Thực hiện chính sách đối với cựu chiến binh từ thực tiễn

Thực hiện chính sách đối với cựu chiến binh từ thực tiễn

Thực hiện chính sách đối với cựu chiến binh từ thực tiễn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

1. Tính cấp thiết của đề tài

Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam là quê hương có truyền thống cách mạng kiên cường. Qua quá trình đấu tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc, hiện nay thị xã Điện Bàn có 4354 hội viên Hội Cựu chiến binh Việt Nam, đây là lực lượng đông đảo đã anh dũng chiến đấu chống kẻ thù xâm lược để giải phóng và bảo vệ Tổ quốc. Đến nay chỉ một bộ phận hội viên Hội Cựu chiến binh thị xã Điện Bàn được hưởng chế độ chính sách đối với người có công.

Những năm qua, Hội Cựu chiến binh thị xã Điện Bàn đã thực hiện chính sách đối với HVHCCB theo quy định của HCCBVN. Do là một tổ chức hội nên những chính sách để giúp đỡ hội viên còn nhiều hạn chế. Để giúp HCCB có thêm nguồn lực, Tỉnh Quảng Nam, thị xã Điện Bàn đã huy động các tổ chức, cá nhân tham gia ủng hộ việc thực hiện chính sách đối với CCB bằng những việc làm cụ thể, thiết thực giúp đỡ các CCB ổn định cuộc sống, giúp HCCB đẩy mạnh phong trào CCB giúp nhau xóa đói, giảm nghèo bền vững, phát huy có hiệu quả các nguồn vốn, để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống và vươn lên làm giàu chính đáng.

Thực hiện chính sách đối với CCB là chủ trương đúng đắn và kịp thời của Đảng và Nhà nước, nhằm ghi nhận công lao to lớn của CCB đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, đây là lực lượng trực tiếp tham gia chiến đấu, cũng như làm xoa dịu những mất mát hy sinh về thể xác lẫn tinh thần, để các đồng chí CCB tiếp tục phát huy cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Là chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, bản thân cũng thường xuyên thực hiện các chế độ, chính sách đối với CCB theo các Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước, Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương, Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc, Quyết định số 49/2015/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về một số chế độ, chính sách đối với Dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế, để nghiên cứu làm rõ và thực hiện tốt hơn nhiệm vụ, tôi đã chọn đề tài: “Thực hiện chính sách đối với cựu chiến binh từ thực tiễn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam” làm luận văn thạc sỹ chính sách công.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn về thực hiện chính sách đối với CCB tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đối với CCB trên địa bàn.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống hóa và phân tích cơ sở lý luận, lý thuyết cơ bản về chính sách đối với CCB như: khái niệm, đặc điểm, vai trò, vị trí, các bảo đảm thực hiện chế độ chính sách đối với CCBVN. Vận dụng lý thuyết về chính sách công để nghiên cứu, phân tích quá trình hình thành, phát triển và thực trạng thực hiện chính sách đối với CCB tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Bên cạnh đó cũng đề xuất các giải pháp, kiến nghị để góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đối với CCB.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là tổ chức thực hiện chính sách đối với CCB trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu việc thực hiện chính sách đối với CCB trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận

Cơ sở phương pháp luận trong nghiên cứu luận văn là các quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta về chính sách xã hội nói chung và chính sách đối với cựu chiến binh nói riêng.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu của luận văn là những phương pháp phổ biến hiện nay như: phương pháp phân tích, tổng hợp, chứng minh, so sánh, quy nạp, thống kê, lịch sử và điều tra xã hội học. Đối với yêu cầu của từng chương, tác giả sẽ có những ưu tiên trong việc thực hiện để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu. Cụ thể:

Trong Chương 1, sử dụng các phương pháp phân tích, quy nạp và chứng minh. Trong đó, phương pháp phân tích để làm rõ chính sách đối với NCC, chính sách sách đối với CCB. Phương pháp quy nạp được sử dụng để khái quát vấn đề nghiên cứu những khái niệm, đặc điểm, từ đó sử dụng làm các căn cứ tiến hành nghiên cứu luận văn. Phương pháp chứng minh nhằm chỉ ra những phạm vi cần phải tiếp tục nghiên cứu để tập trung làm rõ hơn.

Ở Chương 2, sử dụng phương pháp lịch sử, phân tích, chứng minh để làm rõ nội dung nghiên cứu. Phương pháp lịch sử được sử dụng trong việc đánh giá các yếu tố tác động của lịch sử, điều kiện kinh tế- xã hội đã khẳng định vai trò của HCCBVN. Phương pháp phân tích được sử dụng để đánh giá phân tích trong thực hiện chính sách đối với CCB. Phương pháp chứng minh được sử dụng để chứng minh vai trò của Hội tham gia vào cấp ủy Đảng, chính quyền trong quản lý nhà nước.

Ở Chương 3, do chương 3 định hướng, kiến nghị, giải pháp nên tác giải sử dụng phương pháp phân tích để chứng minh để làm rõ những quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đối với CCB.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận

Luận văn hệ thống hóa cơ sở lí luận về thực hiện chính sách đối với CCB, góp phần làm rõ những đặc điểm riêng và lý giải thực tiễn việc thực hiện chính sách đối với cựu chiến binh Việt Nam.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Nghiên cứu góp phần làm rõ sự cần thiết và đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế trong thực hiện chính sách đối với CCB thời gian qua tại thị xã Điện Bàn, giúp địa phương có những điều chỉnh, quy hoạch, hỗ trợ phù hợp trong quá trình ban hành các chính sách đối với CCB, góp phần nâng cao đời sống cho CCB và hiệu quả hoạt động của HCCB.

Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực tế, bản thân có cơ hội áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn công tác, nhất là trong tổ chức thực hiện chính sách công, từ đó giúp người nghiên cứu nắm vững kiến thức, rèn luyện kĩ năng để hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao, nhất là nhiệm vụ thực hiện chính sách đối với NCC và chính sách đối với CCB.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương:

Chương 1. Cơ sở lí luận về thực hiện chính sách đối với cựu chiến binh

Chương 2. Thực tiễn thực hiện chính sách đối với cựu chiến binh tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

Chương 3. Định hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đối với cựu chiến binh tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI

CỰU CHIẾN BINH

1.1. Một số khái niệm

1.1.1. Khái niệm người có công

Pháp lệnh ưu đãi người có công được thực hiện từ năm 1995 nhưng cho đến nay vẫn chưa có một văn bản nào nêu rõ khái niệm chính sách đối với người có công. Trong thực tiễn, khái niệm NCC xuất hiện trong lịch sử đấu tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta. Ngay từ những năm đầu sau khi giành độc lập dân tộc (ngày 27 tháng 7 năm 1947), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi đồng bào hằng năm chọn một ngày để đền ơn đáp nghĩa, ghi nhớ tri ân những người có công lao với Tổ quốc, với nhân dân. Người nói: “Thương binh là những người hy sinh gia đình, hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào. Vì lợi ích của Tổ quốc, của đồng bào, các đồng chí đã chịu ốm yếu, què quẹt. Vì vậy, Tổ quốc, đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy…”, từ đó đến nay, ngày 27 tháng 7 hàng năm là dịp để đồng bào tỏ lòng hiếu nghĩa, bác ái và tỏ lòng yêu mến thương binh”.

Theo nghĩa rộng, khái niệm người có công để chỉ những người, những gia đình đã cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của đất nước.

Theo nghĩa hẹp, khái niệm người có công để chỉ những cá nhân, gia đình không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc, nam nữ…có những đóng góp, cống hiến cho cách mạng trong các cuộc đấu tranh, chiến đấu để giải phóng và bảo vệ Tổ quốc được các cơ quan nhà nước, tổ chức có thẩm quyền công nhận.

Trải qua các cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ để giành độc lập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, số lượng người có công với cách mạng ở nước ta rất lớn. Nhân dân ta không bao giờ quên công lao to lớn ấy, đồng thời thấm nhuần tư tưởng của Bác Hồ về truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, Đảng và Nhà nước luôn đưa ra những chính sách để phần nào bù đắp về mặt vật chất và tinh thần cho họ, đó là một bộ phận của hệ thống chính sách xã hội. Đó có thể là những quyết sách của Nhà nước nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra trong đời sống xã hội trong đó chăm lo cho người có công là một trong những vấn đề mà chính sách điều chỉnh, phục vụ cho lợi ích của xã hội nói chung và người có công nói riêng.

Như vậy, khái niệm người có công để chỉ những cá nhân, gia đình Việt Nam đã có những đóng góp, cống hiến cho cách mạng trong các cuộc đấu tranh, chiến đấu để giải phóng và bảo vệ Tổ quốc và xây dựng, phát triển đất nước.

1.1.2. Khái niệm chính sách đối với người có công

Chính sách đối với người có công là đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước căn cứ nhiệm vụ chính trị từng thời kỳ cách mạng, dựa trên sự phát triển kinh tế- xã hội nhằm ghi nhận công lao, sự đóng góp, hy sinh cao cả của người có công. Chính sách với người có công phản ánh sự quan tâm, trách nhiệm của Nhà nước, của cộng đồng, của thế hệ đi sau đối với thế hệ cha anh thông qua các văn bản pháp luật, các căn cứ pháp lý với người có công được thể chế hóa.

Như vậy: “Chính sách đối với người có công là đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện chế độ đãi ngộ đối với những người có công với đất nước nhằm mục đích ghi nhận công lao, sự đóng góp, sự hy sinh cao cả của họ; đồng thời đền đáp, bù đắp phần nào về đời sống vật chất, tinh thần đối với người có công và gia đình của họ”.

Chính sách đối với người có công không chỉ đơn thuần ghi nhận sự biết ơn của Nhà nước, cộng đồng, xã hội đối với người có công và thân nhân trong gia đình họ mà còn thể hiện tinh thần nhân văn cao cả, góp phần ổn định chính trị- xã hội.

1.2. Đặc điểm chính sách đối với người có công

Người có công là toàn bộ những người trực tiếp hoặc gián tiếp cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của đất nước. NCC gồm những người không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc, nam nữ tuổi tác, miễn là họ có những hành động xuất sắc có lợi cho dân tộc, cho Tổ quốc được các cơ quan nhà nước, tổ chức có thẩm quyền ghi nhận. Người có công đa số đã chịu nhiều thiệt thòi trong đấu tranh giải phóng dân tộc, nên khi hòa bình đất nước thống nhất họ cũng mong muốn có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, được sống vui vẻ bên gia đình, con cháu, họ tìm những công việc phù hợp để lao động kiếm thêm thu nhập ổn định cuộc sống. Bên cạnh đó người có công luôn chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và những quy định tại địa phương, luôn trung thành và sẵn sàng bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN mà họ đã đem sức lực, máu xương để xây dựng và chiến đấu.

Lịch sử dân tộc ta gắn liền với những cuộc chiến tranh trường kỳ, gian khổ. Để có được những chiến thắng và đất nước ta được như ngày hôm nay, chúng ta không thể không nói đến những người con ưu tú của dân tộc đã hy sinh cho sự nghiệp cách mạng giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Họ là những người có công lao to lớn mà Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân đời đời ghi nhớ, biết ơn và có nghĩa vụ bù đắp với những hy sinh mất mát, đó là trách nhiệm của toàn Đảng toàn dân.

Chính sách đối với NCC là việc Đảng, Nhà nước, cộng đồng giành sự quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ và tùy từng đối tượng được hưởng các chính sách ưu đãi như:

  1. Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần.

Chính phủ quy định mức trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng đối với người có công với cách mạng và thân nhân của họ bảo đảm tương ứng với mức tiêu dùng bình quân của toàn xã hội.

2. Các chế độ ưu đãi khác. [50, Điều 4]

1.3. Khái niệm, đặc điểm chính sách đối với CCBVN và HCCBVN

1.3.1. Khái niệm CCB Việt Nam và Hội CCB Việt Nam

a. Khái niệm CCBVN

Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, khái niệm “cựu chiến binh” được hiểu là: “Cựu chiến binh là người đã từng tham gia quân đội, lực lượng vũ trang trong một cuộc chiến tranh”.

Theo Điều 2, Pháp lệnh cựu chiến binh quy định: Cựu chiến binh là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã tham gia đơn vị vũ trang chiến đấu chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã nghĩ hưu, chuyển ngành, phục viên, xuất ngũ, bao gồm:

– Cán bộ, chiến sĩ đã tham gia các đơn vị vũ trang do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức trước cách mạng tháng Tám năm 1945;

– Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam là bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng, biệt động đã tham gia kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế;

– Cán bộ, chiến sĩ, dân quân, tự vệ, du kích, đội viên đội công tác vũ trang trong vùng địch tạm chiếm đã tham gia chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc;

– Công nhân viên quốc phòng đã tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc;

– Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam, dân quân, tự vệ đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.[49, Điều 2].

Ở đây có sự khác biệt khá lớn giữa cách hiểu trong từ điển và cách quy định của pháp luật về CCB ở Việt Nam. Điều này được lý giải từ điều kiện lịch sử cũng như từ thực tiễn cách mạng Việt Nam.

b. Khái niệm Hội CCBVN

Từ khái niệm và quy định của pháp luật về CCBVN như trên, có thể hiểu HCCBVN là tập hợp tự nguyện của các CCBVN thành một tổ chức là HCCBVN. Tuy nhiên, ngoài những đặc điểm chung về một tổ chức hội tự nguyện, trong hệ thống chính trị Việt Nam có những đặc điểm riêng, do đó HCCBVN có những đặc điểm riêng như sau:

HCCBVN là tổ chức do những CCBVN tự nguyện tập hợp lại. Tuy nhiên, khác với các quốc gia trên thế giới, do lịch sử cách mạng Việt Nam đã tạo nên HCCBVN có những điểm khác biệt so với HCCB của nhiều nước trên thế giới. Hội được Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam có quyết định thành lập, được Nhân dân Việt Nam tôn trọng dành cho sự quan tâm đặc biệt, sự quan tâm thể hiện qua cách thức tổ chức, thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của Hội, là tổ chức đại diện ý chí, nguyện vọng và quyền lợi chính đáng, hợp pháp của hội viên cựu chiến binh và CCB. Từ những phân tích nêu trên, khái niệm HCCBVN có thể được hiểu như sau: HCCBVN là tổ chức tự nguyện của những CCBVN đã tham gia các đơn vị vũ trang cách mạng, tham gia Quân đội nhân dân Việt Nam và các lực lượng khác thực hiện nhiệm vụ chiến đấu đánh đuổi quân thù giải phòng và bảo vệ Tổ quốc. Sau này do lực lượng Cựu chiến binh ngày càng giảm do tuổi cao sức yếu nên Hội cựu chiến binh mở rộng thêm đối tượng là cựu quân nhân xuất ngũ, ưu tú, có nguyện vọng tham gia vào hội Cựu chiến binh.

c. Đặc điểm của Hội Cựu chiến binh Việt Nam

Thứ nhất, HCCBVN là hội của những người xuất thân từ các tầng lớp nhân dân được Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đã trải qua các cuộc đấu tranh cách mạng giành chính quyền và các cuộc chiến tranh chính nghĩa để giải phóng và bảo vệ Tổ quốc; làm nhiệm vụ quốc tế giúp nhân dân các nước cùng chiến đấu giải phóng thoát khỏi ách thực dân nô lệ và thảm họa diệt chủng.

Thứ hai, HCCBVN là tập hợp của các CCBVN đang sống trên khắp các địa bàn của Tổ quốc và tham gia vào hoạt động trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhiều CCB được Đảng, chính quyền và nhân dân tín nhiệm bầu, cử vào giữ các cương vị lãnh đạo trong các cơ quan của Đảng, chính quyền và các đoàn thể. Uy tín, ảnh hưởng của họ có tác động mạnh đến quản lý nhà nước.

Thứ ba, HCCBVN là tập hợp của các CCBVN, những công dân yêu nước đã từng sẵn sàng hy sinh, đã chịu gian khổ và có nhiều công lao cống hiến, đóng góp đặc biệt cho cách mạng, cho Đảng, cho đất nước. Họ là những người có công với cách mạng, có ảnh hưởng quan trọng đến đời sống chính trị, xã hội và quản lý nhà nước ở Việt Nam.

Thứ tư, HCCBVN là tổ chức bao gồm các hội viên là các CCBVN, lực lượng tiên phong, gương mẫu trong xã hội, sẵn sàng đấu tranh với bất công, với các thế lực chống phá để bảo vệ Đảng, chính quyền và nhân dân. Họ là lực lượng gần dân, có uy tín, kinh nghiệm làm công tác dân vận từ khi còn trong quân ngũ, họ sẽ là cầu nối quan trọng gắn kết nhân dân với Đảng, với chính quyền để phát huy dân chủ, phát huy truyền thông tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và phát triển đất nước.

Thứ năm, các thành viên của HCCBVN không bị giới hạn tham gia vào tổ chức chính trị, vào các tổ chức chính trị xã hội, vào các hội quần chúng theo quy định pháp luật về hội. Nhưng để trở thành thành viên của HCCBVN trước hết phải là CCBVN.

Thứ sáu, HCCBVN là lực lượng nòng cốt trong công tác giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống đấu tranh cách mạng, truyền thống đạo đức cách mạng, truyền thống văn hóa nhân văn cao cả và khí phách, cốt cách của người dân Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc cho thế hệ trẻ Việt Nam. [39]

1.3.2. Đặc điểm chính sách đối với CCBVN và HCCBVN

Nhà nước có chính sách chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cựu chiến binh; tâp hợp, động viên và phát huy tiềm năng, vai trò của cựu chiến binh, tạo điều kiện để cựu chiến binh tiếp tục phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, tích cực tham gia đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.

Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước và các tổ chức quốc tế hỗ trợ, đầu tư xây dựng các trung tâm điều trị, phục hồi sức khỏe và các hoạt động tình nghĩa đối với cựu chiến binh.

Trong từng thời kỳ, nhà nước ban hành chính sách, chế độ cụ thể đối với cựu chiến binh phù hợp với tình hình kinh tế- xã hội của đất nước. [49, tr.11]

Cựu chiến binh là người có công với cách mạng, được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Ngoài ra CCB được chế độ đối với CCB được quy định tại Pháp lệnh CCB bao gồm:

Đảng, Nhà nước và nhân dân tôn vinh, ghi nhận và đánh giá cao sự hy sinh, cống hiến to lớn của CCB cho sự nghiệp cách mạng, cho Tổ quốc; đề ra đường lối, chính sách để lãnh đạo và tạo điều kiện để CCB tiếp tục cống hiến cho Đảng, Nhà nước và giúp nhau trong cuộc sống.

Ngoài những chính sách bảo đảm chung về kinh tế cho hoạt động của Hội như những tổ chức chính trị xã hội khác, HCCBVN được Chính phủ quy định bảo đảm riêng cho Hội hoạt động được quy định tại Nghị định số 150/2006/NĐ-CP, ngày 12 tháng 12 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh CCB trong đó đã quy định tại Điều 5 về quyền của CCB như sau:

1. Cựu chiến binh thuộc đối tượng người có công với cách mạng được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật về ưu đãi đối với người có công với cách mạng.

2. Cựu chiến binh được ưu tiên tạo việc làm, giao đất, giao rừng, giao mặt nước để sản xuất, kinh doanh và tham gia các dự án phát triển kinh tế – xã hội:

     a) Trình tự, thủ tục, thẩm quyền giao đất, giao rừng, giao mặt nước thực hiện theo quy hoạch của Trung ương, địa phương và quy định của pháp luật về đất đai;

     b) Khi được giao đất, giao rừng, giao mặt nước cựu chiến binh có trách nhiệm quản lý, khai thác, sử dụng theo quy định của pháp luật;

3. Nhà nước khuyến khích cựu chiến binh thành lập các hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp để nhận đất, rừng, mặt nước, tham gia các dự án phát triển kinh tế – xã hội theo quy định của pháp luật.

4. Cựu chiến binh trong độ tuổi lao động được ưu tiên: học nghề, tạo việc làm, tuyển dụng vào làm việc ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị phù hợp với sức khoẻ và chuyên môn đào tạo, xuất khẩu lao động.

5. Cựu chiến binh thuộc diện nghèo theo chuẩn do Chính phủ quy định được:

     a) Ưu tiên cấp thẻ bảo hiểm y tế và khám chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế;

     b) Ưu tiên vay các nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng chính sách- xã hội để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm xoá đói, giảm nghèo; chính quyền địa phương, Ngân hàng chính sách- xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện để cựu chiến binh được vay vốn ưu đãi theo quy định của pháp luật.

6. Cựu chiến binh đã tham gia kháng chiến từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước không thuộc diện bảo hiểm y tế bắt buộc, được Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh theo các quy định và chế độ bảo hiểm y tế hiện hành.

7. Cựu chiến binh cô đơn, không nơi nương tựa, không có nguồn thu nhập khi hết tuổi lao động được Hội CCB cơ sở đề nghị, chính quyền địa phương xác nhận thì được ưu tiên tiếp nhận vào nuôi dưỡng, chăm sóc tại các trung tâm nuôi dưỡng xã hội.

8. Cựu chiến binh khi chết được chính quyền, cơ quan, đơn vị, đoàn thể địa phương phối hợp với Hội CCB và gia đình tổ chức tang Lễ.

9. Cựu chiến binh trong biên chế làm công tác Hội CCB được Hội cử đi đào tạo, bồi dưỡng theo quy định hiện hành, được tham gia thi tuyển vào các trường đào tạo của trung ương, địa phương để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Hội.

10. Cựu chiến binh được hưởng các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật. [42, Điều 5]

1.4. Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta trong thực hiện chính sách đối với người có công và cựu chiến binh

1.4.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta trong thực hiện chính sách đối với người có công

Trải qua các cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ để giành độc lập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, số lượng người có công với cách mạng ở nước ta rất lớn. Nhân dân ta không bao giờ quên công lao to lớn ấy, đồng thời thấm nhuần tư tưởng của Bác Hồ về truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, Đảng và Nhà nước luôn đưa ra những chính sách để phần nào bù đắp về mặt vật chất và tinh thần cho họ, đó là một bộ phận của hệ thống chính sách xã hội. Đó có thể là những quyết sách của Nhà nước nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra trong đời sống xã hội trong đó chăm lo cho người có công là một trong những vấn đề mà chính sách điều chỉnh, phục vụ cho lợi ích của xã hội nói chung và người có công nói riêng.

Chính sách đối với người có công là sự quan tâm của Đảng, nhà nước và của nhân dân, thế hệ đi sau đối với sự hy sinh cao cả của thế hệ cha anh đi trước, đã dũng cảm chiến đấu hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Như vậy “Chính sách đối với người có công là đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện chế độ đãi ngộ đối với những người có công với đất nước nhằm mục đích ghi nhận công lao, sự đóng góp, sự hy sinh cao cả của họ; đồng thời đền đáp, bù đắp phần nào về đời sống vật chất, tinh thần đối với người có công và gia đình của họ”

Chính sách đối với người có công không chỉ đơn thuần ghi nhận sự biết ơn của Đảng, Nhà nước, cộng đồng xã hội đối với người có công và thân nhân trong gia đình họ mà còn thể hiện tinh thần nhân văn cao cả và truyền thống đoàn kết, gắn bó của con người Việt Nam, góp phần tạo nên sức mạnh của dân tộc Việt Nam trong đấu tranh và trong hòa bình.

1.4.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta trong thực hiện chính sách đối với cựu chiến binh

Xuất phát từ đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”, Đảng, Nhà nước tôn vinh, ghi nhận, tạo điều kiện để CCB tiếp tục giữ gìn, phát huy truyền thống cách mạng, anh dũng trong chiến đấu; thương yêu, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau khắc phục khó khăn làm kinh tế ổn định cuộc sống, góp phần vào việc giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ; tiếp tục tham mưu, đóng góp ý kiến với Đảng, Nhà nước trong xây dựng đường lối, chính sách phát triển đất nước; tham gia phản biện xã hội, đấu tranh với tiêu cực, quan liêu, tham nhũng, bảo vệ Đảng, chính quyền, nhân dân, góp phần bảo vệ thành quả cách mạng và giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tham gia vào cấp ủy Đảng, chính quyền từ cơ sở đến trung ương. Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản để lãnh đạo và có các chính sách quan tâm đối với CCBVN, nhằm tôn vinh những đóng góp của CCB đối với cách mạng, với Tổ quốc và bù đắp những mất mát, hy sinh do chiến tranh để lại, góp phần làm làm vơi đi nổi đau về thân xác, tinh thần đối với CCBVN.

Công tác CCB là một trong những công tác vận động quần chúng quan trọng của Đảng, là trách nhiệm của hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành, của toàn xã hội, trong đó Hội CCB là nòng cốt, nhằm tập hợp, đoàn kết, phát huy truyền thống, bản chất và sức sáng tạo của CCB đóng góp thiết thực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn cách mạng mới.

Đảng, Nhà nước, xã hội động viên cựu chiến binh phát huy tinh thần tự lực tự cường, đoàn kết, tương thân, tương ái để giúp nhau cải thiện và nâng cao đời sống. Đồng thời, quan tâm chăm lo đến đời sống và các quyền lợi hợp pháp của cựu chiến binh.

Quyết định cho thành lập Hội CCB Việt Nam là một chủ trương đúng đắn của Đảng, đáp ứng đòi hỏi khách quan của tình hình cách mạng nước ta trong giai đoạn cách mạng mới. Sự ra đời của Hội CCB Việt Nam là dấu mốc lịch sử quan trọng trong đời sống chính trị, tinh thần, đáp ứng với sự mong mỏi, nguyện vọng thiết tha, chính đáng của CCB Việt Nam. [34, tr.13].

1.4.3. Những điểm giống và khác nhau giữa người có công và cựu chiến binh.

Giống nhau: Người có công và cựu chiến binh là những người đã có nhiều cống hiến cho cách mạng, chịu nhiều những hy sinh, thiệt thòi trong công tác, trong đời sống. Trải qua các cuộc đấu tranh cách mạng để giải phóng và bảo vệ Tổ quốc, chúng ta đã giành thắng lợi, nhưng hậu quả để lại của chiến tranh là rất lớn; mặc dù nhiều người vẫn còn sức lao động nhưng vẫn còn rất nhiều người mãi mãi không thể đi lại và lao động, cuộc sống của họ gặp rất nhiều khó khăn.

Người có công và cựu chiến binh là những người đã cống hiến tuổi thanh xuân, sức người, sức của, cả sự hy sinh to lớn cho dân tộc, cho đất nước, cho cách mạng Việt Nam.

Người có công và cựu chiến binh là những người đã cống hiến cho sự nghiệp cách mạng, họ hiểu rõ nhất thành quả của cách mạng Việt Nam, họ luôn trân trọng, luôn mong muốn giữ vững thành quả cách mạng, họ gương mẫu chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; là lực lượng nòng cốt trong giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước quý báu của dân tộc Việt Nam.

Khác nhau:

Người có công: Là toàn bộ những người đã trực tiếp hoặc gián tiếp cống hiến cho dân tộc, cho cách mạng Việt Nam.

Người có công không phân biệt già, trẻ, nam, nữ, thành phần dân tộc, tôn giáo, họ có đóng góp cho cách mạng, cho dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.

Cựu chiến binh: Là những người đã từng công tác trong lực lượng vũ trang, đa số đã trực tiếp chiến đấu với quân thù trong chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc. Đa số CCB là nam giới, đã cống hiến tuổi thanh xuân cho dân tộc, cho cách mạng Việt Nam; họ chịu nhiều hy sinh, mất mát, họ có nhiều đóng góp to lớn, đóng góp đặc biệt (xương, máu) cho sự nghiệp cách mạng; nhiều CCB đã anh dũng chiến đấu bị thương trên chiến trường (thương binh), họ còn sức khỏe, có phẩm chất, bản lĩnh chính trị, có kinh nghiệm trong đấu tranh cách mạng, có truyền thống, bản chất “Bộ đội Cụ Hồ”, có tính đồng đội cao cả, có nhu cầu lao động để giúp nhau trong cuộc chiến mới (cuộc chiến xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế).

Cựu chiến binh với truyền thống, bản chất “Bộ đội Cụ Hồ”, được Đảng, Nhà nước tin cậy, được nhân dân tin yêu, họ mong muốn tiếp tục đóng góp cho sự nghiệp cách mạng, tham gia vào bộ máy lãnh đạo của Đảng, chính quyền, phản biện xã hội, tích cực đấu tranh với tiêu cực để bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân để thực sự là chỗ dựa tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Chính sách đối với CCB đa số được thực hiện thông qua Hội CCB.

1.4.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách đối với cựu chiến binh.

– Mức sống của nhân dân ngày một cao, cựu chiến binh đa số sống củ yếu vào chế độ chính sách, mà chính sách còn thấp, nên đại đa số cựu chiến binh đời sống khó khăn.

– Qua quá trình công tác quá lâu, nên việc kê khai hưởng chế độ chính sách các đồng chí CCB không nhớ thời gian công tác, cũng như các giấy tờ khi xuất ngũ không còn lưu giữ.

– Cán bộ làm công tác chính sách còn kiêm nhiệm, nhiều việc nên việc triển khai thực hiện còn gặp nhiều khó khăn.

– Do địa bàn người hưởng chế độ chính sách nhiều, cán bộ làm công tác kiểm tra, thẩm định hồ sơ thì quá ít nên hiệu quả mang lại chưa cao.

– Do sự giảm sức lao động nên cựu chiến binh cần chuyển đổi công việc phù hợp, nên nhu cầu công việc phù hợp với cựu chiến bình ngày càng cao, dẫn đến một bộ phận cựu chiến binh không có việc làm, không có thu nhập hoặc thu nhập thấp gây khó khăn trong thực hiện chính sách cho cựu chiến binh.

– Chưa có hệ thống chăm sóc sức khỏe riêng cho cựu chiến binh, về già chỉ được chăm sóc chung theo hệ thống người cao tuổi, viện dưỡng lão… các trung tâm điều dưỡng chỉ được thực hiện trong ngắn hạn, cơ sở vật chất còn hạn chế, nặng về điều dưỡng, chưa chú trọng điều trị.

1.5. Chế độ, chính sách đối với cựu chiến binh

1.5.1. Chế độ chính sách theo quy định của Nhà nước

Chế độ chính sách của Nhà nước đối với CCB được thực hiện theo thông tư số 03/2020/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 02 năm 2020 hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách đối với cựu chiến binh theo quy định tại Nghị định số 157/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh Cựu chiến binh.

Điều 2: Chế độ bảo hiểm y tế đối với Cựu chiến binh quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 157/2016/NĐ-CP

1. Chế độ bảo hiểm y tế đối với Cựu chiến binh thực hiện theo quy định tại Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế.

2. Trình tự xác định, quản lý và cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với Cựu chiến binh thực hiện tương tự như đối với người có công với cách mạng theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư số số 25/2016/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn xác định, quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.

Điều 3: Chế độ mai táng phí đối với Cựu chiến binh quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 157/2016/NĐ-CP

1. Cựu chiến binh khi từ trần, nếu không thuộc đối tượng hưởng chế độ mai táng phí theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và Luật Bảo hiểm xã hội thì người tổ chức mai táng được hưởng mai táng phí bằng mức trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành.

2. Hồ sơ, thủ tục xét hưởng chế độ mai táng phí đối với Cựu chiến binh từ trần thực hiện tương tự như đối với người có công với cách mạng theo quy định tại Điều 39 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 5 năm 2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.

Điều 4: Chế độ trợ cấp khi thôi công tác Hội cựu chiến binh quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 157/2016/NĐ-CP

1. Đối tượng hưởng trợ cấp thôi công tác Hội:

Cựu Chiến binh đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng hàng tháng, khi thôi làm công tác Hội được hưởng trợ cấp thôi công tác Hội, gồm các đối tượng sau:

a) Cựu chiến binh được bầu cử, bổ nhiệm, tuyển dụng tham gia công tác tại cơ quan Hội Cựu chiến binh từ Trung ương đến cấp huyện;

b) Cựu chiến binh là Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp xã;

c) Cựu chiến binh là Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp xã;

2. Cách tính trợ cấp thôi công tác Hội:

a) Đối tượng tại điểm a và b Khoản 1 Điều 5 Thông tư này

Cứ mỗi năm tham gia công tác Hội được hưởng trợ cấp một lần bằng nửa (1/2) tháng lương hiện hưởng. Lương hiện hưởng là tháng lương cuối cùng tại cấp Hội nơi đang công tác (không tính phụ cấp đảng, đoàn thể chính trị – xã hội và phụ cấp công vụ), gồm: mức lương theo chức danh, cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có), cộng 5% mức lương tái cử, tái bổ nhiệm theo quy định tại Hướng dẫn số 05-HD/BTCTW ngày 01 tháng 7 năm 2011 của Ban Tổ chức Trung ương (nếu có). Cách tính như sau:

Trợ cấp thôi công tác Hội=Lương theo chức danh + Phụ cấp chức vụ (nếu có) + 5% mức lương tái cử, tái bổ nhiệm (nếu có)x Số năm

công tác

2

b) Đối với Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp xã

Cứ mỗi năm tham gia công tác Hội được hưởng trợ cấp thôi công tác Hội bằng nửa (1/2) tháng phụ cấp hiện hưởng. Cách tính như sau:

Trợ cấp thôi công tác Hội=Phụ cấp hiện hưởng hàng thángx Số năm

công tác

2

c) Số năm công tác để tính trợ cấp một lần là tổng thời gian từ khi có quyết định tham gia công tác Hội (được bầu cử, bổ nhiệm, tuyển dụng) đến khi có quyết định thôi công tác Hội của cấp có thẩm quyền. Trường hợp Cựu chiến binh có thời gian tham gia đứt quãng thì được cộng dồn; nếu có tháng lẻ thì từ đủ 6 tháng trở lên được tính bằng 1 năm, dưới 6 tháng được tính bằng 1/2 năm.

3. Thẩm quyền ra quyết định thôi công tác Hội:

a) Căn cứ ý kiến (bằng văn bản) của cấp ủy có thẩm quyền (theo phân cấp) về việc bổ nhiệm, tuyển dụng, nghỉ hưu, nghỉ công tác đối với Cựu chiến binh tham gia công tác Hội. Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh (hoặc Thường trực Hội Cựu chiến binh) cấp có thẩm quyền chuẩn y kết quả bầu cử, bổ nhiệm, tuyển dụng cán bộ tham gia công tác Hội thì Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp đó ra quyết định thôi công tác Hội đối với cán bộ.

b) Tổ chức Hội Cựu chiến binh các cấp có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi công tác Hội cho cán bộ cấp mình quản lý khi Cựu chiến binh có quyết định thôi công tác Hội của cấp có thẩm quyền.

Điều 5: Nguồn kinh phí để thực hiện chế độ, chính sách

1. Kinh phí thực hiện chế độ chính sách quy định tại Thông tư này do ngân sách nhà nước đảm bảo và được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của cơ quan, đơn vị theo phân cấp ngân sách hiện hành.

2. Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

Điều 6. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2020.

2. Các quy định tại Điểm 1, Điểm 2, Điểm 5 và Điểm 6 Mục II Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BLĐTBXH-HCCBVN-BTC-BQP ngày 25 tháng 7 năm 2007 của liên Bộ: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Bộ Tài chính và Bộ Quốc phòng hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

3. Các văn bản dẫn chiếu trong Thông tư này khi được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới thì nội dung dẫn chiếu cũng được điều chỉnh thực hiện theo văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.” [56]

1.5.2. Đảm bảo các chính sách đối với cựu chiến binh

Ngoài việc thực hiện chính sách theo quy định của Nhà nước đối với CCB, công tác thực hiện chính sách đối với CCB còn được Thị ủy, HĐND, UBND xây dựng trụ sở làm việc, bố trí trang thiết bị, vật chất đảm bảo cho quá trình công tác. Luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để các HCCB an tâm công tác, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.

Tiểu kết Chương 1

Trên cơ sở những khái niệm và lý luận chung về chính sách đối với NCC, chính sách đối với CCBVN và Hội CCBVN cho thấy, chính sách đối với CCBVN là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện chế độ ưu đãi đối với CCBVN, nhằm ghi nhận công lao, sự đóng góp, sự hy sinh cao cả của họ cho cách mạng, cho Tổ quốc; đồng thời đền đáp, bù đắp phần nào về đời sống vật chất, tinh thần đối với CCB và gia đình họ.

Thực hiện chính sách đối với CCBVN là quá trình đưa những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với CCBVN vào thực tiễn thông qua các nghị quyết, các văn bản pháp luật, các chủ trương, chính sách nhằm giúp đỡ, hỗ trợ các CCBVN về vật chất cũng như tinh thần, giúp họ vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\VIEN HAN LAM DOT 11\SAU BAO VE\DOT 1/ PHAN TUYEN HOANG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *