Thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã

Thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng

Thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng

  1. Tính cấp thiết của đề tài

Chính quyền cấp cơ sở, xã, phường, trị trấn là của chính quyền Nhà nước ở cơ sở, có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, là nền tảng của bộ máy Nhà nước, là chỗ dựa, là công cụ sắc bén để thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, làm cơ sở cho chiến lược ổn định và phát triển đất nước, là yếu tố chi phối mạnh mẽ đến đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng dân cư trên địa bàn. Thực tế cho thấy, đội ngũ cán bộ, công chức, trong đó có đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách tại cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện chức năng làm cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.

Do tính chất công việc của cấp cơ sở, họ vừa giải quyết những công việc hàng ngày, vừa phải quán triệt các Nghị quyết, Chỉ thị của cấp trên, lại phải nắm tình hình thực tiễn ở địa phương để từ đó đề ra kế hoạch, chủ trương, biện pháp đúng đắn, thiết thực, phù hợp. Nhiệm vụ của họ rất nặng nề, vai trò của họ có tính then chốt xét cả trong quan hệ giữa Đảng với dân, giữa công dân với Nhà nước.

Những công việc mà cán bộ không chuyên trách đảm nhiệm so với CBCC khác không thua kém bao nhiêu với đủ loại việc, từ tiếp nhận hồ sơ văn bản, soạn thảo kế hoạch báo cáo, tự đi phát hành thư mời, xác minh đơn thư dân nguyện, xác minh hồ sơ hộ nghèo, góp ý các chức danh chủ chốt cơ sở… cho đến tham gia giải quyết nhiều vấn đề nảy sinh trên địa bàn. Vì thế, phải khẳng định là, trong sự phát triển KT-XH và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội của các địa phương có phần đóng góp không nhỏ của đội ngũ cán bộ không chuyên trách ở các xã, phường, thị trấn.

Triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, khóa IX, Nhà nước (Chính phủ) đã ban hành chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Nhờ có chính sách đãi ngộ phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cán bộ cấp xã đã nhận thức và thực hiện đầy đủ hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Kỷ cương hành chính được bảo đảm; phong cách, ý thức trách nhiệm và lề lối làm việc của cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt ở cơ sở có chuyển biến tiến bộ theo hướng sát dân và có trách nhiệm với dân hơn, góp phần củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện chính sách đối với cán bộ công chức cấp xã nói chung và cán bộ không chuyên trách ở cấp xã nói riêng cho thấy chính sách vẫn còn những hạn chế, vướng mắc, bất cập về chức danh; cơ cấu đội ngũ cán bộ; số lượng cán bộ; chế độ bầu cử, tuyển dụng; quy định tiêu chuẩn cán bộ, công chức; công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng; việc chuẩn hoá và thực hiện liên thông đối với cán bộ, công chức cấp trên.v.v.

Để khắc phục những hạn chế, bất cập nói trên, thời gian qua, thành phố Đà Nẵng nói chung và quận Sơn Trà nói riêng đã kịp thời điều chỉnh, bổ sung số lượng, chức danh, trình độ cho cán bộ không chuyên trách của phường, xã để có thể đáp ứng được yêu cầu thực tế và động viên cán bộ làm việc. Đánh giá một cách tổng thể việc thực hiện chính sách đối với cán bộ hoạt động không chuyên trách ở cấp xã trong cả nước nói chung, tại quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng nói riêng bên cạnh các kết quả, thành tích đạt được còn bộc lộ các hạn chế, bất cập. Những hạn chế, bất cập đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả công tác cũng như tư tưởng, tình cảm của cán bộ không chuyên trách khiến họ chưa thật sự toàn tâm, toàn ý với công việc, các hạn chế, bất cập đó cần phải nghiên cứu, đề xuất các giải pháp khắc phục.

Với lý do nêu trên, tôi đã lựa chọn vấn đề: “Thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng” làm luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Chính sách công.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu hệ thống hóa những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã để có cơ sở khoa học đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã trên địa bàn quận Sơn trà, thành phố Đà Nẵng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã ở nước ta.

Thứ hai, khảo sát và đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã trên địa bàn quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng, chỉ rõ ưu điểm, hạn chế, bất cập và nguyên nhân của các hạn chế, bất cập.

Thứ ba, đề xuất, phương hướng, những giải pháp để hoàn thiện thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã ở nước ta hiện nay.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách.

4.2. Phạm vi nghiên cứu: Các phường thuộc quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng từ năm 2008 (thời điểm ban hành Luật Công chức) đến nay.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận

Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử được vận dụng để nhìn nhận, đánh giá và rút ra những vấn đề có tính nguyên tắc, tính đặc thù trong hoạt động thực thi chính sách đối với đội ngũ CBCC cấp cơ sở nói chung và chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách tại cấp cơ sở nói riêng.

Đồng thời luận văn vận dụng cách tiếp cận đa ngành, liên ngành xã hội học, vận dụng các phương pháp nghiên cứu chính sách công, nhất là các phương pháp phân tích trong tổ chức thực hiện chính sách công.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội như tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê, tổng kết kinh nghiệm để thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.

6. Ý nghĩa của và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận: Các kết luận, kết quả, giải pháp đề xuất rút ra từ việc nghiên cứu đề tài luận văn có giá trị và có ý nghĩa góp phần bổ sung, hoàn thiện những vấn đề lý luận về tổ chức thực hiện chính sách công nói chung, thực hiện chính sách đối với cán bộ hoạt động không chuyên trách tại các phường nói riêng.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Các kết luận, kết quả, giải pháp đề xuất rút ra từ việc nghiên cứu đề tài luận văn còn có ý nghĩa thực tiễn thiết thực góp phần vào hoàn thiện tổ chức thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách tại các phường thuộc quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Ngoài ra luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu giảng dạy chuyên ngành chính sách công, một chuyên ngành đào tạo còn non trẻ ở nước ta.

7. Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 9 tiết được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã ở nước ta.

Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng

Chương 3: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã ở nước ta hiện nay.

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁN BỘ KHÔNG CHUYÊN TRÁCH CẤP XÃ Ở NƯỚC TA

    1. 1.1. Một số khái niệm

1.1.1. Khái niệm Cán bộ

Theo quy định tại khoản 3, Điều 4 của Luật CBCC như sau: “Cán bộ cấp cơ sở là công dân Việt Nam được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội ở cấp cơ sở trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”[24, tr.2]. Từ khái niệm chúng ta có thể thấy đối tượng là cán bộ cấp cơ sở bao gồm những người đảm nhiệm những chức vụ sau: Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy cấp cơ sở. Theo khái niệm trên cán bộ cấp cơ sở hình thành thông qua con đường bầu cử chứ không có cán bộ cấp cơ sở hình thành theo con đường khác.

1.1.2. Cán bộ không chuyên trách cấp xã

Theo Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX: “cán bộ chuyên trách là cán bộ phải dành phần lớn thời gian lao động làm việc công để thực hiện chức trách được giao” còn “cán bộ không chuyên trách là những người chỉ tham gia việc công một phần thời gian lao động”.

Khái niệm cán bộ không chuyên trách cấp xã có thể hiểu một cách cụ thể là những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được qui định trong Nghị định số số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ.

1.1.3. Chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã

Chính sách đối với cán bộ không chuyên trách là định hướng, là tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của Nhà nước với mục tiêu, giải pháp cụ thể nhằm giải quyết các chế độ, quyền lợi đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã là chính sách của Nhà nước, biểu hiện thái độ, quan điểm, sự quan tâm của Nhà nước đối với những cán bộ không chuyên trách – những người hoạt động không chuyên trách ở các xã, phường, thị trấn, nguồn nhân lực có vai trò quan trọng trong xây dựng, củng cố chính quyền cơ sở trong sạch vững mạnh, thực sự là chính quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

1.1.4. Thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã

Chính sách đối với cán bộ không chuyên trách hay đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được coi là một chính sách công, chính sách của Nhà nước hay còn được coi là một công cụ quản lý của Nhà nước. Nhà nước sử dụng để quản lý, điều tiết các vấn đề liên quan đến những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, giải quyết các chế độ, quyền lợi của họ.

    1. 1.2. Quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã

1.2.1. Quan điểm của Đảng

Đánh giá được hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ công chức nói chung và cán bộ không chuyên trách nói riêng ở cấp phường, xã; đồng thời thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đến đối tượng này; từ đó ban hành những chính sách mới phù hợp với tình hình thực tế nhằm góp phần ổn định, phát triển và tiến bộ xã hội, thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính cũng như cải cách hệ thống chính trị cấp cơ sở trong điều kiện hiện nay.

1.2.2. Chính sách của Nhà nước

* Văn bản của Chính phủ

Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009; Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ.

Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH.

* Văn bản của thành phố

Quyết định số 6291/QĐ-UBND ngày 21/8/2010 của UBND thành phố Đà Nẵng.

Quyết định số 2373/QĐ-UBND ngày 28/03/ 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố.

Quyết định số 16/2016/QĐUBND ngày 25/05/2016 của UBND thành phố Đà Nẵng.

    1. 1.3. Ý nghĩa, tầm quan trọng của tổ chức thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã

Thực hiện hay tổ chức thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã là một khâu cấu thành chu trình chính sách, là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí của chủ thể chính sách thành hiện thực tới các đối tượng chính sách nhằm đạt được mục tiêu nhất định. Tổ chức thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã là khâu trung tâm kết nối các khâu trong chu trình chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã thành một hệ thống.

Quá trình tổ chức thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã với những hoạt động thực tiễn sẽ góp phần điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện chính sách cho phù hợp, đáp ứng yêu cầu cuộc sống. Đồng thời việc phân tích, đánh giá chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã chỉ có cơ sở đầy đủ và có sức thuyết phục sau khi thực hiện.

Thực tế tổ chức triển khai thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã thời gian qua trong cả nước nói chung, tại quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng nói riêng càng khẳng định ý nghĩa tầm quan trọng của khâu tổ chức thực hiện chính sách.

    1. 1.4. Nội dung các bước trong tổ chức thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã

1.4.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực thi chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã

1.4.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã

1.4.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã

1.4.4. Duy trì chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã

1.4.5. Điều chỉnh chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã

1.4.6. Đôn đốc, theo dõi, kiểm tra thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã

1.4.7. Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã

    1. 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách

1.5.1. Các yếu tố khách quan

– Tính chất của vấn đề chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã.

– Môi trường thực thi chính sách.

– Mối quan hệ giữa các đối tượng thực thi chính sách.

– Tiềm lực của các nhóm đối tượng chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã.

– Đặc tính của đối tượng chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã.

1.5.2. Các yếu tố chủ quan

– Thực hiện đúng và đầy đủ các bước trong quy trình tổ chức thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã.

– Năng lực thực hiện chính sách của CBCC trong bộ máy nhà nước là yếu tố chủ quan có vai trò quyết định đến kết quả của thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã.

– Điều kiện vật chất cần thiết cho quá trình thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã.

– Sự đồng tình ủng hộ của người dân.

Trên đây là các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã. Để đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã cần phải quan tâm, chú ý đến các yếu tố đó.

    1. 1.6. Những yêu cầu cơ bản trong tổ chức thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã

1.6.1. Yêu cầu thực hiện mục tiêu chính sách

1.6.2. Yêu cầu bảo đảm tính hệ thống

1.6.3. Yêu cầu đảm bảo tính pháp lý, khoa học và hợp lý trong tổ chức thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách

1.6.4. Yêu cầu bảo đảm lợi ích thực sự cho các đối tượng chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã

    1. 1.7. Các phương pháp tổ chức thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã

– Phương pháp kinh tế.

– Phương pháp giáo dục thuyết phục.

– Phương pháp hành chính.

– Phương pháp tổng hợp.

    1. 1.8. Các chủ thể tham gia thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã

Chủ thể ban hành chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách là Nhà nước. Chính sách này do Nhà nước ban hành nên có thể coi chính sách này là chính sách của Nhà nước. Nhà nước ở đây được hiểu là cơ quan có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước, bao gồm Chính phủ, các bộ, chính quyền địa phương các cấp.

Như vậy, các chủ thể tham gia tổ chức thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã được giao nhiệm vụ và trách nhiệm thực thi chính sách rất cụ thể và rõ ràng. Các chủ thể tham gia tổ chức thực hiện chính sách phải thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ, trách nhiệm được giao đồng thời phải phối hợp chặt chẽ trong thực hiện mục tiêu chung và các giải pháp của chính sách.

"<yoastmark

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁN BỘ KHÔNG CHUYÊN TRÁCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

    1. 2.1. Tình hình kinh tế – xã hội trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
    2. 2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng

2.2.1. Thực trạng về xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách

Trên cơ sở quy định của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định 16 của UBND thành phố Đà Nẵng, UBND quận Sơn Trà đã xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách tại các phường cụ thể như sau:

Về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với CBCC ở xã, phường, thị trấn và cán bộ hoạt động không chuyên trách ở cấp cơ sở thì những cán bộ hoạt động không chuyên trách ở cấp cơ sở được hưởng chế độ phụ cấp. Mức phụ cấp cụ thể của từng chức danh do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định với mức không vượt quá hệ số 1,0 mức lương tối thiểu chung.

Ngân sách trung ương hỗ trợ các địa phương theo mức bình quân bằng 2/3 so với mức lương tối thiểu chung cho mỗi người hoạt động không chuyên trách.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định chức danh những người hoạt động không chuyên trách.

2.2.2. Thực trạng về công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách đối với cán bộ không chuyên trách

Đây là một nội dung hết sức quan trọng trong tổ chức thực hiện chính sách tuy nhiên từ việc xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách chưa đảm bảo như đã nêu trên công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách đối với cán bộ không chuyên trách chủ yếu thực hiện bằng văn bản giấy hoặc thông qua việc tổ chức các hội nghị quán triệt cho cán bộ chủ chốt của toàn quận, hoặc qua đài truyền thanh của quận, phường.

2.2.3. Thực trạng phân công, phối hợp thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách

Trong thời gian qua, công tác phối hợp triển khai thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách của quận được thực hiện khá tốt. Quận ủy lãnh đạo toàn diện về công tác cán bộ, UBND quận tổ chức triển khai thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách, trong đó phòng nội vụ là cơ quan tham mưu trực tiếp.

2.2.4. Thực trạng duy trì chính sách đối với cán bộ không chuyên trách

Bất kỳ một chính sách nào khi triển khai thực hiện trong thực tế cũng gặp những khó khăn nhất định, chính sách đối với cán bộ không chuyên trách trên địa bàn quận Sơn Trà cũng như vậy. Do đó, việc duy trì chính sách để vừa đảm bảo mục tiêu, hiệu quả của chính sách vừa áp dụng lâu dài là nhiệm vụ quan trọng. Trong thời gian qua, việc duy trì chính sách đối với cán bộ không chuyên trách trên địa bàn quận Sơn Trà được thực hiện khá tốt.

2.2.5. Thực trạng điều chỉnh chính sách đối với cán bộ không chuyên trách

Việc điều chỉnh chính sách đối với cán bộ không chuyên trách là một bước quan trọng không thể thiếu trong tổ chức thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách ở các phường. Khi triển khai thực hiện chính sách vào thực tế ở các phường thì xuất hiện những hạn chế, bất cập đã nêu thì việc điều chỉnh chính sách là việc làm cần thiết để duy trì chính sách đạt mục tiêu và hiệu quả.

2.2.6. Thực trạng đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách

Việc đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách trên địa bàn quận Sơn Trà được thực hiện khá tốt, phòng nội vụ là cơ quan chủ trì, tổng hợp, tham mưu đồng thời đôn đốc, kiểm tra, theo dõi việc tổ chức thực hiện chính sách trong toàn quận, đặc biệt là ở các phòng, ban và UBND các phường, định kỳ 3 tháng 1 lần, thậm chí kiểm tra đột xuất khi thấy cần thiết.

2.2.7. Thực trạng công tác tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách

Việc tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm tổ chức thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách trên địa bàn quận Sơn Trà trong thời gian qua chưa được thực hiện tốt vì thực tế hàng năm chỉ đánh giá, báo cáo bằng văn bản chứ chưa tổ chức hội nghị tổng kết, rút kinh nghiệm mà chủ yếu là các phường báo cáo tình hình hoạt động cũng như đề xuất những kiến nghị, bất cập về thực hiện chính sách cho đội ngũ cán bộ không chuyên trách lên cấp quận, để báo cáo về thành phố, rồi nghiên cứu đề xuất phương án giải quyết; hình thức tổng kết còn mang tính chiếu lệ, hình thức (chủ yếu bằng văn bản).

    1. 2.3. Thực trạng các chủ thể tham gia thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng

Các chủ thể tham gia tổ chức thực hiện chính sách CBCC cấp cơ sở của thành phố Đà Nẵng nói chung và chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách nói riêng nhìn chung đã thực hiện khá tốt vai trò của mình trong công tác triển khai chính sách nhất là đã tham mưu, đề xuất và giải quyết kịp thời những vấn đề bất cập nảy sinh trong quá trình thực hiện để đảm bảo mục tiêu chính sách.

Trong tổ chức thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách có lúc còn thiếu khoa học, thiếu tính thực tiễn, vừa thiếu tính bao quát vừa thiếu tính cụ thể cho từng đối tượng và đặc thù từng địa phương, cơ sở.

Trong hệ thống chính sách, nội dung một số văn bản còn chồng chéo, chưa thống nhất (giữa các cấp ban hành, những hạn chế này thể hiện ở một số nội dung cơ bản như sau:

Một là, về chính sách quản lý cán bộ cấp cơ sở, trong đó gồm cả những người hoạt động không chuyên trách đã được triển khai rộng rãi, tiến hành ở các cấp, ngành, địa phương, cơ sở. Tuy nhiên, hiệu quả công tác này chưa cao, còn nặng về hình thức.

Hai là, một số UBND phường chưa có kế hoạch dài hơi trong chính sách quy hoạch cán bộ, nhất là đối với những chức danh không chuyên trách, chưa kết hợp quy hoạch với bố trí, sử dụng cán bộ.

Ba là, các chủ thể tham gia thực hiện chính sách đối với các bộ không chuyên trách như phòng nội vụ, phòng LĐTB&XH… có lúc còn rời rạc, thiếu thống nhất, trong kế hoạch phân công rõ vai trò, trách nhiệm thực hiện nhưng vẫn còn phải đôn đốc, nhắc nhở thường xuyên thì mới thực hiện nhiệm vụ, điều này xuất phát từ nhận thức chưa cao của một bộ phận đội ngũ CBCC người thực hiện nhiệm vụ và các phòng, ban về vị trí, vai trò của cán bộ không chuyên trách ở các phường còn xem nhẹ đối tượng này.

    1. 2.4. Thực trạng bảo đảm các yêu cầu trong tổ chức thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng

Về yêu cầu thực hiện mục tiêu chính sách: Trong tổ chức thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách trên địa bàn quận Sơn Trà luôn hướng vào mục tiêu chính sách để triển khai thực hiện đạt kết quả, bám sát vào mục tiêu chính sách và không làm thay đổi mục tiêu của chính sách, mục tiêu của chính sách là xây dựng các chương trình, kế hoạch: về tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng… và ban hành các chế độ cụ thể cho cán bộ không chuyên trách ở các phường trên địa bàn quận như: chế độ công tác phí, chế độ bảo hiểm, chế độ ngoài giờ, chế độ nghỉ hưu trước tuổi… được triển khai đồng bộ nhằm đảm bảo mục tiêu chính sách trong quá trình tổ chức thực hiện.

Về yêu cầu bảo đảm tính hệ thống: Trong thời gian qua, việc tổ chức thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách trên địa bàn quận đảm bảo tính hệ thống và được thực hiện khá đồng bộ, thống nhất như: hệ thống mục tiêu và giải pháp của chính sách được thực hiện xuyên suốt trong quá trình tổ chức thực hiện, không làm thay đổi mục tiêu chính sách và bổ sung một số các giải pháp khi triển khai thực hiện như giải pháp về thay đổi nhận thức, chế độ chính sách… hệ thống tổ chức bộ máy thực thi chính sách thì đầy đủ từ quận đến phường.

Về yêu cầu bảo đảm tính pháp lý, khoa học và hợp lý trong tổ chức thực hiện chính sách: việc tổ chức thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách trên địa bàn quận Sơn Trà đã được triển khai đã đúng với các qui định pháp lý trong chính sách.

Về yêu cầu bảo đảm lợi ích thực sự cho các đối tượng chính sách: Bảo đảm lợi ích thực sự cho đối tượng thụ hưởng chính sách là yêu cầu nghiêm ngặt trong tổ chức thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách ở các phường thuộc quận Sơn Trà.

    1. 2.5. Kết quả thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã trên địa bàn quận Sơn trà, thành phố Đà Nẵng

2.5.1. Chức danh những người hoạt động không chuyên trách tại các phường trên địa bàn quận Sơn Trà

So với các chức danh của cán bộ hoạt động không chuyên trách theo Nghị định 92/2009/NĐ-CP và các văn bản ban hành trước đây thì sau khi thực hiện Quyết định 16 của UBND thành phố Đà Nẵng và kế hoạch của UBND quận Sơn Trà, toàn quận đã giảm đi 10 chức danh (do kiêm nhiệm như trên) đó là: Người phụ trách công tác dân vận; Người phụ trách công tác tổ chức; Người phụ trách công tác xóa đói giảm nghèo; Người phụ trách công tác kế hoạch, giao thông, thuỷ lợi, nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; Người phụ trách công tác truyền thanh; Người phụ trách công tác gia đình – trẻ em; Người phụ trách công tác phòng chống tệ nạn ma túy – mại dâm; Người phụ trách công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; Người phụ trách công tác tôn giáo, dân tộc; Người phụ trách theo dõi tổ dân phố.

2.5.2. Số lượng những người hoạt động không chuyên trách tại các phường trên địa bàn quận Sơn Trà

Bảng 2.2. Số lượng người hoạt động không chuyên trách tại các phường thuộc quận Sơn Trà

S TTĐơn vị hành chínhPhân loại đơn vị hành chínhSố lượng người hoạt động không chuyên trách được ấn địnhSố lượng người hoạt động không chuyên trách thực tế được bố trí năm 2016Số lượng người hoạt động không chuyên trách thực tế được bố trí tính đến tháng 31/10/2017
1An Hải Bắc11222520
2An Hải Đông11222422
3Phước Mỹ11222620
4Nại Hiên Đông11222318
5Thọ Quang11222822
6Mân Thái11222221
7An Hải Tây22202318
Tổng cộng152171141

Nguồn: Phòng Nội vụ- Quận Sơn Trà

Như vậy, theo bảng số liệu trên, trong năm 2016 số lượng cán bộ hoạt động không chuyên trách cao hơn so với số lượng được qui định là 19 người.

2.5.3. Về chất lượng những người hoạt động không chuyên trách của các phường thuộc quận Sơn Trà

Về trình độ chuyên môn, trong tổng số 141 người hoạt động không chuyên trách thì chỉ có 1 người có trình độ thạc sỹ chiếm 0,7%, có 45 người có trình độ đại học, chiếm 31,9%, trình độ cao đẳng là 47 người chiếm 33,3% người, những người có trình độ trung cấp là 48 người, chiếm 34,04%. Về trình độ lý luận chính trị thì có 7 có trình độ cử nhân chiếm 4,96%, 70 người có trình độ lý luận trung cấp, chiếm 49,6%, còn lại chưa được đi học.

Về trình độ quản lý nhà nước, thì có 7 người có trình độ chuyên viên, chiếm 4,96%, không có cán bộ nào có trình độ chuyên viên chính và có 79 người có trình độ trung cấp, chiếm 56,02%.

Về trình độ tin học thì trong tổng số 141 người hoạt động không chuyên trách tại các phường trên địa bàn quận thì chỉ có 3 người có trình độ cử nhân, chiếm 2,12%, có 97 người có trình độ cơ sở, còn lại không có số liệu thống kê.

Về trình độ ngoại ngữ thì 10 người có trình độ cử nhân, chiếm 7,09% và 66 người có trình độ cơ sở, chiếm 46,8%, còn lại không có thống kê.

Năm 2017, toàn quận đã bố trí 141 người bằng 43,44% tổng số cán bộ cán bộ chuyên trách, công chức, người hoạt động không chuyên trách và hợp đồng lao động.

Những kết quả của việc áp dụng chính sách nói trên và sự trưởng thành của đội ngũ này đã tác động to lớn đến tình hình kinh tế- xã hội của quận, đặc biệt là tại các phường.

    1. 2.6. Đánh giá chung kết quả tổ chức thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng

2.6.1. Về ưu điểm

Nhìn chung cấp ủy, chính quyền cũng như các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị của quận Sơn Trà đã nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của tổ chức thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã và đề cao trách nhiệm trong tổ chức thực hiện chính sách.

Việc tổ chức thực hiện tốt nên chính sách đối với các cán bộ không chuyên trách cấp xã đã kịp thời đi vào cuộc sống, những cán bộ không chuyên trách (những người hoạt động không chuyên trách) trong các phường của quận Sơn Trà đã được hưởng các chế độ theo quy định trong các Nghị định của chính phủ và trong các văn bản của UBND thành phố Đà Nẵng.

Nhờ thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với cán bộ không chuyên trách hay những người hoạt động không chuyên trách ở phường đã động viên tạo động lực cho họ tích cực làm việc, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và củng cố chính quyền cơ sở của quận ngày một trong sạch vững mạnh, thực sự là chính quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

2.6.2. Hạn chế bất cập trong tổ chức thực hiện chính sách

Một là, hiện nay bản thân chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã còn có các quy định không sát với thực tiễn.

Hai là, một số phòng, ban (các cơ quan) có trách nhiệm thực hiện chính sách chưa thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình tổ chức thực hiện chính sách.

Ba là, trong xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã chưa chú ý đến các nguồn lực.

Bốn là, các văn bản, hướng dẫn phổ biến thực hiện chính sách chưa cụ thể, rõ ràng và thống nhất, thậm chí mâu thuẫn, không phù hợp với các quy định trong chính sách của chính phủ.

Năm là, một số cán bộ công chức có trách nhiệm triển khai thực hiện chính sách trình độ năng lực yếu, nắm và hiểu chính sách còn hạn chế.

Sáu là, việc đôn đốc, theo dõi kiểm tra thực hiện chính sách không kịp thời, thường xuyên, dẫn đến các sai sót và không kịp phát hiện các hạn chế bất cập để kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoàn thiện tổ chức thực hiện chính sách.

2.6.3. Nguyên nhân của các hạn chế bất cập trong tổ chức thực hiện chính sách

* Nguyên nhân khách quan:

Hệ thống văn bản của Trung ương về chính sách đối với CBCC cấp cơ sở nói chung, và những cán bộ hoạt động không chuyên trách nói riêng nhiều nội dung chưa phù hợp, còn nhiều bất cập, nhiều quy định chưa rõ ràng khiến các địa phương vận dụng khác nhau.

* Nguyên nhân chủ quan:

Một là, nhận thức của các cơ quan, tổ chức, của các CBCC về mục đích, ý nghĩa, yêu cầu và tầm quan trọng của tổ chức thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách chưa đầy đủ; triển khai thực hiện không đồng bộ, thống nhất và kịp thời.

Hai là, tổ chức thực hiện chính sách không tuân thủ về thực hiện đầy đủ nội dung, nhiệm vụ của các bước trong quy trình tổ chức thực hiện chính sách

Ba là, một số các yêu cầu trong thực hiện chính sách không được đảm bảo như yêu cầu bảo đảm tính hệ thống

Bốn là, trình độ năng lực tổ chức thực hiện chính sách của CBCC có trách nhiệm thực hiện chính sách còn yếu.

Năm là, lựa chọn các phương pháp thực hiện chính sách chưa phù hợp, chưa thực sự dùng tổng thể các phương pháp mà còn dùng theo sự vụ dẫn đến hiệu quả thực hiện chưa cao.

"<yoastmark

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁN BỘ KHÔNG CHUYÊN TRÁCH CẤP XÃ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

    1. 3.1. Phương hướng tổ chức thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã ở nước ta hiện nay

Một là, đổi mới và nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp nhất là người đứng đầu các cơ quan, tổ chức về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của chính sách và tổ chức thực hiên chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã; tạo ra sự thống nhất về nhận thức và hành động trong tổ chức thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách câp xã trong cả nước.

Hai là, đề xuất các giải pháp hữu hiệu khắc phục triệt để các hạn chế bất cập trong tổ chức thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã để thực hiện có hiệu quả cao mục tiêu và các giải pháp chính sách .

Ba là, thực hiện đúng, đầy đủ, đồng bộ các bước trong quy trình tổ chức thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã.

Bốn là, đề cao trách nhiệm, nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ CBCC tham gia tổ chức thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã.

    1. 3.2. Giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã ở nước ta hiện nay

3.2.1. Đổi mới, nhận thức đầy đủ ý nghĩa tầm quan trọng của tổ chức thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã

Thực tiễn thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã thời gian qua cũng cho thấy tầm quan trọng của khâu tổ chức thực hiện chính sách trong quy trình chính sách, đồng thời là minh chứng khẳng định tính tất yếu khách quan và vai trò quyết định của tổ chức thực hiện chính sách trong bảo đảm thực hiện thành công mục tiêu của chính sách.

Hoạch định, xây dựng được chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã đúng, có chất lượng là rất quan trọng nhưng tổ chức thực hiện đúng, thực hiện có kết quả cao còn quan trọng hơn.

Chỉ trên cơ sở đổi mới nhận thức sâu sắc, đầy đủ ý nghĩa tầm quan trọng và vai trò quyết định của tổ chức thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã thì mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ không chuyên trách cấp xã có cơ cấu, chất lượng, trình độ, năng lực đáp ứng, yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và củng cố chính quyền cơ sở trong sạch, vững mạnh, phục vụ đắc lực người dân mới có thể thành công.

3.2.2. Hoàn thiện thực hiện các bước trong tổ chức thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã

3.2.2.1. Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách

3.2.2.2. Hoàn thiện nâng cao hiệu quả phổ biến tuyên truyền chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã

3.2.2.3. Hoàn thiện việc phân công phối hợp thực hiện chính sách

3.2.2.4. Lựa chọn các công cụ và tăng cường các nguồn lực để duy trì chính sách

3.2.2.5. Chủ động đề xuất các giải pháp điều chỉnh chính sách

3.2.2.6. Tăng cường, nâng cao hiệu quả đôn đốc, theo dõi kiểm tra

3.2.2.7. Đổi mới nâng cao chất lượng tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm

3.2.3. Thực hiện đúng, đầy đủ các yêu cầu trong tổ chức thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách

Để việc tổ chức thực thi chính sách đạt kết quả tốt trong thực tế thì trước hết trong quá trình tổ chức thực hiện phải đảm bảo đúng các yêu cầu về mục tiêu chính sách, yêu cầu bảo đảm tính hệ thống, tính khoa học và hợp lý, tính lợi ích thực sự của đối tượng thụ hưởng chính sách là cán bộ không chuyên trách cấp xã.

Yêu cầu bảo đảm tính hệ thống trong tổ chức thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách là bảo đảm cho tổ chức thực hiện chính sách đồng bộ, thống nhất và hiệu quả cao.

Yêu cầu đảm bảo tính pháp lý, khoa học và hợp lý trong tổ chức thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách là yêu cầu quan trọng buộc các cơ quan tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tổ chức thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách phải đảm bảo để việc thực hiện chính sách đạt hiệu quả cao.

Bảo đảm lợi ích thực sự cho đối tượng thụ hưởng chính sách là yêu cầu nghiêm ngặt trong tổ chức thực hiện chính sách công nói chung, chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã nói riêng.

Thực hiện đúng các yêu cầu trên thực chất là bảo đảm thực hiện các nguyên tắc trong tổ chức thực hiện chính sách, bảo đảm hiệu quả thực hiện chính sách.

3.2.4. Lựa chọn hợp lý các phương pháp thực hiện chính sách

Trong các phương pháp thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã thì đối với thực tế tổ chức thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã ở nước ta hiện nay nên sử dụng phương pháp tổng hợp là hợp lý (là phương pháp kết hợp giữa phương pháp kinh tế, phương pháp giáo dục thuyết phục và phương pháp hành chính). Bởi vì phương pháp này tác động lên các đối tượng và quá trình chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã bằng tổng thể các yếu tố để triển khai thực hiện chính sách có hiệu quả. Đây là phương pháp được xây dựng bằng cách kết hợp các ưu điểm, loại trừ các hạn chế của các phương pháp nêu trên theo một trật tự quy mô nhất định.

3.2.5. Nâng cao năng lực và trách nhiệm của các chủ thể tham gia thực hiện chính sách

Cần có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra của các chủ thể thực hiện chính sách từ Trung ương cho địa phương.

Các chủ thể tham gia tổ chức thực hiện chính sách phải thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ, trách nhiệm được giao đồng thời phải phối hợp chặt chẽ trong thực hiện mục tiêu chung và các giải pháp của chính sách. Tránh có sự chồng chéo, trùng lắp trong tổ chức thực hiện chính sách.

3.2.6. Tăng cường đào tạo bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ CBCC tham gia thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã

Thứ nhất, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng kiến thức lý luận gắn với thực tiễn công tác.

Thứ hai, việc đề xuất các điều kiện và cử CBCC đi đào tạo, bồi dưỡng phải có một sự thay đổi cơ bản về nhận thức và trách nhiệm.

Thứ ba, phải sử dụng nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phù hợp với điều kiện hoàn cảnh từng đối tượng, tổ chức tốt hình thức vừa làm vừa học và bồi dưỡng chuyên đề.

Thứ tư, đưa công tác đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn bị CBCC kế cận đi vào nề nếp, từng bước tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ theo yêu cầu nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu chuyển tiếp cán bộ trong tổ chức thực hiện chính sách.

3.2.7. Tăng cường đầu tư các nguồn lực trong tổ chức thực hiện chính sách đối với CBKCT cấp xã

3.2.7.1. Nguồn lực tài chính của trung ương

3.2.7.2. Nguồn lực của tỉnh, thành phố, quận

3.2.7.3. Nguồn lực của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư

    1. 3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Đối với Chính phủ

3.3.2. Đối với thành phố Đà Nẵng, quận Sơn Trà

KẾT LUẬN

Luận văn đề xuất giải pháp nhằm góp phần vào việc hoàn thiện việc thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách tại cấp cơ sở trong điều kiện hiện nay. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã. Nội dung nghiên cứu của luận văn tập trung vào các vấn đề: cán bộ không chuyên trách cấp xã, việc tổ chức thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã; nội dung các bước trong tổ chức thực hiện chính sách và các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã. Luận văn này được nghiên cứu từ thực tiễn tổ chức thực hiện chính sách đối với CBKCT  cấp xã trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng hiện nay.

Do vậy, những kết quả được phân tích, thống kê trên là chính xác. Những phân tích, đánh giá, nhận xét mang tính khách quan, chân thực xuất phát từ việc trực tiếp tổ chức thực hiện; theo dõi, quản lý và nghiên cứu thực trạng việc thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách đang làm việc các phường trên địa bàn quận Sơn Trà. Vì thế, những giải pháp đưa ra có cơ sở khoa học, hợp lý và hiệu quả gắn liền với điều kiện thực tế khách quan của quận. Những kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được vận dụng, áp dụng vào thực tiễn thực hiện chính sách đối với đội ngũ CBKCT cấp xã ở nước ta hiện nay nói chung và quận Sơn Trà nói riêng.

Về cơ bản, luận văn đã hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau:

Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về thực hiện chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách.

Thứ hai, đánh giá thực trạng việc tổ chức thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách tại các phường trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng và qua đó rút ra những ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại.

Thứ ba, luận văn đã nêu lên những phương hướng, kiến nghị và giải pháp chủ yếu trong việc hoàn thiện thực hiện chính sách đối với CBKCT ở nước ta hiện nay.

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn đã đề cập đến nhiều nội dung theo đối tượng và phạm vi nghiên cứu, nhưng do hạn chế về thời gian, khuôn khổ của một luận văn nên một số nội dung chỉ nêu lên theo lôgic hệ thống mà chưa được nghiên cứu một cách chi tiết.

Những kết quả nghiên cứu của luận văn là hết sức cần thiết, đáp ứng yêu cầu thực tế tổ chức thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách tại cấp cơ sở, tác giả của luận văn xin nhận được sự đóng góp của các Giảng viên và học viên.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\VIEN HAN LAM DOT 7\CHINH SACH CONG\PHAN THI NU\New folder

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *