Thực hiện Chính sách giáo dục phổ thông từ thực tiễn

Thực hiện Chính sách giáo dục phổ thông từ thực tiễn

Thực hiện Chính sách giáo dục phổ thông từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng

1. Tính cấp thiết của đề tài

Chính sách Giáo dục phổ thông (GDPT) được nhìn nhận như một bậc giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt, là nền tảng của toàn bộ hệ thống, nó đặt những cơ sở ban đầu rất quan trọng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của các lứa tuổi nhi đồng, thiếu niên và thanh niên, giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách. Để đánh giá đúng thực trạng GDPT và việc thực hiện chính sách GDPT, và từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách GDPT trong thời gian đến ở Đà Nẵng, tác giả luận văn đã chọn đề tài: “Thực hiện Chính sách giáo dục phổ thông từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng” là quan trọng và cần thiết phục vụ hoàn thành các mục tiêu mà Nghị Quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015- 2020 đã đề ra.

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện chính sách GDPT ở Đà Nẵng.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Xác lập cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng, đề xuất một số giải pháp tổ chức thực hiện chính sách GDPT của thành phố Đà Nẵng trong những năm sắp tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Giải pháp tổ chức thực hiện chính sách GDPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

4.1. Phạm vi nghiên cứu

Tình hình thực hiện chính sách GDPT từ năm 2010 đến nay trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận

Phương pháp luận duy vật biện chứng: vận dụng cách tiếp cận đa ngành, liên ngành xã hội học.

5.2. Phương pháp nghiên cứu: thu thập thông tin và phỏng vấn sâu.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận

Có thể dùng làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo và vận dụng các lý thuyết về chính sách công trong lĩnh vực GDPT.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn: nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác hoạch định và thực hiện chính sách, góp phần cung cấp thêm những cơ sở khoa học trong hoạch định và thực thi chính sách giáo dục.

7. Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được chia làm 3 chương.

Chương 1: Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách giáo dục phổ thông.

Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách GDPT ở thành phố Đà Nẵng.

Chương 3: Giải pháp tăng cường thực hiện chính sách GDPT tại thành phố Đà Nẵng.

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GDPT

1.1. Tổ chức thực hiện chính sách GDPT

1.1.1. Khái niệm chính sách GD&ĐT, tổ chức thực hiện chính sách GDPT

Chính sách giáo dục và đào tạo là hệ thống những quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước; các Bộ, ngành Trung ương và chính quyền địa phương về hoạt động giáo dục và đào tạo nhằm phát triển và hoàn thiện công tác giáo dục và đào tạo với mục đích “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thực hiện chính sách GDPT là quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, nhà trường, xã hội nhằm đạt được mục tiêu giáo dục của nhà nước đã đề ra trong lĩnh vực giáo dục phổ thông.

1.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục

Cơ cấu tổ chức: (Xem Phụ lục 1).

1.1.3. Chức năng quản lý nhà nước (QLNN) về giáo dục cấp tỉnh, thành phố

Theo Nghị định 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ

1.2. Nội dung tổ chức thực thi chính sách GDPT

Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách. Phổ biến, tuyên truyền chính sách. Phân công phối hợp thực hiện chính sách. Duy trì chính sách. Điều chỉnh chính sách. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách. Đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm.

1.3. Ý nghĩa, tầm quan trọng của tổ chức thực hiện giáo dục phổ thông

Thực thi chính sách công là giai đoạn có ý nghĩa quyết định đối với việc thành công hay thất bại của một chính sách. Hoạt động này mang lại những ý nghĩa to lớn: tổ chức thực thi chính sách là giai đoạn biến ý đồ chính sách thành hiện thực; tổ chức thực thi chính sách để từng bước thực hiện mục tiêu chính sách và mục tiêu chung; thực thi chính sách là để khẳng định tính đúng đắn của chính sách; qua thực thi giúp cho chính sách ngày càng hoàn chỉnh.

1.4. Những yêu cầu cơ bản đối với tổ chức thực hiện chính sách giáo dục phổ thông

Yêu cầu thực hiện mục tiêu; yêu cầu đảm bảo tính hệ thống; yêu cầu các cơ quan nhà nước phải đảm bảo tính khoa học, hợp lý và pháp lý trong tổ chức thực thi chính sách GDPT; yêu cầu đảm bảo lợi ích thật sự cho các đối tượng thụ hưởng.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức thực thi chính sách GDPT

Yếu tố khách quan là những yếu tố xuất hiện và tác động đến tổ chức thực thi chính sách GDPT từ bên ngoài, độc lập với ý muốn của QLNN của Sở GD&ĐT. Yếu tố chủ quan là những yếu tố thuộc về cơ quan công quyền, do cán bộ, công chức, giáo viên chủ động chi phối đến quá trình thực thi chính sách GDPT.

1.6. Phương pháp thực hiện chính sách giáo dục phổ thông

Phương pháp kinh tế; phương pháp giáo dục thuyết phục; phương pháp hành chính; phương pháp kết hợp.

Kết luận Chương 1

Chương 1, luận văn đã trình bày những khái niệm về chính sách công, tổ chức thực thi chính sách công. Luận văn đã trình bày quy trình chính sách công. Từ đó đi sâu phân tích nội dung tổ chức thực hiện chính sách GDPT ở cấp thành phố với chủ thể tổ chức thực thi chính sách giáo dục là Sở GD&ĐT. Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề nội dung tổ chức thực thi chính sách GDPT, luận văn cũng chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổ chức thực thi chính sách GDPT ở cấp tỉnh, thành phố ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Nội dung Chương 1 là cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu thực trạng tổ chức thực thi chính sách GDPT ở thành phố Đà Nẵng trong chương 2.

Thực hiện Chính sách giáo dục phổ thông từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
Thực hiện Chính sách giáo dục phổ thông từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1. Khái quát về kinh tế – xã hội thành phố Đà Nẵng

Được xác định là một trong những trung tâm kinh tế với tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục ở mức cao và khá ổn định. Chi ngân sách nhà nước cho hoạt động giáo dục và đào tạo tăng dần qua các năm: 2011 (6.11%), 2012 (6.81%), 2013 (7.82%), 2014 (10.76%). Điều đó tác động tích cực đến việc thực hiện chính sách GDPT ở thành phố Đà Nẵng để “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, phục vụ phát triển KT- XH của địa phương theo Nghị quyết số 33-NQ/TW về “Xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

2.2. Tình hình thực hiện chính sách GDPT TP. Đà Nẵng

2.2.1. Một số nét về thực hiện chính sách GDPT

2.2.1.1. Tình hình thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: thành lập Ban Chỉ đạo và ban hành Quy chế làm việc. Triển khai Kế hoạch số 9312/KH-UBND ngày 16/10/2014 của UBND thành phố về thực hiện Chương trình hành động số 35-CTr/TU ngày 25/01/2014 của Thành uỷ Đà Nẵng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

2.2.1.2. Quy mô mạng lưới trường lớp

Mạng lưới trường, lớp từ bậc học tiểu học đến THPT trên địa bàn thành phố không ngừng được mở rộng và từng bước quy hoạch phù hợp với khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân theo Đề án quy hoạch ngành GD&ĐT đến năm 2020. Năm học 2015 – 2016, toàn thành phố bậc GDPT có 185 trường học.

2.2.1.3. Giáo dục Tiểu học

Có 100 trường tiểu học, với 2.307 lớp học, 83.945 em học sinh; tỷ lệ huy động trẻ em đi học lớp 1 đúng độ tuổi đạt 100%; có 100% các trường tiểu học thực hiện dạy học 2 buổi/ngày. Hầu hết trẻ khuyết tật và trẻ có hoàn cảnh khó khăn đã được đến trường theo hình thức hoà nhập. Không có hiện tượng học sinh bỏ học. Chất lượng giáo dục 2 mặt có 99,56% học sinh hoàn thành chương trình, 0,44% học sinh chưa hoàn thành. Giữ vững chất lượng phổ cập giáo tiểu học đúng độ tuổi tại 56/56 xã, phường trên toàn thành phố.

Chất lượng học tập đều ở các môn học, ổn định chất lượng từng khối lớp. Sự đánh giá theo tiêu chí mới của Bộ GD&ĐT kết quả có sự tiến bộ, học sinh tiểu học ngoan, lễ phép, tiếp thu tốt chương trình tiểu học mới. Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số hạn chế như: vẫn còn một số ít trường có tỷ lệ xếp loại giáo dục học sinh giỏi thấp so với mặt bằng chung của thành phố; một số tổ chức, cá nhân còn vi phạm các quy định về dạy thêm…

2.2.1.4. Giáo dục THCS

Triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tập trung chỉ đạo các đơn vị, trường học thực hiện biên soạn lại phân phối chương trình, đổi mới phương pháp dạy học, tiếp tục triển khai thực hiện dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học; chất lượng giáo dục được giữ vững, kết quả rèn luyện và học tập của học sinh đã được nâng cao; chất lượng các kỳ thi học sinh giỏi đã được nâng lên rõ rệt.

Việc dạy tích hợp 2 cuốn tài liệu về Lịch sử Đà Nẵng được giáo viên, học sinh và các nhà khoa học đánh giá cao. Tiếp tục triển khai có hiệu quả việc dạy học ngoại ngữ theo Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong các cấp học của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2012- 2020”. Triển khai có hiệu quả hoạt động hướng nghiệp nghề phổ thông; thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Có 59 trường (trong đó, 25 trường THCS được công nhận đạt chuẩn quốc gia), với 1.443 lớp, tổng số học sinh là 53.826 em. Các trường THCS huy động học sinh tốt nghiệp tiểu học vào lớp 6 đạt 100%. Duy trì kết quả phổ cập giáo dục THCS tại 56/56 xã, phường, trong đó có 55/56 xã, phường đạt chuẩn quốc gia về phổ cập bậc trung học.

Bảng 2.1: Kết quả bậc THCS trong 2 năm học 2010 và 2015

Năm họcHạnh kiểmHọc lực
TốtKháTrung bìnhYếuGiỏiKháTrung bìnhYếuKém
201179,21%17,27%3,31%0,21%30,79%30,89%31,53%6,17%0,61%
201686,93%11,55%1,45%0,06%35,05%33.55%26,97%4,15%0,28%

Nguồn: Sở Giáo dục – Đào tạo thành phố Đà Nẵng

Hạn chế: Tỷ lệ học sinh yếu kém một số ít trường vẫn còn cao so với mặt bằng chung, học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia chưa cao, số học sinh đạt giải quốc tế không ổn định; một số tổ chức, cá nhân còn vi phạm các quy định về dạy thêm…

2.2.1.5. Giáo dục THPT

Năm học 2015- 2016, có 26 trường THPT (05 trường THPT được công nhận đạt chuẩn quốc gia), với 818 lớp, 30.070, tổng số học sinh là 30.070 em. Tập trung chỉ đạo các đơn vị, trường học thực hiện biên soạn lại phân phối chương trình, điều chỉnh kế hoạch, nội dung dạy học theo tình hình cụ thể của mỗi đơn vị, chú trọng dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, tăng cường rèn luyện kĩ năng thực hành, công tác kiểm tra đánh giá được duy trì tích cực. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2016 trên địa bàn thành phố được tổ chức thực hiện nghiêm túc và được dư luận xã hội đánh giá cao. Tỷ lệ tốt nghiệp của học sinh đạt 87,5%, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT tăng so với năm học 2014- 2015.

Bảng 2.2: Kết quả THPT trong 2 năm học 2010- 2016

Năm họcHạnh kiểmHọc lực
TốtKháTrung bìnhYếuGiỏiKháTrung bìnhYếuKém
201167,17%26,40%5,49%0,93%6,35%32,27%51,57%9,65%0,16%
201674,2%21,1%4,11%0,06%11,8%43,2%38,2%6,6%0,4%

Nguồn: Sở Giáo dục – Đào tạo thành phố Đà Nẵng

Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế như: chất lượng giáo dục vẫn còn vênh lệch giữa các trường, giữa GDTX và THPT; hiện tượng học sinh đi xe máy đến trường, không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông vẫn còn diễn ra…

2.2.1.6. Đối với giáo dục thường xuyên

Công tác xóa mù chữ trong độ tuổi quy định tiếp tục được duy trì và giữ vững. Số người biết chữ trong độ tuổi 15- 60 toàn thành phố tính đến thời điểm 01/2016 là 576.781 người, đạt 99,78%. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT khối GDTX năm học 2015- 2016 đạt 62,22%, tăng 31,9% so với năm học 2014- 2015.

2.2.1.7. Các hoạt động giáo dục khác nâng cao chất lượng toàn diện

– Thực hiện nghiêm túc công tác giáo dục thể chất nội khóa và ngoại khóa. Chủ động xây dựng kế hoạch triển khai hành động cụ thể để thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, tạo được chuyển biến tích cực trong môi trường dạy – học. Nhiều trường học đã xây dựng được các sáng kiến phù hợp trong việc triển khai phong trào góp phần đem lại lợi ích cho các em học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Công tác thư viện trường học đã được các nhà trường đặc biệt quan tâm. Đội ngũ cán bộ thư viện đến nay cơ bản đủ về số lượng, nhưng một số ít trường thiếu phải phân công cán bộ kiêm nhiệm. Đến nay, toàn ngành có 159 thư viện đạt chuẩn, tỉ lệ: 86,9%.

– Y tế học đường có 185/185 trường có phòng y tế, trang thiết bị cơ bản đầy đủ, đáp ứng việc sơ cứu ban đầu; 100% các trường có bếp ăn bán trú được cơ quan y tế kiểm tra công nhận an toàn thực phẩm; các trường phối hợp các trạm y tế xã, phường tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho học sinh; 100% học sinh được kiểm tra sức khỏe định kỳ. Qua kiểm tra đánh giá công tác vệ sinh học đường thì có 100% số trường xếp loại tốt, không có trung bình.

– Công tác ứng dụng CNTT – Sáng kiến kinh nghiệm: đã đầu tư trang bị cơ sở hạ tầng CNTT tại cơ quan Sở và các đơn vị trực thuộc. Tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, tập huấn qua mạng với quy mô toàn thành phố. Ứng dụng CNTT đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học. Khai thác có hiệu quả Hệ thống Thông tin chính quyền điện tử. Triển khai tốt các Cuộc thi “Thiết kế bài giảng e-Learning”. Đến nay 100% các trường hoàn thành nối cáp quang internet, trang bị đủ thiết bị CNTT phục vụ công tác quản lý, điều hành. Công tác sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học đã được các nhà trường quan tâm.

– Thanh tra giáo dục: đã tổ chức, thực hiện hoạt động thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành tại 81 lượt đơn vị; tổ chức 22 cuộc thanh tra chuyên ngành đối với 214 tổ chức, cá nhân. Quản lý chặt chẽ công tác dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường, kịp thời giải quyết các ý kiến phản ánh của phụ huynh học sinh.

– Công tác kiểm định chất lượng; phổ biến giáo dục pháp luật: đã chú trọng triển khai công tác khảo thí theo hướng đánh giá năng lực người học. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm định chất lượng giáo dục đối với các đơn vị, trường học. Tiếp tục hướng dẫn các đơn vị, trường học thực hiện tự đánh giá chất lượng giáo dục theo bộ tiêu chuẩn được Bộ GD&ĐT ban hành. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức và học sinh trong toàn ngành được chú trọng triển khai.

– Công tác pháp chế, cải cách thủ tục hành chính (TTHC): Tổ chức tốt công tác tự kiểm tra văn bản hành chính do thủ trưởng cơ quan ban hành. Hướng dẫn các đơn vị trường các cấp học triển khai, thực hiện công khai các TTHC đầy đủ tại phòng tiếp dân, trên trang Website của phòng.

2.2.1.8. Công tác quản lý, phát triển đội ngũ giáo viên và CBQL giáo dục:

Hiện nay (2016), bậc tiểu học có 100% CBQL và giáo viên đạt trình độ chuẩn, trong đó có 92,79% đạt trình độ trên chuẩn đào tạo; THCS có 100% đạt trình độ chuẩn, trong đó có 87,7% đạt trình độ trên chuẩn đào tạo; THPT có 100% CBQL giáo dục và giáo viên đạt chuẩn, trong đó 25,5% trên chuẩn đào tạo; trung tâm GDTX có 100% đạt trình độ chuẩn, trong đó có 27,78% trên chuẩn đào tạo. Năm 2010 (chưa thành lập Trung tâm GDTX) có 454 CBQL, 7.202 giáo viên, 1.228 nhân viên; năm 2016 (bao gồm Trung tâm GDTX) có 521 CBQL, 8.423 giáo viên, 1.412 nhân viên. Việc tuyển chọn giáo viên thực hiện công khai, đảm bảo tính khách quan, công bằng và đảm bảo các quy định về công tác tuyển chọn cán bộ, viên chức theo các văn bản hiện hành. Công tác đào tạo, bồi dưỡng được chú trọng và được tiến hành thường xuyên, liên tục. Thành phố có những chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên trong toàn ngành; trong đó có đội ngũ giáo viên GDPT. Sở GD&ĐT và các đơn vị trường học đã tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá và thực hiện việc khen thưởng kịp thời đối với đội ngũ giáo viên các đơn vị, trường học; xem đây là biện pháp quan trọng trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên bậc GDPT.

2.2.1.9. Công tác xã hội hoá, xây dựng cơ sở vật chất

Đã đạt được những kết quả nhất định, đáp ứng nhu cầu học tập của người dân, giảm gánh nặng cho ngân sách. Đầu tư cơ sở vật chất xây dựng trường chuẩn quốc gia, số trường bậc GDPT đạt chuẩn trên toàn thành phố là 101/185 trường (đạt 55%), trong đó 71/100 trường tiểu học, 25/59 trường THCS và 5/26 trường THPT đã đạt chuẩn quốc gia các mức độ 1 và 2; đã xóa hoàn toàn việc học 3 ca, phòng học tạm thời các loại. Đầu tư xây dựng một số trường trọng điểm chất lượng cao, trường có cơ sở vật chất hiện đại.

2.2.1.10. Công tác quản lý giáo dục

Tuyên truyền chỉ đạo thực hiện cuộc vận động trong ngành. Làm tốt công tác tổ chức cán bộ, công tác quy chế dân chủ, đổi mới công tác thi đua khen thưởng, công tác quản lý thu chi sử dụng học phí và các khoản thu khác, công tác tham mưu chỉ đạo. Hoạt động của Công đoàn Giáo dục thành phố Đà Nẵng có nhiều chuyển biến tích cực.

2.2.2. Đánh giá chung

2.2.2.1. Kết quả nổi bật: đã tập trung thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Triển khai Chương trình hành động số 06-CTr/TU ngày 02/7/2016 của Thành ủy, tập trung 04 nhiệm vụ: Duy trì thực hiện tốt mục tiêu “Không có học sinh bỏ học” trong chương trình thành phố “5 không”, “3 có”; Chỉ thị 24-CT/TU; điều chỉnh và tiếp tục triển khai Quy hoạch tổng thể ngành giáo dục và đào tạo đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Hoàn thành đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học, thực hiện dạy học 02 buổi/ngày cho 100% học sinh tiểu học; phấn đấu tăng ít nhất 50% tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia các cấp học.

Triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Chất lượng giáo dục các cấp đã được giữ vững; chất lượng giáo dục 2 mặt của học sinh nhìn chung ngày càng được nâng cao trong tất cả các bậc học, ngành học; tỷ lệ huy động, tuyển sinh học sinh tiểu học, THCS, THPT đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch của UBND thành phố giao. Thành phố tiếp tục duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS, kết quả xoá mù chữ trong độ tuổi tại 56/56 xã, phường; có 100% xã, phường đạt chuẩn quốc gia về phổ cập bậc trung học. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT tăng so với năm học 2010- 2011; tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp của khối giáo dục thường xuyên tăng đáng kể. Trong năm học 2015- 2016, học sinh của thành phố đã đạt được nhiều thành tích cao trong một số cuộc thi quốc gia, chất lượng đào tạo được nâng lên.

Năm học 2015 – 2016, ngành GD&ĐT thành phố hoàn thành 15/15 chỉ tiêu thi đua của Bộ GD&ĐT, trong đó có 10 chỉ tiêu xuất sắc dẫn đầu. Số lượng trường đạt chuẩn quốc gia ngày càng tăng và đến nay toàn thành phố có 101/185 trường đạt chuẩn quốc gia (chiếm 55%). Các công trình xây dựng phục vụ dạy học 2 buổi/ngày ở cấp tiểu học cơ bản thực hiện theo kế hoạch. Công tác đào tạo bồi dưỡng đã được quan tâm, trình độ của đội ngũ CBQL và giáo viên không ngừng được chuẩn hóa và nâng cao; 100% giáo viên tiểu học, THCS, THPT và trung tâm GDTX đạt chuẩn. Nhiều nhà giáo miệt mài tìm tòi, nghiên cứu giúp học sinh đạt nhiều huy chương trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, khu vực và quốc tế.

2.2.2.2. Một số bất cập trong việc thực hiện chính sách GDPT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kĩ năng sống, giáo dục pháp luật cho học sinh tuy đã được đẩy mạnh nhưng vẫn còn tình trạng học sinh vi phạm. Hiện tượng thiếu nhà đa năng diễn ra ở nhiều trường trên địa bàn thành phố. Việc ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới quản lí và dạy học đạt hiệu quả chưa cao và thiếu đồng bộ. Chất lượng giáo dục vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu; vẫn còn vênh lệch giữa các trường, các vùng, giữa GDTX và THPT; tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp, học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia chưa cao; số học sinh đạt giải quốc tế không ổn định. Dạy và học tiếng Anh trong trường phổ thông còn nhiều hạn chế. Một số tổ chức, cá nhân còn vi phạm các quy định về dạy thêm, học thêm. Công tác phân luồng học sinh sau THCS và THPT chưa mạnh, kém hiệu quả. Tiến độ kiểm định chất lượng giáo dục còn chậm. Tỉ lệ các trường đăng ký và được đánh giá ngoài của các bậc học còn thấp; việc đánh giá ngoài chưa được một số đơn vị, trường học quan tâm.

2.2.2.3. Nguyên nhân tồn tại, yếu kém

* Nguyên nhân khách quan: Công tác thông tin, truyền thông, phương pháp giáo dục vẫn chưa được đẩy mạnh, chưa kịp thời và chưa phù hợp với tâm lý lứa tuổi; ý thức của một số ít học sinh còn thấp; sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các đơn vị liên quan còn thiếu chặt chẽ. Việc đầu tư cơ sở vật chất vẫn còn thiếu đồng bộ; cơ chế tự chủ tài chính đối với các cơ sở giáo dục, nhất là các trường phổ thông ít mang lại hiệu quả như mong muốn; công tác xã hội hóa giáo dục đạt hiệu quả còn thấp. Kinh phí cho công tác kiểm định chưa được quy định cụ thể. Nhận thức về vai trò của công nghệ thông tin của một số cán bộ, giáo viên vẫn chưa đầy đủ; việc đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin chưa được đồng bộ; chưa thiết lập cơ sở dữ liệu chung cho toàn ngành.

* Nguyên nhân chủ quan: Các đơn vị chưa mạnh dạn, chủ động trong việc biên soạn lại phân phối chương trình, dạy học theo chủ đề; việc đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học tuy đã được chỉ đạo thực hiện nhưng vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Công tác hướng nghiệp trong nhà trường còn hạn chế; các chương trình đào tạo nghề vẫn chưa có sức hấp dẫn; đầu ra việc làm còn khó khăn.

2.2.2.4. Bài học kinh nghiệm: xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể trong quản lí giáo dục. Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Thực hiện tốt cơ chế giao quyền tự chủ cho các trường. Thực hiện việc giao quyền chủ động cho giáo viên đang trực tiếp giảng dạy biên soạn lại phân phối chương trình chi tiết các môn học, các hoạt động giáo dục phù hợp. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục. Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông.

Kết luận Chương 2

Trong chương 2, luận văn đi sâu vào nghiên cứu đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện chính sách GDPT tại thành phố Đà Nẵng. Nghiên cứu đã chỉ ra những thành tựu, hạn chế và phân tích các nguyên nhân đó để làm căn cứ thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp tổ chức thực thi chính sách GDPT ở thành phố Đà Nẵng trong những năm tới.

Thực hiện Chính sách giáo dục phổ thông từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
Thực hiện Chính sách giáo dục phổ thông từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3.1. Mục tiêu phát triển ngành GD&ĐT thành phố Đà Nẵng đến năm 2020

Quyết định 2159/QĐ-UBND, ngày 31/3/2010 của UBND thành phố Đà Nẵng Phê duyệt quy hoạch phát triển ngành giáo dục và đào tạo thành phố Đà Nẵng đến năm 2020.

3.2. Một số giải pháp tăng cường thực hiện chính sách GDPT

3.2.1. Hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách hành chính thực hiện chính sách GDPT

Thường xuyên rà soát, sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế những văn bản quy phạm pháp luật, của ngành Giáo dục và liên quan đến ngành, đang bất cập, không còn phù hợp với thực tiễn, không đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nhất là thực hiện chính sách GDPT; đánh giá hiệu lực, hiệu quả thực thi chính sách để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp. Tiếp tục đẩy mạnh tăng cường kỷ luật, kỷ cương, tạo chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa về ý thức trách nhiệm, tinh thần, thái độ, chất lượng phục vụ nhân dân, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

3.2.2. Bồi dưỡng năng lực quản lý của CBQL giáo dục các cấp và phát triển đội ngũ giáo viên

Tổ chức quy hoạch, xây dựng kế hoạch bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm và luân chuyển, xây dựng vị trí việc làm, tăng cường đổi mới phương thức quản lý, phong cách làm việc, chú trọng tổ chức các lớp bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giáo dục và giáo viên bậc GDPT, đảm bảo không ngừng được chuẩn hoá và trên chuẩn. Thực hiện đúng, kịp thời các chế độ chính sách về tiền lương, phụ cấp, nghỉ hưu, nghỉ việc và các chế độ, chính sách có liên quan.

3.2.3. Đổi mới nội dung chương trình giáo dục theo thẩm quyền cho phép; đổi mới phương pháp dạy học, thanh tra, kiểm tra đánh giá

Thực hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa GDPT phù hợp với hệ thống GDPT theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW (khóa XI); Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội; Quyết định số 404/QĐ-TTg, ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ  và tuyên bố của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc: “Học để biết – Học để làm – Học để chung sống – Học để tự khẳng định mình”. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả 4 mục tiêu của Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 – 2020”.

3.2.4. Bảo đảm các nguồn lực thực hiện chính sách GDPT

Tăng cường các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất – kỹ thuật, làm tốt công tác quản lý, điều hành ngân sách. Triển khai thực hiện tốt Luật Bảo hiểm xã hội; Luật Bảo hiểm y tế; Luật thuế thu nhập cá nhân. Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ đảm bảo khoa học, không vượt quá định mức quy định, phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, trường học. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục

3.2.5. Đẩy mạnh truyền thông về GDPT, phân luồng và định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông

Đa dạng hóa các hình thức thông tin, truyền thông nhằm tuyên truyền có hiệu quả về các chủ trương, chính sách của ngành Giáo dục, tập trung bậc GDPT; nhất là các chủ trương đổi mới giáo dục, đào tạo để định hướng dư luận, tạo niềm tin của xã hội. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành từ thành phố đến cơ sở, nhất là đối với nhân dân về lợi ích của việc dạy nghề và phân luồng học sinh sau trung học.

Kết luận Chương 3

Chương 3, luận văn đề cập đến chủ trương, chính sách đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của Đảng và Nhà nước ta. Đồng thời trên cơ sở những mục tiêu phát triển hệ thống GDPT của thành phố Đà Nẵng. Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện chính sách GDPT đã được khảo sát tại địa phương, Luận văn đã đưa ra 5 giải pháp tăng cường thực hiện chính sách GDPT của thành phố Đà Nẵng. Các giải pháp đã bám sát điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương, phù hợp với tiềm năng của GDPT Đà Nẵng đồng thời đáp ứng yêu cầu đổi căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của Đảng và Nhà nước. Do vậy, theo tác giả sẽ có tính khả thi, hy vọng những giải pháp đó sẽ giúp cho cơ quan QLNN về giáo dục (chủ thể thực thi chính sách) và các đối tượng thực thi chính sách giáo dục của thành phố Đà Nẵng thực hiện thành công những nhiệm vụ; góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo; đóng góp vào sự nghiệp phát triển KT- XH của địa phương và cả nước.

KẾT LUẬN

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến sự nghiệp GD&ĐT. Trong những năm thực hiện đường lối đổi mới, đặc biệt từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đến Đại hội XII, Đảng ta đã xác định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, trong đó có GDPT. Điều này được cụ thể hoá trong các nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước. Các chính sách về GDPT ở nước ta luôn là vấn đề được các tầng lớp nhân dân và toàn xã hội quan tâm.

Với đề tài luận văn: “Thực hiện chính sách GDPT từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng”, tác giả tập trung nghiên cứu một “công đoạn” của chu trình chính sách công. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã phân tích các khái niệm công cụ liên quan đến đề tài, nêu quan niệm về chính sách GDPT và khái niệm thực hiện chính sách GDPT; những thách thức, rào cản của quá trình thực hiện chính sách GDPT trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. Đối với thành phố Đà Nẵng, luận văn khẳng định quá trình thực hiện chính sách GDPT đạt được những kết quả bước đầu trong thời gian qua trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là rất đáng khích lệ. Tuy vậy, tác giả nhận thức rằng chính sách GDPT ở nước ta khá phức tạp, luôn thay đổi, thiếu sự ổn định, thiếu bền vững, còn nhiều bất cập nên ảnh hưởng đến quá trình thực hiện ở các cấp nên chắc chắn trong khuôn khổ nội dung và phạm vi nghiên cứu giải quyết của một luận văn thạc sỹ rất khó có thể tránh được thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý quý báu của thầy cô và Hội đồng khoa học của Học viện Khoa học xã hội Việt Nam, để những nghiên cứu sau này của tác giả hoàn thiện thêm./.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\VIEN HAN LAM DOT 5\CHINH SACH CONG\LE MINH HOA\SAU BAO VE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *