Thiết kế quy trình phân tích Alpha Lipoic Acid trong một số thực phẩm chức năng

Thiết kế quy trình phân tích Alpha Lipoic Acid trong một số thực phẩm chức năng

Thiết kế quy trình phân tích Alpha Lipoic Acid trong một số thực phẩm chức năng

1. Tính cấp thiết của đề tài

Chất lượng thực phẩm chức năng là một vấn đề cần phải được quan tâm bởi vì được sử dụng trực tiếp vào trong cơ thể con người. Nếu thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng, không đảm bảo nguồn gốc thì có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Trong khi “Thuốc” có những quy định rất chặt chẽ như cần phải ghi rõ nguyên liệu, công dụng và luật định, sự chuyển hóa trong cơ thể, đào thải ra sao, tác dụng phụ, hàm lượng… thì thực phẩm chức năng lại không có những yêu cầu khắt khe. Do vậy, việc sản xuất thực phẩm chức năng trở nên dễ dàng hơn, nhất là trong khâu đăng ký sản xuất hay các khâu kiểm định chất lượng.

Trong thời gian qua, việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa đăng ký bản công bố với cơ quan quản lý, đặc biệt kinh doanh qua mạng điện tử có chiều hướng diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng, gây bức xúc với xã hội.

Ngày 19/06/2018, Thử tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 17/CT-TTg về việc “Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyển”.

Hiện nay trong thị trường có nhiều loại thực phẩm chức năng có thành phần chính là Alpha Lipoic Acid (ALA). Tuy nhiên chất lượng của các sản phẩm là vấn đề cần quan tâm chính vì vậy cần có phương pháp tối ưu để phân tích định lượng hàm lượng hoạt chất trên trong sản phẩm. Trong đó hầu như các quy trình phân tích chỉ được tham khảo từ các tiêu chuẩn và các kênh nước ngoài. Các hệ thống TCVN; QCVN; Dược Điển Việt Nam; Dược Điển Anh… hiện tại chưa thấy có quy trình chính thức về phân tích chất lượng Alpha Lipoic Acid và chưa tìm ra các bài báo khoa học ở Việt Nam nói về việc xây dựng quy trình và tối ưu điều kiện chiết xuất phân tích ALA trong thực phẩm chức năng. Các quy trình phân tích ở Việt nam chỉ là các quy trình nội bộ cho nên điều kiện phân tích thiết bị hóa chất khác nhau, và chưa được đánh giá tối ưu theo điều kiện phân tích. Chính vì vậy cần xây dựng và áp dụng các phương pháp đánh giá và tối ưu để hoàn thiện quy trình phân tích này.

Ngoài ra thực trạng nhu cầu về quản lý trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi cần tìm hiểu về chất lượng các sản phẩm thực phẩm chức năng, đặc biệt là những hoạt chất mới, những hoạt chất đáng quan tâm và được sử dụng nhiều như ALA.

Với những lý do và các vấn đề thực tiễn trên tôi xin được lựa chọn đề tài “Thiết kế quy trình phân tích Alpha Lipoic Acid trong một số thực phẩm chức năng”.

2. Mục tiêu nghiên cứu:

1. Xây dựng và đánh giá được quy trình phân tích ALA trong một số thực phẩm chức năng, quy trình này phải tối ưu và phân tích được hầu hết các mẫu thực phẩm chức năng có chứa ALA trên thị trường.

2. Từ quy trình đã xây dựng lập hướng dẫn phương pháp ở cơ quan đơn vị để phân tích các mẫu nghiên cứu có trên địa bàn.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

– Thực phẩm chức năng có chứa ALA trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

– Sắc ký lỏng cao áp HPLC.

4. Phương pháp nghiên cứu:

– Nghiên cứu lý thuyết.

– Phân tích dữ liệu.

– Xây dựng quy trình.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:

– Xây dựng và lựa chọn quy trình phân tích, lựa chọn các thông số và điều kiện quy trình phân tích.

– Xây dựng và tối ưu được quy trình xử lý mẫu phân tích

– Xây đựng quy trình và đánh giá quy trình phân tích. Sau đó tiến hành thực hiện phân tích đối chứng về quy trình với các phòng thí nghiệm khác nhau.

– Phân tích một số mẫu đối chứng trên địa bàn.

6. Cấu trúc của luận văn:

Cấu trúc luận văn gồm các Chương sau:

– Chương 1: Tổng quan

– Chương 2: Đối tượng, hóa chất, thiết bị và phương pháp nghiên cứu

– Chương 3: Thực nghiệm và thảo luận

– Chương 4: Kết luận

TỔNG QUAN

Khái quát về thực phẩm chức năng

Định nghĩa về thực phẩm chức năng

Phân loại thực phẩm chức năng

Yêu cầu kiểm nghiệm của thực phẩm chức năng [3]

Tổng quan về Alpha Lipoic Acid

Cấu tạo và tính chất lý hóa

Công dụng đối với sức khỏe

Sản xuất Ala trong công nghiệp [18]

Tổng quan về sắc ký lỏng HPLC [1]

Hệ thống bơm

Bộ phận tiêm mẫu

Pha tĩnh

Pha động

Detector

Các thông số trong sắc ký lỏng hiệu năng cao

Thiết kế quy trình phân tích Alpha Lipoic Acid trong một số thực phẩm chức năng
Thiết kế quy trình phân tích Alpha Lipoic Acid trong một số thực phẩm chức năng

ĐỐI TƯỢNG, HÓA CHẤT, THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu và đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các mẫu thực phẩm chức năng bao gồm: các nền mẫu tự tạo, các nền mẫu dùng để xây dựng quy trình thẩm định và các mẫu lưu hành trên thị trường có thành phần và thể chất phức tạp, tiêu chí phân tích đa dạng.

Cụ thể là:

Viên nén Webber naturals Alpha-Lipoic Acid 100mg

Viên nén Alpha-Lipoic Acid 300mg

Swanson Alpha Lipoic Acid 50mg

Ngoài ra còn có 3 nền mẫu đặc trưng dùng để phân tích và nghiên cứu đánh giá quy trình theo yêu cầu của ISO 17025-2017 mà trong đó cụ thể AGL 03 yêu cầu bổ sung để công nhận các phong thử nghiệm lĩnh vực hóa (Văn phòng công nhận chất lượng BOA) thì đối với các mẫu thực phẩm bảo vệ sức khỏe bào chế dưới dạng thuốc thì xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp trên các dạng bào chế: Bào chế dạng rắn, lỏng, thân dầu/ưa dầu, cốm…. .Ở đây ta chọn 03 dạng bào chế thường gặp nhất đối với hoạt chất Alpha Lipoic Acid bao gồm:

Nền mẫu 1: Dung dịch tiêm truyền Thiotic acid 300mg/12ml (nền mẫu ALA dạng lỏng).

Nền mẫu 2: Viên nén Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Alpha Lipoic Acid 600mg (nền mẫu ALA dạng rắn).

Nền mẫu 3: Thực phẩm chức năng Omega 3-4-6, Alpha Lipoic Acid 780mg (nền mẫu ALA ưa dầu).

Nội dung nghiên cứu

Để thực hiện nghiên cứu phân tích ALA trong thực phẩm chức năng, quy trình nghiên cứu được thực hiện như sau:

Sử dụng hệ thống phân tích Sắc ký lỏng tiến hành nghiên cứu. Khảo sát các thông số HPLC, đưa ra quy trình và tiến hành xác định ALA bằng HPLC. Lựa chọn quy trình phân tích, lựa chọn các thông số và điều kiện quy trình phù hợp nhất. Mục đích sao cho pic sắc ký lỏng tách tốt nhất, có độ phân giải cao nhất.

Thực hiện mô hình quy hoạch và tối ưu hóa thực nghiệm trên nền mẫu thêm chuẩn, từ đó đưa ra các thông số tối ưu nhất cho quá trình chiết tách ALA trên các nền mẫu thực phẩm. Nhằm mục đích chiết tách sản phẩm được tối đa và mức độ chiết cao nhất.

Xây đựng quy trình và đánh giá quy trình phân tích. Sau đó tiến hành thực hiện phân tích đối chứng về quy trình với các phòng thí nghiệm khác nhau.

Khảo sát một số mẫu thực phẩm chức năng theo quy trình đã tối ưu.

Mục tiêu nghiên cứu

Xây dựng được quy trình phân tích ALA trong một số thực phẩm chức năng, quy trình này phải tối ưu và phân tích được hầu hết các mẫu thực phẩm chức năng có chứa ALA trên thị trường.

Quy trình đã xây dựng được đánh giá theo ISO 17025:2017 từ đó được đưa vào quy chuẩn trong phòng thí nghiệm.

Chất chuẩn, dung môi, hóa chất

Chất chuẩn

Chất chuẩn sử dụng trong nghiên cứu gồm có:

Alpha Lipoic Acid (Hàm lượng: 99,0 %; Nơi sản xuất: Trung Quốc; Hạn dùng: 03/2021; Đã kiểm tra và thực hiện nối chuẩn)

Alpha Lipoic Acid (Hàm lượng: 99,9%; Viện An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm Quốc Gia).

Dung môi, hóa chất

Một số dung môi, hóa chất khác được sử dụng trong nghiên cứu gồm có:

Acetonitrile (Merck; Lô: K49707491; Hạn dùng: 30/11/2020).

Acid phosphoric 85% (Trung Quốc).

Acid sulfuric đậm đặc 95% (Prolabo; Lô: 17J44013; Hạn dùng: 20/11/2022).

Methanol HPLC (Merck; Lô: I0916118; Hạn dùng: 30/9/2020).

Ethanol Absolution (Prolabo; Lô: 17K074009; Hạn dùng: 03/11/2022).

NaOH (Prolabo; Lô: 17E4110; Hạn dùng: 05/2020).

Tetrahydrofuran (Prolabo; Lô: 14L090500; Hạn dùng: 12/2019).

Acid Formic 98-100% (Merck; Lô: S5779554; Hạn dùng: 30/04/2021).

Acid Acetic 100% (Prolabo; Lô: 17E034008; Hạn dùng: 03/2022).

Ethylenglycol (Trung Quốc).

Acetanilid (Merck; Lô: S6921344; Hạn dùng: 31/07/2019).

Saccharose (Merck; Lô: K47396387; Hạn dung: 31/01/2020).

Tinh bột (Trung Quốc).

Dầu thực vật.

Thiết bị, dụng cụ

Các thiết bị dụng cụ theo quy định và yêu cầu của ISO 17025 – 2017 và được Viện kiểm nghiệm thuốc TW và các công ty hiệu chuẩn và bảo trì gồm:

Máy sắc ký lỏng hiệu nâng cao (Model: U-3000; Nơi sản xuất: Dionex)

Máy sắc ký lỏng hiệu nâng cao (Model: D7000; Nơi sản xuất: Hitachi)

Cân phân tích 4 số lẻ (Model: ML 204/01; Nơi sản xuất: Thụy sĩ)

Bể điều hòa nhiệt độ (Model: 1,5HP; Nơi sản xuất: LG)

Nồi cách thủy (Model: WNB145; Nơi sản xuất: Đức)

Máy li tâm (Model: Z206A; Nơi sản xuất: Đức)

Bể siêu âm (Model: Elma; Nơi sản xuất: Anh)

Giấy lọc, màng lọc 0,45μm

Bếp điện, nhiệt kế thủy tinh

Dụng cụ thủy tinh chính xác cấp A (Pipet; bình định mức)

Dụng cụ thủy tinh (Bình gạn; cốc có mỏ)

Phương pháp nghiên cứu

Xác định nồng độ ALA trong các mẫu bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC

Quy hoạch và tối ưu hóa thực nghiệm

Khái niệm về quy hoạch thực nghiệm

Khái niệm về tối ưu hóa

Các bước quy hoạch và tối ưu hóa thực nghiệm [9]

Xác nhận giá trị của phương pháp

Độ đặc hiệu

Khoảng tuyến tính và đường chuẩn

Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng

Đánh giá độ chụm của phương pháp

Đánh giá độ đúng của phương pháp

Đánh giá độ không đảm bảo đo

THỰC NGHIỆM VÀ THẢO LUẬN

Khảo sát và lựa chọn điều kiện đo sắc ký lỏng

Các thông số và điều kiện khảo sát

Kết quả khảo sát cột sắc ký lỏng

Khi chạy trên chạy mẫu thuốc và thực phẩm chức năng tại nơi nghiên cứu thấy cột C18 tách tốt hơn C8 nên ta chọn cột các loại cột C18 để khảo sát.

Trong quá trình nghiên cứu và thực nghiệm lâu dài, nhận thấy Cột Purospher Star RP-18e (5μm; 250 x 4.6mm) thích hợp để nghiên cứu các hoạt chất mới và khả năng đáp ứng pic, tách của cột tốt. Ngoài ra quá trình nghiên cứu trên thực phẩm chức năng nhiều thành phần nên ưu tiên chọn cột dài để thời gian rửa giải lâu hơn và khả năng tách được nhiều chất hơn.

Kết quả khảo sát pha động sắc ký lỏng

Lựa chọn nồng độ acid H3PO4 0,025M: Dựa vào kết quả các sắc ký đồ pic ALA ở nồng độ H3PO4 0,025M cho các nghiên cứu tiếp theo vì tại nồng độ này nằm trong khoảng giới hạn cho phép của cột, pic sắc ký rõ nét, cân đối, ít tốn thời gian phân tích và dung môi pha động.

Lựa chọn thành phần pha động: Tỷ lệ ACN càng lớn thì thời gian lưu càng ngắn, hệ số tách càng nhỏ, pic đẹp cân đối, hiện tượng kéo đuôi giảm dần. Tuy nhiên nếu tỷ lệ ACN từ 50% trở lên thì hệ số tách quá nhỏ, các pic không rời nhau. Trong khi đó tỷ lệ ACN từ 30% trở xuống pic tách chậm, chân đường nền bị giãn dễ gây sai số và thời gian phân tích kéo dài không lợi ích về kinh tế. Thường trong thực phẩm, thực phẩm chức năng hay có các tạp chất nên chọn hỗn hợp dung môi pha động sao cho thời gian lưu tương đối để tách tốt và pic sắc ký đẹp. Trong các điều kiện pha động trên nhận thấy tỉ lệ ACN: 0,025M H3PO4 (40:60), (v/v) là phù hợp nhất. Khi đó pic chuẩn có hệ số đối xứng là 1,13; số đĩa lý thuyết là 3474 là phù hợp.

Kết quả khảo sát bước sóng

Qua thực nghiệm nhận thấy ở bước sóng 208nm cho tín hiệu phân tích tốt nhất, kết quả phân tích từ đường chuẩn ở trong khoảng nồng độ chuẩn làm việc đạt có hệ số slope lớn nhất (Hệ số này càng cao thì giới hạn định lượng và khả năng phát hiện càng tốt) và hệ số tương quan R2 cao nhất so với các bước sóng còn lại.

Đường chuẩn của ALA ở 208nm: Y = 77,6744X + 0,4220; r2 = 0,9971

Đường chuẩn của ALA ở 215nm: Y = 69,4275X + 0,4624; r2 = 0,9969

Đường chuẩn của ALA ở 218nm: Y = 64,3109X + 0,3507; r2 = 0,9967

Đường chuẩn của ALA ở 220nm: Y = 59,9417X + 0,3269; r2 = 0,9967

Kết quả khảo sát tốc độ dòng

Khi chạy với tốc độ dòng 1,5 ml/min với hệ pha động trên cho ra pic sắc ký có thời gian lưu khoảng 8 – 9 phút, ở thời gian này hầu hết các pic tạp đã tách hết nên ta chọn để tốn ít thời gian phân tích hơn. Trong trường hợp mẫu phức tạp bị dính pic chồng pic có thể giảm tốc độ dòng để tách các chất ra theo yêu cầu.

Quy trình và kết quả lựa chọn điều kiện HPLC sau khảo sát

Quá trình khảo sát và nghiên cứu trên đây cho được các thông số về quy trình sắc ký HPLC để xác định nồng độ ALA là như sau:

Cột tách: RP-18e (5μm; 250 x 4.6mm)

Hệ pha động: ACN: H3PO4 0,025M (40:60), (v/v)

Bước sóng: 208nm

Thể tích tiêm: 20µl

Tốc độ dòng: 1,5ml/min

Nhiệt độ cột: Lựa chọn 30oC (Chọn ở nhiệt độ này là nhiệt độ phòng nhằm tạo sự ổn định cho quá trình phân tích mẫu).

Kết quả khảo sát và tối ưu điều kiện xử lý mẫu trên Modde 5

Các yếu tố khảo sát

Các mức yếu tố cần khảo sát trên Modde 5

Tổ chức thí nghiệm trực giao cấp 2 [9]

Phương án thí nghiệm và kết quả phân tích mẫu Modde 5

Đánh giá thông số quy hoạch thực nghiệm

Tỷ lệ và tương quan của các hệ số hồi quy

Hệ số và kết quả kiểm tra các hệ số phương trình hồi quy

Tối ưu hóa thực nghiệm

Sau khi kiểm tra phương trình hồi quy phù hợp với mô hình thực nghiệm ta tiến hành tối ưu hóa thực nghiệm ở mục Optimzer. Hàm mục tiêu ở đây là quá trình chiết xuất ra lượng (mg/g) ALA trong mẫu là lớn nhất, do đó chọn Maximize ở mục Criteria và chạy chương trình tối ưu để ra kết quả.

Tối ưu hóa thực nghiệm

Đánh giá kết quả tối ưu

Kết quả tối ưu và quy hoạch thực nghiệm cho thấy ở điều kiện: Dung môi ACN 63%, nhiệt độ siêu âm ở 43oC và thời gian siêu âm là 52 phút là cho lượng chiết xuất mẫu tốt nhất, tiết kiệm được dung môi và thời gian, chi phí.

Tiến hành thực hiện 3 thí nghiệm lặp lại để kiểm tra kết quả quá trình quy hoạch và tối ưu thực nghiệm.

Kiểm tra lại quá trình quy hoạch và tối ưu hóa thực nghiệm

STTDung môi ACN (%)Nhiệt độ (oC)Thời gian siêu âm (Min)(mg/g) ALA trong mẫu% Thu hồi
1634352501.346100.2692
2634352500.827100.1654
3634352500.938100.1876
Trung bình501.037100.2074

Kết quả trên cho thấy quá trình quy hoạch và tối ưu hóa thực nghiệm là phù hợp và đạt yêu cầu. Toàn bộ 3 kết quả chiết xuất đều cho thấy hàm lượng ALA trong mẫu đã được chiết xuất hoàn toàn. Kết quả thu hồi đáp ứng được yêu cầu phụ lục F của AOAC là đối hàm lượng mẫu phân tích của phương pháp từ 10% đến 100%; thu hồi phải nằm trong khoảng 98 ÷ 102%.

Từ kết quả trên, có thể kết luận điều kiện xử lý tối ưu là: Tỷ lệ dung môi ACN:H2O 63:37 (v/v), nhiệt độ là 43oC và thời gian siêu âm là 52 phút.

Và quy trình xử lý mẫu phù hợp là: Cân lượng mẫu thử tương ứng khoảng 100mg ALA vào bình nón 250ml, thêm khoảng 5ml NaOH 0,1N, lắc đều. Thêm khoảng 70ml ACN:H2O (63:37) (v/v), điều chỉnh nhiệt độ bể siêu âm 43oC và siêu âm trong 52 phút. Sau đó chuyển toàn bộ mẫu vào bình định mức 100ml, định mức bằng dung dịch ACN:H2O (63:37); (v/v) tương ứng, lắc đều và lọc. Hút chính xác 5,0ml dung dịch này cho vào bình định mức 50ml, định mức bằng nước cất và lắc đều.

Đánh giá quy trình phân tích Ala

Kết quả tính đặc hiệu

Sắc ký đồ nền mẫu trắng

Sắc ký đồ nền mẫu chuẩn ALA nồng độ 0,1mg/ml

Sắc ký đồ nền mẫu 1

Sắc ký đồ nền mẫu 2

Sắc ký đồ nền mẫu 3

Phổ UV-Vis của dung dịch chuẩn và các nền mẫu thử

Qua các kết quả trên nhận thấy:

Sắc ký đồ của dung dịch chuẩn xuất hiện pic rõ ràng cho ra thời gian lưu của ALA: 8,740min. Sắc ký đồ của các mẫu nền 1, 2, 3 cho thời gian lưu của ALA lần lượt là: 8,623min, 8,683min; 8,703min. Như vậy, độ lệch thời gian lưu giữa các nền mẫu thử so với chuẩn không quá 5% là đạt yêu cầu cho phép ở các máy phân tích HPLC.

Trên sắc ký đồ của mẫu thử pic của ALA tách hoàn toàn khỏi các pic khác có trên nền mẫu thử 1,2,3.

Sắc ký đồ của dung dịch mẫu trắng không xuất hiện pic ở trong khoảng thời gian lưu tương ứng với thời gian lưu của chất chuẩn.

Pic của chất cần phân tích trong sắc ký đồ của dung dịch thử phải tinh khiết được xem thông qua phổ UV-Vis của mẫu nền thử và mẫu chuẩn phù hợp với yêu cầu. Theo mục 3.1.1.3 khảo sát bước sóng đã giải thích rõ về phổ UV-Vis, theo đó phổ của chuẩn và các nền mẫu thử có độ tinh khiết tốt với độ phù hợp điều trên 999.

Các kết quả trên cho thấy độ đặc hiệu của phương pháp phân tích ALA là phù hợp.

Kết quả khoảng nồng độ tuyến tính

Bảng kết quả phân tích và độ chệch đường chuẩn

STTNồng độ ALA (mg/ml)Diện tich pic ALACt

(Cobs)

% Δi

(Bias)

10,05083,98800,0505-0,5568
20,08136,38080,0812-0,1138
30,10167,98760,10180,2130
40,203315,96200,20410,3920
50,254119,81080,2535-0,2511
Phương trình đường chuẩn: Y = 77,9660X + 0,0494

Phương trình hồi quy tuyến tính ALA

Kết quả khảo sát độ tuyến tính ta được phương trình hồi quy: Y = 77,9660X + 0,0494 với hệ số tương quan R2 = 1,000 (0,99 ≤ R2 ≤ 1). Nhận thấy phương trình có tính tương quan rõ rệt.

Phương trình hồi quy có độ chệch từng điểm chuẩn nằm trong khoảng từ -0,25% đến 0,39% nằm trong khoảng ± 15%, nên phương trình hồi quy này đạt yêu cầu trong phương pháp phân tích.

Kết quả giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ)

Bảng kết quả xác định LOD, LOQ

Nồng độ ALA

(mg/L)

LầnChiều cao pic

(H = S)

Chiều cao nhiễu (h = 2N)S/N
0,5010,1390,0942,957
20,1300,0952,737
30,1350,0942,872
40,1340,0922,913
1,0010,3200,0966,666
20,3340,0927,261
30,3200,0946,809
40,3120,0936,710
1,5010,4710,09310,129
20,4680,0969,750
30,4750,09410,106
40,4800,09310,322

Từ bảng trên cho thấy:

Giới hạn phát hiện LOD của phương pháp: 0,50ppm với hệ số S/N nằm trong khoảng từ 2,737 đến 2,957 phù hợp với yêu cầu S/N = 3.

Giới hạn định lượng của phương pháp LOQ là 1,50ppm với hệ số S/N nằm trong khoảng từ 9,750 đến 10,322 phù hợp với yêu cầu S/N = 10.

Sắc kí đồ ALA ở nồng độ 1,50ppm

Kết quả độ chụm

Kết quả độ lặp lại

Kết quả thu được cho thấy:

Nền mẫu 1: HorRat = 0,4248; nằm trong khoảng 0,3 – 1,3 đáp ứng được yêu cầu về độ lặp lại của phương pháp.

Nền mẫu 2: HorRat = 0,8931; nằm trong khoảng 0,3 – 1,3 đáp ứng được yêu cầu về độ lặp lại của phương pháp.

Nền mẫu 3: HorRat = 0,9969; nằm trong khoảng 0,3 – 1,3 đáp ứng được yêu cầu về độ lặp lại của phương pháp.

Kết quả Độ tái lặp nội bộ :

Kết quả thu được cho thấy:

Nền mẫu 1: %RSD của 2 KNV = 0,6037 < %RSD Howritz = 3,4817 nên phương pháp đạt yêu cầu của độ tái lặp nội bộ.

Nền mẫu 2: %RSD của 2 KNV = 0,5903 < %RSD Howritz = 2,0634 nên phương pháp đạt yêu cầu của độ tái lặp nội bộ.

Nền mẫu 3: %RSD của 2 KNV = 0,8599 < %RSD Howritz = 1,5727 nên phương pháp đạt yêu cầu của độ tái lặp nội bộ.

Kết quả độ đúng

Đạt yêu cầu phụ lục F AOAC

Kết quả đánh giá độ không đảm bảo đo

Kết quả thu được cho thấy độ không đảm bảo đo này là phù hợp, thông thường đối với các mẫu thuốc các phòng thí nghiệm thường thì độ không đảm bảo đo < 2% thì được cho là tốt.

Nền mẫu 1 : (mg/ml) ALA = 25,1341 ± 0,2634 mg/ml.

Nền mẫu 2 : (mg/ml) ALA = 812,7983 ± 8,2945 mg/g.

Nền mẫu 3 : (mg/ml) ALA = 333,8059 ± 4,9627 mg/g.

Đánh giá phương pháp bằng so sánh liên phòng

Kết quả ở bảng dưới cho thấy: Phòng thí nghiệm số 42 phân tích mẫu cho ra kết quả 21,4g/100g (Hệ số Z’- score = 1,56) nên phương pháp phân tích xây dựng trên đạt yêu cầu của chương trình thử nghiệm thành thạo và không có sự khác biệt giữa các phòng thí nghiệm.

Phân tích một số mẫu lấy trên địa bàn

Kết quả phân tích ALA trong các mẫu lấy trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

STTMẫu phân tíchKết quả

(mg/viên)

Kết quả so với hàm lượng nhãn (%)
1Viên nén Webber naturals Alpha-Lipoic Acid 100mg97,85mg ± 0,99mg97,85
2Viên nén Alpha-Lipoic Acid 300mg287,33mg ± 2,93mg95,78
3Swanson Alpha Lipoic Acid 50mg45,29mg ± 0,46mg90,58
4Dung dịch tiêm truyền Thiotic acid 300mg/ ống 12ml302,40mg ± 3,14mg100,67
5Viên nén Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Alpha Lipoic Acid 600mg598,52mg ± 6,10mg99,75
6Thực phẩm chức năng Omega 3-4-6, Alpha Lipoic Acid 780mg338,30mg ± 5,03mg86,74

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trong quá trình thực nghiệm đã đạt được các kết quả sau:

Xây dựng thiết kế quy trình xác định Alpha Lipoic Acid và lựa chọn được các thông số tối ưu về điều kiện sắc kí lỏng. Quy trình được xây dựng được đánh giá theo yêu cầu của hệ thống ISO 17025:2017

Quy trình xây dựng được có thể phân tích hầu hết các mẫu thực phẩm chức năng ALA có trên địa bàn.

Quy trình trên đã được xây dựng và đưa vào tài liệu hướng dẫn phương pháp ở cơ quan đơn vị.

Với các kết quả thu được, tác giả nghiên cứu có một số kiến nghị sau:

Phương pháp xây dựng thể hiện đặc trưng trên 03 nền mẫu chính theo hướng dẫn của AGL 03, phương pháp này có thể dùng ở hầu hết các dạng thực phẩm chức năng có trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên đối với mẫu lạ có thành phần phức tạp thì chưa chắc quy trình đã phân tích được. Chính vì vậy sau khi phương pháp đã được xây dựng cần phải định kỳ 1 tháng lấy mẫu có hàm lượng hoạt chất trên (ALA) về kiểm tra và cứ mỗi năm một lần tham gia đánh giá so sánh liên phòng. Nhằm nâng cao tay nghề cho nhân viên và trong trường hợp gặp những mẫu lạ có hàm lượng hoạt chất quá phức tạp, có thể nghiên cứu để xây dựng và bổ sung vào quy trình.

Sau khi đã thiết kế quy trình xong cần phải xây dựng hướng dẫn phương pháp, phổ biến cho các nhân viên tại nơi làm việc.

Quy trình xây dựng và đánh giá phương pháp trên được áp dụng và tham khảo nhiều tài liệu có uy tín khác nhau. Chính vì vậy có thể sử dụng để áp dụng cho các mẫu hoạt chất khác cần nghiên cứu sau này.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC DA NANG\KY THUAT HOA HOC\KHOA 35\(R)3. Bui Minh Duc\TOM TAT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *