Thực hiện chính sách Dân số – Kế hoạch hóa gia đình từ thực tiễn

Thực hiện chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình từ thực tiễn huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi

Thực hiện chính sách Dân số – Kế hoạch hóa gia đình từ thực tiễn huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi

Tính cấp thiết của đề tài

Công tác dân số – Kế hoạch hóa gia đình là là một yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người từng gia đình và toàn xã hội và là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, luật pháp, chiến lược nhằm lãnh đạo và tổ chức thực hiện một cách toàn diện công tác dân số – kế hoạch hoá gia đình. Tổng cục Dân số – Kế hoạch hoá gia đình và các Bộ, ngành liên quan đã ban hành nhiều thông tư liên tịch, văn bản hướng dẫn để thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và luật pháp của Nhà nước về công tác này.

Kết quả công tác DS-KHHGĐ đã góp phần rất quan trọng vào sự phát triển kinh tế – xã hội, tăng thu nhập bình quân đầu người hàng năm, xoá đói, giảm nghèo và nâng cao mức sống của nhân dân. Các văn bản chính sách, pháp luật về dân số đã góp phần điều chỉnh toàn diện vấn đề dân số, bao gồm quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số, phân bố dân cư… là cơ sở pháp lý vững chắc để thực hiện thắng lợi Chiến lược Dân số Việt Nam, là yếu tố quan trọng góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.

Đến ngày 09/01/2003, Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XI thông qua Pháp lệnh Dân số và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/2003.

Pháp lệnh Dân số năm 2003 đã bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Trên thực tế hầu như không còn tình trạng cản trở hay cưỡng bức thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Pháp lệnh Dân số năm 2003 đã thể hiện được cam kết của Nhà nước Việt Nam trong các điều ước, công ước quốc tế về quyền con người liên quan đến công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình và sức khỏe sinh sản mà Việt Nam đã ký kết, gia nhập.

Bên cạnh những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện pháp lệnh Dân số còn bộc lộ những điểm hạn chế nhất định về cơ cấu dân số và chất lượng dân số, cụ thể:

Trung bình mỗi năm, dân số Việt Nam tăng gần 1 triệu người và cũng có hoảng 1 triệu người gia nhập lực lượng lao động, điều này tạo ra áp lực khá lớn cho vấn đề tạo việc làm mới cho người lao động. Cơ cấu dân số Việt Nam thuộc nhóm “cơ cấu dân số trẻ”, số người thuộc nhóm dưới tuổi chiếm 31,8%, trong đó nhóm dưới 15 tuổi, chiếm 24,1 %.

Dù đã được cải thiện đáng kể, song chất lượng dân số nước ta vẫn thấp còn nhiều hạn chế theo báo cáo của Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGÐ), chất lượng dân số về thể chất của người Việt Nam đã được cải thiện song vẫn còn rất thấp. Kết quả Tổng điều tra Dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy, có 1,5% dân số Việt Nam bị thiểu năng về thể lực và trí tuệ. Trong đó, số trẻ mới sinh bị dị tật bẩm sinh do di truyền chiếm khoảng  từ 1,5 đến  3% và có xu hướng tiếp tục gia tăng do điều kiện sống, môi trường độc hại, chưa được phát hiện và điều trị sớm. 

Để tìm hiểu những vấn đề của chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình và quá trình thực hiện trong thực tiễn hiện nay, em chọn đề tài “Thực hiện chính sách Dân số – Kế hoạch hóa gia đình từ thực tiễn huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi”.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích

Mục đích của luận văn là: Trên cơ sở những vấn đề lý luận và việc đánh giá thực hiện chính sách dân số từ thực tiển huyện Bình Sơn, luận văn đề xuất một số quan điểm, giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình tại huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi.

3.2 . Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích nêu trên, Luận văn có các nhiệm vụ sau:

– Nghiên cứu những vấn đề lý luận về chính sách dân số như khái niệm, nội dung chính sách dân số; tầm ảnh hưởng của chính sách DS-KHHGĐ đến đời sống của nhân dân.

– Đánh giá việc thực hiện chính sách DS-KHHGĐ tại huyện Bình Sơn.

– Rút ra bài học kinh nghiệm về công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện chính sách DS-KHHGĐ tại huyện Bình Sơn. Đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hơn chiến lược phát triển dân số.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu các nội dung, giải pháp thực hiện chính sách dân số trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận văn giới hạn trong việc thực hiện chính sách dân số (quy định pháp luật trực tiếp về dân số, bao gồm quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số, phân bố dân cư và các biện pháp thực hiện công tác dân số, quản lý nhà nước về dân số).

Việc nghiên cứu luận văn căn cứ vào thực tiễn thực hiện chính sách dân số trên địa bàn huyện Bình Sơn.

5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu chính sách công đồng thời kết hợp với các phương pháp nghiên cứu liên ngành như phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp thống kê, tổng kết thực tiễn…

6. Ý nghĩa của luận văn

Ý nghĩa khoa học: Nội dung và kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện chính sách dân số trên địa bàn huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi.

Luận văn là tài liệu tham khảo phục vụ trong việc nghiên cứu và học tập của cán bộ làm công tác dân số và sinh viên trong lĩnh vực chính sách công và chính sách xã hội.

Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn là một công trình khoa học nghiên cứu các phương pháp tối ưu nhất để thực hiện chính sách dân số trên địa bàn cụ thể. Căn cứ kết quả đạt được, luận văn đưa ra được một số ý kiến sau:

– Nêu những đặc điểm, vai trò của chính sách dân số.

– Đánh giá những ưu điểm, nêu những hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện chính sách dân số.

– Nêu ra các quan điểm và giải pháp để thực hiện chính sách tốt hơn trong giai đoạn đổi mới đất nước.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được trình bày gồm 3 chương

Chương 1: Lý luận về chính sách Dân số – Kế hoạch hóa gia đình

Chương 2: Thực hiện chính sách Dân số – Kế hoạch hóa gia đình từ thực tiễn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

Chương 3: Hoàn thiện chính sách Dân số – Kế hoạch hóa gia đình.

Chương 1

LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH DÂN SỐ –

KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

1.1 Các khái niệm

1.1.1. Khái niệm chính sách công

“Chính sách công là tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của nhà nước nhằm lựa chọn các mục tiêu cụ thể với giải pháp và công cụ thực hiện giải quyết các vấn đề của xã hội theo mục tiêu xác định của đảng chính trị cầm quyền” [Đỗ Phú Hải – 2012 và 2014][18]. Như vậy, chính sách công là một tập hợp các quyết định chính trị liên quan đến toàn bộ quá trình giải quyết các vấn đề xã hội, từ khâu hoạch định chính sách, hay xác định mục tiêu tức các vấn đề xã hội cần giải quyết đến các giải pháp và công cụ dể thực hiện chúng. Dù rằng chính sách công luôn gắn với vai trò chủ thể chính là Đảng và Nhà nước trong hệ thống chính trị của đất nước từ trung ương đến địa phương, song do tính chất của các vấn đề và hoàn cảnh kinh tế xã hội của từng địa phương và của cả nước trong những thời kỳ nhất định, sự tham gia của các chủ thể khác nhau có thể đươc mở rộng. Trong giải pháp thực hiện chính sách công không chỉ nêu rõ vai trò tham gia của các chủ thể từ hoạch định chính sách đến tổ chức thực hiện chính sách, mà còn đưa ra các quy chế về sự tham gia, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của các chủ thể.

1.1.2. Khái niệm dân số và chính sách dân số

Theo quan niệm dân số học “Dân số hay dân cư là tập hợp người sinh sống trong một quốc gia, khu vực, vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính” (Khoản 1 Điều 3 PLDS).

Chính sách dân số theo quan niệm dân số học là tất cả các biện pháp chính sách nhằm ảnh hưởng một cách hài hòa đến quy mô (chính sách dân số định lượng) hoặc cơ cấu (chính sách dân số định tính) của một dân cư. Dưới sự trợ giúp và hướng dẫn toàn diện về hôn nhân, về kiểm soát sinh đẻ, tử vong, nhập cư và di cư, chính sách dân số được liên kết chặt chẽ với chính sách gia đình, sức khỏe và di cư, cũng như lãnh thổ[1].

Theo quan niệm của khoa học về chính sách công Chính sách dân số là tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của nhà nước nhằm lựa chọn các mục tiêu cụ thể với giải pháp và công cụ thực hiện giải quyết các vấn đề dân số theo mục tiêu xác định của đảng chính trị cầm quyền.

    1. Chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình ở Việt Nam

Vấn đề của chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình

Các chính sách, pháp luật về DS – KHHGĐ đã được ban hành khá đầy đủ từ Trung ương đến địa phương, tạo môi trường pháp lý cũng như những động lực và điều kiện để thu hút được sự tham gia hưởng ứng của toàn xã hội, nhằm thực hiện tốt Chiến lược Dân số 2001 – 2010 và tiếp tục triển khai thực hiện Chiến lược Dân số và sức khỏe sinh sản gia đoạn 2011 – 2020..

Tuy nhiên do chưa nhận thức được hết tính chất khó khăn, phức tạp và lâu dài của công tác DS-KHHGĐ, ở một số nơi đã có những dấu hiệu của sự chủ quan, thỏa mãn với những thành tích bước đầu trong công tác dân số- kế hoạch hóa gia đình. Có không ít địa phương, chính quyền và cơ quan chức năng đã thể hiện sự thiếu kiên quyết trong khâu tổ chức thực hiện. Chính vì vậy, công tác dân số cũng bộc lộ một số hạn chế. Những hạn chế tiêu biểu có thể kể ra đó là:

Mức sinh ở một số nơi vẫn còn ở mức cao và sự chênh lệch về mức sinh giữa các vùng còn khá lớn. Một thời gian dài chúng ta đã quá chú trọng tới mục tiêu giảm sinh mà chưa thực sự quan tâm tới chất lượng dân số, chất lượng cuộc sống. Các tố chất về thể lực của con người Việt Nam như chiều cao, cân nặng và sức bền còn hạn chế.

Bộ máy quản lý dân số ra đời muộn, chưa ổn định, trình độ của đội ngũ quản lý, triển khai chương trình còn hạn chế.

Những thực tiễn của chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình trên đây cho thấy quy trình hoạch định và ban hành chính sách phải gắn liền với công tác tổ chức thực hiện và giám sát trong thực tiễn mới có thể bảo đảm tính bền vững của chúng.

1.3. Giải pháp và công cụ chính sách

Để thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình bền vững, Đảng và Nhà nước đã coi “kế hoạch hóa gia đình” là trọng tâm của chính sách dân số. Hiện nay và trong tương lai, khi mức sinh đã giảm bền vững dưới mức sinh thay thế, để duy trì mục tiêu “phát triển bền vững”, trọng tâm của chính sách dân số cần phải thay đổi để thích ứng với bối cảnh phát triển mới, như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển việc làm có giá trị cao để tận dụng cơ cấu dân số vàng; phát triển hệ thống giáo dục và y tế phù hợp với cơ cấu dân số thay đổi mạnh mẽ; dân số già và an sinh xã hội; mất cân bằng giới tính khi sinh và hệ lụy đi cùng với nó; di dân và chất lượng cuộc sống.

1.3.1. Điều chỉnh quy mô dân số

* Thực hiện gia đình ít con

Mục tiêu tổng quát:

Thực hiện gia đình ít con, khoẻ mạnh, tiến tới ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý để có cuộc sống ấm no hạnh phúc nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.

* Thực hiện kế hoạch hóa gia đình

Kế hoạch hóa gia đình là sự cố gắng có ý thức của một cặp (hoặc cá nhân) nhằm điều chỉnh số con và khoảng cách sinh con, không chỉ bao hàm việc lựa chọn sử dụng các biện pháp tránh thai mà còn là những cố gắng của các cặp vợ chồng để có thai theo kế hoạch giảm gia sự tăng dân số.

Mục tiêu tổng quát:

“Kế hoạch hoá gia đình là biện pháp chủ yếu để điều chỉnh mức sinh góp phần bảo đảm cuộc sống no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” (Khoản 1 Điều 9 PLDS).

* Khuyến khích sử dụng biện pháp tránh thai

Khuyến khích sử dụng biện pháp tránh thai để ngăn chặn có thai ngoài ý muốn nhằm chủ động về thời gian sinh con, số con sinh và khoảng cách giữa các lần sinh phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, giảm nạo phá thai.

1.3.2. Điều chỉnh cơ cấu dân số

Mục đích, mục tiêu điều chỉnh cơ cấu dân số

Mục đích: Nhà nước điều chỉnh cơ cấu dân số nhằm bảo đảm cơ cấu dân số hợp lý về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, ngành nghề và các đặc trưng khác; bảo vệ và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát triển (Khoản 1 Điều 13 PLDS). Cơ cấu dân số phản ánh đặc trưng nhân khẩu chỉ hợp lý khi cơ cấu dân số theo giới tính, độ tuổi phù hợp với quy luật nhân khẩu học.

Nội dung điều chỉnh cơ cấu dân số:

Việc điều chỉnh cơ cấu dân số được thực hiện thông qua các chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội của cả nước và từng địa phương. Nhà nước có chính sách; cơ quan, tổ chức có biện pháp phát triển các dịch vụ xã hội phù hợp với cơ cấu dân số già trong tương lai (Khoản 2 Điều 13 PLDS).

* Giảm mất cân bằng giới tính khi sinh

Mục đích, mục tiêu giảm mất cân bằng giới tính khi sinh

Mục đích của việc nghiêm cấm lựa chọn giới tính khi sinh là để bảo đảm cân bằng giới tính giữa nam và nữ, bảo đảm cho sự ổn định và phát triển xã hội lành mạnh.

* Bảo vệ các dân tộc thiểu số

Mục đích, mục tiêu bảo vệ các dân tộc thiểu số

Bảo vệ các dân tộc thiểu số là tạo năng lực và cơ hội để đồng bào các dân tộc thiểu số phát triển, nhanh chóng hoà nhập với sự phát triển của xã hội. Tạo cơ hội tiếp cận với giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội và phát triển kinh tế, với chương trình chăm sóc SKSS, KHHGĐ, nâng cao chất lượng cuộc sống.

1.3.3. Phân bố dân cư

Mục đích phân bố dân cư

Mục đích phân bố dân cư là nhằm bảo đảm sự hợp lý giữa dân số và sự phát triển bền vững; phát huy sự năng động, sáng tạo và nhu cầu phát triển của mỗi cá nhân, gia đình; đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.

1.3.4. Chất lượng dân số

Mục đích của nâng cao chất lượng dân số

Nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước (Điểm a Khoản 2 Điều 1 QĐ147/2000/QĐ-TTg). Nâng cao chất lượng dân số là chính sách cơ bản của Nhà nước trong sự nghiệp phát triển đất nước (Khoản 1 Điều 20 PLDS).

1.4. Các chủ thể chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình

Chủ thể chính sách dân số được bắt đầu từ vai trò lãnh đạo của Đảng và sau đó là Quốc hội và Chính phủ bao gồm hệ thống các cơ quan lập, ban hành và thực thi chính sách việc làm như Bộ Y tế, đội ngũ thực thi chính sách dân số là cán bộ công chức – viên chức.

1.5. Thể chế của chính sách Dân số Kế hoạch hóa gia đình

Môi trường thể chế là tổng hợp các nhân tố pháp lý và những điều kiện tác động đến sự tồn tại và vận động của các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế – xã hội nhằm đạt được mục tiêu kinh tế xã hội đặt ra.

Môi trường thể chế chính sách công bao gồm thể chế chính trị, luật pháp, kinh tế, hành chính và bộ máy, đội ngũ cán bộ.

Để thực hiện chính sách dân số tốt hơn trong thời gian sắp tới và trở thành một trong những nội dung quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội tại các địa phương cần phải thực hiện một số nội dung sau:

Thứ nhất, Xây dựng chương trình, kế hoạch và các biện pháp thực hiện công tác dân số

Thứ hai, tổ chức, phối hợp thực hiện công tác dân số giữa các cơ quan nhà nước, đoàn thể nhân dân và các tổ chức, cá nhân tham gia công tác dân số

Thứ ba, tổ chức, quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác dân số

Thứ tư, tổ chức, quản lý và thực hiện tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân thực hiện pháp luật về dân số

Thứ năm, tổ chức bộ máy thực hiện công tác Dân số ổn định

Thứ sáu, hoàn thiện chính sách dân số

1.6. Những nhân tố tác động đến chính sách dân số

1.6.1. Hệ thống chính trị

Đây là yếu tố (văn hóa chính trị, Hiến pháp và hệ thống pháp luật, thể chế chính trị và các bộ phận cấu thành hệ thống chính trị cùng cơ chế hoạt động) chi phối cả nội dung, hình thức và quy trình xây dựng và triển khai chính sách công.

1.6.2. Truyền thông

Công tác truyền thông là các kênh thông tin, phản hồi, phản biện/phản ứng của ý kiến công chúng đối với quá trình chính sách công. Thông qua truyền thông truyền tải được chính sách của Đảng và Nhà nước về KHHGĐ đến mọi đối tượng, tầng lớp, tổ chức trong xã hội để người dân có nhận thức đúng, tự giác thực hiện các mục tiêu, chính sách về DS-KHHGĐ nhằm ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý.

1.6.3. Các yếu tố bên ngoài

Trong quá thực hiện chính sách dân số tại Việt Nam chịu ảnh hưởng không nhỏ vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, tình hình phát triển kinh tế.

Thực hiện chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình từ thực tiễn huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi
Thực hiện chính sách Dân số – Kế hoạch hóa gia đình từ thực tiễn huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi

Chương 2

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN SỐ

KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH TỪ THỰC TIỄN

HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI

2.1 Chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình của tỉnh Quảng Ngãi:

2.1.1. Vấn đề của chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình của tỉnh Quảng Ngãi

A- Vấn đề chính sách DS-KHHGĐ của tỉnh Quảng ngãi

Trong công tác triển khai thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình ở tỉnh Quảng Ngãi được quan tâm, sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng, Chính quyền đóng vai trò rất quan trọng. Sự quan tâm thể hiện ở việc ban hành các văn bản chỉ đạo, hoặc lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, hoặc tham dự các buổi họp triển khai công tác tuyên truyền.

Pháp lệnh ban hành chưa có hướng dẫn thực hiện các cơ quan liên quan và cán bộ làm công tác dân số còn lúng túng trong công tác tham mưu, tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện chính sách dân số làm cho nhận thức sai lệch về Pháp lệnh dân số của một bộ phận cán bộ, công chức viên chức và nhân dân dẫn đến tình trạng sinh con thứ 3 tăng đột biến tốc độ dân số có nguy co tăng cao.

B- Các mục tiêu của chính sách DS – KHHGĐ của tỉnh Quảng Ngãi

+ Mục tiêu giảm sinh: Duy trì vững chắc mức giảm sinh hằng năm, ổn định mức sinh thay thế (2,1 con) để đến năm 2010 quy mô dân số toàn tỉnh đạt dưới 1.350.000 người và dưới 1.550.000 người vào năm 2020..

– Khống chế, giảm thiểu tỷ số giới tính khi sinh ở mức 105 – 110 trẻ trai/100 trẻ gái và duy trì vững chắc tỷ số này từ nay đến năm 2010 và các năm tiếp theo.

– Hạ thấp tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 20% vào năm 2010 và 5% vào năm 2020.

– Hạ thấp tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi xuống còn 30 0/00 vào năm 2010 và dưới 200/00 vào năm 2020.

– Giảm tỷ lệ tử vong mẹ ở mức dưới 60/100.000 ca đẻ sống vào năm 2015 và dưới 50/100.000 ca đẻ sống vào năm 2020.

– Triển khai các mô hình nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ, tinh thần, phấn đấu đạt chỉ số phát triển con người (HDI) bằng mức bình quân của cả nước.

2.1.2. Các giải pháp và công cụ thực hiện chính sách DS-KHHGĐ

– Giải pháp giảm sinh và ổn định quy mô dân số

– Giải pháp nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ, tinh thần; bảo đảm cơ cấu dân số và phân bố dân cư hợp lý

– Giải pháp kiểm soát quy mô dân số, chất lượng dân số vùng biển, đảo và ven biển

– Giải pháp nâng cao chất lượng dân số thông qua truyền thông, vận động nhằm phát hiện, can thiệp sớm tật, bệnh ở thai nhi và sơ sinh

– Giải pháp tiếp tục thực hiện gia đình ít con, khỏe mạnh, tiến tới ổn định quy mô dân số của tỉnh ở mức hợp lý; từng bước nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ, tinh thần; bảo đảm cơ cấu dân số và phân bổ dân cư thích hợp

2.1.3 Các chủ thể thực hiện chính sách DS – KHHGĐ của huyện Bình Sơn

Trong khuôn khổ của việc thực hiện chính sách DS – KHHGĐ ở huyện Bình sơn, ngoài các chủ thể thuộc các cấp lãnh đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ngãi, các chủ thể thuộc huyện Bình Sơn cũng bao gồm các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban ngành và tổ chức chính trị xã hội của huyện. Vai trò của các chủ thể này được thể hiện qua việc ban hành các văn bản hay tổ chức chỉ đạo thực hiện chính sách DS-KHHGĐ trên địa bàn huyện Bình Sơn.

2.2. Tổ chức thực hiện chính sách DS – KHHGĐ tại huyện Bình Sơn

2.2.1. Đánh giá thực hiện các mục tiêu chính sách DS-KHHGĐ

Trong những năm qua nhờ công tác DS-KHHGĐ đã có những chuyển biến tích cực, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của huyện. Để có được kết quả này là do nhận thức của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về công tác DS-KHHGĐ có nhiều thay đổi và đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần ổn định quy mô, cơ cấu dân số, nâng cao chất lượng dân số.

Công tác DS-KHHGĐ đã trở thành một trong những nội dung quan trọng trong chương trình hoạt động của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp.

Chất lượng dân số từng bước được cải thiện. Quy mô và lợi ích của KHHGĐ ngày càng được nhiều người chấp nhận;

2.2.1.1. Về quy mô dân số

Các quy định về “quy mô dân số” đã được huyện Bình Sơn thực hiện với kết quả đáng khích lệ.

Trong khi chưa có Nghị định sửa đổi Điều 10 của PLDS, để khắc phục tình trạng này, ngành dân số Bình Sơn đã tham mưu cho Huyện ủy, UBND huyện chủ động nội dung thực hiện mỗi cặp vợ chồng có từ 1 đến 2 con vào Nghị quyết Đảng bộ huyện lần thứ XXV nhiệm kỳ 2010-2015 và tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện, có biện pháp tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, chú trọng tuyên truyền trong từng nhóm đối tượng đạt kết quả hạ thấp tỷ lệ sinh.

2.2.1.2. Về cơ cấu dân số

Thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, trong những năm qua, nhiều chính sách, giải pháp đã được triển khai trong cộng đồng nhằm ngăn chặn việc lựa chọn giới tính thai nhi, đảm bảo cân bằng giới tính theo quy luật sinh sản tự nhiên, điều chỉnh mức sinh.

2.2.1.3. Về chất lượng dân số

Trong những năm qua Chất lượng dân số thể hiện ở các yếu tố: thể chất, trí tuệ, tinh thần và chỉ số phát triển con người. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 35,6% năm 2000 xuống còn 25,2% năm 2005 và 16,5% năm 2010

2.2.2. Đánh giá các giải pháp/công cụ chính sách DS -KHHGĐ

2.2.2.1. Giải pháp tuyên truyền, vận động, giáo dục

Công tác truyền thông – giáo dục bằng nhiều hình thức: Dưới sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp thấy rõ tầm quan trọng của công tác KHHGĐ là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ của các ban, ngành, đoàn thể trong huyện, công tác tuyên truyền về KHHGĐ đã được đẩy mạnh, nhờ đó đã nâng cao được hiệu quả công tác truyền thông, góp phần nâng cao nhận thức của các nhóm đối tượng tại cộng đồng, ạo được dư luận xã hội về KHHGĐ.

2.2.2.2. Giải pháp tăng cường sử dụng các biện pháp tránh thai:

Mức độ sử dụng biện pháp tránh thai:

Theo số liệu báo cáo trong những năm gần đây, nhờ công tác truyền thông được đẩy mạnh, các BPTT hiện đại mới được đưa vào sử dụng ngày càng nhiều, tỷ lệ người sử dụng các BPTT hiện đại tăng.

Cần tuyên truyền vận động sau rộng và có chuyên đề cụ thể hơn nữa để các đối tượng thực hiện các BPTT nhất là nhóm đối tượng có trình độ thấp.

2.2.3. Đánh giá vai trò các chủ thể thực hiện chính sách DS-KHHGĐ tại huyện Bình Sơn

Bên cạnh những kết quả đạt được như trên còn có những hạn chế trong quá trình triển khai, thực hiện chính sách DS-KHHGĐ tại huyện Bình Sơn, cụ thể:

– Công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy và chính quyền còn thiếu đồng bộ

– Cơ sở vật chất còn hạn chế:

– Tư vấn và kiểm tra sức khỏe trước khi kết hôn được các địa phương triển khai, nhưng chưa thực hiện được.

– Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về dân số còn hạn chế

2.2.4. Đánh giá môi trường thể chế chính sách tại huyên Bình Sơn

Do ngân sách địa phương eo hẹp và sự thiếu một quy chế phân bổ các nguồn lực hợp lý cho nên việc đầu tư nguồn lực tài chính cho công tác DS-KHHGĐ còn rất hạn chế.

Về các thể chế pháp lý, việc xử lý cán bộ, đảng viên vi phạm chính sách dân số chưa thật kiên quyết, mới chỉ xử lý đối với cán bộ, đảng viên. Chưa có chế tài cụ thể đối với người dân vi phạm chính sách dân số. Việc khen thưởng các đối tượng thực hiện tốt các quy định của PLDS của các cấp, các ngành tuy đã quan tâm nhưng chưa được thường xuyên

– Đối với tổ chức bộ máy làm công tác dân số

Với tổ chức bộ máy không ổn định, có rất nhiều khó khăn, thách thức đặt ra trong việc thực hiện PLDS trong mỗi lần chuyển đổi mô hình tổ chức.

2.2.5. Đánh giá các nhân tố tác động đến việc thực hiện chính sách DS – KHHGĐ ở huyện Bình Sơn

Các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương mặc dù đã bắt đầu quan tâm đến chính sách DS-KHHGĐ song chưa thực sự quan tâm đến công tác tổ chức thực hiện nên sự phối hợp hành động giữa các cơ quan chỉ đạo chưa cao, hiệu quả của công tác chỉ đạo chưa thật bền vững.

Sự yếu kém về năng lực của các chủ thể thể hiện ở năng lực của đội ngũ chuyên trách công tác dân số- KHHGĐ chưa cao và chưa chuyên nghiệp

Qua các tỷ lệ người dân trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai, người ta chưa thấy rõ ảnh hưởng của công tác tuyên truyền vận động.

Thực hiện chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình từ thực tiễn huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi
Thực hiện chính sách Dân số – Kế hoạch hóa gia đình từ thực tiễn huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi

Chương 3

HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH DÂN SỐ

KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

3.1. Nhu cầu, mục tiêu, định hướng hoàn thiện chính sách DS-KHHGĐ

3.1.1. Dự báo tình hình và nhu cầu hoàn thiện chính sách

* Về chất lượng dân số

Chất lượng dân số tuy được nâng lên nhưng một số dịch vụ để góp phần nâng cao chất lượng dân số còn hạn chế. Chất lượng dân số còn thấp: tỷ lệ hộ nghèo cao, tuổi bình quân thấp so với toàn quốc, tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS và tỷ lệ nghiện chích ma túy cao, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vẫn còn tồn tại ở vùng đồng bằng dân tộc thiểu số…

* Quy mô dân số

Việt Nam là Quốc gia có quy mô dân số lớn, mật độ dân số cao, tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nhiều có nguy cơ tỷ lệ sinh cao có thể tăng trở lại.

Tình trạng di dân diễn ra với cường độ tăng nhanh và diễn biến phức tạp về mục đích, thời gian, địa điểm, hướng di dân.

* Về cơ cấu dân số

Lực lượng lao động ở nước ta là “thừa thầy thiếu thợ” hoặc thầy không ra thầy, thợ không ra thợ mà hậu quả là do tâm lý thích học đại học, sính bằng cấp, không thích học nghề…

* Về thể chế

Các văn bản quy phạm Pháp luật về dân số có tính ổn định thấp cũng gây ra nhiều khó khăn cho việc tổ chức thực hiện. Đồng thời, tổ chức bộ máy không ổn định, luôn thay đổi dẫn đến biến động về nhân sự và làm cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân số có tâm lý dao động, không yên tâm công tác.

3.1.2. Mục tiêu hoàn thiện chính sách

Việc hoàn thiện chính sách DS – KHHGĐ là vấn đề hết sức cần thiết trong việc nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng SKSS, duy trì mức sinh thấp hợp lý, giải quyết tốt những vấn đề về cơ cấu dân số và phân bố dân số cần được quan tâm, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

3.1.3. Quan điểm và định hướng hoàn thiện chính sách Dân số

3.1.3.1. Quan điểm hoàn thiện chính sách DS

– Chính sách DS-KHHGĐ phải góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nước nhưng phải đảm bảo tính bền vững.

– Chính sách DS-KHHGĐ phải góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất.

– Chính sách DS-KHHGĐ phải phát huy được sức mạnh của công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho người dân với sự mở rộng việc cung cấp và không ngừng nâng cao chất lượng của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

– Chính sách DS-KHHGĐ phải chú ý đến việc tổ chức và đào tạo chuyên môn cho đội ngũ cán bộ chuyên trách về công tác nảy ở địa phương và có chế độ đãi ngộ xứng đáng để họ yên tâm và tận tình với công việc.

– Chính quyền địa phương cần có các cán bộ chuyên trách để theo dõi công tác DS-KHHGĐ ở địa phương để kịp thời có những giải pháp can thiệp khi cần thiết.

3.1.3.2. Định hướng hoàn thiện chính sách

Cần tập trung hoàn thiện các phương tiện truyền thông DS – KHHGĐ

Kịp thời thông tin cho các cấp lãnh đạo

Đa dạng hóa các chủ thể và phương tiện để nâng cao hiệu quả các hoạt động truyền thông

Tăng cường giáo dục DS – KHHGĐ, SKTD, giới và bình đẳng giới trong và ngoài nhà trường.

Đổi mới và nâng cao chất lượng truyền thông giáo dục:

3.1.3.3. Dịch vụ dân số và sức khỏe sinh sản

Nâng cao chất lượng dịch vụ DS – KHHGĐ; tổ chức cung cấp dịch vụ sàng lọc bệnh, tật trước sinh và sơ sinh; tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ SKSS và KHHGĐ, đặc biệt là các gói dịch vụ thiết yếu, đảm bảo quyền sinh sản và đáp ứng nguyện vọng của mọi đối tượng, tiến tới xóa bỏ cách biệt giữa các vùng, miền, các nhóm dân cư.

Kiện toàn mạng lưới cung cấp dịch vụ DS – KHHGĐ

Nâng cao chất lượng dịch vụ

Chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe trẻ em

Hoàn thiện hệ thống hậu cần PTTT và hàng hóa SKSS

Mở rộng cung cấp các dịch vụ tư vấn và kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân, sàng lọc trước sinh và sơ sinh.

3.2. Các giải pháp hoàn thiện chính sách

3.2.1. Hoàn thiện thể chế chính sách

Để đảm bảo thực hiện chính sách Dân số, đặc biệt là chiến lược dân số và chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011 – 2020, Đảng và Nhà nước cần phải hoàn thiện thể chế của chính sách cụ thể đối với từng nhóm đối tượng, từng vùng, từng địa phương trên cơ sở phát huy những lợi thế của địa phương phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội để tuyên truyền khuyến khích vận động đối tượng thực hiện chính sách.

3.2.2. Hoàn thiện giải pháp và công cụ chính sách.

– Kết hợp đồng bộ, hiệu quả giữa vận động, giáo dục, truyền thông chuyển đổi hành vi, cung cấp dịch vụ dự phòng tích cực, chủ động, công bằng, bình đẳng và chế tài kiên quyết, hiệu quả đối với các đơn vị, cá nhân hoạt động dịch vụ vi phạm các quy định về chẩn đoán và lựa chọn giới tính thai nhi.

– Tăng mức đầu tư từ ngân sách nhà nước, tích cực tranh thủ các nguồn viện trợ và huy động sự đóng góp của nhân dân; ưu tiên nguồn lực cho vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng ven biển và hải đảo.

– Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền; nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước; huy động sự tham gia của toàn xã hội; tiếp tục kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy để thực hiện có hiệu quả công tác dân số.

3.2.3. Nâng cao năng lực chủ thể chính sách

– Đối với Đảng, Nhà nước

Tiếp tục hoàn thiện năng lực lãnh đạo, chỉ đạo các địa phương thực hiện chính sách Dân số – KHHGĐ. Ban hành, sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tiễn; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trực tiếp hoặc gián tiếp điều chỉnh các vấn đề DS – KHHGĐ.

– Đối với Tổng cục DS-KHHGĐ

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý công tác DS -KHHGĐ

Tăng cường và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về DS – KHHGĐ trên cơ sở hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách, kế hoạch; nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ; làm tốt việc giám sát, kiểm tra, thanh tra thực hiện pháp luật, chính sách, chương trình, kế hoạch về DS – KHHGĐ ở tất cả các cấp.

– Đối với các ban ngành liên quan

Xã hội hóa trong thực hiện công tác DS – KHHGĐ

Huy dộng sự tham gia của cộng đồng dân cư, cá nhân và các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp vào công tác DS – KHHGĐ. Quy định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của các cơ sở cung cấp dịch vụ.

Phối hợp liên ngành

Tăng cường phối hợp liên ngành trong thực hiện công tác DS – KHHGĐ từ Trung ương tới cơ sở, đặc biệt là giữa các ngành, lĩnh vực có liên quan mật thiết đến các mục tiêu và giải pháp.

Hợp tác quốc tế

Chủ động tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về DS – KHHGĐ nhằm trao đổi, học tập kinh nghiệm, tuyên truyền, quảng bá chính sách DS – KHHGĐ của Việt Nam và cộng đồng quốc tế, những nỗ lực và thành tựu đạt được trong lĩnh vực DS – KHHGĐ.

– Tăng cường nguồn lực chính sách

Đa dạng hóa nguồn lực tài chính đầu tư cho công tác DS, SKSS và từng bước tăng mức đầu tư

Quản lý điều phối nguồn lực tài chính

– Những giải pháp khác.

Đào tạo và tập huấn

Nâng cao năng lực và tổ chức thực hiện các nghiên cứu khoa học

KẾT LUẬN

Công tác dân số luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, coi đó là nhiệm vụ quan trọng của chiến lược phát triển đất nước. Bước vào những năm đầu tiên của thế kỷ 21 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược dân số Việt Nam 2001-2010 và chiến lược quốc gia về CSSKSS 2001-2010. Song song đó là những chính sách, chương trình DS-KHHGĐ đã được triển khai rộng khắp nhằm thực hiện mục tiêu và các giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng dân số, cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và giảm tỷ lệ gia tăng dân số. Những hoạt động đó đã thu được nhiều thành quả to lớn về mục tiêu dân số và phát triển. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều tồn tại khó khăn và thách thức cần được giải quyết nhất là chất lượng dân số và tỷ lệ sinh con thứ 3 đang có xu hướng gia tăng.

Bằng lý luận thực tiễn và qua nghiên cứu thực tế đề tài: Thực hiện chính sách Dân số – Kế hoạch hóa gia đình từ thực tiễn huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi đã giúp cho chúng ta thấy tình hình gia tăng dân số đã có nhiều tác động ảnh hưởng đên sự phát triển kinh tế xã hội.

Với những kiến thức đã tiếp thu được trong quá trình học tham khảo tài liệu và khảo sát thực tế trong quá trình thực hiện luận văn trên cơ sở thực tế tại địa phương, học viên đưa ra một số giải pháp để công tác thực hiện chính sách dân số – Kế hoạch hóa gia đình tại huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi sẽ đạt được nhiều thành tựu hơn trong thời gian đến.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\LUAT HINH SU DOT 2\CHINH SACH CONG\VO THI ANH THO)A\SAU BAO VE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *