Các tội giết người trong luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn

Các tội giết người trong luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bình Phước

Các tội giết người trong luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bình Phước

        1. Tính cấp thiết của đề tài

Quyền sống (hay quyền được sống) là quyền cơ bản và quan trọng nhất của con người đã được Hiến Pháp ghi nhận tại điều 19. Tuy nhiên, những năm gần đây tình hình tội phạm ngày càng gia tăng và các vụ án giết người ngày một tinh vi, xảo quyệt hơn gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng gây hoang mang, lo lắng cho người dân.

Có thể nói rằng, trong những năm gần đây tình hình tội phạm giết người do nhiều nguyên nhân có xu hướng gia tăng, có những vụ đặc biệt nghiêm trọng do hành vi người phạm tội thực hiện vô cùng dã man, tàn ác. Hậu quả gây ra nhiều cái chết thương tâm không gì bù đắp, để lại gánh nặng cho xã hội; gia đình và gây bất bình trong quần chúng nhân dân, gây mất trật tự và tạo ra tâm lý hoang mang, lo lắng cho quần chúng nhân dân.

Việc xem thường pháp luật, xem thường tính mạng của người khác trong một bộ phận người dân là nguyên nhân dẫn đến việc phạm tội. Có những vụ án giết người vì những thù tức nhỏ; những tranh chấp không đáng kể; có những vụ án chồng giết vợ vì ghen; hoặc những vụ án giết người hàng loạt (như vụ thảm sát giết hại 06 người tại Bình Phước, thảm án giết hại 04 bà cháu ở Quảng Ninh, vụ 04 người chết thảm trong một gia đình tại Nghệ An hoặc gần đây nhất chính là vợ giết chồng chặt thành nhiều khúc xảy ra tại Bình Dương…) làm cho giá trị đạo đức con người Việt Nam ngày càng giảm sút. Nguy hiểm hơn, kẻ phạm tội còn thực hiện hành vi giết người với hành động vô cùng dã man như chặt đầu, tay, chân… điều đó nói lên việc xem thường tính mạng của người khác. Đã đến lúc cần báo động, đồng thời cần phải có biện pháp phòng, chống kịp thời hành vi nguy hiểm đó nhằm bảo vệ tính mạng của con người, bảo vệ giá trị đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.

Trước tình hình, diễn biến các tội giết người xảy ra khá phức tạp như hiện nay thì việc áp dụng pháp luật đúng người, đúng tội và đúng pháp luật về các tội giết người để vừa có tính răn đe, vừa có tính nhân đạo là hết sức cần thiết và được đặt lên hàng đầu. Chính vì lẽ đó, người viết chọn đề tài: “Các tội giết người trong luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bình Phước” để nghiên cứu.

Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận, các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các tội giết người đồng thời kết hợp với thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội này trên địa bàn tỉnh Bình Phước nhằm chỉ ra các điểm hợp lý và bất hợp lý trong việc thực hiện những quy định pháp luật hiện hành, từ đó đưa ra các giải pháp để hoàn thiện pháp luật hình sự cũng như tăng cường hướng dẫn áp dụng đúng pháp luật.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

– Làm rõ những vấn đề lý luận và pháp luật về tội giết người theo pháp luật hình sự Việt Nam.

– Tập trung nghiên cứu về việc áp dụng các quy định pháp luật hình sự về tội giết người của tỉnh Bình Phước từ giai đoạn 2013– 2017 của Luật hình sự và tố tụng hình sự.

– Đưa ra kiến nghị, giải pháp đảm bảo áp dụng đúng các quy định pháp luật hình sự với tội giết người trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về thực tiễn áp dụng pháp luật hiện hành đối với các tội giết người tại Tòa án tỉnh Bình Phước từ giai đoạn 2013 – 2017 trên cơ sở Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung ngày 19/6/2009 và những văn bản pháp luật có liên quan.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

  • Về nội dung, đề tài được thực hiện trong phạm vi chuyên ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự.
  • Về tội danh, đề tài nghiên cứu tội giết người theo quy định tại Điều 93 BLHS 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.
  • Về thời gian, đề tài nghiên cứu số liệu và các bản án thực tế trong giai đoạn từ năm 2013-2017, gồm số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước.
  • Về không gian, đề tài được thực hiện trong phạm vi tỉnh Bình Phước.

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

. Phương pháp luận

  • Phương pháp luận: Chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật biện chứng, phép biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin.
  • Nghiên cứu trên cơ sở nhận thức tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
  • Luận văn được xây dựng trên cơ sở vận dụng những kiến thức đã được tiếp thu và sưu tầm, tổng hợp tài liệu có liên quan đến tội giết người, kết hợp với xem xét vụ án trên thực tế tại địa phương để chứng minh và làm rõ vấn đề nghiên cứu.

. Phương pháp nghiên cứu

    • Phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp số liệu dựa trên những bản án, quyết định, số liệu thống kê, báo cáo tổng kết của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước.
  • Phương pháp so sánh pháp luật để đối chiếu với các quy định của pháp luật với nhau nhằm tìm ra những điểm mới trong quá trinh nghiên cứu.
  • Phương pháp tổng hợp được sử dụng để đánh giá thực tiễn nhằm rút ra những kết luận tổng quát từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị và giải pháp.
  • Phương pháp phỏng vấn, phương pháp tham khảo chuyên gia….

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

. Ý nghĩa lý luận: Sau khi luận văn hoàn thành sẽ góp phần hoàn thiện lý luận về tội giết người trong khoa học luật hình sự Việt Nam.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo cho những ai có nhu cầu tìm hiểu thêm về các tội giết người nói chung và cho các cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn tỉnh Bình Phước, dưới góc độ áp dụng pháp luật trong việc định tội danh và quyết định hình phạt, đặc biệt là tòa án trong việc định tội danh và quyết định hình phạt đúng khi xét xử. Luận văn hoàn thành cũng là tài liệu tham khảo hữu ích trong các cơ sở đào tạo luật.

  1. Cơ cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương.

Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về tội giết người

Chương 2: Quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về tội giết người và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Bình Phước

Chương 3. Điều kiện và giải pháp đảm bảo áp dụng đúng quy định của pháp luật hình sự về tội giết người

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT

VỀ TỘI GIẾT NGƯỜI

    1. 1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội giết người

Khái niệm tội giết người

Theo điều 93 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: “Tội giết người là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý xâm phạm tính mạng của người khác một cách trái pháp luật”.

Tội giết người là hành vi cố ý tước đoạt sinh mạng của người khác một cách trái pháp luật. Tội giết người là một trong những tội nguy hiểm nhất trong chương XII của Bộ luật hình sự và có khung hình phạt cao nhất là tử hình.

Các dấu hiệu pháp lý của tội giết người

Bất kỳ một loại tội phạm nào cũng có CTTP của nó, CTTP bao gồm: Khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, chủ thể của tội phạm và mặt chủ quan của tội phạm. Theo đó, tội giết người có những dấu hiệu pháp lý sau đây:

        1. Khách thể của tội giết người
        2. Mặt khách quan của tội giết người
        3. Chủ thể của tội giết người
        4. Mặt chủ quan của tội giết người
    1. 1.2. Các dấu hiệu định khung trong cấu thành tăng nặng của tội giết người.

1.2.1 .Giết nhiều người (điểm a khoản 1 Điều 93)

1.2.2. Giết phụ nữ mà biết có thai (điểm b khoản 1 Điều 93)

1.2.3. Giết trẻ em (điểm c khoản 1 Điều 93)

1.2.4. Giết người đang thi hành công vụ hoặc lý do công vụ của nạn nhân (điểm d khoản 1 Điều 93)

1.2.5. Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo hoặc cô giáo của mình (điểm đ khoản 1 Điều 93)

1.2.6. Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng (điểm e khoản 1 Điều 93)

1.2.7. Giết người để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác (điểm g khoản 1 Điều 93)

1.2.8. Giết người để lấy bộ phận cơ thể nạn nhân (điểm h khoản 1 Điều 93)

1.2.9. Thực hiện tội phạm một cách man rợ (điểm i khoản 1 Điều 93)

1.2.10. Giết người bằng cách lợi dụng nghề nghiệp (điểm k khoản 1 Điều 93)

1.2.11. Giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người (điểm l khoản 1 Điều 93).

1.2.12. Thuê giết người hoặc giết người thuê (điểm m khoản 1 Điều 93)

1.2.13. Giết người có tính chất côn đồ (điểm n khoản 1 Điều 93)

1.2.14. Giết người có tổ chức  (điểm o khoản 1 Điều 93)

1.2.15. Giết người thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm  (điểm p khoản 1 Điều 93)

1.2.16. Giết người vì động cơ đê hèn  (điểm q khoản 1 Điều 93)

    1. 1.3. Phân biệt tội giết người với một số tội phạm khác

1.3.1. Phân biệt tội giết người theo quy định tại Điều 93 với tội giết con mới đẻ theo quy định tại Điều 94 Bộ luật hình sự

      1. . Phân biệt tội giết người quy định tại Điều 93 Bộ luật hình sự với tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh quy định tại Điều 95 Bộ luật hình sự (Bộ luật hình sự 1999), (Điều 123 và Điều 125 của Bộ luật hình sự 2015).

1.3.3. Phân biệt tội giết người quy định tại Điều 93 Bộ luật hình sự với tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội.

1.3.4. Phân biệt tội giết người với tội cố ý gây thương tích dẫn tới hậu quả chết người theo BLHS 2015

    1. 1.4. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội giết người

Giai đoạn phong kiến

Trải qua các thời kỳ phát triển của lịch sử, tội giết người trong thời đại phong kiến được quy định thành những tội cụ thể trong tất cả các Bộ Luật Lý, Trần, Lê, Nguyễn, mà rõ nét nhất là Bộ luật Hồng Đức nhà Lê hay còn gọi là “Quốc triều hình luật”.

Các tội được quy định khá rõ trong chương “Đấu tụng” (đánh nhau kiện cáo). Chương này gồm 30 điều, từ 456 đến điều 499. Nhìn chung, trong “Quốc triều hình luật” quy định chung, không mang tính chất hành vi cụ thể như các Bộ Luật sau này, về dấu hiệu cấu thành tội phạm còn nhiều lẫn lộn, không phân biệt rõ ràng (như giữa tội giết người và tội cố ý gây thương tích). Mặc dù vậy, Bộ luật này đánh dấu sự tiến bộ trong việc xây dựng hệ thống pháp luật trong thời kỳ phong kiến ở Việt Nam lúc bấy giờ nhằm nghiêm trị kẻ phạm tội.

Giai đoạn 1945 – 1985

Đây là giai đoạn đất nước ta trong giai đoạn chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ và cả nước tiến lên xây dựng XHCN.

Đầu tiên là Sắc lệnh số 47/ST ngày 10/10/1945 do Bác Hồ ký, cho phép áp dụng số văn bản pháp luật của phong kiến, của đế quốc mà không trái với nguyên tắc độc lập của Nước Việt Nam dân chủ Cộng Hoà. Sắc lệnh số 27/ST ngày 28/02/1946 về việc truy tố tội bắt cóc tống tiền và ám sát. Thông tư số 442/TTg ngày 19/01/1955 về việc xử lý một số tội phạm như đánh bị thương, cố ý giết người được thể hiện trong điều 4 của thông tư này.

Năm 1955, do bối cảnh lịch sử và tình hình xã hội lúc bấy giờ nên Bộ Tư pháp đã có Thông tư số 19/VHH – HS ngày 30/06/1955 yêu cầu Toà án không áp dụng luật lệ phong kiến vào việc định tội, từ đó đã cho ra đời hàng loạt văn bản mới như:

– Thông tư 24/TANDTC ngày 25/11/1974 về việc xét xử các tội cố ý giết người;

– Sắc lệnh số 03/ST – 76 ngày 15/03/1976 của Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời quy định các tội phạm và hình phạt, đồng thời ban hành thông tư hướng dẫn các tội xâm phạm thân thể, nhân phẩm của công dân.

    1. 1.5. Giai đoạn từ năm 1985 – 1999

Năm 1985 là mốc lịch sử quan trọng đánh dấu sự ra đời của Bộ Luật Hình sự (BLHS) đầu tiên của nước CHXHCN Việt Nam, BLHS đầu tiên của Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/01/1985, trong đó tội giết người được quy định tại chương II điều 101, bao gồm 4 khoản quy định cụ thể cho từng hành vi của tội này. Đây cũng là giai đoạn áp dụng pháp luật Hình sự thống nhất cả nước. Toà án nhân dân tối cao đã ra Quyết định số 04/HDTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội phạm của BLHS. Nghị quyết số 01/89 HĐTP ngày 19/04/1986 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn bổ sung một số quy định của BLHS.

Qua thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm, tính chất của tội phạm giết người ngày càng nguy hiểm, càng tinh vi, manh động. Nhằm phù hợp với tình hình thực tế phát sinh, BLHS Việt Nam qua 4 lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 1989; 1991; 1992; 1997, đến năm 1999, tại kỳ họp thứ VI Quốc hội khoá X đã quyết định thông qua Bộ Luật hình sự năm 1999 và có hiệu lực vào ngày 01/07/2000. Ở Bộ luật này, tội giết người quy định tại Điều 93, bao gồm có 3 khoản quy định chi tiết hơn, cụ thể hơn về hành vi tội giết người, đồng thời quy định cụ thể về hình phạt cho từng loại hành vi.

Bộ luật Hình sự năm 1999 được Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2009 sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự được Quốc hội thông qua năm 1999, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.

Các tội giết người trong luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bình Phước
Các tội giết người trong luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bình Phước

CHƯƠNG 2

QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VỀ TỘI GIẾT NGƯỜI VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI

TỈNH BÌNH PHƯỚC

    1. 2.1. Quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về tội giết người và những nội dung sửa đổi, bổ sung trong Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

2.1.1. Quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về tội giết người

Quy định về tội phạm tội giết người được quy định tại điều 93 Bộ luật hình sự như sau:

1. Người nào giết người thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Giết nhiều người;

b) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

c) Giết trẻ em;

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ) Giết ông bà, cho, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Giết người mà trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm hoặc đặc biệt nghiêm trọng;

g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

n) Có tính chất côn đồ;

o) Có tổ chức;

p) Tái phạm nguy hiểm;

q)Vì động cơ đê hèn.

2. Phạm tội không thuộc các trường hợp qui định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

2.1.2. Quy định về hình phạt đối với tội giết người

 – Khung cơ bản được quy định tại khoản 2 Điều 93 Bộ luật hình sự có mức phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

– Khung tăng nặng được quy định tại khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự có mức phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình đối với các trường hợp sau: Giết nhiều người; Giết phụ nữ mà biết là có thai; Giết trẻ em…

– Ngoài hình phạt chính quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 93 Bộ luật hình sự còn có hình phạt bổ sung quy định tại khoản 3 Điều 93 Bộ luật hình sự.

2.1.3. Những nội dung sửa đổi, bổ sung về tội giết người trong Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Sửa một số từ ngữ: Nhiều người thành 02 người trở lên; trẻ em thành người dưới mười 16 tuổi; tội thành tội phạm.

Bổ sung khoản 3 mới quy định: Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

    1. 2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về tội giết người tại tỉnh Bình Phước

2.2.1. Những mặt tích cực trong hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội giết người

2.2.1.1. Khái quát tình hình xét xử các vụ án về tội giết người của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước

Qua nghiên cứu, phân tích số liệu thống kê báo cáo kết quả giải quyết của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước về tình hình xét xử sơ thẩm tội giết người trong thời gian từ năm 2013-2017 ta có bảng số liệu 2.1 cho thấy: Trong thời gian từ năm 2013-2017, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước đưa ra xét xử là 5.270 vụ án với tổng số bị cáo là 9.798 bị cáo. Trong đó, tổng số vụ án đưa ra xét xử về tội giết người là 163 vụ án (chiếm tỷ lệ là 15,44%) với số bị cáo bị xét xử tội này là 297 bị cáo (chiếm tỷ lệ là 24,52%). Điều đó cho thấy trong những năm qua tình hình tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Bình Phước chiếm tỉ lệ không nhỏ trong tổng số các vụ án được đưa ra xét xử.

Đối với Bảng 2.2 cho thấy: Trong toàn bộ các vụ án về xâm hại tính mạng và sức khỏe do Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước đã xét xử thì số vụ án và số bị cáo bị xét xử về tội giết người chiếm tỉ lệ tương đối cao (trong 2013, 2016, 2017 chiếm tỷ lệ trên 15% trong khi đó năm 2015 chỉ có 9,5%, năm 2014 có 12,2%).

Phân tích bảng 2.3 cho thấy: Trong thời gian từ năm 2013-2017, số vụ án phải xét xử về tội giết người là 163 vụ với 297 bị cáo, đã xét xử 150 vụ với 274 bị cáo, số vụ án trả lại Viện kiểm sát là 13 vụ với 23 bị cáo. Điều đó cho thấy dù số lượng, tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh tương đối nhiều nhưng các cơ quan tố tụng tỉnh Bình Phước đã nỗ lực, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong việc phát hiện và xử lý tội phạm.

Qua các bảng phân tích nói trên, có thể nói tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh hiện nay đang ở mức đáng báo động. Nó không những huỷ hoại nhân cách của mỗi người mà còn gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự an toàn xã hội.

2.2.1.2. Đánh giá mặt tích cực trong tội danh và định hình phạt theo cấu thành cơ bản ( khoản 2 điều 93)

Định tội danh theo chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội giết người là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ 14 tuổi trở lên. Thực tế tại tỉnh Bình Phước trong thời gian từ năm 2013-2017 chưa có trường hợp nào gặp khó khăn vướng mắc trong vấn đề xác định chủ thể của tội phạm.

  • Định tội danh theo khách thể của tội phạm

Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ khỏi sự xâm hại của hành vi phạm tội. Tội giết người có khách thể là tính mạng, sức khỏe của con người được quy định tại chương XII của BLHS. Nhận thức đúng khách thể sẽ giúp cho việc định tội danh của các cơ quan tiến hành tố tụng được chính xác.

Định tội danh giết người theo mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội giết người là hành vi tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật, hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi tước đoạt tính mạng người khác và hậu quả xảy ra.

  • Định tội danh giết người theo mặt chủ quan của tội phạm

Mặt chủ quan của tội phạm bao gồm lỗi (cố ý hoặc vô ý) động cơ và mục đích phạm tội. Mặt chủ quan phản ánh mối liên hệ giữa ý thức và ý chí của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội mà người đó thực hiện. Người phạm tội giết người thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Trong 5 năm qua, cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Bình Phước đã đảm bảo định tội danh đúng với tội giết người theo mặt chủ quan của tội phạm. Các điều tra viên, kiểm sát viên và thẩm phán trong quá trình định tội danh đã xác định được đúng, đầy đủ các tình tiết cụ thể của từng hành vi phạm tội được thực hiện trong mỗi vụ án cụ thể.

2.2.1.3. Thực tiễn định tội danh tội giết người trên địa bàn tỉnh Bình Phước theo cấu thành tăng nặng ( khoản 1 điều 93).

Trong thời gian 5 năm từ 2013-2017, thực tiễn định tội danh theo cấu thành tăng nặng của các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Bình Phước về cơ bản đã đảm bảo chính xác, không để xảy ra tình trạng oan, sai hay bỏ lọt tội phạm. Để đạt được kết quả này là do cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng đã nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, hành vi phạm tội của người thực hiện và các tình tiết khác có liên quan. Nắm chắc và nhận thức đúng về các tình tiết định khung tăng nặng quy định tại khoản 1 điều 93 BLHS, từ đó áp dụng vào quá trình tội danh đúng.

2.2.2. Những hạn chế, thiếu sót trong định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội giết người

Bên cạnh những mặt tích cực của nền kinh tế thị trường với cơ chế mở cửa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, thì mặt trái của nó đã tác động nhiều đến đời sống xã hội như tình trạng thất nghiệp, sự suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống của một số người. Đáng chú ý là tình trạng thanh thiếu niên phạm tội ngày càng gia tăng, những bị cáo khi ra trước vành móng ngựa đang độ tuổi teen mà đã có hành vi giết người.

Một thực trạng đau lòng góp phần “không nhỏ” vào tội phạm giết người hiện nay đang nhức nhối xã hội. Người phạm tội có tuổi đời còn quá nhỏ, để có thể hiểu và nhận thức được hết hậu quả mà mình gây ra. Chỉ vì một mâu thuẫn nhỏ nhưng đã có những hành động trái pháp luật. Đó cũng là một thực trạng của giới trẻ hiện nay rất thích thể hiện bản thân, dẫn đến những hậu quả vô cùng đau lòng.

2.2.2.1. Thiếu sót trong định tội danh.

Bên cạnh những vấn đề trên thì thực tiễn trong thời gian qua, việc định tội danh của các cơ quan tố tụng trên địa bàn tỉnh Bình Phước vẫn còn một số thiếu sót, hạn chế đó là việc nhận thức không thống nhất về tình tiết định khung tăng nặng dẫn đến việc khác nhau trong quá trình định tội danh theo cấu thành cơ bản hay tăng nặng dẫn đến vụ án bị trả hồ sơ điều tra nhiều lần, kéo dài vụ án gây khó khăn trong quá trình xét xử và triệu tập những người liên quan trong vụ án nhiều lần vừa gây khó khăn cho người tiến hành tố tụng cũng như những người tham gia tố tụng.

2.2.2.2. Thiếu sót trong quyết định hình phạt

Quyết định hình phạt là một trong những giai đoạn quan trọng, là một trong những nội dung cơ bản của quá trình áp dụng pháp luật hình sự và chỉ có Tòa án mới có quyền quyết định hình phạt.

Quyết định hình phạt là một dạng hoạt động áp dụng pháp luật hình sự do Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân tiến hành đối với người thực hiện tội phạm theo một trình tự nhất định. Ngoài ra nó còn là một dạng hoạt động pháp lý tố tụng hình sự, bởi vì để quyết định hình phạt, Tòa án phải dựa vào kết quả của các giai đoạn tố tụng hình sự khác như kết quả hoạt động điều tra, truy tố và kết quả hoạt động của mình ở giai đoạn xét xử để tuyên một bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Để đảm bảo chất lượng, hiệu quả của hoạt động quyết định hình phạt, Điều 45 BLHS năm 1999 quy định các căn cứ quyết định hình phạt mà Toà án bắt buộc phải dựa vào khi quyết định hình phạt là:

  • Thứ 1: Căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự.

– Thứ 2: Cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.

– Thứ 3: Cân nhắc nhân thân người phạm tội

  • Thứ tư: Cân nhắc các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự

2.2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót

– Nguyên nhân khách quan

Hệ thống pháp luật và hướng dẫn áp dụng pháp luật hình sự nói chung và áp dụng đối với các tội giết người nói riêng còn chưa đáp ứng được trong từng trường hợp cụ thể.

Về phía địa phương, các vụ án giết người trên địa bàn tỉnh Bình Phước phải giải quyết ngày càng phức tạp; trong khi kinh nghiệm, điều tra truy tố, xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng còn hạn chế.

Đội ngũ cán bộ công chức tuy đã được tăng cường nhưng còn thiếu so với khối lượng công việc phải giải quyết. Cơ sở vật chất, điều kiện làm việc còn nhiều khó khăn cũng làm ảnh hưởng đến tiến độ, hiệu quả công tác. Công tác phối hợp của một số cơ quan, ban ngành liên quan có lúc chưa kịp thời, chặt chẽ cũng làm cho việc giải quyết vụ án phải kéo dài.

– Nguyên nhân chủ quan:

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật của một số ít cán bộ, thẩm phán còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu nhiệm vụ trong tình hình hiện nay. Đồng thời, một số ít cán bộ công chức còn thiếu ý thức phấn đấu tự học tập, rèn luyện tư cách, phẩm chất đạo đức, kỷ luật, chưa tâm huyết với nghề nên hiệu quả công tác chưa cao.

Các tội giết người trong luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bình Phước
Các tội giết người trong luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bình Phước

CHƯƠNG 3

ĐIỀU KIỆN VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI

GIẾT NGƯỜI

    1. 3.1. Điều kiện đảm bảo áp dụng đúng các quy định của pháp luật hình sự về tội giết người

3.1.1. Chất lượng của hệ thống pháp luật hình sự, nhất là quy định của pháp luật hình sự về tội giết người

Chất lượng của hệ thống pháp luật hình sự, trong đó có quy phạm pháp luật hình sự quy định tội danh giết người và hình phạt đối với tội phạm này là cơ sở đảm bảo cho việc áp dụng pháp luật hình sự trong thực tiễn về định tội danh và quyết định hình phạt một cách đúng đắn, chính xác. Cũng trên cơ sở hệ thống pháp luật hình sự có chất lượng, hoàn chỉnh, người định tội danh và quyết định hình phạt phát huy khả năng chuyên môn của mình. Bên cạnh đó, việc hoàn thiện pháp luật hình sự đối với tội giết người là yếu tố quan trọng giải quyết các mâu thuẫn hiện tại về mặt pháp lý đối với các vấn đề về như: định tội danh, khung hình phạt… của tội giết người. Tuy nhiên, khó có thể nói đến chất lượng hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật hình sự còn chưa hoàn thiện, còn chồng chéo, mâu thuẫn, không phù hợp với thực tiễn. Trong khi đó, BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), ngoài những mặt tích cực còn có những hạn chế bất cập như: “hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặt biệt nghiêm trọng”, “trẻ em”, “chết nhiều người”, nay BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) đã có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 đã quy định chi tiết hơn từ “nhiều người” thành “02 người trở lên”, “trẻ em” thành người đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi….. Song, quy định trong BLHS 2015 có cụ thể, chi tiết hơn ở một số điều khoản, nhưng cũng còn một số điều khoản luật còn nhiều quy phạm mang tính khái quát cao chưa chặt chẽ hay mang tính rất khó xác định như “tinh thần bị kích động mạnh”, “vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng”…. Mặc dù đã có văn bản hướng dẫn nhưng chưa cụ thể, rõ ràng, chính xác.

Chẳng hạn, Nghị quyết 04/HĐTP ngày 29/6/1986 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tuy đã có hướng dẫn về một số tình tiết như giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và một số định khung tăng nặng như: có tính chất côn đồ, để thực hiện hoặc che dấu tội phạm khác….nhưng do hướng dẫn vẫn chưa cụ thể nên trong quá trình vận dụng có nhiều cách hiểu khác nhau.

Các quy định của phần chung BLHS về hình phạt cũng còn nhiều bất cập, hạn chế: đối với một số hình phạt BLHS không quy định rõ, cụ thể, điều kiện áp dụng, một số hình phạt mang tính không cao, tác dụng giáo dục, cải tạo còn hạn chế vì thế ít được áp dụng trên thực tế…

Các quy định về khung hình phạt trong BLHS 2015, đã sửa đổi bổ, sung đáng kể như: Tại điều 123 BLHS 2015, bổ sung thêm khoản 3: Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Điều 124 BLHS 2015 quy định: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ cho phù hợp với điều luật, trong khi đó theo điều 94 của BLHS 1999 quy định tội danh này có tên là “giết con mới đẻ”, bởi trong cấu thành cơ bản lại quy định 02 hành vi khác nhau là giết con mới đẻ và vứt bỏ con mới đẻ. Vì vậy, việc sửa đổi tên tội danh của điều luật này là phù hợp.

Do vậy, để đảm bảo chất lượng, hiệu quả của việc định tội danh và quyết định hình phạt phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự, để hệ thống có tính toàn diện, đồng bộ, thống nhất với kỹ thuật lập pháp cao đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới.

3.1.2. Sự tồn tại đầy đủ của các văn bản hướng dẫn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về tội giết người và các tội phạm có liên quan:

Đối với BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), mới có hiệu lực từ ngày 01/01/2018, tuy chưa được áp dụng nhiều, nhưng còn nhiều quy phạm pháp luật có tính khái quát cao, chưa rõ ràng, cụ thể…Những quy phạm này chỉ có thể áp dụng đúng đắn, thống nhất trong thực tiễn xét xử. Bởi, việc tồn tại đầy đủ các văn bản hướng dẫn áp dụng các quy định pháp luật hình sự về tội phạm và về quyết định hình phạt trong đó có tội giết người là một trong những điều kiện quan trọng để đảm bảo áp dụng đúng trong thực tiễn và định tội danh và quyết định hình phạt.

3.1.3. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của chủ thể áp dụng pháp luật hình sự

Năng lực chuyên môn nghiệp vụ của chủ thể áp dụng pháp luật hình sự cũng là một trong những điều kiện quan trọng đảm bảo cho việc định tội danh và quyết định hình phạt được đúng đắn. Đây là điều kiện có tính chất nền tảng mà chủ thể định tội danh và quyết định hình phạt phải có, bởi nó đảm bảo chủ thể áp dụng pháp luật hình sự khi định tội danh và quyết định hình phạt có đủ sự tự tin cần thiết trong hoạt động nghề nghiệp của mình.

Thực tế, cho thấy việc áp dụng pháp luật hình sự cho thấy, năng lực chuyên môn là nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt. Người định tội danh và quyết định hình phạt nếu không có chuyên môn vững vàng thì khó có thể làm tốt trong công tác chuyên môn, mặc dù người đó có đạo đức, tinh thần nhiệt huyết trong công tác. Đối với người định tội danh và quyết định hình phạt thì họ khó có thể là người độc lập, có chính kiến riêng nên không thể thực hiện theo nguyên tắc “Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân hoàn toàn độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”.

Bên cạnh chuyên môn, người định tội danh và quyết định hình phạt cần có đạo đức nghề nghiệp, đây là yếu tố quan trọng để người định tội danh và ra quyết định hình phạt một cách công tâm và đúng đắn nhất. Hai điều kiện: chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp này luôn bổ sung và hỗ trợ cho nhau giúp người định tội danh và quyết định hình phạt đúng đắn nhất.

3.1.4. Những điều kiện vật chất – kỹ thuật, công nghệ cần thiết đảm bảo cho hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt

Thực tế cho thấy, việc áp dụng hình phạt hình sự trong đó có định tội danh và quyết định hình phạt đòi hỏi phải chi phí khác lớn về mặt tài chính công sức và những trang thiết bị vật chất- kỹ thuật, công nghệ nhất định. Cho nên kinh phí, trang thiết bị khoa học – kỹ thuật, công nghệ cho hoạt động áp dụng pháp luật hình sự nói chung, hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt nói riêng là một trong những điều kiện cần thiết không kém phần quan trọng để việc định tội danh và quyết định hình phạt đạt được chất lượng, hiệu quả như mong muốn.

Ngoài ra, đời sống vật chất và tinh thần của những người trực tiếp áp dụng pháp luật hình sự cũng như gia đình họ cũng ảnh hưởng đến hoạt động tổ chức thi hành và áp dụng pháp luật hình sự. Khi có điều kiện sống sinh hoạt và làm việc được đảm bảo thì những người cán bộ có thẩm quyền định tội danh và quyết định hình phạt sẽ tận tâm và dồn hết thời gian, sức lực, trí tuệ vào công việc, không bị mua chuộc về vật chất, giữ vững được thái độ vô tư khách quan trong công việc, nhất là trong định tội danh và quyết định hình phạt.

    1. 3.2. Các giải pháp đảm bảo định tội danh và quyết định hình phạt đúng đối với các tội giết người

3.2.1. Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), pháp luật tố tụng hình sự tạo cơ sở pháp lý cho việc định tội danh và quyết định hình phạt về các tội giết người

Đối với BLHS 2015, mới áp dụng từ ngày 01/1/2018, nên việc áp dụng thực tiễn để đưa ra giải pháp về định tội danh và quyết định hình phạt thì người viết chưa thể đưa ra giải pháp được. Cần áp dụng thực tiễn để biết được vướng mắc ở đâu thì người định tội danh và quyết định hình phạt các tội giết người sẽ yêu cầu văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết.

3.2.2. Khẩn trương ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về các tội giết người.

Để hướng dẫn các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự áp dụng thống nhất đối với các tội giết người để người áp dụng pháp luật thực hiện một cách đúng đắn và khách quan nhất.

3.2.3. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ có thẩm quyền áp dụng pháp luật hình sự đặc biệt đó là: Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên

Để đảm bảo chất lượng hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt cần phải nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trách nhiệm công tác, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ có thẩm quyền, mà trước hết là thẩm phán, hội thẩm và những người tiến hành tố tụng khác theo hướng:

– Xây dựng đội ngũ thẩm phán chính quy, có tư tưởng chính trị vững vàng, đạo đức lối sống trong sáng; có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng đáp ứng yêu cầu công tác đặt ra. Bên cạnh đó, còn phải chú ý bồi dưỡng lý luận chính trị, đạo đức công vụ cho đội ngũ thẩm phán.

– Đối với đội ngũ hội thẩm, Ngành tòa án cần có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao trình độ pháp luật cho đội ngũ này. Vì khi hội thẩm am hiểu về pháp luật, nhất là pháp luật hình sự thì trong quá trình giải quyết các vụ án giết người, hội thẩm sẽ không lúng túng và ra những phán quyết khách quan, khoa học. Mặc khác, cần quy định rõ ràng về tiêu chuẩn lựa chọn hội thẩm, vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xét xử.

3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và tổng kết thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về các tội giết người

Để đảm bảo cho việc áp dụng định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội giết người được đúng người, đúng tội và đúng pháp luật thì Viện kiểm sát phải tăng cường chỉ đạo, điều hành hoạt động kiểm sát xét xử các vụ án giết người. Nội dung kiểm sát cần tập trung vào việc chuẩn bị xét xử của tòa án, việc chấp hành các thủ tục tố tụng tại phiên tòa, nhất là thủ tục tranh tụng. Quá trình kiểm sát chú ý phát hiện những vi phạm trong việc áp dụng pháp luật hình sự, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội giết người để báo cáo đề xuất lãnh đạo Viện kiểm sát tỉnh quyết định kiến nghị, kháng nghị, yêu cầu sữa chữa.

Trên cơ sở đó, cần thường xuyên sơ kết, tổng kết kinh nghiệm định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội giết người, trên cơ sở rút ra những mặt tích cực cần phát huy và hạn chế, thiếu xót để có giải pháp khắc phục kịp thời. Có như vậy thì hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội giết người sẽ đảm bảo đúng pháp luật, đúng người, đúng tội, hạn chế được tình trạng oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm.

3.2.5. Nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa hình sự về tội giết người

Trong việc phán quyết của tòa án về tội danh, về hình phạt phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, phải đảm bảo về bản án, quyết định của tòa là hiện thân của công lý, công bằng xã hội. Như vậy, vấn đề đặt ra là để nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa hình sự về các tội giết người. Người viết cho rằng cần tập trung giải quyết tốt các vấn đề: tranh tụng phải đưa lên thành một nguyên tắc cơ bản trong hoạt động xét xử và những người tiến hành tố tụng, tham gia tố tụng hình sự phải thực hiện nghiêm túc nguyên tắc này tại phiên tòa. Đồng thời, Hội đồng xét xử cần phát huy vai trò trọng tài phán quyết của vụ án; nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa giữa kiểm sát viên, luật sư, đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo, người bị hại….Làm tốt những vấn đề trên sẽ nâng cao chất lượng định tội danh cũng như quyết định hình phạt đối với tội giết người trong thực tiễn xét xử.

3.2.6. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất – kỹ thuật, Phương tiện công tác phục vụ hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt của tòa án

Theo Nghị quyết 08/2002/NQ – TW của Bộ Chính trị khẳng định: “Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo cho các cơ quan tư pháp có đủ điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ, tăng cường đầu tư về cơ sơ vật chất, kinh phí, phương tiện làm việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin từng bước hiện đại hóa các cơ quan tư pháp”. Với ý nghĩa đó, việc tăng cường đầu tư cơ sở vật chất – kỹ thuật, phương tiện, công tác phục vụ hoạt động xét xử nói chung, định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội giết người nói riêng chỉ là yếu tố hình thức , nó không có ý nghĩa trong việc giải quyết nội dung vụ án. Tuy nhiên, nó được coi là phương tiện hỗ trợ cho quá trình tìm ra sự thật khách quan của vụ án.

KẾT LUẬN

Giết người là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, trước khi có BLHS thì tội danh này đã được quy định rất sớm trong hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam.

Trên cơ sở nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật hình sự Việt nam về các tội giết người, chúng ta có thể thấy quy định về các tội giết người ngày càng hoàn thiện. BLHS năm 1999 hiện hành đã được xây dựng trên cơ sở kế thừa những kinh nghiệm lập pháp của cha ông ta. Nó vừa mang tính sáng tạo, đổi mới phù hợp với xu thế phát triển và hội nhập của đất nước vừa giữ được những bản sắc văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục phù hợp với truyền thống lâu đời của dân tộc ta. Có thể nói quy định về tội giết người trong hệ thống pháp luật Việt Nam từ trước đến nay cơ bản luôn theo kịp và thích ứng với điều kiện hoàn cảnh của đất nước ta trong từng giai đoạn lịch sử.

Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước ta đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Quyền con người mà nhất là quyền bất khả xâm phạm về tính mạng luôn được Hiến pháp và pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Tội phạm giết người có ảnh hưởng và tác động rất lớn đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương, tác động rất lớn đến tâm lý của nhân dân và tâm trạng xã hội.

Do đó, việc xử lý triệt để, nghiêm minh, đúng pháp luật đối với tội phạm này là điều rất cần thiết. Trong những năm qua, thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình, các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Bình Phước đã phấn đấu, nỗ lực giải quyết tốt các vụ án hình sự xảy ra trên địa bàn trong đó có các vụ án hình sự về tội giết người. Điều này đã góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở địa phương, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội.

Tuy nhiên qua thực tiễn định tội danh và QĐHP trên địa bàn tỉnh Bình Phước trong thời gian qua vẫn còn xảy ra những sai xót nhất định. Những sai xót này đã ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết các vụ án hình sự và các vụ án về tội giết người nói riêng.

Qua nghiên cứu các tội giết người theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bình Phước. Chúng tôi rút ra một số giải pháp, kiến nghị như sau:

Thứ nhất: Cần bổ sung các văn bản hướng dẫn để phân biệt giữa tội danh giết người với các tội phạm giáp ranh khác như: Giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trường hợp dẫn đến chết người…

Thứ hai: Cần có văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất các tình tiết định khung tăng nặng của tội giết người như: “Để thực hiện hoặc che dấu tội phạm khác, có tính chất côn đồ, giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm tội rát nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng..”

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, chúng tôi đã có nhiều cố gắng, nỗ lực nhưng khả năng và điều kiện nghiên cứu có hạn nên chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu xót. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy, cô, các nhà khoa học, những người có kinh nghiệm thực tiễn để luận văn được hoàn thiện.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\VIEN HAN LAM DOT 7\HINH SU\TRAN THI NO

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *