Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Chi nhánh Kiên Giang

  1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Khác với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác, tổ chức tín dụng (TCTD) là một định chế tài chính trung gian, nó huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của mọi tầng lớp dân cư và tổ chức trong xã hội để cung ứng lại cho các tổ chức, cá nhân khác có nhu cầu. Công cụ, phương tiện hoạt động chủ yếu là tài sản tài chính.

Kiên Giang là tỉnh có diện tích tự nhiên lớn nhất khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, lại có vùng biển, đảo rộng lớn với nhiều tiềm năng để phát triển nông, ngư nghiệp – công nghiệp – thương mại và du lịch. Từ những tiềm năng thế mạnh đó, Kiên Giang đã thu hút được một số lượng lớn các TCTD thành lập, mở chi nhánh hoạt động kinh doanh. Việc gia tăng số lượng các TCTD trên địa bàn đã giúp cho người dân có nhiều thuận lợi hơn trong việc tiếp cận vốn vay và các dịch vụ ngân hàng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn để phát triển kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, nó cũng tạo ra nhiều bất cập, phát sinh như việc cạnh tranh, hạ thấp điều kiện vay vốn, nới lỏng việc kiểm tra sử dụng vốn vay, thiếu cán bộ kiểm soát có năng lực, cạnh tranh nguồn nhân lực… Mặt khác do tác động khủng hoảng tài chính toàn cầu, sự bất ổn của nền kinh tế vĩ mô đã làm cho TCTD đối mặt nhiều hơn với các rủi ro nhất là rủi ro tín dụng.

Trong số các TCTD trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, Ngân hàng Agribank chi nhánh Kiên Giang là một trong những ngân hàng thương mại lớn trên địa bàn tỉnh, vấn đề tăng trưởng bền vững đã và đang được đặt ra trong công cuộc đổi mới và hội nhập, đặc biệt là trong việc hạn chế và phòng ngừa rủi ro tín dụng. Sản phẩm tín dụng có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh, có ảnh hưởng lớn đến các lĩnh vực kinh doanh khác của Ngân hàng Agribank chi nhánh Kiên Giang, việc nghiên cứu đo lường và đưa ra các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng là việc hết sức cần thiết và có ý nghĩa thiết thực cho công cuộc xây dựng phát triển bền vững của Ngân hàng Agribank chi nhánh Kiên Giang. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên nên tôi chọn đề tài Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Chi nhánh Kiên Giang” để làm đề tài Luận văn Thạc sĩ.

  1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng và thực trạng về rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank chi nhánh Kiên Giang trong thời gian qua.

Xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank chi nhánh Kiên Giang.

Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank chi nhánh Kiên Giang.

  1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu rủi ro tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank chi nhánh Kiên Giang. Thời gian từ năm 2013 đến 2015 và đề xuất các giải pháp đến năm 2020.

  1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Các phương pháp nghiên cứu cơ bản được sử dụng như sau: Thống kê phân tích, mô hình hóa, phương pháp chuyên gia.

Về thu thập dữ liệu thứ cấp dựa vào số liệu thống kê, báo cáo, sách, báo và internet.Thu thập số liệu sơ cấp qua khảo sát và phân tích dữ liệu.

  1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
  2. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn bố cục thành 3 chương như sau

Chương 1: Rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tại Ngân hàng Agribank chi nhánh Kiên Giang giai đoạn 2013-2015

Chương 3: Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank chi nhánh Kiên Giang đến 2020

CHƯƠNG 1

RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Ngân hàng thương mại và hoạt động của ngân hàng thương mại

1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật.

1.1.2. Các hoạt động của ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa, cung cấp vốn cho nền kinh tế. Với sự phát triển kinh tế và công nghệ hiện nay hoạt động ngân hàng đã có những bước tiến rất nhanh, đa dạng và phong phú hơn nhưng vẫn duy trì các nghiệp vụ cơ bản sau:

Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng thương mại

1.2.1. Khái niệm về rủi ro

Rủi ro là một sự không chắc chắn hay một tình trạng bất ổn. Tuy nhiên, không phải sự không chắc chắn nào cũng là rủi ro. Chỉ có những tình trạng không chắc chắn nào có thể ước đoán được xác suất xảy ra mới được xem là rủi ro. Những tình trạng không thể ước đoán được xác suất xảy ra được xem là sự không chắc chắn là loại rủi ro nhưng có thể kiểm soát được.

Các kết quả hoạt động trong ngân hàng nói riêng và doanh nghiệp nói chúng luôn xuất hiện các sự kiện không chắc chắn. Sự không chắc chắn là khi mọi kết quả của các quyết định quản lý không thể dự đoán một cách chính xác tuyệt đối nhưng mọi khả năng và xác suất xuất hiện của nó có thể biết được. Trong điều kiện không chắc chắn, các quyết định cấp tín dụng chỉ khả thi trong một chừng mực nào đó. Kinh nghiệm, sự thấu hiểu về quá trình cho vay cho phép ngân hàng suy nghĩ ra các chiến lược nhằm tối thiểu hóa các rủi ro trong cấp tín dụng.

1.2.2. Đặc điểm của rủi ro tín dụng

+ Rủi ro tín dụng mang tính gián tiếp

+ Rủi ro tín dụng có tính chất đa dạng và phức tạp

+ Rủi ro tín dụng có tính tất yếu tức luôn tồn tại và gắn liền với hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

Nội dung của quản trị rủi ro tín dụng

Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình ngân hàng tác động đến hoạt động tín dụng thông qua bộ máy và công cụ quản lý để phòng ngừa, cảnh báo, đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế đến mức tối đa việc không thu được đầy đủ cả gốc và lãi của khoản vay hoặc thu gốc và lãi đúng hạn. Mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng, góp phần gia tăng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của ngân hàng, nếu quản lý và đánh giá tốt rủi ro.

1.3.1.Nhận diện các rủi ro tín dụng

Quá trình tiếp xúc, kiểm tra thường xuyên khách hàng vay, các cán bộ tín dụng có thẻ nhận biết dấu hiệu của những khoản vay đó có vấn đề

1.3.2. Đo lường các rủi ro tín dụng

+ Phân Loại nợ theo phương pháp định lượng

Nợ Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn)

– Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại.

Nợ Nhóm 2 (Nợ cần chú ý)

– Các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày

Nợ Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn)

– Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày

Nợ Nhóm 4 (nợ nghi ngờ)

– Các khoản nợ quả hạn từ 181 đến 360 ngày

Nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn)

– Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày

+ Phân loại nợ theo phương pháp định tính

Căn cứ vào kết quả xếp hạng khách hàng trên hệ thống xếp hạng, các khoản nợ của khách hàng sẽ được phân loại vào các nhóm nợ tương ứng như sau:

Nợ nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn)

Nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý)

Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn)

Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ)

Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)

Bảng 1.1. Bảng xếp hạng tín dụng khách hàng theo nhóm

Xếp hạng khách hàng theo HTXHPhân loại nhóm nợNhóm nợ
AAANợ đủ tiêu chuẩnNhóm 1
AA
A
BBBNợ cần chú ýNhóm 2
BB
BNợ dưới tiêu chuẩnNhóm 3
CCC
CC
CNợ nghi ngờNhóm 4
DNợ có khả năng mất vốnNhóm 5

1.3.3. Kiểm soát các rủi ro tín dụng

Để kiểm soát các rủi ro tín dụng, các ngân hàng thương mại phải ban hành qui trình cho vay là trình tự các bước đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng ra quyết định cho vay.

Bảng 1.2. Bảng tóm tắt qui trình cho vay

1.3.4. Xử lý các rủi ro trong hoạt động tín dụng

Nếu các biện pháp kiểm soát mà vẫn xuất hiện nợ xấu, thì những biện pháp sau thường được sử dụng để xử lý các khoản nợ xấu trong tín dụng ngân hàng.

+ Xử lý bằng tài sản đảm bảo

+ Xử lý thu nợ có chiết khấu

+ Bán nợ cho các tổ chức có chức năng

+ Trích lậpdự phòng để xử lý rủi ro

Việc trích lập dự phòng tổn thất được thực hiện đối với các khoản nợ quá hạn,chia theo 5 nhóm, tỷ lệ trích lập khác nhau:

+ Nhóm 1: 0%

+ Nhóm 2: 5%

+ Nhóm 3: 20%

+ Nhóm 4: 50%

+ Nhóm 5: 100%

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng

Có hai nhân tố cơ bản liên quan đến quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

1.4.1. Nhân tố bên trong

+ Tổ chức: Công tác tổ chức quản trị rủi ro theo quy chế quản trị rủi ro của ngân hàng tác động đến hiệu quả của hoạt động này. Công tác kiểm tra giám sát việc bố trí, phân công nhiệm vụ trong từng công việc cụ thể

+ Nhân sự của ngân hàng

+ Công nghệ

+ Quy mô

1.4.2. Nhân tố bên ngoài

+ Môi trường kinh doanh:

+ Chính sách tài chính, tiền tệ và tín dụng của Nhà nước

+ Khách hàng:

+ Sự cạnh tranh của các Ngân hàng

Kinh nghiệm quốc tế trong quản trị rủi ro tín dụng

Kinh nghiệm của Trung Quốc

Hoạt động tín dụng tại Trung Quốc cho thấy các khoản Nợ xấu của ngân hàng thương mại tại nước này thường xuất phát từ:

Thứ nhất, dư nợ tín dụng tăng quá nhanh, trong khi cho vay những lĩnh vực ngoài thị trường truyền thống và dựa vào thế chấp, người bảo lãnh, danh tiếng – là những nguồn trả nợ thứ yếu – mà không đánh giá nguồn trả nợ chính.

Thứ hai, trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng có nhiều hạn chế so với tiêu chuẩn.

Thứ ba, coi nhẹ các tiêu chuẩn an toàn tín dụng, như: cho vay với kỳ vọng tài sản hình thành từ vốn vay sẽ có giá trị cao

Thứ tư, giám sát sau giải ngân kém; không giám sát thoả đáng các khoản cho vay xây dựng, như đi thực địa, tiến độ rút vốn vay, thanh tra,…

Nhận biết và xử lý sớm, hiệu quả các nguyên nhân trên là  điều kiện quan trong nhất để giảm thiểu rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại ở Trung Quốc.

Kinh nghiệm của Nhật Bản

1.5.3. Kinh nghiệm của Mỹ

Kết luận chương 1

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK CHI NHÁNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN 2013-2015

2.1. Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT tỉnh Kiên Giang

2.1.1. Giới thiệu về Agribank chi nhánh Kiên Giang

2.1.2. Giới thiệu về hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Kiên Giang giai đoạn 2013-2015

Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh

Ðvt: tỷ ðồng

CHỈ TIÊU201320142015
1/ Tổng tài sản8.0268.5399.442
-Tốc độ tăng, giảm (%)13.26.310.5
2/ Huy động vốn4.2074.4695.221
– Tốc độ tăng, giảm (%)17,16,216,8
3/ Dư nợ tín dụng7.4547.9498.863
– Tốc độ tăng, giảm (%)13,36,611,4
4/ Kết quả hoạt động kinh doanh
-Thu lãi1.3301.2571.277
-Chi lãi1.093985971
-Lợi nhuận trước thuế 237272306
– Tốc độ tăng, giảm (%)-10,914,712,5
-Trích dự phòng rủi ro414035
– Tốc độ tăng, giảm (%)51.82.412.5

(Nguồn: Agribank chi nhánh Kiên Giang)

2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Kiên Giang giai đoạn 2013-2015

2.2.1. Các hoạt động ngăn ngừa và nhận diện các rủi ro tín dụng

Các hoạt động ngăn ngừa và nhận dạng rủi ro đối với khách hàng, Agribank Chi Nhánh Kiên Giang đã thực hiện các công việc sau.

* Tổ chức bộ phận tín dụng, thẩm định và cấp tín dụng

Hiện nay Agribank Kiên giang đang tổ chức bộ phận tín dụng và các bộ phận cấp tín dụng theo trình tự.

GIÁM ĐỐC

CBTD

P. GIÁM ĐỐC

TP. Tín dụng

CBTD

CBTD

Hình 2.2. Lưu đồ duyệt vay vốn và cấp tín dụng tại Agribank Kiên Giang

Cán bộ tín dụng (CBTD) tiếp nhận hồ sơ của khách hàng nếu đủ điều kiện cho vay thì → trình trưởng phòng Tín Dụng xem xét đủ điều kiện cho vay, nếu đạt → sẽ trình Giám Đốc hoặc Phó Giám Đốc theo phân cấp ủy quyền của Giám Đốc duyệt hồ sơ → chuyển CBTD → giao dịch viên giải ngân → CBTD quản lý món vay.

Hình 2.2 minh hoạ được cách tổ chức các bộ phận nhằm ngăn ngừa và nhận diện rủi ro trong giải quyết cấp tín dụng như sau:

a. Nhận diện rủi ro tín dụng dựa trên quy trình tín dụng

Bước 1: Người thẩm định khoản vay: Người thẩm định khoản vay tiếp nhận và tiến hành thẩm định hoặc tái thẩm định khoản vay; Người thẩm định khoản vay phải lập báo cáo tái thẩm định nêu cụ thể kết quả của quá trình thẩm định hoặc tái thẩm định, đưa ra đề xuất cho vay hay không cho vay hoặc báo cáo Người kiểm soát khoản vay đề nghị Chi nhánh bổ sung làm rõ thêm về khoản vay;

Bước 2: Người kiểm soát khoản vay: Người kiểm soát khoản vay kiểm soát tính hợp lệ, đầy đủ của bộ hồ sơ; kiểm soát nội dung báo cáo tái thẩm định do Người thẩm định lập và đề xuất cho vay hay không cho vay hoặc yêu cầu Người thẩm định báo cáo rõ thêm về khoản vay;

Bước 3: Phê duyệt cho vay: Người phê duyệt khoản vay căn cứ vào tờ trình của Chi nhánh, báo cáo tái thẩm định, biên bản họp hội đồng tín dụng (nếu có) quyết định phê duyệt hay không phê duyệt khoản vay theo thẩm quyền hoặc yêu cầu báo cáo rõ thêm về khoản vay.

b. Kiểm soát rủi ro tín dụng dựa trên điều kiện về bảo đảm tiền vay

* Qui trình cho vay hiện áp dụng

Qui trình cho vay hiện áp dụng tại Agribank Việt Nam chi nhánh Kiên Giang như được minh hoạ tại hình 2.3.

a. Tiếp nhận, thu thập thông tin và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn

b. Kiểm tra hồ sơ vay vốn

c. Thẩm định hồ sơ vay vốn

d. Lập báo cáo thẩm định cho vay

e. Phê duyệt cho vay

f.Hoành chỉnh các hồ sơ, ký kết hợp đồng

g. Giải ngân

h.Theo dõi, kiểm tra khoản vay

i. Thu hồi nợ, xử lý nợ

j. Giải chấp tài sản đảm bảo tiền vay

* Phân quyền cấp tín dụng đối với chi nhánh

Áp dụng hạn mức quyết định cấp tín dụng tùy thuộc vào năng lực của chi nhánh, chi nhánh nào có dư nợ càng cao thì thẩm quyền quyết định cấp tín dụng càng lớn và ngược lại.

Bảng 2.2. Xếp hạng và phân quyền hạn mức cấp tín dụng cho các chi nhánh thuộc Agribank – Chi nhánh Kiên Giang

Đơn vị tính: tỷ đồng

TTChi nhánhThẩm quyền quyết định cấp tín dụng theo loại hình khách hàng, hạng khách hàng
Doanh nghiệpHộ gia đình, cá nhân
Hạng A, AA, AAAHạng BBB, BBHạng B, CCC, CCHạng A, AA, AAAHạng BBB, BBHạng B, CCC, CC
1Hội sở15012072353018
2Phòng giao dịch21.51
BChi nhánh huyện
1Dư nợ cho vay >50030251515106
2Dư nợ cho vay 200>đến <500201591084.8
3Dư nợ <2001084.8853

(Nguồn: Phòng Kế hoạch nguồn vốn, 2015)

Việc xếp hạng và phân cấp trong quyết định hạn mức cấp tín dụng nhằm nâng cao năng lực kiểm soát rủi ro tại các chi nhánh thuộc Agribank – chi nhánh Kiên Giang và đây cũng là bước nhằm nâng cao năng lực quản lý và kiểm soát rủi ro cho vay tại cấp cơ sở.

2.2.2. Thực trạng nợ quá hạn và nợ xấu giai đoạn 2013-2015

* Phân tích nợ quá hạn và nợ xấu theo nhóm

Bảng 2.7.Tổng hợp nợ quá hạn tại Agribank Việt Nam – Chi nhánh Kiên Giang giai đoạn 2013-2015

(Đơn vị tính: Tỷ đồng)

Chỉ TiêuNăm 2013Năm 2014Năm 2015Trung bình 3 nămĐộ lệch chuẩnHệ số phương sai
Dư Nợ%Dư Nợ%Dư Nợ%
Nhóm 2105.21.4204.12.51251.82.84187.074.780.40
Nhóm 315.90.2128.60.3530.50.3425.07.940.32
Nhóm 419.90.2645.20.5647.30.5337.515.250.41
Nhóm 543.70.5774.70.9270.80.863.116.890.27
Tổng184.72.44352.64.34400.44.5312.6113.290.36

(Nguồn: báo cáo thường niên của Agribank Kiên Giang)

Bảng 2.8 minh họa nhóm nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 được xem như là nhóm nợ xấu cần xử lý và kiểm soát đặc biệt. Trong thời gian qua, Chi nhánh đã cố gắng xử lý nợ xấu bằng cách tiến hành đánh giá và phân loại nợ để có biện pháp xử lý kịp thời. Tuy nhiên có nhiều trường hợp bán tài sản vẫn chưa được, cần có thời gian, vì vậy nợ xấu chưa giảm được nhiều, nợ xấu vẫn còn 1.67% trên tổng dư nợ.

Bảng 2.8. Tổng hợp nợ xấu tại Agribank Việt Nam – Chi nhánh Kiên Giang giai đoạn 2013-2015

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ TiêuNăm 2013Năm 2014Năm 2015Trung bình 3 nămĐộ lệch chuẩnHệ số phương sai
Dư Nợ%Dư Nợ%Dư Nợ%
Nhóm 315.90.2128.60.3530.50.3425.07.940.32
Nhóm 419.90.2645.20.5647.30.5337.515.250.41
Nhóm 543.70.5774.70.9270.80.863.116.890.27
Tổng79.51.04176.51.83148.61.67134.949.940.37

(Nguồn: báo cáo thường niên của Agribank Kiên Giang)

* Phân tích nợ quá hạn và nợ xấu theo ngành kinh tế

Bảng 2.9. Nợ xấu theo ngành kinh tế tại Agribank Việt Nam – Chi nhánh Kiên Giang giai đoạn 2013-2015

ĐVT: tỷ VNĐ

Khoản mụcNăm 2013Năm 2014Năm 2015Giá trị TB 3 nămĐộ lệch chuẩnHệ số phương sai
Số dưNợ xấuTỷ trọng (%)Số dưNợ xấuTỷ trọng (%)Số dưNợ xấuTỷ trọng (%)
Nông nghiệp và thủy sản6.3251417,73.23716,811,33.9012114,117,33,50,20
Công nghiệp chế biến411151930221,614,63702818,921,56,50,30
Xây dựng, thương nghiệp và dịch vụ16030382.2675436,42.3274026,941,312,10,29
Khác7232025,32,3245637,72.26359,540,145,221,90,48
Tổng7.619791008.1301481008.86314910012540,10,32

(Nguồn: phòng tín dụng Agribank Kiên Giang)

* Phân tích nợ quá hạn và nợ xấu theo thời hạn cho vay

Bảng 2.10. Nợ xấu theo thời hạn cho vay tại Agribank Việt Nam – Chi nhánh Kiên Giang giai đoạn 2013-2015

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ TiêuNăm 2013Năm 2014Năm 2015Giá trị TB 3 nămĐộ lệch chuẩnHệ số phương sai
Dư Nợ%Dư Nợ%Dư Nợ%
Ngắn hạn140.18600.41430.2939.023.30.60
Trung hạn490.62670.45810.5565.716.00.24
Dài hạn160.2210.14250.1720.74.50.22
Tổng7918418614961.20.41

(Nguồn Phòng Tín Dụng Agribank Kiên Giang)

2.2.3. Các công cụ và qui trình kiểm soát rủi ro tín dụng

Để kiểm soát rủi ro cho vay hiệu quả, Agribank Việt Nam – Chi nhánh Kiên Giang đã thực hiện các công cụ kiểm soát như xếp hạng tín dụng đối với hộ vay cá nhân, thẩm định cho vay vốn lưu động và cho vay dự án với những chỉ tiêu thẩm định cụ thể nhằm kiểm soát rủi ro tín dụng như sau.

* Thực trạng xếp hạng tín dụng khi cho vay khách hàng cá nhân

* Thực trạng thẩm định cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp

a. Kiểm tra hồ sơ và thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của khách hàng vay vốn

b. Thẩm định về tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh của khách hàng vay 

2.2.4. Công tác xử lý rủi ro tín dụngAgribank Việt Nam – Chi nhánh Kiên Giang thời gian qua

Bảng 2.11. Tổng hợp kết quả xử lý nợ xấu Agribank Việt Nam – Chi nhánh Kiên Giang giai đoạn 2013-2015

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ TiêuNăm 2013Năm 2014Năm 2015
Số mónSố tiềnSố mónSố tiềnSố mónSố tiền
Trích lập dự phòng1114355548058
Nợ đã xử lý rủi ro692351492757158
Bán nợ (VAMC)204157
Tổng8037820481855273

(Nguồn Phòng kế hoạch tổng hợp Agribank Kiên Giang)

Cuối năm 2015, các nhóm nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 còn chiếm khoảng 1,67% trên tổng dư nợ được xem là nằm trong mức an toàn theo qui định của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, Agribank Kiên Giang vẫn tiếp tục xử lý các khoản nợ xấu bằng sử dụng các khoản trích lập dự phòng, xử lý tài sản, và đặc biệt xử lý bán nợ các trường hợp không thể xử lý bằng các hình thức khác.

2.3. Đánh giá những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Kiên Giang thời gian qua

2.3.1. Những kết quả hoạt động cấp tín dụng của Agribank thời gian qua

Việc kiểm soát nợ xấu của Agribank Kiên Giang đến cuối năm 2015 chỉ còn 1,67% so với dư nợ được xem là nổ lực của ngân hàng trong kiểm soát rủi ro. Những kết quả đó là do những hoạt động kiểm soát được tăng cường và nhờ vào nâng cao được tinh thần trách nhiệm và năng lực của cán bộ thẩm định, cán bộ xét duyệt hồ sơ vay. Nói chung những kết quả có được là nhờ vào các hoạt động sau:

* Thực hiện chặt chẽ qui trình tiếp nhận và xét duyệt hồ sơ

* Thực hiện thẩm định chặt chẽ các hồ sơ vay vốn

* Duy trì tình trạng kiểm soát các khoản vay

2.3.2. Những hạn chế về quản trị rủi ro tín dụng thời gian qua

* Từ bộ máy quản lý của Agribank Kiên Giang

Hạn chế chủ yếu từ bộ máy quản lý của Agribank Kiên Giang như sau.

– Cán bộ tín dụng còn hạn chế về mặt chuyên môn trong việc thẩm định, phân tích, đánh giá nên không nhận thấy các dấu hiệu liên quan đến khách hàng.

– Agribank chi nhánh Kiên Giang vẫn chưa xây dựng được quy trình chuẩn giúp các cán bộ định hướng trong việc tiếp cận và thảo luận các giải pháp đối với khách hàng. Do vậy khi xử lý các khoản nợ xấu cán bộ còn nhiều lúng túng, thời gian xử lý kéo dài.

– Cho vay dựa quá nhiều vào tài sản đảm bảo, nhưng không có quy định cụ thể về việc kiểm tra, đánh giá định kỳ tài sản đảm bảo dẫn đến khách hàng vỡ nợ mà ngân hàng vẫn chưa xử lý được tài sản để thu hồi nợ.

* Từ những vi phạm của khách hàng trong sử dụng vốn

Khi phát hiện rủi ro thì chậm xử lý hoặc xử lý thiếu tính kiên quyết như sau.

– Công tác kiểm tra trước, trong và sau cho vay còn hạn chế, nhiều trường hợp chỉ thực hiện chiếu lệ dẫn đến không kịp thời phát hiện những rủi ro.

– Những thông tin sử dụng trong phân tích tín dụng phần lớn do khách hàng cung cấp. Các kênh thông tin khách chỉ mang tính tham khảo.

– Công tác phát hiện, theo dõi và xử lý nợ có vấn đề còn nhiều tồn tại như trong cảnh báo rủi ro, Agribank chi nhánh Kiên Giang vẫn chưa xây dựng các tiêu chí, dấu hiệu cảnh báo rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, hệ thống phân loại nợ chủ yếu dựa vào yếu tố định lượng, tức là chỉ phát hiện rủi ro khi phát sinh nợ quá hạn.

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng của Agribank Kiên Giang thời gian qua

* Nguyên nhân từ chính sách tín dụng

* Nguyên nhân từ chưa tuân thủ quy trình cho vay

* Nguyên nhân từ hoạt động kiểm tra nội bộ còn yếu

* Thiếu giám sát và quản lý sau cho vay

* Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích

* Khách hàng không có thiện chí trả nợ vay, cố tình lừa đảo ngân hàng

* Tình hình quản lý và kinh doanh kém hiệu quả

2.4. Kết luận chương 2

CHƯƠNG 3

TÍNH CẤP THIẾT ĐỂ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH KIÊN GIANG ĐẾN 2020

3.1. Phương hướng và mục tiêu hoạt động của Agribank chi nhánh Kiên Giang đến năm 2020

3.1.1. Phương hướng hoạt động của Agribank chi nhánh Kiên Giang đến năm 2020

Tăng cường năng cao chất lượng tín dụng: đánh giá thực trạng dư nợ nhóm 2 để có biện pháp xử lý tín dụng phù hợp và giảm dần tỷ trọng nợ nhóm 2. Kiểm soát chặt chẽ nợ xấu phát sinh, tăng cường công tác xử lý, thu hồi nợ có vấn đề. Nâng cao chất lượng công tác xếp hạng tín dụng nội bộ để minh bạch hóa chất lượng tín dụng. Quản lý tín dụng chi tiết theo từng ngành nghề, kiểm soát chặt chẽ việc cấp tín dụng cho nhóm khách hàng có liên quan, rà soát đánh giá thực trạng tài sản đảm bảo. Thường xuyên đánh giá thực trạng từng khoản nợ để có biện pháp thu hồi.

3.1.2. Mục tiêu phát triển của Agribank Chi nhánh Kiên Giang

Qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy với tình hình nhân sự hiện tại tại Hội Sở chính của Agribank Kiên Giang, bộ phận tín dụng chỉ chiếm 15% tổng số cán bộ nhân viên. Ở tại các chi nhánh huyện trực thuộc, bộ phận tín dụng chỉ chiếm từ 25 đến 30% tổng số cán bộ. Việc phân công CBTD vừa cho vay, vừa thẩm định cộng với dư nợ cao và lượng khách hàng lớn gây quá tải cho đội ngũ CBTD. Với thị phần cho vay của Agribank hiện nay chỉ chiếm khoản 26,4% trong toàn tỉnh, so với màng lưới rộng khắp của Agribank thì con số này chưa tương xứng với tiềm năng.

Do đó, cần có chính sách thay đổi cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng. Trong đó tăng dần tỷ lệ CBTD nhằm đáp ứng cho việc quản lý nợ tốt hơn tăng khả năng giữ vững, mở rộng thị phần của Agribank. Định kỳ hai năm phải có sự chuyển đổi địa bàn quản lý giữa các cán bộ để giảm trừ những tiêu cực do những mối quan hệ được tạo lập quá dài, đồng thời giúp tạo điều kiện cho các cán bộ tiếp cận những khách hàng khác nhau sẽ có khả năng xử lý công việc được nhanh chóng.

Nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro và chi phí, cần phải thực hiện tốt việc cho vay theo đúng địa bàn phụ trách đã được phân công, không được cho vay tràn lan, ngoài địa bàn quản lý.

3.2. Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Kiên Giang đến 2020

3.2.1. Nâng cao việc nhận diện rủi ro tín dụng

Như vậy khả năng tự đề kháng rủi ro được xem như rào cản thứ nhất, ngăn không cho rủi ro xâm nhập, còn việc nhận dạng rủi ro, đánh giá và đề ra biện pháp quản lý rủi ro là rào cản thứ hai, hạn chế tác hại của các rủi ro đã lọt qua rào cản thứ nhất. Nguyên lý “phòng bệnh hơn chữa bệnh” được thể hiện là vậy.Nhận diện rủi ro tín dụng là một quá trình liên tục và thường xuyên vì nguy cơ rủi ro luôn thay đổi. Nên kết hợp nhiều phương pháp để nhận diện mọi rủi ro tiềm năng của ngân hàng:

3.2.2. Nâng cao năng lực của bộ phận tín dụng và thẩm định tín dụng

* Chuyển đổi mô hình quản lý tín dụng từ chiều ngang sang mô hình theo chiều dọc

* Nâng cao năng lực cán bộ thẩm định tín dụng

3.2.3. Hoàn thiện các công cụ xử lý rủi ro tín dụng

* Hoàn thiện tổ chức thực hiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ

* Ứng dụng mô hình Z-Score trong kiểm soát rủi ro tín dụng hiện đại

* Ứng dụng mô hình Basel I, II nhằm hiện đại hoá kiểm soát rủi ro tín dụng và hoạt động của ngân hàng

3.2.4. Nâng cao công tác kiểm soát hoạt động tín dụng

* Hoàn thiện qui trình xét giải quyết hồ sơ vay

Hình 3.1. Qui trình thu thập và xử lý thông tin

* Thường xuyên thực hiện kiểm tra đối với công tác thẩm định

        • Kiểm tra trước:

+ CBTD hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn đầy đủ và phù hợp với các điều kiện vay vốn theo quy định hiện hành của ngân hàng.

+ CBTD, cán bộ thẩm định xem xét qui trình tiến hành điều tra, thu thập đầy đủ và chính xác những thông tin về khách hàng vay vốn, những thông tin có liên quan.

        • Kiểm tra trong:

+ Kiểm tra việc thẩm định hồ sơ khách hàng vay vốn của cán bộ thẩm định.

+ Kiểm tra việc thẩm định tình hình tài chính của khách hàng.

+ Kiểm tra việc thẩm định phương án, dự án vay vốn.

+ Kiểm tra việc trực tiếp trải nghiệm thực tế của cán bộ thẩm định tại doanh nghiệp vay vốn.

+ Kiểm tra việc thẩm định tính chính xác và hiện hữu của tài sản thế chấp, cầm cố để đảm bảo nợ vay.

– Kiểm tra sau:

Giai đoạn này tiến hành kiểm tra hồ sơ, chứng từ, rà soát lại tính hợp pháp, hợp lệ của nghiệp vụ thẩm định ở giai đoạn trước, nhằm phát hiện ra những hiện tượng bất thường trong nghiệp vụ đã hoàn thành, đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ, chính xác trước khi quyết định cho vay.

Hình 3.2. Qui trình phê duyệt cho vay

* Thực hiện nghiêm túc việc giám sát sau khi cho vay

Hình 3.3. Qui trình giải ngân

* Thực hiện nghiêm túc các biện pháp bảo đảm tiền vay

3.2.5. Hoàn thiện bộ máy hoạt động liên quan đến kiểm soát rủi ro tín dụng

* Tổ chức nhân sự của bộ máy kiểm tra, kiểm toán nội bộ

* Tăng cường trách nhiệm của bộ phận kiểm tra và giám sát tín dụng độc lập

* Đánh giá và nhận xét sau kiểm tra, giám sát tín dụng

3.2.6. Nâng cao các biện pháp xử lý rủi ro tín dụng

* Đa dạng hóa danh mục đầu tư tín dụng

* Cho vay đồng tài trợ

* Bảo hiểm tín dụng

3.3. Kết luận chương 3

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết Luận

So với một số đề tài cùng nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại thì đề tài nghiên cứu tại Agribank Kiên Giang có một số điểm mới nổi bật là tác giả đã phân tích một số chỉ số rủi ro tín dụng để xác định đâu là phân khúc khách hàng nhiều rủi ro, đâu là phân khúc khách hàng quan trọng để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng này. Tuy nhiên, bên cạnh đó đề tài còn một hạn chế chưa khắc phục được là chưa thể phân khúc khách hàng doanh nghiệp theo khách hàng doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa do số liệu tại Agribank Kiên Giang không đủ đáp ứng việc phân khúc khác hàng như mong muốn của tác giả.

Ðề tài được viết trên cơ sở kết hợp lý thuyết và quá trình nghiên cứu số liệu, thực trạng quản trị rủi ro tại Agribank Kiên Giang của tác giả. Do thời gian và năng lực nghiên cứu có hạn, môi trường và điều kiện kinh doanh luôn thay đổi nên đề tài nghiên cứu không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp nhằm giúp tác giả hoàn thiện hơn đề tài nghiên cứu mình.

2.Kiến Nghị

2.1. Đối với chính quyền địa phương tỉnh Kiên Giang

Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ các hoạt động tín dụng trên địa bàn về tuyên truyền chính sách vay vốn đến từng hộ gia đình. Các Ngân hàng thương mại ngoài việc cho vay nên có chủ trương hướng dẫn người dân cách sử dụng đồng vốn hợp lý, xây dựng phương án phù hợp để quản lý nợ và rủi ro.

Cần tăng cường hơn nữa hoạt động khuyến nông để hỗ trợ cho các hộ nông dân mở rộng sản xuất, nâng cao tính canh tranh, từ đó phát huy hiệu quả trong sử dụng vốn vay.

2.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Kiên Giang

Định kỳ hàng năm, NHNN Chi nhánh Kiên Giang nên tiến hành chủ trì tổ chức đối thoại với các Ngân hàng thương mại trên địa bàn để giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình cho vay. Đồng thời, qua đó cũng phổ biến cơ chế chính sách về tiền tệ, tín dụng, lãi suất và các cơ chế chính sách khác có liên quan… để các Ngân hàng thương mại nắm tình hình và thực hiện đúng quy định.

Tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát các NHTM, kịp thời phát hiện những nguy cơ gây mất an toàn trong hoạt động của NHTM, từ đó có những giải pháp điều chỉnh kịp thời nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho hoạt động của các NHTM.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN DUY TAN\LUAN VAN DUY TAN\LAM NHAT CHANH

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *