Thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại từ thực tiễn

Thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại từ thực tiễn Tỉnh Quảng Nam

Thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại từ thực tiễn Tỉnh Quảng Nam

      1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong vài thập kỷ gần đây, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ở Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ, kéo theo sự phát triển của nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa hay còn gọi là kinh tế trang trại. Việc hình thành các trang trại được xem là nhân tố quyết định thúc đẩy phát triển sản xuất, chăn nuôi hàng hóa. Những mô hình trang trại hiệu quả đó đã thúc đẩy sự phát triển của nông, lâm, ngư, nghiệp. Những năm qua, nhiều hộ nông dân trên cả nước đã phát huy tính tự chủ, sáng tạo trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình, từ đó thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Mô hình xây dựng kinh tế trang trại được nhiều người lựa chọn bởi tính phù hợp, nâng cao được năng suất và tính cạnh tranh của sản phẩm nông sản, không những giúp người nông dân nâng cao thu nhập mà còn giải quyết được lao động tại địa phương, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Việc phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững; tạo việc làm, tăng thu nhập; khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo; phân bổ lại lao động, dân cư, xây dựng nông thôn mới.

Để nâng cao giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích đất, Nhà nước đã có nhiều chính sách để khuyến khích phát triển những mô hình kinh tế trang trại phù hợp gắn với đặc điểm của từng vùng, miền. Hiện nay, ở nước ta đã hình thành nhiều mô hình trang trại như trang trại trồng trọt, trang trại chăn nuôi, trang trại lâm nghiệp, trang trại nuôi trồng thuỷ sản, trang trại tổng hợp…

Để các loại hình kinh tế trang trại hình thành và phát triển, Nhà nước cũng đã ban hành nhiều chính sách để các trang trại phát triển có hiệu quả, như chính sách về đất đai, thuế, đầu tư, tín dụng, lao động, về khoa học, công nghệ và môi trường, thị trường…Việc ban hành những chính sách này đã làm cho các mô hình kinh tế trang trại ở nước ta tăng nhanh về số lượng với nhiều thành phần kinh tế tham gia.

Tỉnh Quảng Nam là một trong các tỉnh có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trang trại trong cả nước. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn những tồn tại cần sớm được khắc phục đó là: kinh tế trang trại chủ yếu vẫn là trang trại hộ gia đình, các trang trại có quy mô diện tích dưới mức hạn điền, có nguồn gốc đa dạng, đã gây không ít những bất cập trong việc quản lý, sử dụng diện tích đất để phát triển kinh tế trang trại, các hộ làm kinh tế trang trại không tập trung nên một số nơi có cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo… làm cho không ít trang trại gặp khó khăn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, việc trang bị và áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào quá trình sản xuất chưa nhiều và hạn chế việc tìm hiểu thị trường đầu ra cho sản phẩm, dẫn đến năng suất, chất lượng sản phẩm làm ra chưa cao, sản phẩm làm ra có lúc khó tiêu thụ….

Xuất phát từ những vấn đề trên, cùng với mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào việc triển khai và thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại của Đảng và Nhà nước trên địa bàn Tỉnh Quảng Nam, tôi đã chọn đề tài “Thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại từ thực tiễn Tỉnh Quảng Nam” làm luận văn tốt nghiệp lớp cao học chuyên ngành Chính sách công của mình.

Tình hình nghiên cứu đề tài

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu, hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại, từ đó đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại tại Tỉnh Quảng Nam và đề xuất các giải pháp hoàn thiện, đẩy mạnh việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại ở địa phương.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Luận văn trả lời các câu hỏi sau

Câu hỏi 1 : những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam như thế nào?

Câu hỏi 2: thực trạng thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại ở Tỉnh Quảng Nam, có ưu điểm, bất cập, hạn chế và nguyên nhân của các bất cập, hạn chế như thế nào?

Câu hỏi 3: phương hướng, giải pháp hoàn thiện, đẩy mạnh thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại ở địa phương lả gì?

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn tỉnh Quảng Nam.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu ở tỉnh Quảng Nam.

Phạm vi về thời gian: Từ năm 2012 đến năm 2016.

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận

Luận văn vận dụng cách tiếp cận đa ngành, liên ngành kinh tế học và phương pháp nghiên cứu chính sách công. Đó là cách tiếp cận về chu trình chính sách từ khâu hoạch định, xây dựng, thực hiện và đánh giá chính sách công có sự tham gia của các chủ thể chính sách.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập thông tin, khảo sát, phương pháp phân tích và tổng hợp, thống kê và so sánh được sử dụng để thu thập, phân tích và khai thác thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm các văn kiện, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, bộ, ngành ở Trung ương và địa phương; các tài liệu, công trình nghiên cứu, các báo cáo, thống kê của chính quyền, ban, ngành đoàn thể, tổ chức, cá nhân liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại của nước ta nói chung , tỉnh Quảng Nam nói riêng. Đồng thời, thu thập, tìm hiểu và vận dụng các lý thuyết của ngành chính sách kinh tế liên quan đến vấn đề thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6. Ý nghĩa lý luận: Các kết quả, kết luận, kiến nghị, đề xuất của luận văn góp phần bổ sung hoàn thiện những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách công nói chung, thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Quảng Nam. Đề xuất các phương hướng và giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Các kết luận, các giải pháp do tác giả luận văn kiến nghị có thể sử dụng như tài liệu tham khảo có giá trị góp phần hoàn thiện, nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại tại tỉnh Quảng Nam.

6. Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam.

Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại ở Tỉnh Quảng Nam.

Chương 3: Một số kiến nghị giải pháp nhằm hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Quảng Nam.

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở VIỆT NAM

    1. 1.1. Một số khía cạnh lý luận liên quan đến chính sách phát triển kinh tế trang trại
      1. 1.1.1. Khái niệm trang trại và kinh tế trang trại

Ở các nước tư bản phát triển như Mỹ, Anh và một số vùng lãnh thổ ở Châu Á: như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và một số nơi khác trong khu vực. Họ quan niệm: “Trang trại là loại hình sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp của hộ gia đình nông dân sau khi phá vỡ vỏ bọc sản xuất tự cấp, tự túc khép kín của hộ tiểu nông, vươn lên sản xuất nhiều nông sản, hàng hoá, tiếp cận với thị trường, từng bước thích nghi với nền kinh tế cạnh tranh” [11].

  • Ở Việt Nam có nhiều khái niệm về kinh tế trang trại, theo TS. Trương Thị Minh Sâm, “Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, được hình thành và phát triển trên cơ sở kinh tế hộ gia đình nông dân có mức độ tích tụ và tập trung cao hơn về đất đai, vốn, lao động, kỹ thuật …. nhằm tạo ra khối lượng hàng hóa nông sản lớn hơn, với lợi nhuận cao hơn theo yêu cầu của kinh tế thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ” [25].

Theo Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại: “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, nông thôn chủ yếu dựa vào hộ gia đình nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thủy sản” [6].

      1. 1.1.2. Chính sách phát triển kinh tế trang trại

Chính sách phát triển kinh tế trang trại là tập hợp các quyết định của Nhà nước nhằm đưa ra các giải pháp, công cụ thực hiện để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chức sản xuất, kinh doanh nông nghiệp trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thủy sản.

Thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại là toàn bộ quá trình huy động, bố trí sắp xếp các nguồn lực để đưa chính sách phát triển kinh tế trang trại vào đời sống thực tế theo một trình tự thủ tục chặt chẽ và thống nhất nhằm đạt được mục tiêu của chính sách phát triển kinh tế trang trại.

      1. 1.1.3. Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại

Tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại là một khâu cấu thành chu trình chính sách phát triển kinh tế trang trại, là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí của chủ thể chính sách phát triển kinh tế trang trại thành hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu nhất định. Tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại là trung tâm kết nối các khâu trong chu trình chính sách phát triển kinh tế trang trại thành một hệ thống. Hoạch định được chính sách phát triển kinh tế trang trại đúng, có chất lượng là rất quan trọng, nhưng thực hiện đúng chính sách phát triển kinh tế trang trại còn quan trọng hơn.

      1. 1.1.4. Nội dung các bước thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại

Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại.

Phổ biến, tuyên truyền chính sách phát triển kinh tế trang trại

Phân công, phối hợp thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại.

Duy trì chính sách phát triển kinh tế trang trại.

Điều chỉnh chính sách phát triển kinh tế trang trại.

Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại.

Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại.

      1. 1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại

Yếu tố khách quan

  • Tính chất của vấn đề chính sách phát triển kinh tế trang trại
  • Môi trường thực hiện chính sách là yếu tố khách quan tạo tác động mạnh đến tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại.
  • Mối quan hệ giữa các đối tượng thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại cũng là yếu tố khách quan tác động đến kết quả tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại.

Yếu tố chủ quan

  • Thực hiện đúng, đầy đủ các bước trong quy trình tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại.
  • Năng lực thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại của cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước là yếu tố chủ quan có vai trò quyết định đến kết quả tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại.
  • Điều kiện vật chất cần thiết cho quá trình thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại.
  • Một yếu tố chủ quan vô cùng quan trọng trong tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại, đó là sự đồng tình ủng hộ của nhân dân vào chính sách của Nhà nước.
      1. 1.1.6. Những yêu cầu của việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại

Yêu cầu thực hiện mục tiêu

Yêu cầu đảm bảo tính hệ thống

Yêu cầu các cơ quan nhà nước phải bảo đảm tính pháp lý, khoa học và hợp lý trong tổ chức thực hiện chính sách

Yêu cầu bảo đảm lợi ích thật sự cho các đối tượng thụ hưởng

      1. 1.1.7. Các hình thức và phương pháp triển khai thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại

1.1.7.1. Các hình thức triển khai thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại

  • Hình thức triển khai thực hiện từ trên xuống
  • Hình thức triển khai thực hiện từ dưới lên
  • Hình thức hỗn hợp

1.1.7.2. Phương pháp triển khai thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại

  • Phương pháp kinh tế
  • Phương pháp giáo dục thuyết phục
  • Phương pháp hành chính
  • Phương pháp kết hợp
    1. 1.2. Cơ sở thực tiễn của việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại
      1. 1.2.1. Các quan điểm, mục tiêu, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam

1.2.1.1. Quan điểm phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam

1.2.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam

1.2.1.3. Chính sách về phát triển kinh tế trang trại của Việt Nam

      1. 1.2.2. Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam

Quá trình phát triển kinh tế trang trại đang đặt ra nhiều vấn đề cần được giải quyết kịp thời. Một số vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính trong việc hình thành và phát triển trang trại còn bất cập: việc giao đất, thuê đất, chuyển nhượng, tích tụ đất để làm kinh tế trang trại; vốn vay; việc thuê mướn, sử dụng lao động; việc đăng ký hoạt động và thuế thu nhập của trang trại, thị trường tiêu thụ sản phẩm của trang trại; sự hài hòa giữa kinh tế và môi trường cũng đang là vấn đề cần quan tâm của quá trình phát triển kinh tế trang trại. …Những vấn đề đó chậm được giải quyết đã phần nào hạn chế việc khai thác tiềm lực phong phú để phát triển kinh tế trang trại. Còn nhiều trang trại chưa được thuê đất, cấp giấy chứng nhận, xảy ra tranh chấp đất do nguồn gốc đất chưa rõ ràng. Hầu hết các địa phương có trang trại phát triển chưa làm tốt công tác quy hoạch sản xuất, thuỷ lợi, giao thông, điện, nước sinh hoạt, thông tin liên lạc; thị trường còn kém phát triển. Phần lớn chủ trang trại còn thiếu hiểu biết về thị trường, khoa học kỹ thuật và quản lý, thiếu vốn sản xuất để phát triển lâu dài, thường lúng túng và chịu thua thiệt khi giá nông sản xuống thấp, tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn. Công tác triển khai thực hiện các chủ trương chính sách chưa đồng bộ, khoa học nên người dân, các chủ trang trại chưa nắm bắt kịp thời, cụ thể các chủ trương, chính sách có liên quan đến phát triển kinh tế trang trại.

      1. 1.2.3. Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại ở một số địa phương

– Tỉnh Bắc Giang

– Tỉnh Phú Yên

Thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại từ thực tiễn Tỉnh Quảng Nam
Thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại từ thực tiễn Tỉnh Quảng Nam

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN

KINH TẾ TRANG TRẠI Ở TỈNH QUẢNG NAM

    1. 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên kinh tế – xã hội và hệ thống chính sách phát triển kinh tế trang trại ở Quảng Nam
      1. 2.2.1. Về điều kiện tự nhiên – và kinh tế xã hội
      2. 2.1.2. Khái quát chung về hệ thống chính sách phát triển kinh tế trang trại ở Quảng Nam
    2. 2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Quảng Nam
      1. 2.2.1. Đối với việc triển khai hệ thống các chính sách chung

* Thực trạng xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách

Xác định được vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại nên tỉnh đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh, trong đó giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì tham mưu cho UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh.

* Thực trạng phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách

Công tác phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại được tỉnh tổ chức hàng năm. Trong 05 năm qua, sở chuyên môn đã chủ động và phối hợp với các ngành liên quan mở lớp tập huấn nghiệp vụ về công tác phát triển kinh tế trang trại cho hàng ngàn cán bộ quản lý và cán bộ làm công tác phát triển kinh tế trang trại tham gia nhằm triển khai, quán triệt các chính sách phát triển kinh tế trang trại của các cấp

Cùng với việc triển khai các chủ trương chính sách về phát triển kinh tế trang trại cho các đội ngũ cán bộ làm công tác phát triển kinh tế trang trại.

Đồng thời, các cơ quan chức năng của tỉnh còn phối hợp với các doanh nghiệp mở các lớp bồi dưỡng kiến thức cho 100% chủ trang trại nhằm nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh, kiến thức tiếp cận thị trường và trình độ khoa học kỹ thuật của chủ trang trại, kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt; phát triển nguồn nhân lực lao động làm công mang tính chuyên nghiệp trong các trang trại; thực hiện sự phân công và sử dụng có hiệu quả lao động trong nông nghiệp, nông thôn.

Công tác quán triệt, tuyên truyền, phổ biến đã góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ lãnh đạo, quản lý và đội ngũ cán bộ, công chức.

Tuy công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách phát triển kinh tế trang trại đã được thực hiện thường xuyên nhưng có một số nội dung của chính sách đã ban hành nhưng không thể thực hiện được đã làm ảnh hưởng tới sự phát triển của kinh tế trang trại.

* Thực trạng phân công, phối hợp của các cơ quan chức năng trong việc thực hiện chính sách

Nhìn chung, với sự phân công nhiệm vụ cụ thể cho Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn là cơ quan tham mưu trực tiếp cho UBND tỉnh trong việc tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại và đầu mối chủ trì phối hợp UBND các huyện, thị, thành và các cơ quan liên quan thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại là phù hợp trong thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại; vì vậy đã góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại.

Tuy nhiên, việc phối hợp giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các sở ban ngành của tỉnh, UBND các huyện, thị, thành trong việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại có lúc chưa chặt chẽ, kịp thời ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại.

* Thực trạng duy trì và điều chỉnh chính sách

Công tác duy trì chính sách phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh trong những năm qua được quan tâm thực hiện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản, đề xuất hướng giải quyết tháo gở kịp thời các vướng mắc của các nhà đầu tư, các chủ trang trại.

* Thực trạng theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách

Để thực hiện tốt chính sách phát triển kinh tế trang trại, một trong những nhiệm vụ quan trọng cần phải tập trung thực hiện đó là phải tăng cường công tác theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại.

Sở Nông nghiệp và PTNT thường xuyên kiểm tra việc tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại, từ đó đánh giá khách quan về những điểm mạnh, những điểm yếu, những tồn tại của công tác tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại; qua đó tham mưu cho UBND tỉnh về chính sách phát triển kinh tế trang trại.

Qua theo dõi, kiểm tra thực hiện hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại, sở Nông nghiệp và PTNT đã đề xuất UBND tỉnh biểu dương, khen thưởng những cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan trong hệ thống chính trị và tổ chức, chủ trang trại có thành tích thiết thực trong việc duy trì, điều chỉnh và đưa chính sách phát triển kinh tế trang trại đi vào cuộc sống.

* Thực trạng tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện chính sách

Công tác đánh giá, tổ chức sơ, tổng kết rút kinh nghiệm việc tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại được UBND tỉnh quan tâm thực hiện.

Nhìn chung, việc tổ chức đánh giá, sơ kết, tổng kết chính sách phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh được thực hiện theo đúng quy định.

      1. 2.2.2. Đánh giá kết quả thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại tại tỉnh Quảng Nam

* Kết quả thực hiện chính sách đất đai

Chính sách đất đai của Nhà nước trong những năm qua đã được tạo ra được động lực thúc đẩy sự phát triển có hiệu quả của kinh tế trang trại.

Xác định đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng, có tính quyết định đến việc hình thành và phát triển kinh tế trang trại, nhất là những cây trồng, vật nuôi cần một diện tích đủ lớn để sản xuất ra một sản lượng hàng hóa nhất định.

Tuy nhiên, tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ trang trại chỉ tập trung giải quyết đối với trường hợp của chủ trang trại được nhà nước giao trong mức hạn điền, phần diện tích vượt hạn điền do chuyển nhượng của người khác hoặc do tự khai phá dẫn tình trạng lấn chiếm, tranh chấp nên vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên chủ trang trại chưa yên tâm đầu tư mở rộng sản xuất.

* Kết quả thực hiện chính sách đầu tư, tín dụng

Thời gian gần đây đã có những chính sách ưu đãi về tài chính tín dụng về phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung và kinh tế trang trại nói riêng do Chính phủ và các cơ quan chức năng ban hành như: quy định về chính sách hỗ trợ nguồn vốn cho vay, cơ cấu lại thời hạn nợ, cho vay mới….

Như vậy, có thể nói nhờ chính sách ưu đãi, khuyến khích của Trung ương và hỗ trợ của địa phương trong lĩnh vực đầu tư và tín dụng nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ trang trại trong việc huy động vốn để đầu tư sản xuất, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và máy móc thiết bị, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại.

Tuy nhiên, ngoài những thuận lợi trên, có những hạn chế đối với phát triển kinh tế trang như sau:

      • Các chủ trang trại cho rằng lượng vốn vay thấp chưa đáp ứng nhu cầu đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của các trang trại (vốn vay chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu vốn của các trang trại, vốn tự có khoảng 60%).
      • Thời hạn cho vay ngắn, các trang trại thiếu vốn trung và dài hạn để đầu tư sản xuất kinh doanh.
      • Ngoài ra, sự thiếu quan tâm, hỗ trợ của chính quyền các cấp, sự thiếu phối hợp giữa các cơ quan quản lý với hệ thống ngân hàng, nhất là ngân hàng thương mại cũng đã hạn chế cơ hội tiếp cận các nguồn vốn của các chủ trang trại.

* Kết quả thực hiện chính sách đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực

Các cơ quan chức năng trong tỉnh đã tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền cho các chủ trang trại về các quy định của Nhà nước trong quá trình sử dụng lao động. Tổ chức các lớp tham quan học tập mô hình kinh tế trang trại trong và ngoài tỉnh.

Tuy nhiên, trong công tác xây dựng và thực thi chính sách lao động và đào tạo nguồn nhân lực đối với kinh tế trang trại ở tỉnh còn có những bất cập sau:

      • Thiếu sự thống nhất và đồng bộ giữa chính sách và pháp luật lao động.
      • Cơ chế để kiểm tra, kiểm soát các mối quan hệ lao động phát sinh trong quá trình sản xuất của trang trại chưa được làm rõ.
      • Trình độ chuyên môn, khoa học kỹ thuật, năng lực quản lý, đàm phán, nắm bắt thông tin thị trường của chủ trang trại và chất lượng lao động phổ thông ở huyện còn quá thấp.

* Kết quả thực hiện chính sách khoa học và công nghệ

Chính sách hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất ở trong tỉnh nói chung và các trang trại nói riêng được địa phương quan tâm thực hiện.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn nhiều hạn chế. Những bất cập và hạn chế chủ yếu trong lĩnh vực này là:

      • Thiếu sự đầu tư đúng mức của Nhà nước cho khoa học, kỹ thuật và công nghệ, nhất là những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ sinh học cho nông dân và kinh tế trang trại.
      • Chưa có mối liên hệ chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ.

* Kết quả thực hiện chính sách thuế

Chính sách thuế mới hiện hành đã có nhiều ưu đãi để phát triển kinh tế trang trại. UBND tỉnh đã ban hành văn bản chỉ đạo Chi cục thuế thực hiện tốt công tác tuyên truyền chính sách thuế mới để người dân biết và tiếp cận. Bên cạnh đó cần đơn giản hóa các thủ tục hành chính, hỗ trợ cho các chủ trang trại về những quyền lợi được hưởng.

Tuy nhiên qua thống kê, số trang trại được hưởng chính sách thuế ưu đãi là rất thấp.

Về vấn đề thuế giá trị gia tăng, chính sách thuế hiện hành quy định trang trại chỉ được miễn tiền thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm sản xuất ra không qua chế biến.

Về thuế sử dụng đất nông nghiệp vẫn chưa mạnh dạn mở rộng quy định về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sử dụng đất nông nghiệp để sản xuất nông nghiệp… Điều này làm hạn chế rất lớn đề các chủ trang trại muốn mở rộng quy mô sản xuất.

* Kết quả thực hiện chính sách thị trường

Thị trường vừa là đầu vào vừa là đầu ra của trang trại, trang trại mua sắm cây, con, giống, vật tư phục vụ cho sản xuất kinh doanh của trang trại và cung cấp một lượng lớn sản phẩm cho thị trường.

    1. 2.3. Một số nhận xét rút ra
      1. 2.3.1. Ưu điểm

Tỉnh Quảng Nam có đủ các dạng địa hình miền núi, đồng bằng và ven biển thuận lợi cho việc phát triển các loại hình kinh tế trang trại nông, lâm, ngư nghiệp khác nhau. Trong những năm gần đây, kinh tế của tỉnh tăng trưởng liên tục, cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch theo hướng tích cực. Sản xuất nông lâm ngư nghiệp phát triển, nhiều mô hình kinh tế trang trại, gia trại đầu tư xây dựng và phát triển có hiệu quả. Việc tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại được các cấp, các ngành trong tỉnh quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo, triển khai thực hiện.

      1. 2.3.2. Hạn chế

2.3.2.1. Công tác tuyên truyền, phổ biến yêu cầu nội dung của chính sách phát triển kinh tế trang trại có lúc chưa đầy đủ, rõ ràng và kịp thời.

2.3.2.2. Sự phân công nhiệm vụ giữa các tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại chưa thực sự khoa học, vẫn có sự chồng chéo, trùng lặp giữa quyền hạn và trách nhiệm chung và quyền hạn riêng.

2.3.2.3. Một số cán bộ, công chức còn hạn chế năng lực, trình độ, quan liêu trong thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại.

2.3.2.4. Một số tổ chức liên quan đưa ra những thủ tục, quy định rườm rà khó có thể thực hiện được gây ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại.

      1. 2.3.3. Nguyên nhân
      • Một số chính sách phát triển kinh tế trang trại ban hành thiếu tính đồng bộ có yếu tố mâu thuẫn nhau.
      • Việc ban hành chính sách phát triển kinh tế trang trại ít chú ý đến nguồn lực thực hiện chính sách nên trong quá trình thực hiện nguồn tài chính không đủ để bố trí không đầy đủ, kịp thời cho các chương trình, đề án phát triển kinh tế trang trại.
      • Chính sách về đất đai còn nhiều bất cập
      • Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt có những hạn chế nhất định.
      • Việc phối hợp, kết nối chặt chẽ giữa các tổ chức liên quan trong thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại chưa đồng bộ.
      • Cán bộ, công chức, viên chức hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách chưa đáp ứng yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp.
Thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại từ thực tiễn Tỉnh Quảng Nam
Thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại từ thực tiễn Tỉnh Quảng Nam

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI

Ở TỈNH QUẢNG NAM

    1. 3.1. Cơ sở xây dựng kiến nghị
      1. 3.1.1. Căn cứ mục tiêu tổng quát

Phát triển ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi tập trung nói riêng theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững; nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo thương hiệu sản phẩm chăn nuôi của tỉnh, thực hiện tốt đề án tái cơ cấu ngành gắn với xây dựng nông thôn mới; góp phần đẩy nhanh phát triển kinh tế nông thôn, nhất là khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, bảo đảm an sinh xã hội và nâng cao đời sống nông dân. Đồng thời xây dựng các chuỗi sản phẩm từ trang trại đến tiêu thụ nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

      1. 3.2.2. Căn cứ vào định hướng phấn đấu thực hiện các chỉ tiêu phát triển đã được phê duyệt trong giai đoạn 2020-2030
      2. Tỉnh Quảng Nam đến nay vẫn chưa có nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế trang trại cũng như các chính sách hỗ trợ riêng biệt đối với mô hình kinh tế này, đây cũng là khó khăn chung đối với những hộ,htx, doanh nghiệp muốn phát triển kinh tế trang trại.
      3. Dưới đây là các nghị quyết và chính sách chung chung để định hướng phát triển kinh tế trong đó có kinh tế trang trại.

HĐND tỉnh Quảng Nam khoá VI đã có Nghị quyết 23/ 2001/NQ-HĐND về phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại.

Đến năm 2020

-Giá trị sản xuất chăn nuôi trên 3.714 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 40% trong nội bộ ngành nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng bình quân 13,65 %/năm

-Tổng đàn vật nuôi có: 600.000 con lợn; 260.000 con trâu, bò (trong đó có 207.000 con bò) và 8 triệu con gia cầm (trong đó có 6 triệu con gà).

-Tổng sản lượng thịt hơi các loại: 148,490 tấn, trong đó: thịt trâu, bò: 13.884 tấn (trong đó thịt bò: 12.679 tấn); thịt lợn: 68.819 tấn; thịt gia cầm: 65.787 tấn (trong đó thịt gà: 19.779 tấn). Tổng sản lượng trứng: 213.237 nghìn quả (trong đó trứng gà: 163.556 nghìn quả).

-Giá trị sản xuất đối với chăn nuôi tập trung đạt từ 40-45% giá trị sản xuất chăn nuôi.

80% thịt trâu, bò; 30% thịt gia cầm; 60% thịt lợn tiêu thụ trên địa bàn được kiểm soát.

100% cơ sở chăn nuôi tập trung có hệ thống xử lý chất thải đạt chuẩn theo quy định.

Đến năm 2025

– Giá trị sản xuất chăn nuôi trên 4.723 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 45% trong nội bộ ngành nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng bình quân 4,92 %/năm.

– Tổng đàn vật nuôi có: 700.000 con lợn; 286.000 con trâu, bò (trong đó có 226.000 con bò) và 9 triệu con gia cầm (trong đó có 7,2 triệu con gà).

– Tổng sản lượng thịt hơi các loại: 179,388 tấn, trong đó: thịt trâu, bò: 15.363 tấn (thịt bò: 14.158 tấn); thịt lợn: 92.082 tấn; thịt gia cầm: 71.943 tấn (thịt gà: 25.955 tấn). Tổng sản lượng trứng: 258.692 nghìn quả (trứng gà: 209.011 nghìn quả).

– Giá trị sản xuất đối với chăn nuôi tập trung đạt từ 53-58% giá trị sản xuất chăn nuôi.

– 85% thịt trâu, bò; 40% thịt gia cầm; 70% thịt lợn tiêu thụ trên địa bàn được kiểm soát.

Định hướng đến năm 2030

– Giá trị sản xuất chăn nuôi đạt trên 5.585 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 50% trong nội bộ ngành nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng bình quân 3,41 %/năm.

– Tổng đàn vật nuôi có: 800.000 con lợn; 310.000 con trâu, bò (trong đó có 246.000 con bò) và 10 triệu con gia cầm (trong đó có 8 triệu con gà).

– Tổng sản lượng thịt hơi các loại: 205.716 tấn, trong đó: thịt trâu, bò: 15.965 tấn (thịt bò: 14.760 tấn); thịt lợn: 113.668 tấn; thịt gia cầm: 76.083 tấn (thịt gà: 30.095 tấn). Tổng sản lượng trứng: 288.165 nghìn quả (trứng gà: 238.484 nghìn quả).

– Giá trị sản xuất đối với chăn nuôi tập trung đạt từ 60-66% giá trị sản xuất chăn nuôi.

– 90% thịt trâu, bò; 50% thịt gia cầm; 80% thịt lợn tiêu thụ trên địa bàn được kiểm soát.

      1. 3.2.3. Căn cứ vào sự phê duyệt quy hoạch ngành chăn nuôi đến 2025 và định hướng đến 2030

– Căn cứ Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ, Quyết định số 12/2016/QĐ-UBND ngày 23 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện hỗ trợ đối với từng dự án đáp ứng tiêu chí quy định tại các khu chăn nuôi tập trung còn lại và hỗ trợ đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn hỗn hợp dùng trong chăn nuôi hoặc xây dựng cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi.

Tổng kinh phí hỗ trợ: khoảng 272 tỷ đồng, trong đó:

– Giai đoạn 2016 – 2020: hỗ trợ 156 tỷ đồng, bao gồm:

+ Xây dựng hạ tầng 4 khu chăn nuôi tập trung quy mô lớn để thu hút đầu tư: 40 tỷ đồng.

+ Hỗ trợ từng dự án theo Nghị định 210/2013/NĐ-CP và Quyết định số 12/2016/QĐ-UBND: 116 tỷ đồng.

– Giai đoạn 2021 – 2025: hỗ trợ 116 tỷ đồng cho các dự án đảm bảo các tiêu chí theo các cơ chế còn hiệu lực thi hành.

Tùy tình hình phát triển, Ủy ban nhân dân tỉnh đề xuất bổ sung hoặc điều chỉnh cơ chế hỗ trợ cho phù hợp, trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, đảm bảo thực hiện được mục tiêu phát triển chăn nuôi tập trung trên địa bàn tỉnh.

    1. 3.2. Một số kiến nghị giải pháp
      1. 3.2.1. Về công tác tuyên truyền, phổ biến yêu cầu nội dung của chính sách phát triển kinh tế trang trại

+ Cần có kế hoạch tổ chức tuyên truyền và vận động triển khai công tác chính sách phát triển trang trại đến từng người dân, từng địa phương nhằm thúc đẩy các chính sách của Trung ương, của địa phương Tỉnh về phát triển kinh tế trang trại được triển khai một cách đồng bộ.

+ Hàng tháng, hàng quý, UBND Tỉnh hay Sở Nông nghiệp & PTNN tỉnh Quảng Nam cần cử một cán bộ chuyên trách về công tác tuyên truyền.

+ Cần tổ chức các mô hình tham quan học tập làm kinh tế trang trại thí điểm, mô hình trọng điểm,…

+ Cần tổ chức các hội chợ triển lãm, các sự kiện về kinh tế phát triển trang trại nhằm thu hút các tầng lớp, các đơn vị, cá nhân,… đến trực tiếp được nhìn nhận các sản phẩm, các dịch vụ được sản xuất và chế biến từ nền kinh tế trang trại.

+ Sở Nông nghiệp và PTNN cần có kế hoạch và phân bổ chi phí hợp lý về công tác tuyên truyền hàng năm.

+ Thường xuyên tuyên truyền để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cả hệ thống chính trị về phát triển kinh tế trang trại ở địa phương.

      1. 3.2.2. Về phân công nhiệm vụ giữa các tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại và cơ chế phối hợp giữa các cấp và giữa các cơ quan:

+ UBND Tỉnh Quảng Nam cần thành lập một Phòng quản lý chuyên trách về phát triển kinh tế trang trại trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNN và giao cho một đồng chí Phó Chủ tịch Tỉnh phụ trách kiêm mảng này nhằm mục đích dễ quản lý và chỉ đạo kịp thời.

+ Bên cạnh đó, giao cho đồng chí Giám Đôc Sở có trách nhiệm đôn đốc, theo dõi hoạt động và kiểm tra, đánh giá thường xuyên hoạt động này.

+ Hàng tháng, Lãnh đạo Sở Nông nghiệp & PTNN tỉnh Quảng Nam phải họp với Lãnh đạo UBND Tỉnh cùng với các cơ quan chức năng phối hợp trong Tỉnh, tiến hành họp giao ban, để báo cáo tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của kinh tế trang trại trong Tỉnh để UBND Tỉnh Quảng Nam nắm và có kế hoạch chỉ đạo kịp thời, đồng thời UBND Tỉnh có cơ sở để phân bổ nguồn vốn, phân bố quỹ tái đầu tư, quỹ phát triển sản xuất, hoạt động cho vay phát triển sản xuất,… để đưa hoạt động kinh tế trang trại phát triển bền vững hơn.

+ Hàng quý, hàng năm, UBND Tỉnh phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và PTNN Tỉnh chọn ra một số cá nhân làm công tác kinh tế trang trại giỏi cho đi tham quan học tập ở nước ngoài, học hỏi kinh nghiệm ở một số nước tiên tiến để nâng cao trình độ hiểu biết cho các đơn vị, cá nhân làm kinh tế trang trại tốt…

+ Phân công một đồng chí Trưởng phòng chịu trách nhiệm quản lý và phân công công việc cuả Phòng, bố trí nhân sự, đối ngoại, đối nội,… chịu trách nhiệm trực tiếp trước UBND Tỉnh và Giám Đốc Sở Nông nghiệp và PTNN đồng thời có kế hoạch báo cáo thường xuyên, tham mưu kịp thời cho lãnh đạo UBND Tỉnh, Sở để giải quyết kịp thời khi có sự cố xảy ra,

      1. 3.2.3. Về năng lực, trình độ, của đội ngũ cán bộ, nhân sự quản lý kinh tế trang trại:

– Về dài hạn :

+ Cử các cán bộ chuyên trách về công tác quản lý kinh tế trang trại của Tỉnh tham gia đi học các khóa đào taọ chính quy dài hạn về chuyên ngành phát triển kinh tế trang trại.

+ Song song với việc chọn người có tài, có đức đi đào tạo dài hạn thì UBND Tỉnh và Sở Nông nghiệp và PTNT thường xuyên tổ chức các Hội thảo, Hội nghị cấp Tỉnh hay cấp quốc gia để mời các chuyên gia đầu ngành trong nước và các chuyên gia nước ngoài đến để báo cáo các kinh nghiệm về công tác phát triển kinh tế trang trại của các nước tiên tiến trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm áp dụng cho mô hình thực tiễn tại tỉnh Quảng Nam.

+ Hàng năm, tổ chức chọn lọc ra những cán bộ chuyên trách, có trình độ chuyên môn cao, yêu nghề, kỹ thuật giỏi cho đi tham quan học tập ở nước ngoài.

+ Bên cạnh đó, bước đầu trong một số ngành mũi nhọn về phát triển kinh tế trang trại cần phải thuê các chuyên gia nước ngoài đến làm việc tại Tỉnh để tư vấn và đào tạo cho đội ngũ cán bộ quản lý.

+ Tiếp nhận các chuyển giao công nghệ và kỹ thuật cao từ nước ngoài, từ các chuyên gia, từ đó, tổ chức huấn luyện, đào tào chuyển giao cho các cán bộ quản lý, các chủ trang trại để cập nhật và tiếp cận công nghệ cao trong phát triển kinh tế trang trại trong nền công nghiệp tiên tiến nhất là công nghệ 4.0 hiện nay.

– Về ngắn hạn:

+ Hàng tháng, hàng quý, Sở Nông nghiệp và PTNN phôí hợp với UBND Tỉnh, tổ chức các lớp học, các khóa học, đào tạo các chuyên đề về phát triển mô hình kinh tế trang trại cho các cán bộ quản lý cấp cơ sở, cho các địa phương cấp dưới.

+ Lao động làm việc trong các trang trại được tham gia các lớp đào tạo nghề, tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới, được hỗ trợ kinh phí đào tạo theo quy định của tỉnh.

+ Hàng tháng, Sở Nông nghiệp và PTNN tổ chức họp đánh giá và rút ra từng bài học kinh nghiệm quản lý cho từng mô hình của từng điạ phương, từ đó làm bài học nhân rộng cho đội ngũ quản lý các cấp có thể traỉ nghiệm về các khó khan của từng mô hình trang trại mà cần phải biết và có giải pháp thực hiện xử lý kịp thời.

      1. 3.2.4. Về các thủ tục, chính sách còn rườm rà, hạn chế và liên kết trong sản xuất và bao tiêu sản phẩm chưa đảm bảo, nguồn vốn vay còn hạn chế

+ Về đất đai, tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp; hình thành các vùng trang trại tập trung với quy mô phù hợp với các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh cao.

+ Về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ trang trại, hộ gia đình được giao đất phát triển theo quy hoạch; có chính sách giao đất ổn định lâu dài cho các trang trại, thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất kết hợp với cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại để chủ trang trại yên tâm đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

+ Tạo điều kiện cho các chủ trang trại được tiếp cận nhiều nguồn vốn tín dụng, nhất là với các nguồn vốn tín dụng ưu đãi với thủ tục vay vốn đơn giản, hợp lý, có sự ưu tiên, có thể tín chấp bằng công trình đầu tư trên đất.

+ Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng, trước hết là đường giao thông nhằm tạo điều kiện đi lại và giao lưu hàng hoá thuận lợi, cấp nước cho các trang trại kịp thời.

+ Tiếp tục củng cố hệ thống khuyến nông, thú y, bảo vệ thực vật đủ mạnh để làm tốt vai trò đào tạo, nâng cao kiến thức, giám sát chất lượng vật tư, sản phẩm, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng dịch bệnh ở vật nuôi cho các chủ trang trại.

+ Xây dựng cơ chế, chính sách sát thực, kịp thời định hướng cho trang trại phát triển, quản lý tốt đầu ra và chất lượng sản phẩm nhằm đảm bảo lợi ích và quyền lợi của người tiêu dùng.

KẾT LUẬN

Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia; phát triển kinh tế theo mô hình trang trại trên phạm vi cả nước có bước phát triển mạnh mẽ theo hướng sản xuất hàng hóa, hiệu quả, hiện đại. Phát triển kinh tế trang trại đã góp phần chuyển dịch, tích tụ ruộng đất gắn liền với phân công lại lao động ở các vùng nông thôn, từng bước chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm các ngành phi nông nghiệp, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nông nghiệp, nông thôn.

Qua việc tìm hiểu thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Quảng Nam tác giả đã đưa ra được những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại tại địa phương qua đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại:

      • Đổi mới nhận thức đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại.
      • Thực hiện đúng, đầy đủ nội dung, nhiệm vụ các bước trong tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại.
      • Thực hiện đúng các yêu cầu trong tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại.
      • Đề cao trách nhiệm của các chủ thể tham gia thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại
      • Lựa chọn các phương pháp hợp lý trong tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại.
      • Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
      • Tăng cường kinh phí, trang thiết bị kỹ thuật để tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách phát triển kinh tế trang trại.

Trong những năm tới, cùng với việc đưa ra một số chính sách đủ mạnh, đồng bộ, phù hợp và nâng cao hiệu quả tổ chức thực chính sách phát triển kinh tế, hy vọng kinh tế trang trại sẽ ngày càng phát triển vững mạnh, kinh tế nông thôn sẽ nhanh chóng được cải thiện góp phần giúp các chủ trang trại vươn lên làm giàu chính đáng, từng bước thay đổi bộ mặt nông thôn Quảng Ngãi theo hướng hiện đại./.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\VIEN HAN LAM DOT 7\CHINH SACH CONG\NGO BA KONG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *