Giải quyết khiếu nại về thu hồi đất từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi

Giải quyết khiếu nại về thu hồi đất từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi

Giải quyết khiếu nại về thu hồi đất từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi

1. Tính cấp thiết của đề tài

Để đảm bảo thu hút đầu tư, phát triển kinh tế và nâng cao đời sống về mọi mặt của người dân, trong những năm qua, tỉnh Quảng Ngãi nói riêng và cả nước nói chung đã triển khai rất nhiều dự án, kéo theo nó là việc Nhà nước phải thu hồi đất và thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho tổ chức, cá nhân có đất bị thu hồi. Việc thu hồi đất thực hiện các dự án phát triển kinh tế-xã hội đã tác động đến quyền lợi và sinh hoạt bình thường của một bộ phận dân cư. Trong khi đó, chính sách, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư còn nhiều bất cập; công tác quản lý, điều hành của Nhà nước trong việc thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư còn nhiều bất cập, yếu kém, chưa tạo được sự đồng thuận cao của người dân, dẫn đến khiếu nại, thậm chí khiếu nại đông người, kéo dài, gây mất ổn định về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến niềm tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý, điều hành của Nhà nước.

Trước thực trạng khiếu nại, nhất là khiếu nại đông người, vượt cấp liên quan đến việc thu hồi đất ngày càng tăng và diễn biến phức tạp, trong những năm qua, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã có nhiều nỗ lực trong công tác giải quyết khiếu nại của công dân. Tuy nhiên, kết quả giải quyết khiếu nại vẫn còn hạn chế và những hạn chế đó xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu như: Pháp luật về khiếu nại và các luật chuyên ngành còn mâu thuẫn; cơ chế giải quyết khiếu nại còn rườm rà, phức tạp, chưa đảm bảo tính hiệu quả; cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thiếu quan tâm giải quyết khiếu nại của người dân; đội ngũ cán bộ làm công tác giải quyết khiếu nại còn hạn chế về trình độ, năng lực…

Với mong muốn đi sâu nghiên cứu nhằm đưa ra những luận giải về mặt lý luận, thực tiễn và đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại hành chính nói chung và giải quyết khiếu nại hành chính về thu hồi đất nói riêng. Tác giả quyết định chọn đề tài “Giải quyết khiếu nại về thu hồi đất từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi” để làm luận văn tốt nghiệp của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu: Đề tài này hướng đến mục đích: Làm rõ những vấn đề lý luận về giải quyết khiếu nại về thu hồi đất và trên cơ sở phân tích đánh giá về tình hình giải quyết khiếu nại về thu hồi đất để chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến khiếu nại và những bất cập, hạn chế trong giải quyết khiếu nại hành chính về thu hồi đất, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, ngăn ngừa khiếu nại đông người, vượt cấp trên lĩnh vực này.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

+ Một là: làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của giải quyết khiếu nại về thu hồi đất.

+ Hai là: Đánh giá pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về giải quyết khiếu nại về thu hồi đất, chỉ ra những kết quả đạt được và những hạn chế và nguyên nhân trong giải quyết khiếu nại về thu hồi đất từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi.

+ Ba là: Đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả việc giải quyết khiếu nại về thu hồi đất ở tỉnh Quảng Ngãi nói riêng và trên phạm vi cả nước nói chung.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là những vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại về thu hồi đất từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

4.2.1 Giới hạn phạm vi nghiên cứu về nội dung

Trong khuôn khổ có hạn của một bản luận văn thạc sỹ luật học, luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu khu trú vào nội dung pháp luật về giải quyết khiếu nại khi nhà nước thu hồi đất trên phương diện lý luận và thực tiễn mà không tìm hiểu các quy định về bồi thường thiệt hại về tài sản gắn liền với đất thu hồi; các quy định về hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

4.2.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu về không gian

Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu về không gian là giải quyết khiếu nại về thu hồi đất từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi

4.2.3 Giới hạn về phạm vi nghiên cứu về thời gian

Luận văn giới hạn thời gian nghiên cứu các quy định của pháp luật và thực tiễn về việc giải quyết khiếu nại về thu hồi đất từ khi có Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành được ban hành từ năm 2013 đến nay.

5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

5.1. Ý nghĩa lý luận: Qua nghiên cứu, đề tài sẽ đưa ra một hệ thống cơ sở lý luận nhằm cung cấp cho các nhà quản lý, nhà làm luật và nhà hoạch định chính sách một cách nhìn tổng quan về các nguyên nhân khiếu nại hành chính và vấn đề giải quyết khiếu nại liên quan đến thu hồi đất và đề xuất những giải pháp làm giảm thiểu khiếu nại cũng như nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại hành chính về bồi thường, tái định cư.

5.2. Ý nghĩa thực tiễn: Với việc khảo sát thực tiễn và chỉ ra những bất cập, hạn chế và đề xuất những giải pháp khắc phục cụ thể, đề tài có khả năng áp dụng trên thực tiễn tại tỉnh Quảng Ngãi, các tỉnh, thành phố khác, nhất là những nơi quỹ đất còn nhiều và có nhiều dự án đã và đang triển khai thực hiện.

6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

6.1. Phương pháp lý luận: Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. Các quan điểm, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam về pháp chế và xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; bảo vệ quyền công dân, quyền con người; phát huy dân chủ; khiếu nại và giải quyết khiếu nại nhất là quan điểm chỉ đạo của Đảng về chính sách quản lý nhà nước về đất đai và giải quyết khiếu nại về đất đai. Đồng thời, luận văn còn dựa trên những vấn đề lý luận chung về áp dụng pháp luật xã hội chủ nghĩa.

6.2. Phương pháp nghiên cứu:Luận văn sử dụng các phương pháp của triết học duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, trong đó chú trọng các phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp lịch sử và các phương pháp của các bộ môn khoa học khác như so sánh, thống kê…

7. Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về giải quyết khiếu nại về thu hồi đất

Chương 2: Thực trạng giải quyết khiếu nại hành chính về thu hồi đất từ thực tiễn ở tỉnh Quảng Ngãi

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại về thu hồi đất

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ

GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI THU HỒI ĐẤT

    1. 1.1. Lý luận về giải quyết khiếu nại thu hồi đất

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm khiếu nại về thu hồi đất

1.1.1.1. Khái niệm về thu hồi đất

Thu hồi đất là quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm chấm dứt một quan hệ pháp luật về đất đai để phục vụ lợi ích của Nhà nước, của xã hội hoặc xử lý hành vi hành chính vi vi phạm pháp luật đất đai của người sử dụng đất.

Việc thu hồi đất có thể xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau nhưng đều hướng đến hai mục đích:

Thứ nhất, thu hồi đất nhằm bảo vệ quyền sở hữu đất đai của Nhà nước khi người sử dụng đất có hành vi vi phạm pháp luật đất đai có khả năng gây tổn hại đến tài sản của Nhà nước.

Thứ hai, thu hồi đất để hỗ trợ cho quá trình điều phối đất đai khi Nhà nước cần điều chỉnh lại việc sử dụng đất về mục đích, chủ thể sử dụng theo qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

1.1.1.2. Khái niệm và đặc điểm khiếu nại về thu hồi đất

Khiếu nại thu hồi đất là một trong những quyền cơ bản của công dân, được Nhà nước bảo đảm bằng việc thực hiện các thủ tục pháp lý để giải quyết các khiếu nại về thu hồi đất của công dân. Thông qua hoạt động giải quyết khiếu nại thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được bảo vệ và bảo đảm, mối quan hệ giữa công dân với cơ quan quản lý hành chính nhà nước trở nên gần gủi hơn, tin tưởng hơn, các quyền tự do dân chủ của nhân dân ngày càng được tôn trọng và phát huy.

1.1.2. Khái niệm, đặc điểm giải quyết khiếu nại hành chính về thu hồi đất

Theo qui định tại Khoản 11, Điều 2, Luật Khiếu nại, “Giải quyết khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại”. Để giải quyết khiếu nại hành chính của công dân phải có cơ chế ràng buộc lẫn nhau tạo ra phương thức hoạt động phù hợp với qui định pháp luật, những qui định về thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan có chức năng giải quyết các khiếu nại hành chính và mối quan hệ giữa các cơ quan với nhau trong quá trình giải quyết khiếu nại hành chính nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức được pháp luật ghi nhận và bảo đảm thực hiện. Như vậy, giải quyết khiếu nại về thu hồi đất có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, mục đích của hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai là làm rõ việc khiếu nại của công dân đối với quyết định thu hồi đất và cưỡng chế thu hồi đất (trong trường hợp không chấp hành bàn giao mặt bằng) là đúng hay sai.

Thứ hai, chủ thể giải quyết khiếu nại thu hồi đất là cơ quan hành chính nhà nước.

Thứ ba, giải quyết khiếu nại về thu hồi đất phải tuân theo thủ tục do luật định.

Thứ tư, giải quyết khiếu nại về thu hồi đất được đặt trong mối quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

1.1.3. Vai trò của giải quyết khiếu nại về thu hồi đất

Việc giải quyết khiếu nại giúp Đảng và Nhà nước đề ra chủ trương, đường lối, chính sách và hoàn thiện pháp luật về đất đai, pháp luật về khiếu nại và hệ thống pháp luật nói chung. Sự vận động phát triển không ngừng của kinh tế-xã hội, làm cho một số chủ trương, chính sách, quy định của pháp luật về đất đai, về giải quyết khiếu nại không còn phù hợp, thậm chí còn là nhân tố cản trở sự phát triển kinh tế – xã hội. Mặt khác, trong một số chính sách, pháp luật của Nhà nước còn có kẻ hở, một số cán bộ, công chức người thực công vụ lợi dụng để thực hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực đặc biệt là trong lĩnh vực đất đai, nhất là trong khiếu nại về thu hồi đất. Thông qua giải quyết những khiếu nại, kiến nghị của người dân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thấy được những hạn chế, bất cập trong cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật hiện hành, để chỉ đạo điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp.

Giải quyết khiếu nại về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư góp phần xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

Giải quyết khiếu nại về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư góp phục vụ cho sự phát triển kinh tế-xã hội.

Giải quyết khiếu nại về thu hồi đất của cơ quan hành chính góp phần nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước và hiệu quả hoạt động của hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước.

    1. 1.2. Quy trình, thẩm quyền giải quyết khiếu nại về thu hồi đất

1.2.1. Quy trình giải quyết khiếu nại về thu hồi đất

1.2.1.1. Tiếp nhận, phân loại và thụ lý đơn khiếu nại

1.2.1.2. Thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ, lập hồ sơ giải quyết khiếu nại

1.2.1.3. Ra quyết định giải quyết khiếu nại

1.2.1.4. Thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại về thu hồi đất

1.2.2. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về thu hồi đất

Theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011 cũng như Luật Đất đai, thẩm quyền giải quyết khiếu nại của cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh được xác định được qui định tại từ Điều 17 đến Điều 21, Luật Khiếu nại năm 2011. Theo đó, người khiếu nại lần thứ nhất đến chính quyền địa phương đã ban hành quyết định thu hồi đất. Đối với những vụ việc, lĩnh vực mà địa phương không được phân cấp, người khiếu nại quyết định thu hồi đất, khi đó bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ ngành là cấp giải quyết cao nhất theo hệ thống hành chính (Theo Điều 22, Điều 26, Luật Khiếu nại năm 2011). Người dân khiếu nại quyết định thu hồi đất cơ quan ban hành quyết định thu hồi đất, giải quyết, trường hợp người khiếu nại không đồng ý quyết định giải quyết hoặc quá thời hạn mà chưa được giải quyết thì cơ quan cấp trên trực tiếp giải quyết. Trường hợp người dân không đồng ý kết quả giải quyết lần đầu, lần hai hoặc quá thời hạn mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án, Tòa án thụ lý tiến hành xét xử sơ thẩm, nếu người dân, cơ quan tổ chức vẫn không đồng ý thì kháng cáo tiếp tục xét xử phúc thẩm…

Có trường hợp khiếu nại đã giải quyết nhưng người dân chuyển sang tố cáo vì cho rằng có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì cơ quan có thẩm quyền phải tiếp tục giải quyết.

Như vậy, với thực tế người dân không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại và tiếp tục khiếu nại thì cơ quan cấp trên hoặc Tòa án phải giải quyết, chưa tính người dân chuyển sang tố cáo hoặc phía cơ quan Tòa án phải xét xử từ sơ thẩm đến phúc thẩm… Qua đó cho thấy: một mặt các quy định pháp luật mở rộng quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện cho người dân nhưng đồng thời cũng phát sinh việc một quyết định hành chính cũng phải giải quyết nhiều lần, qua nhiều cơ quan, thời gian giải quyết kéo dài, tốn nhiều nhân lực. Dẫn đến hệ quả người dân cố tình không chấp hành quyết định, khiếu nại, tố cáo nhiều nơi để kéo dài thời gian gây khó khăn cho cơ quan quản lý.

    1. 1.3. Các yếu tố tác động đến hoạt động giải quyết khiếu nại thu hồi đất

1.3.1. Yếu tố chính trị

1.3.2. Yếu tố kinh tế – xã hội

1.3.3. Yếu tố pháp luật

1.3.4. Các yếu tố khác

Ngoài ra, các yếu tố khác cũng ảnh hưởng tới hoạt động giải quyết khiếu nại thu hồi đất. Đó là:

* Năng lực trình độ của người giải quyết

* Yếu tố truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán

* Ảnh hưởng của yếu tố hội nhập quốc tế

Giải quyết khiếu nại về thu hồi đất từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi
Giải quyết khiếu nại về thu hồi đất từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ THU HỒI ĐẤT

TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI

    1. 2.1. Các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Quảng Ngãi ảnh hưởng đến khiếu nại và giải quyết khiếu nại về thu hồi đất

2.1.1. Vị trí địa lý, cơ cấu dân cư

2.1.2. Tình hình kinh tế, xã hội

    1. 2.2. Thực trạng pháp luật về giải quyết khiếu nại về thu hồi đất

Để cụ thể hoá các chủ trương, chính sách của Đảng và tạo cơ sở pháp lý cho công tác giải quyết khiếu nại về thu hồi đất, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy định về trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan HCNN, trình tự, thủ tục giải quyết các khiếu nại về thu hồi đất. Các văn bản đã được ban hành qua các thời kỳ, thể hiện sự thay đổi về cơ chế chính sách, theo hướng minh bạch, ngày càng có lợi hơn cho người dân, nhằm phù hợp với thực tiễn của từng giai đoạn và hướng đến sự thống nhất, khắc phục sự mâu thuẫn, chồng chéo giữa các văn bản pháp luật quy định về vấn đề này.

    1. 2.3. Tình hình giải quyết khiếu nại về thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Trên cơ sở quy định các văn bản của Trung ương, tỉnh Quảng Ngãi ban hành Quy trình giải quyết khiếu nại về thu hồi đất trên địa bàn được thực hiện như sau:

* Bước 1: Tiếp nhận đơn khiếu nại

* Bước 2. Thụ lý giải quyết khiếu nại

* Bước 3: Xác minh nội dung khiếu nại

* Bước 4: Tổ chức đối thoại

* Bước 5: Ra quyết định giải quyết khiếu nại

2.3.1. Công tác tiếp dân

* Kết quả thống kê công tác tiếp công dân của toàn tỉnh như sau:

Năm 2013, các cơ quan hành chính trong tỉnh đã tiếp 3.756 lượt/ 4.459 người của 3.632 vụ việc, giảm 9,3% so với năm 2012 về số lượt. Trong đó, có 31 đoàn đông người của 13 vụ việc phát sinh đến nơi tiếp công dân của các cấp, các ngành, như nổi bật: vụ bà Nguyễn Thị Phần và một số công dân thôn Vĩnh Trà, xã Vĩnh Thạnh, huyện Bình Sơn khiếu nại việc thu hồi đất làm dự án cho người có thu nhập thấp ở khu kinh tế Dung Quất nhưng không bồi thường; một số hộ dân ở huyện Nghĩa Hành khiếu nại việc Ban quản lý các dự án đường Cầu Dài – Hành Nhân – Long Sơn về việc chi trả tiền đền bù… Phân tích qua nội dung tiếp dân cho thấy có 1.929 vụ khiếu nại, trong đó: nội dung công dân khiếu nại về đất đai 1.261 vụ việc (chiếm 65,4%).

Năm 2014, các cơ quan hành chính trong tỉnh đã tiếp 1.515 lượt/ 1.693 người của 1.176 vụ việc, tăng 11,48% so với năm 2013 về số lượt. Trong đó, có 05 đoàn đông người của 03 vụ việc phát sinh đến nơi tiếp công dân của các cấp, các ngành, trong năm, tình hình khiếu nại đông người giảm hơn so với cùng kỳ năm 2013, tuy nhiên, các vụ việc khiếu nại đông người có tình chất phát sinh thì phức tạp như vụ ông Huỳnh Long Thanh và 33 hộ dân xã Hành Dũng, huyện Nghĩa Hành yêu cầu trả lại đất mà các hộ dân đã khai hoang mà hiện nay UBND huyện đã cấp GCNQSDĐ cho người khác; một số hộ dân tổ 23, tổ 25 Phường Trương Quang Trọng, thành phố Quảng Ngãi yêu cầu tính lại giá trị bồi thường, hỗ trợ đời sống khi nhà nước thu hồi đất của các hộ xây dựng khu dân cư 577… Phân tích qua nội dung tiếp dân cho thấy có 516 vụ khiếu nại, trong đó: nội dung công dân khiếu nại về đất đai 407 vụ (chiếm 78,8%).

Năm 2015, các cơ quan hành chính trong tỉnh đã tiếp 4.195 lượt/ 4.665 người của 3.865 vụ việc, giảm 3,9% so với năm 2014 về số lượt. Trong đó, có 32 đoàn đông người của 17 vụ việc phát sinh đến nơi tiếp công dân của các cấp, các ngành, một số vụ việc nổi bật như: một số hộ dân xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức yêu cầu bồi thường, hỗ trợ có liên quan GPMB dự án mở rộng Quốc lộ 1A; 05 hộ dân xã Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh kiên nghị việc lấy đất của gia đình các ông, bà cho đơn vị thi công dự án Đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi thuê sử dụng không đúng theo quy định. Phân tích qua nội dung tiếp dân cho thấy có 1.220 vụ khiếu nại, trong đó: nội dung công dân khiếu nại về đất đai 829 vụ việc (chiếm 68%).

Năm 2016 các cơ quan hành chính trong tỉnh đã tiếp 4.750 lượt/ 5.255 người của 4.497 vụ việc, tăng 13,2% so với năm 2015 về số lượt. Trong đó, có 35 đoàn đông người của 19 vụ việc phát sinh đến nơi tiếp công dân của các cấp, các ngành như: 06 hộ dân ở đội 5, đội 6 ở xã Tịnh Hòa, thành phố Quảng Ngãi khiếu nại việc bồi thường liên quan đến thu hồi đất để thực hiện dự án thủy điện Đăkđinh; 06 hộ dân thường trú tại thôn Phú Lộc, xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh không đồng ý mức bồi thường về đất của phương án thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án KCN VISIP. Phân tích qua nội dung tiếp dân cho thấy có 1.374 vụ khiếu nại, trong đó: nội dung công dân khiếu nại về đất đai 1.042 vụ việc (chiếm 75,8%).

Năm 2017 các cơ quan hành chính trong tỉnh đã tiếp 4.385 lượt/ 4.734 người của 3.894 vụ việc, tăng 7,7% so với năm 2016 về số lượt. Trong đó, có 30 đoàn đông người của 11 vụ việc phát sinh đến nơi tiếp công dân của các cấp, các ngành. Phân tích qua nội dung tiếp dân cho thấy có 989 vụ khiếu nại, trong đó: nội dung công dân khiếu nại về đất đai 632 vụ việc (chiếm 63,9%).

Nghiên cứu kết quả thống kê số lượng tiếp công dân của toàn tỉnh trong thời gian qua, nhận thấy có sự tăng và giảm qua các năm nhưng đa số là tăng. Nhìn chung là số lượng các lượt tiếp công dân là có chiều hướng gia tăng với số lượng tương đối lớn. Kết hợp nghiên cứu về nội dung khiếu nại cùng với đặc điểm của khiếu nại về cơ cấu thì nhận thấy đa số các lượt tiếp công dân là liên quan đến khiếu nại của công dân về lĩnh vực đất đai, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. Điều này xuất phát từ việc trong thời gian qua tỉnh Quảng Ngãi đã và đang tập trung thực hiện nhiều dự án về phát triển kinh tế-xã hội, thu hồi đất để phục vụ các dự án nên khó tránh khỏi khiếu nại của công dân về nội dung này.

2.3.2. Công tác tiếp nhận, phân loại và xử lý đơn khiếu nại

Bảng Kết quả tiếp nhận đơn khiếu nại liên quan đến đất đai

trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

NămTổng số đơn về đất khiếu nại liên quan đến đất đaiTổng số đơn khiếu nại về đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết
Toàn tỉnhCấp tỉnhCấp huyệnCấp xãToàn tỉnhCấp tỉnhCấp huyệnCấp xã
20131.66092345328480994388327
20141.795988540267674124119431
20151.419826380213159499317
20161.25063436129932464105155
20171.046711245902024011646
Tổng7.1704.0821.9791.1532.168371821976

(Nguồn: Báo cáo hàng năm của UBND tỉnh)

Như vậy, số lượng lượt đơn của năm sau có xu hướng tăng nhiều hơn so với năm trước, tùy theo năm có số lượng dự án thực hiện thu hồi đất nhiều. Số lượng lượt đơn chưa nói lên số lượng vụ việc cần giải quyết nhưng lại là một chứng cứ rất rõ để nói lên rằng cả hệ thống hành chính lẫn hệ thống tư pháp giải quyết không tốt tình trạng khiếu nại về đất đai. Tuy nhiên, điều này cũng phản ánh tình trạng vi phạm pháp luật của các cá nhân, tổ chức đã tăng lên so với trước.

2.3.3. Kết quả giải quyết

Năm 2013, các cơ quan hành chính trong tỉnh đã giải quyết 692/809 vụ khiếu nại thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ giải quyết 85,5%, trong đó, Chủ tịch UBND tỉnh giải quyết 41/48 vụ, đạt tỷ lệ giải quyết 85,4%; Sở ban, ngành giải quyết 43/46 vụ, đạt tỷ lệ giải quyết 93,5%, cấp huyện giải quyết 351/388 vụ, đạt tỷ lệ 90,5%, cấp xã giải quyết 257/327 vụ, đạt tỷ lệ 78,6%. Qua công tác giải quyết khiếu nại đã khôi phục quyền cho 142 công dân với số tiền 103,5 triệu đồng và 6.258,5 m2 đất.

Năm 2014, với sự nỗ lực của các cơ quan hành chính trong tỉnh đã giải quyết 375/465 vụ khiếu nại thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ giải quyết 81%, trong đó, Chủ tịch UBND tỉnh giải quyết 34/37 vụ, đạt tỷ lệ 92%; Sở ban, ngành giải quyết 51/59 vụ, đạt tỷ lệ 86,4%, cấp huyện giải quyết 103/133 vụ, đạt tỷ lệ 77,4%, cấp xã giải quyết 119/236 vụ, đạt tỷ lệ 80,9%. Qua công tác giải quyết khiếu nại có 49 vụ khiếu nại đúng, 113 vụ khiếu nại sai, 74 vụ khiếu nại có đúng, có sai; qua giải quyết khiếu nại đã kiến nghị thu hồi cho nước 134,5 triệu đồng và 2.849,8 m2, bảo vệ quyền lợi cho 65 người với số tiền 135 triệu đồng và 3.354,5 m2 đất.

Năm 2015, công tác giải quyết khiếu nại liên quan đến lĩnh vực đất đai các cơ quan hành chính trong tỉnh, đã giải quyết 155/220 vụ khiếu nại thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ giải quyết 70,14%, trong đó, Chủ tịch UBND tỉnh giải quyết 18/21 vụ, đạt tỷ lệ 85,71%; Sở ban, ngành giải quyết 27/29 vụ, đạt tỷ lệ 93,1%, cấp huyện giải quyết 93/139 vụ, đạt tỷ lệ 66,9%, cấp xã giải quyết 17/32 vụ, đạt tỷ lệ 53,1%. Qua công tác giải quyết khiếu nại có 17 vụ khiếu nại đúng, 116 vụ khiếu nại sai, 22 vụ khiếu nại có đúng, có sai; kết quả giải quyết khiếu nại đã bảo vệ quyền lợi cho 42 người với số tiền 156,8 triệu đồng.

Năm 2016, các cơ quan hành chính trong tỉnh đã giải đã tập trung trong tác giải quyết khiếu nại, đã giải quyết 307/348 vụ khiếu nại thuộc thẩm quyền (đạt tỷ lệ 88,2 %). Kết quả giải quyết có 32 khiếu nại đúng; 260 khiếu nại sai, 15 khiếu nại có đúng, có sai. Đã bảo vệ quyền lợi cho 56 người, kiến nghị thu hồi 179,1 triệu đồng , trả lại cho công dân 884,8 triệu đồng và 3.126 m2 đất. Chủ tịch UBND tỉnh giải quyết 42/48 vụ, đạt tỷ lệ 87,5%; Sở ban, ngành giải quyết 21/22 vụ, đạt tỷ lệ 95,5%, cấp huyện giải quyết 98/119 vụ, đạt tỷ lệ 82,4%, cấp xã giải quyết 146/159 vụ, đạt tỷ lệ 91,8%.

Năm 2017, với nỗ lực và quyết tâm cao các cơ quan hành chính đã giải quyết 191/215 vụ khiếu nại thuộc thẩm quyền (đạt tỷ lệ 88,8%). Kết quả giải quyết có 30 khiếu nại đúng, 155 khiếu nại sai, 06 khiếu nại có đúng, có sai. Kết quả giải quyết khiếu nại đã bảo vệ quyền lợi cho 80 người với số tiền 31,2 triệu đồng và 1.940,2 m2 đất. Trong đó, Chủ tịch UBND tỉnh giải quyết 25/27 vụ, đạt tỷ lệ 92,6%; Sở ban, ngành giải quyết 13/13 vụ, đạt tỷ lệ 100%, cấp huyện giải quyết 111/128 vụ, đạt tỷ lệ 86,7%, cấp xã giải quyết 42/47 vụ, đạt tỷ lệ 86,7%.

    1. 2.4. Đánh giá thực trạng giải quyết khiếu nại về thu hồi đất từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi

2.4.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân

2.4.1.1. Những kết quả đạt được

Một là, công tác tiếp dân, xử lý đơn thư được tổ chức thường xuyên, định kỳ.

Hai là, trình tự, thủ tục giải quyết được cơ quan có thẩm quyền ban hành, công khai và niêm yết tại Trụ sở tiếp dân.

Ba là, việc xác định thẩm quyền giải quyết khiếu nại về cơ bản đảm bảo theo thẩm quyền giải quyết (thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) khi người dân có đơn khiếu nại.

Bốn là, công tác thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ, lập hồ sơ giải quyết được thực hiện đúng quy định, dân chủ, tính chính xác cao.

Năm là, công tác hòa giải tại cơ sở được chính quyền chú trọng, hòa giải không phải để đối phó, cho xong trình tự mà được khai thác và phát huy hiệu quả.

Sáu là, Quyết định giải quyết khiếu nại chính xác, khách quan, đúng pháp luật, có lý, có tình.

Bảy là, việc tổ chức thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật được chú trọng thực hiện thường xuyên.

2.4.1.2. Nguyên nhân kết quả đạt được

Sự quan tâm của các cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, đơn vị địa phương ngày càng được chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý và giải quyết đơn thư khiếu nại đất đai.

Công tác tuyên truyền, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ về pháp luật khiếu nại, pháp luật đất đai cho cán bộ, công chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh từng bước được quan tâm.

Cấp ủy các cấp, các cơ quan hành chính các cấp đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác giải quyết khiếu nại về thu hồi đất.

Các ngành, các cấp đã thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của cấp trên liên quan đến công tác thi hành Luật Khiếu nại, Luật Đất đai và các văn bản chỉ đạo điều hành.

Ý thức trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp đối với công tác giải quyết khiếu nại về thu hồi đất từng bước được tăng cường

Hoạt động giám sát của Đoàn Đại biểu Quốc hội, HĐND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đối với công tác giải quyết khiếu nại của các cơ quan nhà nước được tăng cường

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.4.2.1. Những hạn chế

Thứ nhất, trong công tác tiếp công dân và thụ lý đơn thư

Việc tiếp công dân ở một số huyện, ngành trên địa bàn tỉnh còn mang tính hình thức.

Việc thụ lý đơn khiếu nại: việc xác định thời hiệu để thụ lý hoặc không thụ lý gặp nhiều khó khăn.

Thứ hai, công tác công khai và giải thích hướng dẫn các chính sách, chủ trương đối với các dự án do người dân chưa thực hiện tốt

Thứ ba, tinh thần phối hợp trong giải quyết khiếu nại về đất đai ở một số cơ quan, đơn vị chưa tốt.

Thứ tư, mặc dù kết quả giải quyết khiếu nại về đất đai trong thời gian quan được đánh giá đạt tỷ lệ cao, tuy nhiên tình trạng giải quyết vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật tương đối phổ biến ở cả cấp tỉnh và cấp huyện là không đảm bảo được yêu cầu nhanh chóng, kịp thời, tuân thủ pháp luật về thời hạn giải quyết làm cho người khiếu nại vốn đã bức xúc vì cho rằng quyền và lợi ích bị xâm phạm càng trở nên bức xúc hơn khi phải chờ đợi và đi lại nhiều lần do sự giải quyết lâu dài của cơ quan có thẩm quyền.

Thứ năm, việc thực hiện đối thoại chủ yếu được ủy quyền cho cơ quan tham mưu thẩm tra, xác minh.

Thứ sáu, phần lớn người khiếu nại đều không nắm giữ được chứng cứ để chứng minh nội dung khiếu nại của mình và việc trình bày sự việc còn chưa trung thực, thiếu nhất quán.

2.4.2.2. Nguyên nhân chủ yếu phát sinh khiếu nại về thu hồi đất

Một là, do hệ thống chính sách pháp luật về đất đai trong thời gian dài chưa hoàn chỉnh, đồng bộ, chưa điều chỉnh hết được các quan hệ về đất đai, liên tục sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện.

Hai là, công tác quản lý đất đai cũng còn nhiều bất cập, hồ sơ địa chính chưa được quan tâm đúng mức, chưa đầy đủ, không đủ cơ sở cho việc quản lý đất đai.

Ba là, việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật đất đai nói chung, giải quyết khiếu nại về thu hồi đất nói riêng cho những người làm công tác giải quyết khiếu nại về đất đai và nhân dân còn bất cập, chưa hiệu quả, chưa đáp ứng yêu cầu hiện nay.

Bốn là, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng có nhiều bất cập.

Năm là, sự yếu kém trong chỉ đạo, điều hành ở địa phương khi giải quyết công việc liên quan tới người dân cũng là một lý do quan trọng khác dẫn đến tình trạng căng thẳng về khiếu nại.

Sáu là, việc giao đất trái thẩm quyền, không đúng đối tượng, giao sai diện tích, vị trí, sử dụng tiền thu từ đất sai quy định của pháp luật hoặc người sử dụng đất đã làm đủ các nghĩa vụ theo quy định nhưng không được hợp thức hóa quyền sử dụng đất.

Bảy là, các vụ việc đã được giải quyết nhưng việc tổ chức thực hiện chưa tốt, thiếu kiểm tra, đôn đốc kịp thời để khiếu kiện kéo dài, gây bức xúc, làm phát sinh những quan hệ khiếu kiện mới phức tạp hơn.

Tám là, trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của một số cán bộ, công chức hành chính chưa đáp ứng được yêu cầu công việc

Giải quyết khiếu nại về thu hồi đất từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi
Giải quyết khiếu nại về thu hồi đất từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT

KHIẾU NẠI VỀ THU HỒI ĐẤT

    1. 3.1. Nhu cầu nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại thu hồi đất

3.1.1. Đảm bảo quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất

3.1.2. Đảm bảo phát huy dân chủ, công khai, minh bạch trong hoạt động nhà nước

3.1.3. Khắc phục những hạn chế, yếu kém, bất cập trong giải quyết khiếu nại về thu hồi đất của cơ quan hành chính nhà nước

3.1.4. Yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế

    1. 3.2. Giải pháp tăng cường hiệu lực, hiệu quả giải quyết khiếu nại về thu hồi đất

3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết khiếu nại, đề cao trách nhiệm, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác giải quyết khiếu nại về thu hồi đất

Các cấp uỷ cần có Nghị quyết lãnh đạo công tác giải quyết khiếu nại. Các cấp chính quyền cần có kế hoạch thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, phân công trách nhiệm một cách rõ ràng, cụ thể để giải quyết kịp thời, dứt điểm các vụ việc khiếu nại của người sử dụng đất. Thủ trưởng cơ quan quản lý hành chính nhà nước thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền. Trong quá trình giải quyết, các cơ quan nhà nước phải thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ khách quan, làm rõ nguyên nhân phát sinh khiếu nại, kết luận rõ đúng, sai, đề ra phương án giải quyết phù hợp, có lý, có tình.

Như vậy, việc tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng từ Trung ương đến địa phương trong việc thực hiện chính sách, pháp luật đất đai phải được cụ thể hoá phù hợp với đặc điểm tình hình của các địa phương trong huyện bằng các Chỉ thị, Nghị quyết để chính quyền, đoàn thể, cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân thực hiện quản lý, sử dụng đất đai theo đúng chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng. Đặc biệt, các chi uỷ, chi bộ, Đảng viên ở từng cơ sở vừa phải nêu cao vai trò gương mẫu của mình, vừa phải phát hiện và đấu tranh kịp thời với những biểu hiện vi phạm pháp luật đất đai.

3.2.2. Hoàn thiện pháp luật khiếu nại

3.2.2.1. Hoàn thiện pháp luật khiếu nại

3.2.2.2. Hoàn thiện pháp luật đất đai

3.2.2.3. Hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu nại thu hồi đất

3.2.3. Giải pháp về thực hiện pháp luật

Một làquan tâm, chú trọng việc xây dựng chính sách pháp luật

Hai là, hoàn chỉnh và thực hiện có hiệu quả công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Ba là, xây dựng khung giá đất cho phù hợp với thực tế, sát giá thị trường

 Bốn là, tạo cơ chế công bằng giữa những người có đất phải di chuyển và những người được hưởng lợi từ việc thu hồi đất

Năm là, quy định ưu tiên cho việc tạo cơ sở kinh tế mới, tạo việc làm cho hộ gia đình, cá nhân bị mất đất sản xuất

3.2.4. Nâng cao năng lực quản lý đất đai và năng lực giải quyết khiếu nại về thu hồi đất cho cán bộ, công chức hành chính

Một là, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về đất đai và giải quyết khiếu nại về thu hồi đất.

Hai là, khắc phục kịp thời những hạn chế về năng lực, trình độ chuyên môn để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai

Ba là, người cán bộ làm công tác giải quyết khiếu nại về đất đai phải thực sự gương mẫu.

Bốn là, phải có kế hoạch, phương thức kiểm tra, đánh giá đúng năng lực cán bộ, phân loại trình độ cán bộ để có kế hoạch đào tạo cụ thể, hiệu quả.

Năm là, tăng cường đầu tư khoa học công nghệ, điều kiện vật chất cho công tác quản lý đất đai.

3.2.5. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về pháp luật nói chung, pháp luật đất đai, pháp luật khiếu nại nói riêng

Thứ nhất, hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai, pháp luật khiếu nại từ Trung ương đến địa phương.

Thứ hai, động viên, khuyến khích và tổ chức cho quần chúng nhân dân tích cực tham gia vào các hoạt động pháp luật đất đai thực tiễn.

Thứ ba, tổ chức triển khai tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nội dung các văn bản pháp luật đất đai, pháp luật khiếu nại, tố cáo tới mọi tầng lớp nhân dân.

Thứ tư, mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn, dịch vụ pháp lý, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, đoàn thể quần chúng, trung tâm trợ giúp pháp lý, văn phòng luật sư, đặc biệt là tư vấn pháp luật về đất đai, pháp luật khiếu nại.

Thứ năm, sử dụng có hiệu quả các tủ sách pháp luật ở các xã, phường, thị trấn.

3.2.6. Tăng cường hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các tổ chức chính trị, xã hội đối với công tác quản lý đất đai và giải quyết khiếu nại của công dân trong thu hồi đất

Việc giám sát, kiểm tra của Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp và các tổ chức chính trị-xã hội không được mang tình hình thức mà cần đi vào thực chất, chi tiết đối với từng vụ việc cụ thể, xem xét sâu ở khía cạnh tư cách là người đại biểu đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Đoàn Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp và các tổ chức chính trị-xã hội cần có nhiều hình thức giám sát, kiểm tra đối với hoạt động của cơ quan hành chính các cấp; tích cực lắng nghe ý kiến cử tri để yêu cầu, kiến nghị đối với cơ quan, đơn vị và cá nhân giải quyết khiếu nại của công dân, góp phần nâng cao chất lượng của công tác giải quyết khiếu nại.

3.2.7. Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với công tác quản lý đất đai và giải quyết khiếu nại về thu hồi đất của cơ quan hành chính nhà nước.

Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước và những người có thẩm quyền là một trong những biện pháp then chốt để tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động này của cơ quan hành chính nhà nước. Qua thanh tra, kiểm tra có thể phân tích, đánh giá, theo dõi quá trình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ quản lý đã đề ra. Tăng cường hơn nữa việc triển khai các đoàn thanh tra trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị trong việc thực hiện pháp luật khiếu nại tại huyện.

KẾT LUẬN

Nhận thức rất rõ vị trí, tầm quan trọng của đất đai nên qua mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước ta đều có những chủ trương, chính sách nhằm quản lý và sử dụng một cách hiệu quả tài nguyên đất đai, phục vụ một cách tốt nhất cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội đất nước. Để phát huy được vai trò của đất đai trong đời sống thì chúng ta phải tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với đất đai mà một trong những nội dung quan trọng của nội dung quản lý nhà nước đối với đất đai là hoạt động áp dụng pháp luật giải quyết các khiếu nại, tố cáo về đất đai.

Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản được Hiến pháp ghi nhận. Giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại theo đúng quy định của Luật Khiếu nại, Luật Đất đai về trình tự, thủ tục, thời hạn, thời hiệu, thẩm quyền.

Trong những năm qua, nhất là từ khi có Luật Đất đai năm 2003 đến nay, việc giải quyết khiếu nại về thu hồi đất của các cơ quan hành chính nhà nước nói chung và của tỉnh Quảng Ngãi nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực và dần đi vào nề nếp, giải quyết được một số lượng lớn các vụ việc, chất lượng giải quyết được nâng lên, nhiều “điểm nóng”, nhiều vụ việc phức tạp, gay gắt, kéo dài đã được giải quyết dứt điểm, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất đã được khôi phục góp phần làm ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội trong những năm qua. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp giải quyết khiếu nại về thu hồi đất còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém.

Qua phân tích, ta thấy tình hình giải quyết khiếu nại về thu hồi đất tại tỉnh Quảng Ngãi đã đạt được nhiều điểm tích cực, đáp ứng được các yêu cầu như công tác tiếp dân, xử lý đơn thư được tổ chức thường xuyên. Công tác hòa giải cơ sở đạt nhiều hiệu quả. … Nhìn chung, các khiếu nại phát sinh của tỉnh không xảy ra tình trạng phát sinh nhiều điểm nóng, không có phản ứng gay gắp từ nhân dân. Tuy nhiên, cũng có những điểm cần khắc phục như việc tiếp dân ở một số đơn vị còn mang tính hình thức, nặng nề…

Việc giải quyết khiếu nại phải được coi là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, cần phải được cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị-xã hội và toàn thể xã hội quan tâm đúng mức, phải đặt ra yêu cầu và có những giải pháp hữu hiệu để đảm bảo cho việc giải quyết giải quyết khiếu nại của công dân đạt chất lượng và hiệu quả cao.

Những vấn đề tác giả nêu ra trong luận văn này còn nhiều hạn chế, thiếu sót trong việc đưa ra những đánh giá toàn diện về thực trạng chất lượng giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước tại tỉnh Quảng Ngãi, chưa đưa ra được đầy đủ những yêu cầu và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước. Những vấn đề này, tác giả hy vọng còn được dịp để tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện để đảm bảo tính đầy đủ, tính toàn điện và hữu ích, góp phần để xây dựng tỉnh trở thành văn minh, hiện đại, tiến bộ và phát triển./.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\VIEN HAN LAM DOT 7\HANH CHINH\HUYNH THANH CONG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *