Các tội phạm về cờ bạc từ thực tiễn huyện Chư Sê

Các tội phạm về cờ bạc từ thực tiễn huyện Chư Sê

Các tội phạm về cờ bạc từ thực tiễn huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai

  1. Tính cấp thiết của đề tài

Dân gian Việt Nam có câu: “Cờ bạc là bác thằng bần; cửa nhà bán hết, tra chân vào cùm” đây là bài học vừa mang tính dạy dỗ, vừa để răn đe mà thế hệ đi trước muốn để lại cho thế hệ sau này về tác hại cũng như những ảnh hưởng khôn lường của tệ nạn cờ bạc. Tệ nạn cờ bạc diễn ra đã gây ra những nguy hại nghiêm trọng cho cá nhân người chơi lúc đầu chỉ chơi cho giải trí tuy nhiên có lần một sẽ có lần hai, lần ba và dẫn đến gây nghiện và khó bỏ làm cho con người mê muội đầu óc và không có chí hướng làm ăn. Khi những đối tượng chơi cờ bạc luôn hy vọng kiếm được số tiền lớn từ vận may, rủi thì càng chơi họ càng mất tiền và làm kiệt quệ kinh tế của bản thân và gia đình, gây ra mâu thuẫn, tan vỡ hạnh phúc gia đình khi tình trạng kinh tế gia đình càng ngày càng nghèo nàn khánh kiệt. Không những vậy tệ nạn này còn gây ảnh hưởng đến trật tự, an ninh xã hội khi luôn tụ tập thành những điểm đông người kéo theo nạn ma túy và mại dâm phát triển .Bên cạnh đó, tệ nạn cờ bạc còn là nguồn phát sinh của nhiều loại tội phạm như: Tội phạm trộm cắp, cướp giật, lừa đảo… Hiện nay, các tội phạm cờ bạc như một thứ “dịch bệnh” lan truyền rất nhanh và khó có khả năng kiểm soát trong xã hội. Thực tế cho thấy những gia đình có bố hoặc mẹ nghiện cờ bạc thì gia đình đều không yên ấm, tan nát, con cái hư hỏng vì bố mẹ không còn thời gian quan tâm, nuôi dạy con cái mà chỉ biết dành thời gian kiếm tiền để đánh bạc và lao đầu vào trò chơi lòng tham ấy. Tội phạm về cờ bạc xuất hiện ở mọi nơi với sự tham gia của đủ mọi giới tính, nghề nghiệp, thành phần, lứa tuổi và nếu không có những giải pháp hiệu quả ngăn chặn thì hậu quả của nó là vô cùng nguy hiểm đến môi trường phát triển lành mạnh của cá nhân nói riêng và cộng đồng xã hội nói chung.

Chư Sê là một huyện nằm ở phía nam tỉnh Gia Lai, phía Bắc giáp huyện Đak Đoa, phía Nam giáp huyện Chư Pưh, phía Đông giáp huyện Mang Yang, phía Tây giáp huyện Chư Prông. Huyện Chư Sê có diện tích tự nhiên 643 km2. Dân số năm 2019 là 110.300 người. Mật độ dân số là 172 người/km2, Chư Sê cách thành phố Pleiku (tỉnh lỵ Gia Lai) 36 km về phía Bắc. Tuyến quốc lộ 14 nối ngã ba huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai với các địa phương như: Đăk Lăk, Đăk Nông, Bình Phước, Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh; từ vị trí ngã ba huyện Chư Sê đi theo tuyến quốc lộ 25 đến thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, kết nối với vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện tăng lên nhanh chóng, giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019 đạt trên 12%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Đến nay, khu vực nông nghiệp giảm còn 45%, công nghiệp xây dựng tăng lên 30%, thương mại – dịch vụ 25%; thu nhập GDP bình quân đầu người trên 800 USD/năm, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm; thu ngân sách trên địa bàn hàng năm từ 100 tỷ đồng đến 130 tỷ đồng, đứng thứ 2 trong tỉnh. Nhưng như một quy luật bất di bất dịch, sự phát triển của kinh tế luôn kéo theo những TNXH, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai cũng không phải là một ngoại lệ. Những năm trở lại đây, nền văn hóa nông thôn trên địa bàn huyện Chư Sê cơ bản bị xâm nhập bằng những hình thức giải trí được du nhập một cách nhanh chóng, nhiều TNXH mới xuất hiện như ma túy, mại dâm, vay nặng lãi, nghiện game online… song hành cùng những TNXH đã tồn tại từ lâu nay có cơ hội để phát triển như mại dâm, cờ bạc, rượu chè, tụ tập gây gỗ, đánh nhau ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự… Trong những TNXH đó, tệ nạn về cờ bạc nổi lên như một TNXH mang tính phổ biến, diễn ra hằng ngày và có chiều hướng diễn biến phức tạp, gắn liền với sự phát triển kinh tế – xã hội, đời sống Nhân dân địa phương được nâng cao, thu nhập được gia tăng, cộng thêm thời gian nông nhàn còn nhiều đã phát sinh tệ nạn cờ bạc.

Nhà nước ta đã quy định những tội danh cụ thể liên quan đến tội phạm đánh bạc trong BLHS với các mức phạt khác nhau căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của những hành vi cờ bạc. Cùng với đó, cấp ủy, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng trên địa bàn đã rất kiên quyết đấu tranh với các tội phạm về cờ bạc nhưng tình hình tội phạm về cờ bạc tại tỉnh Gia Lai nói chung và huyện Chư Sê nói riêng vẫn có những diễn biến phức tạp, ngày càng tinh vi, có tổ chức, quy mô ngày càng lớn. Nhất là khi mà hiện nay khi Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTP trong tình hình mới đã đặt ra mục đích “phải kiềm chế, làm giảm các loại tội phạm… tạo ra môi trường lành mạnh, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ cuộc sống hạnh phúc và bình yên của nhân dân” thì nhiệm vụ đấu tranh, xử lý các tội phạm về cờ bạc là bức thiết và cấp bách.

Thực tiễn tình hình tội phạm về cờ bạc trên địa bàn huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai đặt ra yêu cầu phải tiếp tục tăng cường đấu tranh với các tội phạm về cờ bạc trong thời gian tới. Từ những luận giải trên, tác giả chọn đề tài: “Các tội phạm về cờ bạc từ thực tiễn huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

– Nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lý luận và các quy định của pháp luật hình sự về các tội phạm về cờ bạc.

– Phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng PLHS liên quan đến các tội phạm về cờ bạc trên địa bàn huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Trên cơ sở đó chỉ ra những hạn chế, những vi phạm của việc áp dụng PLHS liên quan đến các tội phạm về cờ bạc trên thực tiễn huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.

– Đề xuất những giải pháp cơ bản, thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự, đấu tranh phòng, chống, xử lý các tội phạm về cờ bạc trên địa bàn huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai trong thời gian tới.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nêu trên, đề tài đi sâu giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau:

– Nghiên cứu những vấn đề lý luận về định tội danh và đánh giá hoạt động định tội danh đối với tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc từ thực tiễn huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai từ năm 2015 đến năm 2019.

– Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển quy định về các tội phạm về cơ bạc trong PLHS Việt Nam. Làm sáng tỏ các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc.

– Làm rõ những vấn đề lý luận về quyết định hình phạt và đánh giá hoạt động quyết định hình phạt đối với các tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc từ thực tiễn huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai từ năm 2015 đến năm 2019.

– Làm sáng tỏ những yêu cầu và các giải pháp cơ bản góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật, xử lý tội phạm đối với các tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc từ thực tiễn huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai từ năm 2015 đến năm 2019.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

– Các quy định về các tội phạm về cờ bạc theo pháp luật hình sự Việt Nam quy định tại BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).

– Các quy định về các tội phạm về cờ bạc theo pháp luật hình sự Việt Nam quy định tại BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

– Thực tiễn xét xử, đấu tranh với tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.

– Các số liệu thống kê xét xử hình sự sơ thẩm của TAND huyện Chư Sê giai đoạn 05 năm từ năm 2015 đến năm 2019.

– 30 bản án xét xử sơ thẩm của TAND huyện Chư Sê giai đoạn 05 năm từ năm 2015 đến năm 2019 được thu thập một cách ngẫu nhiên.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

+ Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu về các tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai dưới góc độ luật hình sự và TTHS.

+ Phạm vi về thời gian: Từ năm 2015 đến năm 2019.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở lý luận

Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê nin về nhà nước và pháp luật nói chung, nhà nước và pháp luật XHCN nói riêng; tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật với tư tưởng Nhân dân là chủ thể của quyền lực xã hội, mọi hoạt động của nhà nước phải xuất phát từ lợi ích của Nhân dân và việc hoàn thiện pháp luật phải xuất phát từ lợi ích của Nhân dân; các quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về công tác đấu tranh PCTP, cải cách tư pháp, nhà nước pháp quyền và vấn đề quyền con người. Ngoài ra, luận văn còn được nghiên cứu trên cơ sở tham khảo các bài viết, các chuyên đề về các tội phạm về cờ bạc được đăng tải trên các tạp chí, phương tiện thông tin uy tín, chính thống.

5.1. Phương pháp nghiên cứu

Bên cạnh phương pháp luận, để thực hiện đề tài tác giả luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể:

– Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu các công trình khoa học có liên quan đến đề tài luận văn, các văn bản pháp lý quy định về các tội phạm về cờ bạc, các báo cáo sơ kết, tổng kết của các cơ quan tư pháp trung ương, địa phương và đặc biệt là của cơ quan tư pháp huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai trong giai đoạn 05 năm từ năm 2015 đến năm 2019.

– Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Sử dụng để nghiên cứu tổng kết đánh giá những kết quả, tài liệu thu thập được từ thực tiễn hoạt động đấu tranh, xử lý các tội phạm về cờ bạc trên địa bàn huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai trong giai đoạn 05 năm từ năm 2015 đến năm 2019.

– Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh số liệu: Sử dụng để điều tra, khảo sát thực tế và thống kê, đánh giá thực trạng, diễn biến, cơ cấu của các tội phạm về cờ bạc trên địa bàn huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai từ năm 2015 đến năm 2019. Sử dụng để nghiên cứu thực trạng công tác định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội phạm về cờ bạc trên địa bàn huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận

Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận về đấu tranh PCTP về cờ bạc trên cơ sở phân tích các quy định của pháp luật, các dấu hiệu của tội phạm, phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật. Đây là tài liệu có thể dùng trong công tác nghiên cứu, học tập, tham khảo dành cho các học viên ngành Luật nói chung, Luật hình sự và TTHS nói riêng.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Các kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu luận văn sẽ là nguồn tài liệu vô cùng có ích và thiết thực, giúp các cơ quan THTT trên địa bàn huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, xử lý có hiệu quả tội phạm về cờ bạc trong thời gian tới. Ngoài ra, luận văn còn là tài liệu tham khảo cho các giảng viên, học viên, các nhà nghiên cứu khi nghiên cứu đến những vấn đề có liên quan đến Luật hình sự nói chung, các tội phạm về cờ bạc nói riêng.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục phần nội dung của luận văn được cấu trúc gồm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận và quy định của pháp luật về các tội phạm về cờ bạc

Chương 2: Quy định của pháp luật hiện hành về các tội phạm về cờ bạc và thực tiễn áp dụng trên địa bàn huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai

Chương 3: Một số yêu cầu và các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng các quy định của pháp luật hình sự về các tội phạm cờ bạc trên địa bàn huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.

CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

VỀ CÁC TỘI PHẠM VỀ CỜ BẠC

1.1. Khái niệm, đặc điểm pháp lý của các tội phạm về cờ bạc

1.1.1. Khái niệm của các tội phạm về cờ bạc

Trước khi tìm hiểu quan điểm pháp lý về đánh bạc và tổ chức đánh bạc. Chúng ta cần xem xét đánh bạc và tổ chức đánh bạc, gá bạc ở khía cạnh xã hội, trong đời sống xã hội Việt Nam, ảnh hưởng và những hệ lụy của nó gây ra, dẫn đến việc Nhà nước phải hình sự hóa các hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gá bạc và quy định thành tội phạm, có chế tài, khung hình phạt để ngăn ngừa, hạn chế, loại trừ đánh bạc khỏi đời sống góp phần đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của xã hội Việt Nam.

TNXH được định nghĩa là hiện tượng xã hội có tính phổ biến, lan truyền, biểu hiện bằng những hành vi lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và gây hậu quả nghiêm trọng trong đời sống cộng đồng, như: mại dâm, nghiện ma tuý, cờ bạc, mê tín dị đoan… TNXH là cơ sở xã hội của tình trạng phạm tội, là một trong những nguồn gốc phát sinh tội phạm. Phòng, chống TNXH là nhiệm vụ của toàn xã hội, phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, bằng những biện pháp đồng bộ, tích cực và triệt để. Xã hội ngày càng phát triển thì các TNXH cũng gia tăng, một trong các TNXH đó là đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc. Như vậy, cờ bạc trước hết là một hiện tượng xã hội có tính phổ biến, sau đó nó bị lệch “chuẩn”, vi phạm đạo đức và gây ra những hệ quả xấu trong đời sống dẫn đến phát sinh tội phạm và bản thân nó cũng trở thành một loại tội phạm cần phải phòng, chống. Hiện nay, các hình thức đánh bạc rất đa dạng, phức tạp điều này gây ra nhiều khó khăn trong công tác điều tra và xử lý. Do đó, pháp luật hiện hành đã quy định rất cụ thể về chế tài xử lý đối với các hành vi này.

Khoản 1 Điều 8 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định rõ khái niệm tội phạm: đó là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực TNHS hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật XHCN mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự [24, tr.3].

Hiện nay, các tội phạm về cờ bạc được quy định trong Mục các tội phạm khác xâm phạm trật tự công cộng thuộc Chương XXI các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), cụ thể Điều 321 và Điều 322 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) bao gồm ba tội danh chính: Tội đánh bạc; Tội tổ chức đánh bạc và Tội gá bạc.

Tội đánh bạc là hành vi đánh bạc do hai hay nhiều người có năng lực TNHS cố ý thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật với nhau mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp, tổng giá trị tiền mặt và hiện vật được thua trong cuộc đánh bạc được chế định tại điều 321 BLHS.

Tội tổ chức đánh bạc là hành vi tập hợp, rủ rê, lôi kéo nhiều người tham gia vào việc đánh bạc trái phép với quy mô lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều 321 và Điều 322 của BLHS hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

– Tội gá bạc là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm trật trự xã hội, đó là hành vi cho sử dụng địa điểm làm nơi thực hiện việc đánh bạc để trục lợi, tạo điều kiện cho hành vi đánh bạc, là hành vi không chỉ ảnh hưởng xấu tới gia đình và cá nhân người chơi mà còn có thể là nguyên nhân của các TNXH và tội phạm khác. Hành vi gá bạc có nơi còn gọi là chứa gá bạc hoặc chứa bạc. Dấu hiệu bắt buộc để xác định có hành vi gá bạc hay không là có thu tiền hồ hay không.

1.1.2. Đặc điểm pháp lý của các tội phạm về cờ bạc

Theo quy định của BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) tội phạm đánh bạc và tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trực tiếp xâm phạm đến trật tự công cộng, khác với pháp luật của một số nước tư bản quy định cho phép hoạt động đánh bạc, pháp luật nước ta nghiêm cấm mọi hoạt động đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào và coi đây là hành vi xậm phạm đến trật tự an toàn xã hội.

Hành vi đó do con người cụ thể, đủ năng lực TNHS thực hiện bằng cách dùng tiền hoặc các lợi ích vật chất khác giải quyết được thua trong các trò chơi dưới bất cứ hình thức nào, như xóc đĩa, tổ tôm, số đề, cá cược bóng đá… không theo quy định của nhà nước. Hành vi đó bị truy cứu TNHS khi tổng số tiền và hiện vật dùng để đánh bạc đạt giá trị nhất định hoặc khi số người tham gia đánh bạc đông đến mức độ nhất định hoặc trong trường hợp khác theo sự chế định của PLHS. Hình thức lỗi trong tội đánh bạc và tổ chức đánh bạc là cố ý. Đó là thái độ chủ quan của người đánh bạc, tổ chức đánh bạc đối với hành vi của mình. Họ ý thức được hành vi do họ gây ra là nguy hiểm cho xã hội nhưng họ vẫn cứ thực hiện với mục đích tư lợi, nhằm mong muốn được ăn thua tiền bạc, tài sản với người khác. Và như thế, theo quy định của BLHS, người phạm tội đánh bạc và tổ chức đánh bạc phải bị xử lý bằng hình thức cưỡng chế nghiêm khắc.

1.1.2.1. Đặc điểm pháp lý tội đánh bạc

– Về khách thể tội phạm: hành vi đánh bạc xâm phạm đến trật tự công cộng. BLHS hiện hành quy định về tội đánh bạc nhằm góp phần đấu tranh ngăn chặn tội đánh bạc nói riêng, bảo vệ sức khỏe, tính mạng, tài sản của Nhân dân, củng cố an ninh, giữ gìn trật tự công cộng nói chung.

– Mặt khách quan:

Về hành vi: đánh bạc là hành vi cá cược được thua trái phép bằng tiền hay hiện vật. Hành vi đánh bạc thể hiện dưới các hình thức được thua bằng tiền hoặc hiện vật, sát phạt đa dạng như: số đề, cá cược, cá độ bóng đá, tổ tôm, tam cúc, tá lả, ba cây, xóc đĩa, đỏ đen, chẵn lẻ,… Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp hiện nay, tội phạm đánh bạc cũng xuất hiện nhiều hình thức mới như: cá độ bóng đá trên mạng với nhà cái ở nước ngoài, đánh bạc qua máy vi tính, trò chơi điện tử, chơi xèng, và một số trò chơi tinh vi khác… cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và công nghệ thông tin hiện đại.

Như vậy, tội đánh bạc theo quy định pháp luật hiện hành đã rõ ràng hơn: vì nếu như BLHS năm 1999 quy định là “đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào” thì BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định “đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào” như vậy hành vi đánh bạc không phải là tội nếu như chỉ nhằm mục đích giải trí hoặc đánh bạc tại các cơ sở được nhà nước cho phép kinh doanh có thưởng như: xổ số kiến thiết, đố vui có thưởng, các trò chơi trúng thưởng trên truyền hình… thì không bị coi là đánh bạc trái phép và không bị định tội.

Về giá trị vật chất của tội phạm đánh bạc: Theo quy định của BLHS năm 2015 thì dấu hiệu cơ bản để xử lý người tham gia đánh bạc là việc được thua phải bằng “được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng”.

Dấu hiệu khác: ngoài dấu hiệu cơ bản nêu trên thì trường hợp hiện vật có giá trị dưới 5.000.000 đồng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới bị truy cứu TNHS.

Về tiền hoặc hiện vật: tiền và hiện vật ở đây được xác định là tiền Việt Nam đồng, hoặc ngoại tệ; Hiện vật có thể là tài sản có giá trị như: ô tô, xe máy nhà cửa, vàng bạc, hàng hoá gia súc, vật dụng khác… Tiền và hiện vật xác định đưa vào đánh bạc gồm: Tiền hoặc hiện vật được thu giữ trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được các con bạc dùng đánh bạc; Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc được thu giữ trực tiếp tại mỗi chiếu bạc; Tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà cơ quan THTT có đủ các căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc.

– Về chủ thể: chủ thể của tội đánh bạc phải là người đạt độ tuổi theo luật định (đủ 16 tuổi trở lên), có năng lực TNHS.

– Về mặt chủ quan: Về mặt lỗi thì tội đánh bạc được thực hiện với lỗi cố ý; thông qua việc sát phạt nhau để tước đoạt tiền bạc, tài sản của nhau đây chính là động cơ phạm tội đánh bạc.

– Hình phạt:

+ Khung một: bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

+ Khung hai: bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm, áp dụng đối với trường hợp: có tính chất chuyên nghiệp; tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên; sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; tái phạm nguy hiểm.

+ Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

1.1.2.2. Đặc điểm pháp lý tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc

– Khách thể của tội phạm: Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trực tiếp xâm phạm đến trật tự công cộng.

– Mặt khách quan của tội phạm:

Về hành vi:

+ Đối với tội tổ chức đánh bạc: có hành vi tập hợp, rủ rê, lôi kéo nhiều người (từ hai người trở lên) tham gia vào việc đánh bạc. Thông thường người đứng ra tổ chức có sự chuẩn bị, bàn bạc, sắp xếp kế hoạch đánh bạc rồi mới tập hợp, rủ rê những người khác tham gia.

+ Đối với tội gá bạc: thể hiện ở hành vi tạo điều kiện về địa điểm cho việc đánh bạc, tức là có hành vi cho thuê, cho mượn hoặc đi thuê, mượn địa điểm, phương tiện để cho người khác sử dụng làm nơi tụ tập đánh bạc. Bản chất của gá bạc là mục đích trục lợi qua con bạc thông qua việc lấy tiền vào cửa, mua bán tài sản của con bạc với giá rẻ, kinh doanh các dịch vụ ăn uống,…. Hành vi gá bạc là một biểu hiện, một dạng khác của hành vi tổ chức đánh bạc, vì vậy, được xem là hành vi gá bạc khi người có hành vi đó được xác định không phải là người có hành vi tổ chức đánh bạc.

Cũng như tội đánh bạc, hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc chỉ bị truy cứu trách nhiệm khi đó là hành vi trái phép. Đối với hành vi tổ chức đánh bạc đã được cấp phép thì không bị coi là vi phạm pháp luật.

Về hậu quả: Cũng như tội đánh bạc, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Chỉ cần người phạm tội có hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thỏa mãn dấu hiệu khách quan được quy định trong điều luật thì đã cấu thành tội phạm. Hai hành vi trên chỉ cấu thành tội phạm nếu thoả mãn dấu hiệu về quy mô lớn, hoặc đã bị xử phạt hành chính về tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, hoặc đã bị kết án về tội này mà chưa được xoá án tích thì tái phạm. Cụ thể đó là:

+ Tổ chức cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc tổ chức 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;

+ Sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;

+ Tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần trị giá 20.000.000 đồng trở lên;

+ Có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc hoặc phân công người canh gác, người phục vụ khi đánh bạc; sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc;

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc hành vi quy định tại Điều 321 BLHS (Tội Đánh bạc) hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 321 (Tội đánh bạc), chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

– Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm này là bất kì người nào đạt độ tuổi theo luật định (từ đủ 16 tuổi trở lên) và người đó có năng lực TNHS.

– Mặt chủ quan của tội phạm: Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc được thực hiện với lỗi cố ý; động cơ phạm tội là tư lợi; mục đích của người phạm tội là nhằm thu lợi bất chính.

– Hình phạt:

Khung một: Quy định bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

Khung hai: Quy định bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm áp dụng đối với người phạm tội trong trường hợp có một trong những tình tiết định khung tăng nặng quy định ở Khoản 2 đó là: Có tính chất chuyên nghiệp; Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên; Tái phạm nguy hiểm.

Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, việc nghiên cứu dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm đánh bạc, tổ chức đánh bạc qua hoặc gá bạc giúp cho chúng ta hiểu và nắm được quan điểm pháp lý chỉ đạo và các dấu hiệu đặc trưng của các loại tội phạm, từ đó có biện pháp và hình thức tổ chức đấu tranh thích hợp, xử lý đúng người, đúng tội, góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh PCTP, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

1.2. Phân biệt tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc

Phân biệt tội tổ chức đánh bạc với tội gá bạc

Thứ nhất, về khái niệm

Tổ chức đánh bạc được hiểu là việc người cầm đầu, chủ mưu, chỉ huy, cưỡng bức, đe dọa người khác tham gia trò chơi sát phạt có được thua bằng tiền hoặc tài sản có giá dưới bất kỳ hình thức nào. Tội gá bạc được hiểu là việc người phạm tội đã tạo điều kiện về địa điểm (nhà, xưởng, quán,…) cho việc đánh bạc được diễn ra thuận lợi để thu lợi (tiền hồ).

Thứ hai, về biểu hiện của hành vi

Hành vi tổ chức đánh bạc được thể hiện dưới dạng tạo ra những điều kiện cần thiết cho việc đánh bạc xảy ra, như: hành vi rủ rê, lôi kéo, tụ tập những người khác vào việc đánh bạc. Hành vi gá bạc được thể hiện dưới dạng là việc người phạm tội dùng nhà ở hay một địa điểm khác của mình hoặc thuê, mượn của người khác để cho những người khác đánh bạc. Xét dưới góc độ hành vi thì hành vi gá bạc cũng là một biểu hiện của hành vi tổ chức đánh bạc và do vậy, hành vi gá bạc được nói đến khi người có hành vi đó không phải là người có hành vi tổ chức đánh bạc.

Thứ ba, mục đích của tội phạm

Mục đích của người phạm tội khi thực hiện hành vi tổ chức đánh bạc là nhằm giúp cho việc đánh bạc diễn ra trên thực tế. Mục đích của người phạm tội khi thực hiện hành vi gá bạc là để nhận tiền (tiền hồ)

Thứ tư, vai trò của người phạm tội

Người tổ chức đánh bạc là người đã chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy cho việc đánh bạc được diễn ra hoặc đã cưỡng bức, đe dọa người khác thực hiện hành vi đánh bạc trái phép. Có thể nói người tổ chức đánh bạc là người đã tạo ra những điều kiện cần và đủ để cho việc đánh bạc trái phép được diễn ra.

Tóm lại, hành vi đánh bạc và hành vi gá bạc là những hành vi nguy hiểm cho xã hội. Những hành vi này trên thực tế đã gây ra những hậu quả đáng kể cho xã hội. Đứng dưới góc độ là các quy định của BLHS ta thấy hai tội danh này có nhiều điểm giống nhau. Tuy nhiên nếu xét về bản chất của tội phạm giữa hai tội danh này cũng có nhiều điểm khác nhau như: tính chất hành vi, vai trò của người phạm tội hay như mục đích của tội phạm…

Nếu người có hành vi tổ chức ra việc đánh bạc để thoả mãn việc đánh bạc của mình và cùng tham gia đánh bạc với những người mà mình tổ chức để đánh bạc thì người tổ chức đánh bạc chỉ bị truy cứu TNHS về tội đánh bạc nếu có đủ dấu hiệu cấu thành tội đánh bạc, mà không bị truy cứu TNHS về tội tổ chức đánh bạc.

Nếu chỉ căn cứ vào việc dùng địa điểm mà mình đang quản lý sử dụng cho người khác đánh bạc thì hành vi này tương tự như hành vi chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy. Nhưng khác nhau ở chỗ, chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý có thể lấy tiền hoặc không lấy tiền, còn hành vi gá bạc (chứa chấp việc đánh bạc) nhất thiết phải lấy tiền (tiền hồ) thì mới bị coi là gá bạc. Vì vậy, nếu chỉ vì nể nang mà dùng địa điểm (nhà, xưởng, quán,…) đang do mình quản lý cho người khác sử dụng để đánh bạc thì không bị coi là phạm tội gá bạc. Do đó, có thể khẳng định dấu hiệu có thu tiền hồ hay không là dấu hiệu bắt buộc để xác định có hành vi phạm tội gá bạc hay không.

Người có hành vi gá bạc có thể đồng thời là người tổ chức đánh bạc, nhưng có thể người tổ chức đánh bạc và người gá bạc khác nhau vậy nên để tránh nhầm lẫn cũng cần phải phân biệt hành vi gá bạc và đánh bạc. Vẫn có thể bị truy cứu TNHS về cả tội đánh bạc nếu người gá bạc mà còn cùng tham gia đánh bạc và có đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm đánh bạc.

1.3. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các tội phạm về cờ bạc

1.3.1. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

Lịch sử hình thành và phát triển các quy định của PLHS về các tội phạm về cờ bạc được hình thành từ thời kỳ phong kiến. Cụ thể, dưới thời phong kiến các hành vi liên quan đến cờ bạc của dân chúng đều bị các triều đình có những biện pháp quy định ở mức hạn chế trong khuôn khổ hoặc thậm chí ở mức độ cấm đoán các hành vi liên quan đến cờ bạc, vì những tác hại mà các hành vi liên quan đến cờ bạc tác động đến đất nước và người dân. Thời kỳ phong kiến Việt Nam do đặc điểm pháp luật chưa phát triển, Nhà nước lúc này chưa có nhiều các bộ luật chính thống, vì vậy cứ liệu pháp lý chưa được làm rõ nhất là về sự cấm đoán này từ triều Trần trở về trước. Tuy nhiên, điều đó lại được thể hiện rõ trong hai Bộ luật nổi tiếng là Luật Hồng Đức (Lê triều Hình luật) dưới thời vua Lê Thánh Tông và Hoàng Việt Hình luật (Luật Gia Long) dưới thời vua Gia Long. Các bộ luật này đều quy định cấm hành vi cờ bạc. Thời kỳ này, pháp luật đều quy định hình phạt nặng đối với những người chủ mưu, cầm đầu, tổ chức việc đánh bạc. Trong các hương ước của làng xóm, vùng quê ở các vùng nông thôn thời phong kiến quy định vấn đề tệ nạn cờ bạc đã được đề cập đến nhiều. Không chỉ khu vực nông thôn, ở thành thị Việt Nam thời bấy giờ các tệ nạn cờ bạc như ba cây, xóc đĩa, đỏ đen, tam cúc, đánh chắn, tổ tôm, cua cá,… đã xảy ra khá phổ biến và công khai. Các sòng bạc dạng Casino đã được cấp giấy phép hoạt động công khai để thu lợi nhuận cho chính quyền. Trải qua nhiều thời kỳ pháp luật Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của pháp luật phong kiến Trung Hoa. Năm 1698, vua Lê Huy Tông hạ lệnh cho viên đề lãnh dò xét: “người chứa gá và người đánh gá đều bị phạt nặng, số tiền bị phạt nhiều hay ít tùy theo thứ bậc phẩm trật của từng người”. Ngay sau khi lên ngôi năm 1802, vua Gia Long đã ban lệnh nghiêm cấm đánh bạc, quy định hình phạt nghiêm khắc. Theo Luật Gia Long ban bố, các khoản tiền thu về trong và sau vụ đánh bạc được dùng làm phần thưởng cho những người có công tố giác tội phạm. Dưới triều các vua Minh Mạng, vua Thiệu Trị tội đánh bạc bị phạt rất nặng, không cần biết là quan hay lính. Quan phạm tội thì bị phạt rất nặng, thậm chí bị phạt treo cổ. Còn những người có trách nhiệm quản lý, theo dõi khi để xảy ra việc đánh bạc cũng bị phạt giáng chức từ 2 – 4 cấp. Tuy nhiên, những ai có công phát hiện tội phạm sẽ được thưởng. Tại điều 188, Bộ Luật Hồng Đức cũng có quy định như sau: “Ai tụ tập đánh bạc thì bị đánh 70 trượng, biếm ba tư, phạt ba quan tiền, thưởng cho kẻ tố cáo. Người đứng đầu hay tái phạm tội đánh bạc thì tăng một bực tội. Kẻ a từng giảm một bực tội. Tiền trong sòng bạc ăn thua và văn tự mua bán để đánh bạc đều nhập công khố. Đang khi quốc tang mà đánh bạc thì thêm một bực tội. Nếu sinh sự trong đánh bạc thì bị xử riêng”.

Ở thời kỳ Pháp thuộc, chính quyền thực dân thi hành chính sách ngu dân đối với đất nước ta để dễ bề cai trị và khác thuộc địa nên cùng với rượu cồn, thuốc phiện thì tệ nạn cờ bạc được chính quyền thực dân bảo hộ và khuyến khích. Có thể khẳng định rằng thời gian này là lúc mà tệ nạn cờ bạc sôi động nhất, phát triển rầm rộ, đặc biệt ở các thành phố hay các cảng thị. Luật pháp của triều đình phong kiến về việc trừng trị các tội liên quan đến cờ bạc đã không còn hiệu lực do vậy, thời kì này đánh bạc và các hành vi liên quan đến đánh bạc là hợp pháp. Nhà nước Pháp đã cho phép mở các tiệm hút, chích á phiện, cờ bạc, cũng như cho phép các sòng bài được tự do mở trên đất nước ta. Đô thành Sài Gòn là nơi tập trung khá đông đúc các sòng bài và đã có những sòng bài lớn mang tính quốc tế, tại các phủ, huyện trước đây thuộc Sài Gòn, chính quyền Pháp còn cho tuyển người từ trong giáo dân hoặc lớp tú tài, cử nhân cam tâm theo chúng để đặt cạnh các viên tri phủ, tri huyện làm chức Tham biện huyện vụ thực hiện nhiệm vụ thu các loại thuế trong đó có cả loại thuế sòng bạc với định mức thu rất nặng. Nhân dân thì bất luận già, trẻ, tàn tật mỗi người phải nộp một quan năm tiền và phải phụ thêm một quan: Dân xã Minh Hương mỗi năm phải nộp hai lạng bạc, người Thanh phải nộp thêm hai quan. Gái điếm mỗi thị phải nộp 10 quan mỗi tháng. Người Thanh lập phố để nấu á phiện, mở sòng bạc thì phải nộp từ 2000 đến 5000 quan… Tóm lại, giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 các quy định của pháp luật liên quan đến tệ nạn cờ bạc còn hạn chế, manh mún, chưa toàn diện, thậm chí vào thời kỳ Pháp thuộc, chính quyền thực dân còn cho hợp pháp hóa các hành vi liên quan đến đánh bạc, quy định đây là hành vi hợp pháp nên quản lý còn lỏng lẻo, hình thức.

1.3.2. Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước Bộ luật Hình sự năm 1985

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Song song với việc củng cố chính quyền còn non trẻ, thiết lập trật tự xã hội mới, Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng hệ thống pháp luật, trong đó có các văn bản pháp luật TTHS. Chính phủ mới được thành lập đã nhận thức rõ sự nguy hiểm của các hành vi cờ bạc đối với xã hội và sự phát triển bền vững của chính quyền mới.

Để đấu tranh, xử lý, ngăn chặn những nguy hại cho xã hội và an ninh quốc gia, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ban hành Sắc lệnh số 168/SL ngày 14/4/1948. Văn bản PLHS đầu tiên được Nhà nước ta quy định về tội cờ bạc. Sắc lệnh này thể hiện đường lối xử lý cứng rắn, thái độ nghiêm khắc của Nhà nước ta đối với loại tội phạm này, đặc biệt đối với những đối tượng đánh bạc.

Sắc lệnh số 168/SL ngày 14/4/1948 mặc dù chưa phân biệt rõ các hành vi cờ bạc, nhưng trong quy định đã có phân hóa để xử lý đối với những đối tượng tổ chức đánh bạc, gá bạc và những người đánh bạc khác. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng phục vụ cho việc phòng, chống các tội cờ bạc nói chung và tội đánh bạc nói riêng. Tuy nhiên, sự biến đổi sâu sắc của kinh tế, chính trị, xã hội miền Bắc qua công cuộc cải tạo XHCN, thì một số quy định của Sắc lệnh đã không còn phù hợp và cần thiết phải tiến hành những sửa đổi.

Thông tư 301/VHH-HS ngày 14/2/1957 và Thông tư 2098/VHH-HS ngày 31/5/1957 của Bộ Tư pháp về việc bài trừ tệ nạn cờ bạc đã giải quyết một phần những tồn tại, vướng mắc, hạn chế của Sắc lệnh số 168/SL, với phương châm “lấy giáo dục làm chính” đường lối xử lý các tội cờ bạc của Nhà nước ta đã có sự giảm nhẹ. Thông tư 301/VHH-HS cũng đưa ra đường lối xử lý của các cơ quan Tư pháp đối với việc đánh bạc, đó là: Không nhất thiết phỉa bắt được quả tang đánh bạc mới có thể truy tố được. Có thể việc chứng minh bằng bất kỳ hình thức nào để chứng minh là bị can đã đánh bạc nhưng phải thận trọng trong trường hợp này. Có bằng chứng rõ ràng thì mới truy tố, không nên suy luận hoặc chỉ dựa vào lời khai của một vài nhân chứng

Thông tư số 2098 ngày 31/5/1957 đã vận dụng Sắc lệnh 168/SL trong điều kiện và tình hình xã hội mới, xác định những nội dung chính sau đây: Thông tư này cũng nêu đường lối xử lý là phải cân nhắc kỹ giữa truy tố và không truy tố. Chỉ tịch thu số tiền trên bàn hoặc trên chiếu bạc mà không tịch thu tiền trong túi các con bạc, để tránh tình trạng lạm dụng tịch thu cả tiền không phải dùng để đánh bạc hoặc được bạc, cũng không tịch thu đồ vật do tiền được bạc mua được. Đối với các đối tượng phạm tội cờ bạc thì không cần thiết xử phạt thêm quản thúc.

Kế tiếp sau hai Thông tư nói trên, ngày 08/01/1968, TAND tối cao đưa ra bản Tổng kết số 9/NCPL, hướng dẫn đường lối xét xử các tội cờ bạc. Nội dung quan trọng mà bản Tổng kết số 9/NCPL nêu ra là giới hạn giữa những hành vi cần thiết phải xử lý bằng chế tài hình sự và những hành vi không cần thiết phải xử lý bằng chế tài hình sự. Trong phần khái niệm về các hành vi cờ bạc được nêu lên: “Hành vi đánh bạc là hành vi chơi có được thua bằng tiền mặt hay không dùng tiền mặt nhưng thanh toán với nhau bằng tiền, tuy nhiên phải có động cơ, mục đích sát phạt nhau”. Theo đó đối với hành vi đánh bạc phải có động cơ, mục đích sát phạt nhau, có được thua đáng kể hay tương đối đáng kể thì mới phải cần thiết xử lý về hình sự.

Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, ngày 15/3/1976, Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời ban hành Sắc luật số 03-SL/76 quy định các tội phạm và hình phạt. Văn bản này ra đời trong hoàn cảnh miền Nam đã hoàn toàn giải phóng, trật tự cách mạng đã được thiết lập, tình hình trị an xã hội bước đầu đã có chuyển biến tốt nhưng vẫn còn phức tạp. Nhiều loại tội phạm, trong đó có tội cờ bạc vẫn xảy ra, gây khó khăn cho việc quản lý xã hội. Vì vậy, những quy định về tội cờ bạc trong Sắc luật 03-SL/76 cũng thể hiện thái độ nghiêm khắc của Nhà nước đối với các hành vi phạm tội này.

Theo tinh thần của Chỉ thị số 54/TATC ngày 6/7/1977 của TAND tối cao, hướng dẫn việc thi hành pháp luật thì hình phạt được quy định đối với các tội phạm về cờ bạc trong Sắc luật 03-SL/76 là quá cao, không phù hợp với tình hình tội phạm này ở miền Bắc. Chính vì vậy, giai đoạn này miền Bắc vẫn áp dụng đường lối xét xử đã được hướng dẫn tại bản Tổng kết số 9-NCPL ngày 08/01/1968.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\VIEN HAN LAM DOT 11\SAU BAO VE\DOT 7/ DO VU TRUONG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *