Chính sách XKLĐ từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam-luận văn hay

Chính sách XKLĐ từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam

Chính sách XKLĐ từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam

1. Tính cấp thiết của đề tài

Quảng Nam là một tỉnh có dân số đông, LĐ chưa có việc làm và thiếu việc làm còn nhiều, LĐ nông – lâm – ngư nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu LĐ, tỷ lệ hộ nghèo còn cao; vì vậy, cho đến nay XKLĐ vẫn là giải pháp quan trọng trong công tác giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững của tỉnh.

Trong giai đoạn 2011-2016, đồng thời với chính sách XKLĐ của Trung ương, tỉnh Quảng Nam đã ban hành chính sách của địa phương nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề mang tính đặc thù trong đặc điểm nguồn LĐ của tỉnh góp phần đẩy mạnh công tác XKLĐ. Quá trình triển khai thực hiện các chính sách XKLĐ trên địa bàn tỉnh trong những năm qua đã góp phần nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, gia đình và bản thân người LĐ về tầm quan trọng của XKLĐ; nhìn chung, tình hình thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người LĐ tham gia XKLĐ và gia đình họ đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, số lượng LĐ của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài chưa nhiều; trình độ chuyên môn kỹ thuật, kiến thức ngoại ngữ, sức khỏe và ý thức tổ chức kỷ luật của người đi XKLĐ còn nhiều hạn chế

Thực tế cho thấy rằng, các chính sách XKLĐ (của Trung ương, của tỉnh Quảng Nam) vẫn còn có những hạn chế, bất cập khi triển khai vào thực tiễn địa phương; đồng thời, vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế, tồn tại trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện công tác XKLĐ ở tỉnh. Tình hình trên đòi hỏi cần phải nghiên cứu, hoàn thiện chính sách XKLĐ; đồng thời, điều chỉnh quá trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách một cách hợp lý để công tác XKLĐ của tỉnh đạt kết quả cao hơn, từ đó có những đóng góp tích cực vào kết quả giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh.

Với những lý do trên, tôi đã lựa chọn vấn đề “Chính sách XKLĐ từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam” làm đề tài tốt nghiệp của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích của đề tài là vận dụng lý luận về chính sách XKLĐ ở Việt Nam để phân tích, đánh giá thực tiễn thực hiện chính sách XKLĐ ở tỉnh Quảng Nam, tìm ra những bất cập từ đó đề xuất các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện chính sách XKLĐ trong những năm tiếp theo.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

– Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về XKLĐ, chính sách XKLĐ ở Việt Nam.

– Nghiên cứu thực trạng thực hiện các chính sách XKLĐ từ thực tiễn tại tỉnh Quảng Nam.

– Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện chính sách XKLĐ tại Quảng Nam, tham gia đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện chính sách XKLĐ và nâng cao hiệu quả tổ chức triển khai thực hiện công tác XKLĐ trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Các chính sách, công cụ XKLĐ của Nhà nước ta được thực thi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

– Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách XKLĐ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; từ kết quả thực hiện công tác XKLĐ sẽ phân tích, đánh giá các thành công, hạn chế, tồn tại; xác định nguyên nhân (thành công; hạn chế) làm cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện chính sách XKLĐ và nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện công tác XKLĐ trên địa bàn tỉnh.

– Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện trong phạm vi toàn tỉnh Quảng Nam.

– Phạm vi thời gian: Nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách XKLĐ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong 6 năm, từ năm 2011 đến năm 2016.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận: Đề tài vận dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp để thu thập, phân tích và khai thác thông tin từ các nguồn sẵn có liên quan (trực tiếp hoặc gián tiếp) tới vấn đề XKLĐ ở nước ta và ở tỉnh Quảng Nam.

5.2. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng kết hợp các phương pháp thống kê, khái quát thực tiễn, phương pháp phân tích định tính, suy luận logic, diễn giải trong quá trình phân tích đánh giá chính sách.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận

– Đề tài này có ý nghĩa về mặt lý luận, giúp người học nghiên cứu, bổ sung kiến thức lý thuyết về XKLĐ và chính sách XKLĐ ở Việt Nam; vận dụng các lý thuyết về quy trình phân tích chính sách công, đánh giá chính sách công để đánh giá thực tiễn thực hiện chính sách XKLĐ ở địa phương.

– Kết quả nghiên cứu đề tài minh chứng cho việc vận dụng các lý thuyết phân tích chính sách công, đánh giá chính sách công là cần thiết trong quá trình nghiên cứu thực tiễn thực hiện chính sách XKLĐ, từ đó góp phần hoàn thiện chính sách XKLĐ ở nước ta nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính sách XKLĐ.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

– Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần giúp cán bộ các cấp, các ngành hiểu rõ hơn về lý luận XKLĐ và chính sách XKLĐ ở Việt Nam; xem xét giữa lý luận và thực tiễn thông qua kết quả thực hiện chính sách XKLĐ tại tỉnh Quảng Nam; xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ XKLĐ trong thời gian tới.

– Kết quả nghiên cứu đề xuất các giải pháp điều chỉnh các chính sách XKLĐ phù hợp hơn với yêu cầu thực tiễn đặt ra và cải tiến phương pháp, phương thức tổ chức triển khai thực hiện chính sách XKLĐ góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện công tác XKLĐ góp phần giải quyết việc làm, phát triển KT-XH địa phương.

7. Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục bảng số liệu, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn trình bày theo 3 Chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về chính sách XKLĐ.

Chương 2: Thực trạng chính sách XKLĐ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2016.

Chương 3: Hoàn thiện chính sách XKLĐ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH

XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

    1. 1.1. Xuất khẩu lao động
      1. 1.1.1. Khái niệm xuất khẩu lao động

Hiểu theo Luật Người LĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: XKLĐ là quá trình đưa người LĐ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài hợp pháp được quản lý và hỗ trợ của Nhà nước theo hợp đồng của các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ, các tổ chức sự nghiệp, các doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu, các tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài, hợp đồng nâng cao tay nghề, hoặc theo hợp đồng cá nhân giữa người LĐ và chủ sử dụng LĐ.

      1. 1.1.2. Các hình thức xuất khẩu lao động

Hiện nay, XKLĐ được thực hiện theo nhiều hình thức như sau:

Căn cứ vào hợp đồng đưa LĐ ra nước ngoài, có các hình thức sau: XKLĐ được thực hiện thông qua Hiệp định giữa các Chính phủ; theo hợp đồng giữa các doanh nghiệp XKLĐ; hình thức thầu bao công trình, đầu tư nước ngoài; hợp đồng nâng cao tay nghề và theo hợp đồng đơn lẻ của người LĐ với chủ sử dụng LĐ.

Căn cứ vào không gian di chuyển của người LĐ, có các hình thức sau: XKLĐ trực tiếp, XLKĐ giáp ranh, XKLĐ tại chỗ, XKLĐ phi chính thức.

Căn cứ vào chất lượng LĐ xuất khẩu, có các hình thức sau: XKLĐ có tay nghề (còn gọi là xuất khẩu chuyên gia, kỹ thuật viên, LĐ lành nghề); XKLĐ tay nghề thấp hoặc không có tay nghề (hay còn gọi là XKLĐ phổ thông).

* Các hình thức XKLĐ của Việt Nam

Trong giai đoạn hiện nay, người LĐ có thể đi làm việc ở nước ngoài theo 4 hình thức:

– Thông qua doanh nghiệp hoạt động dịch vụ, tổ chức sự nghiệp được phép hoạt động đưa người LĐ đi làm việc ở nước ngoài.

– Thông qua doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu, hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ở nước ngoài

– Thông qua doanh nghiệp đưa LĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề.

– Người LĐ tự đi theo hình thức hợp đồng cá nhân

      1. 1.1.3. Vai trò và tác động của XKLĐ trong nền kinh tế thị trường

* Các tác động tích cực

– Đóng góp vào tăng trưởng và phát triển KT-XH

– Góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế

– Tạo việc làm, góp phần ổn định xã hội, an ninh – quốc phòng

– Góp phần giải quyết chính sách xã hội

– Góp phần phát triển nguồn nhân lực đất nước

– Đưa nhanh tiến bộ – khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất kinh doanh.

– Góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại

– XKLĐ còn là cầu nối giao lưu văn hóa, tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, nâng cao vị trí chính trị và uy tín nước XKLĐ.

* Các tác động tiêu cực

XKLĐ còn có thể tác động tiêu cực đến đời sống, xã hội và kinh tế của nước XKLĐ như: gây khan hiếm cục bộ LĐ nội địa; ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội; làm gia tăng tội phạm hình sự.

    1. 1.2. Chính sách xuất khẩu lao động
      1. 1.2.1. Khái niệm chính sách XKLĐ

Có thể hiểu: Chính sách là chương trình hành động do các nhà lãnh đạo hay nhà quản lý đề ra để giải quyết một vấn đề nào đó thuộc phạm vi thẩm quyền của mình..

Từ cách tiếp cận về XKLĐ và chính sách công, có thể hiểu khái niệm về chính sách XKLĐ ở Việt Nam như sau: Chính sách XKLĐ là một bộ phận của chính sách giải quyết việc làm; là tập hợp các quyết định của Nhà nước nhằm đưa ra các giải pháp, công cụ để thực hiện mục tiêu giải quyết việc làm cho người LĐ thông qua việc đưa LĐ Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng.

      1. 1.2.2. Nội dung chính sách XKLĐ

1.2.2.1. Quan điểm, phương hướng, mục tiêu chính sách XKLĐ của Việt Nam

* Quan điểm XKLĐ

Tại Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 22/9/1998, Bộ Chính trị đã chỉ đạo: “Cùng với giải quyết việc làm trong nước là chính thì XKLĐ và chuyên gia là một chiến lược quan trọng, lâu dài, góp phần xây dựng đội ngũ LĐ cho công cuộc xây dựng đất nuớc trong thời kỳ CNH – HĐH; là một bộ phận của hợp tác quốc tế, góp phần củng cố quan hệ hữu nghị, hợp tác lâu dài với các nước…”.

Trong các báo cáo chính trị của Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX, X, XI đều khẳng định tầm quan trọng của công tác đưa người LĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

* Phương hướng

– Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi và khuyến khích người LĐ có đủ điều kiện đi làm việc ở nước ngoài; kết hợp lợi ích xã hội trước mắt của XKLĐ với chiến lược phát triển nguồn nhân lực lâu dài cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

– Mở rộng quy mô, chú trọng nâng cao chất lượng LĐ đi làm việc ở nước ngoài; đa dạng hóa thị trường, ngành nghề, hình thức XKLĐ.

* Mục tiêu XKLĐ

– Mục tiêu chung

Mục tiêu phát triển kinh tế đi đôi với giải quyết các vấn đề xã hội vẫn luôn là mục tiêu cơ bản cho hoạt động đưa người LĐ đi làm việc ở nước ngoài trong mọi thời kỳ.

– Mục tiêu cụ thể

+ Về thị trường LĐ ngoài nước

Tiếp tục ổn định và mở rộng thị phần XKLĐ tại các thị trường hiện có; mở thêm các thị trường LĐ mới như thị trường châu Mỹ, châu Âu và những thị trường nhận LĐ có trình độ kỹ thuật cao.

+ Về số lượng LĐ đưa đi hàng năm

Phấn đấu đến năm 2015 cả nước đưa được trên 100.000 LĐ một năm đi XKLĐ;

Giai đoạn 2015-2020: cả nước đưa khoảng 150.000 LĐ/năm đi làm việc ở nước ngoài.

1.2.2.2. Các công cụ chính sách xuất khẩu lao động

* Nhà nước hỗ trợ các yếu tố về cung LĐ

Cung trong XKLĐ phụ thuộc vào số lượng, chất lượng LĐ sẵn sàng tham gia XKLĐ và chính sách XKLĐ của quốc gia.

– Việt Nam có nguồn cung trong XKLĐ khá dồi dào.

– Chất lượng LĐ sẵn sàng tham gia XKLĐ là yếu tố quyết định đến cung trong XKLĐ. Nhà nước đã và đang có nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn LĐ phục vụ XKLĐ.

– Chính sách XKLĐ đóng vai trò rất quan trọng nhằm phát triển XKLĐ bền vững trong từng điều kiện cụ thể về phát triển KT-XH của nước xuất cư (tạo nên cung trong XKLĐ).

* Nhà nước hỗ trợ các yếu tố về cầu trong XKLĐ

Cầu trong XKLĐ chính là đầu ra, là thị trường của XKLĐ. Chính phủ nước ta luôn quan tâm đẩy mạnh mở rộng thị trường XKLĐ. Đến năm 2016, Việt Nam đã đưa LĐ đi làm việc tại trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ; trong đó, các thị trường XKLĐ truyền thống của nước ta vẫn là Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia…; Từ năm 2014, cánh cửa tiếp nhận LĐ có trình độ của Việt Nam đã dần hé mở (thông qua các chương trình thí điểm đưa điều dưỡng viên, hộ lý sang Đức và Nhật Bản làm việc).

Để giữ vững được thị trường XKLĐ, các ngành chức năng tăng cường quản lý nhà nước về XKLĐ, hạn chế tình trạng LĐ Việt Nam làm việc bất hợp pháp ở nước ngoài, không tuân thủ các quy định về XKLĐ… làm ảnh hưởng đến hình ảnh của LĐ Việt Nam.

* Quản lý Nhà nước đối với XKLĐ

– Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực đưa người LĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

– Nội dung cơ bản của quản lý Nhà nước về XKLĐ

+ Nhà nước thiết kế, xây dựng bộ máy quản lý Nhà nước về XKLĐ.

+ Nhà nước tạo lập hệ thống pháp luật, chính sách XKLĐ.

+ Nhà nước quản lý thống nhất mọi hoạt động liên quan của các tổ chức, cá nhân tham gia XKLĐ.

+ Nhà nước quy định các chế độ tài chính về XKLĐ thống nhất đối với người LĐ và doanh nghiệp XKLĐ.

+ Nhà nước quy định việc cấp, đình chỉ và thu hồi Giấy phép đưa người LĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

+ Tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động XKLĐ.

1.2.2.3. Nguồn lực

Để tổ chức thực hiện hoạt động XKLĐ cần bố trí nguồn lực đảm bảo của cả ba bên: Nhà nước, doanh nghiệp, người LĐ.

* Nguồn lực của Nhà nước

Chính phủ ưu tiên nguồn lực nhằm đẩy mạnh công tác XKLĐ thông qua việc: bố trí đội ngũ làm công tác quản lý Nhà nước về XKLĐ các cấp; xây dựng hệ thống quản lý LĐ Việt Nam làm việc ở nước ngoài; ban hành các Chương trình, dự án, chính sách về XKLĐ với sự đầu tư nguồn lực hỗ trợ tài chính trực tiếp cho người LĐ và bố trí kinh phí triển khai thực hiện các chính sách XKLĐ

* Nguồn lực của doanh nghiệp, tổ chức XKLĐ

Nguồn lực của doanh nghiệp, tổ chức trong XKLĐ thể hiện ở số lượng và năng lực của doanh nghiệp, tổ chức có đủ điều kiện đưa LĐ ra nước ngoài làm việc.

– Tính đến tháng 12/2016, cả nước có 277 doanh nghiệp, đơn vị có Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người LĐ đi làm việc ở nước ngoài.

– Năng lực cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp XKLĐ là yếu tố mấu chốt tác động đến sự phát triển của XKLĐ. Phần lớn các doanh nghiệp dịch vụ của nước ta sau khi được cấp Giấy phép XKLĐ đã hoạt động hiệu quả.

Nhằm mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng cung ứng LĐ cho các thị trường ngoài nước của các doanh nghiệp hội viên, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên, ngày 22/12/2003, Bộ trưởng Bộ Nội Vụ đã ban hành Quyết định số 86/2003/QĐ-BNV thành lập Hiệp hội XKLĐ Việt Nam (VAMAS).

– Điều kiện để doanh nghiệp được đưa LĐ ra nước ngoài làm việc

+ Điều kiện để doanh nghiệp dịch vụ được cấp Giấy phép đưa người LĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

+ Điều kiện đưa người LĐ đi làm việc tại công trình, dự án mà doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu ở nước ngoài

+ Điều kiện đưa người LĐ đi làm việc tại cơ sở sản xuất, kinh doanh do tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập ở nước ngoài

+ Điều kiện đưa người LĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề

+ Điều kiện để tổ chức sự nghiệp đưa người LĐ đi làm việc ở nước ngoài

* Nguồn lực của người lao động

Nguồn lực của người LĐ trong XKLĐ thể hiện ở nguồn LĐ có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài và có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

– Điều kiện để người LĐ được đi làm việc ở nước ngoài

+ Điều kiện để người LĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài

+ Điều kiện để người LĐ đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng cá nhân

– Khả năng tài chính của người LĐ trước khi tham gia XKLĐ: đây chính là khả năng trang trải các chi phí phục vụ việc đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài của người LĐ.

1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chính sách XKLĐ

Đánh giá hiệu quả của chính sách XKLĐ chính là đánh giá các nội dung: có đạt mục tiêu chính sách; hiệu quả các công cụ; nguồn lực có được sử dụng hiệu quả.

* Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chính sách XKLĐ

– Số lượng LĐ thường xuyên làm việc ở nước ngoài.

– Tỷ trọng LĐ xuất khẩu có tay nghề trong tổng số LĐ xuất khẩu.

– Tỷ trọng LĐ xuất khẩu trong tổng số LĐ cần việc làm..

– Tỷ suất hiệu quả kinh tế của XKLĐ.

– Mức thu nhập quốc dân cho đất nước từ XKLĐ.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2011-2016

    1. 2.1. Khái quát chung về tỉnh Quảng Nam
      1. 2.1.1. Điều kiện tự nhiên
      2. 2.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội
    2. 2.2. Chính sách XKLĐ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2011-2016
      1. 2.2.1. Chính sách XKLĐ của Trung ương

2.2.1.1. Chính sách XKLĐ chung

* Luật Người LĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (năm 2006)

Luật được ban hành đã tạo hành lang pháp lý công khai, minh bạch, làm rõ trách nhiệm quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người LĐ khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

* Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước

Ngày 31/8/2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 144/2007/QĐ-TTg về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước.

Nội dung sử dụng Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước:

(1). Hỗ trợ mở rộng và phát triển thị trường LĐ ngoài nước

(2). Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn LĐ

(3). Hỗ trợ giải quyết rủi ro cho người LĐ và doanh nghiệp

(4). Chi cho công tác thông tin tuyên truyền về hoạt động đưa người LĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

* Dự án hỗ trợ đưa LĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề giai đoạn 2012-2015

Ngày 31/8/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1201/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề giai đoạn 2012-2015. Chương trình có 6 dự án thành phần; trong đó, có dự án 4: “Hỗ trợ đưa LĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”. Mục tiêu của Dự án 4:

+ Đưa 80 – 120 nghìn LĐ thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, LĐ là người dân tộc thiểu số, LĐ là thân nhân chủ yếu của người có công với cách mạng và LĐ thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp đi XKLĐ.

+ Hỗ trợ đào tạo LĐ trình độ cao về kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho khoảng 5 nghìn LĐ đáp ứng yêu cầu của nước tiếp nhận LĐ. Đến năm 2015, có khoảng 60% LĐ được đào tạo nghề và 100% LĐ được bồi dưỡng kiến thức cần thiết trước khi đi làm việc ở nước ngoài.

* Chính sách cho vay nguồn vốn có lãi suất ưu đãi phục vụ việc đi XKLĐ (trước ngày 01/9/2015)

Theo Quyết định số 365/2004/QĐ ngày 13/4/2004 của Ngân hàng Nhà nước về việc cho vay vốn đối với người LĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài:

Cho vay tối đa 30 triệu đồng để người LĐ thuộc diện chính sách chi trả các chi phí, lệ phí hợp pháp cần thiết để đi XKLĐ; với lãi suất ưu đãi bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo; không phải thế chấp tài sản.

* Chính sách hỗ trợ XKLĐ theo Nghị định 61/2015/NĐ-CP của Chính phủ (hiệu lực thi hành từ ngày 01/9/2015)

Nội dung cụ thể của chính sách hỗ trợ XKLĐ theo Nghị định 61/2015/NĐ-CP như sau:

(1). Về chính sách hỗ trợ người LĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Người LĐ là người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; thân nhân của người có công với cách mạng có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ:

– Hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết

– Hỗ trợ chi phí làm thủ tục hộ chiếu, thị thực, khám sức khoẻ, lý lịch tư pháp trước khi đi làm việc ở nước ngoài.

– Hỗ trợ giải quyết rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài.

– Hỗ trợ chi phí đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề trong trường hợp nước tiếp nhận yêu cầu.

(2). Về hỗ trợ vay vốn đối với người LĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

– Người LĐ thuộc hộ nghèo, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp và người LĐ là người dân tộc thiểu số được vay vốn đi XKLĐ từ Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định.

– Người LĐ thuộc hộ cận nghèo, người LĐ là thân nhân của người có công với cách mạng được vay vốn đi XKLĐ từ Quỹ Quốc gia về việc làm với mức vay tối đa 100% chi phí đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

(3). Hỗ trợ phát triển thị trường LĐ ngoài nước.

2.2.1.2. Chính sách XKLĐ đối với các huyện nghèo

Ngày 29/4/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh XKLĐ góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 -2020”.

Các chính sách hỗ trợ trong Đề án bao gồm:

(1). Các chính sách đối với người LĐ

– Hỗ trợ người LĐ thuộc hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số có trình độ văn hóa từ bậc tiểu học trở lên đã được lựa chọn để tham gia XKLĐ bổ túc văn hóa thêm để tham gia XKLĐ.

– Hỗ trợ người LĐ học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết; hỗ trợ chi phí khám sức khỏe; làm hộ chiếu, viza và lý lịch tư pháp để tham gia XKLĐ.

– Hỗ trợ rủi ro cho người LĐ thuộc đối tượng của Đề án khi tham gia XKLĐ gặp rủi ro.

(2). Chính sách tín dụng ưu đãi

– Tín dụng ưu đãi đối với người LĐ thuộc huyện nghèo đã được tuyển chọn đi XKLĐ với mức vay tối đa bằng các khoản chi phí người LĐ phải đóng góp theo từng thị trường. Đối với người LĐ thuộc các hộ nghèo, người dân tộc thiểu số: lãi suất bằng 50% lãi suất cho vay áp dụng cho đối tượng chính sách đi XKLĐ; các đối tượng còn lại của các huyện nghèo được vay với lãi suất áp dụng cho đối tượng chính sách đi XKLĐ.

– Tín dụng ưu đãi đối với cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp XKLĐ tham gia Đề án.

(3). Ngoài ra, ngân sách Trung ương còn bố trí kinh phí cho các hoạt động: truyền thông và nâng cao năng lực, nhận thức về XKLĐ; tư vấn, giới thiệu việc làm sau khi người LĐ về nước; giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án.

Chính sách XKLĐ từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam
Chính sách XKLĐ từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam

2.2.1.3. Riêng về chính sách sử dụng nguồn nhân lực sau XKLĐ

* Chính sách tạo việc làm cho LĐ sau XKLĐ

– Luật Người LĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có 2 Điều quy định về nội dung và tổ chức thực hiện nội dung này (Điều 59, 60).

– Tại Mục 3, Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ có 2 Khoản ghi rõ về chính sách đối với LĐ sau XKLĐ.

– Đề án của Bộ LĐ-TB&XH về đẩy mạnh XKLĐ giai đoạn 2009-2015 có đưa ra mục tiêu tư vấn, hướng dẫn cho người LĐ sử dụng nguồn thu từ XKLĐ vào đầu tư phát triển kinh tế.

* Chính sách đào tạo

Đề án của Bộ LĐ-TB&XH về đẩy mạnh XKLĐ giai đoạn 2009-2015 trong đó đưa ra mục tiêu hỗ trợ người LĐ.

2.2.2. Chính sách XKLĐ riêng của tỉnh Quảng Nam (cho vay nguồn vốn có lãi suất ưu đãi hình thành từ ngân sách tỉnh)

– Từ ngày 01/01/2010 đến ngày 31/3/2016: tất cả cá nhân đi XKLĐ trên địa bàn tỉnh được cho vay 50 triệu đồng/một LĐ để trả các chi phí đi XKLĐ.

– Từ ngày 08/6/2016 đến nay: cho vay tối đa bằng 100% phí đi làm việc ở nước ngoài ghi trong hợp đồng XKLĐ để người LĐ trả các chi phí đi XKLĐ.

2.3. Thực trạng XKLĐ của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2016

Trong giai đoạn 2011-2015, toàn tỉnh Quảng Nam có 1.198 LĐ đi làm việc ở nước ngoài (đạt 29,95% kế hoạch đề ra). Năm 2016, cả tỉnh đã xuất khẩu 541 LĐ (đạt 180,33% kế hoạch đề ra).

LĐ tỉnh Quảng Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tập trung chủ yếu ở các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaisia, Đài Loan; trong đó, thị trường Nhật Bản chiếm thị phần chính (chiếm 53,99% tổng số LĐ đi XKLĐ).

2.3.1. Thị trường Nhật Bản

2.3.2. Thị trường Hàn Quốc

2.3.3. Thị trường Malaisia

2.3.4. Thị trường Đài Loan

    1. 2.4. Đánh giá chính sách XKLĐ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2011-2016
      1. 2.4.1. Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu chính sách

Trong giai đoạn 2011-2015, số LĐ của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng không đạt mục tiêu Đề án XKLĐ của tỉnh đã đề ra, chỉ đạt 29,95% kế hoạch.

Trong đó, số LĐ thuộc các huyện nghèo của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài chỉ đạt 14,6% kế hoạch đề ra.

Trong năm 2016, chỉ tiêu XKLĐ của tỉnh đạt 183,33% kế hoạch đề ra.

      1. 2.4.2. Đánh giá kết quả thực hiện các công cụ chính sách

2.4.2.1. Việc lập Kế hoạch, giao chỉ tiêu và quản lý Nhà nước về XKLĐ nói chung

* Mặt được

– UBND tỉnh ban hành Đề án XKLĐ tỉnh giai đoạn 2011-2015.

– Hằng năm, 03 huyện nghèo của tỉnh có lập kế hoạch, dự toán ngân sách thực hiện chính sách XKLĐ.

* Mặt hạn chế

– Địa phương chưa quyết liệt thực hiện việc giao chỉ tiêu XKLĐ hằng năm cho cấp huyện, cấp xã; kết hợp theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá trách nhiệm của từng ngành, địa phương.

– Công tác quản lý, hỗ trợ người LĐ đi XKLĐ nhìn chung chưa chặt chẽ, đồng bộ.

2.4.2.2. Việc tuyên truyền, phổ biến về XKLĐ

* Mặt được

Có tổ chức tuyên truyền về XKLĐ trên các Báo, Đài địa phương; trên hệ thống phát thanh xã, phường lưu động; tổ chức hội thảo, tập huấn chuyên đề.

* Mặt hạn chế

Công tác thông tin, tuyên truyền chưa thường xuyên, sâu rộng, nội dung hình thức chưa đa dạng, phù hợp.

2.4.2.3. Việc tạo nguồn đi XKLĐ

* Mặt được

– Phần lớn các LĐ của tỉnh đi XKLĐ thông qua các chương trình do các đơn vị, tổ chức của Bộ LĐ-TB&XH thực hiện hoặc các doanh nghiệp XKLĐ đã được thẩm định cấp phép.

– Các doanh nghiệp có chức năng XKLĐ được Sở LĐ-TB&XH giới thiệu, đề nghị các địa phương tạo điều kiện gặp gỡ người dân để tư vấn, tuyển chọn LĐ đi làm việc ở nước ngoài.

– Hàng năm, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh phối hợp các Trường Trung cấp nghề trực thuộc Sở, các doanh nghiệp tổ chức Hội thảo giới thiệu về hoạt động XKLĐ cho sinh viên, học sinh.

* Mặt hạn chế

– Công tác tư vấn, định hướng cho người LĐ học nghề, học ngoại ngữ để tham gia XKLĐ còn hạn chế.

– Việc đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực gắn với XKLĐ chưa được quan tâm đúng mức.

2.4.2.4. Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ chi phí, cho vay vốn, tạo việc làm cho LĐ tham gia XKLĐ

* Mặt được

Tỉnh Quảng Nam có ban hành chính sách cho vay nguồn vốn có lãi suất ưu đãi từ nguồn ngân sách tỉnh đối với LĐ tỉnh đi XKLĐ.

* Mặt hạn chế

– Chưa triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ XKLĐ; chưa lồng ghép hiệu quả các chính sách hỗ trợ việc làm để tăng cường nguồn lực khuyến khích tham gia XKLĐ.

– Sở LĐ-TB&XH hầu như không nắm được thông tin để tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm cho LĐ sau khi về nước.

      1. 2.4.3. Đánh giá hiệu quả nguồn lực
      2. 2.4.3.1. Mặt thành công
      3. Trong giai đoạn 2011-2016, hầu hết các nguồn lực của Nhà nước đầu tư cho công tác XKLĐ của tỉnh được sử dụng hiệu quả, nhất là nguồn lực bố trí cho việc kiện toàn, nâng cao vai trò quản lý Nhà nước về XKLĐ hoặc nguồn lực bố trí giải quyết các rủi ro bất khả kháng xảy ra đối với người LĐ khi đang làm việc ở nước ngoài.
      4. 2.4.3.2. Mặt hạn chế

* Trong giai đoạn 2011-2015, Nhà nước quan tâm bố trí nhiều nguồn kinh phí nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người LĐ tham gia XKLĐ nhưng không có nhiều doanh nghiệp, người LĐ tiếp cận, hưởng thụ được các chính sách này đã làm hạn chế hiệu quả đầu tư nguồn lực của Nhà nước; đặc biệt, đã không phát huy được tác dụng các nguồn lực ưu tiên của Nhà nước đối với các đối tượng chính sách xã hội của tỉnh trong công tác XKLĐ.

– Từ năm 2012 đến 2014 nguồn kinh phí hỗ trợ người LĐ, doanh nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm không giải ngân được, năm 2015 chỉ giải ngân được 11,5% kinh phí.

– Trước tháng 6/2016, nhiều người LĐ ở tỉnh không vay nguồn vốn hỗ trợ đi XKLĐ (của Trung ương, của tỉnh) vì không đủ trang trải các chi phí để đi XKLĐ ở các thị trường có thu nhập cao; điều này đã hạn chế cơ hội đi làm việc ở nước ngoài của nhiều LĐ.

– Một số nguồn lực của Nhà nước trong khuôn khổ Đề án hỗ trợ LĐ huyện nghèo đi XKLĐ có những hạn chế, như: chính sách hỗ trợ người LĐ nâng cao trình độ văn hóa để tham gia XKLĐ hầu như không thực hiện được; mức hỗ trợ cho người LĐ về sinh hoạt phí, chi phí ăn ở, đi lại không phù hợp.

* Việc bố trí nguồn lực tài chính từ ngân sách địa phương cho công tác tuyên truyền, tư vấn, vận động người LĐ đi XKLĐ chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra và nhu cầu sử dụng để thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị liên quan.

* Nguồn lực tài chính của gia đình/bản thân người LĐ ở tỉnh có nhu cầu tham gia XKLĐ nhìn chung còn hạn chế.

Chính sách XKLĐ từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam
Chính sách XKLĐ từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam

2.4.4. Đánh giá khái quát các thành tựu, bất cập của chính sách xuất khẩu lao động

2.4.4.1. Đánh giá chung

* Kết quả

Kết quả thực hiện công tác XKLĐ trong thời gian qua đã góp phần hoàn thành kế hoạch giải quyết việc làm, giảm nghèo, phát triển KT-XH tỉnh.

* Nguyên nhân thành công

Nhìn chung, các chính sách XKLĐ của Nhà nước được thực thi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2016 là đồng bộ, chặt chẽ, phù hợp với điều kiện KT-XH của đất nước, của địa phương và đáp ứng được yêu cầu, nhu cầu đặt ra trong công tác XKLĐ giai đoạn này.

* Hạn chế, tồn tại

– Số lượng người LĐ tham gia XKLĐ còn thấp.

– Tỷ lệ LĐ đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS ở lại cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc khá cao.

– Số LĐ có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao đi làm việc ở nước ngoài chưa nhiều.

– Nhiều người LĐ sau khi đi XKLĐ về nước không tìm được việc làm phù hợp với ngành nghề đã làm ở nước bạn.

– Nhà nước chưa tận dụng hiệu quả nguồn LĐ có kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp sau thời gian làm việc ở nước ngoài.

* Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại

Kết quả thực hiện XKLĐ của tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2011-2016 còn thấp là do cả hai nguyên nhân: sự hạn chế, bất cập của chính sách XKLĐ trong thực tiễn và những khó khăn, hạn chế, tồn tại trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện công tác XKLĐ.

– Do bản thân chính sách

+ Một số nội dung trong cơ chế, chính sách đã ban hành chưa phù hợp với thực tiễn.

+ Một số cơ chế, chính sách cần có nhưng chưa ban hành hoặc chậm ban hành.

+ Chính sách tạo việc làm cho LĐ sau khi XKLĐ về nước chưa thực sự rõ nét cả về nội dung và hình thức thực thi; còn thiếu các chính sách khuyến khích sử dụng nguồn nhân lực sau XKLĐ...

+ Các thủ tục hành chính trong quá trình thanh toán các khoản hỗ trợ chi phí hỗ trợ XKLĐ hoặc vay vốn có lãi suất ưu đãi để đi XKLĐ còn rườm rà, phức tạp.

– Do quá trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách

+ Nguyên nhân khách quan

Điều kiện tự nhiên của tỉnh không thuận lợi gây khó khăn cho công tác tuyên truyền, vận động, tuyển chọn LĐ tham gia XKLĐ.

Thị trường XKLĐ có những yếu tố không thuận lợi.

Đặc tính tâm lý của người dân luôn gắn liền với quê hương

+ Nguyên nhân chủ quan

Là do sự hạn chế về năng lực của cả 3 bên có liên quan (gồm: cơ quan, đơn vị được phân công trách nhiệm tại địa phương, người LĐ, doanh nghiệp XKLĐ).

2.4.4.2. Đánh giá riêng về tình hình thực hiện Đề án XKLĐ tại các huyện nghèo của tỉnh

Đề án XKLĐ tại các huyện nghèo của tỉnh chưa được triển khai hiệu quả do một số nguyên nhân cơ bản: về công tác triển khai thực hiện ở các Bộ, ngành, địa phương; về người LĐ; về thị trường LĐ; về quy trình, thủ tục; về doanh nghiệp.

CHƯƠNG 3

HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

    1. 3.1. Nhu cầu, mục tiêu định hướng hoàn thiện chính sách XKLĐ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2017 – 2020

3.1.1. Nhu cầu hoàn thiện chính sách XKLĐ

Hoàn thiện chính sách XKLĐ vừa là nhu cầu, vừa là yêu cầu đặt ra đối với các cấp, các ngành liên quan và các địa phương trong thời gian đến nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện công tác XKLĐ trên địa bàn tỉnh trong tình hình mới.

3.1.2. Mục tiêu chính sách xuất khẩu lao động

Phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu XKLĐ đã được UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện: giai đoạn 2017-2020, xuất khẩu 2.400 LĐ sang làm việc ở nước ngoài (bình quân: 600 LĐ/năm).

3.1.3. Quan điểm hoàn thiện chính sách XKLĐ

Một là, đẩy mạnh XKLĐ trên cơ sở thực hiện toàn diện, đồng bộ các giải pháp XKLĐ.

Hai là, chú trọng lồng ghép các chính sách hỗ trợ việc làm của Nhà nước để tăng cường nguồn lực khuyến khích cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp, người LĐ tham gia XKLĐ.

Ba là, đề xuất sửa đổi, bổ sung kịp thời các cơ chế, chính sách XKLĐ phù hợp với điều kiện, khả năng của Nhà nước.

Bốn là, phát triển XKLĐ có chọn lọc thị trường và nhóm ngành nghề, nâng cao chất lượng và giá trị LĐ; đào tạo nghề kết hợp tư vấn, giới thiệu việc làm cho LĐ sau khi về nước.

    1. 3.2. Các giải pháp hoàn thiện chính sách XKLĐ

3.2.1. Hoàn thiện thể chế chính sách

3.2.1.1. Chính sách XKLĐ của Trung ương

* Chính sách chung

– Đề nghị Bộ LĐ-TB&XH và các Bộ, ngành ở Trung ương nghiên cứu tham mưu:

+ Đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Người LĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo hướng: có quy định về thời hạn của Giấy phép đưa người LĐ đi làm việc ở nước ngoài.

+ Đề xuất sửa đổi, bổ sung Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thành lập, quản lý, sử dụng Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo hướng: bổ sung nguồn, tăng mức hỗ trợ, đơn giản thủ tục hỗ trợ từ Quỹ cho người LĐ đi XKLĐ bị rủi ro.

+ Đề xuất các cơ chế, chính sách khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư và thành lập các trường dạy nghề khu vực có trang thiết bị hiện đại, chương trình giảng dạy tiên tiến, đội ngũ giáo viên trình độ cao để đào tạo LĐ đi XKLĐ.

+ Xây dựng Đề án XKLĐ cho từng thị trường; theo đó, đề xuất chính sách hỗ trợ đầu tư cho doanh nghiệp mở rộng thị trường XKLĐ, nhất là thị trường tiềm năng, thị trường có thu nhập cao.

+ Xây dựng các tiêu chí đánh giá doanh nghiệp XKLĐ; trên cơ sở đó đề xuất chính sách khuyến khích, hỗ trợ thỏa đáng đối với các doanh nghiệp năng động, hoạt động hiệu quả.

+ Tham mưu ban hành các chính sách: đưa LĐ có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao đi XKLĐ; khuyến khích LĐ về nước đúng hạn; thu hút nguồn nhân lực sau khi tham gia XKLĐ.

– Nghiên cứu sửa đổi phương thức, quy trình, thủ tục thực hiện các chính sách hỗ trợ XKLĐ phù hợp hơn.

* Chính sách theo Đề án hỗ trợ các huyện nghèo XKLĐ

Đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung, phương thức, quy trình thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người LĐ tham gia XKLĐ phù hợp hơn; có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trực tiếp tư vấn cho người LĐ.

3.2.1.2. Chính sách XKLĐ của tỉnh

Đề nghị ban hành các chính sách khuyến khích người LĐ ở tỉnh đi XKLĐ như: chính sách hỗ trợ chi phí hoặc hỗ trợ lãi suất vay vốn phục vụ việc đi XKLĐ đối với người LĐ thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình người có công với cách mạng; chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng LĐ của tỉnh đi XKLĐ về nước…

3.2.2. Hoàn thiện công tác tổ chức triển khai thực hiện chính sách xuất khẩu lao động

Để đẩy mạnh hoạt động XKLĐ trong giai đoạn 2017-2020, các cấp, các ngành liên quan cần tiếp tục phối hợp triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách, pháp luật về người LĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; đồng thời, cần tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

3.2.2.1. Nâng cao năng lực chủ thể thực hiện chính sách xuất khẩu lao động

* Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực cán bộ thực hiện công tác quản lý Nhà nước về XKLĐ từ cấp tỉnh đến cơ sở

* Đối với người LĐ

* Đối với doanh nghiệp, tổ chức XKLĐ

* Đối với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh

* Đối với Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam

3.2.2.2. Nhóm giải pháp thông tin, tuyên truyền về XKLĐ

3.2.2.3. Tăng cường nguồn lực chính sách XKLĐ

3.2.2.4. Nhóm giải pháp về tạo nguồn XKLĐ

3.2.25. Nhóm giải pháp về phát triển thị trường XKLĐ

3.2.2.6. Nhóm giải pháp khác

– Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu đồng bộ về người LĐ Việt Nam làm việc ở nước ngoài phục vụ công tác điều hành, quản lý XKLĐ, kết nối giới thiệu việc làm cho LĐ sau khi về nước.

– Đổi mới phương pháp đánh giá chính sách XKLĐ (Đưa việc đánh giá chính sách XKLĐ thành một nội dung bắt buộc trong quá trình xây dựng, triển khai thực hiện chính sách; cần xây dựng các tiêu chí đánh giá chính sách một cách cụ thể, đầy đủ và phù hợp; cần chú trọng đánh giá tác động của chính sách đến các đối tượng hưởng lợi và các đối tượng bị tác động từ chính sách; cần tổ chức các nhóm đánh giá độc lập, khách quan các chính sách XKLĐ…)

KẾT LUẬN

Những kết quả nghiên cứu của Luận văn hy vọng sẽ góp phần giúp các cấp, các ngành, địa phương hiểu rõ hơn thành công cũng như bất cập, hạn chế của chính sách XKLĐ trong đời sống KT-XH tỉnh Quảng Nam thời gian qua; đánh giá, nhìn nhận lại năng lực thể chế và năng lực thực thi chính sách; từ đó, có giải pháp hoàn thiện chính sách XKLĐ và điều chỉnh quá trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách để công tác XKLĐ đạt kết quả cao hơn góp phần tích cực vào kết quả giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững của tỉnh.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\VIEN HAN LAM DOT 6\CHINH SACH CONG\NGUYEN THI THU HUONG\sau bao ve

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *