công tác đấu thầu và và lựa chọn nhà thầu xây lắp không đáp ứng tiến độ và kém đồng bộ; Một số khó khăn về công tác đền bù, giải phóng mặt bằng do người dân và chính quyền địa phương có những yêu cầu về tiêu chuẩn bồi thường, chính sách hỗ trợ cao hơn tiêu chuẩn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Lực lượng thi công của các nhà thầu bị giàn mỏng ở nhiều dự án nên thiếu nhân lực, vật tư, thiết bị thi công như đã cam kết. Công tác nghiệm thu, thanh toán, giải ngân các dự án chậm do các nhà thầu không đáp ứng yêu cầu về thủ tục hoàn công, nghiệm thu. Ngoài ra, do thời tiết khắc nghiệt, bão lũ thất thường, không theo qui luật nên đã gây khó khăn trong thi công tại các công trình thủy điện xây dựng tại các vùng sâu, vùng xa, điều kiện vật chất và tinh thần đều nghèo nàn, đi lại khó khăn này. Đó cũng chính là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.

Từ những vấn đề nêu trên, tôi chọn: ” Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Ban quản lý dự án thủy điện Sông Bung 4 ” làm đề tài thạc sỹ quản trị kinh doanh để từ đó có các phương pháp, giải pháp quản lý tiến độ dự án nói riêng và quản lý dự án nói chung cho các dự án đầu tư xây dựng tương tự trong tương lai.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại các ban quản lý dự án.

Đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Ban quản lý dự án thuỷ điện Sông Bung 4

Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Ban quản lý dự án thuỷ điện Sông Bung 4

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại các Ban quản lý dự án

3.2. Phạm vi nghiên cứu

  • Về nội dung, luận văn tập trung nghiên cứu: Công cụ quản lý; phương thức quản lý; quy trình quản lý trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản trong phạm vi của Ban quản lý dự án thủy điện Sông Bung 4.
  • Về không gian: Công tác quản lý dự án đầu tư xay dựng công trình tại tại các đơn vị trong Ban quản lý dự án thuỷ điện Sông Bung 4
  • Về thời gian: Số liệu nghiên cứu giai đoạn từ năm 2010 – 2019, giải pháp đến 2025.

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp nghiên cứu chung

Trong triển khai nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, các lý thuyết về quản trị dự án và các môn khoa học khác để nhìn nhận, phân tích đánh giá các vấn đề một cách khoa học và khách quan. Đây cũng là cơ sở của phương pháp luận để vận dụng các phương pháp chuyên môn được chính xác trong quá trình nghiên cứu của đề tài.

4.2. Các phương pháp cụ thể

  • Các phương pháp thu thập thông tin: Đề tài tiến hành thu thập một số tài liệu, văn bản, báo cáo và nghiên cứu hiện có tại Việt Nam liên quan đến công tác triển khai thực hiện dự án thông qua nhiều nguồn khác nhau (Giáo trình Quản trị dự án, giáo trình qủan lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Các Nghị định của Chính phủ, các Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định của các Bộ, các Hướng dẫn đặc thù của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Ngân hàng Phát triển châu Á, các chuyên gia quản lý dự án trong nước và quốc tế tại Việt Nam,…) nhằm thu được hiểu biết chung về các vấn đề quan tâm và nhiệm vụ nghiên cứu.
  • Phương pháp tổng hợp: Đề tài thực hiện tổng hợp, phân tích và đánh giá trên cơ sở tài liệu, thông tin thu thập được để đưa ra quan điểm về công tác triển khai thực hiện dự án thuỷ điện Sông Bung 4, nhận định về công tác giám sát và kiểm soát tiến độ dự án thuỷ điện Sông Bung 4; đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tiến độ dự án thuỷ điện Sông Bung 4.

– Đề tài đã sử dụng một số công cụ chuyên dùng trong công tác quản lý dự án như: biểu đồ Gantt, biểu đồ mốc sự kiện quan trọng, phân tích giá trị thu được (EVA), chỉ số đo lường sự biến động của kế hoạch (SPI) và sử dụng phần mềm chuyên dùng Microsoft Project để lập tiến độ dự án…

5. Cấu trúc của đề tài

Đề tài được cấu trúc thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư tại các Ban quản lý dự án

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Ban quản lý dự án thủy điện Sông Bung 4.

Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại thủy điện Sông Bung 4

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

1.1. KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

1.1.1. Khái niệm dự án đầu tư xây dựng công trình

Dự án đầu tư xây dựng công trình là bản luận chứng tổng hợp phản ánh toàn bộ các vấn đề: thị trường, kinh tế kỹ thuật, công nghệ, xây dựng, tổ chức sản xuất, khả năng thu hồi vốn. Trên cơ sở tập hợp các luận chứng riêng biệt, cụ thể những hoạt động có hệ thống về các mặt kinh tế, kỹ thuật, xã hội sẽ thực hiện trong một thời gian nhất định, nhằm đạt được mục tiêu phát triển nhất định.

1.1.2. Phân loại dự án đầu tư

Có nhiều cách phân loại dự án đầu tư: phân loại theo lĩnh vực hoạt động, phân loại theo nguồn vốn, phân loại theo tính chất quy mô của dự án như sau.

a. Phân theo lĩnh vực hoạt động

b. Phân loại theo nguồn vốn

c. Phân loại theo quy mô và tính chất của dự án

1.1.3. Đặc điểm dự án đầu tư xây dựng công trình

Các dự án đầu tư xây dựng có một số đặc điểm sau:

  • Dự án có mục đích, kết quả xác định.
  • Dự án có chu kỳ phát triển riêng và thời gian tồn tại hữu hạn.
  • Dự án có sự tham gia của nhiều bên
  • Môi trường hoạt động “va chạm” quan hệ giữa các dự án là quan hệ chia nhau cùng một nguồn lực khan hiếm của tổ chức.

Dự án có tính bất định và độ rủi ro cao, do đặc điểm mang tính dài hạn của hoạt động đầu tư phát triển.

Sản phẩm dự án mang tính chất đơn chiếc, độc đáo.

1.1.4. Các giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình

Dự án đầu tư xây dựng và quá trình đầu tư xây dựng của bất kỳ dự án nào cũng bao gồm 3 giai đoạn:

a. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư

b. Giai đoạn thực hiện đầu tư

c. Giai đoạn kết thúc xây dựng và đưa công trình vào khai thác sử dụng

Như vậy các giai đoạn của quá trình đầu tư có mối liên hệ hữu cơ với nhau, mỗi giai đoạn có tầm quan trọng riêng của nó cho nên không đánh giá quá cao hoặc xem nhẹ một giai đoạn nào và kết quả của giai đoạn này là tiền đề của giai đoạn sau. Trong quá trình quản lý đầu tư xây dựng chủ đầu tư luôn đóng vai trò quan trọng và quyết định đến việc nâng cao hiệu quả đầu tư và xây dựng.

1.2. KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

1.2.1. Định nghĩa về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

Quản lý dự án đầu tư chính là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng quá trình đầu tư bằng một hệ thống đồng bộ các biện pháp nhằm đạt được hiện quả kinh tế xã hội cao trong những điều kiện cụ thể xác định và trên cơ sở vận dụng sáng tạo những quy luật kinh tế khách quan nói chung và quy luật vận động đặc thù của đầu tư nói riêng.

Quản lý dự án đầu tư bao gồm 3 giai đoạn chủ yếu: Lập kế hoạch; Điều phối thực hiện dự án; Giám sát.

1.2.2. Các hình thức quản lý dự án dự án đầu tư xây dựng công trình

a. Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng

b. Chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng

1.3. NỘI DUNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

1.3.1. Lập dự án, tổ chức phê duyệt và thẩm định dự án đầu tư xây dựng

1.3.2. Quản lý thực hiện dự án

1.3.3. Quản lý tiến độ, chất lượng và tổng dự toán

1.3.4. Quản lý giai đoạn kết thúc dự án đầu tư xây dựng

1.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận văn đã đề cập đến các khái niệm quản lý dự án đầu tư xây dựng, nội dung, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án đầu tư các công trình điện và cơ chế quản lý.

Trên cơ sở các nội dung về lý thuyết của công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng, chương 1 của luận văn đã làm rõ được đặc điểm và các giai đoạn thực hiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng đối với Dự Án Thủy Điện Sông Bung 4

Trong chương này luận văn đã phân tích và nêu được các khái niệm về đầu tư và xây dựng cũng như môi trường pháp lý liên quan đến công tác đầu tư và xây dựng thông qua Luật xây dựng, Luật đấu thầu và các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành của Nhà nước.

Đây là một trong những tiền đề quan trọng để làm rõ, phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng cho dự án thủy điện tại Ban quản lý dự án Thủy Điện Sông Bung 4 cho các chương sau.

Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Ban quản lý dự án thủy điện Sông Bung 4
Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Ban quản lý dự án thủy điện Sông Bung 4

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRÌNH CÔNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN THỦY ĐIỆN SÔNG BUNG 4

2.1. KHÁI QUÁT VỀ BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN THỦY ĐIỆN SÔNG BUNG 4

2.1.1. Lịch sử hình thành Ban quản lý dự án Thủy Điện Sông Bung 4

2.1.2. Tình hình hoạt động của Nhà máy Thủy Điện Sông Bung 4

2.1.3. Tổng quan về Dự án Thủy Điện Sông Bung 4

2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI BQL DỰ ÁN THỦY ĐIỆN SÔNG BUNG 4

2.2.1. Thực trạng quản lý dự án trong giai đoạn chuẩn bị dự án

Ban quản lý dự án thuỷ đện Sông Bung 4 được giao nhiệm vụ quản lý dự án thuỷ điện Sông Bung 4 và các dự án năng lượng tái tạo khác như: Dự án Mở rộng lưu vực bổ sung nước cho công trình thuỷ lợi, thuỷ điện Quảng trị và vùng hạ du; dự án Điện gió Hướng Phùng 1 công suất lắp đặt 30MW; dự án điện gió Hướng Sơn 2 có công suất lắp đặt 30MW … Trong phạm vi của đề tài tác giả lấy công tác quản lý dự án thuỷ điện Sông Bung 4 minh hoạ cho công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình của Ban QLDA thuỷ điện Sông Bung 4.

a. Xác định mục tiêu của dự án

Phần A: Xây dựng Nhà máy Thủy điện và Cơ sở hạ tầng liên quan

Phần B: Tái định cư cho các cộng đồng bị ảnh hưởng

b. Xây dựng quy mô của dự án

Xây dựng trên Sông Bung thuộc xã Tà Bhinh và xã ZuôiH, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, với diện tích đất đền bù tái định cư ứng với mực nước dâng bình thường 222,5m khoảng 1.565 ha.

Tổng mức đầu tư: 4.932,32 tỷ đồng theo Quyết định số 655/QĐ ngày 24/12/2009.

Nguồn vốn: Vốn tự có của Tập đoàn điện lực Việt Nam, vốn vay Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), vốn vay Ngân hàng Phát triển, vốn khác.

Thời gian thi công là 4 năm, theo Quyết định số 532/QĐ-EVN ngày 03/07/2009 dự án hoàn thành vào Quí I năm 2014.

c. Lập kế hoạch tài chính và phân bổ vốn cho các hạng mục

Dự án được sử dụng biểu đồ Gantt để thể hiện tiến độ của dự án trên cơ sở tiến độ của đơn vị tư vấn đã xác định các thành phần công việc, ước lượng thời gian và xắp xếp trình tự các công việc.

2.2.2. Thực trạng quản lý dự án trong giai đoạn thực hiện dự án

a. Triển khai thiết kế kỹ thuật – Tổng dự toán

Thiết kế kỹ thuật (TKKT) được lập dựa trên cơ sở tài liệu khảo sát, thiết kế cơ sở (TKCS) đã được phê duyệt, nhiệm vụ của Chủ đầu tư tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng, đồng thời được cụ thể hoá trong các điều khoản của hợp đồng với nhà thầu tư vấn.

Trong giai đoạn lập báo cáo nghiên cứu khả thi (Báo cáo đầu tư) dự án thủy điện Sông Bung 4 đã được EVN giao Công ty CP tư vấn xây dựng Điện 3 (PECC3) lập, Công ty Tư vấn trường Đại học Thủy lợi lập báo cáo thẩm định và Bộ công nghiệp thẩm định theo chức năng nhiệm vụ quản lý ngành. Dự án được HĐQT EVN phê duyệt tại Quyết định số 660/QĐ-EVN-HĐQT ngày 07 tháng 8 năm 2007.

PECC3 tiếp tục được giao thực hiện bước khảo sát phục vụ lập TKKT. Tuy nhiên tại thời điểm này khi xem xét năng lực kinh nghiêm của Tư vấn thì Tư vấn không có đủ năng lực do đó EVN đã giao cho PECC1 (Công ty CP tư vấn xây dựng Điện 1) tiếp tục thực hiện bước khảo sát và lập TKKT.

b. Công tác đấu thầu

Dự án thủy điện Sông Bung 4 bao gồm nhiều hạng mục công trình. Khi lập dự án đầu tư (Báo cáo nghiên cưu khả thi) thì chỉ tập chung chủ yếu vào việc tính toán, thiết kế cho các hạng mục công trình chính như hạng mục đập dâng, đập tràn (tuyến đầu mối) hạng mục cửa nhận nước, đường hầm, tháp điều áp, đường ống áp lực, nhà máy, kênh xả (tuyến năng lượng); còn các hạng mục khác như cấp đường thi công vận hành, cấp điện thi công, khu nhà quản lý vận hành, công tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư thường là chưa được thiết kế chi tiết và thông thường chỉ tính toán vào tổng mức đầu tư ở mức độ theo xuất đầu tư xây dựng. Theo qui định tại Luật đấu thầu thì sau khi dự án đầu tư được duyệt thì có thể lập kế hoạch đấu thầu cho toàn bộ dự án, tuy nhiên vì nhiều hạng mục phụ trợ chưa được thiết kế chi tiết nên khi lập kế hoạch sẽ không sát với thực tế khi triển khai thiết kế chi tiết. Vì lý do này mà sau khi dự án đầu tư được duyệt (TKCS được duyệt) công tác lập kế hoạch đấu thầu phải thực hiện theo từng đợt tương ứng với từng hạng mục duyệt TKCS.

  • Tiêu chuẩn chọn lựa nhà thầu

Tiêu chuẩn chọn lựa nhà thầu được cụ thể hóa trong Hồ sơ mời thầu và được lập theo mẫu do Chính phủ quy định và bao gồm các nội dung chính sau đây:

  • Yêu cầu về mặt kỹ thuật
  • Yêu cầu về mặt tài chính, thương mại
  • Tiêu chuẩn đánh giá, yêu cầu quan trọng, điều kiện ưu đãi (nếu có), thuế, bảo hiểm và các yêu cầu khác.
    • Các hình thức lựa chọn nhà thầu: Đấu thầu rộng rãi; Đấu thầu hạn chế; Chỉ định thầu; Mua sắm trực tiếp; Chào hàng cạnh tranh; Tự thực hiện; Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.

c. Những hạng mục công trình được quản lý xây dựng

Những hạng mục công trình chính được triển khai như sau: Đập dâng; Đập tràn xả lũ; Cống dẫn dòng; Cửa lấy nước; Đường hầm dẫn nước; Tháp điều áp; Nhà máy thủy điện và kênh xả; Trạm phân phối 220kV và đấu nối với hệ thống điện; Khu quản lý vận hành; Các tuyến đường nối khu vực dự án với các khu tái định cư và hệ thống đường giao thông quốc gia.

d. Phân bổ nguồn lực thực hiện dự án

Tổng mức đầu tư hiệu chỉnh của thuỷ điện Sông Bung 4 được ước tính là 4.932,32 tỷ đồng. Các nguồn vốn đầu tư được huy động cụ thể tai bảng 2.4.

– Vốn của chủ đầu tư: 832,78 tỷ đồng VN (chiếm 16,88%), nguồn vốn tự có sử dụng cho các hạng mục chuẩn bị khởi công, chi phí tư vấn, chi phí quản lý dự án, chi phí lãi vay…

– Vốn vay ADB: 3.446,29 tỷ đồng (chiếm 69,87%, tương đương 196 triệu USD) lãi suất 4,01%/năm, khoản vay có thời hạn 25 năm kể cả thời gian ân hạn 5 năm. Nguồn vốn vay ADB chỉ sử dụng cho các hạng mục công trình chính như đập dâng, đập tràn, hầm dẫn nước, nhà máy, thiết bị cơ điện, thiết bị cơ khí thủy công, dịch vụ tư vấn giám sát…

– Vốn vay VDB: 653,26 tỷ đồng VN (chiếm 13,24%) lãi suất 6,9%/năm, trả lãi trong thời gian xây dựng, trả gốc trong 7 năm sau khi đi vào vận hành. Nguồn vốn vay VDB chỉ sử dụng cho hạng mục bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án.

2.2.3. Thực trạng quản lý tiến độ và chất lượng dự án Sông Bung 4

a. Tiến độ dự kiến triển khai dự án

Dựa trên các điều kiện thực tế của công việc cần triển khai, cũng như phải hoàn thiện một số thủ tục theo qui định của ADB tổng tiến độ thi công thực hiện dự án đã được EVN hiệu chỉnh như sau: Khởi công công trình ngày 25/6/2010 và hoàn thành công trình ngày 30/10/2014. Trong đó công tác giải phóng mặt bằng lòng hồ được triển khai từ tháng 1/2010 đến hết tháng 6/2013; giải phóng mặt bằng khu công trình từ tháng 1 – 6/2010. Như vậy theo quyết định đầu tư dự án thì tiến độ thực hiện dự án đã chậm 2 năm so với tiến độ khi quyết định đầu tư.

b. Công tác kiểm soát tiến độ dự án dự án thuỷ điện Sông Bung 4

* Đo lường sự biến động của kế hoạch tiến độ dự án thuỷ điện Sông Bung 4

Trên cơ sở thông tin thu thập từ các báo cáo và theo dõi tình hình thực tế của tiến độ, Ban quản lý Dự án thuỷ điện Sông Bung 4 đã thực hiện kiểm soát tiến độ từng hạng mục theo kế hoạch được duyệt hằng năm của EVN

Dự án thuỷ điện Sông Bung 4 thực hiện trong thời gian 5 năm tương ứng mỗi năm có các mốc tiến độ chính. PM đã lập kế hoạch tiến độ theo từng năm trong đó kiểm soát các mốc tiến độ chính.

* Rút ra nhận định về công tác kiểm soát tiến độ thực hiện dự án thủy điện Sông Bung 4

Qua các bảng đánh giá mốc tiến độ qua các năm từ 2008-2010, dự án đang có nguy cơ bị chậm tiến độ do một số hạng mục của dự án bị chậm trong đó: công tác thiết kế kỹ thuật-tổng dự toán chậm 6 tháng, công tác đấu thầu hạng mục công trình chính chậm 5 tháng, công tác đấu thầu hạng mục đường tránh ngập quốc lộ 14D chậm 1 năm, công tác đấu thầu hạng mục các khu tái định cư chậm 1 năm.

c. Công tác quản lý báo cáo tiến bộ thực hiện dự án cho chủ đầu tư và nhà cho vay

  • Đán­h giá tình thực hiện báo cáo giám sát tiến độ

Tuỳ theo từng cấp quản lý, tuỳ theo mỗi giai đoạn thực hiện dự án, mức độ chi tiết của từng báo cáo và tần suất báo cáo sẽ được xây dựng khác nhau. Nội dung của các báo cáo đã nêu lên được tình hình thực hiện dự án so với kế hoạch đã được phê duyệt, biểu diễn được tiến độ của các hoạt động đang đồng thời diễn ra, các biến động liên quan trong quá trình thực hiện dự án.

Mặc khác, cách thức thu thập thông tin phục vụ cho công tác báo cáo là một công việc góp phần làm tăng hiệu quả của các báo cáo.

d. Thực trạng xây dựng kế hoạch điều chỉnh

Trong thời gian triển khai thực hiện dự án, các mốc tiến độ chính không đạt được trong năm kế hoạch, Ban quản lý dự án thuỷ điện Sông Bung 4 sẽ báo cáo trình EVN điều chỉnh kế hoạch và hiệu chỉnh các mốc tương ứng nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu mốc tiến độ hoàn thành dự án.

Sau khi EVN phê duyệt điều chỉnh kế hoạch, tiến độ của dự án hđược cập nhật một cách có hệ thống trên phần mềm Microsoft Office Project làm cơ sở thực hiện các bước tiếp theo.

2.2.4. Thực trạng quản lý giai đoạn kết thúc dự án Sông Bung 4

a. Giai đoạn vận hành thử

Để dự án Sông Bung 4 vận hành không phải gặp các sự cố khi vận hành chính thức. Các kỹ sư được đào tạo vận hành tại NMTĐ Yaly, Nhà thầu TB-04 đã phối hợp cùng với ASB4 thực hiện việc bảo hành thiết bị theo như các điều khoản đã ký trong hợp đồng.

b. Đánh giá lợi ích của dự án Sông Bung 4 sau khi đưa vào vận hành

Dự án thủy điện Sông Bung 4 khi hoàn thành đã cung cấp sản lượng điện khoảng 500-600 triệu Kwh mỗi năm giảm thiểu sự thiếu hụt về điện năng của Việt Nam trong thời gian qua.

Việc thực hiện chính sách BTHT-TĐC đã tuân thủ theo các cam kết trong REMDP cập nhật tháng 8/2010 và các quy định hiện hành của Chính phủ Việt Nam.

Nhờ công tác tuyên truyền, người dân được tiếp cận thuận lợi hơn về giáo dục; triển khai những chính sách mới về khoán chăm sóc bảo vệ rừng, chia sẻ lợi ích… đã làm cho nhận thức người dân được nâng cao.

Đội ngũ cán bộ, kỹ thuật của ASB4 được làm việc trong môi trường tuân thủ theo các quy định Quốc tế đã học hỏi và tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý dự án, thực hiện chính sách với người dân tộc thiểu số dễ bị ảnh hưởng, thực hiện các tuân thủ về môi trường.

2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI BAN QLDA THỦY ĐIỆN SÔNG BUNG 4

2.3.1. Những mặt thành công

a. Công tác chuẩn bị đầu tư

Do kiêm nhiệm công tác quản lý cả hai giai đoạn đầu tư nên cán bộ quản lý đã nắm chắc mặt bằng công trường yếu tố địa chất, khí hậu, địa chất thủy văn rất thuận lợi cho việc quản lý dự án khi thực hiện đầu tư.

b. Công tác khảo sát thiết kế lập tổng dự toán

Ban đã thực hiện quản lý công tác chuẩn bị đầu tư chặt chẽ, tham gia đầy đủ công tác nghiệm thu hiện trường.

Các phương án tuyến công trình, đề cương khảo sát về cơ bản đã được chuyên gia Tư vấn Việt Nam và Chuyên gia Tư vấn Nhật, Pháp, Trung Quốc, thống nhất vạch ra được cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện.

Tổng dự toán của dự án xây dựng đủ giá trị thực hiện xây dựng, đây là tường hợp hiếm có trong việc tính toán của Tư vấn thiết kế.

c. Công tác đền bù giải phóng mặt bằng

Công tác đền bù giải phóng mặt bằng thực hiện đã phối hợp tốt với địa phương làm công tác tuyên truyền, đo đạc, kiểm đếm, áp giá theo quy định của địa phương nên công tác giải phóng mặt bằng thi công các đường giao thông, điện vào công trường rất nhanh đáp ứng tiến độ xây dựng công trình, không làm phát sinh tăng giá thành bồi thường.

d. Công tác lựa chọn nhà thầu

Theo yêu cầu của nhà tài trợ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tất cả các gói thầu công trình chính của dự án phải lựa chọn nhà thầu bằng hình thức đấu thầu quốc tế. Được hỗ trợ bởi các chuyên gia tư vấn của ADB, Ban QLDA đã tổ chức đấu thầu và lựa chọn được các Nhà thầu có chất lượng để thi công các hạng mục công trình chính và cung cấp lắp đăt thiết bị.

Ban QLDA vẫn lựa chọn nhà thầu bằng đấu thầu cạnh tranh rộng rãi trong nước để tăng tính cạnh tranh, tiết kiệm chi phí đầu tư, trừ các gói thầu đặc thù như: rà phá bom mìn, dò tìm xử lý chất độc OB…

e. Công tác thi công xây lắp

Ban quản lý dự án nhà máy thủy điện Sông Bung 4 phối phối hợp chặt chẽ với Tổng thầu hàng ngày, tổ chức giao ban công trường đúng quy định, đôn đốc các bên liên quan khắc phục tồn tại từ các ca trước còn tồn tại. Quản lý Tư vấn giám sát tác giả về số lượng, thành phần đúng hợp đồng, xử lý ngay những thay đổi trong quá trình thi công.

f. Nghiệm thu đưa vào sử dụng

Ban QLDA đã phối hợp Tư vấn giám sát, Nhà thầu tổ chức nghiệm thu đưa vào sử dụng từng hạng mục công trình và toàn bộ dự án theo đúng hồ sơ thiết kế và được các cơ quan quản lý địa phương và Hội đồng nghiệm thu quốc gia thông qua. Công tác nghiệm thu đưa vào sử dụng được triển khai nhanh chóng, đúng thiết kế, đáp ứng chất lượng, tiêu chuẩn thiết kế, điều kiện kỹ thuật và đáp ứng hồ sơ nghiệm thu theo quy định.

g. Công tác thanh quyết toán

Công tác quyết toán luôn được Ban QLDA chú trọng và thực hiện ngay từ đầu. Tổ chức hồ sơ quyết toán cho từng gói thầu, hạng mục công trình hoàn thành ngay khi được nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng để đảm bảo quyết toán toàn bộ dự án đúng tiến độ.

2.3.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

a. Công tác chuẩn bị đầu tư

Do một số hạn chế trong công tác phê duyệt đề cương, dự toán công tác khảo sát và tại thời điểm chuẩn bị đầu tư công tác quản lý khảo sát chưa có quy định chủ đầu tư phải giám sát như giám sát trong xây dựng mà chỉ quy định tổ chức nghiệm thu công tác khảo sát về vị trí khoan, số lỗ khoan. Vì vậy, có sự sai khác lớn về địa chất của vai trái đập dâng so với thiết kế đã làm phát sinh khối lượng đào, gia cố và bê tông bù lớn làm tăng chi phí gói thầu và Nhà thầu có lý do để khiếu nại kéo dài thời gian thi công ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án.

b. Công tác thiết kế lập tổng dự toán

Phía hạ lưu nhà máy thủy điện Sông Bung, phần hố sói còn để lại một số khối lượng nổ om chờ xả lũ trôi đi, nhưng thực tế khi vào vận hành sau xả lũ mức nước hạ du cao hơn thiết kế dẫn đến công suất phát không đạt thiết kế. Để khắc phục phải phát sinh công việc thí nghiệm mô hình hạ lưu để xác định việc nạo vét hạ lưu đảm bảo mức nước thiết kế.

  1. Công tác đền bù giải phóng mặt bằng

Do tiêu chuẩn, chính sách của ADB trong tất cả các trường hợp đều cao hơn các quy định hiện hành của Việt Nam nên đã làm chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án tăng lên rất lớn phải điều chỉnh tổng mức đầu tư của dự án.

  1. Công tác lựa chọn nhà thầu

Trong công tác đấu thầu lựa chọn các nhà thầu trong nước một số Nhà thầu vì nhiều lý do đã bỏ thầu quá thấp (có một số gói thầu giá trúng thầu chỉ bằng 50% giá gói thầu) dẫn đến khó khăn trong việc triển khai thực hiện để tiến độ, chất lượng theo yêu cầu.

  1. Công tác thi công xây lắp

Công tác thi công bê tông đầm lăn có điều kiện kỹ thuật nghiêm ngặt và đã được thi công đúng, việc xuất hiện khe nứt trên mặt đập khi đang thi công đã được Tư vấn thiết kế và các chuyên gia nước ngoài xem xem xét xử lý và có kết luận không ảnh hướng đến chất lượng công trình.

2.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Công tác quản lý dự án thủy điện do Ban quản lý dự án nhà máy thủy điện Sông Bung 4 thực hiện là mô hình quản lý dự án do Chủ đầu tư thực hiện mà người đại diện là Ban QLDA. Quản lý các dự án quan trọng quốc gia có liên quan đến nhiều địa phương, nhiều Bộ ngành. Dự án có diện tích ngập lòng hồ, ảnh hưởng dân sinh kinh tế một vùng lớn. Dự án có yêu cầu kỹ thuật phức tạp, biện pháp thi công cao, công nghệ thi công hiện đại, Vì vậy, công tác quản lý dự án có thể nói là đại diện cho công tác quản lý dự án thủy điện. Những điều quản lý được, tiến độ thực hiện vượt tiến độ được phê duyệt, công trình được Hội đồng nghiệm thu Nhà nước nghiệm thu đưa vào vận hành, vận hành ổn định đạt chỉ tiêu thiết kế, không vượt Tổng mức đầu tư là minh chứng cho công quản lý dự án của Ban đúng quy chế quản lý đầu tư và các quy định riêng của Chính phủ cho dự án. Những thiếu sót trong công tác quản lý là ở mức chấp nhận được trong quản lý đầu tư xây dựng.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN THỦY ĐIỆN SÔNG BUNG 4

3.1. YÊU CẦU HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN THUỶ ĐIỆN SÔNG BUNG 4

3.1.1. Các bài học rút ra từ quản lý dự án Thủy điện Sông Bung 4

Những bài học kinh nghiệm cơ bản được rút ra như sau:

  1. Để quản lý một dự án có hiệu quả đáp ứng các mục tiêu để ra. Từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư thì bước đầu cần thành lập Ban quản lý Dự án chuyên nghiệp gồm các cá nhân có kinh nghiệm trong các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động xây dựng của dự án, công tác bồi thường di dân tái định cư, công tác quản lý môi trường.
  2. Dự án phải được chuẩn bị bởi một đơn vị Tư vấn có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng để thiết kế kỹ thuật nhằm giảm thiểu các điều chỉnh, các phát sinh trong quá trình thi công. Ngoài ra, vị trí của tư vấn giám sát lá vai trò rất quan trọng trong việc điều phối các công việc trên hiện trường thi công. Tư vấn giám sát phải được giao đầy đủ quyền hạn để thực thi công việc. Nhà thầu thi công phải là đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng và mạnh về tài chính để thi công dự án.
  3. Dự án phải được hỗ trợ bởi chính quyền địa phương trong công tác phối hợp, thực thi các chính sách có liên quan đến người dân bị ảnh hưởng.
  4. Chủ đầu tư phải có nguồn tài chính đáp ứng được tiến độ giải ngân của dự án.

Những bài học trên không chỉ cho Ban QLDA Sông Bung 4 trong thực hiện các dự án thủy điện, mà có thể là bài học tốt để triển khai các dự án năng lượng khác như nhiệt điện, điện mặt trời, điện gió.

3.1.2. Định hướng nâng cao công quản lý dự án tại Ban Quản lý Dự án Thủy Điện Sông Bung 4

a. Bảo đảm tính hiệu quả kinh tế của dự án

b. Phù hợp với mục tiêu của dự án

c. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án

d. Thực hiện đúng pháp luật quy định về đầu tư và xây dựng

3.1.3. Kế hoạch các dự án được quản lý bởi Ban quản lý Thủy điện Sông Bung 4

Ban QLDA Sông Bung 4 sau khi triển khai dự án Thủy điện Sông Bung 4 sẽ được cơ quan chủ quản là EVN tiếp tục giao quản lý các dự án thuộc tập đoàn không chỉ trong lĩnh vực thủy điện, mà còn quản lý các dự án năng lượng điện mặt trời và các dự án điện gió.

Dù đây là các lĩnh vực năng lượng mới khác với thủy điện. Tuy nhiên, những kinh nghiệm từ dự án Thủy điện Sông Bung 4 sẽ giúp năng lực quản lý của Ban QLDA Sông Bung 4 sẽ được nâng cao hơn trong công tác quản lý.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI BAN QLDA THỦY ĐIỆN SÔNG BUNG 4

3.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực quản lý Ban quản lý dự án

a. Nâng cao năng lực chuyên môn của CBCNV Ban quản lý

Thứ nhất: Hoàn thiện bộ máy tổ chức cán bộ làm công tác đầu tư XDCB

Thứ hai: Cải cách các quy trình, thủ tục hành chính một cách phù hợp

b. Chuẩn hóa các quy trình thực hiện công tác quản ký đầu tư xây dựng công trình tại Ban quản lý

Ma trận trách nhiệm trình bày chi tiết về các trách nhiệm của mỗi nhóm có liên quan trong dự án. Tầm quan trọng của tài liệu này tăng lên khi tổ chức thực hiện quá trình tái cấu trúc, hình thành nên mối quan hệ cộng tác giữa các nhân viên trong tổ chức của mình. Trong các dạng môi trường đó, rất nhiều nhóm có thể không có gì phải thực hiện với các nhóm khác được sẽ cộng tác với nhau để thực hiện các công việc trong dự án. Ma trận trách nhiệm mang tính lý tưởng cho việc thể hiện sự ảnh hưởng lẫn nhau trong tổ chức. Đối với các dự án lớn có nhiều đối tượng hữu quan thì cần xây dựng ma trận đối tượng hữu quan để giúp các PM theo dõi các đối tượng này. Một ma trận đối tượng hữu quan bao gồm một danh sách các nhóm hữu quan với các thông tin sau đây:

– Vai trò đối với dự án

– Nhu cầu đối với dự án

– Sự tham gia vào dự án

– Mức độ ảnh hưởng đối với dự án

3.2.2. Nhóm các giải pháp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư

a. Công tác chuẩn bị trước khi lập dự án đầu tư

b. Công tác khảo sát, thiết kế kỹ thuật và lập tổng dự toán

c. Hoàn thiện công tác thẩm định

Lợi ích của giải pháp

Chi phí cho công tác khảo sát, thiết kế, lập tổng dự toán chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng mức đầu tư. Nếu công tác lựa chọn được các đơn vị tư vấn khảo sát thiết kế tốt sẽ nâng cao chất lượng thiết kế. Thời gian thực hiện khảo sát, lập thiết kế giảm xuống, chất lượng các bản thiết kế kỹ thuật tăng lên sẽ tránh được tình trạng phải điều chỉnh, hiệu chỉnh bản vẽ nhiều lần làm ảnh hưởng đến tổng tiến độ và phát sinh chi phí. Làm tốt công tác này cũng là tiền đề thực hiện tốt công tác đấu thầu và thi công sau này.

Việc hoàn thiện công tác thẩm định, thời gian thẩm định dự án đầu tư giảm xuống, bên cạnh đó làm tăng chất lượng thẩm định, người có thẩm quyền đầu tư sẽ có cơ sở chắc chắn ra quyết định, tránh được tình trạng phải điều chỉnh và phê duyệt lại nhiều lần gây ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án.

3.2.3. Nhóm các giải pháp triển khai dự án

a. Công tác đền bù giải phóng mặt bằng

b. Công tác lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu (KHLCNT)

c. Nâng cao công tác lựa chọn nhà thầu

d. Nâng cao năng lực đấu thầu quốc tế

e. Công tác quản lý chi phí thi công xây lắp

3.2.4. Công tác quản lý tiến độ, giám sát chất lượng thi công xây lắp công trình

a. Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị thi công

b. Nâng cao chất lượng và tiến độ công tác thực hiện thi công

Lợi ích của giải pháp

Công tác thi công xây dựng là khâu ảnh hưởng trực tiếp nhất đến chất lượng, tiến độ dự án. Thực hiện tốt công tác này sẽ rút ngắn được tiến độ, đảm bảo công trình chất lượng.Từ việc rút ngắn tiến độ sẽ không làm phát sinh chi phí.

3.2.5. Nhóm giải pháp hoàn thiện và đưa vào sử dụng dự án

a. Nghiệm thu đưa vào sử dụng, bảo hành và bảo trí công trình

b. Công tác thanh quyết toán công trình xây dựng

3.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở hiện trạng các ưu nhược điểm trong công tác quản lý dự án tạo ban quản lý các dự án các công trình thủy điện tại Ban quản lý dự án nhà máy thủy điện Sông Bung 4, Trong chương 3, luận văn trình bày nhiệm vụ của tập thể Ban quản lý dự án thủy điện Sông Bung 4 trong giai đoạn 2020 đến 2025, bài học kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý các dự án thủy điện, năng lượng tái tạo… tại Ban quản lý dự án nhà máy thủy điện Sông Bung 4 nhằm đảm bảo, việc thực hiện dự án với chất lượng cao với chi phí thấp và đảm bảo tiến độ theo quy trình quản lý các bước thông qua các công tác quản lý thực hiện.Trên cơ sở hiện trạng, các giải pháp mang tính thời sự được xem xét, nghiên cứu và đề xuất trên cơ sở thực trạng công tác của Ban quản lý dự án thủy điện Sông Bung 4. Để đẩy nhanh tiến độ hơn, chất lượng dự án đạt hiệu quả, chi phí thực hiện thấp, đem lại lợi ích kinh tế cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng như cho xã hội. Thúc đẩy nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ nhân viên Ban quản lý dự án thủy điện Sông Bung 4 và toàn thể cán bộ trong EVN phục vụ cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

KẾT LUẬN

Quản lý dự án là một trong số phương pháp quản lý tiên tiến ngày càng khẳng định vai trò vị trí của mình trong hệ thống quản trị chung của các Ban quản lý dự án. Thời gian thực hiện dự án phụ thuộc vào thời gian của mỗi công viêc, ràng buộc của công việc và liên kết giữa các công việc. Mỗi công việc cụ thể sẽ được thiết lập thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc và khoảng thời gian thực hiện công việc. Dựa vào biểu đồ Gantt các nhà quản lý dự án có thể điểu chỉnh thời gian, tối ưu tiến độ của cả dự án cho phù hợp với yêu cầu dự án ban đầu. Thực tế cho thấy, nguyên nhân góp phần cho sự phát triển vươn lên của Ban quản lý dự án thuỷ điện Sông Bung 4 trong thời gian qua chính là nhờ Ban lãnh đạo Ban quan tâm công tác quản trị dự án, đã triển khai một cách cơ bản công tác kiểm soát tiến độ thực hiện dự án. Tuy nhiên việc quản lý dự án của Ban chưa thực hiện đầy đủ các chức năng của quản trị dự án, chưa khai thác và sử dụng hết công cụ kỹ thuật quản lý dự án nhằm góp phần giám sát, kiểm soát dự án và thoả mãn các bên tham gia. Đề tài góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề có liên quan, khắc phục các hạn chế và đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:

  • Hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về quản lý dự án nói chung và quản lý tiến độ thực hiện dự án nói riêng trong công tác quản lý dự án thuỷ điện Sông Bung 4;
  • Phân tích tổng quan và thực trạng công tác quản tiến độ dự án thuỷ điện Sông Bung 4. Phân tích những kết quả đạt được và một số hạn chế trong quá trình quản lý tiến độ thực hiện dự án;
  • Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch tiến độ, trong quá trình giám sát, kiểm soát tiến độ. Và đặc biệt là giải pháp về tăng cường mối liên kết giữa các đối tượng hữu quan đồng hành cùng tiến trình thực hiện dự án. Các giải pháp đề xuất được minh họa qua dự án thuỷ điện Sông Bung 4 đã và đang thi công.

Để trở thành Ban quản lý dự án chuyên nghiệp hàng đầu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, việc đi sâu áp dụng phương pháp, công cụ quản lý dự án hiện đại là nhiệm vụ hoàn toàn khả thi với đội ngũ cán bộ có trình độ đồng hành cùng sự phát triển của công nghệ thông tin.

Mục đích đề tài nghiên cứu là tổng kết kinh nghiệm và góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận trong việc sử dụng những kiến thức quản lý dự án và phân tích chuyên sâu về quản lý tiến độ dự án để tổ chức tốt quá trình thực hiện các dự án ở Quảng Nam nói riêng và khu vực Miền Trung nói chung. Tuy nhiên, với phạm vi nghiên cứu hẹp nên không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được các góp ý để tiếp tục bổ sung và hoàn thiện đề tài này.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN DUY TAN\LUAN VAN DUY TAN\PHAN CONG TUYEN\SAU BAO VE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *