Tội cướp giật tài sản từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng

Tội cướp giật tài sản từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng

Tội cướp giật tài sản từ thực tiễn thành phố Đà Nẵ

1. Tính cấp thiết của đề tài

Sau 34 năm đổi mới, đất nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế theo cơ chế thị trường, diễn biến của tình hình tội phạm nói chung, cũng như các tội phạm xâm phạm sở hữu nói riêng ngày càng có chiều hướng gia tăng, gây thiệt hại lớn về tài sản và hết sức phức tạp gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh chính trị. Do đó việc bảo vệ quyền sở hữu về tài sản luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Điều đó thể hiện ở việc quyền sở hữu được pháp luật ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 và thể chế hoá trong nhiều hệ thống văn bản pháp luật trong các lĩnh vực như: Hình sự, Dân sự, Kinh doanh thương mại… Theo pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay, quyền sở hữu được bảo vệ thông qua các quy định trong chương các tội phạm xâm phạm quyền sở hữucủa BLHS năm 2015. Trong những năm qua, việc đấu tranh ngăn chặn các hành vi xâm phạm sở hữu đã được các cơ quan bảo vệ pháp luật nước ta thực hiện tích cực, tuy nhiên việc điều tra, truy tố, xét xử loại tội phạm này vẫn còn nhiều hạn chế, vướng mắc dẫn đến chưa đáp ứng được yêu cầu phòng chống tội phạm. Do đó, loại tội phạm xâm hại sở hữu ngày càng diễn biến phức tạp, ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự, gây dư luận không tốt cho xã hội, làm giảm lòng tin của quần chúng nhân dân đối với pháp luật.

Với vị thế là trung tâm kinh tế – văn hóa, giáo dục của khu vực miền Trung, Tây Nguyên, Đà Nẵng có vị trí giao thông thuận lợi, tập trung nhiều khu công nghiệp, nhiều trường học, bệnh viện, bến xe, nhà ga lớn của khu vực và cả nước, có môi trường đầu tư hấp dẫn với nhiều nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài, đặc biệt là phát triển du lịch với hàng triệu lượt khách tham quan đến mỗi năm. Dẫn đến số lượng dân ngoại tỉnh di cư tập trung về TP. Đà Nẵng ngày càng đông đúc cùng với lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước tới tham quan, nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, đi kèm với những thuận lợi đó cũng làm phát sinh thêm nhiều vấn đề tiêu cực, nổi bật nhất là vấn đề tội phạm xâm phạm sở hữu, trong đó điển hình là tội cướp giật tài sản, đang là loại tội phạm trở thành vấn nạn vô cùng bức xúc, được dư luận xã hội quan tâm. Tội cướp giật tài sản gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, sức khoẻ của người khác, gây tâm lý hoang mang, lo lắng trong nhân dân, tác động xấu tới tình hình an ninh trật tự, đặc biệt là để lại hình ảnh xấu đối với khách du lịch khi đến với thành phố Đà Nẵng. Trung bình một năm trong thời gian từ năm 2015 hết tháng 6/2020, Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng đã xét xử 20,36 vụ án và 49,27 bị cáo về tội cướp giật tài sản. Tòa án nhân dân các cấp thành phố Đà Nẵng đã xét xử đúng người, đúng tội danh và đúng pháp luật. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì việc áp dụng pháp luật với tội cướp giật tài sản còn cho thấy còn có nhiều bất cập, vướng mắc.

Vì vậy, việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của tội phạm cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, xác định được những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân để từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về tội cướp giật tài sản là việc rất cần thiết, khách quan. Do vậy, tác giả chọn đề tài “Tội cướp giật tài sản từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng” làm đề tài Luận văn thạc sỹ luật học.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, pháp luật và phân tích thực tiễn áp dụng về tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn từ năm 2015 đến tháng 6 năm 2020, luận văn đề xuất hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về tội cướp giật tài sản, cũng như kiến nghị, giải pháp áp dụng quy định của pháp luật hình sự về tội cướp giật tài sản một cách phù hợp hơn nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

  • Nghiên cứu, phân tích làm rõ và bổ sung hoàn thiện lý luận tội cướp giật tài sản;
  • Nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật đối với tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện nay, làm rõ kết quả đã đạt được, hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân của hạn chế thiếu sót;
  • Đề xuất giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống và xử lý tội phạm này đảm bảo việc áp dụng pháp luật được chính xác.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Tác giả nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng theo pháp luật hình sự Việt Nam.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

+ Phạm vi về nội dung: Những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật của tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

+ Phạm vi về tội danh: Đề tài luận văn chỉ nghiên cứu tội cướp giật tài sản quy định tại Điều 171 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và nghiên cứu so sánh với Điều 136 BLHS năm 1999.

+ Phạm vi về chủ thể: Thực tiễn áp dụng pháp luật tại Toà án nhân dân thành phố Đà Nẵng trong đó chủ thể chính là Thẩm phán. Trong quá trình thực hiện có sự phối hợp với cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát thành phố Đà Nẵng.

+ Pham vi về địa bàn: Đề tài luận văn nghiên cứu trên phạm vi địa bàn thành phố Đà Nẵng.

+ Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu của luận văn giai đoạn từ năm 2015 đến hết tháng 6 năm 2020.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở lý luận

Cơ sở lý luận dựa trên nền tảng phương pháp luận của phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước ta về đấu tranh phòng chống tội phạm. Quá trình nghiên cứu đề tài luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học khác để thu thập tài liệu làm sáng tỏ các nội dung cần nghiên cứu của luận văn.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:

– Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của triết học Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước Pháp quyền XHCN; đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng Nhà nước Pháp quyền.

+ Phương pháp phân tích, bình luận, so sánh… được sử dụng trong Chương 1 khi nghiên cứu những vấn đề nhận thức chung về tội cướp giật tài sản theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam.

+ Phương pháp thống kê, đánh giá, tổng hợp, đối chiếu được sử dụng tại Chương 2 khi nghiên cứu đánh giá thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội cướp giật tài sản từ thực tiễn địa bàn thành phố Đà Nẵng.

+ Phương pháp quy nạp, tổng hợp được sử dụng tại Chương 3 khi nghiên cứu, đề xuất định hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội cướp giật tài sản từ thực tiễn địa bàn thành phố Đà Nẵng.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận

Đề tài không những góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận tội cướp giật tài sản mà còn góp phần nâng cao nhận thức và áp dụng pháp luật cũng như hoàn thiện lý luận về tội cướp giật tài sản trong khoa học luật hình sự Việt Nam.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Với kết quả đạt được tác giả mong muốn luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác đào tạo luật tại Học viện cũng như là tài liệu để các học viên nghiên cứu.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 Chương:

Chương 1. Những vấn đề lý luận và pháp luật về tội cướp giật tài sản.

Chương 2. Tình hình đặc điểm có liên quan và thực trạng áp dụng quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội cướp giật tài sản từ thực tiễn địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN

1.1. Khái niệm, dấu hiệu pháp lý của tội cướp giật tài sản

1.1.1. Khái niệm tội cướp giật tài sản

Theo quy định của Điều 8 BLHS Việt Nam năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự[7, Điều 8].

Tội cướp giật tài sản trước đó đã từng được quy định tại điều 136 Bộ luật hình sự 1999 và tại Điều 131 và Điều 154 Bộ luật hình sự năm 1985. Bộ luật hình sự năm 2015 quy định tội cướp giật tài sản Điều 171 không mô tả cụ thể những dấu hiệu đặc trưng của tội cướp giật tài sản mà chỉ nêu tội danh. Các nhà lập pháp không miêu tả cụ thể những dấu hiệu của Tội cướp giật tài sản mà chỉ nêu tội danh cướp giật tài sản như sau: “Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt…”. Tuy còn nhiều quan điểm chưa thống nhất với nhau và chưa có một định nghĩa chuẩn xác từ phía nhà lập pháp nhưng xuất phát từ lý luận và thực tiễn xét xử, chúng ta có thể đưa ra định nghĩa khoa học của khái niệm: “Tội cướp giật tài sản là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý bằng cách công khai bất ngờ chiếm đoạt tài sản của người khác rồi nhanh chóng tẩu thoát”.

Đặc điểm của Tội cướp giật tài sản là được thực hiện hành vi phạm tội một cách cố ý, người phạm tội đã lợi dụng sơ hở của người đang quản lý tài sản để giật lấy tài sản một cách nhanh chóng mà người quản lý tài sản khó có thể giữ được hoặc giằng lại được. Trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội, đối tượng có thể phải sử dụng một lực nhất định tác động nhằm nhanh chóng chiếm đoạt tài sản làm cho chủ sở hữu không kịp phản ứng. Do đó, tài sản mà người phạm tội cướp giật chỉ có thể là loại tài sản gọn nhẹ như: dây chuyền vàng, đồng hồ, hoa tai, điện thoại, túi xách… Một số trường hợp người phạm tội cướp giật cả những tài sản cồng kềnh, to lớn khác như xe đạp, xe máy vì sau khi tội phạm giật được tài sản lại dùng ngay những tài sản đó làm phương tiện để tẩu thoát. Yếu tố bất ngờ cũng là một dấu hiệu đặc trưng của loại tội phạm này.

Hành vi giật tài sản của người phạm tội được thực hiện một cách nhanh chóng và công khai, tội phạm không có ý định che dấu hành vi của mình đối với chủ sở hữu tài sản hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản hoặc đối với những người khác. Đây là một trong những đặc trưng để phân biệt tội cướp giật tài sản với những trường hợp phạm tội khác như: tội trộm cắp, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản không có tính công khai, nhanh chóng.

Tính công khai của hành vi cướp giật tài sản là công khai với chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản là bị giật tài sản, hành vi giật tài sản một cách nhanh chóng đã tạo ra yếu tố bất ngờ với chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm về tài sản làm cho những người này không có khả năng giữ được tài sản đang quản lý. Vì vậy, nếu người phạm tội thực hiện hành vi vào ban đêm hay có những thủ đoạn làm cho chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản không đề phòng thì hành vi phạm tội vẫn là hành vi cướp giật.

1.1.2. Dấu hiệu pháp lý của tội cướp giật tài sản

a. Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội phạm nói chung là những quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo và bị các hành vi phạm tội xâm hại đến. Việc quy định những quan hệ xã hội nào được luật hình sự bảo vệ là khách thể của tội phạm phụ thuộc vào ý chí và lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội nhưng thường là các quan hệ xã hội quan trọng trong đời sống xã hội.

Khách thể bị xâm hại trực tiếp của Tội cướp giật tài sản là quyền sở hữu đối với tài sản của người sở hữu tài sản. Những tài sản bị nhà nước cấm lưu hành như vũ khí quân dụng, băng đĩa hình đồi trụy, ma túy, pháo nổ,… không là đối tượng của tội cướp giật tài sản.

Tội cướp giật tài sản ngoài khách thể chủ yếu bị xâm phạm là tài sản còn xâm phạm các quan hệ nhân thân. Nhiều vụ cướp giật tài sản hiện nay đã gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng đến tính mạng, sức khoẻ của người bị hại có trường hợp dẫn đến chết người. Tuy những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ không phải là đối tượng chính mà người phạm tội xâm hại, nhưng trước khi thực hiện hành vi cướp giật, người phạm tội nhận thức được tính chất nguy hiểm của hành vi và hậu quả nguy hiểm của hành vi nhưng vẫn thực hiện để mặc cho hậu quả xảy ra. Do đó BLHS năm 2015 khi quy định tội cướp giật tài sản đã đưa vào trong cấu thành dấu hiệu về thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ và coi đây là những tình tiết định khung hình phạt. Như vậy, xác định khách thể của tội cướp giật tài sản là các quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân là hoàn toàn phù hợp với lý luận cũng như thực tiễn đấu tranh phòng chống loại tội phạm này trong điều kiện hiện nay.

b. Mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội phạm là sự tổng hợp các dấu hiệu bên ngoài của tội phạm, có những dấu hiệu như: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả tác hại do hành vi đó gây ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm và hậu quả tác hại, thời gian, địa điểm, phương pháp, phương tiện và công cụ thực hiện tội phạm.

Điều luật không mô tả cụ thể hành vi khách quan của tội cướp giật tài sản, tuy nhiên căn cứ vào khái niệm, vào các yếu tố cấu thành tội cướp giật tài sản thì tội cướp giật tài sản có những hành vi sau:

Dấu hiệu đặc trưng của tội cướp giật tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác một cách công khai, nhanh chóng. Trong đó, chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm hữu (nắm giữ, quản lý) trái phép tài sản của người khác để tạo cho mình khả năng định đoạt tài sản đó. Tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong điều luật. Giá trị tài sản bị chiếm đoạt không ảnh hưởng tới việc định tội đối với hành vi cướp giật tài sản.

Thông thường, hành vi giật tài sản một cách nhanh chóng đã tạo ra yếu tố bất ngờ đối với chủ sở hữu hoặc người người đang quản lý tài sản làm cho những người này không có khả năng bảo vệ được tài sản mà mình đang quản lý.

Một số trường hợp người phạm tội muốn tạo ra yếu tố bất ngờ đối với chủ sở hữu hoặc đang quản lý tài sản nhưng thủ đoạn phạm tội không làm cho chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản bị bất ngờ nên người phạm tội không thực hiện được hành vi giật tài sản.

Hành vi giật tài sản của người phạm tội được thực hiện một cách công khai, người phạm tội không có ý thức che giấu hành vi của mình. Đây cũng là một đặc trưng để phân biệt với những trường hợp phạm tội khác.

Tính chất công khai của hành vi cướp giật tài sản là công khai với chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản là bị giật chứ không phải công khai với chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản về thân phận của người phạm tội.

Về hậu quả: Hậu quả của tội cướp giật tài sản là tài sản bị của người sở hữu bị chiếm đoạt. Ngoài ra còn có thể xảy ra thiệt hại về sức khỏe, thân thể, tính mạng của nạn nhân.

Người phạm tội cướp giật tài sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự dù có hậu quả xảy ra hay không. Tức là chỉ cần có hành vi nhưng chưa chiếm đoạt được tài sản thì vẫn phải chịu trách nhiệm. Ngoài ra giá trị tài sản ít hay nhiều cũng không làm ảnh hưởng đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự mà đây sẽ là một trong những yếu tố để định khung hình phạt.

c. Mặt chủ quan của tội phạm

Mặt chủ quan của tội phạm ở đây là yếu tố lỗi của tội phạm, đối với tội cướp giật tài sản, lỗi ở đây là lỗi cố ý trực tiếp. Tức là người phạm tội biết rõ hành vi cướp giật tài sảnlà vi phạm pháp luật, nhưng vẫn thực hiện nhằm mục đích vụ lợi, chiếm đoạt tài sản bất hợp pháp. Tội cướp giật tài sản được thực hiện bởi lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội nhận thức được hành vi giật tài sản là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn thực hiện hành vi phạm tội với mong muốn là chiếm đoạt được tài sản.

Tội cướp giật tài sản không quy định dấu hiệu động cơ là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Căn cứ vào mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội cướp giật tài sản thì người phạm tội phải có động cơ tư lợi, mong muốn chiếm đoạt tài sản của người khác để phục vụ cho nhu cầu và lợi ích bản thân. Động cơ đã thúc đẩy, tạo động lực để người phạm tội thực hiện hành vi đến cùng. Mục đích của tội cướp giật tài sảnlà để chiếm đoạt tài sản của người bị hại.

d. Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội cướp giật tài sản là chủ thể thường, tức là bất cứ ai có năng lực trách nhiệm hình sự đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Như vậy người phạm tội cướp giật tài sản là người đủ từ 14 tuổi trở lên, khi thực hiện hành vi phạm tội không bị mắc bệnh tâm thần, có khả năng nhận thức, và có thể điều khiển hành vi của mình. Bởi vì, tội cướp giật tài sản quy định trong Bộ luật Hình sự là tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý nên theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự thì nếu người từ đủ 14 tuổi nhưng dưới 16 tuổi nếu phạm tội quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 171 Bộ luật Hình sự thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình..

e. Hình phạt

Theo quy định tại Điều 171 BLHS năm 2015 Tội cướp giật tài sản bao gồm bốn khung hình phạt:

Khoản 1: hình phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Đây là mức phạt khi không có các dấu hiệu định khung đối với tội cướp giật tài sản. Khi đưa ra mức phạt trong khung hình phạt này tòa án sẽ căn cứ vào những yếu tố như là mức độ dùng vũ lực, các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ, có chiếm đoạt được tài sản hay không. Chẳng hạn đối với những người thuộc trong cùng một khung hình phạt này, người sử dụng vũ lực nặng hơn thì sẽ có mức phạt cao hơn, người có nhiều tình tiết giảm nhẹ hơn sẽ phải chịu mức phạt thấp hơn người không có tình thiết giảm nhẹ, người chiếm đoạt được tài sản sẽ có mức phạt cao hơn người chưa chiếm đoạt được tài sản…

Khoản 2: Hình phạt tù từ 03 năm đến 10 năm áp:

Khoản 2 Điều 171 BLHS năm 2005 quy định: “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến 10 năm”.

Các tình tiết tăng nặng bao gồm:

  1. Phạm tội có tổ chức:

Phạm tội có tổ chức, là một hình thức đồng phạm, có sự phân công, sắp đặt vai trò của những người tham gia. Trong đó mỗi người thực hiện một hoặc một số hành vi và phải chịu sự điều khiển của người cầm đầu. Theo quy định tại khoản 2 Điều 17 BLHS thì, người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.

  1. Có tính chất chuyên nghiệp:

Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp còn là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại điểm b khoản 1 Điều 52 BLHS. Hướng dẫn của Nghị quyết về “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” được hiểu là người phạm tội cố ý 05 lần thực hiện tội phạm trở lên và người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống, lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính đã được hướng dẫn cụ thể tại tiểu mục 5 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12 tháng 5 năm 2006 của Hội đồng thẩm phán TANDTC

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

Người phạm tội cướp giật tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng. Định giá trị tài sản là căn cứ vào giá thị trường vào thời điểm thực hiện hành vi phạm tội. Việc định giá tài sản về nguyên tắc là xác định giá trị tài sản theo giá thị trường tại thời điểm tài sản bị chiếm đoạt. Xác định thiệt hại thực tế của tài sản bị xâm hại là như thế nào. Đồng thời cần quy định bắt buộc đối với các cơ quan chuyên môn phải có cán bộ chuyên trách trong lĩnh vực định giá tài sản trên cơ sở đó mới có thể đảm bảo sự khách quan, trung thực trong việc định giá tài sản. Đồng thời cũng cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn về vấn đề này để khắc phục hạn chế đã và đang diễn ra trên thực tiễn.

d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm:

Theo Thông tư số 02/TTLT ngày 25/12/2001 của TANDTC, VKSNDTC, Bộ công an, Bộ tư pháp về áp dụng Chương XIV quy định: “Dùng thủ đoạn nguy hiểm trong Tội cướp giật tài sản mà nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của người bị hại hoặc của người khác như: dùng xe máy, dùng mô tô để thực hiện việc cướp giật của người khác đang đi mô tô, xe máy”.

đ) Hành hung để tẩu thoát:

Hành hung để tẩu thoát là (Hành vi) dùng sức mạnh chống lại việc bắt giữ để trốn thoát (việc bắt giữ được thực hiện ngay sau khi hành vi phạm tội xảy ra).

Hành hung để tẩu thoát là dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng của nhiều tội phạm trong nhóm tội xâm phạm sở hữu như tội trộm cắp tài sản, tội cướp giật tài sản… Hành hung để tẩu thoát đòi hỏi có những đặc điểm sau: 1) Có hành vi dùng sức mạnh tác động đến người bắt giữ. Hành vi này không đòi hỏi phải gây thương tích; 2) Mục đích của hành vi dùng sức mạnh tác động đến người bắt giữ (chống trả) chỉ nhằm trốn thoát mà không phải nhằm giữ tài sản (nếu chống trả nhằm giữ bằng được tài sản sẽ bị coi là trường hợp chuyển hóa thành tội cướp tài sản).

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11 – 30%:

Đây là trường hợp khi thực hiện hành vi phạm tội cướp giật người phạm tội đã Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11 – 30%. Khách thể chính bị xâm hại của tội cướp giật tài sản vẫn là quyền sở hữu tài sản, tuy nhiên một số trường hợp người phạm tội lại gây ra thương tích cho bị hại, thương tích hoặc tổn hại sức khỏe cho người khác ngoài ý muốn của mình. Cách tính tỷ lệ thương tích hay tổn hại sức khỏe tham khảo Thông tư 20/2014/TT-BYT ngày 12 tháng 06 năm 2014 của Bộ Y tế.

g) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ:

Do đây là một trong 4 tình tiết định khung tăng nặng mới được quy định tại điểm tình tiết quy định tại điểm e khoản 2 Điều 171 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), nên học viên sẽ đi sâu phân tích về tình tiết này:

Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ. Đây là tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự mới đối với tội cướp giật tài sản để đáp ứng yêu cầu của việc đấu tranh phòng, chống tội phạm này trong tình hình hiện nay, được áp dụng đối với hành vi cướp giật tài sản được thực hiện từ ngày 1/1/2018. Tình tiết này là tổng hợp của 4 dấu hiệu định khung có tính chất nguy hiểm tương đương nhau được quy định chung trong cùng một điểm của điều luật, đó là: phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phạm tội với phụ nữ mà biết là có thai, phạm tội với người già yếu và phạm tội với người không có khả năng tự vệ.

Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi. BLHS hiện hành đã cụ thể hóa quy định về giới hạn độ tuổi, trong đó thay thế thuật ngữ “trẻ em” trước đây bằng thuật ngữ xác định rõ độ tuổi là “người dưới 16 tuổi”. Quy định này tạo sự rõ ràng, thống nhất trong việc áp dụng quy định của BLHS. Xuất phát từ quan điểm bảo vệ trẻ em là bảo vệ tương lai của đất nước, bảo vệ những người khó có khả năng tự vệ trước những hành vi xâm hại của tội phạm làm tổn hại lớn cho sự phát triển bình thường về thể chất, tinh thần cho đối tượng đặc biệt này. Việc xác định độ tuổi của người dưới 16 tuổi thực hiện theo quy định tại Điều 417 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 [36]. Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi là tình tiết khách quan nên chỉ cần xác định bị hại là người dưới 16 tuổi thì người phạm tội đã bị áp dụng tình tiết tăng nặng này mà không cần người phạm tội phải nhận thức được đối tượng mình thực hiện hành vi cướp giật tài sản là người dưới 16 tuổi.

Phạm tội đối với phụ nữ mà biết là có thai. Phụ nữ có thai cũng là đối tượng cần được bảo vệ đặc biệt. Tuy nhiên, đây là tình tiết thuộc ý thức chủ quan của người phạm tội “mà biết”, tức là phải xác định người phạm tội biết bị hại là người đang có thai mà vẫn thực hiện hành vi cướp đối với người đó mới áp dụng tình tiết tăng nặng này. Việc biết của người phạm tội có thể do bị cáo và mọi người đều nhìn thấy được (thai đã lớn) hoặc biết được, nghe được từ các nguồn thông tin khác nhau về việc người phụ nữ đó đang mang thai.

Phạm tội đối với người già yếu. Đây không phải là tình tiết thuộc ý thức chủ quan của người phạm tội nên không đòi hỏi người phạm tội phải biết người mà mình xâm phạm là người già yếu, chỉ cần xác định người bị xâm phạm là người già yếu thì người phạm tội sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo tình tiết định khung tăng nặng này. Tuy nhiên, quy định về người già yếu mới được quy định lần đầu tiên trong BLHS mà hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể. Theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao, người già được xác định là người từ 70 tuổi trở lên”[53]; “Người quá già yếu là người từ 70 tuổi trở lên hoặc người từ 60 tuổi trở lên nhưng thường xuyên đau ốm”[54]. Vì vậy, khi xem xét quyết định áp dụng tình tiết phạm tội đối với người già yếu, Tòa án phải căn cứ vào mỗi trường hợp cụ thể để đánh giá tình trạng sức khỏe và độ tuổi của người bị hại tại thời điểm bị tội phạm xâm hại để quyết định áp dụng hay không. Học viên đồng tình với quan điểm cho rằng, “người già yếu phải là người từ đủ 70 tuổi trở lên và đang ở trong tình trạng ốm đau hoặc không trong tình trạng ốm đau nhưng là người yếu”[40].

Phạm tội đối với người không có khả năng tự vệ. Đây cũng là tình tiết thuộc dấu hiệu khách quan nên không yêu cầu người phạm tội biết bị hại có phải là người không có khả năng tự vệ hay không. Quy định này cũng chưa có văn bản hướng dẫn có giá trị pháp lý của cơ quan có thẩm quyền.”[53].

h) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội:

Khi việc cướp giật tài sản được lặp đi lặp lại một cách liên tục, thường xuyên ở cùng một khu vực, gây hoang mang cho nhiều người trên một địa bàn nhất định, làm cho rất nhiều người vì quá sợ hãi nên phải bỏ học, bỏ việc làm, không dám lao động sản xuất, không dám buôn bán…

  1. Tái phạm nguy hiểm:

Tái phạm nguy hiểm còn là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 52 Bộ luật Hình sự, người tái phạm, tái phạm nguy hiểm không chỉ thực hiện hành vi phạm tội mà còn đã từng bị kết án và chưa được xóa án tích trước đó. Tái phạm nguy hiểm thể hiện nhân thân của người phạm tội không tốt, không ăn năn sau khi đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà còn thực hiện hành vi phạm tội.

– Khoản 3: hình phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh:

Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh là trường hợp người phạm tội lợi dụng vào hoàn cảnh thiên tai, dịch bệnh để thực hiện hành vi phạm tội cướp giật tài sản. Do thiên tai, dịch bệnh là một hoàn cảnh khó khăn mà không một ai mong muốn, nếu tội phạm lợi dụng tình hình này để phạm tội thì đây sẽ là một tình tiết định khung tăng nặng của mức phạt tù.

– Khoản 4: hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

c) Làm chết người trong tội cướp giật tài sản không phải là hành vi người phạm tội trực tiếp dùng vũ lực để tấn công trực tiếp vào nạn nhân với mục đích làm nạn nhân thiệt mạng để cướp giật tài sản, mà là trong quá trình thực hiện cướp giật tài sản, thủ phạm không mong muốn nạn nhân chết nhưng vẫn bỏ mặc cho hậu quả vẫn xảy ra. Người bị chết không chỉ là nạn nhân của hành vi cướp giật mà còn có thể là người khác. Ví dụ: A cướp giật tài sản của B, do bị giật tài sản nên B điều khiển xe máy bị mất lái đi không đúng phần đường, đã gây tai nạn làm một người chết.

d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp: Khi đất nước đang trong tình trạng chiến tranh, hoặc tình trạng khẩn cấp khác mà tội phạm lợi dụng tình trạng khó khăn này để phạm tội. Lúc này để quyết định hình phạt thì cần phải lưu ý dấu hiệu lợi dụng ở đâu nếu người phạm tội trong chiến tranh, tình trạng khẩn cấp mà không lợi dụng sự kiện này thì đây sẽ không phải là một căn cứ để quyết định hình phạt. Tình trạng chiến tranh là trạng thái xã hội đặc biệt của đất nước được tuyên bố từ khi Tổ quốc bị xâm lược cho đến khi hành vi xâm lược đó được chấm dứt trên thực tế. Người phạm tội đã lợi dụng hoàn cảnh có chiến tranh để cướp giật tài sản, hành vi đó có thể được thuận lợi hơn, khó bị phát hiện hoặc có thể đạt mục đích lớn hơn. Không nhất thiết lúc phạm tội hoặc nơi phạm tội phải đang có chiến sự mà chỉ cần người phạm tội lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh để thực hiện hành vi cướp giật tài sản dù ở đâu, lúc nào vẫn bị áp dụng tình tiết tăng nặng này.

“Tình trạng khẩn cấp về quốc phòng là trạng thái xã hội của đất nước khi có nguy cơ trực tiếp bị xâm lược hoặc đã xảy ra hành vi xâm lược hoặc bạo loạn có vũ trang nhưng chưa đến mức tuyên bố tình trạng chiến tranh” [Luật Quốc phòng 2018]. Tuy nhiên, đó là tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, còn tình trạng khẩn cấp nói chung là gì thì chưa có văn bản nào giải thích. Theo cách hiểu thông thường, tình trạng khẩn cấp là tình trạng cấp bách của xã hội và của cá nhân mỗi người, khi ở trong tình trạng đó, mọi người đều tập trung vào việc giải quyết để nhanh chóng thoát ra khỏi tình trạng đó. Tình trạng khẩn cấp này không phải do thiên tai, địch họa hoặc dịch bệnh gây ra, mà do chính con người, hoàn cảnh xã hội gây nên như tai nạn, hỏa hoạn,… Tình trạng này chỉ xảy ra trong thời gian nhất định, không kéo dài. Vì vậy, khi xác định người phạm tội lợi dụng tình trạng khẩn cấp để phạm tội hcần xác định đó có phải là tình trạng khẩn cấp hay không; đồng thời, phải xác định người phạm tội có hành vi lợi dụng tình trạng khẩn cấp đó để thực hiện hành vi phạm tội hay không. Như vậy, lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp để phạm tội cướp giật tài sản là trường hợp người phạm tội dựa vào các hoàn cảnh nêu trên để thực hiện hành vi cướp giật tài sản. Mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội cướp giật tài sản trong trường hợp này phụ thuộc tính chất của hoàn cảnh chiến tranh, tính chất và mức độ của tình trạng khẩn cấp và mức độ lợi dụng nhiều hay ít vào hoàn cảnh đặc biệt này.

Hình phạt bổ sung đối với người phạm Tội cướp giật tài sản

Ngoài phạt tù thì theo quy định tại Khoản 5 Điều 171 người phạm Tội cướp giật tài sản còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng.

1.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội cướp giật tài sản

1.2.1. Giai đoạn từ Cách mạng Tháng tám năm 1945 đến trước khi ban hành BLHS năm 1985

Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa non trẻ vừa ra đời đã phải đối phó với thù trong, giặc ngoài, vừa từng bước xây dựng xã hội mới. Đặc điểm của giai đoạn này là áp dụng pháp luật cũ của đế quốc và phong kiến theo tinh thần mới nhưng đảm bảo nguyên tắc dân chủ, công bằng. Đặc điểm cơ bản của giai đoạn này là áp dụng pháp luật của đế quốc và phong kiến theo tinh thần mới với nguyên tắc đảm bảo dân chủ, công bằng. Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để bảo vệ thành quả cách mạng là công cụ hữu hiệu nhất, đặc biệt đã thể hiện chính sách hình sự đối với các hành vi xâm phạm sở hữu. Chỉ trong một thời gian rất ngắn kể từ ngày Bản Tuyên ngôn Độc lập được công bố đến ngày 19/12/1946 – Ngày Toàn quốc kháng chiến Nhà nước Việt Nam đã ban hành 479 văn bản pháp luật, trong đó có 243 sắc lệnh 172 nghị định, 46 thông tư và 12 văn bản khác.

Ngày 09/11/1946, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thông qua Hiến pháp đầu tiên, tại Điều 12 đã ghi nhận: “Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảo đảm”.

Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (Ngày 07 tháng 5 năm 1954) thực dân pháp bị thất bại trên toàn mặt trận và buộc Pháp phải ngồi vào bàn hội nghị Giơ-ne-vơ. Đất nước ta chia thành hai miền, miền Nam tiếp tục đấu tranh giải phóng đất nước, miền Bắc tiến hành xây dựng XHCN và lao động sản xuất chi viện người và của cho miền Nam. Tuy mới được ban hành nhưng pháp luật hình sự thời kỳ này đã khái quát được những hành vi XPSH trong thực tế và quy định thành các tội phạm cụ thể làm cơ sở cho Tòa án kịp thời xét xử. Đồng thời, các văn bản này còn quy định đường lối xử lý các tội xâm phạm sở hữu dựa trên nguyên tắc trừng trị kết hợp với khoan hồng, giáo dục cải tạo và đã có sự cá thể hóa hình phạt đối với các hành vi phạm tội. Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội và quản lý đất nước, trong đó có nhiều văn bản liên quan trong lĩnh vực hình sự quy định về tội Cướp giật tài sản, cụ thể là:

Pháp lệnh số 149-LCT này vào ngày 21 tháng 10 năm 1970 về Trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa, đã quy định về tội cướp giật như sau:

Điều 5. Tội cướp giật tài sản xã hội chủ nghĩa.

1. Kẻ nào cướp giật tài sản xã hội chủ nghĩa thì bị phạt tù từ 1 năm đến 7 năm.

2. Phạm tội trong những trường hợp sau đây:

a) Có tính chất chuyên nghiệp hoặc tái phạm nguy hiểm;

b) Có tổ chức;

c) Hành hung để tẩu thoát;

Thì bị phạt tù từ 5 năm đến 15 năm.

Sau ngày 30/4/1975, do hoàn cảnh và điều kiện lịch sử Nước ta vừa giải phóng, nhiệm vụ trọng tâm của Nước ta thời kỳ này chủ yếu tập trung cho việc tái thiết đất nước và cũng cố chính quyền cách mạng, nên chưa kịp thời xây dựng Bộ luật hình sự với đúng nghĩa của nó và cũng chưa có các văn bản pháp luật cụ thể để xử lý các tội phạm xâm hại sử hữu nói chung và tội cướp giật tài sản nói riêng. Vì vậy, pháp luật thời kỳ này vẫn duy trì các qui định của pháp luật trước đây. Đồng thời chủ yếu là áp dụng tiền lệ pháp để xử lý hành vi phạm tội nói chung, phạm tội Cướp giật tài sản nói riêng. Tuy nhiên giai đoạn này cũng có thể kể đến việc ngày 15 tháng 3 năm 1976 Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đã ban Sắc luật số 03-SL/76, quy định về các tội phạm và hình phạt.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\VIEN HAN LAM DOT 11\SAU BAO VE\DOT 4/ LE TRAN BA DUC

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *