Tăng cường năng lực cạnh tranh dịch vụ di động trả trước tại Phòng bán hàng CưM’gar

Tăng cường năng lực cạnh tranh dịch vụ di động trả trước tại Phòng bán hàng CưM’gar

Tăng cường năng lực cạnh tranh dịch vụ di động trả trước tại Phòng bán hàng CưM’gar – Trung tâm kinh doanh VNPT – Đắk Lắk

1. Tính cấp thiết của Đề tài

Hiện nay, có thể nói, trên thế giới có dịch vụ viễn thông nào thì ở Việt Nam có và có thể cung cấp dịch vụ đó. Với phương châm “Dịch vụ là phục vụ, người sử dụng dịch vụ là trung tâm” dịch vụ viễn thông Vinaphone đã đáp ứng được nhu cầu đó. Ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường năng lực cạnh tranh với các nhà mạng đang ngày càng phát triển. Đồng thời đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng của mình.

Từ khi ra đời, mạng Vinaphone đã phủ sóng 63/63 Tỉnh, Thành phố và trở thành mạng di động chiếm thị phần lớn nhất. Tuy nhiên khi mở cửa thị trường Viễn thông, VinaPhone không còn là mạng thông tin di động duy nhất trên thị trường Việt Nam nữa. Sự xuất hiện một số các đối thủ cạnh tranh, đã khiến VinaPhone bị lấn thị trường tại một số Tỉnh, Thành phố.

Đây là một trong những giai đoạn khó khăn đòi hỏi VinaPhone phải nỗ lực, không ngừng phát triển nhằm giữ vững được vị trí của mình.

Hiện nay, Dịch vụ di động trả trước chiếm tỷ trọng doanh thu hơn 40% kế hoạch doanh thu của đơn vị qua các năm và là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến mức thu nhập (tăng/giảm) của toàn thể CB-CNV Phòng bán hàng CưM’gar – Trung tâm Kinh doanh VNPT – Đắklắk. Với mục tiêu góp phần thúc đẩy tăng trưởng thị phần, doanh thu dịch vụ VinaPhone tại khu vực huyện CưM’gar, tỉnh Đắklắk trong những năm tiếp theo, tôi quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài: Tăng cường năng lực cạnh tranh dịch vụ di động trả trước tại Phòng bán hàng CưM’gar – Trung tâm kinh doanh VNPT – Đắk Lắk. Thông qua đề tài này, tôi hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ trong quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh của Phòng bán hàng CưM’gar – Trung tâm Kinh doanh VNPT –Đắk Lắk trong những năm tiếp theo.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung:

Luận văn tập trung đánh giá thực trạng kinh doanh dịch vụ di động VinaPhone trả trước của Phòng bán hàng CưM’gar thuộc Trung tâm kinh doanh VNPT Đăk Lăk đồng thời đề xuất giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh dịch vụ di động trả trước VinaPhone tại trung tâm này.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

– Hệ thống hóa cơ sở lý luận về cạnh tranh, thực tiễn về năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp.

– Đánh giá thực trạng tình hình kinh doanh dịch vụ VinaPhone trả trước tại địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.

– Đề xuất hệ thống giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm gia tăng lượng khách hàng và doanh thu từ dịch vụ di động trả trước tại phòng bán hàng này.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Các thuê bao di động VinaPhone trả trước là khách hàng cá nhân, tổ chức đang sử dụng dịch vụ VinaPhone hoạt động ≥ 06 tháng tại địa bàn huyện CưM’gar tỉnh Tỉnh Đắklắk.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu đề tài tập trung nghiên cứu giải quyết các vấn đề lý luận và giải pháp thực tiễn để tăng cường dịch vụ di động trả trước tại Phòng bán hàng CưM’gar – Trung tâm kinh doanh VNPT – Đắklắk.

* Thời gian nghiên cứu:

– Thu thập dữ liệu thứ cấp trong thời gian từ năm 2019 – 2021.

– Thu thập dữ liệu sơ cấp trong thời gian 15/10/2021 – 20/11/2021.

– Đề tài thực hiện từ ngày 15/10/2021 đến 30/04/2022.

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Thông tin cần thu thập:

4.2. Phương pháp thu thập số liệu:

4.3. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu:

5. Tổng quan nghiên cứu của đề tài

6. Bố cục của đề tài

Luận văn bao gồm phần mở đầu, kết luận và 3 chương sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp;

Chương 2: Thực trạng kinh doanh dịch vụ di động trả trước của Phòng bán hàng CưM’gar – Trung tâm Kinh doanh VNPT – Đắklắk

Chương 3: Giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh dịch vụ Di động VinaPhone trả trước tại địa bàn huyện CưM’gar tỉnh Đắklắk

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA

DOANH NGHIỆP

1.1. Lý thuyết về cạnh tranh

1.1.1. Cạnh tranh (Competition)

Có thể hiểu cạnh tranh là sự ganh đua giữa cá nhân, tập thể, đơn vị kinh tế có chức năng như nhau thông qua các hành động, nỗ lực và các biện pháp để giành phần thắng trong cuộc đua, để thỏa mãn các mục tiêu của mình, các mục tiêu này có thể là thị phần, lợi nhuận, hiệu quả, an toàn, danh tiếng…

1.1.2. Năng lực cạnh tranh

Năng lực cạnh tranh là những yếu tố nội hàm của Doanh nghiệp và chúng không chỉ được thể hiện qua các nguồn lực như nhân lực, tài lực, vật lực và tổ chức quản trị trong một Doanh nghiệp mà cần phải được đánh giá, so sánh với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong cùng một ngành trên cùng một thị trường.

1.1.3. Năng lực cốt lõi và Lợi thế cạnh tranh (Core competencies and Competitive Advantages)

Năng lực cốt lõi và lợi thế cạnh tranh ngày càng trở nên quan trọng trong chiến lược kinh doanh của Doanh nghiệp.

* Xác định rõ một số khái niệm:

– Khả năng (capability): Có được một tập hợp nguồn lực để thực hiện một cách tích hợp một nhiệm vụ hay một hoạt động.

– Năng lực cốt lõi hay khả năng chiến lược: Khả năng đồng thời có các tính chất đáng giá, hiếm có, khó bắt chước, không thể thay thế và làm cơ sở cho chiến lược công ty. Hơn nữa năng lực cốt lõi là các nguồn lực và khả năng phục vụ như một nguồn lợi thế cạnh tranh cho Doanh nghiệp.

– Lợi thế cạnh tranh (competitive advantage): Là giá trị mà Doanh nghiệp mang đến cho khách hàng, giá trị đó vượt quá chi phí dùng để tạo ra nó. Giá trị mà khách hàng sẵn sàng để trả và ngăn trở việc đề nghị những mức giá thấp hơn của đối thủ cho những lợi ích tương đương hay cung cấp những lợi ích độc nhất hơn là phát sinh một giá cao hơn.

– Lợi thế cạnh tranh bền vững (sustainable competitive advantage): Khả năng duy trì hoặc gia tăng lợi thế mà một tổ chức có so với đối thủ cạnh tranh theo thời gian. Do một lợi thế cạnh tranh suy giảm theo thời gian, việc duy trì đòi hỏi tập trung nỗ lực và các nguồn lực đáng kể, công ty có lợi thế phải luôn phát triển điều gì mới để duy trì lợi thế ban đầu.

Duy trì và phát triển lợi thế cạnh tranh chắc chắn giúp cho Doanh nghiệp phát triển bền vững, hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn những đối thủ khác. Tuy nhiên, sự bắt chước và làm theo là điều khó tránh khỏi trên cùng thị trường nên bản thân Doanh nghiệp phải biết chú trọng phát huy những lợi thế đang có và đồng thời chủ động phát triển thêm những lợi thế khác trong tương lai.

1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến Môi trường cạnh tranh của Doanh nghiệp

1.2.1. Môi trường vĩ mô

1.2.2. Môi trường vi mô

1.2.3. Đối thủ cạnh tranh tiềm năng

1.2.4. Đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành

1.2.5. Các sản phẩm thay thế

1.2.6. Áp lực từ khách hàng (người mua)

1.2.7. Áp lực từ phía nhà cung ứng

1.3. Các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp

1.3.1. Trình độ quản lý điều hành

1.3.2. Nguồn nhân lực

1.3.3. Năng lực tài chính

1.3.4. Năng lực Marketing và dịch vụ bán hàng

1.3.5. Hệ thống thông tin

1.4. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp

Để đánh giá năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp cần phải đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu bên trong Doanh nghiệp thông qua việc so sánh một cách tương ứng với một số đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Những điểm mạnh và điểm yếu bên trong Doanh nghiệp được biểu hiện thông qua 5 lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Doanh nghiệp là (1) quản trị và nhân sự; (2) tài chính; (3) sản xuất; (4) marketing và dịch vụ bán hàng; (5) nghiên cứu, phát triển và hệ thống thông tin.

Tăng cường năng lực cạnh tranh dịch vụ di động trả trước tại Phòng bán hàng CưM’gar - Trung tâm kinh doanh VNPT – Đắk Lắk
Tăng cường năng lực cạnh tranh dịch vụ di động trả trước tại Phòng bán hàng CưM’gar – Trung tâm kinh doanh VNPT – Đắk Lắk

1.5. Ma trận hình hảnh cạnh tranh-Competative Profile Matrix – CPM

Các bước cụ thể để xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh bao gồm:

Bước 1: Lập danh mục các yếu tố có vai trò quyết định đến năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp trong một ngành kinh doanh (thông thường khoảng từ 10 đến 20 yếu tố);

Bước 2: Ấn định tầm quan trọng bằng cách phân loại từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (quan trọng nhất) cho mỗi yếu tố. Cần lưu ý, tầm quan trọng được ấn định cho các yếu tố cho thấy tầm quan trọng tương đối của yếu tố đó với thành công của các Doanh nghiệp trong ngành kinh doanh. Như vậy, đối với các Doanh nghiệp trong ngành thì tầm quan trọng của các yếu tố được liệt kê trong bước 1 là giống nhau;

Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố đại diện (có thể xác định khoảng điểm rộng hơn). Cho điểm yếu lớn nhất khi phân loại bằng 1, điểm yếu nhỏ nhất phân loại bằng 2, điểm khá mạnh khi phân loại bằng 3 và điểm mạnh lớn nhất khi phân loại bằng 4. Như vậy, đây là điểm số phản ánh năng lực cạnh tranh của từng yếu tố của Doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành;

Bước 4: Tính điểm cho từng yếu tố bằng cách nhân mức độ quan trọng của yếu tố đó với điểm số phân loại tương ứng;

Bước 5: Tính tổng số điểm cho toàn bộ các yếu tố được đưa ra trong ma trận bằng cách cộng điểm số các yếu tố thành phần tương ứng cho mỗi Doanh nghiệp. Tổng số điểm này cho thấy đây là năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp.

Tóm tắt Chương 1

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG KINH DOANH DỊCH VỤ DI ĐỘNG TRẢ TRƯỚC TẠI PBH CƯM’GAR -TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT – ĐẮK LẮK

2.1. Khái quát về Vinaphone tỉnh Đắk Lắk

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

2.1.2. Các dịch vụ VT-CNTT đang cung cấp:

2.1.3. Tình hình nhân sự và cơ cấu tổ chức

2.2. Kết quả sản xuất Kinh doanh Dịch vụ di động trả trước 2018 – 2020

2.2.1. Thị phần dịch vụ di động trả trước các nhà mạng tại địa bàn huyện CưM’gar -Tỉnh Đắk Lắk tính đến thời điểm T10_2021 (Bảng 2.2)

2.2.2. Sản lượng thuê bao di động VinaPhone trả trước phát triển mới 2018 – 2020 (Bảng 2.3)

2.2.3. Phân loại Thuê bao Tiêu dùng Tài khoản theo nhóm dịch vụ (Bảng 2.4)

2.2.4. Doanh thu tiêu dùng tài khoản chính dịch vụ di động trả trước ((Bảng 2.5)

2.2.5. Doanh thu nạp thẻ dịch vụ di động VinaPhone trả trước 2018 – 2020 (Bảng 2.6)

2.2.6. Doanh thu nạp thẻ bình quân qua các năm (Bảng 2.7)

2.2.7. Số liệu chuyển mạng giữ số (MNP) giữa các nhà mạng đến tháng 12/2020 (Bảng 2.8, 2.9)

2.2.8. Số liệu trạm BTS các nhà mạng đến tháng 10/2021 (Bảng 2.10)

2.3. Thực trạng Kênh phân phối dịch vụ di động trả trước tại PBH CưM’Gar – Trung tâm kinh doanh VNPT – Đắk Lắk

2.3.1. Sản lượng Sim di động trả trước qua các kênh

2.3.1.1. Kênh bán hàng trực tiếp

Đối tượng phụ trách Cộng tác viên bán hàng, Nhân viên bán hàng trưc tiếp, hình thức tổ chức các đợt bán hàng lưu động bán trực tiếp đến khách hàng tại nhà khách hàng hoặc các khu vực đông dân cư như: Chợ, Khu công nghiệp, Trường học trên địa bàn…

2.3.1.2. Kênh Điểm bán lẻ (Ủy quyền):

Đối tượng là 25 Điểm bán quy mô lớn trên địa bàn huyện CưM’gar – được PBH CưM’gar -Trung tâm Kinh doanh VNPT – Đắk Lắk chọn lọc và ký hợp đồng ủy quyền trở thành điểm bán phân phối chính thức Sim, Thẻ cào VinaPhone tại địa bàn huyện CưM’gar. Đặc biệt, trong quá trình phân phối Sim phải đảm bảo công tác Đăng ký TTTB chính chủ cho khách hàng bao gồm: CMND, ảnh chân dung đúng theo quy định NĐ49 của Thủ tướng Chính phủ quy định.

Điều kiện bắt buộc: Là Công ty TNHH 01 thành viên và có giấy phép đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Đắk Lắk cấp phép, có dấu tròn, nộp thuế môn bài hàng năm đúng theo quy định.

2.3.1.3. Kênh Điểm giao dịch:

Đối tượng phụ trách trực tiếp là Giao dịch viên, nhiệm vụ đối với Giao dịch viên khi khách hàng đến Điểm giao dịch, đón tiếp khách hàng niềm nở, chào hỏi vui vẻ thân thiện, tư vấn các sản phẩm VinaPhone trả trước như Sim VinaPhone, Thẻ cào VinaPhone đến Quý khách hàng.

2.3.2. Khảo sát thực trạng Kênh phân phối dịch vụ di động trả trước của PBH CưM’gar – Trung tâm Kinh doanh VNPT – Đắk Lắk

2.3.2.1. Kênh bán hàng trực tiếp

– Hình thức khảo sát: Phiếu điều tra trực tiếp.

– Số lượng khảo sát: 20 người, lấy điểm bình quân các tiêu chí.

– Đối tượng đánh giá: Khách hàng mua Sim VinaPhone tại Điểm bán lưu động, cộng tác viên bán hàng trực tiếp. (Bảng 2.11)

2.3.2.2. Kênh Điểm ủy quyền:

– Hình thức khảo sát: Phiếu điều tra trực tiếp.

– Số lượng khảo sát: 20 điểm ủy quyền, lấy điểm bình quân các tiêu chí.

– Đối tượng đánh giá: Nhân viên Kinh doanh. (Bảng 2.12)

2.3.2.3. Kênh Điểm giao dịch

– Hình thức khảo sát: Gọi Outbound

– Số lượng khảo sát: 20 khách hàng đến điểm giao dịch VinaPhone, lấy điểm bình quân các tiêu chí.

– Đối tượng đánh giá: Khách hàng mua Sim VinaPhone tại điểm giao dịch. (Bảng 2.13)

2.3.3. Nhận xét chung kết quả khảo sát các kênh

Việc phát triển đẩy mạnh kênh phân phối tại Trung tâm Kinh doanh VNPT – Đắk Lắk là rất quan trọng, Qua kết quả khảo sát ở trên, hầu hết các tiêu chí quan trọng được khách hàng đánh giá chỉ ở mức độ từ trên trung bình đến khá, đặc biệt là tương đối yếu ở kênh điểm bán ở 03 tiêu chí rất quan trọng là chất lượng mạng VinaPhone khách hàng đánh giá yếu hơn các đối thủ cạnh tranh chỉ đạt (6 điểm/10 điểm), mức độ ưu tiên sản phẩm VinaPhone (7 điểm/10 điểm), mức độ am hiểu chính sách dịch vụ VinaPhone (5 điểm/10 điểm).

2.4. Phân tích thực trạng phát triển thị trường dịch vụ di động trả trước tại PBH CưM’gar

2.4.1. Phân tích tình hình Kinh doanh dịch vụ VinaPhone Trả trước 2018 – 2020

2.4.1.1. Thị phần dịch vụ di động trả trước các nhà mạng

Đến tháng 10/2021, Trong 03 nhà mạng chủ lực VinaPhone, MobiFone, Viettel tại địa bàn huyện CưM’gar – Tỉnh Đắk Lắk . Viettel vẫn là nhà mạng có thị phần cao nhất chiếm 49% thị phần di động tại huyện CưM’gar – Tỉnh Đắk Lắk .

Vinaphone có thị phần lớn hơn so với Mobifone và thấp hơn Viettel rất nhiều, trong 3 năm hầu như các nhà mạng chỉ lấy thị phần từ tập khách hàng mới và từ nhà mạng Mobi fone chứ hầu như chưa chiếm lại được thị phần từ đổi thủ Viettel.

VinaPhone Đắk Lắk nói chung và địa bàn CưM’gar nói riêng vẫn còn phải cố gắng rất nhiều trong các năm tiếp theo, VinaPhone tại CưM’gar nằm trong nhóm các huyện có Thị phần thấp so với mặt bằng chung VinaPhone toàn tỉnh tính đến tháng 10/2021 (32.0%).

2.4.1.2. Sản lượng thuê bao di động VinaPhone trả trước phát triển mới:

+ Năm 2018: thuê bao phát triển mới là 25,202 thuê bao, thuê bao hủy là 3,024 thuê bao, thuê bao khôi phục là 1,260 thuê bao. Thuê bao thực tăng là 23,438 thuê bao đạt tỷ lệ 93% so với thuê bao phát triển mới.

+ Năm 2019: thuê bao phát triển mới là 22,283 thuê bao, thuê bao hủy là 6,462 thuê bao, thuê bao khôi phục là 4,234 thuê bao. Thuê bao thực tăng là 20,055 thuê bao đạt tỷ lệ 90% so với thuê bao phát triển mới

+ Năm 2020: thuê bao phát triển mới là 19,899 thuê bao, thuê bao hủy là 4,378 thuê bao, thuê bao khôi phục là 2,985 thuê bao. Thuê bao thực tăng là 18,506 thuê bao đạt tỷ lệ 93% so với thuê bao phát triển mới.

2.4.1.3. Sản lượng thuê bao VinaPhone trả trước tiêu dùng tài khoản:

Thuê bao VinaPhone trả trước tiêu dùng tài khoản trong 03 năm gần nhất đều giảm qua các năm cụ thể:

+ Năm 2019 – 2018: thuê bao tiêu dùng tài khoản giảm từ 38,883 xuống còn 37,485 thuê bao, giảm 1,398 thuê bao, tương ứng mức giảm 21% so với năm 2017.

+ Năm 2020- 2019: thuê bao tiêu dùng tài khoản giảm từ 6,135,132 xuống còn 5,638,356 thuê bao, giảm 496,776 thuê bao, tương ứng mức giảm 8% so với năm 2019.

Nguyên nhân chính do các quy định về quan lý chặt chẽ về thông tin thuê bao của bộ dẫn đến các thuê bao ảo bị hủy. Hầu hết các nhà mạng đều gặp tình trạng chung như vậy.

2.4.1.4. Doanh thu tiêu dùng dịch vụ di động trả trước 2018 – 2020:

– Doanh thu tiêu dùng thoại: là doanh thu chủ yếu từ các cuộc gọi liên lạc của khách hàng, tổng doanh thu thoại trong 03 năm đạt 44,832,612,905 đồng, chiếm tỷ trọng 55.5% (rất lớn) trong cơ cấu tổng doanh thu tiêu dùng TKC từ năm 2018 – 2020. Tuy nhiên, Doanh thu thoại có chiều hướng giảm mạnh qua các năm, đặc biệt trong năm gần nhất 2020 doanh thu dịch vụ thoại sụt giảm chỉ còn 14.097.693.697 đồng (giảm 5% so với năm 2019 và giảm 11.3% so với năm 2018).

– Doanh thu tiêu dùng SMS: Doanh thu dịch vụ tập trung từ các tin nhắn của quý khách hàng, tương tự doanh thu thoại, doanh thu SMS sụt giảm liên tục trong năm 2019, 2020. Nguyên nhân là do sự bùng nổ các hình thức nhắn tin miễn phí qua các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo… Đến năm 2020, doanh thu tiêu dùng SMS đạt 740.053.666 đồng (giảm đến 64.7% so với năm 2019 và giảm 55% so với năm 2018).

– Doanh thu tiêu dùng dịch vụ Data: Tổng doanh thu Data trong 03 năm đạt 20,182,591,108 đồng, chiếm tỷ trọng 25% trong cơ cấu tổng doanh thu tiêu dùng TKC từ năm 2018 -2020, Doanh thu dịch vụ Data tăng liên tục qua các năm theo nhu cầu của Thị trường, cụ thể đến năm 2020 doanh thu data đạt 8,815,067,811 đồng (tăng từ 23,6% so với năm 2018 và tăng lên 32,2% năm 2020).

– Doanh thu tiêu dùng dịch vụ GTGT (Vas): Tổng doanh thu dịch vụ GTGT trong 03 năm đạt 12,054,981,493 đồng, chiếm tỷ trọng 14.9% trong cơ cấu tổng doanh thu tiêu dùng TKC từ năm 2018 – 2020.

– Doanh thu dịch vụ khác: Tổng doanh thu tiêu dùng đạt 417,968,912 đồng, chiếm tỷ trọng 0.5% trong cơ cấu tổng doanh thu tiêu dùng TKC từ năm 2018 – 2020.

2.4.1.5. Doanh thu nạp thẻ dịch vụ di động VinaPhone trả trước 2018-2020:

Doanh thu VinaPhone trả trước trong 03 năm gần nhất đều giảm qua các năm, cụ thể so sánh doanh thu giữa các năm theo mốc thời gian như sau:

+ Năm 2018 – 2020: Doanh thu năm 2020 đạt 26,106,668,246 đồng giảm 5% so với năm 2019, tương ứng với giá trị tuyệt đối là 1,287,552,775 đồng.

+ Năm 2019 – 2020: Doanh thu năm 2020 đạt 27,340,749,964 đồng tăng 5% so với với năm 2019, tương ứng với giá trị tuyệt đối là 1,234,081,231 đồng.

2.4.1.6. Doanh thu nạp thẻ thuê bao VinaPhone trả trước bình quân qua các năm:

Doanh thu nạp thẻ thuê bao VinaPhone trả trước bình quân trong 03 năm gần nhất đều sụt giảm dần qua các năm, cụ thể:

+ Năm 2019 – 2018: Doanh thu bình quân thuê bao 47,898 đồng/thuê bao (giảm 3,388 đồng/thuê bao)

+ Năm 2020 – 2019: Doanh thu bình quân thuê bao 51,912 đồng/thuê bao (tăng 4,014 đồng/thuê bao)

+ 10 tháng đầu Năm 2021 – 2020: Doanh thu bình quân thuê bao 52,166 đồng/thuê bao (tăng 245 đồng/thuê bao).

2.4.1.7. Phân tích kết quả thực hiện chuyển mạng giữ số:

Theo số liệu cập nhật từ Cục Viễn thông (thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông), tính đến ngày 24/2/2021, đã có tổng cộng 1.767.370 thuê bao của bốn nhà mạng VinaPhone, MobiFone, Viettel và Vietnamobile đăng ký chuyển mạng giữ số (MNP). Tuy nhiên, chỉ 82,2% tương ứng với 1.446.185 thuê bao chuyển mạng giữ số thành công, còn lại 307.414 thuê bao bị từ chối (Vietnamobile từ chối 38.142 trường hợp, MobiFone từ chối 74.922 trường hợp, Viettel từ chối 91.380 trường hợp, VinaPhone từ chối 102.970 trường hợp.

2.4.2. Phân tích tình hình kinh doanh Dịch vụ Di động trả trước các Doanh nghiệp Viễn thông tại địa bàn huyện CưM’gar – Tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2018 – 2020

2.4.2.1. Tình hình kinh doanh của VinaPhone trên Thị trường:

* Năm 2018:

+ Quý I – Quý II: Triển khai chính sách bán hàng Sim di động trả trước đối tượng Nông dân, Công nhân, giá bán Sim 50.000 đồng/Sim, ưu đãi khách hàng nạp thẻ ≥ 50.000 đồng tặng áo mưa ≥ 100.000 mũ bảo hiểm, kết quả đạt được 8,300 Sim VinaPhone trả trước trong 06 tháng đầu năm, Doanh thu nạp thẻ sim phát triển mới mang lại đơn vị 669,170,900 đồng.

+ Cũng trong Quý II/2018: Phối hợp Đoàn thanh Niên các xã trên toàn huyện phát triển Sim với mục đích gây quỹ từ thiện, kết quả phát triển 3,954 Sim, Doanh thu nạp thẻ sim phát triển mới mang lại đơn vị 318,783,342 đồng.

+ Quý III – Quý IV/2018: Tập trung nguồn lực triển khai chương trình Sim VnEdu đến 88 trường học trên địa bàn huyện CưM’gar để triển khai dự án sổ liên lạc điện tử, đối tượng khách hàng là phụ huynh học sinh, kết quả đạt được chiến dịch phát triển 7,356 Sim HSSV, doanh thu nạp thẻ Sim phát triển toàn chiến dịch: 593,062,788 đồng.

Còn lại hơn 5,592 sim phát triển từ các kênh Điểm bán lẻ, điểm ủy quyền và tại các điểm giao dịch.

* Năm 2019:

+ Quý I – Quý II: Triển khai chính sách bán hàng Sim di động trả trước HSSV hòa mạng VinaPhone nạp thẻ nhận áo mưa, mũ bảo hiểm, kết quả chương trình đạt được 10,785 Sim VinaPhone trong 06 tháng đầu năm 2020, doanh thu nạp thẻ 869,519,055 đồng.

+ Quý III– Quý IV: Tập trung công tác cập nhật TTTB cho khách hàng theo quy định Nghị định 49 của Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 27/04/2017.

+ Trong Quý III, Quý IV: Trung tâm Kinh doanh tổ chức chương trình bán hàng Tổng lực: Hình thức tập hợp toàn thể CB-CNV Trung tâm kinh doanh về 1 địa bàn tổ chức bán hàng, kết quả sau 3 tháng bán hàng đạt 6,654, doanh thu nạp thẻ 536,465,442 đồng.

Còn lại hơn 4,844 sim phát triển từ các kênh Điểm bán lẻ, điểm ủy quyền và tại các điểm giao dịch.

* Năm 2020:

+ Quý I – Quý II: Triển khai chính sách bán hàng Sim di động trả trước vào các khu vựa các trạm BTS mới phát sóng và các khu vực có thị phần thấp để chiếm lĩnh thị phần sau thời gian dài các khu vực này có sóng kém (Khu vực vùng sâu, vùng xa), với chính sách chiếm lĩnh thị phần vì vậy đơn vị đưa ra chính sách hòa mạng VinaPhone có đăng ký gói cước và nạp thẻ sẽ được nhận kèm 01 nhận áo mưa, hoặc mũ bảo hiểm, hoặc dầu n, bột ngọt,…kết quả chương trình đạt được 9,250 Sim VinaPhone trong 06 tháng đầu năm 2020, doanh thu nạp thẻ 578,125,000 đồng.

+ Quý III– Quý IV: Đơn vị thực hiện theo chương trình chung của TCT và Trung tâm kinh doanh tổ chức chương trình bán hàng Tổng lực (một tuần 2 ngày thứ 4 và thứ 7 hàng tuần): Hình thức tập hợp toàn thể CB-CNV –CTV về 1 địa bàn tổ chức bán hàng, kết quả sau 6 tháng cuối năm bán hàng đạt 6,654, doanh thu nạp thẻ 536,465,442 đồng.

Còn lại hơn 4,844 sim phát triển từ các kênh Điểm bán lẻ, điểm ủy quyền và tại các điểm giao dịch.

2.4.2.2. Tình hình kinh doanh của MobiFone từ năm 2018 – 2020:

a. Lực lượng bán hàng:

– Cộng tác viên bán hàng: 40 người.

b. Sim Di động trả trước trọng tâm trên Thị trường: Sim Tám.

– Ưu đãi chính: Gọi Nội mạng 690đ/phút, ưu đãi 2,4GB Data/tháng.

– Đối tượng: Nông dân, HSSV.

– Hình thức triển khai: Duy trì tần suất bán hàng tại khu vực nông thôn 2 lần/tuần, sản phẩm di động trả trước Sim Tám tại các khu vực Nông thôn trên toàn địa bàn, số lượng một đội khoảng 6 người, MobiFone ưu đãi quà tặng khá đa dạng phong phú theo mùa, khách hàng mua Sim ưu đãi vật phẩm thông dụng như: Tặng ly, Balô, Áo mưa, Nón bảo hiểm…

– Hình thức Truyền thông: MobiFone đặc biệt mạnh khâu Truyền thông Sim Tám rất mạnh qua các chương trình ca nhạc xoay vòng các huyện, kết hợp với hình thức bán Sim (Tặng vé ca nhạc), Tổ chức xem Phim xoay vòng các huyện trên địa bàn chương trình “Xi Nê Về Quê”.

– Các dịp Hội chợ, Lễ Hội lớn, MobiFone được Công ty Truyền thông chuẩn bị trang bị gian hàng khung chuẩn thương hiệu MobiFone và đèn Led rất bài bản. Thu hút được sự chú ý của người dân trên địa bàn.

2.4.2.3. Tình hình kinh doanh của Nhà mạng Viettel từ năm 2018- 2020:

a. Lực lượng bán hàng: Cộng tác viên bán hàng: 62 người.

b. Sim Di động trả trước trọng tâm trên Thị trường: Sim Tomato

– Viettel không duy trì bán hàng liên tục như MobiFone, Viettel tập trung lực lượng Cộng tác viên vào việc hỗ trợ kênh Điểm bán, Viettel tập trung bán Sim Tomato, Sim HSSV qua các năm 2018 – 2020.

– Tập trung giữ các khách hàng Trung thành đang sử dụng Sim trả trước (Viettel đang cố gắng duy trì và phát triển nên không bán hàng ồ ạt như trước đây).

– Tập trung mối quan hệ Sở Ban nghành, UBND tỉnh Đắk Lắk, UBND Huyện, UBND xã…

2.4.3. Phân tích môi trường ngành dựa vào mô hình tác lực cạnh tranh

Thị trường viễn thông di động tại huyện CưM’gar có 03 nhà mạng cạnh tranh trực tiếp với VinaPhone là: Viettel, MobiFone và Vietnam Mobile tuy nhiên sự phân ngôi khá rõ ràng trong ưu thế dẫn đầu của các nhà mạng trong nhiều năm qua là Viettel, tiếp theo là Vinaphone, Mobifone và cuối cùng là Vietnam Mobile.

Mức độ cạnh tranh giữa các nhà mạng qua các năm rất là rất khốc liệt, cụ thể Các nhà mạng liên tục đưa ra các chiến lược giá rẻ, đa dạng hóa sản phẩm các dịch vụ Data/GTGT giá rẻ cho các thuê bao di động trả trước. Cuộc chạy đua các chương trình khuyến mãi quen thuộc đối với thuê bao di động trả trước như: Tặng 20% giá trị thẻ nạp, Hòa mạng mới được tặng thêm tiền, Chính sách giảm giá cước giờ thấp điểm và thậm chí tặng Sim khách hàng, bán Sim kích hoạt sẵn để lấy được khách hàng… được các nhà mạng tận dụng triệt để trên địa bàn.

2.5. Đánh giá thực trạng phát triển thị trường dịch vụ VinaPhone Trả trước

2.5.1. Những kết quả đạt được

Nguồn nhân lực:

Với phương châm “Tất cả vì khách hàng”, đội ngũ cán bộ của PBH CưM’gar -Trung tâm Kinh doanh VNPT – Đắk Lắk được đào tạo, rèn luyện hầu hết tuổi đời các nhân viên đều rất trẻ chiếm khoảng 60% nên có khả năng sáng tạo cao, nhanh thích ứng với môi trường làm việc cạnh tranh, luôn năng động và nhạy bén trong công việc.

Phòng bán hàng CưM’gar – Trung tâm Kinh doanh VNPT – Đắk Lắk đã tuyển dụng và đào tạo, đổi mới hệ thống các CB-CNV, Giao dịch viên, CTV nhằm nâng tầm chuyên môn mỗi ngày, luôn đặt nặng vai trò phục vụ khách hàng lên hàng đầu.

Hạ tầng mạng lưới:

Từ năm 2018 – 2020, hạ tầng chất lượng dịch vụ Vinaphone tại địa bàn CưM’gar được đầu tư mạnh mẽ qua các năm, việc đẩy mạnh và nâng cao chất lượng dịch vụ được ưu tiên hàng đầu, đến hết năm 2021: VinaPhone nâng tổng số trạm thu phát sóng 2G,3G là 53 trạm, trạm: 4G: 42 trạm.

Chương trình Khuyến mại, đa dạng hóa sản phẩm, gói cước ưu đãi theo đối tượng:

Trong năm 2018, năm 2019 VinaPhone tung ra thị trường với rất nhiều chương trình khuyến mại hàng Quý tạo dấu ấn đậm nét trên thị trường. Bên cạnh đó, PBH CưM’gar – Trung tâm Kinh doanh VNPT – Đắk Lắk nghiên cứu, định hướng cung cấp Sim VinaPhone khá đa dạng trên thị trường và phân khúc theo doanh thu, theo đối tượng khách hàng khác nhau.

2.5.2. Những hạn chế

Mạng phủ sóng chưa rộng khắp:

Mặc dù quá trình đầu tư trạm BTS đã được cải thiện đáng kể tuy nhiên so với các đối thủ, số lượng trạm phát sóng của VinaPhone còn hạn chế.

Hiện tại, một số khu vực nông thôn, vùng sâu, các khu Công Nghiệp vẫn còn tình trạng mạng VinaPhone chập chờn.

Nguồn nhân lực:

Nguồn nhân lực bán hàng đa phần là Cộng tác viên, số lượng khá hạn chế so với các đối thủ cạnh tranh.

– Đội ngũ nhân viên khối quản lý trẻ tuổi, non kém về kinh nghiệm, khả năng va chạm thực tế chưa nhiều, nên năng suất lao động khối quản lý chưa cao, ảnh hưởng đến kết quả SXKD tại đơn vị.

Truyền thông Quảng cáo Thương hiệu:

– VinaPhone Truyền thông qua kênh Điểm bán gặp nhiều khó khăn, đa phần Điểm bán đã có bảng hiệu từ chối vì diện tích các Điểm bán tương đối hẹp, đơn vị cố gắng vận dụng chi phí gắn biễn vẩy, bảng đứng cho các Điểm bán. Mặt khác, hiện nay do quy mô PBH CưM’gar tương đối nhỏ nên chi phí rất hạn hẹp để cạnh tranh các đối thủ trên địa bàn.

Công tác phát triển Thị trường, thu hút khách hàng đối thủ chưa cao:

– Khách hàng tại các khu vực nông thôn sử dụng Viettel rất lâu nên rất khó để thuyết phục khách hàng mua Sim VinaPhone vì e ngại thay đổi số thuê bao đã sử dụng lâu năm, khách hàng mua Sim VinaPhone đa phần lắp vào máy điện thoại khe Sim 2 (Sim phụ), Tiêu dùng tiền tài khoản khuyến mại chủ yếu gọi nội mạng nhiều nên mức độ khách hàng hòa mạng mới duy trì sử dụng Sim VinaPhone sau 03 tháng đạt chỉ khoảng 50%.

Tóm tắt chương 2

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ DI ĐỘNG TRẢ TRƯỚC TẠI PHÒNG BÁN HÀNG CƯM’GAR – TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT – ĐẮK LẮK

3.1. Định hướng triển di động trả trước của Vinaphone

3.1.1. Định hướng phát triển dịch vụ viễn thông của nhà nước

3.1.2. Định hướng phát triển của Tập đoàn VNPT

3.2. Giải pháp “Tăng cường năng lực cạnh tranh Di động trả trước tại Phòng bán hàng CưM’gar – Trung tâm Kinh doanh VNPT – Đắk Lắk

3.2.1. Thiết kế kênh phân phối hợp tác các Công Đoàn Tổ chức, Chính quyền tại địa phương để phát triển Sim VinaPhone

Hiện nay Phòng bán hàng CưM’gar – Trung tâm Kinh doanh VNPT – Đắk Lắk đang khó khăn về mặt nhân sự để triển khai kênh bán hàng trực tiếp đến khách hàng nên tạm thời trong giai đoạn ngắn hạn cần lập kế hoạch triển khai vận dụng mối quan hệ tại địa phương tập trung ký kết hợp tác với Công Đoàn các tổ chức ảnh hưởng lớn trên địa bàn để phát triển Sim VinaPhone như: UBND Phường/Xã, các Trường học, các Huyện, xã đoàn, Hội Nông dân, Hội phụ nữ, các Công ty, Nhà Máy, Xí Nghiệp với mục đích tài trợ và gây quỹ từ thiện.

– Kết hợp với chương trình “Sóng và máy tính cho em” do Bộ thông tin truyền thông phát động, để triển khai sim vào các đối tượng phụ huynh, học sinh, sinh viên và nhất là các đối tượng hộ ngèo và cận nghèo trên địa bàn huyện CưM’gar.

3.2.2. Nâng Arpu Doanh thu Data/GTGT thuê bao VinaPhone hiện hữu

Hiện nay nhu cầu khách hàng sử dụng Data/GTGT để sử dụng các trang mạng xã hội Zalo, Facebook tại các nơi công cộng như công viên, chợ, siêu thị là rất lớn, căn cứ theo tỷ lệ thuê bao tiêu dùng Data tại địa bàn Huyện CưM’gar- Trung tâm Kinh doanh VNPT- Đắklăk từ 2018 – 2020 tỷ lệ thuê bao sử dụng dịch vụ Data/GTGT chỉ dao động từ 19.0%- 32.2% còn rất nhiều thuê bao VinaPhone chưa sử dụng dịch vụ Data/GTGT.

Do đó, cần tập trung phân tập khách hàng đang sử dụng SmartPhone, chuẩn bị kịch bản để tổ chức cho các đối tượng Giao dịch viên/Điện thoại viên tăng cường công tác gọi OutBound mời khách hàng thuê bao VinaPhone hiện hữu sử dụng dịch vụ Data/GTGT góp phần tăng Doanh thu tiêu dùng TKC tập khách hàng VinaPhone hiện hữu làm thúc đẩy doanh thu nạp thẻ TKC tại đơn vị trong các năm tiếp theo.

3.2.3. Khảo sát quy hoạch thêm các Điểm giao dịch VinaPhone tại khu vực đông dân cư trên địa bàn:

– Cư M’gar là một huyện thuộc tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam, với diện tích 822 km², Dân số hơn 178.024 (2020), với 17 Xã, Thị trấn.

– Từ năm 2018 – 2020, tỷ trọng giao dịch thuê bao VinaPhone thành công tại Điểm giao dịch trên toàn kênh bán hàng qua các năm chỉ đạt từ 6.6% – 9.9% do đó VNPT VinaPhone cần khẩn trương khảo sát các địa bàn diện tích rộng, các khu vực mật độ dân cư đông mở thêm các Điểm giao dịch VinaPhone nhằm phục vụ nhu cầu, hỗ trợ Quý khách hàng kịp thời, góp phần nâng cao hiệu quả giao dịch kinh doanh tại kênh Điểm giao dịch.

Hiện nay các điểm giao dịch chính là nơi hỗ trợ khách hàng tương đối thuận lợi phục vụ chăm sóc khách hàng và triển khai bán hàng rất hiệu quả. Từ đó từng bước quảng bá được thương hiện lớn mạnh, gần gũi. Tuy nhiên yếu tố chi phí vận hành cũng cần được lưu ý để mang về hiệu quả cao nhất.

3.2.4. Tăng cường Đào tạo Nghiệp vụ bán hàng, Kỹ năng giao tiếp đối với Nhân viên Thị trường, Giao dịch viên, Điện thoại viên, Nhân viên Thu cước

Định kỳ hàng tháng, hàng quý đơn vị cần chủ đạo tổ chức các lớp đào tạo kỹ năng bán hàng, nghiệp vụ về các sản phẩm mới, đồng thời đề nghị Trung tâm kinh doanh VNPT thường xuyên tổ chức tổ chức các lớp tập huấn chuyên sâu về kỹ năng mềm, nghiệp vụ bán hàng theo kịch bản tình huống, giải đáp hỗ trợ kịp thời các khó khăn vướng mắc trong quá trình tiếp cận khách hàng bán hàng của lực lượng lao động bên ngoài trực tiếp mang lại doanh thu chính cho đơn vị như: Nhân viên Thị trường, Giao dịch viên, Điện thoại viên và Nhân viên thu cước hiểu rõ để triển khai tư vấn thuyết phục khách hàng được hiệu quả hơn góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại đơn vị.

Duy trì các lớp tập huấn online về kỹ năng mềm, thường xuyên tổ chức sát hạch, thi để đánh giá năng lực và có kế hoạch đào tạo cụ thể.

3.2.5. Quy hoạch Kênh Điểm ủy quyền, tăng cường công tác hỗ trợ các điểm bán bán hàng

Qua kết quả phát triển thuê bao tại kênh Điểm ủy quyền từ 2018 – 2020 chiếm tỷ trọng từ 9.67% – 11.92% (chiếm tỷ trọng trên toàn kênh bán hàng còn thấp). Định kỳ hàng tháng đơn vị cần thường xuyên tổ chức phân tích đánh giá mức độ hiệu quả kinh doanh tại kênh Điểm bán trên toàn địa bàn trong tháng, xác định các điểm bán bán hàng hiệu quả và không hiệu quả. Đối với các điểm bán không hiệu quả lên kế hoạch thanh lý và khảo sát bổ sung các điểm bán mới kịp thời để đảm bảo độ phụ kênh điểm bán trên địa bàn. Ngoài ra, hàng tuần cần chủ động phối hợp với điểm bán gặp khó khăn trong công tác bán hàng, tiến hành phối hợp xây dựng chính sách bán hàng, dựng booth bán hàng trực tiếp tại điểm bán để giải phóng nhanh chóng hàng tồn kho cho điểm bán, góp phần thúc đẩy kênh điểm bán trên địa bàn.

3.2.6. Tăng cường công tác Truyền thông, Quảng cáo tại kênh điểm bán, các khu vực thị phần thấp:

Qua công tác khảo sát trên địa bàn huyện CưM’gar- tỉnh Đắk Lắk đến cuối năm 2021, công tác Truyền thông Quảng cáo hình ảnh, nhận diện thương hiệu VinaPhone tại các kênh điểm bán, các khu vực thị phần VinaPhone thấp còn hạn chế so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp như: Viettel, MobiFone (do kế hoạch phân bổ chi phí còn hạn chế), Trong thời gian tới VinaPhone cần thay đổi chiến lược để tiếp cận khách hàng trực tiếp và nhanh chóng nhất.

3.2.7. Phát triển sim Vinaphone vào tập khách hàng Băng rộng đang sử dụng số điện thoại của các nhà mạng khác kết hợp MNP

  • Mục tiêu:

+ Tư vấn khách hàng chuyển mạng, giữ nguyên số (MNP);

+ Tư vấn chiếm lĩnh sim 2 của khách hàng và tư vấn mua các gói cước có sử dụng thoại + Data, hoặc các gói Data.

+ Tư vấn khách hàng hiện hữu đang sử dụng dịch vụ Di động Vinaphone đăng ký gói chu kỳ dài hoặc gia hạn gói,…để giữ khách hàng.

+ Tư vấn, hỗ trợ khách hàng cài đặt App VNPT MONEY để nạp thẻ, thanh toán trực tuyến cước phát sinh hàng tháng, đồng thời giữ khách hàng sử dụng dịch vụ lâu dài.

  • Nguồn lực:

+ Tổ chức tập huấn cho đội ngũ CTV thu cước về kiến thức sản phẩm, kịch bản bán hàng

+ Lợi ích mang lại cho CTV: Gia tăng thu nhập cho đội ngũ CTV khi kết hợp việc thu cước và bán hàng.

+ Nâng cao hiệu quả CSKH của doanh nghiệp, mang lại lợi ích cho khách hàng khi sử dụng nhiều dịch vụ của cùng một nhà cung cấp.

3.2.8. Phát triển kênh phân phối (CTV) xã hội hóa:

  • Nhằm gia tăng độ phủ của kênh phân phối đến tận vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, và phát triển kênh vào các khối trường học, các tổ chức đoàn thể trên địa bàn huyện,….
  • Mục tiêu: Phát triển được ít nhất mỗi thôn, buôn, mỗi trường học được ít nhất 01 CTV xã hội hóa làm kênh phân phối các dịch vụ của VNPT nói chung và dịch vụ di động trả trước nói riêng. (Với 184 thôn, buôn và 84 trường học)

+ Đối tượng làm CTV là các Bí thư đoàn, tại các Thôn, Buôn, trường học,..

  • Tổ chức, triển khai thực hiện:

+ Đơn vị chủ động làm việc với các tổ chức, đoàn thể tại các Thôn, Buôn, Trường học, UBND các xã để xin chủ trương phối hợp với các tổ chức Đoàn để kết hợp các chương trình sinh hoạt cộng đồng, đồng thời triển khai các giải pháp ứng dụng chuyển đổi số vào thực tiễn như hướng dẫn Cài App VNPT Money và App My VNPT, App Shop CTV,… nhằm tạo thuận tiện cho khách hàng trong việc sử dụng các dịch vụ Online được thuận tiện, nhanh chóng và tiết kiệm thời gian.

+ Tư vấn và hỗ trợ các CTV xã hội hóa thực hiện cài đặt các App, hướng dẫn khai thác các App và nhúng App Shop CTV vào các trang Facebook, Zalo cá nhân, nhằm quảng bá các dịch vụ của VNPT nói chung và dịch vụ Di động Vinaphone nói riêng.

3.2.9. Tăng cường tổ chức chương trình khuyến mãi cục bộ tại địa bàn CưM’gar

Bên cạnh các chương trình khuyến mãi của Trung tâm VNPT – Đắk Lắk, PBH CưM’gar chủ động triển khai các chương trình riêng mang tính cục bộ, nhằm phù hợp tình hình địa phương như tổ chức các chương trình khuyến mãi tại các trạm BTS mới phát sóng, các khu vực có thị phần thấp. Sau khi kết thúc chương trình khuyến mại đơn vị tổ chức phân tích đánh giá các mặt kết quả đạt được, các mặt tồn tại cần rút kinh nghiệm để tổ chức các chương trình khuyến mại thành công hơn các đợt tiếp theo.

3.2.10. Tăng cường mở rộng phạm vi phủ sóng Trạm BTS

+ Thứ nhất, tăng cường phủ sóng các trạm 2G, trạm 3G, 4G tại các khu vực sóng yếu và chập chờn để tránh sự cố trong khi khách hàng sử dụng dịch vụ như: tắc nghẽn, mất tín hiệu, khó nghe dẫn đến khách hàng rời mạng.

+ Thứ hai, đối với các trạm đang hoạt động phải nên thường xuyên kiểm tra để đảm bảo chất lượng sóng luôn ở mức độ tốt nhất, tạo sự đồng bộ trong toàn khu vực.

Thứ ba, cập nhật thường xuyên nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý, xử lý công việc đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tối ưu, tránh lạc hậu về kĩ thuật.

3.2.11. Tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ và giao tiếp

Thứ nhất, hàng năm cần lên kế hoạch tuyển dụng thêm những cán bộ trẻ có năng lực, trình độ chuyên môn cao, giao tiếp tốt để thay thế và luân chuyển các cán bộ quản lý không hiệu quả và xem đây là hạt nhân chiến lược phát triển tối ưu nguồn nhân lực góp phần tăng năng suất lao động tại đơn vị.

Thứ hai, Định kỳ hàng quý cần thường xuyên đào tạo cập nhật kiến thức cho các cán bộ quản lý đã công tác trong ngành lâu năm (dấu hiệu tư duy theo lối mòn), tránh tình trạng quản lý máy móc dẫn đến năng suất lao động thấp làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh chung của toàn đơn vị.

Thứ ba, cần có chế độ đãi ngộ phù hợp với nhân sự có năng lực tốt, thông qua việc đề bạt, khen thưởng kịp thời… Nhằm động viên kích thích nhân viên phấn đấu nhiều hơn trong công việc và thu hút được nhân lực chất lượng cao trong các năm tiếp theo.

3.3. Kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước và Chính phủ

3.3.2. Kiến nghị đối với Trung tâm Kinh doanh VNPT – Đắk Lắk

Tóm tắt chương 3

KẾT LUẬN

Trước sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ, sản phẩm và dịch vụ của các Doanh nghiệp có thể không có sự khác biệt nhiều. Thế nhưng tại sao khách hàng sử dụng dịch vụ của nhà mạng này mà không sử dụng dịch vụ của nhà mạng kia. Trong giai đoạn hiện nay, thị trường mạng thông tin di động đang ngày một nóng dần, kéo theo đó là sự cạnh tranh về giá ngày một gay gắt giữa các nhà mạng.

Hiện nay dịch vụ mạng điện thoại di động của Vinaphone được đánh giá là có khả năng cạnh tranh khá cao: chất lượng dịch vụ ngày càng được cải thiện với sự đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, giá cước hợp lý, công tác chăm sóc khách hàng đã được từng bước được chú trọng, khả năng tiếp xúc với dịch vụ của khách hàng cao. Trong xu hướng hội nhập và cạnh tranh, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, dịch vụ điện thoại di động của Vinaphone đang chịu sức ép cạnh tranh mạnh mẽ của các đối thủ như Mobifone, Viettel, Vietnamobile,… và tương lai còn có các Doanh nghiệp viễn thông quốc tế.

Trong quá trình xây dựng và phát triển, dịch vụ mạng điện thoại di động của Vinaphone đã bộc lộ những ưu, nhược điểm nhất định. Phòng bán hàng CưM’gar -Trung tâm kinh doanh VNPT – Đắk Lắk cần thấu hiểu, tận dụng cơ hội để khắc phục điểm yếu. Phòng bán hàng CưM’gar – Trung tâm kinh doanh VNPT – Đắk Lắk cần nhận thức đầy đủ và cặn kẽ “thế mạnh, điểm yếu” trong nội lực, “cơ hội” và “nguy cơ” bên ngoài, phân tích phát hiện điểm yếu tiềm ẩn trong điểm mạnh của nội lực, nguy cơ còn nằm trong cơ hội bên ngoài.

Đồng thời Phòng bán hàng CưM’gar – Trung tâm kinh doanh VNPT – Đắk Lắk cần xem xét các lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh…Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ điện thoại di động, nhằm đứng vững và phát triển ổn định trên thị trường Việt Nam, vươn tới thị trường quốc tế và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

Qua luận văn này, em xin được phân tích, đánh giá môi trường, thực trạng thị trường mạng điện thoại di động Phòng bán hàng CưM’gar – Trung tâm kinh doanh VNPT – Đắk Lắk và nhận thức đánh giá của khách hàng về chất lượng mạng điện thoại di động trong thời gian qua, từ đó nhằm góp ý cải thiện công tác phát triển thị trường, nâng cao sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ mạng di động Vinaphone cùng với một số kiến nghị, hy vọng có thể giúp cho Phòng bán hàng CưM’gar – Trung tâm kinh doanh VNPT – Đắk Lắk có thêm một góc nhìn mới trong công tác phát triển thị trường tại khu vực này trong thời gian tới.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN DONG A\LUAN VAN DONG A\NGUYEN VAN BINH

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *