Giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án từ thực tiễn quận

Giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án từ thực tiễn quận

Giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án từ thực tiễn quận

 

  1. Lý do chọn đề tài

Kể từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, đặc biệt là những
năm gần đây tình hình tranh chấp đất đai ngày càng gia tăng về số lượng và
phức tạp về tính chất, nhất là những vùng đang đô thị hóa nhanh. Các dạng
trạnh chấp đất đai phổ biến trong thực tế là: tranh chấp hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế quyền sử dụng đất; tranh chấp do lấn, chiếm đất; tranh chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; tranh chấp đất đai trong các vụ ly hôn. Có thể liệt kê rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai như: Việc quản lý đất đai còn nhiều thiếu sót, sơ hở; việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tiến hành chậm; việc lấn chiếm đất đai ngày càng phổ biến nhưng không được ngăn chặn và xử lý kịp thời; đất đai từ chỗ chưa được thừa nhận có giá trị nay trở thành tài sản có giá trị cao, thậm chí ở nhiều nơi, nhiều lúc giá đất tăng đột biến…

Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước. Không ai có thể phủ nhận vai trò quan trọng của đất đai đối với cuộc sống của con người, nó có ý nghĩa hàng đầu trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh, quốc phòng của mỗi quốc gia. Tranh chấp đất đai là một hiện tượng xảy ra phổ biến trong xã hội. Đặc biệt, khi nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, đất đai trở thành một loại hàng hóa đặc biệt có giá trị thì tranh chấp đất đai có xu hướng ngày càng gia tăng cả về số lượng cũng như mức độ phức tạp. Tình trạng tranh chấp đất đai kéo dài với số lượng người dân khiếu kiện ngày càng đông là vấn đề rất đáng được quan tâm. Tranh chấp đất đai phát sinh nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống xã hội như: Làm đình đốn sản xuất, tổn thương đến các mối quan hệ trong cộng đồng dân cư, ảnh hưởng đến phong tục đạo đức tốt đẹp của người Việt Nam, gây ra sự mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tranh chấp đất đai kéo dài nếu không được giải quyết dứt điểm sẽ dễ dẫn đến “điểm nóng”, bị kẻ xấu lợi dụng, làm giảm niềm tin của nhân dân đối với Nhà nước. Vì vậy, việc nghiên cứu tranh chấp đất đai và pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai là cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Đây cũng là vấn đề đang được Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm

Xuất phát từ thực tiễn đó, được sự phân công của trường cao đẳng kinh tế – kế hoạch về thực tập tại Tòa án nhân dân quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng –trong thời gian gần hai tháng tiếp xúc và nghiên cứu các vụ án tranh chấp về quyền sử dụng đất tại đây. Nên em quyết định chọn đề tài Giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án từ thực tiễn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng làm chuyên đề viết báo cáo thực tập của mình. Mặc dù thời gian thực tập không dài, nhưng em hy vọng qua việc học hỏi, xem xét thực tiễn có thể đưa ra những nhìn nhận, đánh giá và đóng góp một phần ý kiến của mình về thực tiễn giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án nơi thực tập.

  1. Mục đích nghiên cứu

– Nghiên cứu hệ thống quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm nhận diện đậm nét vai trò, vị trí của tòa án nhân dân trong giải quyết tranh chấp đất đai nói chung và giải quyết tranh chấp đất đai nói riêng đặt trong bối cảnh thực hiện Nghị quyết 49 của Bộ chính trị về cải cách tư pháp;

– Trên cơ sở kế thừa các thành tựu của khoa học pháp lý, Luận văn tiếp tục đi sâu tìm hiểu nhằm chỉ ra hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xác lập thẩm quyền của tòa án nhân dân trong giải quyết tranh chấp đất đai;

– Tìm hiểu, phân tích pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua tòa án nhân dân và đề xuất các giải pháp cơ bản góp phần hoàn thiện mảng pháp luật về lĩnh vực này;

– Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án từ thực tiễn tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng để từ đó chỉ ra những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án hiện nay.

– Nêu ra những phương hướng và đề xuất những giải pháp cụ thể, thích hợp góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án tránh việc khiếu kiện kéo dài gây ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội.

Giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án từ thực tiễn quận
Giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án từ thực tiễn quận
  1. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
  2. Phạm vi nghiên cứu

Hệ thống các quy phạm pháp luật thực định về giải quyết tranh chấp đất đai nói chung và giải quyết tranh chấp đất đai thông qua Tòa án nói riêng từ khi ban hành luật đất đai 2013

Các các báo cáo tổng kết tình hình, bản án giải quyết tranh chấp đất đai của tòa án nhân dân quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng 2017-2019.

b.Đối tượng nghiên cứu

Luận văn có đối tượng nghiên cứu là:

– Các văn bản quy phạm pháp luật nội dung về giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án; thực tiễn công tác giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án nói chung và tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng nói riêng.

– Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về khái niệm, đặc điểm, nguyên nhân phát sinh tranh chấp đất đai và cơ chế giải quyết tranh chấp đất đai;

– Nghiên cứu, đánh giá thực trạng thực thi pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án nhân dân tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng để nhận diện những mâu thuẫn, bất cập, hạn chế và chỉ ra những nguyên nhân của những hạn chế này để từ đó tìm giải pháp để khắc phục

  1. Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản mà luận văn đặt ra, Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:

– Phương pháp phân tích, phương pháp lịch sử,… được sử dụng trong Chương 1 khi nghiên cứu tổng quan những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp đất đai và vai trò của tòa án nhân dân trong việc giải quyết các tranh chấp đất đai và vai trò của tòa án nhân dân trong việc giải quyết các tranh chấp đất đai;

– Phương pháp phân tích, phương pháp so sánh luật học, phương pháp thống kê, phương pháp diễn giải,…được sử dụng trong Chương 2 khi tìm hiểu, đánh giá thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua tòa án nhân dân;

– Phương pháp quy nạp, phương pháp khái quát,…được sử dụng trong Chương 3 khi đưa ra định hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua tòa án nhân dân.


  1. Kết cấu khóa luận

Khóa luận bao gồm phần mở đầu, kết luận và  3 chương như sau:

Chương 1. Những vấn đề chung về giải quyết tranh chấp đất đai

Chương 2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa án nhân dân Quận Hải Châu

Chương 3. Giải pháp nâng cao chất lượng giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất tại tòa án nhân dân Quận Hải Châu

 

Giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án từ thực tiễn quận
Giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án từ thực tiễn quận

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT

TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

1.1. Khái niệm và các dạng về tranh chấp đất đai

1.1.1. Khái niệm về tranh chấp đất đai

Theo khoản 24, Điều 3 Luật Đất đai 2013: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”.

Theo khái niệm này, đối tượng tranh chấp trong tranh chấp đất đai là quyền và nghĩa vụ của người sử dụng. Tranh chấp tổng các quyền hay nghĩa vụ chỉ là tranh chấp từng quyền và nghĩa vụ “đơn lẽ” của người sử dụng đất do pháp luật đất đai quy định, hay bao gồm cả tranh chấp những quyền và nghĩa vụ mà người sử dụng đất có được khi tham gia vào các quan hệ pháp luật khác cho đến nay vẫn chưa được chính thức xác định. Đã có quan niệm cho rằng, tranh chấp đất đai “là tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật đất đai về quyền và nghĩa vụ trong quá trình quản lý và sử dụng đất” hoặc “tranh chấp đất đai là sự bất đồng, mâu thuẩn hay xung đột về lợi ích, về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai”.

1.1.2. Các dạng về tranh chấp đất đai

– Tranh chấp về quyền sử dụng đất: là những tranh chấp giữa các bên với nhau về việc ai có quyền sử dụng hợp pháp đối với một mảnh đất nào đó. Trong dạng tranh chấp này chúng ta thường gặp các loại tranh chấp về ranh giới đất; tranh chấp về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong các quan hệ ly hôn, thừa kế; tranh chấp để đòi lại đất (đất đã cho người khác mượn sử dụng mà không trả lại, hoặc tranh chấp giữa người dân tộc thiểu số với người đi xây dựng vùng kinh tế mới…) .Một số trường hợp chiếm luôn diện tích đất của người khác. Những trường hợp tranh chấp này xảy ra thường do ranh giới đất giữa những người sử dụng đất liền kề không rõ ràng, đất thường được chuyển nhượng qua tay nhiều người, cho thuê, cho thuê lại, bàn giao không rõ ràng. Tranh chấp do việc thực hiện quyền sử dụng đất bị cản trở.

Giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án từ thực tiễn quận
D:\TÀI LIỆU LV HOÀN THÀNH\ĐÃ HOÀN THÀNH ALL\HOAN THANH 2020\BẬC ĐẠI HỌC\BC NGIỆP ĐH ĐA-LUẬT

Loại tranh chấp này phát sinh khi một bên được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất nhưng lại không thể sử dụng được do bị người khác cản trở. Tranh chấp đòi lại quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền trên đất của dòng họ, nhà thờ, chùa chiền,…

– Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất: dạng tranh chấp này thường xảy ra khi các chủ thể có những giao dịch dân sự về quyền sử dụng đất hoặc các tranh chấp liên quan đến việc bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư…

Loại tranh chấp này cũng là loại tranh chấp điển hình và gay gắt nhất. Khi Nhà nước triển khai công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng thì các hộ ở liền kề với nhau không thỏa mãn với mức bồi thường. Các hộ liền kề nhau tranh chấp về diện tích đất mà mình bị thu hồi. Khi Nhà nước thực hiện công tác đo đạc diện tích đất bị thu hồi thì phát sinh tranh chấp giữa các hộ liền kề về diện tích đất của mình đã bị lấn chiếm. Hoặc tranh chấp về các giá trị đất chưa được phù hợp thỏa đáng, mức bồi thường giữa nhà nước, người dân, chủ đầu tư. Loại tranh chấp này phát sinh trong trường hợp trước đây họ có quyền sử dụng đất nhưng do hoàn cảnh lịch sử chiến tranh cho mượn, cho thuê, cho ở nhờ. Nay hoàn bình thống nhất, người mượn, người ở nhờ không chịu trả hoặc do chính sách pháp luật của nhà nước ở thời kì trước đó đã chia, cấp cho người khác nên nay họ khởi kiện để đòi lại. Đây cũng là loại tranh chấp thường gắn liền với tài sản trên đất.

Đất bị tịch thu, trưng thu, trưng mua khi thực hiện cải cách ruộng đất ở Miền bắc; chính sách xóa bỏ triệt để tài tích chiếm hữu ruộng đất và các hình thức bóc lột thực dân, phong kiến Miền nam.

Đất đã hiến tặng cho Nhà nước, cho hợp tác xã và tổ chức khác, cho hộ gia đình, cá nhân.

Đất đã góp vào hợp tác xã nông nghiệp theo quy định của Điều lệ hợp tác xã nông nghiệp bậc cao.

Đất thổ cư mà nhà nước đã giao cho người khác để làm đất ở; đất ở và đất vườn

 

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

EMAIL: khotailieu86@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *