Đánh giá chính sách cải cách thủ tục hành chính ở thành phố Quảng Ngãi

Đánh giá chính sách cải cách thủ tục hành chính ở thành phố Quảng Ngãi

Đánh giá chính sách cải cách thủ tục hành chính ở thành phố Quảng Ngãi

1. Tính cấp thiết của đề tài

Đề tài Luận văn “Đánh giá chính sách cải cách TTHC từ thực tiễn thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi” là đề tài nghiên cứu có tính lý luận và thực tiễn cấp thiết. Điều đó được thể hiện ở ba lý do chủ yếu sau:

Thứ nhất: Từ mối quan hệ giữa TTHC (TTHC) với yêu cầu giải quyết TTHC (thực hiện TTHC) hiện nay.

Thứ hai: Đòi hỏi từ thực tiễn về đánh giá chính sách công.

Thứ ba: Từ thực trạng nghiên cứu lý luận về nền hành chính, về chính sách công và đánh giá chính sách công; từ vai trò quan trọng của việc đánh giá đúng mức nội dung cải cách TTHC trong thời gian qua.

Việc đánh giá đúng mức nội dung cải cách TTHC trong thời gian qua có vai trò hết sức quan trọng, trên cơ sở đó khẳng định những kết quả đã đạt được, chỉ rõ những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và rút ra những bài học kinh nghiệm của quá trình tổ chức thực hiện sẽ góp phần quan trọng hoàn thành toàn bộ nội dung của cả Chương trình trong giai đoạn 2011 – 2020.

Trong bối cảnh chung đó, những năm qua thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi đã tích cực tổ chức triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương, tỉnh về công tác cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính. Vì vậy, việc nghiên cứu “Đánh giá chính sách cải cách thủ tục hành chính ở thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi” là vấn đề cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở đánh giá thực trạng thực hiện chính sách cải cách TTHC thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, luận văn đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách cải cách thủ tục hành chính tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

– Làm rõ lý luận về đánh giá chính sách cải cách TTHC ở Việt Nam.

– Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách cải cách TTHC từ thực tiễn thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.

– Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách cải cách TTHC tại thành phố Quảng Ngãi trong thời gian đến.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đánh giá quá trình thực thi chính sách cải cách TTHC của thành phố Quảng Ngãi về các nội dung như rà soát, đơn giản hóa TTHC, việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông …

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: tập trung vào giai đoạn tổ chức thực thi chính sách và đánh giá kết quả; Về không gian: Tại địa bàn thành phố Quảng Ngaĩ, tỉnh Quảng Ngãi; Về thời gian: kết quả cải cách TTHC trong giai đoạn 2011-2015.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận

Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về cải cách hành chính, về chính sách công nói chung và chính sách cải cách TTHC nói riêng, về khoa học chính sách công, khoa học quản lý công

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Phân tích tài liệu có sẵn thông qua việc phân tích – tổng hợp, thống kê – so sánh; Phương pháp định tính; Phương pháp định lượng.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận

Rút ra được kết luận, các kiến nghị, đề xuất có giá trị góp phần bổ sung, hoàn thiện những vấn đề về đánh giá chính sách công nói chung và đánh giá chính sách cải cách TTHC nói riêng ở nước ta.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Một mặt góp phần nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo chính quyền thành phố Quảng Ngãi về ý nghĩa và vai trò của việc đánh giá chính sách cải cách TTHC của nước ta. Đồng thời đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả, thực hiện chính sách cải cách TTHC ở thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.

7. Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu gồm 03 chương:

Chương 1: Lý luận về đánh giá chính sách cải cách TTHC.

Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách cải cách TTHC tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách cải cách TTHC tại thành phố Quảng Ngãi.

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH TTHC

. TTHC và chính sách cải cách TTHC

. TTHC

. Khái niệm

Có thể hiểu: TTHC là một loại quy phạm pháp luật quy định về trình tự thời gian, về không gian khi thực hiện một thẩm quyền nhất định của bộ máy Nhà nước, là cách thức giải quyết công việc của các cơ quan hành chính nhà nước với các cơ quan, tổ chức và cá nhân công dân.

. Đặc điểm của TTHC

Thứ nhất, TTHC có tính qui trình.

Thứ hai, TTHC có tính qui phạm.

Thứ ba, TTHC mang tính phục vụ.

Thứ tư, TTHC mang tính dân chủ.

Thứ năm, TTHC mang tính cải cách.

. Ý nghĩa của TTHC

Đảm bảo cho các quy phạm vật chất quy định trong các quyết định hành chính được thi hành thuận lợi; bảo đảm cho việc thi hành các quyết định được thống nhất và có thể kiểm tra được tính hợp lý cũng như các hệ quả do việc thực hiện các TTHC tạo ra; tạo khả năng sáng tạo trong việc thực hiện các quyết định quản lý đã được thông qua, đem lại hiệu quả thiết thực cho quản lý nhà nước; có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình xây dựng và triển khai luật pháp.

. Chính sách cải cách TTHC

. Khái niệm

Có thể hiểu nội hàm của chính sách cải cách TTHC là: “chính sách cải cách TTHC là thái độ, quan điểm, tập hợp các quyết định có liên quan của Nhà nước về cải cách TTHC với mục tiêu, giải pháp, công cụ cụ thể nhằm xây dựng và thực thi TTHC theo những chuẩn mực nhất định, đơn giản, gọn nhẹ, vận hành nhịp nhàng; hoạt động theo đúng quy trình, quy phạm thích ứng với từng loại đối tượng, từng loại công việc, phù hợp với điều kiện thực tế và đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.

. Những yếu tố tác động tới cải cách TTHC

Thứ nhất, năng lực nhận thức của chủ thể TTHC.

Thứ hai, do sự phát triển của nhu cầu và sự gia tăng của khối lượng công vụ, nền hành chính bắt buộc phải được cải cách.

Thứ ba, truyền thông và sự tham gia của các nguồn lực xã hội.

      1. 1.2. Đánh giá chính sách cải cách TTHC

1.2.1. Khái niệm

“Đánh giá chính sách cải cách TTHC là việc xem xét trung thực kết quả đầu ra các hoạt động trong chu trình chính sách cải cách TTHC, nhận định có hệ thống những tác động do việc thực hiện các giải pháp chính sách công mang lại và so sánh nó với mục tiêu ban đầu để xác định mức độ đạt được mục tiêu mong muốn về lượng và chất.”

1.2.2. Chủ thể đánh giá chính sách cải cách TTHC

Có nhiều chủ thể khác nhau tham gia vào đánh giá chính sách cải cách TTHC như:

Một là, đánh giá do Chính phủ và UBND các cấp hoặc các Bộ có ban hành chính sách tiến hành.

Hai là, đánh giá do cơ quan tư pháp tiến hành

Ba là, cộng đồng xã hội: gồm tổ chức chính trị xã hội, tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp, báo chí.

Bốn là, đánh giá do Đảng tiến hành thể hiện qua các Nghị quyết chuyên đề về cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính.

1.2.3. Nội dung đánh giá chính sách cải cách TTHC

Một là, đánh giá đầu vào của chính sách cải cách TTHC

Hai là, đánh giá đầu ra của chính sách cải cách TTHC

Ba là, đánh giá hiệu lực thực hiện của chính sách cải cách TTHC:

Bốn là, đánh giá hiệu quả của thực hiện chính cải cách TTHC

Năm là, đánh giá quá trình thực hiện chính sách cải cách TTHC

Luận văn này tập trung vào nội dung đánh giá quá trình tổ chức thực hiện chính sách cải cách TTHC của thành phố Quảng Ngãi.

1.2.4. Tiêu chí đánh giá chính sách cải cách TTHC

Thứ nhất, tính hiệu lực của chính sách cải cách TTHC thể hiện ở mức độ đạt được các mục tiêu đề ra về cải cách TTHC.

Thứ hai, tính hiệu quả của chính sách cải cách TTHC phản ánh tương quan so sánh giữa kết quả do chính sách đưa lại với chi phí bỏ ra.

Thứ ba, tính đáp ứng của chính sách cải cách TTHC được xem xét bằng cách so sánh kết quả của chính sách có đáp ứng được nhu cầu của nhóm mục tiêu chính sách.

Thứ tư, tính công bằng của chính sách cải cách TTHC thể hiện ở chỗ phân bổ hợp lý các chi phí và lợi ích, các quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể thực thi chính sách và các nhóm đối tượng liên quan đến chính sách hay mức độ bao phủ của chính sách đến các nhóm đối tượng có liên quan.

1.3. Quan điểm của Đảng và pháp luật nhà nước về cải cách TTHC và đánh giá chính sách cải cách TTHC

1.3.1. Quan điểm của Đảng về cải cách TTHC

Cải cách hành chính từ khi có Nghị quyết Trung ương 8 khóa VII đến nay được triển khai trên tất cả các cấp hành chính theo hướng đơn giản hóa, tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng cho sự phát triển kinh tế – xã hội; bảo đảm lợi ích chính đáng và quyền làm chủ của nhân dân.

Nghị quyết Trung ương 5 Khoá X: “Tập trung đẩy mạnh cải cách TTHC, xem đây là khâu đột phá để tạo môi trường thuận lợi, minh bạch cho mọi hoạt động của người dân và doanh nghiệp,…”

Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XI của Đảng: “bãi bỏ các TTHC gây phiền hà cho tổ chức và công dân”,

1.3.2. Nhà nước ban hành chính sách cải cách TTHC

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 38/CP ngày 4 tháng 5 năm 1994 về cải cách một bước TTHC; Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 – 2010; Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 về kiểm soát TTHC, Nghị định 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định có liên quan về kiểm soát TTHC; Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ về chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương; Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đơn giản hóa TTHC trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 – 2010 (gọi tắt là Đề án 30); Quyết định 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

1.3.3. Cơ sở pháp lý về đánh giá chính sách cải cách TTHC.

Hiến pháp 2013; Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 01/8/2017 tại Hội nghị lần thứ 5 BCH TW Khóa X, Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ, Chỉ thị 13/CT-TTg ngày 10/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá chính sách cải cách TTHC

Trước hết, bối cảnh chính trị-kinh tế-xã hội; Đặc biệt là xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay.

Thứ hai, hệ thống chính trị của mỗi quốc gia là yếu tố chi phối nội dung lẫn hình thức của việc xây dựng chính sách công.

Thứ ba, các yếu tố kinh tế – xã hội nội tại bên trong quốc gia quyết định tính cấp thiết của việc đánh giá một chính sách cụ thể nào đó

Thứ tư, các yếu tố bên ngoài: trong thời buổi hội nhập quốc tế sâu rộng trên các lĩnh vực, những yêu cầu cải cách cho phù hợp với các cam kết trong các điều ước quốc tế song phương, đa phương mà Việt Nam là thành viên.

Tiểu kết Chương 1

Trong Chương 1 luận văn trình bày những luận điểm khoa học có liên quan đến vấn đề cải cách TTHC, chính sách cải cách TTHC và đánh giá chính sách cải cách TTHC. Đây là cơ sở cho việc đánh giá chính sách CCTTHC trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi. Đề ra các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả chính sách CCTTHC từ thực tiễn thành phố Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020.

Đánh giá chính sách cải cách thủ tục hành chính ở thành phố Quảng Ngãi
Đánh giá chính sách cải cách thủ tục hành chính ở thành phố Quảng Ngãi

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH TTHC TẠI THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI

2.1. Khái quát chung về thành phố Quảng Ngãi

2.1.1. Về đặc điểm tự nhiên

Thành phố Quảng Ngãi là thành phố tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và an ninh – quốc phòng của tỉnh Quảng Ngãi; thành phố có diện tích tự nhiên 16.015,34 ha, 260.252 nhân khẩu.

2.1.2. Về tình hình kinh tế – xã hội

Đối với Thành phố mở rộng, tốc độ tăng trưởng kinh tế (giá trị tăng thêm) giai đoạn 2013 – 2015 là 11,77 %, Cơ cấu lao động: dịch vụ 47,54%; công nghiệp – xây dựng 25,89%; nông nghiệp 26,57%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 1.730 USD/người/năm.

2.1.3. Một số tồn tại hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế xã hội

Kinh tế phát triển khá nhưng chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của đô thị; một số dự án lớn thực hiện chậm; năng lực sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế còn yếu; huy động các nguồn lực để phát triển Thành phố chưa đạt yêu cầu. Công tác quản lý về quy hoạch đô thị, đầu tư xây dựng, kiến trúc thực hiện chưa đồng bộ. Các chỉ tiêu về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, điểm sinh hoạt thôn, tổ dân phố chưa đạt kế hoạch. Công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm chưa bền vững. Tình hình an ninh – chính trị, trật tự an toàn xã hội có lúc, có nơi còn diễn biến phức tạp. Công tác cải cách hành chính, nhất là cải cách TTHC chưa đạt yêu cầu đề ra.

Do đó có tác động đến cải cách TTHC về : mục tiêu, nội dung, chất lượng, hiệu quả việc thực hiện cải cách TTHC; tác động đến sự cần thiết và chất lượng của việc đánh giá chính sách này.

2.2. Đặc điểm nền hành chính thành phố Quảng Ngãi

2.2.1. Về tổ chức bộ máy cơ quan hành chính

UBND thành phố Quảng Ngãi hiện có 12 cơ quan hành chính, trong đó 11/12 cơ quan chuyên môn đều thực hiện nhiệm vụ tham mưu UBND giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc chức quản lý. Ngoài ra có 07 đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND thành phố

Trước ngày 01/4/2014 thành phố có 10 đơn vị hành chính, thực hiện Nghị quyết 123/NQ-CP của Chính phủ về mở rộng địa giới hành chính, hiện nay có 23 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 09 phường và 14 xã).

2.2.2. Về đội ngũ cán bộ, công chức

Đến năm 2015 tổng biên chế hành chính là 93/99 biên chế được giao, biên chế sự nghiệp là 60/88 biên chế được phân bổ. số lượng cán bộ, công chức cấp xã hiện có là 484 người/533 định biên.

2.2.3. Về TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND thành phố Quảng Ngãi

2.2.3.1. Đặc điểm

Thứ nhất, TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của thành phố chủ yếu liên quan trực tiếp đến người dân, hộ gia đình.

Thứ hai, Có nhiều thủ tục phải thực hiện liên thông với các cơ quan hành chính các cấp như UBND cấp xã, Sở ngành tỉnh, các cơ quan ngành dọc của TW tại địa phương.

Thứ ba, trong số các thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND thành phố, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố có nhiều thủ tục tầng suất giao dịch thấp.

Thứ tư, các TTHC liên quan đến đất đai, xây dựng, quản lý đô thị, đăng ký kinh doanh có khối lượng giải quyết nhiều hơn gấp nhiều lần so với các huyện khác trong tỉnh.

2.2.3.2. Phân loại

Tổng số TTHC thuộc thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết, phối hợp giải quyết và trả kết quả của UBND thành phố (tính đến thời điểm hiện tại) gồm 196 thủ tục thuộc 19 lĩnh vực, có 25 thủ tục có tính chất liên thông, 55 thủ tục được giải quyết theo cơ chế một cửa.

2.3. Thực trạng các chủ thể tham gia đánh giá chính sách cải cách TTHC của thành phố Quảng Ngãi

Hiện chưa có đánh giá nào của Đảng về nọi dung này. Về mặt chính quyền, năm 2015 UBND thành phố có tổ chức sơ kết 5 năm việc thực hiện cơ chế một cửa giai đoạn 2011-2015. Ngoài ra, năm 2015 HĐND tỉnh có tổ chức giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật về cải cách TTHC giai đoạn 2011-2014 của thành phố Quảng Ngãi.

2.4. Đánh giá kết quả thực hiện chính sách cải cách TTHC tại thành phố Quảng Ngãi (giai đoạn 2010-2015)

2.4.1. Về việc tổ chức triển khai thực hiện

UBND thành phố ban hành Quyết định số 3440/QĐ-UBND ngày 14/6/2012 về Kế hoạch cải cách hành chính thành phố giai đoạn 2012-2015; Mục tiêu đề ra đối với công tác cải cách TTHC của thành phố Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015 là: Một là, TTHC liên quan đến cá nhân, tổ chức được cải thiện cơ bản theo hướng gọn nhẹ, đơn giản. Phấn đấu đến năm 2015, giảm từ 10-15% chi phí do cá nhân, tổ chức bỏ ra khi giải quyết các TTHC với cơ quan hành chính nhà nước.

Hai là, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ hành chính công qua thực hiện cơ chế một cửa, một cửa hiện đại bảo đảm sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đạt mức trên 60% vào năm 2015;

2.4.2. Về kết quả đánh giá

2.4.2.1. Về tính hiệu lực của chính sách

Thứ nhất, việc công bố và cập nhật kịp thời danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND thành phố. Tuy nhiên, việc công bố TTHC do UBND tỉnh thực hiện chưa kịp thời.

Thứ hai, việc niêm yết công khai (minh bạch) TTHC được UBND thành phố triển khai thực hiện theo đúng quy định về hình thức và nội dung niêm yết.

Thứ ba, việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết các TTHC được duy trì và ngày càng nâng dần về chất lượng. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế như: TTHC áp dụng theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông chưa nhiều; một số thủ tục thực hiện liên thông nhưng vẫn chưa triệt để; về bố trí được công chức; về trụ sở làm việc của Bộ phận Một cửa không đủ đáp ứng như cầu người dân.

Thứ tư, việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 2,3,4 được chú trọng thực hiện nhưng chưa đạt mục tiêu.

Thứ năm, việc tiếp nhận và giải quyết các ý kiến PAKN của tổ chức, cá nhân về TTHC được triển khai kịp thời.

2.4.2.2. Về tính hiệu quả của chính sách

* Về việc rà soát, đơn giản hóa TTHC

UBND thành phố đã chỉ đạo của cơ quan chuyên môn tiến hành rà soát các TTHC rườm rà, chồng chéo hoặc không còn phù hợp để sửa đổi, bãi bỏ hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bãi bỏ.

Qua công tác rà soát, UBND thành phố đã kiến nghị UBND tỉnh Quảng Ngãi: sửa đổi, điều chỉnh 02 Quyết định số 54/2006/QĐ-UBND ngày 22/9/2006 và Quyết định số 55/2006/QĐ-UBND ngày 22/9/2006; kiến nghị cấp có thẩm quyền về phương án đơn giản hóa TTHC đối với 31 thủ tục, đảm bảo chỉ tiêu giảm tối thiểu 30% theo yêu cầu của Chính phủ.

* Về giải quyết TTHC:

Trong 5 năm từ 2011-2015, đã tiếp nhận157.044 hồ sơ thuộc các lĩnh vực thẩm quyền UBND thành phố, trong đó giải quyết đúng hẹn 139.590 hồ sơ, giải quyết trễ hẹn 11.921 hồ sơ.

Kết quả tiếp nhận, giải quyết hồ sơ theo cơ chế một cửa tại UBND thành phố giai đoạn 2011-2015: tiếp nhận 73.642 hồ sơ, giải quyết 73.223 (hồ sơ trễ hẹn chiếm tỷ lệ 16,9%); so với giai đoạn 2005-2010 hồ sơ tiếp nhận trong 5 năm (2011-2015) nhiều gấp 4 lần số hồ sơ đã tiếp nhận trong 5 năm thực hiện cơ chế Một cửa (từ 2005-2010), trước khi có Đề án Một cửa hiện đại.

Số hồ sơ tiếp nhận mới tăng dần qua các năm, từ năm 2011 đến 2013 bình quân hàng năm tiếp nhận 12.500 hồ sơ, riêng năm 2014, 2015 số hồ sơ tiếp nhận mới tăng thêm 37% (khoảng 5.000-6.000/năm) hồ sơ so với mức trung bình 3 năm liền trước.

Theo từng lĩnh vực: Tiếp nhận: nhiều nhất là lĩnh vực đất đai chiếm 44,4%, cấp CMND 38,8%, QLĐT, xây dựng nhà ở 9,3%, đăng ký kinh doanh 6,14% và đăng ký hộ tịch chiếm 1,25%; Đã giải quyết: đúng hẹn (đăng ký kinh doanh đạt 99,3%, Đăng lý hộ tịch đạt 98,7%, Quản lý đô thị và xây dựng nhà ở đạt 96,1% , cấp CMND đạt 98,56%, thấp nhất là lĩnh vực đất đai 60,03%), giải quyết trễ hẹn 16,9% tổng số hồ sơ đã giải quyết (đất đai 39,79% , đăng ký kinh doanh 0,7%, hộ tịch 1,3%, cấp CMND 1,44%, xây dựng và QLĐT 3,9%).

Tỷ lệ hồ sơ đã giải quyết nhưng trễ hẹn dù đã giảm dần qua các năm nhưng tỷ lệ này vẫn còn cao, chủ yếu là lĩnh vực đất đai. Nguyên nhân của hồ sơ trễ hẹn gồm: Do đặc thù của hồ sơ cấp GCN QSD đất thường phát sinh việc bổ sung hồ sơ; địa phương hiện chưa có bản đồ kỹ thuật số; việc sao lục hồ sơ thực hiện bằng phương pháp thủ công nên thực hiện chậm.

2.4.2.3. Tính đáp ứng của chính sách

Về phía người dân: cho rằng trong thực hiện chính sách chưa tốt về công tác công bố TTHC, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, tiếp nhận giải quyết PAKN về TTHC; tiếp cận TTHC vẫn còn khó khăn, thái độ của công chức giải quyết TTHC, thời gian giải quyết TTHC chưa được thuận tiện, chi phí bỏ ra để thực hiện TTHC còn cao (chi phí tuân thủ TTHC). Điều này cho thấy mức độ hài lòng của người dân về TTHC chưa cao.

Về phía công chức thực hiện nhiệm vụ giải quyết TTHC: Về mức độ đáp ứng các điều kiện giải quyết TTHC như cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin mới đạt 61% ở mức trung bình trở lên, chế độ đãi ngộ chưa tương xứng cho công chức thực hiện nhiệm vụ; quy định về TTHC vẫn còn rườm rà, khó khăn trong việc áp dụng giải quyết của công chức.

2.4.2.4. Về tính công bằng

Hiện nay mức độ bao phủ cho các đối tượng chưa đầy đủ. Chẳng hạn, còn một số lượng lớn các TTHC chưa đưa vào giải quyết theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông ở các lĩnh vực như người có công, bảo trợ xã hội, văn hóa thông tin, nông nghiệp, tôn giáo…

2.4.3. Đánh giá chung

2.4.3.1.Ưu điểm và nguyên nhân ưu điểm

Tính hiệu lực của chính sách cải cách TTHC từng bước được bảo đảm; tính hiệu quả của chính sách từng bước được nâng cao; tính đáp ứng của chính sách ngày càng hướng tới mục tiêu; tính công bằng của chính sách được quan tâm cải thiện.

2.4.3.2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế

Một là, một số nội dung giải pháp của chính sách chưa được thực hiện đầy đủ, do đó ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu đề ra, làm cho hiệu lực của chính sách bị ảnh hưởng.

Hai là, hiệu quả do chính sách cải cách TTHC mang lại còn bộc lộ nhiều hạn chế, nhất là trong việc thực hiện cơ chế một cửa.

Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế:

– Hệ thống các văn bản pháp luật quy định các TTHC không ổn định; một số TTHC do biến động qua nhiều thời kỳ lịch sử, tình trạng tranh chấp, khiếu kiện ngày càng nhiều và diễn biến phức tạp; Một số tổ chức và nhiều công dân chưa nắm bắt được rõ các quy trình, thủ tục, hồ sơ TTHC;

– Nguồn kinh phí phục vụ cho công tác cải cách TTHC còn hạn chế; công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện cải cách TTHC tại một số cơ quan, đơn vị chưa được thực hiện thường xuyên, kịp thời; đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ kiểm soát và thực hiện giải quyết các TTHC còn hạn chế về kinh nghiệm, năng lực .

Tiểu kết Chương 2

Công tác cải cách TTHC trên địa bàn thành phố đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, góp phần đắc lực vào kết quả phát triển kinh tế, phát triển cơ sở hạ tầng, ổn định hệ thống chính trị và xã hội. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện chính sách cải cách TTHC vẫn còn những hạn chế nhất định, ảnh hưởng đến mục tiêu tổng thể đã được xác định.

Đánh giá chính sách cải cách thủ tục hành chính ở thành phố Quảng Ngãi
Đánh giá chính sách cải cách thủ tục hành chính ở thành phố Quảng Ngãi

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN

CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH TTHC Ở NƯỚC TA

3.1. Nhóm giải pháp về môi trường pháp lý cho chính sách cải cách TTHC

3.1.1. Về thể chế cho công tác cải cách TTHC

Để tạo cơ sở pháp lý vững chắc, nhất quán, có hiệu quả cao cho quá trình cải cách TTHC, xin ðề nghị nghiên cứu xây dựng pháp lệnh hoặc luật về TTHC.

3.1.2. Điều chỉnh một số nội dung cụ thể của chính sách cải cách TTHC

a) Cần thiết phải có quy định về sự phối hợp giữa bộ ngành và UBND tỉnh để việc cập nhật danh mục TTHC được kịp thời; và quy định về kiểm soát công tác công bố TTHC của các cấp.

  1. Về việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông:

Cần có quy định khả thi hơn về biên chế làm tại Bộ phận TN và TKQ thành phố; về quy định liên thông trong giải quyết TTHC. Cần có nghiên cứu nhân rộng mô hình trung tâm hành chính công cấp huyện.

3.1.3. Việc cải cách TTHC phải được tiến hành đồng bộ với các nội dung của cải cách hành chính

– Quy định cụ thể nhiệm vụ, trách nhiệm của từng bộ, ngành, địa phương đối với việc cải cách, đổi mới TTHC; đặc biệt là trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu cơ quan trong công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện.

– Cải cách TTHC phải tiến hành đồng thời với đổi mới cơ chế, chính sách, hoàn thiện chức năng quản lý nhà nước, tăng cường phân công, phâp cấp quản lý, điều chỉnh trách nhiệm, thẩm quyền của các cơ quan hành chính cũng như chế độ công vụ.

– Thiết lập cơ chế giám sát thường xuyên, có hiệu quả đảng viên cán bộ, công chức trong tiếp nhận, xử lý công việc của dân và doanh nghiệp.

3.2. Nhóm giải pháp đặc thù cho việc tổ chức thực hiện chính sách cải cách TTHC tại thành phố Quảng Ngãi

3.2.1. Tăng cường công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện

Trước hết, cấp ủy Đảng và chính quyền cần phải thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc triển khai thực hiện cải cách TTHC; Nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công qua việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông một cách sâu rộng, toàn diện và đồng bộ.

Chỉ đạo việc xây dựng quy trình giải quyết TTHC một cách rõ ràng, nhằm xác định trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan, cá nhân công chức trong quá trình tiếp nhận, giải quyết TTHC.

Thực hiện việc tổ chức đối thoại giữa Chủ tịch UBND thành phố với tổ chức, cá nhân về các quy định TTHC và việc giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền UBND thành phố.

Tăng cường lănh đạo, chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc giải quyết TTHC, nhất là giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

Tổ chức đánh giá để xác định mức độ hài lòng trong việc tiếp nhận, giải quyết TTHC của các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố.

Nghiên cứu triển khai xây dựng Đề án và triển khai mô hình Trung tâm hành chính cấp huyện trên cơ sở hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại thành phố.

3.2.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức

Cử công chức làm công tác tham mưu giải quyết TTHC của các cơ quan chuyên môn đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên ngành để cải thiện chất lượng tham mưu giải quyết TTHC; Tăng cường chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực hiện nhiệm vụ giải quyết TTHC, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm tra, kiểm soát kết quả, tiến độ giải quyết TTHC; Có cơ chế chế độ đãi ngộ đặc thù cho công chức, viên chức giải quyết TTHC và công chức tham gia Bộ phận việc tiếp nhận và trả kết quả; thực hiện kịp thời chế độ khen thưởng nhằm động viên khuyến khích công chức làm tốt công tác tiếp nhận, giải quyết hồ sơ TTHC; lấy kết quả thực hiện cải cách TTHC làm cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ.

3.2.3. Tăng cường đầu tư trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong giải quyết TTHC

Thứ nhất, tiếp tục nâng cấp và đầu tư đồng bộ hệ thống máy tính, mạng LAN sẵn có của các cơ quan, đơn vị đảm bảo đủ điều kiện hạ tầng để phát triển cơ quan, đơn vị điện tử và chính quyền điện tử.

Thứ hai, triển khai cho từng cơ quan chuyên môn xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu trọng điểm liên quan đến số liệu, dữ liệu thuộc phạm vi quản lý nhà nước theo chức năng nhiệm vụ được giao, nhằm phục vụ công tác xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 3, 4.

Thứ ba, nâng cấp phần mềm điện tử trong tiếp nhận, trả kết quả hồ sơ TTHC, bổ sung đưa 100% TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND thành phố thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông từ nay đến 2020; bảo đảm tin học hóa tối đa các hoạt động trong quy trình TTHC.

Thứ tư, phải đào tạo đội ngũ công chức, lãnh đạo có kỹ năng tốt về ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng thuần thục các phầm mềm giải quyết TTHC.

Thứ năm, đẩy mạnh việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008

3.2.4. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát

Nội dung kiểm tra giám sát cần thực hiện trên các mặt cụ thể như sau:

Một là, việc niêm yết công khai, đầy đủ, rõ ràng, dễ tiếp cận TTHC tại Bộ phận TN&TKQ hiện đại thành phố, các cơ quan chuyên môn có giải quyết TTHC, UBND xã, phường để tổ chức, cá nhân thuận tiện trong việc tra cứu các quy định.

Hai là, kết quả giải quyết TTHC của các cơ quan, đơn vị, bao gồm các thủ tục được giải quyết theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, và các thủ tục chưa đưa vào thực hiện cơ chế một cửa.

Ba là, kiểm tra việc tổ chức tiếp nhận, xử lý đơn thư, phản ánh kiến nghị của tổ chức, cá nhân về các quy định TTHC, về giải quyết TTHC.

Bốn là, kiểm tra hoạt động rà soát, kiến nghị đơn giản hóa TTHC, hoạt động kiểm soát TTHC của cá nhân làm đầu mối kiểm soát TTHC ở các cơ quan, đơn vị.

3.2.5. Tiếp tục thực hiện rà soát, đơn giản hóa TTHC

Để hoạt động rà soát, đơn giản hóa TTHC mang lại kết quả, UBND thành phố cần chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, trong đó gắn các chỉ tiêu cụ thể cho từng lĩnh vực đặc thù để đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi bổ sung quy định về TTHC; đồng thời giao chỉ tiêu cho các cơ quan, đơn vị chủ động trong cắt giảm thời gian giải quyết TTHC, kết quả được kiểm soát qua số lượng hồ sơ giải quyết sớm so với thời hạn được quy định.

3.3. Nhóm các giải pháp khuyến khích hỗ trợ cho chính sách cải cách TTHC

Thứ nhất, gắn liền đồng bộ cải cách TTHC với đổi mới phương thức chỉ đạo, điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước.

Thứ hai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thu hút và phát huy vai trò của nhân dân, các tổ chức xã hội, các hiệp hội vào công cuộc cải cách TTHC.

3.4. Phân công trách nhiệm

Phòng Nội vụ thành phố: chủ trì việc xây dựng và tổ chức việc đo lường mức độ hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với dịch vụ hành chính do cơ quan hành chính nhà nước thực hiện; kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của công chức giải quyết TTHC

Phòng Tư pháp thành phố: tham mưu phổ biến quy định TTHC cho tổ chức, cá nhân nắm bắt và thực hiện; triển khai các nhiệm vụ phục vụ giải quyết TTHC theo chức năng của phòng.

Văn phòng HĐND và UBND thành phố chủ trì triển khai nội dung cải cách TTHC; thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; tổ chức việc tính chi phí thực hiện TTHC; xây dựng, vận hành mạng thông tin hành chính điện tử của Chính phủ trên Internet; tiếp nhận xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính và tình hình, kết quả giải quyết TTHC tại các cấp chính quyền; soát, cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC.

Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố: tham mưu về công tác tuyên truyền cải cách TTHC; tuyên truyền về các mô hình, cách làm hiệu quả, sáng tạo trong cải cách TTHC; thường xuyên rà soát, đơn giản hóa TTHC đối với lĩnh vực thuộc chức năng QLNN của Phòng.

Phòng Tài chính-Kế hoạch: tham mưu về kinh phí phục vụ công tác cải cách TTHC; rà soát, đơn giản hóa các TTHC thuộc chức năng của phòng, nhất là thủ tục về đăng ký kinh doanh.

Các cơ quan chuyên môn còn lại như: theo chức năng nhiệm vụ được giao về lĩnh vực quản lý nhà nước thường xuyên rà soát, đơn giản hóa các TTHC có liên quan theo hướng đơpn giản, dễ thực hiện, rút ngắn thời gian; đề xuất các TTHC đưa vào giải quyết theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; niêm yết công khai TTHC theo quy định; tiếp nhận, xử lý PAKN có liên quan về TTHC theo thẩm quyền.

Tiểu kết chương 3

Từ những phân tích đánh giá chính sách cải cách TTHC từ thực tiễn thành phố Quảng Ngãi thông qua một số tiêu chí như tính hiệu lực, hiệu quả, tính đáp ứng, tính công bằng, tác tác giả luận văn đề xuất một số giải pháp góp phần vào việc thực hiện chính sách cải cách TTHC tốt hơn, đạt được mục tiêu đề ra trong thời gian đến. Trong những giải pháp trên, có giải pháp mang tầm vĩ mô, thuộc thẩm quyền của cơ quan Trung ương có tính chất tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức thực hiện của các cơ quan hành chính các cấp. Có giải pháp đặc thù cho việc thực hiện chính sách cải cách TTHC của thành phố Quảng Ngãi và giải pháp hỗ trợ cho việc thực hiện chính sách đó. Với giải pháp đưa ra, tác giả luận văn mong muốn có thể giải quyết được phần nào những hạn chế, tồn tại trong việc thực hiện chính sách cải cách TTHC.

KẾT LUẬN

Chính sách cải cách TTHC có vai trò quan trọng được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm và được đặt ra gay từ giai đoạn đầu của tiến trình chung cải cách nền hành chính nhà nước.Với mục tiêu đặt ra là “nhằm tạo được bước chuyển căn bản trong quan hệ và thủ tục giải quyết công việc giữa các cơ quan nhà nước với nhau, giữa cơ quan nhà nước với tổ chức xã hội và giữa cơ quan nhà nước với công dân”, cải cách TTHC được xem là khâu đột phá để tạo môi trường thuận lợi, minh bạch cho mọi hoạt động của người dân, doanh nghiệp, nhằm tạo động lực thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển. Hơn 20 năm thực hiện chính sách cải cách TTHC, tính từ khi có Nghị quyết 38/CP ngày 04/5/1994 của Chính phủ đến nay, công tác cải cách TTHC đã đạt được nhiều kết quả quan trọng mà nổi bật là việc rà soát, đơn giản hóa TTHC theo Đề án 30 của Chính phủ và việc giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, đã góp phần tạo bước chuyển mạnh mẽ trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong việc tuân thủ TTHC. Tuy nhiên việc thực hiện chính sách cải cách TTHC trong thời gian qua vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, chưa theo kịp yêu cầu đòi hỏi của sự phát triển kinh-tế xã hội của đất nước như: vẫn còn nhiều TTHC rườm rà, chồng chéo gây phiền hà cho tổ chức cá nhân; việc giải quyết TTHC còn tình trạng chậm trễ, kéo dài thời gian, tinh thần, thái độ, năng lực của cán bộ, công chức trong thực hiện nhiệm vụ còn có tình trạng nhũng nhiễu nhất là trong một số lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm.

Trong những năm qua, các cấp các ngành của thành phố Quảng Ngãi đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong thực hiện chính sách cải cách cải cách TTHC tạo môi trường và động lực cho sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Vì vậy thành phố Quảng Ngãi đã đạt được mức tăng trưởng kinh tế khá, liên tục và ổn định, các mặt trong đời sống xã hội tiến bộ rõ rệt, giải, cơ sở hạ tầng phát triển tương đối đồng bộ, đô thị được chỉnh trang và đang phấn đấu trở thành một đô thị “năng động và thân thiện”. Kết quả chính sách cải cách TTHC của thành phố đạt được có thể kể đến về việc đơn giản hóa TTHC theo Đề án 30 của Chính phủ, việc tổ chức triển khai thực hiện cơ chế một cửa, việc công khai, minh bạch TTHC và quá trình giải quyết TTHC, đem lại mức độ hài lòng cho người dân và doanh nghiệp. Tuy vậy, từ thực tiễn kết quả thực hiện chính sách cải cách TTHC của thành phố vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém cần khắc phục, cho thấy hiệu quả, hiệu lực của chính sách chưa cao. Từ hệ thống lý thuyết được nêu ở Chương I và thực tiễn triển của thành phố Quảng Ngãi, các giải pháp được luận văn đề cập đến vừa là những kiến nghị chính sách thuộc thẩm quyền tỉnh, Trung ương, vừa là những giải pháp thực hiện từ đặc thù của thành phố trong quá trình tổ chức thực hiện.

Cùng với những thành công đã đạt được và việc chỉ ra những hạn chế, yếu kém để khắc phục. Hy vọng với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp đề ra trong thời gian đến cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, chính sách cải cách TTHC sẽ đạt được mục tiêu đề ra./

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\VIEN HAN LAM DOT 6\CHINH SACH CONG\TA THI THANH BINH\SAU BAO VE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *