Thực thi chính sách chăm sóc sức khỏe cho người có công

Thực thi chính sách chăm sóc sức khỏe cho người có công trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Thực thi chính sách chăm sóc sức khỏe cho người có công trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

1. Tính cấp thiết của đề tài

Sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước do Đảng ta lãnh đạo đã trải qua muôn vàn hy sinh, gian khổ, nhân dân ta đã viết nên trang sử hào hùng của dân tộc. Đất nước ta có ngày hôm nay là nhờ sự hy sinh to lớn của các anh hùng, liệt sỹ, của nhân dân ta trong các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm ưu đãi đặc biệt đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công cách mạng; đời đời ghi nhớ công lao to lớn và luôn nổ lực dành sự ưu đãi cho những người con ưu tú ấy.

Đến nay, cả nước có gần 9 triệu người có công. Trong đó, gần 9 ngàn người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; 16.500 người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19/8/1945; gần 1,2 triệu liệt sỹ, gần 500.000 người là thân nhân liệt sỹ; trên 117.000 mẹ Việt Nam anh hùng; gần 600.000 thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; gần 1.300 người là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, A hùng lao động trong kháng chiến; 1.897.000 Người có công giúp đỡ cách mạng; gần 312.000 người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học; gần 111.000 người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày; gần 4,1 triệu người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ Quốc tế và còn trên 1,4 triệu đối tượng có công và thân nhân đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng của Nhà nước [1].

Ngoài những chính sách như: Trợ cấp thường xuyên hàng tháng, bảo biểm y tế, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, nhà ở, nâng cấp nghĩa trang,…Thì chăm sóc sức khỏe và nâng cao đời sống cho người có công là một trong những chính sách được Đảng và Nhà nước ta chú trọng triển khai thực hiện trong thời gian qua.

Người có công là những người đã hy sinh gia đình, hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào, vì lợi ích của Tổ quốc, lợi ích của đồng bào mà bản thân họ chịu ảnh hưởng về sức khỏe, về tâm lý,… Việc trợ giúp, chăm sóc sức khỏe người có công không chỉ là trách nhiệm của Đảng và Nhà nước ta mà còn là trách nhiệm của mỗi tổ chức, đoàn thể và cá nhân của khắp các địa phương trên cả nước. Chính sách ưu đãi xã hội cung cấp chế độ trợ cấp không chỉ đảm bảo cuộc sống cho người có công mà còn có ý nghĩa ghi nhận và tôn vinh những đóng góp của họ.

Sức khỏe là tài sản quý giá nhất, quan trọng nhất đối với mỗi người. Đối với những người có công cách mạng vấn đề này càng cấp thiết và cần được quan tâm nhiều hơn hết. Những nhu cầu, nguyện vọng của người có công với cách mạng về chăm sóc sức khỏe nếu không được giải quyết tốt, trước hết sẽ tác động xấu đến sức khỏe và cuộc sống của những người có công cách mạng, sau đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của gia đình họ cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh và của đất nước nói chung.

Xuất phát từ mong muốn làm được việc có ích, là một viên chức của Trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công Quảng Nam hằng ngày được tiếp xúc với người có công với cách mạng và từ thực tế bất cập giữa nhu cầu cần chăm sóc sức khỏe của người có công cách mạng và những khó khăn, tồn tại trong quá trình thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng, tôi đã lựa chọn đề tài: “Thực thi chính sách chăm sóc sức khỏe cho người có công trên địa bàn tỉnh Quảng Nam” làm luận văn tốt nghiệp.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

3.1. Mục đích nghiên cứu

Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thực hiện chăm sóc sức khỏe cho người có công với cách mạng tại tỉnh Quảng Nam.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

– Phân tích thực trạng chính sách chăm sóc sức khỏe cho người có công với cách mạng (các hoạt động chăm sóc sức khỏe; đánh giá kết quả việc thực hiện chính sách chăm sóc sức khỏe người có công; những hạn chế, yếu kém trong thực hiện chính sách chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng ở Quảng Nam thời gian qua….).

– Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thực hiện chăm sóc sức khỏe cho người có công với cách mạng tại tỉnh Quảng Nam với chất lượng, hiệu quả cao hơn.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Thực hiện chăm sóc sức khỏe cho người có công với cách mạng tại tỉnh Quảng Nam

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn này tác giả tập trung nghiên cứu về việc thực hiện chính sách chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2015- 2019 đồng thời đề xuất giải pháp để thực hiện chính sách trong thời gian đến.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận

Tiếp cận khoa học thực hiện chính sách chăm sóc người có công với cách mạng dưới góc độ đa ngành, liên ngành của phương pháp nghiên cứu chính sách công. Xác định rõ, thực hiện chính chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng là một khâu của khoa học chính sách công.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp thu thập thông tin

– Nguồn tài liệu bao gồm: các văn bản, chính sách của Nhà nước cũng như địa phương về người có công với cách mạng, các bản báo cáo tổng kết về công tác thực hiện chính sách về người có công của Phòng người có công – Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Nam, các bài viết.

– Những nơi được thu thập tài liệu: Phòng người có công – Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Nam, Sở y tế tỉnh Quảng Nam, thư viện Học viện Khoa học xã hội, các thông tin, tài liệu internet, các báo cáo liên quan đến vấn đề chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng.

* Phương pháp xử lý thông tin

Học viên đã sử dụng phương pháp thống kê để xử lý các thông tin, các số liệu đã thu thập được qua phiếu điều tra.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận

Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách chuyên ngành mà cụ thể là thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công ở nước ta hiện nay nói chung và trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nói riêng, là tài liệu tham khảo đối với những người nghiên cứu về chính sách công.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

– Các nhận định đánh giá của luận văn, giúp các cơ quan, tổ chức quản lý nhà nước về chính sách ưu đãi người có công có nhận diện đúng thực trạng thực hiện chính sách chăm sóc sức khỏe người có công tại tỉnh Quảng Nam.

– Các giải pháp mà luận văn đề xuất có thể áp dụng tại Quảng Nam và các tỉnh có điều kiện tương đồng.

7. Kết cấu của luận văn

Chương 1: Lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng.

Chương 2: Các chính sách chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Chương 3: Giải pháp tiếp tục hoàn thiện việc thực hiện chính sách chăm sóc sức khỏe người có công trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Chương 1

LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CÓ CÔNG CÁCH MẠNG

1.1. Người có công với cách mạng và chính sách chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng

1.1.1. Khái niệm chính sách công

Để quản lý xã hội, Nhà nước đề ra những chính sách khác nhau như chính sách pháp luật, chính sách kinh tế, chính sách văn hóa, chính sách quốc phòng – an ninh,… Đó chính là những quyết định chính trị quan trọng, có giá trị chung đối với xã hội vì vậy được gọi là chính sách công; hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về chính sách công.

Theo William Jenlin cho rằng “Chính sách công là một tập hợp các quyết định có liên quan lẫn nhau của một nhà chính trị hay một nhóm nhà chính trị gắn liền với việc lựa chọn các mục tiêu và các giải pháp để đạt được các mục tiêu đó”.

Từ điển Từ và ngữ Việt Nam cho rằng “Chính sách là chủ trương và các biện pháp của một đảng phái, một chính phủ trong các lĩnh vực chính trị- xã hội”.

Tác giả Đỗ Phú Hải (2017) “Chính sách công là một tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của Đảng và Nhà nước nhằm lựa chọn mục tiêu và giải pháp, công cụ chính sách nhằm giải quyết các vấn đề xã hội theo mục tiêu tổng thể đã xác định”.

1.1.2. Người có công với cách mạng

1.1.2.1. Khái niệm

Do đặc điểm lịch sử của dân tộc ta và truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” nên chính sách của Nhà nước ta qua các thời kỳ luôn có những ghi nhận và ưu đãi với một lớp người có những cống hiến, hy sinh hoặc có những thành tích đóng góp đặc biệt xuất sắc cho đất nước. Xác định người có công với cách mạng ở từng thời kỳ có sự thay đổi nhất định và được quy định trong các văn kiện của Đảng, Nhà nước. Trước đây thường được hiểu theo nghĩa hẹp mà theo đó người có công với cách mạng chỉ là những người có công đóng góp trong các cuộc kháng chiến, đó là những người đóng góp trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc giai đoạn hiện nay, người có công với cách mạng được mở rộng hơn, họ là những người có thành tích hoặc cống hiến xuất sắc phục vụ cho lợi ích của dân tộc được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận theo quy định của pháp luật. Những đóng góp, cống hiến của họ có thể là trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm bảo vệ tổ quốc và cũng có thể là trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trên các lĩnh vực khoa học, văn nghệ, văn hóa, an ninh trật tự, phòng chống thiên tai,…. Theo cách hiểu này thì người có công với nước là một khái niệm rộng, đồng thời là một phạm trù lịch sử bao gồm không chỉ là những người công tác trong lực lượng vũ trang mà còn có các đối tượng thuộc các lực lượng khác.

1.1.2.2. Người có công với cách mạng (gọi tắt là người có công)

Theo quy định tại khoản 1, Điều 1, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 04/2012/UBTVQH13, ngày 16 tháng 07 năm 2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XII, người có công với cách mạng gồm:

a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;

b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;

c) Liệt sĩ;

d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;

e) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;

g) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;

h) Bệnh binh;

i) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;

k) Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;

l) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;

m) Người có công giúp đỡ cách mạng.

1.1.3. Chính sách chăm sóc sức khỏe người có công

1.1.3.1. Khái niệm sức khỏe, chăm sóc sức khỏe, chăm sóc sức khỏe người có công

a) Khái niệm sức khỏe:

Có rất nhiều quan niệm khác nhau về sức khỏe, theo Tổ chức Y tế thế giới WHO thì: “Sức khoẻ là một trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không chỉ không có bệnh hay thương tật”[22].

Chúng ta có thể hiểu một người hoàn toàn khỏe mạnh phải là người có đủ sức khoẻ gồm 3 mặt: Sức khoẻ thể chất, sức khoẻ tinh thần và sức khoẻ xã hội.

Có được một cơ thể khỏe mạnh là mơ ước là mục tiêu là mục đích mà mọi người hướng đến và cố gắng thực hiện mọi biện pháp để đạt đến cái ngưỡng đó. Tất cả những yếu tố về sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần, quan hệ xã hội được kết hợp một cách hài hòa và đảm bảo sẽ làm nên vẻ đẹp sáng ngời của một con người.

Các yếu tố này có mối quan hệ hữu cơ với nhau, tác động qua lại, ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhau, nếu thiếu một trong các thành tố trên sẽ không làm nên sức khỏe con người.

b) Khái niệm chăm sóc sức khỏe:

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên có thể hiểu: Chăm sóc sức khỏe, là việc chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh, bệnh tật, thương tích, suy yếu về thể chất và tinh thần khác ở người; chăm sóc sức khỏe là những hoạt động nhằm nâng cao sức khỏe của con người. Theo WHO thì nâng cao sức khỏe chính là sự hỗ trợ mà trong đó quan trọng nhất là tạo khả năng cho người dân kiểm soát và nâng cao sức khỏe của mình.

Có rất nhiều ý kiến, cách thức và những yêu cầu đặt ra cho mỗi cá nhân cũng như cộng đồng trong việc chăm sóc bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên có thể thấy chăm sóc sức khỏe thường tập trung vào 3 lĩnh vực như sau: Chăm sóc sức khỏe thể chất, Chăm sóc sức khỏe tinh thần, Quan hệ xã hội.

Như chúng ta đã biết sức khỏe con người là tổng hòa các yếu tố về sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và các quan hệ xã hội và để có được sức khỏe tốt ta cần giải quyết hài hòa các yếu tố trên một cách tối ưu.

c) Khái niệm chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng

Chăm sóc sức khỏe người có công là xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với việc tạo ra và phát triển một môi trường kinh tế – xã hội lành mạnh cho các hoạt động chăm sóc người có công. Ở mỗi địa phương đây là trách nhiệm của cộng đồng Đảng bộ, chính quyền và các đoàn thể quần chúng, của từng công dân. Đây cũng là trách nhiệm, nghĩa vụ, tình cảm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp hỗ trợ cho sự nghiệp phát triển công tác đền ơn đáp nghĩa.

Công tác chăm sóc sức khỏe người có công là đa dạng các hình thức chăm sóc, giúp đỡ. Bên cạnh các chính sách chế độ của Nhà nước, phải phát triển rộng rãi các hình thức chăm sóc người có công ở cộng đồng để mọi người dân chủ động tham gia.

Chăm sóc sức khỏe người có công còn là đa dạng hóa các nguồn đầu tư cho sự nghiệp phát triển, khai thác các nguồn lực đang tiềm ẩn trong cộng đồng xã hội. Cùng với tăng dần ngân sách Nhà nước, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhân dân, tạo thêm điều kiện cho các hoạt động chăm sóc người có công phát triển cao hơn, có chất lượng hơn.

Chăm sóc sức khỏe Người có công, huy động nguồn lực trong nhân dân không nên hiểu chỉ là biện pháp tạm thời, là giải pháp tình thế trước mắt do Nhà nước thiếu kinh nghiệm cho hoạt động này. Sau này khi đất nước đã phát triển, ngân sách Nhà nước đã dồi dào vẫn phải thực hiện xã hội hóa, bởi vì chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng là một chính sách lớn và ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của đất nước.

Như vậy cùng với hệ thống chính sách ưu đãi của Nhà nước, việc huy động toàn dân chăm sóc sức khỏe Người có công đã góp phần chăm lo tốt hơn đời sống mọi mặt của những thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công đúng với quy định trong Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng: việc quan tâm chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần của người có công với đất nước và gia đình họ là trách nhiệm của Nhà nước và của toàn xã hội.

1.1.3.2. Các chính sách chăm sóc sức khỏe người có công

Chính sách chăm sóc sức khỏe cho người có công, người có công với cách mạng là nhóm đối tượng rất cần đến chế độ chăm sóc nhất là vần đề chăm sóc sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống, cụ thể là người có công cách mạng được hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe được quy định trong Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH- BTC ngày 03 tháng 6 năm 2014 của liên Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội- Bộ Tài chính, theo thông tư chế độ chăm sóc sức khỏe đối với người có công cách mạng cụ thể như sau:

a. Bảo hiểm y tế và khám chữa bệnh

Có thể hiểu “Bảo hiểm là một hoạt động mà qua đó một cá nhân có quyền được hưởng trợ cấp nhờ vào khoản đóng góp cho mình hoặc cho người thứ ba trong trường hợp xảy ra rủi ro và toàn bộ trợ cấp này do một tổ chức trả, tổ chức này có trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt hại theo phương pháp thống kê” [19].

Bảo hiểm y tế “là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và đối tượng có trách nhiệm theo quy định của luật bảo hiểm y tế” [19].

Khám bệnh là việc hỏi bệnh, khai thác tiền sử bệnh, thăm khám thực tế, khi cần thiết thì chỉ định làm xét nghiệm cận lâm sàng thăm do chức năng để chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp đã được công nhận.

Chữa bệnh là việc sử dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật đã được công nhận và thuốc đã được phép lưu hành để cấp cứu, điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh.

b. Điều dưỡng phục hồi sức khoẻ

Chế độ điều dưỡng: là một trong những chế độ rất tốt và đạt hiệu quả cao, có tầm quan trọng góp phần nâng cao sức khỏe cho người có công cách mạng và được chia ra là hai phương thức điều dưỡng đó là:

Điều dưỡng mỗi năm một lần, bao gồm những đối tượng như sau: Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; Cha đẻ, mẹ đẻ chỉ có một con mà người con đó là liệt sĩ hoặc cha đẻ, mẹ đẻ có hai con là liệt sĩ trở lên; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh và thương binh loại B (sau đây gọi chung là thương binh), bệnh binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật từ 81% trở lên; Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do ảnh hưởng của chất độc hóa học từ 81% trở lên; Người có công giúp đỡ cách mạng được Nhà nước tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước”.

Điều dưỡng luân phiên phục hồi sức khỏe hai năm một lần, bao gồm những đối tượng sau: Cha đẻ, mẹ đẻ của liệt sĩ; người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ; vợ hoặc chồng của liệt sĩ; con liệt sĩ bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; Thương binh, bệnh binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật dưới 81%; Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do ảnh hưởng của chất độc hóa học dưới 81%; Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; Người có công giúp đỡ cách mạng trong kháng chiến đang hưởng trợ cấp hàng tháng.

Về kinh phí điều dưỡng:

* Điều dưỡng tại nhà: Mức chi: 1.110.000 đồng/người/lần; Phương thức: chi trực tiếp cho đối tượng được hưởng.

* Điều dưỡng tập trung: Mức chi: 2.220.000 đồng/người/lần, bao gồm: Tiền ăn sáng và 2 bữa chính; Thuốc bổ và thuốc chữa bệnh thông thường; Quà tặng đối tượng; Các khoản chi khác không quá 320.000 đồng (gồm: khăn mặt, xà phòng, bàn chải, thuốc đánh răng, tham quan, chụp ảnh, báo, tạp chí và một số vật phẩm khác)[25].

c. Chế độ được phục hồi chức năng và cấp dụng cụ chỉnh hình cần thiết

Chiến tranh đã đi qua nhưng những vết thương mà chiến tranh để lại vẫn luôn là nỗi đau trong mỗi người có công với cách mạng. Họ đã anh dũng chiến đấu không màng đến tính mạng của mình để giành độc lập cho dân tộc. Chính vì lẽ đó, Đảng, Nhà nước ta luôn chú trọng chăm lo sức khỏe cho người có công, đặc biệt là đối với những người có công bị chiến tranh tước đi bộ phận trên cơ thể hoặc để lại di chứng. Thông qua Thông tư liên tịch số 13/2014/BLĐTBXH- BTC- BYT ngày 03 tháng 6 năm 2014 liên Bộ LĐTB&XH- Bộ Tài chính- Bộ Y tế đã hướng dẫn thi hành việc cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình nhằm giúp người có công ổn định vươn lên trong cuộc sống.

d. Các chính sách hỗ trợ khác

Đảng và Nhà nước ta đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc với thế hệ đã “sẵn sàng chiến đấu, hi sinh vì sự độc lập tự do của Tổ quốc” với những chính sách như: chính sách trợ cấp, chính sách chăm sóc sức khỏe, chính sách bảo hiểm, chính sách điều dưỡng, chính sách ưu đãi trong kinh tế… cho người có công cách mạng. Những chính sách đó được cụ thể bằng các văn bản sau:

Pháp lệnh 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh 26/2005/PL-UBTVQH11 về ưu đãi Người có công với cách mạng.

Thông tư số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình đối với người có công với cách mạng và thân nhân.

Thông tư số 36/2015/TT-BLĐTBXH ngày 28/9/2015 hướng dẫn hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo với người có công với cách mạng và con của họ.

Thông tư số 09/2013/TT-BXD ngày 1/7/2013 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công về nhà ở.

Nghị định 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

Thông tư hướng dẫn 16/2014/TT-BLĐTBXH ngày 30/7/2014 hướng dẫn một số nội dung xác nhận và thực hiện chế độ ưu đãi Người có công với cách mạng.

Nghị định số 20/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 Quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với Người có công với cách mạng.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\VIEN HAN LAM DOT 11\SAU BAO VE\DOT 2/ TRẦN THỊ HỒNG THU

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *