Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực thực hiện công tác an toàn lao động trong sản xuất

Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực thực hiện công tác an toàn lao động trong sản xuất

Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực thực hiện công tác an toàn lao động trong sản xuất tại Công ty Điện lực Quảng Nam

1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngành điện là một trong những ngành then chốt, có vai trò vô cùng quan trọng góp phần vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội; đẩy nhanh tiến độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đảm bảo an ninh quốc phòng cho đất nước nói chung và địa bàn tỉnh Quảng Nam nói riêng. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đang phát triển mạnh về Công nghiệp, dịch vụ, du lịch… do đó nhành điện nói chung, Công ty Điện lực Quảng Nam nói riêng đang tập trung mọi nguồn lực để phát triển, vận hành lưới điện đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục cho khách hàng.

Với phương châm “An toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn”, Đảng và Nhà nước đã đặt công tác AT-VSLĐ là chính sách kinh tế xã hội lớn, là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của nước ta. Việc bắt buộc phải thực hiện công tác ATVSLĐ đã được quy định cụ thể trong Bộ Luật An toàn vệ sinh lao động và các văn bản pháp quy dưới luật, công tác ATVSLĐ phải được triển khai thực hiện tốt, trước hết vì yêu cầu tất yếu khách quan của quá trình sản xuất, của sự phát triển kinh tế; đồng thời cũng vì sức khỏe và hạnh phúc của người lao động, nên ngoài việc mang tính pháp luật bắt buộc, tính khoa học và tính quần chúng, công tác này có ý nghĩa chính trị và nhân đạo rất sâu sắc. Do đó, đối với ngành điện nói chung, Công ty Điện lực Quảng Nam nói riêng, công tác đảm bảo an toàn lao động càng phải được coi trọng đúng mức, vì điều kiện lao động- sản xuất tiềm ẩn rất nhiều yếu tố nguy hiểm có nguy cơ gây ra tai nạn lao động trong sản xuất, tồn tại các yếu tố có hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động. Mọi hành vi không tuân thủ quy trình, hoặc thiếu cẩn thận, thiếu kiểm soát… đều có thể dẫn đến sự cố, tai nạn lao động trong sản xuất.

Công ty Điện lực Quảng Nam được thành lập từ năm 1997, đơn vị hạch toán phụ thuộc trực thuộc Tổng Công ty Điện lực miền Trung, hiện nay Công ty Điện lực Quảng Nam đang quản lý vận hành 13 trạm biến áp 110 kV, 9 trạm biến áp trung gian 35kV; 3053 trạm biến áp phụ tải; trên 270km đường dây 110kV; 3850km đường trung thế và trên 5.000km đường dây hạ thế, quản lý vận hành đường dây cáp ngầm xuyên biển cấp điện cho xã đảo Cù Lao Chàm…tổng số công tác thực hiện trên lưới điện bình quân hằng năm trên 50.000 công tác, do đó Công ty Điện lực Quảng Nam luôn xác định mục tiêu đảm bảo an toàn lao động là phương châm, nhiệm vụ hàng đầu trong điều hành sản xuất.

Với kiến thức được trang bị qua khóa học và kinh nghiệm làm công tác an toàn lao động tại Công ty, tôi chọn thực hiện đề tài “Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực thực hiện công tác an toàn lao động trong sản xuất tại Công ty Điện lực Quảng Nam”. Trên cơ sở đó giúp Ban lãnh đạo Công ty xác định được những tồn tại, hạn chế trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực thực hiện công tác an toàn lao động để từ đó hoàn thiện công tổ chức sản xuất, đào tạo kiến thức ATVSLĐ, nâng cao kỹ năng thực hiện công việc đảm bảo an toàn lao động cho người lao động để thực hiện đạt mục tiêu “Tuyệt đối đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất” của Công ty trong thời gian đến.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nhằm thực hiện ba mục tiêu chính:

– Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến việc đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo nguồn nhân lực thực hiện công tác an toàn lao động tại doanh nghiệp.

– Phân tích, đánh giá thực trạng kết quả thực hiện công tác an toàn lao động và kết quả triển khai thực hiện công tác đào tạo an toàn lao động tại Công ty Điện lực Quảng Nam trong thời gian qua. Từ đó, đề xuất giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực thực hiện công tác an toàn lao động tại Công ty Điện lực Quảng Nam trong thời gian đến.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

– Đối tượng nghiên cứu: Là những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác đào tạo nguồn nhân lực thực hiện công tác an toàn lao động tại Công ty Điện lực Quảng Nam.

– Phạm vi nghiên cứu:

+ Về mặt nội dung: Nghiên cứu các vấn đề chủ yếu, có tính khả thi và hiệu quả trong công tác đào tạo nguồn nhân lực thực hiện công tác an toàn lao động.

+ Về mặt không gian: Nghiên cứu các nội dung trên tại Công ty Điện lực Quảng Nam và các đơn vị trực thuộc Công ty.

+ Về mặt thời gian: Các giải pháp được đề xuất trong luận văn có ý nghĩa từ nay đến năm 2025.

4. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu nói trên, luận văn đã sử dụng tổng hợp các phương pháp sau:

– Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Sử dụng các số liệu thứ cấp (các báo cáo, số liệu thống kê của Công ty, các nghiên cứu đánh giá về nguồn nhân lực của ngành và địa phương).

– Phương pháp thống kê, tổng hợp: Sử dụng các thông số tổng hợp của Công ty, các đơn vị trực thuộc Công ty để tiến hành phân tích kết hợp giữa lý luận và thực tiễn.

– Phương pháp chuyên gia: Phỏng vấn người sử dụng lao động cấp Công ty, người quản lý lao động các phòng, ban Công ty, các đơn vị trực thuộc và công nhân trực tiếp sản xuất của các bộ phận sản xuất trong toàn Công ty.

– Phương pháp phân tích thống kê, xử lý bằng phần mềm như Excel

5. Bố cục đề tài:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực thực hiện công tác an toàn lao động.

Chương 2: Thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực thực hiện công tác an toàn lao động tại Công ty Điện lực Quảng Nam.

Chương 3: Giải pháp để hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực thực hiện công tác an toàn lao động tại Công ty Điện lực Quảng Nam đến năm 2025.

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT ĐÀO TẠO NHÂN LỰC THỰC HIỆN

CÔNG TÁC AN TOÀN LAO ĐỘNG

1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.1.1. Khái quát về đào tạo nhân lực thực hiện công tác an toàn lao động

a. Khái niệm về nhân lực

– Nhân lực là nguồn lực của mỗi người bao gồm cả thể lực và trí lực và nhân cách của mỗi con người được sử dụng trong quá trình lao động sản xuất. Nhân lực phản ánh khả năng lao động của con người và là điều kiện tiên quyết của mọi quá trình lao động sản xuất của xã hội.

b. Nguồn nhân lực thực hiện công tác an toàn lao động

– Nguồn nhân lực thực hiện công tác an toàn lao động là người sử dụng lao động, người quản lý, người lao động tham gia thực hiện công tác An toàn, vệ sinh lao động trong quá trình sản xuất của cơ quan, doanh nghiệp động [Luật ATVSLĐ].

– Nhận lực thực hiện công tác An toàn lao động là người có đầy đủ về thể lực, thể chất, trí lực và nhân cách để triển khai thực hiện công tác an toàn lao động nhằm đảm bảo không xảy ra thương tật, tử vong cho con người, phòng chống tác động của các yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động [Luật ATVSLĐ].

1.1.2. Đào tạo nhân lực thực hiện công tác an toàn lao động

– Đào tạo nhân lực thực hiện công tác an toàn lao động là giúp cho người sử dụng lao động, người quản lý, người lao động cập nhật kịp thời các quy định, quy trình về an toàn lao động; ứng dụng khoa học công nghệ kỹ thuật phục vụ sản xuất; nâng cao kiến thức, kỹ năng tổ chức thực hiện công tác an toàn lao động; nâng cao kỹ năng tự phòng ngừa tai nạn lao động cho người lao động để phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong sản xuất.

– Đào tạo nhân lực thực hiện công tác an toàn lao động là một trong những nội dung xây dựng và triển khai văn hóa an toàn lao động trong cơ quan, doanh nghiệp.

1.1.3. Mục đích, ý nghĩa, vai trò của đào tạo nguồn nhân lực thực hiện công tác an toàn lao động

a. Mục đích của đào tạo nguồn nhân lực thực hiện công tác an toàn lao động

– Đào tạo nguồn nhân lực thực hiện công tác an toàn lao động nhằm mục đích nâng cao chất lượng, phát triển nguồn nhân lực thực hiện công tác an toàn lao động tại doanh nghiệp, thực chất của vấn đề này là nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ năng thực hiện công tác an toàn lao động cho người lao động.

b. Ý nghĩa của đào tạo nguồn nhân lực thực hiện công tác an toàn lao động

Đào tạo nguồn nhân lực thực hiện công tác an toàn lao động có ý nghĩa rất to lớn đối với doanh nghiệp, với từng người lao động và cũng như đối với xã hội.

c. Vai trò của công tác đào tạo nguồn nhân lực thực hiện công tác an toàn lao động

– Đào tạo nguồn nhân lực thực hiện công tác an toàn lao động giúp doanh nghiệp sử dụng tối đa khả năng của người lao động, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

– Tạo ra tính chuyên nghiệp và sự gắn bó giữa người lao động và doanh nghiệp.

– Cập nhật các kỹ năng, kiến thức mới cho người lao động, giúp họ có thể áp dụng thành công các thay đổi công nghệ, kỹ thuật trong doanh nghiệp.

– Đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của người lao động.

– Tạo cho người lao động có cách nhìn, cách tư duy mới trong công việc của họ, đó cũng chính là cơ sở để phát huy tính sáng tạo của người lao động trong công việc.

d. Nguyên tắc của đào tạo nguồn nhân lực

+ Thứ nhất: con người hoàn toàn có năng lực để phát triển.

+ Thứ hai: mỗi người đều có giá trị riêng

+ Thứ ba: lợi ích của người lao động và những mục tiêu của tổ chức có thể kết hợp với nhau.

+ Thứ tư: đào tạo nguồn nhân lực là một nguồn đầu tư sinh lời đáng kể, vì đào tạo nguồn nhân lực là những phương tiện để đạt được sự phát triển của tổ chức có hiệu quả nhất.

1.2. NỘI DUNG CỦA VIỆC ĐÀO TẠO NHÂN LỰC THỰC HIỆN CÔNG TÁC AN TOÀN LAO ĐỘNG

1.2.1. Mục tiêu đào tạo, đánh giá nhu cầu đào tạo

Mục tiêu của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là đóng góp vào mục tiêu chung của tổ chức, các chương trình đào tạo cần được nghiên cứu, xây dựng một cách hệ thống và xem xét nhu cầu thực sự của tổ chức.

Đánh giá nhu cầu đào tạo an toàn lao động là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến kết quả các bước tiếp theo, nó quyết định tính hợp lý của quá trình đào tạo. Để chính xác nhu cầu chúng ta phải xác định được bộ phận nào có nhu cầu đào tạo, những kiến thức kỹ năng nào, đối tượng nào, số lượng, thời gian tổ chức đào tạo…

1.2.2. Xác định mục tiêu và đối tượng đào tạo an toàn lao động

a. Xác định mục tiêu đào tạo an toàn lao động

Xác định mục tiêu đào tạo là xác định đích đến, tiêu chuẩn cần đạt được, tức là phải xác định được mục đích, yêu cầu sau đào tạo khi quá trình đào tạo kết thúc.

Xác định mục tiêu đào tạo là một nội dung quan trọng, làm cơ sở để định hướng các nỗ lực đào tạo, xây dựng các nội dung của chương trình đào tạo và là căn cứ để đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo.

Để xác định được mục tiêu đào tạo trước hết phải xuất phát từ yêu cầu của công việc, từ mục tiêu, chiến lược phát triển của doanh nghiệp, đồng thời phải căn cứ vào khả năng, trình độ hiện có của người lao động, mục tiêu đặt ra phải tuân thủ nguyên tắc SMART (mục tiêu cụ thể, dễ hiểu, đo lường được, khả năng thực hiện mục tiêu, hướng đến một mục tiêu- mục đích chung, thời gian cụ thể để thực hiện mục tiêu).

Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực thực hiện công tác an toàn lao động trong sản xuất tại Công ty Điện lực Quảng Nam
Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực thực hiện công tác an toàn lao động trong sản xuất tại Công ty Điện lực Quảng Nam

b. Lựa chọn đối tượng đào tạo an toàn lao động

Lựa chọn đối tượng đào tạo an toàn lao động là lựa chọn những người cụ thể, bộ phận nào và đang làm công việc gì để đào tạo? Nhu cầu đào tạo của người lao động có những điểm khác biệt do kiến thức cơ bản, tiềm năng và hoài bão phát triển của họ không giống nhau. Do vậy, phải xác định đối tượng đào tạo an toàn lao động để hướng tới việc thiết kế chương trình sao cho đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và các đối tượng lao động trong doanh nghiệp.

Số lượng học viên tham gia đào tạo, hình thức đào tạo cũng là một điều hết sức quan trọng để đạt hiệu quả đào tạo cao nhất. Việc xác định đúng đối tượng đào tạo, hình thức đào tạo phù hợp sẽ quyết định đến hiệu quả của quá trình đào tạo tại doanh nghiệp

1.2.3. Nội dung đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo an toàn lao động

a. Nội dung đào tạo an toàn lao động

Những nội dung về trình độ kiến thức, kỹ năng cần được đào tạo cho người lao động cần phải được xác định rõ ràng, cụ thể gắn với từng công việc cụ thể trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp.

Nội dung đào tạo cần xác định rõ: tổ chức đào tạo kiến thức chuyên môn hay kỹ năng thực hiện công việc đảm bảo an toàn lao động, học các kiến thức, kỹ năng cơ bản hay nâng cao, học kinh nghiệm thực tế hay từ lý luận sách vở…

Việc xác định nội dung kiến thức, kỹ năng đào tạo là cơ sở để lựa chọn phương pháp đào tạo phù hợp nhằm truyền tải những kiến thức, kỹ năng cho người lao động, góp phần nâng cao tính thiết thực và hiệu quả của chương trình đào tạo.

b. Lựa chọn phương pháp đào tạo

Phương pháp đào tạo là cách thức để tiến hành đào tạo, hay nói cách khác: đó là phương thức cụ thể để truyền tải kiến thức cần đào tạo cho người được đào tạo để đạt được mục tiêu cho trước một cách hiệu quả nhất.

Do có nhiều phương pháp đào tạo khác nhau, mỗi phương pháp có cách thức thực hiện khác nhau và có những ưu điểm, nhược điểm riêng. Đồng thời với các đối tượng đào tạo khác nhau, với mỗi loại kiến thức khác nhau, mỗi vị trí công việc và điều kiện tham gia khác nhau nên đòi hỏi các phương pháp đào tạo cũng phải khác nhau để phù hợp với đặc điểm sản xuất, tình hình sản xuất của doanh nghiệp tại từng thời điểm khác nhau.

1.2.4. Dự trù kinh phí tổ chức đào tạo

Kinh phí cho đào tạo là toàn bộ những chi phí diễn ra trong quá trình người lao động tham gia khóa học và những chi phí khác liên quan đến quá trình đào tạo.

Việc xác định kinh phí đào tạo hết sức quan trọng, nó phản ảnh mục tiêu đào tạo có được thực hiện hay không? Kinh phí này có thể do các doanh nghiệp chi trả hoặc người lao động tự đóng góp nhằm nâng cao trình độ cho mình. Do vậy, công tác đào tạo chỉ có hiệu quả cao khi xây dựng nguồn kinh phí cho đào tạo đảm bảo sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng.

1.2.5. Đánh giá kết quả đào tạo

Đánh giá là một quá trình thu thập và phân tích dữ liệu một cách khoa học để đưa ra những quyết định. Về bản chất, đánh giá chính là sự việc so sánh những kết quả đạt được với mục tiêu đề ra từ trước.

Đánh giá kết quả công tác đào tạo là giai đoạn cuối cùng của công tác đào tạo, là công tác xem xét, kiểm tra chất lượng và chỉ ra hiệu quả mang lại của công tác đào tạo, xác định xem chương trình đào tạo có phù hợp, đáp ứng được mục tiêu đào tạo không? Có rất nhiều hệ thống được xây dựng và áp dụng để đánh giá, trong đó hệ thống đánh giá hiệu quả đào tạo do Kirkpatrick xây dựng năm 1967, điều chỉnh lại năm 1987 và 1994, được công nhận và sử dụng rộng rãi nhất, đặc biệt trong lĩnh vực đào tạo ở doanh nghiệp.

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHÂN LỰC THỰC HIỆN CÔNG TÁC AN TOÀN LAO ĐỘNG

1.3.1. Nhân tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp

a. Nhân tố chính trị, xã hội

b. Nhân tố thuộc thị trường lao động

c. Nhân tố sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật

d.Yếu tố chiến lược của đối thủ cạnh tranh:

1.3.2. Nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp

a. Mục tiêu, chiến lược của tổ chức

b. Môi trường làm việc và điều kiện cơ sở vật chất

c. Chính sách và kế hoạch đào tạo

d. Nguồn lực tài chính

1.3.3. Đặc điểm nguồn lực tại Công ty Điện lực Quảng Nam

Hiện tại Công ty Điện lực Quảng Nam có 788 CBCNV, trong đó lao động nữ 80 CBCNV, lao động trực tiếp sản xuất là 428 người; đối với lao động trực tiếp sản xuất được bố trí quản lý vận hành lưới điện trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Nam và thực hiện công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, lao động trực tiếp làm việc trong môi trường lao động đặc biệt nguy hiểm nên trong quá trình sản xuất của Công ty Điện lực Quảng Nam luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn lao động trong sản xuất. Do đó, để đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất, công tác đào tạo nguồn nhân lực là một trong những giải pháp chính để ngăn ngừa nguy cơ tai nạn nên cần từng bước thường xuyên phải hoàn thiện công tác đào tạo an toàn nguồn nhân lực thực hiện công tác an toàn lao động.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC THỰC HIỆN CÔNG TÁC AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG NAM

2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG NAM

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Điện lực Quảng Nam

2.1.2. Đặc điểm SXKD và chức năng nhiệm vụ của Công ty Điện Quảng Nam

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty Điện Quảng Nam:

2.2. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC THỰC HIỆN CÔNG TÁC AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG NAM

2.2.1. Xác định cơ cấu lao động theo độ tuổi

Bảng 2.1. Cơ cấu độ tuổi của Công ty Điện lực Quảng Nam

Chỉ tiêu lao động theo độ tuổiNĂM 2018NĂM 2019NĂM 2020NĂM 2021
Số lượngTỷ lệ

(%)

Số lượngTỷ lệ

(%)

Số lượngTỷ lệ

(%)

Số lượngTỷ lệ

(%)

Tổng704100752100764100788100
Từ 18 đến 308712.3611014.6311414.9210212.94
Từ 31 đến 4030943.8931141.3630640.0529237.06
Từ 41 đến 5026137.0726034.5727135.4729136.93
Trên 50476.68719.44739.5510313.07

(Số liệu cung cấp từ phòng Tổ chức và nhân sự)

Độ tuổi lao độ tuổi trung bình cao nên ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai thực hiện công tác an toàn lao động, đặc biệt việc tiếp cận khoa học kỹ thuật công nghệ rất hạn chế.

2.2.2. Cơ cấu lao động theo giới tính

Tỷ lệ lao động Nam tại Công ty Điện lực Quảng Nam chiếm tỷ trọng cao, cụ thể:

Bảng 2.2. Cơ cấu giới tính của Công ty Điện lực Quảng Nam

STTCHỈ TIÊUNĂM 2018NĂM 2019NĂM 2020NĂM 2021
1Tổng số lao động:704752764788
2Lao động nam628670682708
3Lao động nữ76828280

(Số liệu cung cấp từ phòng Tổ chức và nhân sự)

2.2.3. Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn

Lao động tại Công ty có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên, cụ thể:

Bảng 2.3. Cơ cấu trình độ CBCNV của Công ty Điện lực Quảng Nam

STTCHỈ TIÊUNĂM 2018NĂM 2019NĂM 2020NĂM 2021
1Trên Đại học18182428
2Đại học282300321331
3Cao đẳng176176184184
4Trung cấp226256233243
5Khác2222
Tổng cộng704752764788

(Số liệu cung cấp từ phòng Tổ chức và nhân sự)

2.2.4. Cơ cấu lao động theo chức năng nhiệm vụ

Bảng 2.4. Cơ cấu lao động theo chức năng của Công ty Điện lực Quảng Nam

STTCHỈ TIÊUNĂM 2018NĂM 2019NĂM 2020NĂM 2021
1Tổng nhân sự:704752764788
2Lao động trực tiếp430494422428
3Lao động gián tiếp274258342360

(Số liệu cung cấp từ phòng Tổ chức và nhân sự)

Lực lượng lao động trực tiếp tại Công ty chiếm tỷ lệ lớn, hơn nữa công tác sản xuất phân tán không tập trung nên việc triển khai thực hiện công tác an toàn lao động còn nhiều hạn chế, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn lao động trong sản xuất rất cao.

2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC THỰC HIỆN CÔNG TÁC AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY

2.3.1. Thực trạng công tác đào tạo tại Công ty

a. Xác định nhu cầu đào tạo

Hằng năm, Công ty lập kế hoạch sản xuất kinh doanh có kế hoạch thực hiện công tác đào tạo nghiệp vụ chuyên môn, đào tạo kiến thức an toàn lao động và lập dự trù kinh phí tổ chức thực hiện.

Phòng Tổ chức và nhân sự chịu trách nhiệm tham mưu Giám đốc Công ty lập kế hoạch và tổ chức đào tạo chuyên môn cho cán bộ, người lao động. Phòng An toàn tham mưu Công ty lập kế hoạch và tổ chức đào tạo kiến thức an toàn lao động.

– Nhu cầu và thực hiện đào tạo kiến thức an toàn lao động hằng năm của Công ty như sau:

* Nhu cầu và kết quả thực hiện đào tạo kiến thức an toàn vệ sinh lao động:

Việc xác đinh nhu cầu thực hiện đào tạo kiến thức an toàn vệ sinh lao động được thực hiện từ cấp Công ty và giao nhiệm vụ cho các các đơn vị trực thuộc triển khai nên có những hạn chế sau:

+ Khi xác chưa đầy đủ thành phần tham gia, thành phần tham gia không đúng nhòm đối tượng, thiếu đối tượng tham gia.

+ Các đơn vị trực thuộc bố trí công việc của các nhóm đối tượng lao động thường xuyên thay đổi nên việc xác định nhu cầu đào tạo chưa đúng với thực tế

* Nhu cầu và kết quả thực hiện đào tạo kiến thức quy trình an toàn điện và kỹ năng phòng ngừa tai nạn lao động:

Việc xác định nhu cầu đào tạo kiến thức an toàn điện được thực hiện từ Công ty và giao cho các đơn vị triển khai thực hiện, nên có những hạn chế sau:

+ Số lượng tham gia không đúng thực tế tại các đơn vị

+ Chưa phân nhóm đối tượng có trình độ nhận thức khác nhau để có kế hoạch đạo tạo phù hợp

+ Chưa tổ chức đánh giá để phân loại đối tượng đào tạo phù hợp với công việc, nhiệm vụ giao.

* Nhu cầu các đơn vị đăng ký và kết quả thực hiện đào tạo đảm nhận chức danh thực hiện chế độ phiếu công tác, lệnh công tác:

Việc đăng ký nhu cầu đào đạo đảm nhận chức danh thực hiện chế độ phiếu công tác, lệnh công tác được các đơn vị trực thuộc đăng ký lên Công ty để tổng hợp thực hiện, nhung vẫn còn các hạn chế sau:

+ Đơn vị khi đăng ký chưa đánh giá được năng lực của từng người lao động nên số lượng đăng ký nhiều nhưng sát hạch đạt thấp

+ Việc chưa đánh giá phân loại mức độ nguy hiểm của từng công việc nên dẫn đến các đơn vị đăng ký chưa sát với thực tế và còn mang tính tất cả và chưa có đánh giá sàn lọc khi đăng ký.

Tác giả đã tổ chức phỏng vấn cá nhân cử từng bộ phận sản xuất, từng nhóm nghề để tổng hợp đánh giá các đợt đào tạo trong thời gian qua và tổng hợp nhu cầu của cá nhân trong thời gian đến. Qua phiếu đánh giá công tác đào tạo an toàn lao động tại Công ty Điện lực Quảng Nam đã được tác giả gửi trực tiếp cho 56 cán bộ quản lý và 450 công nhân trực tiếp sản xuất tại các đơn vị.

Qua kết quả khảo sát nếu trên cho thấy, công tác đào tạo thực hiện tập trung do Công ty tổ chức và số lượng cán bộ, người lao động vi phạm quy trình, quy định an toàn chiếm tỷ lệ còn cao do nhiều yếu tố khác nhau như người lao động chưa nắm rõ quy định hoặc ý thức tự giác thực hiện công tác an toàn chưa cao và hầu hết người lao động cũng có ý kiến cần tập trung đào tạo kỹ năng thực hiện công tác an toàn lao động và đào tạo kỹ năng nhận biết để phòng ngừa tai nạn lao động là chính.

b. Xác định mục tiêu & đối tượng đào tạo an toàn lao động

* Xác định mục tiêu đào tạo an toàn lao động

Nhu cầu đào tạo tại công ty đã được quan tâm thực hiện nhưng việc xác định mục tiêu chưa cụ thể, rõ ràng. Việc xác định mục tiêu của các chương trình đào tạo chủ yếu tập trung thực hiện theo đúng quy định của cấp trên và chỉ là dừng lại ở mục tiêu ngắn hạn trước mắt, chưa tập trung xác định đào tạo mang tính lâu dài, cụ thể Công ty chưa thực hiện các bước phân tích để xác định những kiến thức, kỹ năng còn thiếu cần đào tạo bổ sung cho từng đối tượng cụ thể để đáp ứng với mục tiêu công tác an toàn lao động của Công ty.

Việc xác định mục tiêu còn mang tính chung chung, rất khó định lượng được mục tiêu đào tạo ai trở thành người như thế nào và cần phải thỏa mãn những yêu cầu, tiêu chuẩn gì; làm cho công tác đào tạo an toàn lao động bị thụ động, thậm chí rất dễ bị chệch hướng, không phục vụ được cho mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của Công ty nói chung và nguồn lực thực hiện công tác an toàn lao động nói riêng.

*Xác định đối tượng đào tạo an toàn lao động

Việc chọn đúng người tham gia quá trình đào tạo an toàn lao động là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, trong thời gian qua Công ty chưa thực sự hợp lý trong việc tìm hiểu, xác định đúng nhu cầu cần được đào tạo an toàn lao động, việc đánh giá chưa chính xác đối tượng cần đào tạo gây lãng phí và giảm hiệu quả của công tác đào tạo an toàn lao động trong thời gian qua.

Việc xác định đối tượng đào tạo an toàn lao động của Công ty cũng cần phải xem xét lại và cân nhắc kỹ lưỡng để phù hợp với mục đích đào tạo và đạt mục tiêu công tác an toàn lao động trong sản xuất của Công ty. Tổ chức đào tạo hoàn toàn do chủ quan cấp trên trực tiếp tổng hợp danh sách và cử đi căn cứ vào nội dung khóa học. Với phương pháp lựa chọn này dẫn tới việc đối tượng cử đi học vẫn mang tính cử luân phiên, để nhằm đảm bảo tổ chức sản xuất tại các đơn vị. Có những khóa học người lao động phải tham gia là do yêu cầu của cấp trên, chưa gắn với yêu cầu thực tế của công việc và xuất phát từ nhu cầu thực tế của người lao động để triển khai công việc.

Vì vậy, trong thời gian tới, Công ty cần phải đánh giá xác định đúng nhu cầu đào tạo cho từng nhóm đối tượng, số lượng đào tạo và thời gian đào tạo an toàn lao động phù hợp tùy theo từng đối tượng.

c. Nội dung đào tạo và phương pháp đào tạo an toàn lao động

* Nội dung đào tạo:

Đối với các cán bộ quản lý và nhân viên các phòng ban: nội dung đào tạo dành cho cán bộ quản lý và nhân viên các phòng ban còn nhiều hạn chế. Nội dung đào tạo an toàn lao động còn mang tính lý thuyết chưa sát với thực tế sản xuất. Số lượng CBCNV tham gia các lớp đào tạo chưa nhiều.

Đối với đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất: Công ty đã chú trọng đào tạo cho công nhân viên chủ yếu về lý thuyết chưa quan tâm đến đào tạo kỹ năng thực hiện công tác an toàn lao động để từng người lao động đáp ứng tốt yêu cầu công việc. Các khóa đào tạo an toàn lao động cho lực lượng lao động trực tiếp thường tổ chức đông người và thời gian ngắn, nội dung đào tạo chưa phù hợp cho từng nhóm công việc.

*Phương pháp đào tạo

Lựa chọn phương pháp đào tạo là một bước quan trọng và nó quyết định hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực, nhằm nâng cao tính chủ động, sáng tạo của người học. Trên thực tế thời gian qua, Công ty chủ yếu sử dụng 2 phương pháp chính là đào tạo trong công việc thông qua việc kèm cặp, hướng dẫn công việc tại chỗ và đào tạo ngoài công việc thông qua các lớp đào tạo an toàn lao động định kỳ hằng năm.

d. Dự toán chi phí đào tạo an toàn lao động

Thống kê chi phí đào tạo chuyên môn, đào tạo an toàn lao động trong các năm qua cho thấy khoản chi cho đào tạo không cố định và tăng giảm qua từng năm tùy theo nhu cầu đào tạo của năm đó. Công tác bố trí nguồn chi phí phục vụ công tác đào tạo an toàn lao động cơ bản đã đáp ứng theo kế hoạch đào tạo an toàn lao động hằng năm của Công ty.

Về mặt dự trù chi phí đào tạo: Phòng TC&NS, phòng An toàn dựa vào nhu cầu tạo tạo hằng năm để lập kế hoạch chi phí đào tạo đưa vào về hoạch chi phí sản xuất của Công ty, nguồn kinh phí bố trí thực hiện công tác đào tạo an toàn lao động chỉ đủ để thực hiện về số lượng chưa đảm bảo để nâng cao chất lượng. Tuy nhiên kinh phí đào tạo còn chiếm tỷ trọng thấp trong chí phí sản xuất của Công ty, việc chi phí thực hiện ít cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc lập kế hoạch và chất lượng đạo tạo trong thời gian qua.

e. Đánh giá kết quả đào tạo

Trong thời gian qua, Công ty đánh giá kết quả thực hiện sau từng lớp đào tạo để đánh giá mức độ nhận thức của từng cán bộ, người lao động theo từng khóa đào tạo. Tuy nhiên việc tổ chức đánh giá kết quả đào tạo của các lớp đào tạo do Công ty thuê ngoài có tỷ lệ đạt rất cao, riêng đối với các lớp Công ty đào tao tổ chức sát hạch lại lần cho cán bộ, người lao động nếu sát hạch, đánh giá kết quả lần 1 chưa đạt yêu cầu.

Hiện nay Công ty chưa tổ chức đánh giá kết quả sau các khóa đào tạo an toàn lao động đối với từng cá nhân tham gia đào tạo. Tuy nhiên, Công ty tổ chức đánh giá kết quả thực hiện công tác an toàn lao động tại hiện trường để đánh giá kết quả chấp hành quy trình, quy định về an toàn lao động của từng cá nhân.

2.3.2. Đánh giá chung công tác đào tạo Nguồn nhân lực thực hiện công tác an toàn lao động tại Công ty

a. Những kết quả đạt được đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực thực hiện công tác an toàn lao động

Công tác đào tạo nguồn nhân lực thực hiện công tác an toàn lao động vẫn được duy trì và được tiến hành thường xuyên hàng năm cơ bản đáp ứng theo quy định của pháp luật.

Thực hiện tốt được yêu cầu của Công ty về việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho Công ty.

Công tác đào tạo nguồn nhân thực hiện công tác an toàn lao động là một trong các giải pháp để đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất.

Chi phí đào tạo nguồn lực thực hiện công tác an toàn lao động được lãnh đạo Công ty bố trí đảm bảo thực hiện theo kế hoạch đạo tạo an toàn lao động hằng năm.

b. Những tồn tại của công tác đào tạo Nguồn nhân lực thực hiện công tác an toàn lao động tại Công ty

Việc xác định nhu cầu đào tạo chưa chú ý đến việc phân tích công việc và phân tích cá nhân.

Đã có quy định thực hiện đào tạo an toàn lao động nhưng cần rà soát bổ sung nội dung đào tạo cho từng nhóm nghề để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực thực hiện công tác an toàn lao động tại Công ty

Chưa xây dựng mục tiêu đào bằng định lượng để giao cho các đơn vị phấn đấu thực hiện để đơn vị tự tổ chức đào tạo nâng cao hiệu quả công tác huấn luyện của toàn Công ty.

Chưa tổ chức đánh giá, phân nhóm đào tạo theo trình độ, kỹ năng thực hiện công tác an toàn lao động để xây dựng nội dung đào tạo theo từng nhóm và theo từng chức danh.

Phương pháp đào tạo chưa đa dạng, chủ yếu áp dụng các phương pháp đào tạo truyền thống.

Chưa quan tâm đến công tác đào tạo thực hành, đào tạo nâng cao kỹ năng tự phòng ngừa tai nạn lao động cho đối tượng lao động trực tiếp sản xuất.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC THỰC HIỆN CÔNG TÁC AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI ĐIỆN LỰC QUẢNG NAM ĐẾN

3.1. CƠ SỞ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP

3.1.1. Mục tiêu phát triển của Công ty Điện lực Quảng Nam trong thời gian đến

3.1.2. Mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực thực hiện công tác an toàn lao động của Công ty trong thời gian đến

3.1.3. Cơ sở và hướng đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực thực hiện công tác an toàn lao động tại Công ty

3.2. GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC THỰC HIỆN CÔNG TÁC AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG NAM

3.2.1. Hoàn thiện công tác đánh giá nhu cầu đào tạo an toàn lao động:

a. Xác định nhu cầu đào tạo

Để công tác đào tạo đạt được mục tiêu đề ra, đáp ứng nhu cầu sử dụng nguồn lực thực hiện công tác an toàn lao động phục vụ sản xuất, kinh doanh của Công ty. Trong thời gian đến Công ty Điện lực Quảng Nam cần xác định rõ nhu cầu đào tạo an toàn lao động để từ đó lập kế hoạch, dự trù nguồn kinh phí để triển khai thực hiện trong từng năm.

Hiện tại công tác lập kế hoạch được thực hiện theo tổng hợp từ phòng Tổ chức và nhân sự chịu trách nhiệm tham mưu Giám đốc Công ty lập kế hoạch và tổ chức đào tạo chuyên môn cho cán bộ, người lao động. Phòng An toàn tham mưu Giám đốc Công ty lập kế hoạch và tổ chức đào tạo kiến thức an toàn lao động. Tuy nhiên, việc lập kế hoạch này còn mang tính thống kê chưa có tính phân tích nhu cầu thực sự.

*Giải pháp cụ thể: trong thời gian đến, hằng nắm Công ty phải đánh giá để phân loại theo từng nhóm đối tượng để lập kế hoạch đào tạo an toàn phù hợp theo nguyên tắc như sau:

– Phân theo từng đối tượng quản lý để tổ chức đào tạo

– Đối với công nhân trực tiếp phân nhóm theo trình độ nhận thức an toàn lao động của từng cá nhân để lập kế hoạch đào tạo cho từng nhóm riêng, tập trung công tác đào tạo nâng cao kỹ năng nhận biết, thực hiện thành thạo công việc đảm bảo an toàn lao động.

– Đối với đội ngủ làm công tác an toàn phải định kỳ hằng tháng, hằng quý đào tạo trao đổi kinh nghiệm triển khai thực hiện công tác an toàn lao động.

b. Nhu cầu và thực hiện đào tạo kiến thức an toàn lao động từ năm 2021 đến 2025

Cần phân tích xác định nhu cầu đào tạo từ đơn vị trực tiếp sản xuất, nhu cầu phải sát với tình hình sản xuất tại từng đơn vị từ đó lập kế hoạch nhu cầu đào tạo theo lộ trình để triển khai thực hiện hiệu quả:

* Nhu cầu đào tạo kiến thức an toàn vệ sinh lao động

* Nhu cầu đào tạo kiến thức quy trình an toàn điện và kỹ năng phòng ngừa tai nạn lao động

* Nhu cầu đào tạo thực hành nâng cao kỹ năng tay nghề thực hiện an toàn

* Nhu cầu đào tạo đảm nhận chức danh thực hiện chế độ phiếu công tác, lệnh công tác

3.2.2. Hoàn thiện kế hoạch đào tạo kiến thức an toàn lao động từ năm 2021 đến 2025

Với mục tiêu “đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất”, một trong những giải pháp để ngăn ngừa tai nạn lao động là đào tạo nâng cao nhận thức thực hiện công tác an toàn đối với cấp quản lý và người lao động, đào tạo kỹ năng tay nghề cho người lao động thực hiện công tác tuyệt đối đảm bảo an toàn, đào tạo khả năng nhận biết được các nguy cơ mất an toàn có thể xảy ra trong quá trình sản xuất và biện pháp phòng ngừa từng nguy cơ. Trong thời gian đến, Công ty Điện lực Quảng Nam cần hoàn thiện kế hoạch đào tạo theo từng nhóm đối tượng để nâng cao hiệu quả hơn so với thời gian qua để thực hiện đạt mục tiêu đào tạo nhân lực thực hiện công tác an toàn lao động trong toàn Công ty giai đoạn 2022-2025, Công ty cần phân tích cụ thể từng yếu tố tác động đến công tác đạo tạo nguồn nhân lực thực hiện công tác an toàn lao động sau để từ đó hoàn thiện kế hoạch đào tạo phù hợp cho từng thời điểm.

b. Hoàn thiện kế hoạch đào tạo an toàn lao động hằng năm giai đoạn 2022-2025:

3.2.3. Hoàn thiện nội dung đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo

a. Nội dung đào tạo kiến thức an toàn vệ sinh lao động

b.Nội dung đào tạo kiến thức quy trình an toàn lao động

c. Nội dung đào tạo thực hiện chế độ phiếu công tác, lệnh công tác, phiếu thao tá

d. Nội dung đào tạo lao động mới tuyển dụng, đào tạo bổ sung

e. Nội dung đào tạo thực hành

f. Hình thức đào tạo và sát hạch

­3.2.4. Dự toán chi phí đào tạo

Hằng năm xây dựng kế hoạch sản xuất, Công ty đáng giá nhu cầu đào tạo từng năm để đưa chi phí thực hiện đào tạo vào kế hoạch để thực hiện, cụ thể như sau:

Bảng 3.14. Dự trù chi phí đào tạo tại Công ty Điện lực Quảng Nam GĐ 2022-2025

TTNội dung đào tạoChi phí đào tạo (triệu động)Ghi chú
2022202320242025
1Đào tạo ATVSLĐ cho người quản lý12,626,212,626,2
2Đào tạo lý thuyết quy trình an toàn lao động cho lao động làm việc có yêu cầu nghiêm ngặt an toàn lao động67294,881356,4
3Đào tạo thực hành tay nghề, kỹ ngăn phòng ngừa tai nạn67748189,1
4Đào tạo an toàn lao động cho đối tượng không có yêu cầu nghiêm ngặt an toàn lao động28,228,228,228,2
5Đạo tạo chức danh thực hiện chế độ phiếu công tác, lệnh công tác, phiếu thao tác404448,453,2
6Đào tạo mạng lưới ATVSV22,822,822,822,8
7Đào tạo cán bộ ý tế3333
8Đào tạo cán bộ an toàn12121212
9Đào tạo nâng cao kiến thức an toàn cho công nhân bậc thấp20202020
10Đơn vị đào tạo thực hành tay nghề cho công nhân trực tiếp sản xuất241,2265,3291,6320,7
TỔNG CỘNG513.8790.3600.6931.6

3.2.5. Đánh giá kết quả đào tạo

a. Thực hiện đánh giá kết quả công tác đào tạo nguồn nhân lực thực hiện công tác an toàn lao động

Sau từng đợt đào tạo phải tổ chức đánh giá kết quả sát hạch để có kế hoạch tiếp tục đào tạo bổ sung cho các đối tượng chưa đạt yêu cầu.

Tổ chức đánh giá kết quả thực hiện công việc sản xuất tại các đơn vị để có thể điều chỉnh đào tạo bổ sung cho các đối tượng thực hiện công việc chưa thành thục, chưa đảm bảo an toàn

Hằng năm tổ chức đáng giá kế hoạch, nội dung, hiệu quả công tác đào tạo để xây dựng kế hoạch cho năm tiếp theo phù hợp với tình hình sản xuất

Công tác đào tạo nguồn nhân thực hiện công tác an toàn lao động là một trong các giải pháp để đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất.

Đánh giá hiệu quả chi phí thực hiện đào tạo hằng năm.

3.3.CÁC GIẢI PHÁP BỔ TRỢ KHÁC

3.3.1. Hoàn thiện các chính sách cho lao động sau đào tạo

3.3.2. Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, người lao động được tham gia đào tạo an toàn động, nâng cao đội ngủ giáo viên đào tạo an toàn lao động tại Công ty

3.3.3. Nâng cao nhận thức thực hiện công tác an toàn lao động cho nguồn nhân lực

3.3.4. Tạo môi trường lao động làm việc đảm bảo an toàn cho người lao động, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

KẾT LUẬN

Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành những nhiệm vụ chính sau:

Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về đào tạo và nguồn nhân lực, đào tạo nguồn nhân lực thực hiện công tác an toàn lao động; luận văn đã xác định công tác đào tạo nguồn nhân lực thực hiện công tác an toàn lao động là yếu tố quyết định thành công của mỗi tổ chức trong nền kinh tế thị trường nói chung và hội nhập nói riêng.

Thứ hai, qua phân tích thực trạng về đào tạo nguồn nhân lực thực hiện công tác an toàn lao động tại Công ty Điện lực Quảng Nam, luận văn đã chỉ ra những hạn chế, tồn tại trong công tác tổ chức đào tạo nguồn nhân lực thực hiện công tác an toàn lao động tại Công ty Điện lực Quảng Nam để từ đó xây dựng các giải pháp để hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực thực hiện công tác an toàn lao động tại Công ty trong thời gian đến.

Thứ ba, trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng về đào tạo nguồn nhân lực thực hiện công tác an toàn lao động, luận văn đã đưa ra định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực thực hiện công tác an toàn lao động tại Công ty Điện lực Quảng Nam trong giai đoạn đến nhằm xây dựng lực lượng cán bộ, người lao động có trình độ chuyên môn tốt, thay nghề giỏi, kỹ năng phòng ngừa tai nạn tốt, tác phong làm việc chuyên nghiệp….để góp phần xây dựng Công ty Điện lực Quảng Nam ngày càng phát triển bền vũng hơn.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN DONG A\LUAN VAN DONG A\TRAN NGOC ANH

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *